Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện nông sơn, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 86 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN NI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ VĂN NI

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Chính sách công
Mã số

: 8 34 04 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC NGOẠN


HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng,
đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi
tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực
tiễn tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Các kết quả này chưa từng được
công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Người viết

Lê Văn Ni


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG ....................... 7
1.1. Một số khái niệm nghiên cứu ..................................................................... 7
1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển rừng trong phát triển KT XH hiện nay ...................................................................................................... 8
1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng .......................................... 8
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển rừng ... 20
1.5. Các tiêu chí trong phân tích việc thực hiện chính sách phát triển rừng ... 23
1.6. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước về phát triển rừng ............. 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN RỪNG HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM .................. 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam. ................................................................................................................ 30
2.2. Thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện

Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................ 34
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NÔNG SƠN GIAI
ĐOẠN 2020 - 2025 ......................................................................................... 58
3.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước trong việc thực hiện chính sách phát triển
rừng ................................................................................................................. 58
3.2. Quan điểm thực hiện chính sách phát triển rừng ở huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam giai đoạn hiện nay. ...................................................................... 60
3.3. Giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển rừng hiện nay ............. 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 72


1. Kết luận ....................................................................................................... 72
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 75
2.1. Đối với bộ NN và PTNT .......................................................................... 75
2.2. Đối với tỉnh Quảng Nam .......................................................................... 75
2.3. Đối với huyện Nông Sơn ......................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắc
CT
HĐBT

Nội dung
Chương trình
Hội đồng Bộ trưởng

TW


Trung ương



Quyết định

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TTCP

Thủ tưởng Chính phủ



Nghị định

TT

Thông tư

BNN
NN&PTNN

Bộ Nông nghiệp
Nông nghiệp và phát triển nông thôn



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số liệu

Tên bản

Trang

bảng
2.1
2.2
2.3

Tăng giảm diện tích đất lâm nghiệp từ 2012 đến 2017 của

27

huyện
Các loại đất rừng trên địa bàn huyện

31

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

43

dụng

2.4


Diện tích các loại chủ quản lý

44

2.5

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý

45

2.6

So sánh kết quả kiểm kê rừng và kết quả rà soát ba loại rừng

46

2.7

Kết quả trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng

48

2.8

Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình 661 trên địa bàn

52

2.9


Tổng hợp kết quả thực hiện dự án KFW6

53

2.10

Kết quả triển khai thực hiện Nghị định 75

55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc
sống của con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến
cho ta rất nhiều những nguồn lợi từ rừng. Nhờ có cây rừng giữ nước, nếu
không có rừng, nước mưa sẽ bào mòn lớp đất mặt, chảy tràn thô bạo gây ra
các trận lũ quét, lở sụp đất đồi ở vùng cao nguyên và gây những trận lũ lụt
thảm khốc làm thiệt hại tính mạng con người. Nông Sơn là một huyện miền
núi thuộc tỉnh Quảng nam có 47.160,7 ha đất tự nhiên. Trong đó có 40.448,0
ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm 85,76% tổng diện tích tự nhiên của huyện
với 17.886,5 ha rừng đặc dụng; 10.966,8 ha rừng phòng hộ và 11.594,7 ha
quy hoạch sản xuất, đây là tiềm năng, lợi thế to lớn cần được phát huy, khai
thác có hiệu quả. Diện tích rừng tăng nhanh qua các năm, độ che phủ rừng
năm 2017 đạt 61,9%, lợi ích kinh tế từ rừng được khẳng định. Công tác bảo
vệ, phát triển rừng ngày càng được xã hội hóa, giải quyết việc làm cho hàng
ngàn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế của huyện.
Rừng đã và đang giữ vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ
môi trường sinh thái của huyện.
Tuy vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vẫn còn những hạn

chế nhất định; rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép, tình trạng phá rừng trái
pháp luật đang diễn biến phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy
giảm; công tác giao đất lâm nghiệp còn chậm so với nhu cầu sử dụng của
người dân. Nạn phá rừng đã đến mức báo động, phá rừng theo cách đơn giản
nhất để làm nương rẫy, phá rừng để kiếm khoáng sản, phá rừng lấy gỗ. Chưa
huy động được các lực lượng xă hội cho bảo vệ rừng. Việc xử lí các vi phạm
chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, còn có những quan điểm khác nhau của các

1


cơ quan chức năng ở một số địa phương. Chế độ, chính sách cho kiểm lâm
chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, huấn luyện
nghiệp vụ, giáo dục đạo đức phẩm chất cho đội ngũ bảo vệ rừng nhất là kiểm
lâm chưa được coi trọng đúng mức, chưa có cơ sở, vật chất cho việc đào tạo
huấn luyện. Cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng hết sức khó khăn. Trong
bối cảnh lâm nghiệp nêu trên, quản lý rừng bền vững là định hướng chiến
lược quan trọng nhằm phát huy tối đa tìm năng của nghành góp phần đóng
góp vào nền kinh tế quốc dân, cải thiện đời sống người dân vùng rừng núi,
bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng. Nhận thức rõ điều này, Nhà
nước đã và đang từng bước hoàn thiện khung khổ thể chế, chính sách và thúc
đẩy các hoạt động thực tiễn để quản lý rừng bền vững. Trước thực tiễn quản
lý Nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam. Tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa
bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” làm đối tượng nghiên cứu trong
luận văn tốt nghiệp chuyên nghành Chính sách công với mong muốn đề ra
các giải pháp mới trong quá trình thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa
bàn huyện Nông Sơn nói riêng và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
- GS.TS Nguyễn Trần Trọng “Phát triển Lâm nghiệp Tây Nguyên’’

- TS. Lê Trọng Hùng “Nghiên cứu sự vận động của đất rừng sản xuất
sau khi giao cho các hộ gia đình tại một số tỉnh’’
- Luận văn Thạc sỹ của bà Lê Thị Xuân - Phát triển rừng tại huyện
Đông Giang, tỉnh Quảng Nam;
- Luận văn Thạc sỹ của ông Phan Thành Đạt Tìm hiểu công tác quản lý
bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân tại xã Tân Trạch - huyện Bố Trạch
- tỉnh Quảng Bình;
- Luận văn Tiến sỹ của bà Nguyễn Thị Mỹ Vân về Chính sách quản lý

2


rừng và sinh kế bền vững cho cộng đồng các dân tộc thiểu số ở vùng núi tỉnh
Thừa Thiên Huế;
- Tác giả Ma Viết Hải - Luận văn Thực trạng và đề xuất giải pháp trong
quản lý và phát triển rừng tại địa bàn của hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Cạn.
- Tác giả Cao Thị Lý - Những vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên
rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên.
- Tác giả Lê Minh Trung - Nghiên cứu đặc tính cấu trúc rừng phục vụ
công tác khai thác nuôi dưỡng rừng ở cao nguyên Đak Nong - ĐakLak.
- Tác giả Phan Thanh Lâm - Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu
trúc rừng tại rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Qua nghiên cứu, đến nay chưa có một Luận án, Luận văn nào nghiên
cứu chính về chính sách phát triển rừng, nhất là tại tỉnh Quảng Nam, chưa có
luận văn nào nêu được đánh giá tóm tắt được các nhóm chính sách phát triển
rừng mà nước ta đang triển khia thực hiện như: Nhóm chính sách về phát
triển rừng; Nhóm chính sách về bảo vệ rừng; Nhóm chính sách về giao đất
giao rừng, khoán đất lâm nghiệp, hưởng lợi từ rừng; Nhóm chính sách sử
dụng rừng. Do vậy việc nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học, cụ thể thực

hiện chính sách phát triển rừng từ thực tiễn huyện Nông Sơn có ý nghĩ hết sức
quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách phát triển rừng là cơ sở để xây
dựng giải pháp, phương pháp thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn
huyện một cách hiệu quả đảm bảo mục tiêu “quản lý, khai thác rừng hiệu quả
và bền vững”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Tổng hợp những vấn đề lý luận về phát triển rừng để làm cơ sở lý
thuyết cho đề tài nghiên cứu. Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát

3


triển rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những tồn tại trong
hoạt động phát triển rừng và nguyên nhân, cơ bản của những tồn tại đó. Đề
xuất quan điểm, giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách phát triển rừng phù
hợp với điều kiện của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển rừng ở
nước ta; Phân tích và chỉ ra điểm hợp lý và chưa hợp lý của việc thực hiện
chính sách phát triển rừng cũng như các chính sách hỗ trợ đối với người dân
trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam hiện nay. Kiến nghị và đề ra
các giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách phát trên rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những vấn đề lý luận và
thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng
Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: Chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Thời gian nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng thực hiện chính
sách phát triển rừng từ năm 2012 đến 2017 và đề xuất định hướng, giải pháp
nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2025
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
-Phương pháp luận nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển rừng.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích
quy định của pháp luật, các số liệu,...
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số
quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau.
- Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử ụng trong luận văn để diễn
giải các số liệu, các nội dung trích dẫn liên quan và được sử dụng tất cả các
chương của luận văn. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng những phương pháp
nghiên cứu khác: phương pháp thống kê.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ hơn một số vấn đề về lý
luận và kinh nghiệm thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển rừng ở vùng
miền núi nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng; Đưa ra các căn cứ khoa học
trong việc thực hiện chính sách phát triển rừng, làm rõ những quy định của
pháp luật về thực hiện chính sách phát triển rừng góp phần bổ sung, hoàn

thiện các quy định về thực hiện chính sách phát triển rừng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng trên địa
bàn huyện Nông Sơn thời gian qua; đánh giá được nội dung và tác động của
chúng đối với môi trường và kinh tế - xã hội của địa phương; phân tích được
những thành tựu, hạn chế bất cập trong việc thực hiện chính sách và nguyên
nhân của hạn chế bất cập;
Đề xuất phương hướng và các giải pháp đồng bộ có tính khả thi để góp
phần thực hiện hiệu quả chính sách phát triển rừng trên địa bàn huyện Nông
Sơn thời gian qua và trong thời gian tới; những giải pháp của luận văn là những
tài liệu tham khảo để các cơ quan quản lí nhà nước cấp địa phương trên địa bàn

5


tham khảo cho công tác quản lí của mình, qua đó thực tiễn đánh giá chính sách
tại địa phương chỉ ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của hệ thống chính
sách phát triển rừng. Kiến nghị hệ thống giải pháp hoàn thiện chính sách phát
triển rừng trên địa bàn huyện Nông Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói
chung trong những năm đến.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu kham khảo nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong thực hiện chính
sách phát triển rừng
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển rừng tại huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển
rừng tại huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam


6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG
1.1. Một số khái niệm nghiên cứu
Chính sách: Đây là một thuật ngữ được sử dụng rất rộng rãi trong đời
sống xã hội, đặc biệt là được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề liên quan đến
chính trị và pháp quyền. Theo Từ điển tiếng Việt “chính sách” được hiểu là
“sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào
đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra chính sách…” Theo
tôi, chính sách cần được hiểu ở những góc nhìn nhất định: xem xét nó một
cách độc lập hay trong mối quan hệ với các phạm trù khác, chẳng hạn như
chính trị hay pháp quyền như nói ở trên. Nếu nhìn nhận chính sách như một
hiện tượng tĩnh và tương đối độc lập thì chiến lược hay kế hoạch, thậm chí
pháp luật chỉ là hình thức, là phương tiện để chuyển tải, để thể hiện chính
sách ấy.
Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao
giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và
các giá trị khác của rừng.
Rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó có cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán
rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình cá nhân được Nhà nước giao rừng,
cho thuê rừng, giao đất để phát triển rừng, cho thuê đất để phát triển rừng,


7


công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là
rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.
Chính sách phát triển rừng: là những sách lược và kế hoạch về rừng,
nhằm đạt mục tiêu về quản lý bảo vệ rừng.
1.2. Vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển rừng trong
phát triển KT - XH hiện nay
Rừng có vai trò rất quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội
và bảo vệ sự phát triển rừng môi trường của mỗi quốc gia. Đặc biệt, Việt Nam
là một quốc gia có nguồn tài nguyên rừng, đất rừng khá đa dạng và phong
phú, phân bố rộng khắp gần như trên tất cả các tỉnh thành trong toàn quốc. Vì
vậy, phát triển rừng có vai trò đáng kể trong trong tăng trưởng chung của
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cũng như đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế và góp phần cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người
dân vùng núi cùng với những người làm nghề rừng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành
3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Rừng phòng hộ: được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất,
chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng: để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn là các hệ sinh thái
vườn quốc gia, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh
lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các
Vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hóa – lịch sử và môi
trường.
Rừng sản xuất: sử dụng để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại lâm sản
khác.
1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển rừng

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng:

8


Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển rừng
là việc cấn thiết vì quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng là
quá trình diễn ra trong một thời gian dài, vì thế các chính sách cần được lập
kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện chính
sách được chủ động hoàn toàn. Kế hoạch triển khai chính sách phát triển rừng
được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển
khai chính sách đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế
hoạch triển khai chính sách phát triển rừng bao gồm những nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến
về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách;
số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức; những dự kiến về cơ chế
trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức; cơ chế tác động giữa các cấp
thực hiện chính sách.
Thứ hai: xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về
các cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện
chính sách; các nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...
Thứ ba: xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về
thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ
tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục
tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu. Có thể dự
kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.
Thứ tư: lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về
tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính
sách.

Thứ năm: xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện
chính sách phát triển rừng bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về

9


trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà
nước tham gia tổ chức điều hành chính sách; về các biện pháp khen thưởng,
kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách...
+ Phổ biến tuyên truyền chính sách phát triển rừng
Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan
trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài
nguyên rừng. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức
cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến,
giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm
lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu
rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra.
Ngoài ra, còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối
sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ
thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ
Kiểm lâm văn hóa; tham gia xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa, góp phần
tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại
mới.
Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển
rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ
rừng với công tác tổ chức thực hiện pháp luật, các hoạt động tuyên truyền
khác, các phong trào vận động quần chúng, với việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo, giải đáp các vướng mắc về pháp luật và với công tác hoà giải ở cơ sở;
Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng
trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của

10


pháp luật, kế thừa, phát huy thuần phong mỹ tục, những tập quán tốt đẹp của
đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các
cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện
tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về
quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng cho các đối
tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói rất dễ hiểu về tuyên truyền: “Tuyên
truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu
không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. Trong công tác tuyên
truyền phải mang tính đại chúng, tính nghệ thuật, diễn đạt ngắn gọn nhưng
sâu sắc, giản dị, dễ hiểu, sử dụng linh hoạt sáng tạo các thành ngữ, dân ca…
trong hoạt động thực tiễn. Trong hoạt động tuyên truyền, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thực hiện phương châm kết hợp giữa lời nói và hành động, lý luận gắn
liền với thực tiễn. Người chủ trương nói ít, làm nhiều; chỉ nói khi thật cần
thiết, nói đúng để làm đúng.
Nhận thức tuyên truyền bảo vệ rừng là một trong những giải pháp quan
trọng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi gây thiệt hại đến tài
nguyên rừng. Đối tượng của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
rừng được nhắm đến là lực lượng Kiểm lâm; các cán bộ, công chức, viên chức
cấp xã; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
Các nội dung được thực hiện trong công tác tuyên truyền là phổ biến,

giải thích những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; những nhiệm vụ của lực lượng Kiểm
lâm, của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... trong việc bảo vệ rừng để họ hiểu
rõ, động viên họ tự giác làm theo, nhằm đạt được mục tiêu của công tác đề ra.

11


Ngoài ra, còn thường xuyên vận động, giáo dục, bồi dưỡng về đạo đức, lối
sống, nếp sống mới văn minh, tiến bộ; bồi dưỡng kiến thức Khoa học - Kỹ
thuật và các kiến thức cần thiết khác nhằm xây dựng thành công đội ngũ
Kiểm lâm văn hóa; tham gia xây dựng làng (thôn, ấp, bản) văn hóa, góp phần
tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời đại
mới.
Kết hợp chặt chẽ công tác phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển
rừng; các quy định về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ
rừng với công tác tổ chức thực hiện pháp luật, các hoạt động tuyên truyền
khác, các phong trào vận động quần chúng, với việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, giải đáp các vướng mắc về pháp luật và với công tác hoà giải ở cơ sở;
Tiếp tục sửa đổi bổ sung nội dung quy ước bảo vệ và phát triển rừng
trong cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuân thủ chặt chẽ những quy định của
pháp luật, kế thừa, phát huy thuần phong mỹ tục, những tập quán tốt đẹp của
đồng bào các dân tộc thiểu số tại địa phương địa phương.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời các
cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục
luật bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là những cá nhân trực tiếp thực hiện
tuyên truyền phổ biến giáo dục luật bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về
quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng cho các đối
tượng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Hình thức tuyên truyền, phổ biến cần tập trung với các kỹ năng sau:

+ Tuyên truyền miệng về pháp luật;
+ Phổ biến giáo dục luật về bảo vệ và phát triển rừng; các quy định về
quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng qua báo chí và
mạng lưới truyền thanh cơ sở;
+ Biên soạn đề cương, tờ rơi, tờ gấp pháp luật bằng cả hai thứ

12


tiếng (tiếng phổ thông và tiếng dân tộc) tập trung vào các nội dung các quy
định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ
rừng;
+ Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hình thức thi tìm hiểu
pháp luật và sinh hoạt các câu lạc bộ lồng ghép nội dung về bảo vệ và phát
triển rừng.
Nội dung tuyên truyền tập trung vào các vấn đề sau:
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Quy định của Trung ương, địa phương
về thẩm quyền giao đất, giao rừng; thực trạng giao đất, giao rừng của các cơ
quan có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh; Các quy định của pháp luật về quyền
lợi và nghĩa vụ của mọi thành viên cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển
rừng, bảo vệ môi trường sống; quy định về bảo vệ rừng và huy động nguồn
nội lực để chăm sóc, nuôi dưỡng...phát triển những khu rừng do cộng đồng tổ,
bản làm chủ rừng; khai thác, mua bán vận chuyển gỗ và lâm sản; bảo vệ, săn
bắn, bẫy bắt và sử dụng động vật rừng; chăn thả gia súc trong rừng; về phòng
cháy, chữa cháy rừng, sử dụng lửa trong rừng và các vấn đề về phòng trừ sâu
bệnh hại rừng; về việc phối hợp tổ chức nhận khoán bảo vệ rừng; nhận rừng,
đất lâm nghiệp của từng thành viên trong cộng đồng để bảo vệ, kinh doanh,
trồng mới và sản xuất nông-lâm kết hợp;
- Quyền được hưởng lợi và nghĩa vụ của cộng đồng được nhà nước giao
rừng: Được hưởng toàn bộ số gỗ và lâm sản ngoài gỗ khai thác trên diện tích

rừng Nhà nước giao cho cộng động; Được thực hiện các hoạt động sản xuất
khác trên diện tích rừng Nhà nước giao cho cộng đồng như: Được sử dụng
một phần diện tích đất chưa có quy hoạch cho lâm nghiệp để sản xuất nông
nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; được tổ chức và hoạt động dịch vụ - du lịch trên
diện tích rừng nhà nước giao; Được nhận tiền, vật tư theo quy định của các
chương trình, dự án trong trường hợp khu rừng của cộng đồng tham gia vào

13


các chương trình, dự án đó; được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu
tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển
rừng và các quy định pháp luật khác có liên quan khi Nhà nước thu hồi rừng.
+ Thành viên cộng đồng có nghĩa vụ lập kế hoạch quản lý rừng, xây
dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng và tổ chức thực hiện các quy ước đó;
sử dụng rừng đúng mục đích; xây dựng phương án quản lý, sử dụng, phân
phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng; Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; giao lại rừng khi Nhà nước có
quyết định thu hồi rừng; Không được phân chia rừng cho các thành viên trong
cộng đồng; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê...bằng
giá trị quyền sử dụng rừng được giao.
+ Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển rừng
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp
các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng theo kế
hoạch được phê duyệt. Chính sách phát triển rừng được thực hiện trên phạm
vi cả nước vì thế số lượng cá nhân và tổ chức tham gia thực hiện chính sách là
rất lớn. Số lượng tham gia bao gồm các đối tượng tác động của chính sách,
nhân dân thực hiện và bộ máy tổ chức thực hiện của nhà nước. Không chỉ có
vậy, các hoạt động thực hiện mục tiêu chính sách phát triển rừng diễn ra cũng
hết sức phong phú, phức tạp theo không gian và thời gian, chúng đan xen

nhau, thúc đẩy hay kìm hãm nhau theo quy luật...
Bởi vậy, muốn tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải tiến
hành phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính
quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách và các quá trình
ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách. Chính sách có thể tác động đến
lợi ích của một bộ phận dân cư, nhưng kết quả tác động lại liên quan đến
nhiều yếu tố, quá trình thuộc các bộ phận khác nhau, nên cần phải phối hợp

14


chúng lại để đạt yêu cầu quản lý.
Hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính
sách phát triển rừng một cách chủ động, sáng tạo để luôn duy trì chính sách
được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
Để triển khai đồng bộ các giải pháp xác định tại Chỉ thị số số 13CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tại Chương
trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 06/6/2017,
Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tại Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN
ngày 08/7/2013; công tác phát triển rừng được phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng ngành.
Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình; xây dựng và thực hiện
phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng chống chắt phá rừng;
phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy
rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của luật này, pháp luật
về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm
dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên
quan. Chủ rừng không thực hiện các quy định mà để mất rừng được Nhà nước
giao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách

nhiệm: Ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền về quản lý, bảo vệ rừng trong
phạm vi địa phương; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật để bảo vệ và phát triển rừng; Tổ chức chỉ đạo việc phòng cháy,
chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vât hại rừng ở địa phương; chỉ đạo thực hiện
và kiểm tra việc bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; tổ chức việc khai thác
rừng theo quy định của Chính phủ;
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách

15


nhiệm: hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật, chính sách chế độ của
Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong phạm vi địa phương mình;
Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện
các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật;
Huy động và phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi
gây thiệt hại đến rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại
rừng; Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về
quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn có trách nhiệm: Hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật,
chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác rừng trong
phạm vi địa phương mình; Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây
dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với
quy định của pháp luật; Phối hợp với các lực lượng của kiểm lâm, công an,
quân đội, tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn; phát hiện và
ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm phạm, hủy hoại rừng; Tổ chức tuyên
truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hướng dẫn nhân dân thực hiện các
biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động các lực lượng chữa cháy

rừng trên địa bàn; Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng và có kế hoạch trình Ủy ban
nhân dân cấp trên đưa rừng vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà
nước chưa giao, chưa cho thuê; Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư
nghiệp kết hợp, làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia
súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt;
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ rừng
đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông trên địa bàn; xử

16


phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng theo quy định
của pháp luật.
Hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng giữa đặt
dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, phát huy sức mạnh của hệ thống Kiểm lâm
từ Trung ương đến địa phương và của các cơ quan, tổ chức có liên quan theo
quy định của pháp luật. Hoạt động phối hợp phải có phương án, kế hoạch cụ
thể. Trong quá trình phối hợp phải đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ
lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo nguyên tắc bí mật thông tin
nghiệp vụ, nhưng không tạo ách tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ riêng và
công việc nội bộ của nhau.
Đảm bảo sự chỉ đạo, điều hành, tập trung thống nhất của người có thẩm
quyền theo phương án phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của lực lượng Kiểm lâm được
pháp luật quy định.
+ Duy trì chính sách phát triển rừng
Các chính sách phát triển rừng đã bao phủ hầu hết các mặt trong đời
sống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, do vậy chính sách
cần được duy trì, tồn tại và phát huy hơn nữa trong thực tế, để thực hiện tốt

chính sách thì phải có sự đồng tâm, hợp lực của cả cộng đồng. Theo đó, Nhà
nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động: Bảo vệ và phát triển rừng
đặc dụng, rừng phòng hộ; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm
nghiệp; xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao; mua sắm
phương tiện, trang bị, thiết bị: bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy
rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng
cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng,

17


rừng phòng hộ; quy hoạch Lâm nghiệp cấp quốc gia, điều tra cơ bản về lâm
nghiệp, xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra,
kiểm kê, theo dõi diễn biến và cơ sở dữ liệu rừng; bảo vệ và phát triển rừng
sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng; duy trì và phát triển
rừng giống, vườn thực vật quốc gia theo kế hoạch được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Đôn đốc việc thực hiện chính sách phát triển rừng
Đôn đốc thực hiện chính sách phát triển rừng là hoạt động của cơ quan,
cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thông qua các công cụ hữu ích
nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực
hiện các biện pháp theo định hướng chính sách. Trên thực tế, khi triển khai
thực hiện chính sách, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, làm nhanh như
nhau, vì thế cần có hoạt động đôn đốc để vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực
nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ, vừa phòng, chống những hành vi vi phạm
quy định trong thực hiện chính sách phát triển rừng.
+ Đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách phát
triển rừng

Tổ chức thực hiện chính sách phát triển rừng được tiến hành liên tục
trong thời gian duy trì chính sách. Trong quá trình đó người ta có thể đánh
giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá
toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong
bước tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về
chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện
chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực
hiện chính sách là các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, còn xem xét cả vai trò,
chức năng của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và xã hội trong việc

18


×