Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Địa hình các vùng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.45 KB, 3 trang )

ĐỊA HÌNH CÁC VÙNG KINH TẾ VIỆT NAM
Đồng bằng sông Hồng
Bài chi tiết: Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000 km vuông, hơi nhỏ hơn
nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của
vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các
con sông, thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm
khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên
người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và
80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam.
Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh
Sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam ở Trung Quốc, dài khoảng 1.200 km. Hai hợp lưu
là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào tổng lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 500
triệu mét khối mỗi giây. Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa. Vùng châu
thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ
khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp
hơn nữa. Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng
ngập làng mạc dưới 14 mét nước. Qua nhiều thế kỷ, việc phòng lụt đã trở thành một công
việc gắn liền với văn hoá và kinh tế của vùng. Hệ thống đê điều và kênh mương rộng lớn
đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo
này cùng để tháo nước khi bị lụt. Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ
dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước
ở đây.
Trung du và miền núi
Ruộng bậc thang ở Lào Cai
Phía Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều
dãy núi, khối núi, cao nguyên và các đồi. Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc
thiểu số. Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung.
Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét, trong đó Phan Xi Păng là ngọn cao nhất, lên tới
3.143 mét. Ở vùng Đông Bắc và miền Trung, nhiều dãy núi chạy ra biển, tạo thành những
cảnh quan tự nhiên tráng lệ.


Tây Nguyên
Bài chi tiết: Tây Nguyên
Ở Nam Trung Bộ Việt Nam có một hệ thống cao nguyên ở phía Tây dãy núi Trường Sơn
được gọi là Tây Nguyên rộng gần 51.800 km vuông. Ở đây có những đỉnh núi lởm chởm,
những khu rừng rộng và đất đai phì nhiêu. Tổng cộng diện tích năm vùng cao nguyên
phẳng đất bazan trải dải qua các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm
Đồng, lên tới 16% diện tích đất canh tác và 22% diện tích rừng cả nước. Trong Chiến tranh
Việt Nam, cao nguyên miền trung và dãy Trường Sơn là những vùng có vị trí chiến lược
quan trọng, không chỉ chi phối miền nam Việt Nam mà cả phần phía nam lục địa Đông
Dương. Từ năm 1975, các cao nguyên là nơi cung cấp đất đai cho dân di cư từ những vùng
đồng bằng thấp quá đông đúc.
Đồng bằng ven biển
Bài chi tiết: Đồng bằng duyên hải miền Trung
Đèo Hải Vân, một mạch của dãy Trường Sơn lan ra tận biển
Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng
tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển,
các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá mầu mỡ
và được canh tác dày đặc.
Đồng bằng sông Cửu Long
Bài chi tiết: Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km vuông, là một đồng bằng thấp. Mọi vị
trí trên đồng bằng này không cao hơn ba mét so với mực nước biển. Đồng bằng bị chia cắt
dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông. Con sông mang nặng phù sa trên mọi
nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80
mét. Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống
sông Đồng Nai. Một nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng
phù sa lắng động hàng năm là khoảng một tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù
sa lắng đọng của sông Hồng. Khoảng 10.000 km vuông đồng bằng hiện được dùng cho
canh tác lúa gạo, biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế
giới. Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau, hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng

rậm cao và các đầm lầy đước.
làng quê ở Cái Mơn - Bến Tre
Sông Cửu Long, dài 4.220 km, là một trong 12 con sông lớn nhất trên thế giới. Bắt nguồn
từ cao nguyên Tây Tạng, nó chảy qua vùng Tây Tạng và Vân Nam ở Trung Quốc, tạo nên
biên giới giữa Lào và Myanma cũng như giữa Lào và Thái Lan, sau khi chảy qua Phnôm
Pênh, nó chia thành hai nhánh là Tiền Giang và Hậu Giang rồi tiếp tục chảy qua
Campuchia và vùng châu thổ sông Cửu Long trước khi đổ ra biển qua chín đường nhánh,
được gọi là Cửu Long (chín con rồng). Con sông mang nhiều phù sa và tàu bè có thể đi từ
ngoài biển qua trên con sông nông này đến tận Kompong Chàm ở Campuchia. Một nhánh
phụ từ hồ Tonlé Sap chảy hợp vào với con sông ở Phnôm Pênh, đây là một hồ nước ngọt
nông, đóng vai trò một hồ chứa tự nhiên làm ổn định dòng chảy ở hạ lưu sông Cửu Long.
Khi con sông ở thời kỳ lũ, vùng đồng bằng cửa sông không thể thoát kịp lượng nước
khổng lồ của nó. Nước lũ chảy ngược vào hồ Tonlé Sap, làm cho hồ ngập tràn và mở rộng
ra đến 10.000 km vuông. Khi nước lũ rút đi, nước từ hồ lại tiếp tục chảy ra biển. Hiệu ứng
này làm giảm đáng kể sự nguy hiểm của những đợt lũ lụt nguy hại ở đồng bằng Sông Cửu
Long, nơi lũ lụt khiến cho những cánh đồng lúa hàng năm bị chìm ngập sâu từ một đến hai
mét nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×