Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.27 KB, 15 trang )

ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ
1. TRUNG DU VA MIỀN MÚI BẮC BỘ
2. ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
3. BẮC TRUNG BỘ
4. DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
5.TÂY NGUYÊN
6. ĐÔNG NAM BỘ
7. ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

1. Khai thác,
chế biến
khoáng sản và
thủy điện.

2. Trồng và chế
biến cây công
nghiệp, cây
dược liệu, rau
quả cận nhiệt
và ôn đới.

3. Chăn nuôi
gia súc

4. Kinh tế biển.

KHÁI QUÁT CHUNG
- Diện tích: 101.369 km2 ( chiếm 30,6% S cả nước ).
- Gồm 15 tỉnh, chia thành 2 khu vực:


+ Tây Bắc: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình
+ Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh.


- Dân số 18,2 triệu người (2014), chiếm 14,2% dân số cả nước.
1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
a. Khoáng sản:
* Thuận Lợi:
- Vùng giàu tài nguyên nhất cả nước:
+ Than (Quảng Ninh)
+ Đồng, niken ( Sơn La)
+ Sắt ( Thái Nguyên, Yên Bái )
+ Thiếc, Bôxit ( Cao Bằng ).
+ Chì, Kẽm ở Chợ Điền ( Bắc Kạn )
+ Đồng, Vàng, Apatit ( Lào Cai )
+ Vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét…
b. Thủy điện:
- Trữ năng: Tiềm năng thủy điện lớn nhất cả nước.
+ Hệ thống sông Hồng: 11 triệu Kw, chiếm 1/3 trữ năng thủy điện cả nước.
+ Riêng sông Đà gần 6 triệu Kw.
- Các nhà máy thủy điện lớn:
+ Sơn La/ Sông Đà (2400 MW)
+ Hòa Bình/ Sông Đà (1920 MW)
+ Tuyên Quang/ Sông Gâm (342 MW)
+ Thác Bà/ Sông Chảy (110 MW)
2. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
a. Điều kiện thuận lợi:
- Đất đai: nhiều loại đất
+ Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi

+ Đất phù sa cổ ở Trung du.
+ Đất phù sa dọc các thung lũng sông, các cánh đồng giữa núi.
- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh


+ Đông Bắc: Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh nhất nước ta.
+ Tây Bắc: Lạnh do nền địa hình cao.
-> Thuận lợi phát triển cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
b. Khó khăn:
- Rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông.
- Mạng lưới cơ sở chế biến chưa tương xứng.
* Ý nghĩa: Việc phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp
hàng hóa hiệu quả cao, hạn chế du canh, du cư, bảo vệ môi trường.
c. Hiện trạng phát triển:
- Chè: Vùng chuyên canh lớn nhất nước ta ( Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Sơn
La…)
- Cây dược liệu quý (tam thất, đương quy, hồi, đỗ trọng, thảo quả…), cây ăn quả ( đào, lê, táo,
mận…) trồng nhiều ở vùng giáp biên giới như Cao Bằng, Lạng Sơn, vùng núi cao Hoàng Liên
Sơn.
- Ở Sa Pa trồng rau vụ đông và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa quả xuất khẩu.
3. Chăn nuôi gia súc:
* Khả năng phát triển:
- Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên 600 - 700m
-> Thuận lợi chăn nuôi gia súc lớn ( trâu, bò sữa, bò thịt, ngựa, dê).
- Nguồn thức ăn đa dạng từ cây hoa màu, lương thực.
- Chính sách đầu tư của Nhà nước, nhu cầu tiêu thụ trong vùng và các vùng lân cận.
* Khó khăn:
- Giao thông vận tải chưa phát triển.
-> Khó khăn cho vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
- Các đồng cỏ không lớn, năng suất thấp.

* Hiện trạng phát triển:
- Bò sữa: Mộc Châu – Sơn La (16% cả nước)
- Trâu: nuôi rộng rãi trong vùng, nhất là Đông Bắc (1/2 cả nước ).
- Đàn lợn: 21,2% cả nước
4. Kinh tế biển


- Vùng biển Quảng Ninh giàu tiềm năng.
- Thủy sản: Phát triển mạnh nuôi trồng và đánh bắt, nhất là đánh bắt xa bờ, tập trung ở ngư
trường Quảng Ninh – Hải Phòng.
- Du lịch biển – đảo: Vịnh Hạ Long.
- Giao thông vận tải biển: Cảng Cái Lân góp phần phát triển GTVT biển, tạo đà hình thành khu
công nghiệp Cái Lân.
II. VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG
- Phạm vi lãnh thổ: Gồm 10 tỉnh, thành phố.
- Diện tích: 15.000 km2
- Dân số: 19,5 triệu người (2014) chiếm 21,5% dân số cả nước.
CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Vị trí địa lí

Thế
mạnh
- Trong
khác
vùng

- ThịKT
trọng
trường

.điểm.
- Giáp
- Lịch
sửcác
vùng và
khai
Vịnh
thác
Bắc Bộ.
lãnh
thổ.

Kinh tế - xã hội Tự nhiên

Đất

Nước

Biển

K
Sản

DC,lao
động

CS hạ
tầng

-Đất

nông
nghiệp
chiếm
51,2%
diện
tích.

Phong
phú.

Thủy
hải
sản.

-Đá
vôi,
sét,
cao
lanh.

- Lao
động
dồi
dào.

Mạng
lưới
giao
thông.


- 70%
đất phù
sa màu
mỡ

- Nước
dưới
đất.
- Nước
nóng,
nước
khoán
g

- Du
lịch.
Cảng

-Than
nâu.
-Khí tự
nhiên.

- Có
kinh
nghiệm
và trình
độ.

- Điện,

nước.

2. Các hạn chế chủ yếu:
- Là vùng có dân số đông nhất, mật độ dân số cao nhất cả nước.
+ Sức ép về y tế, giáo dục, giao thông, việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.

Cơ sở
VCKT
Tương
đối tốt.
- Phục
vụ sx,
đời
sống.


+ Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất cả nước.
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán…
- Tài nguyên thiên nhiên không phong phú, lại đang bị khai thác quá mức, nhiều loại đang bị
xuống cấp nghiêm trọng.
- Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính
a. Thực trạng
- Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.
- Giảm tỉ trọng KV I ( nông – lâm – ngư )
- Tăng nhanh tỉ trọng KV II (CN – xây dựng) và KV III ( dịch vụ ).

b. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRONG CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG

%KV I

% ngành
trồng trọt

%KV II

% ngành chăn
nuôi, thủy sản

% cây lương
thực

87,9%

ngành CN
trọng điểm

%KV III

Du lịch, ngân
hàng, giáo
dục…

% cây CN, cây
thực phẩm, ăn
quả
12,1%

III. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

1. Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh: Thanh – Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị - Thiên.


- Diện tích: 40.500 km2 (12,5 % diện tích lãnh thổ ).
- Dân số: 10,4 triệu người (2014) chiếm 1,5%.
- Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ với Duyên hải Nam Trung Bộ.
a. Lâm nghiệp:
- Diện tích rừng 20% cả nước, độ che phủ lớn thứ 2 sau Tây Nguyên.
- Phát triển CN khai thác gỗ, đi đôi tu bổ bảo vệ rừng. ( rừng phòng hộ diện tích lớn nhất ).
- Ý nghĩa của bảo vệ rừng:
+ Bảo vệ môi trường sống sinh vật.
+ Hạn chế lũ
+ Chắn gió, bão, cát…
b. Tổng hợp các thế mạnh nông nghiệp
- Vùng đồi trước núi:
+ Chăn nuôi gia súc lớn: Đàn trâu ( ¼ cả nước ) đàn bò ( 1/5 cả nước )
+ Đất ba dan màu mỡ: trồng cây CN lâu năm
- Vùng đồng bằng:
Phần lớn đất cát pha -> thuận lợi trồng cây CN hàng năm, không thuận lợi cho cây lúa.
c. Ngư nghiệp
- Các tỉnh đều có khả năng phát triển nghề cá
- Hạn chế: Tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ là chính, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
- Đẩy mạnh nuôi thủy sản nước lợ, mặn.
3. Hình thành cơ cấu CN và phát triển cơ sở hạ tầng
a. Công nghiệp
- Thuận lợi:
+ Một số loại khoáng sản trư lượng lớn
+ Nguyên liệu nông – lâm – thủy sản
+ Lao động dồi dào, giá rẻ

- Hạn chế:
+ Điều kiện kĩ thuật, vốn còn yếu.


+ Nhiều khoáng sản dạng tiềm năng, hoặc khai thác không đáng kể.
- Các Trung tâm CN: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
- Các nhà máy thủy điện: Cửa Đạt, Bản Vẽ, Rào Quán
- Các cảng biển: Vinh, Cửa Việt, Đồng Hới, Chân Mây…
- Các cửa khẩu: Na Mèo, Nậm Trắng, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo.
- Các tuyến đường chính: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường 7,8,9.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải:
- Quốc Lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, hầm đèo Hải Vân: Tăng khả năng vận chuyển Bắc –
Nam.
- Quốc lộ 7,8,9, đường Hồ Chí Minh: Phát triển kinh tế phía Tây, phân bố lại dân cư, hình
thành mạng lưới đô thị mới.
- Các cửa khẩu: Tăng cường giao lưu với các nước láng giềng.
- Cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây – phát triển khu kinh tế cảng biển
- Sân bay: Vinh, Đồng Hới, Phú Bài – phát triển kinh tế, văn hóa, thu hút khách du lịch.
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
1. Khái quát chung
- Gồm 8 tỉnh, TP: TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 54,3 nghìn km2 (16,4% S cả nước )
- Dân số: 9,1 triệu (10% cả nước )
- Hai quần đảo xa bờ:
+ Hoàng Sa (Đà Nẵng )
+ Trường Sa ( Khánh Hòa )
2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
a. Nghề cá
* Điều kiện:

- Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá ( Cực Nam Trung Bộ, Hoàng Sa, Trường Sa)
- Nhiều vụng vịnh, đầm phá -> Nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn.
- Nóng quanh năm


-> Nghề cá phát triển quanh năm
- Lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm
- Các điều kiện khác ( cơ sở VCKT, công nghiệp chế biến…)
* Tình hình phát triển
- Sản lượng thủy sản lớn.
- Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú, hải sâm, ngọc trai… phát triển. ( Phú Yên, Khánh Hòa )
- Ngành công nghiệp chế biến thủy sản đa dạng ( nước mắm, đồ hộp, đông lạnh, khô…)
* Phát triển đánh bắt xa bờ do:
- Nhiều thế mạnh: biển rộng, nhiều ngư trường.
- Nguồn thủy sản ven bờ đang cạn kiệt.
- Góp phần bảo vệ an ninh, quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo nước ta.
b. Du lịch biển: ( atlat trang 25)
- Các bãi biển nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định),
Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...
- Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo và hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao .
- Đà Nẵng, Nha Trang là các trung tâm du lịch biển nổi tiếng.
c. Về dịch vụ hàng hải: ( atlat trang 28 )
* Điều kiện: nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.
- Đã xây dựng : Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
- Cảng nước sâu Dung Quất đang được xây dựng, vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ hình thành
cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta.
c. Khai thác khoáng sản, sản xuất muối:
- Nhiều sa khoáng: oxit titan, cát trắng…
- Thăm dò và khai thác dầu khí: ( hiện đang khai thác mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú
Quý (Bình Thuận)).

- Sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh...
- Cát thủy tinh: Nha Trang
3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng
a. Phát triển công nghiệp


- Điều kiện phát triển:
+ Nguyên liệu từ nông –lâm – thủy sản
+ Vị trí địa lí thuận lợi -> thu hút đầu tư, khu CN, khu chế xuất
- Hiện trạng:
+ Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp.
+ Cơ cấu ngành: cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng…
+ Hình thành các khu kinh tế ven biển: Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội…
* Hạn chế:
Tài nguyên nhiên liệu, năng lượng chưa đáp ứng được nhu cầu của vùng.
- Năng lượng:
+ Sử dụng đường dây 500 kw, xây dựng các nhà máy thủy điện.
+ Dự kiến xây dựng nhà máy điện nguyên tử.
b. Phát triển giao thông vận tải
- Nâng cấp quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam -> tăng vai trò trung chuyển của vùng, thúc đẩy
giao lưu kinh tế.
- Các tuyến đường ngang Đông – Tây -> mở rộng hậu phương cho các cảng, thúc đẩy quan hệ
với Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan.
- Các sân bay, cảng biển -> phát triển kinh tế mở.
-> Tạo thế mở cửa và sự phân công lao động mới.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN
1. Khái quát chung
- Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
- Diện tích: 54,7 nghình km2 (16,5 % cả nước ).
- Dân số: 5,5 triệu người (6% cả nước ) năm 2014

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm
a. Điều kiện tự nhiên
Đất

- Đất badan màu mỡ, tầng phong hóa sâu,
phân bố thành những mặt bằng rộng lớn.

Khí hậu

- Cận xích đạo, một mùa mưa và một
mùa khô kéo dài T11-T4.

- Thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Hình thành vùng chuyên canh quy mô
lớn.
- Thiếu nước tưới vào mùa khô.
- Xói mòn đất.


Địa hình

- Phân hóa theo độ cao.
- Phân hóa theo độ cao:
+ Cao nguyên 400-500m: Nóng
+ Co nguyên > 1000m: Mát mẻ

- Thuận lợi để sấy, bảo quản nông sản.
- Trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
- Trồng cây công nghiệp cận nhiệt đới:
chè


b. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Nguồn lao động ngày càng bổ sung, người dân có truyền thống canh tác.
- Thị trường trong và ngoài nước ngày càng lớn.
- Chính sách đầu tư nhà nước.
c. Tình hình sản xuất, phân bố
CÀ PHÊ
- Cây quan trọng số 1 Tây Nguyên.
- Diện tích > 465 nghìn ha (chiếm 4/5 cả nước )
- Đắk Lắk có diện tích cà phê lớn nhất.
+ Cà phê chè: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.
+ Cà phê vối: Đắk Lắk.
CHÈ
- Trồng ở các cao nguyên: Lâm Đồng, Gia Lai.
- Các nhà máy chế biến: Biển Hồ (Gia Lai) , Bảo Lộc ( Lâm Đồng )
CAO SU
- Diện tích thứ 2 cả nước ( sau Đông Nam Bộ ).
- Tồng nhiều ở Gia Lai, Đắk Lắk.
d. Giải pháp phát triển cây công nghiệp lâu năm
- Hoàn thiện các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Mở rộng diện tích.
- Bảo vệ rừng.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc )
- Làm tốt công tác thủy lợi.


- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu.
3. Khai thác và chế biến lâm sản
a. Tài nguyên rừng đa dạng, giàu có

- Độ che phủ lớn nhất: 60% cả nước
- Chiếm 36% diện tích rừng, 52% sản lượng gỗ cả nước.
-Rừng có nhiều gôc quý ( cẩm lai, trắc, sến…)
- Nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…)
- Rừng có vai trò giữ cân bằng sinh thái
b. Tình hình sản xuất
- Sản lượng giảm sút
- Xuất khẩu phần lớn gỗ tròn, chưa qua chế biến.
- Diện tích rừng bị chặt phá, cháy rừng gia tăng gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Giải pháp
- Ngăn chặn nạn phá rừng.
- Khai thác hợp lý, đi đôi với nuôi, trồng rừng mới.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ.
4. Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi
a. Thực trạng :( atlat trang 28 + 22)
- Tiềm năng về thuỷ điện của Tây Nguyên chỉ đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Tài nguyên nước trên sông Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai... đang được sử dụng ngày càng có
hiệu quả hơn. Hàng loạt công trình thủy điện đã và đang xây dựng.
+ Trên sông Xê Xan: thuỷ điện Yaly (720MW) , Xê Xan 3, Xê Xan 3A, Xê Xan 4 và Plây
krông ( tổng công suất 1500 MW )
+ Trên sông Xrê Pôk: thuỷ điện Buôn Kuôp (280MW), Buôn Tua Srah (85MW), Xrê Pôk 3
(137MW), Xrê Pôk 4 (33MW), Đức Xuyên (58MW), Đrây Hơ-linh đã đựơc mở rộng lên 28MW.
+Trên hệ thống sông Đồng Nai: thủy điện Đa Nhim (160MW), Đại Ninh (300MW), Đồng Nai
3 (180MW), Đồng Nai 4 (340MW) đang được xây dựng.
b. Ý nghĩa


- Các công trình thuỷ điện tạo điều kiện cho các ngành CN phát triển, đặc biệt khai thác và chế
biến bột nhôm từ bôxit.

- Các hồ thuỷ điện đem lại nguồn nước tưới trong mùa khô và phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ
sản.
VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘ
1. Khái quát chung
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
a. Trong công nghiệp
b. Trong khu vực dịch vụ
c. Trong nông, lâm nghiệp
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
1. Khái quát chung
- Gồm 6 tỉnh, thành phố.
- Diện tích: 23,6 nghìn km2 (7,1%)
- Dân số: 15,8 triệu (17,4%)
- Là vùng có kinh tế phát triển mạnh nhất:
+ Dẫn đầu cả nước về GDP, sản lượng công nghiệp, giá trị xuất khẩu.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
- Vị trí địa lí thuận lợi: tiếp giáp TN, DHNTB, ĐBSCL và Biển Đông.
2. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh
đầu tư vốn, khoa học công nghệ.
Mục đích:
+ Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội.
+ Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
+ Giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
+ Bảo vệ môi trường.
-> Phát triển bền vững.
a. Trong công nghiệp
* Nguồn lực chính:
- Tự nhiên:
+ Tiềm năng thủy điện lớn.

+ Dầu khí có sản lượng lớn.
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào.


- Kinh tế - xã hội:
+ Lao động chuyên môn cao
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Cơ sở hạ tầng, CSVCKT tốt.
* Thực trạng
- Tỉ trọng CN cao nhất cả nước.
- Nổi bật các ngành công nghệ cao: luyện kim, điện tử, chế tạo máy, tin học, hóa chất…
* Giải pháp:
- Phát triển cơ sở năng lượng:
+ Thủy điện: Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn.
+ Nhà máy điện tuốc bin khí ( nhiệt điện ): Phú Mỹ 4000MW (gồm Phú Mỹ 1,2,3,4), Bà Rịa,
Thủ Đức.
+Phát triển mạng lưới điện: đường dây 500 kV, 220 kV, các trạm biến áp.
- Mở rộng quan hệ với nước ngoài.
- Chú ý bảo vệ môi trường.
b. Trong khu vực dịch vụ
- Chiếm tỉ trọng ngày càng cao, tăng trưởng nhanh đứng đầu cả nước.
- Hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng, hiệu quả.
c. Trong nông, lâm nghiệp
Ngành
Điều kiện
Thực trạng phát triển
Nông nghiệp - Thuận lợi:
- ĐNB: là vùng chuyên canh cây CN
+ Nhiều loại đất: badan (40%), đất lớn nhất cả nước.
xám bạc màu, phù sa cổ.

- Cao su: dẫn đầu cả nước.
+ Khí hậu cận xích đạo
- Cây công nghiệp khác: Cà phê, hồ
+ Thủy lợi có ý nghĩa hàng đầu, các tiêu, điều.
công trình quan trọng: hồ Dầu Tiếng - Cây CN ngắn ngày: Mía, đậu tương…
(lớn nhất nước ta), Phước Hòa.
- Cây ăn quả.
* Ý nghĩa công trình thủy lợi:
+ Giải quyết nước tưới mùa khô.
+ Cung cấp nước cho các vùng thấp.
+ Tăng diện tích sử dụng đất
+ Đảm bảo LTTP cho vùng
* Khó khăn:mùa khô kéo dài 4-5
tháng.

Ngành
Lâm nghiệp

Thực trạng phát triển
- Cung cấp gỗ dân dụng, gỗ củi,
nguyên liệu sản xuất giấy.
- Có vườn quốc gia Cát Tiên, khu dự
trữ sinh quyển Cần Giờ.

Phương hướng
- Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu sông.
- Phục hồi, phát triển rừng ngập mặn.
- bảo vệ nghiêm ngặt vườn quốc gia,
khu dự trữ sinh quyển.


d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển:
( vì sao cần phải phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường ở Đông Nam Bộ )
- Phát triển kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế của vùng :


+ Phát triển : Khai thác tài nguyên sinh vật biển, khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa, du lịch
biển ( Vũng Tàu ) và giao thông vận tải biển ( cảng Thị Vải, cảng Sài Gòn )
+ Việc khai thác dầu khí với quy mô ngày càng lớn, triển công nghiệp lọc, hoá dầu và các ngành
dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và sự phân hoá lãnh
thổ của vùng (nhất là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
* Cần bảo vệ môi trường biển vì trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ có
thể làm ô nhiễm môi trường biển.
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG

1 . KHÁI QUÁT CHUNG: ( atlat trang 29 )
- Gồm 13 tỉnh, thành : TP Cần Thơ, tỉnh Long An, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang,
Kiên Giang, Bến Tre,Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp,Vĩnh Long
- Diện tích hơn 40 nghìn km2 (12% cả nước )
- Số dân hơn 17,4 triệu người (gần 20,7% cả nước ) (năm 2006)
- Tiếp giáp:
+ Phía Bắc : Đông Nam Bộ
+ Phía Tây : Campuchia
+ Phía Đông và Nam :Biển Đông.
 Thuận lợi giao lưu văn hóa – kinh tế – xã hội với các vùng , các nước cả bằng
đường bộ và đường biển , thực hiện chính sách kinh tế mở. Phát triển kinh tế biển.
2. CÁC THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU:
a. Thế mạnh:
- Đất phù sa: có 3 nhóm chính
+ Nhóm đất phù sa ngọt: màu mỡ nhất , diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% đồng

bằng), phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Nhóm đất phèn: có diện tích lớn nhất, hơn 1,6 triệu ha (41% đồng bằng), tập trung ở
Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.
+ Nhóm đất mặn: với gần 75 vạn ha (19% đồng bằng) phân bố thành vành đai ven biển
Đông và vịnh Thái Lan.
+ Đất khác khoảng 40 vạn ha (10%), phân bố rải rác
- Khí hậu: cận xích đạo. Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
+ Mùa khô: tháng 12-4.
+ Mùa mưa: tháng 5-11
- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản
xuất và sinh hoạt.
- Sinh vật: rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp).
Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt
nước nuôi trồng thuỷ sản.
- Khoáng sản : đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) ,than bùn (U Minh, tứ giác Long
Xuyên...),dầu khí ( Cà Mau)


b. Hạn chế:
- Mùa khô kéo dài .
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
3. SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG:
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở để tháu chua rửa mặn, ...
- Duy trì và bảo vệ rừng.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế: đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng
thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến
- Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người. Cần

chủ động sống chung với lũ đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm
đem lại.
- Đối với vùng biển: kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể
kinh tế liên hoàn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×