Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

thuyết minh biện pháp thi công phòng cháy chữa cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 41 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TUẦN CHÂU HÀ NỘI

BIỆN PHÁP THI CÔNG
DỰ ÁN: TỔ HỢP THƯƠNG MẠI, VĂN PHÒNG VÀ NHÀ Ở CAO TẦNG
HẠNG MỤC: HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY TẦNG HẦM
ĐỊA ĐIỂM: 176 ĐỊNH CÔNG, P. ĐỊNH CÔNG, Q. HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI
ĐƠN VỊ THI CÔNG: CÔNG TY TNHH TRẦN NGỌC

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐƠN VỊ THI CÔNG

Hà Nội, năm 2018


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG

I – CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG……………………………...…........ 3
II – TỔNG QUAN CÔNG VIỆC…………………………………………………………..…4
III – TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG…………………………...………..……………………... 4
IV - BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG …………………………………..………………8
V - CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ……………………......30
VI - CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ....35
VII - CÔNG TÁC AN NINH TRẬT TỰ VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG……….…………...40



Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 2/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG
- Phương án cung cấp vật tư thiết bị và tổ chức thi công lắp đặt: “Hệ thống phòng cháy chữa cháy Dự án Tổ hợp thương mại, văn phòng và nhà ở cao tầng” được dựa trên các cơ sở pháp lý sau:
- Hồ sơ “Thiết kế bản vẽ thi công hệ thống Phòng cháy chữa cháy” đã được phòng cảnh sát PCCC
Hà Nội phê duyệt.
- Các qui trình, qui phạm kỹ thuật được thể hiện trong các văn bản hoặc tài liệu kỹ thuật sau:
+ QCXD VN 06:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công
trình
+ TCVN 5303:1990: An toàn cháy. Thuật ngữ và định nghĩa
+ TCVN 4513 : 1988: Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế
+ TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy – yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và vận hành
+ TCVN 5738:1993: PCCC – Yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống báo cháy tự động
+ TCVN 7336:2003: Tiêu chuẩn Việt Nam Phòng cháy chữa cháy hệ thống Sprinkler tự
động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
+ TCVN 4756 - 1989: Quy phạm nối đất, nối không các thiết bị điện
+ TCVN 5738:2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật
+ TCVN 6160:2003: PCCC nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt
+ TCVN 6161:1996: PCCC chợ và trung tâm thương mại
+ TCVN 7435-1:2004, ISO 11602-1:2000: Tiêu chuẩn Việt Nam Phòng cháy chữa cháy –

Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy phần 1: Lựa chọn và bố trí
+ TCVN 3890:2009: Phương tiện PCCC cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra,
bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
- Các qui định về lán trại, kho bãi, điện và nước thi công.
- Trên cơ sở các thông tin thu nhận được sau khi tham quan địa điểm, địa hình thực tế.
- Căn cứ vào năng lực và kinh nghiệm thực tế nhiều năm thi công hệ thống Phòng cháy chữa
cháy của đơn vị thi công
- Khả năng và điều kiện kỹ thuật, xe ô tô thi công của đơn vị thi công.
- Các quy trình, quy phạm hiện hành khác có liên quan.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 3/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

CHƯƠNG II:TỔNG QUAN CÔNG VIỆC
I.

TỔNG QUAN:

1. Phạm vi công việc:
Phạm vi công việc được đề cập trong Mục này sẽ bao gồm việc cung cấp, lắp đặt, kiểm tra tại
hiện trường, nghiệm thu chạy thử và bảo trì cho đến khi Nghiệm thu Cuối cùng của:
+ Hệ thống báo cháy cho tầng hầm

2. Thiết bị chủ yếu:
2.1. Hệ thống báo cháy:
+ Trung tâm báo cháy
+ Các đầu dò nhiệt, đầu dò khói
+ Chuông, đèn và nút nhấn báo cháy
+ Hệ thống dây dẫn kết nối tín hiệu báo cháy.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit
2.2. Hệ thống chữa cháy:
+ Đầu phun sprinkler
+ Hộp họng chữa cháy vách tường
+ Hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy
+ Trạm bơm chữa cháy và các hệ thống van cổng, van giám sát và van báo động
+ Các bình bột chữa cháy.

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG
I. TỔ CHỨC TỔNG MẶT BẰNG CÔNG TRƯỜNG
1. Những yêu cầu chung
Tổng mặt bằng công trường xây dựng được thiết kế trên cơ sở các công trình tạm phục vụ thi
công tốt nhất cho quá trình sản xuất và đời sống của con người trên công trường, không làm cản trở
hoặc ảnh hưởng tới công nghệ, chất lượng, thời gian xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi
trường. Tổ chức tổng mặt bằng công trường thi công nhìn chung phải hợp lý để tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình thi công.
Thiết kế bố trí hợp lý thuận tiện giữa các bộ phận, hạng mục thi công, không gây chồng chéo,
trở ngại trong quá trình xây lắp. Biện pháp thi công đảm bảo an toàn, sử dụng các biện pháp làm
giảm tiếng ồn cũng như bụi bẩn phát sinh trong quá trình thi công. Bố trí các hệ thống thu nước và
chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường trên công trường. Không gây ảnh hưởng đến các khu vực
xung quanh công trường và đến các gói thầu khác cùng thi công trên mặt bằng khu đất của dự án.
Biện pháp thi công phải khả thi, đúng thực tế, tiết kiệm tối đa cho chủ đầu tư. Ngoài ra, biện
pháp thi công phải đảm bảo chất lượng công trình đúng với quy trình quản lý chất lượng mà đơn vị
thi công chúng tôi đang áp dụng và qua đó thỏa mãn tối đa các yêu cầu của chủ đầu tư.

2. Bố trí tổng mặt bằng công trường
Sau khi nghiên cứu mặt bằng bố trí xây dựng công trình, tiến độ thi công và các điều kiện liên
quan, chúng tôi tổ chức thiết kế Tổng mặt bằng tổ chức công trường thi công công trình bao gồm
nhiều các bộ phận.
Sau khi nhận được lệnh khởi công công trình, nhà thầu sẽ tiến hành làm hệ thống giàn giáo và
che bạt bao che công trình nhằm ngăn cách giữa khu vực thi công của nhà thầu và các khu vực xung
quanh, tạo sự riêng biệt cho khu vực thi công để không gây ảnh hưởng đến chủ đầu tư cũng như các
yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình thi công của nhà thầu.
Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 4/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Xác định lối ra vào cho công trường, lối đi lại hợp lý khoa học để hạn chế thấp nhất sự ảnh
hưởng đến hoạt động giao thông chung của khu vực, đảm bảo tính thông suốt, thuận tiện và an toàn.
Đồng thời có trách nhiệm liên hệ, xin phép các cơ quan quản lý chức năng sở tại để được phép vận
chuyển vật tư, thiết bị ra vào công trường nếu cần thiết.
3. Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ thi công
3.1. Hệ thống điện thi công:
Đơn vị thi công sẽ lấy điện thi công tại công trường để phục vụ thi công.
3.2. Hệ thống nước phục vụ thi công:
Nguồn nước tại khu vực công trường sẽ được bơm lên các bể chứa được xây tạm thời phục vụ
nước thi công, lắng lọc trước khi cho thi công.
3.3. Hệ thống thông tin liên lạc:

Nhà thầu tiến hành lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc tại văn phòng công trường ngay sau khi
triển khai xong các công trình phụ trợ phục vụ thi công nhằm đảm bảo công tác liên lạc giữa nhà
thầu với chủ đầu tư, với các cơ sở cung ứng vật tư cũng như với các cơ quan công an, phòng cháy
chữa cháy tại địa phương khi có sự cố xảy ra.

II. THUYẾT MINH SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG
Công ty (Nhà thầu) là pháp nhân ký kết hợp đồng với chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước
Chủ đầu tư về các nội dung đã được ký kết. Công ty tổ chức bộ máy điều hành công trình tại hiện
trường theo mô hình sau:
* Ban chỉ huy công trường đặt tại hiện trường chịu sự điều khiển trực tiép về mọi mặt của
Công ty. Ban chỉ huy gồm:
- Chỉ huy trưởng công trường là người trực tiếp có mặt tại hiện trường, chịu trách nhiệm toàn
diện công tác tổ chức điều hành toàn bộ công trình trong suốt quá trình thi công kể từ khi nhận lệnh
khởi công cho tới khi kết thúc thời gian bảo hành.
Nhiệm vụ của chỉ huy trưởng là tổ chức, triển khai theo đúng mô hình, biện pháp của công ty
đề ra trong hồ sơ dự thầu này. Đó là điều kiện pháp lệnh đối với người chỉ huy trưởng công trường.
- Chỉ huy phó phụ trách kỹ thuật kiêm trưởng ban kỹ thuật là người giúp việc cho chỉ huy
trưởng, thay mặt và giải quyết các công việc khi chỉ huy trưởng vắng mặt, chịu trách nhiệm chỉ huy
công tác kỹ thuật trên công trường suốt quá trình thi công.
* Ban Kỹ thuật - Vật tư
- Có nhiệm vụ giúp Ban chỉ huy công trường điều hành, giám sát toàn bộ các công việc thuộc
về kỹ thuật thi công, chất lượng vật tư, chỉ đạo công tác KCS, công tác an toàn, xử lý các sự cố kỹ
thuật, xuất nhập vật tư, điều động xe máy, lập tiến độ thi công chi tiết, theo dõi tiến độ, lập hồ sơ
hoàn công.
- Cơ cấu của ban gồm:
+ 01 kỹ sư phòng cháy chữa cháy,
+ 01 kỹ sư điện
+ 01 kỹ sư tự động hóa.
- Các kỹ sư giám sát thi công (KSGS) là các kỹ sư chuyên ngành giàu kinh nghiệm được
biệt phái tại công trình trong suốt thời gian thi công cho đến khi hoàn tất công việc nghiệm thu bàn

giao đưa vào sử dụng.
- KSGS là người thay mặt CHT trong việc kiểm tra chất lượng thi công và chất lượng vật
tư, phụ tùng đưa vào sử dụng.
* Các đội trưởng thi công:
- Các đội trưởng các đội thi công do CHT chỉ định. Đó phải là những người có tinh thần
trách nhiệm cao, có năng lực chuyên môn tốt và giàu kinh nghiệm trong thi công và quản lý điều
hành hạng mục thi công do mình đảm trách.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 5/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

- Các đội trưởng được giao nhiệm vụ quản lý điều hành toàn diện, toàn bộ các công việc thi
công của tất cả các tổ trong đội của mình, đảm bảo tiến độ, chất lượng của hạng mục được giao.
Chịu trách nhiệm trước CHT về toàn bộ các công việc trong đội mình phụ trách.
- Hàng ngày chấm công cho tất cả các thành viên trong đội để cuối giờ gửi cho nhân viên
quản lý hành chính tại văn phòng thi công.
* Nhân viên an toàn lao động:
- Một người được cử làm nhân viên chuyên trách tại công trường về công tác an toàn lao
động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường (gọi tắt là an toàn viên).
- An toàn viên có nhiệm vụ hướng dẫn nội qui an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ
sinh môi trường cho tất cả các kỹ sư và công nhân trước khi đưa họ vào công trường.
- Hàng ngày, an toàn viên có nhiệm vụ thường xuyên tới các tổ đội thi công để kiểm tra,

nhắc nhở về việc thực hiện qui chế an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường,
đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thi công.
- An toàn viên có quyền đình chỉ thi công đối với bất cứ cá nhân hoặc tổ, đội nào vi phạm
nội qui an toàn. Khi thấy các bên B khác có vi phạm nội qui an toàn thì an toàn viên có trách nhiện
kiến nghị với người có trách nhiệm của B đó để họ chỉ đạo khắc phục, không làm ảnh hưởng đến an
toàn chung trên công trường.
* Tài chính - Hậu cần:
- Bố trí nhân viên quản lý tại văn phòng thi công quản lý tài chính, hành chính, vật tư, kho
tàng tại công trình:
- Nhân viên kế toán kiểm thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi thống kê toàn bộ tình hình hoạt động
tài chính, nhân lực, vật tư giúp ban chỉ huy hạch toán tài chính quản lý hồ sơ chứng từ liên quan tới
công trình.
- Nhân viên quản lý hành chính có các nhiệm vụ: Chấm công và quản lý nhân sự tại công
trường, trực điện thoại để tiếp nhận và truyền đạt thông tin, văn thư, đánh máy văn bản…
- Nhân viên quản lý vật tư, kho tàng tại công trường có các nhiệm vụ: Quản lý, bảo quản và
theo dõi bằng sổ sách cả đầu vào và đầu ra đối với thiết bị, vật tư, trang bị bảo hộ lao động… phục
vụ thi công tại công trình, gồm:
+ Tiếp nhận và quản lý vật tư, thiết bị do bộ phận cung ứng của nhà thầu chuyển đến.
+ Cấp phát thiết bị, vật tư, trang bị bảo hộ lao động… cho các tổ,đội thi công.
+ Thu hồi và quản lý vật tư dư thừa trong quá trình thi công…
Toàn bộ các thiết bị, vật tư đưa vào hoặc đưa ra khỏi công trường đều phải trình qua bảo vệ của
công trường .
* Mối quan hệ giữa trụ sở chính và quản lý ngoài hiện trường
Về nguyên tắc, quan hệ giữa công ty và công trường là quan hệ mệnh lệnh và phục tùng mệnh
lệnh. Công ty quản lý công trường thông qua các quy chế đã được quy định.
+ Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm tối cao về công trình đối với chủ đầu tư, với
các cơ quan chức năng của nhà nước có liên quan.
Giám đốc công ty giao việc chỉ đạo thường xuyên tới công trường cho Phó giám đốc phụ trách
kỹ thuật. Tuy nhiên, Giám đốc sẽ trực tiếp can thiệp khi tình huống thực tế đòi hỏi hoặc giải quyết
các công việc thuộc "tầm vĩ mô" của công trình.

+ Phó giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi quá trình
triển khai và tổ chức thi công tại công trường. Tổ chức kiểm tra định kỳ và bất thường. Thường
xuyên cho ý kiến chỉ đạo trực tiếp đối với công trình. Là người chi phối mối quan hệ giữa các
phòng nghiệp vụ của công ty với công trường.
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật giúp Giám đốc công ty lập kế hoạch, phương án điều hành các
bộ phận phối hợp hỗ trợ công trình về nhân lực, thiết bị, vật tư. Thường xuyên theo dõi đôn đốc tiến
độ thi công, thống kê số liệu khối lượng hoàn thành và sự cố (nếu có) để báo cáo giao ban công ty
định kỳ hoặc bất thường. Giám sát công tác KCS, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 6/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Cử cán bộ kỹ thuật chuyên quản có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật, ngăn chặn những hành vi phi
kỹ thuật tại công trường, giám sát công tác KCS, giám sát chủng loại vật tư, thiết bị. Có quyền tạm
thời đình chỉ thi công một phần việc, một bộ phận khi cần thiết và báo cáo Giám đốc công ty giải
quyết.
+ Phòng Tài chính kế toán giúp giám đốc công ty về công tác đảm bảo vốn thi công cho công
trình, giám sát xí nghiệp trong việc sử dụng tài chính theo đúng tiến độ, đúng mục đích, đúng
nguyên tắc và có hiệu quả. Đôn đốc việc thanh quyết toán để thu hồi vốn.
* Trách nhiệm và thẩm quyền của quản lý hiện trường
Căn cứ theo qui chế chung của công ty đã ban hành về chức trách và quyền hạn của các đồng
chí phụ trách và quản lý công trường như sau: hai đồng chí có trách nhiệm quản lý công trường là

Phó Giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật và Chỉ huy trưởng công trường.
+ Phó Giám đốc công ty phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ thay mặt công ty quan hệ với bên A,
với cơ quan tư vấn thiết kế, giám sát thi công và với địa phương để giải quyết các vấn đề ở cấp công
ty.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động của công trường kể từ đồng
chí đó tới các tổ đội.
Có quyền đình chỉ thi công hoặc thay đổi bất cứ bộ phận nào trên công trường nếu xét thấy
cần thiết.
Có quyền đề nghị Giám đốc công ty xét kỷ luật, cách chức hoặc thay đổi nhân sự chức danh
Chỉ duy trưởng, chỉ huy phó công trường.
+ Chỉ huy trưởng công trường là người thường xuyên trực tiếp có mặt tại hiện trường và chịu
trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động của công trường và công trình được
giao.
Được phép thay mặt công ty quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan tư vấn thiết kế, giám sát a và địa
phương ở cấp công trường để phục vụ công tác thi công được thuận lợi.
Chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng, an toàn và an ninh trên công trường.
Chấp hành chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty và các phòng ban chức năng có liên quan của
công ty.
Duy trì chế độ giao ban nội bộ công trình, giao ban công ty và giao ban với chủ đầu tư khi
được triệu tập.
Hàng tháng, hàng tuần báo cáo tiến độ và khối lượng thực hiện về công ty.
Có quyền đề nghị Giám đốc công ty thay đổi hoặc bổ xung một bộ phận, một tổ đội nào đó
khi cần thiết.
Có quyền đình chỉ thi công, báo cáo trả về công ty xử lý bất kỳ một cá nhân nào dưới quyền
nếu xét thấy không đảm bảo tay nghề hoặc ý thức tổ chức kỷ luật không tốt.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 7/40



Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP THI CÔNG
I. YÊU CẦU CHUNG
Hệ thống Phòng cháy chữa cháy thi công đảm bảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công
và nghiệm thu nhằm đạt được chất lượng xây lắp công trình tốt nhất.
II. VẬT TƯ, VẬT LIỆU XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
- Toàn bộ vật tư sẽ được công ty chúng tôi nhập khẩu, cung cấp theo tiến độ yêu cầu của chủ đầu tư.
Vật tư sẽ được đưa về công trình và tập kết tại kho của Nhà thầu, chủ đầu tư có quyền kiểm tra và
yêu cầu nhà thầu cung cấp các chứng từ liên quan cần thiết.
III. BIỆN PHÁP THI CÔNG LẮP ĐẶT CHI TIẾT
1.

Hệ thống chữa cháy nước
Quá trình lắp đặt thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Dựa trên bản vẽ thiết kế tiến hành vạch tuyến ống đi qua. Đào đất, đục tường các vị
trí ống đi qua đo đạc chính xác kích thước và tiến hành cắt ống.
Bước 2: Cắt ống.
Từ kích thước ống đã được xác định sử dụng các đoạn ống sao cho kích thước hợp lý tránh
lãng phí phần bỏ đi quá nhiều. Tiến hành cắt ống bằng các thiết bị chuyên dùng.
Bước 3: Mài vệ sinh các ba via tại các mối cắt đảm bảo nhẵn sạch tại các đầu ống.
Bước 4: Ren ống.
Ren ống được tiến hành trên máy ren ống chuyên dùng hoặc bàn ren ống bằng tay. Tuỳ
thuộc vào kích thước ống có thể ren đầu ống cho phù hợp và đảm bảo đúng yêu cầu.
Với ống có đường kính<= 32 chiều dài đầu ren tối thiểu phải đạt 20mm.

Bước 4: Vệ sinh đường ống sau khi ren:
Đầu ống sau khi ren phải tẩy sạch các ba via còn bám dính, đồng thời phải được tẩy rửa dầu
mỡ tạp chấtcòn bám trên đầu ống và dùng vải bịt các đầu ống được ren vào và vận chuyển
tới vị trí lắp đặt
Trong quá trình vận chuyển chú ý tránh va đập vào các đầu ren làm méo ống hay hỏng ren.
Bước 5: Lắp ống và phụ kiện:
Ống được đưa vào vị trí để tiến hành lắp phải dùng sợi đay + cao su non + sơn chống rỉ
quấn trên đầu ống được ren từ 2-:- 3 lớp sau đó vặn các đầu ống vào khớp nối, côn, tê, cút,
van hay các phụ kiện khác.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 8/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Lưu ý: Khi lắp ống ren hoặc các phụ tùng thiết bị cần xác định rõ đoạn ống hoặc các chi tiết
nào để cố định còn các đoạn ống hoặc chi tiết khác sẽ được vặn xiết theo chiều ren.
Để giữ ống và vặn ống cần sử dụng cơlê cá sấu có kích thước ống và lực vặn đáp ứng xiết
chặt các chi tiết lại với nhau.
Với các điểm đấu nối cuối cùng hoặc vị trí khó lắp đặt cần thiết phải bổ xung rắc co vào
giữa các đoạn nối để dáp ứng công việc thự hiện thuận lợi nhanh chóng và đạt chất lượng
tốt.
Bước 6: Thử áp lực các tuyến ống đã được lắp đặt hoàn chỉnh.
Bước 7: Hoàn trả lại mặt bằng hiện trạng.

Bước 8: Nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng.
a.

Phần chuẩn bị chung
Bản vẽ lắp đặt đã được duyệt.
Chuẩn bị các thiết bị cần lắp đặt.
Nhân công lắp đặt.
Công cụ để lắp đặt
Trang thiết bị an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; an toàn cho các thiết bị áp lực (gió,
đá…)
b. Kết nối ống với valve
Đánh dấu vị trí cần lắp valve trên công trường
Đánh dấu khu vực cần đào, làm rào bảo vệ, cắm biển báo (h.1)
Đánh dấu khu vực để đào đất.
Sau khi kiểm tra vị trí cần lắp đặt & an toàn tiến hành đào (h.2)
Đầm đáy mương, đổ bê tông lót theo bản vẽ đã duyệt
Chuẩn bị valve & phụ kiện (boulon, gioăng cao su…)
Vệ sinh đầu ống
Đấu nối valve: Cần chú ý đến việc xiết boulon (xiết đối xứng từng cặp một)

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 9/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

c.


Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Các bước lắp đặt valve trên mặt đất
Chuẩn bị dàn giáo (nếu lắp trên cao), dây an toàn
Chuẩn bị valve & vật tư phụ (gioăng cao su, băng keo lớn…)

Vệ sinh các mặt tiếp xúc với gioăng cao su & các đầu ren
Tiến hành lắp valve.
Chú ý: Các valve lắp đặt trên tầng cần quay tay valve hướng lên hoặc nằm ngang
d. Kết nối ống với hệ thống vòi chữa cháy (fire hose reel)
Tập kết thiết bị đến vị trí lắp đặt.
Vệ sinh sạch sẽ thiết bị & vị trí lắp đặt.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 10/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Lấy dấu tâm của vòi chữa cháy lên vị trí lắp đặt (theo tiêu chuẩn VN thì tâm của vòi chữa
cháy cách sàn hoàn thiện 1.25m) theo mức chuẩn của công trình bằng ống cân nước hoặc
máy ngắm.

Từ tâm của vòi (hose reel) lấy dấu để bắt tắc kê gắn vòi chữa cháy (vòi có thể gắn trên

tường phẳng hoặc hốc tường)

Dùng khoan bê tông khoan lỗ tường để đóng tắc kê vào :
 Tắc kê loại đóng: Sau khi bắt tắc kê vào tường phải dùng búa & pointu để
đóng cho tắc kê mở ra.
 Tắc kê loại mở: Dùng khoá miệng xiết vào để cho boulon nở ra

 Đối với tường gạch ống:

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 11/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

 Đối với tường bê tông: khoan gắn tắc kê như phần gắn tắc kê mở hoặc đóng
sau đó treo vòi chữa cháy.
Đấu nối vòi với đường ống.

e.

Kết nối ống với trụ chữa cháy (pillar hydrant).
Chuẩn bị trụ đến vị trí lắp đặt & vật tư phụ.
Vệ sinh sạch trụ & mặt bích để chờ đấu nối
Kiểm tra lại mặt bích chờ, xem có phẳng & đúng lỗ không để khi lắp pillar cho thẳng đứng

(dùng thước thủy hay còn gọi thước đo mực độ - level).
Sau khi kiểm tra xong tiến hành lắp trụ như kiểu lắp mặt bích.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 12/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

f.

Kết nối ống với hộp cứu hoả (cabinet).
- Hộp cứu hoả gắn nhà:
Vệ sinh hộp cứu hoả & vận chuyển tới nơi cần lắp đặt.
Lấy dấu từ sàn hoàn thiện đến tâm hộp cứu hoả (TCVN: 1m25) gắn tắc kê treo hộp
Vệ sinh đầu răng của ống chờ.
Treo tủ xiết boulon.
Dùng thước mực độ (level) để cân chỉnh tủ cho thẳng.
Dùng mỏ lếch để gắn valve vào đầu ống chờ sẵn.

g.

Kết nối ống với bơm (pump):

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc


Trang 13/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Kiểm tra bản vẽ, kích thước bơm để làm bệ móng cho bơm.
Kiểm tra trọng lượng bơm để chế tạo đế quán tính (đế quán tính của bơm thông thường
1,2~1,5 trọng lượng bơm) (như hình)
Dùng sắt U hoặc thép tấm chế tạo đế quán tính theo kích thước đã được tính
Gia cường thêm sắt tròn hoặc thép gốc để sau khi đổ bê tông đế quán tính không bị nứt.
Dùng boulon để định vị các lỗ đế bơm
Hàn các giá để bắt lò xo chống rung vào đế quán tính

Vệ sinh bệ móng của bơm & dùng nylon lót để đặt khung của bệ quán tính lên bệ móng
Tiến hành đổ đế quán tính.

Dùng nâng tay hoặc balance để đưa bơm lên đế quán tính & định vị bởi các con boulon đã
được đặt sẵn trong đế quán tính.
Dùng con đội (kích) để kích bộ quán tính lên để lấy tấm nylon ra & vệ sinh sạch bệ móng
bơm & tiến hành lắp lò xo chống rung.
Hạ đế quán tính xuống cho đúng với khoảng cách giữa đế quán tính & móng bơm như tính
toán (khoảng 20÷30mm)
Dùng đai ốc khoá chặt lại

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc


Trang 14/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Tiến hành lắp đặt ống. Do đường ống hút của bơm lớn hơn đầu mặt bích chờ của bơm do
đó cần phải có giảm cấp.
∗ Nên dùng giảm cấp lệch tâm để tránh sự tạo bọt khí trong đường ống


Không nên dùng giảm cấp đồng tâm ở đường hút của bơm (đối với đường hút



nằm ngang).
Nên dùng những co có bán kính lớn để tạo hướng dòng chảy tốt hơn cho đường

hút của bơm.
h. Lắp đặt ống:
h.1. Lắp đặt ống ngầm
Chuẩn bị gối đỡ ống

Đánh dấu khu vực cần đào, làm rào bảo vệ, cấm biển báo.

Đánh dấu khu vực để đất tại công trường

Sau khi kiểm tra an toàn, tiến hành đào
Có thể đào bằng thủ công hoặc cơ giới.
Khi đào bằng cơ giới phải chắc chắn không có người làm việc trong mương đào và cần bảo
đảm an toàn trong lúc cần của xe đào quay.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 15/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Đầm đáy mương bằng đầm cóc hoặc đầm tay.
Đặt gối đỡ ống & kiểm tra cao độ ống bằng máy ngắm cao độ.
Lắp đặt ống
o Chuẩn bị ống và phụ kiện: Sơn chống gỉ cho ống và vận chuyển ống ra nơi lắp
đặt
o Đối với ống hàn trực tiếp cần phải mài vát tạo khe hở để khi hàn vật liệu hàn
ngấm vào trong. Khi hàn cần phải tạo cho 2 ống đồng tâm.

o Đối với ống nối mặt bích: khi hàn cần tránh để rỉ hàn dính vào mặt tiếp xúc của
mặt bích và cần phải để mặt tiếp xúc của mặt bích phẳng và vuông góc với tâm
ống.

o Sau khi nối ống có thể tiến hành quét bitume và quấn tấm chống ăn mòn tại
những chỗ không có mối nối (chừa lại những chỗ có mối nối để kiểm tra áp lực)


Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 16/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

o Sau khi nối xong tiến hành thử áp lực đường ống (áp lực thử khoảng 1,5 ~2 lần
áp lực làm việc) cùng với tư vấn giám sát tại công trường
h.2. Chú ý:
- Những đầu ống chờ để nối tiếp ống ở trên mặt đất cần phải che chắn tránh có vật
lọt vào ống và đất cát lọt vào.
- Đối với những ống còn nằm dưới mặt đất cần phải làm dấu để xác định vị trí khi
cần đấu nối tiếp
i. Lắp đặt ống trên mặt đất.
Chuẩn bị ống, các vật tư phụ và vận chuyển đến vị trí lắp đặt.
Kiểm tra vị trí và cao độ ống cần lắp đặt của bản vẽ đã duyệt và thực tế công trường.
Chuẩn bị giàn giáo (nếu lắp trên cao) cần phải neo giàn cẩn thận vào nơi cố định tránh
sự xô ngã giàn (neo vào sàn, cột, đà….)

-Tiến hành lắp ráp ống:
- Phần nối ống với ống và ống mặt bích giống phần nối ống ngầm.
- Cần tránh để mối hàn nằm trong lỗ xuyên đà và sàn bê tông.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc


Trang 17/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

- Đối với những ống cuối của đường ống cần có nút bịt đầu ống.
- Đối với những ống nhánh có đường kính nhỏ hơn ½ ống chính có thể dùng gió đá
khoét lỗ để hàn (nên khoét lỗ giá trên hoặc ngang thân ống, không nên khoét đáy ống)
hoặc dùng khoan sắt để khoan. Không nên sử dụng kềm hàn điện để khoét lỗ. Sau khi
khoét lỗ cần phải gọt và mài nhẵn phần lỗ trên thân ống cũng như bề mặt ống nhánh nối
vào.

Chú ý:
2. Khi khoét lỗ ống chính thì lỗ được khoét phải bằng với ống nhánh, không nên khoét
lớn hơn tránh trường hợp do bất cẩn để ống nhánh vào sâu trong ống chính làm cản
trở dòng chảy
3. Những nơi có ống nhánh & ống nhánh giao nhau nên để ống nhánh trên ống chính
để tránh cặn rơi vào thiết bị và dễ súc rửa.

- Đối với những ống ở cuối đường nên dùng nắp bịt để bít đầu.

Chú ý:

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc


Trang 18/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

4. Khi sử dụng gió đá để khoét lỗ cần phải để chai gió đá thẳng đứng hoặc phải có xe
để gió đá như hình bên.
5. Nếu để gió đá ngoài trời cần phải có che chắn đầu chai, tránh nắng nóng trực tiếp dễ
gây ra nổ.
6. Khi sử dụng gió đá cần phải có bình chữa cháy để bên cạnh.

7. Khi sử dụng máy cắt để cắt ống thì máy cắt cần phải đặt trên hộp được che chắn
những mạt sắt do cắt ống văng ra và người thao tác cần phải có kiếng bảo hộ mắt,
nón…

k. Giá đỡ ống, thiết bị
k.1. Giá đỡ ống (Pipe support):
- Chuẩn bị bản vẽ, giá đỡ.
- Chế tạo giá đỡ.
- Định vị trí của giá đỡ thực tế trên công trường.
- Tuỳ theo vị trí có những giá đỡ khác nhau.
a. Đối với ống đơn ở cách xa tường và cột.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 19/40



Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

BẢNG KHOẢNG CÁCH GIÁ ĐỠ, TI TREO ỐNG
b. Đối với ống đơn nằm gần tường hoặc cột

Tuỳ theo ống mà có đường kính U-bolt

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 20/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

c. Đối với những u-bolt có đường kính lớn có thể dùng thép la hàn những đầu
ren

d. Đối với ống đôi:

e. Đối với những ống xuyên tầng:


f. Đối với những ống đổi chiều hướng đi nên cần gắn support

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 21/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

g. Đối với những nơi không dùng khoan để gắn tắc kê thì dùng

h. Đối với những valve gắn nằm ngang trên trần

i. Đối với những ống trong phòng bơm

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 22/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

l)


Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

Phụ kiện
l.1.
Đồng hồ đo áp suất

• Dùng đèn khò khoét lỗ để hàn măng sông sắt hàn để gắn xi-phông đồng hồ.

m)

Thi công lắp đặt các thiết bị chữa cháy

- Lắp đặt các van chữa cháy:
Đối với van mặt bích: phải đo thử sao cho đúng chiều thuận tiện thao tác nhất rồi mới lắp
bích vệ sinh sạch sẽ điểm tiếp nối với van, sơn bích chờ khô sau đó mới được lắp van. Lớp cách giữ
van và bích được dùng bằng amiang không dùng cao su thông thường sẽ bị lã hoá theo thời gian.
Các bu lông bắt van phải được mạ kẽm, phải dùng loại bulông xuyên suốt có 2 chiều để bắt êcu.
Đối với van ren, vệ sinh tương tự chỉ lưu ý phải khoá van rồi mới vặn van vào đường ồng
tránh cho gương van biến dạng khi văn ren.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 23/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng

và nhà ở cao tầng

Đối với các van điều khiển phải tháo bộ điều khiển ra rồi mới lắp phần cơ khí, lưu ý phần
quay ra của van để tiện cho việc đấu nối và thao tác, vị trí lắp van phải khô ráo, thông thoáng độ cao
không quá tầm mắt cũng không đặt dưới sàn.
Đối với các van tại vị trí cuộn vòi chú ý đến khi sử dụng, khi chữa cháy sao cho không làm
gập cuộn vòi ngăn cản đường nước chảy ảnh hưởng đến chữa cháy. Vị trí lấy nước này tránh gần
các thiết bị điều khiển, thiết bị điện, nếu trùng hoặc gần phải kịp thời thông báo cho chủ đầu tư để
phối hợp với các nhà thầu khác thay đổi cho phù hợp .
- Lắp các đầu phun tự động
Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật do nhà sản xuất quy định có gắn các khuyến cáo trên nhãn
mác. Khi lắp đầu phun tránh các vị trí nguồn điện, thiết bị điều khiển, các khu vực không thể phun
nước vào. Nếu trùng vị trí nào đó; kịp thời thông báo cho chủ đầu tư để phối hợp với các nhà thầu
khác thay đổi cho phù hợp.
- Lắp các cuộn vòi chữa cháy
Phải xác định được hướng quay của cuộn vòi khi chữa cháy, muốn vậy phải khảo sát, tham
khảo ý kiến của chủ đầu tư trước khi thực hiện việc gia công, sản xuất hộp vòi chữa cháy, khảo sát
cả hướng mở cửa hộp cũng như chiều giá để vòi cho hợp lý.
n)

Các bước tiến hành thử áp lực đường ống.
- Cắt ống tại vị trí bắt đầu thử.
- Lắp đặt bích đặc, bích rỗng chèn đầu ống.
- Lắp ren và đồng hồ (Van xả khí, van an toàn, đồng hồ đo áp lực ).
- Lắp đặt bơm thử áp và các đường ống nối.
- Bơm thử áp theo yêu cầu.

-

Khoá tất cả các van, bơm nước bằng áp lực vào đường ống để áp lực 5kg/cm 2 trong thời gian

24h để kiểm tra và hiệu chỉnh. Sau đó từ từ năng áp lên 10 Kg/cm2 trong 3 giờ, cuối cùng năng
áp lực lên đủ 14 Kg /cm2 trong 12 giờ.

-

Sau khi thử áp thành công tiến hành bơm nước thau rửa đường ống, loại bỏ các cặn lắng, xỉ
hàn . . .

-

Cuối cùng bơm nước duy trì 3 kg/cm2 để bảo quản ống. Mục đích của việc này là do trong công
trường có nhiều nhà thầu cùng tiến hành thi công một lúc, việc chồng chéo lên nhau là khó có
thể tránh khỏi, nếu vì lý do nào đó nhà thầu khác ví dụ như điều hoà ,thông gió … vô tình làm
gãy ống, nước sẽ thoát ra, lúc đó việc kiểm soát, xử lý, khắc phục hậu quả sẽ dễ dàng.

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 24/40


Biện pháp thi công
Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Dự án: Tổ hợp thương mại, văn phòng
và nhà ở cao tầng

-

Hoàn trả, nối trả ống, dọn vệ sinh khu vực thử áp lực.


-

Sau khi đường ống đã đảm bảo kín tiến hành sơn chống gỉ đỏ đường ống 2 lớp.

-

Nghiệm thu bàn giao.

o)

Thi công trạm bơm chữa cháy:

- Các công việc gồm: Lắp đặt đấu nối hai máy bơm điện, máy bơm bù áp, bình áp lực, hệ thống tủ
điện và các thiết bị điều khiển điện.
-

Định vị vị trí máy bơm, tuyến ống, cos đặt máy bơm, vị trí đặt tủ điện, nguồn điện cho máy. Khi
lắp bơm phải tuân thủ các khuyến cáo của nhà sản xuất, phải sử dụng các biện pháp đo cân
bằng, biện pháp giảm chấn cho các máy bơm ( trong phần kết nối với bơm ). Dùng palăng đặt
bơm vào vị trí, thực hiện bơm mỡ bổ xung vào các vị trí chuyển động của máy bơm. Dùng các
dụng cụ chuyên dùng lắp đặt cho chuẩn xác đảm bảo bơm có thể chạy dài lâu, có tuổi thọ cao.

-

Khi lắp bơm chọn vị trí thông thoáng để đặt máy bơm tính đến cả việc bảo dưỡng sau này. Vị trí
đặt bơm sao cho có thể tháo ra mà không phải tháo phần đường ống, phải tính đến độ toả nhiệt,
hút gió của máy bơm, việc vận hành máy bơm mà không ảnh hưởng đến các thiết bị khác.

-


Đổ bê tông bệ máy bơm và bình áp lực.

-

Lắp các ống hút của các máy bơm, đấu nối đường ống đẩy, các liên kết dùng liên kết mặt bích
cho các ống D200, D150 và D100. Các ống hút được lắp Crêpin cách đáy bể 20cm.

-

Lắp đường mồi cho máy bơm điện.

-

Đấu nối máy bơm qua hệ thống van khoá, van 1 chiều...

-

Đấu nối bơm bù và bình áp lực.

-

Đấu nối tủ điện điều khiển bơm và thử các chế độ khô.

-

Lắp đặt các thiết bị đo và cảm nhận tín hiệu áp suất như: đồng hồ đo áp lực nước, rơle...

Khi hệ thống đã được đấu nối hoàn chỉnh tiến hành chạy thử bơm điện và bơm bù áp. Đặt áp suất tự
động bù áp .
2. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG HỆ ĐỊA CHỈ (FIRE ALARM)

1. Công tác lắp đặt dây tín hiệu, cáp tín hiệu.
Toàn bộ công tác đi dây dẫn tín hiệu báo cháy trong công trình phải thực hiện theo quy định
của các tiêu chuẩn quy phạm
* Xác định vị trí lắp đặt dây dẫn tín hiệu, cáp tín hiệu.
- Dây dẫn tín hiệu báo cháy chủ yếu luồn trong ống nhựa chống cháy bảo vệ dây chuyên dụng đi
trên trần giả ra hộp kỹ thuật. Vì vậy, cần xác định rõ các vị trí dây dẫn phải đi qua; các đầu báo
cháy được mắc nối tiếp với nhau, do đó việc xác định vị trí dây dẫn phải đảm bảo các nguyên tắc

Nhµ thÇu: Công ty TNHH Trần Ngọc

Trang 25/40


×