Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án chuog 2 lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.05 KB, 17 trang )

Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC –
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Tiết 13 +14 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I/ Mục tiêu bài học:
1/ về kiến thức: HS biết:
+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học vào bảng tuần hoàn
+ Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố, các nguyên tố họ Lantan, họ
Actini
2/ về kỉ năng: HS vận dụng: dựa vào dữ liệu ghi trong ô và vò trí của ô trong bảng tuần
hoàn để suy ra được các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô
II/ Chuẩn bò: Bảng tuần hoàn dạng dài, chân dung Men-đê-lê-ép, hình vẽ ô nguyên tố
III/ Phương pháp: Trực quan, vấn đáp và suy đoán
IV/ Hoạt động dạy học:
Phần thứ nhất
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: GV hướng dẩn HS nghiên
cứu SGK để biết sơ lược về sự phát minh
ra bảng tuần hoàn
Hoạt động 2: GV cho HS nhìn vào bảng
tuần hoàn, lần lượt giới thiệu từng
nguyên tắc kèm theo ví dụ minh hoạ để
các em hiểu và ghi nhớ các nguyên tố
được xếp vào bảng tuần hoàn theo 3
nguyên tắc
Hoạt động 3: GV giới thiệu cho HS biết
các dữ liệu được ghi trong ô
Hoạt động 4: GV chỉ vào vò trí của từng
chu kì trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc
điểm của chu kì
HS đọc SGK
I/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố


trong bảng tuần hoàn:
HS viết cầu hình e của các nguyên tố
hàng 1, hàng 2 rồi nhận xét:
+ ĐTHN của các nguyên tố trong cùng
một hàng
+ Số lớp e của các nguyên tố trong cùng
một hàng, trong cùng một cột
Từ đó rút ra 3 nguyên tắc theo SGK: “...”
II/ Cấu tạo của bảng tuần hoàn các
nguyên tố hóa học:
1/ Ô nguyên tố :số thứ tự của ô nguyên tố
đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên
tố đó
HS chọn một ô nguyên tố và trình bày
các dữ liệu mà em thu nhận được
2/ Chu kì:
+ Chu kì là dãy những nguyên tố mà
nguyên tử của chúng có cùng số lớp e,
được xếp theo chiều điện tích hạt nhân
tăng dần
+ Số thứ tự của chu kì bằng số lớp e trong
GV giới thiệu khái quát từ chu kì 1 đến
chu kì 7, đặc biệt lưu ý chu kì 2 và chu kì
3
Hoạt động 5: GV củng cố toàn bộ phần
thứ nhất, nhấn mạnh 2 ý:
+ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố
trong bảng tuần hoàn
+ Các đặc điểm của chu kì
nguyên tử

+ Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim
loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm
( trừ chu kì 1)
HS kẽ bảng số e lớp ngoài cùng của
nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2
và 3
+ Chu kì 1,2,3 được gọi là các chu kì nhỏ
+ Chu kì 4,5,6,7 được gọi là các chu kì
lớn
Phần thứ hai
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 6: GV chỉ vào vò trí củatừng
nhóm trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc
điểm của nhóm:
Hoạt động 7:GV chỉ vào vò trí của từng
nhóm A trên bảng tuần hoàn và nêu rỏ
đặc điểm:
Hoạt động 8: GV chỉ vào vò trí của từng
nhóm B trên bảng tuần hoàn và nêu rỏ
đặc điểm:
Hoạt động 9:GV củng cố toàn bộ bài học,
đặc biệt nhấn mạnh các đặc điểm của
nhóm A
3/ Nhóm nguyên tố:
+ Nhóm nguyên tố gồm các nguyên tố có
cấu hình e nguyên tử lớp ngoài cùng
tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học
gần giống nhau được xếp trong một cột
+ Có 2 loại nhóm: nhóm A và nhóm B
a/ Nhóm A:

+ Số thứ tự của nhóm A được đánh số
bằng chữ số la mã từ IA đến VIIIA
+ Số thứ của nhóm A trùng với số e lớp
ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố
trong nhóm
+ Nhóm A có cả nguyên tố thuộc chu kì
nhỏ và chu kì lớn
b/ Nhóm B:
+ Số thứ tự của nhóm được đánh số bằng
chữ số la mã từ IIIB đến VIIIB rồi mới
tới IB, IIB, trong đó nhóm VIIIB gồm 3
cột
+ Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố thuộc
chu kì lớn, các nguyên tố thuộc nhóm B
được gọi là nguyên tố chuyển tiếp
Hướng dẩn giải bài tập trong SGK:bài 1: C ; bài 2: B ; bài 3: A ; bài 4: D ; bài 5: C
HS giải bài tập số 6,7,8,9 SGK ở nhà
Tiết 15: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: HS biết:
+ Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn
+ Số electron ngoài cùng quyết đònh tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc nhóm A
2/ Về kỉ năng:HS vận dụng:
+ Nhìn vào vò trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được electron hoá trò của nó. Từ
đó dự đoán tính chất của nguyên tố.
+ Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố.
II/ Chuẩn bò: bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
( bảng 5 SGK)
III/ Phương pháp: Thảo luận theo nhóm

IV/ Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: GV chỉ vào bảng cấu hình
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố nhóm A và hỏi: Xét cấu
hình electron nguyên tử của các nguyên
tố lần lượt qua các chu kì 2,3,4,5,6,7 em
có nhận xét gì về sự biến thiên của số
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố trong các nhóm A ?
Hoạt động 2: GV và HS dựa vào bảng 5
SGK cùng thảo luận theo các câu hỏi
sau:
-GV hỏi: em có nhận xét gì về số
electron ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố trong cùng một nhóm A?
-GV bổ sung: Chính sự giống nhau về
cấu hình electron lớp ngoài cùng của
nguyên tử là nguyên nhân của sự giống
nhau về tính chất của các nguyên tố
trong cùng một nhóm A.
I/ Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình
electron nguyên tử của các nguyên tố:
+ Qua các chu kì số electron lớp ngoài
cùng của nguyên tử các nguyên tố được
lặp đi lặp lại, ta nói rằng chúng biến đổi
một cách tuần hoàn
+ Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng

dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi
tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
II/ Cấu hình electron nguyên tử của các
nguyên tố nhóm A:
1/ Cấu hình electron ngoài cùng của
nguyên tử các nguyên tố nhóm A:
+ Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A
có cùng số electron ngoài cùng tức là có
cùng số electron hoá trò.
Số thứ tự của mỗi một nhóm A bằng số
- GV hỏi: Em thấy có sự liên quan gì giữa
số thứ tự của mỗi một nhóm A và số
electron ở lớp ngoài cùng ?
-GV bổ sung: Các electron hoá trò của
các nguyên tố thuộc nhóm IA,IIA là
electron s. các nguyên tố được gọi là các
nguyên tố s. các electron hoá trò của các
nguyên tố nhóm
IIIA,IVA,VA,VIA,VIIA,VIIIA là các
electron s và p, các nguyên tố đó gọi là
nguyên tố p( trừ Heli)
Hoạt động 3: GV và HS cùng thảo luận
về nhóm VIIIA.
-GV giới thiệu: Nhóm VIIIA là nhóm khí
hiếm, gồm các nguyên tố Heli, Neon,
Agon,Kripton, Xenon, Radon.
-GV hỏi: Em có nhận xét gì về số
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố trong nhóm này
Hoạt động 4: GV và HS cùng thảo luận

nhóm IA.
-GV giới thiệu: Nhóm IA là nhóm kim
loại kiềm gồm các nguyên tố: Liti,Natri,
Kali, Rubidi,Xesi,Franxi
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về số
electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
các nguyên tố trong nhóm này?
-GV hướng dẩn HS đọc SGK để biết ở
dạng đơn chất các kim loại kiềm thể hiện
những tính chất của kim loại điển hình.
-Hoạt động 5: GV giới thiệu: Nhóm VIIA
gồm các nguyên tố : Flo, Clo, Brom, Iôt,
Atatin.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về số electron
lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên
tố trong nhóm này ?
GV hướng dẩn HS đọc SGK để biết ở
dạng đơn chất các halogen thể hiện tính
chất phi kim điển hình
electron ở lớp ngoài cùng đồng thời là số
electron hoá trò trong nguyên tử của các
nguyên tố trong nhóm
2/ Một số nhóm A tiêu biểu:
a/ Nhóm VIIIA:( nhóm khí hiếm)
+ Nguyên tử các nguyên tố trong nhóm
đều có 8 e ở lớp ngoài cùng(ns
2
np
6
).

Riêng Heli có 2 electron ở lớp ngoài
cùng
+ Hầu hết các khí hiếm không tham gia
các phản ứng hoá học, ở điều kiện
thường các khí hiếm ở trạng thái khí,
phân tử chỉ có một nguyên tử.
b/ Nhóm IA:( nhóm kim loại kiềm)
+ Nguyên tử của tất cả các kim loại kiềm
chỉ có một electron ở lớp ngoài cùng, vì
vậy trong các phản ứng hoá học, các kim
loại kiềm có khuynh hướng nhường đi
một electron để đạt cấu hình bền của khí
hiếm. Do đó trong các hợp chất kim loại
kiềm có hoá trò 1.
c/ Nhóm VIIA:( nhóm halogen)
Nguyên tử của các nguyên tố halogen có
7 electron ở lớp ngoài cùng. Vì vậy trong
các phản ứng hoá học, các halogen có
khuynh hướng thu thêm 1 electron để đạt
cấu hình bền của khí hiếm. Do đó trong
hợp chất với kim loại các halogen có hoá
trò 1.
V/ Hướng dẩn giải bài tập trong SGK:
Bài 1: đáp án C; Bài 2: đáp án C
HS làm bài tập 3,4,5,6,7 ở nhà
Tiết 16,17: SƯ BIẾN TUẦN HOÀN TÍNH CHẤT CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC-
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Về kiến thức: HS hiểu:
+ Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim

loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến tuần hoàn độ âm điện. Sự biến đổi
tuần hoàn hoá trò cao nhất với oxi và hoá trò với hro
+ Sự biến thiên tính chất oxít và hroxit của các nguyên tố nhóm A
2/ Về kỉ năng: Vận dụng qui luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất, từ đó
học được qui luật mới.
II/ Chuẩn bò:Photo hình 2.1, bảng 6, bảng 7,bảng 8 SGK
III/ Phương pháp: quan sát , thảo luận nhóm
IV/ Hoạt động dạy học:
PHẦN THỨ NHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: GV giải thích cho HS về
tính kim loại và tính phi kim, sau đó HS
nghiên cứu SGK để củng cố 2 khái niệm
này cho đúng
GV chỉ ranh giới giữa nguyên tố kim loại
và phi kim trong bảng tuần hoàn
Hoạt động 2: GV và HS cùng thảo luận
về sự biến đổi tính kim loại ,tính phi kim
trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân
tăng dần.
GV dùng hình 2.1 để giải thích.
Hoạt động 3:GV và HS dùng hình 2.1
HS tìm hiểu tính kim loại, tính phi kim
theo SGK
I/ Tính kim loại, tính phi kim:
+Tính kim loại là tính chất của một
nguyên tố mà nguyên tử của nó dể mất
electron để trở thành ion dương
+ Tính phi kim là tính chất của một
nguyên tố mà nguyên tử của nó dể thu

electron để trở thành ion âm
1/ Sự biến đổi tính chất trong một chu kì:
trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt
nhân tăng, tính kim loại của các nguyên
tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh
dần
Giải thích: trong cùng một chu kì theo
chiều từ trái sang phải, điện tích hạt nhân
tăng dần, nhưng số lớp e bằng nhau, do
đó lực hút của hạt nhân với các electron
lớp ngoài cùng tăng, nên khả năng
nhường electron giãm dần, đồng thời khả
năng thu electron tăng.
2/ Sự biến đổi tính chất trong một nhóm
trong SGK để thảo luận về sự biến đổi
tính kim loại, tính phi kim trong một
nhóm A
GV tổng hợp ý kiến phát biểu của HS, bổ
sung những ý còn thiếu sót rồi kết luận
Qui luật trên được lặp lại đối với các
nhóm A khác
Hoạt động 4: GV hướng dẩn HS đọc SGK
để hiểu khái niệm độ âm điện
GV đặt câu hỏi: Độ âm điện có liên quan
đến tính kim loại, tính phi kim như thế
nào?
Hoạt động 5: GV cùng HS dùng bảng 6
trong SGK để thảo luận về sự biến đổi độ
âm điện theo chiều điện tích hạt nhân
tăng

GV hỏi : quy luật biến đổi độ âm điện có
phù hợp với sự biến đổi tính kim loại,
tính phi kim hay không?
Hoạt động 6: GV củng cố phần thứ nhất:
Tính kim loại, tính phi kim của các
nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều
tăng của điện tích hạt nhân
A
Trong một nhóm A, theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân, tính kim loại của các
nguyên tố mạnh dần,đồng thời tính phi
kim yếu dần.
Giải thích: trong cùng một nhóm A, theo
chiều từ trên xuống, điện tích hạt nhân
tăng, đồng thời số lớp electron cũng tăng,
nên khả năng nhường e của các nguyên
tố tăng( tính kim loại tăng) và khả năng
nhận e giãm( tính phi kim giãm)
3/ Độ âm điện:
HS đọc SGK để hiểu khái niệm độ âm
điện
a/ Khái niệm:Độ âm điện của một
nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút
electron của nguyên tử đó khi hình thành
liên kết hoá học
Độ âm điện càng lớn tính phi kim càng
mạnh. Ngược lại độ âm điện càng nhỏ
tính kim loại càng mạnh
b/ Bảng độ âm điện:
HS quan sát bảng độ âm điện ở SGK để

tìm hiểu sự biến đổi độ âm điện
+ Trong một chu kì, đi từ trái sang phải
giá` trò độ âm điện tăng dần
+ Trong một nhóm A, đi từ trên xuống,
giá trò độ âm diện giãm dần
PHẦN THỨ HAI
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×