Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG CÔNG TRÌNH: CAO ỐC VĂN PHÒNG (BLOCK H)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.69 KB, 13 trang )

Cty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: CAO ỐC VĂN PHÒNG (BLOCK H)
ĐỊA ĐIỂM: XÃ PHÚ HỘI, HUYỆN NHƠN TRẠCH , TỈNH ĐỒNG NAI
HẠNG MỤC: THI CÔNG ÉP CỌC BTCT 450X450MM
NHÀ THẦU CHÍNH: ………………………….
NHÀ THẦU PHỤ: ………………………….

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2009


...............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG

CÔNG TRÌNH: CAO ỐC VĂN PHÒNG (BLOCK H)
ĐỊA ĐIỂM: XÃ PHÚ HỘI, HUYỆN NHƠN TRẠCH , TỈNH ĐỒNG NAI
HẠNG MỤC: THI CÔNG ÉP CỌC BTCT 450X450MM
NHÀ THẦU CHÍNH: ………………………….
NHÀ THẦU PHỤ: ………………………….


NHÀ THẦU CHÍNH
CÔNG TY TNHH ....
GIÁM ĐỐC

NHÀ THẦU PHỤ
....
GIÁM ĐỐC

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2009


……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------- o – 0 – o ---------------Tp.HCM, ngày ..... tháng ........ năm 2009

THUYẾT MINH
BIỆN PHÁP THI CÔNG
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH
• Công trình: Cao ốc văn phòng (block H) – Khu liên hợp – Trung Tâm Thành Phố
Nhơn Trạch
• Địa điểm: Xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai
• Hạng mục: Thi công ép cọc BTCT 450x450mm
1.1/ Vị trí và quy mô công trình:
 Đây là công trình nhà cao cấp đòi hỏi tiến độ thi công và mức độ tin cậy cao. Nên
việc thi công ép cọc móng công trình là một trong những hạng mục đầu tiên và
hết sức quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ thi công của cả
công trình. Đánh giá đúng tầm quan trọng đó với tư cách là đơn vị ép cọc chuyên
nghiệp, chúng tôi đề ra những biện pháp thi công tối ưu nhất nhằm đạt được chất

lượng cao nhất và thời gian tốt nhất.
 Việc đảm bảo chất lượng thi công cũng như nghiệm thu hoàn công sẽ căn cứ vào
tiêu chuẩn TCXDVN – 286 – 2003 “ Đóng và ép cọc, tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu”.
1.2/ Giải pháp kết cấu móng:
 Kết cấu móng công trình là móng cọc ép
 Tải trọng ép Pmax = 320 tấn
 Cọc vuông 450x450mm.
2. BIỆN PHÁP THI CÔNG
2.1/ Cơ sở lập biện pháp thi công.
- Căn cứ vao hợp đồng số ........... ký ngày 010/06/2009
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công của công trình
- Căn cứ vào năng lực thực tế của cty.................
- Căn cứ vào quy trình quy phạm hiện hành của nghành xây dựng và các quy định
quản lý chất lượng các công trình ban hành kèm theo quyết định 209/2004/NĐ – CP
“ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG”
- Qua tìm hiểu, khảo sát mặt bằng thực tế xây dựng công trình.
2.2/ Mục đích của việc lập biện pháp thi công
- Xác định giải pháp kỹ thuật khoa học, hợp lý nhất nhằm đảm bảo tốt các yêu cầu
tổng thể, tiến độ kỹ thuật , chất lượng toàn công trình thi công.
- Đảm bảo an toàn tối đa cho công trình cũng như máy móc, phương tiện thi công,
nhất là đối với con người tham gia thi công.
- Xác định được thời gian thi công các công việc, để từ đó cung cấp vật tư thiết bị
thi công tốt nhất.


- Xác định được cụ thể các công việc cần làm trước, làm sau, tránh hiện tượng khi
thi công các công việc bị chồng chéo nhau.
- Xác định số lượng công nhân cần thiết theo công trình đối với từng thời gian thi
công các công việc cụ thể để từ đó có phương pháp quản lý cho phù hợp.

- Xác định số lượng, chủng loại máy móc thiết bị cần thiết phục vụ thi công để đảm
bảo đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí.
- Biện pháp thi công cũng là một trong những yếu tố quyết định đến giá thành của
công trình.
2.3/ Bố trí bộ máy quản lý và nhân lực thi công trên công trường
- Căn cứ vào khối lượng công việc thực tế thi công.
- Căn cứ vào kết quả tính toán số lượng công nhân viên cho từng hạng mục công
việc, từng giai đoạn chúng tôi tính được toàn hệ số công nhân viên trên công trường
- Thành lập một Ban Chỉ Huy tại công trường gồm:
• 01 Đội trưởng điều hành chung


01 Cán bộ kỹ thuật điều hành trực tiếp dưới công trường

• 02 Tổ trưởng điều hành 2 tổ thi công
Ban chỉ Huy Công Trình là những cán bộ chuyên nghành có nhiều năm kinh nghiệm điều
hành trực tiếp các đội thi công ép cọc.
2.4/ Biện pháp tổ chức thi công
2.4.1/ Công tác chuẩn bị thi công
- Phối hợp với nhà thầu chính để làm thủ tục, tiếp nhận mặt bằng công trình, thu dọn
mặt bằng, nghiên cứa khảo sát tổng thể mặt bằng, xây dựng phương án thi công hợp
lý, thống nhất lại với đại diện Nhà Thầu Chính về tiến độ thi công chi tiết và biện
pháp kỹ thuật thi công.
- Liên hệ với cơ quan chức năng để làm thủ tục cần thiết cho việc thi công công trình
như: Đăng ký tạm trú cho Cán bộ công nhân viên, cung cấp các chứng chỉ, bằng cấp,
kiểm định máy thi công công trình cho trước khi thi công.
- Làm nhà bảo vệ, nhà Điều hành, nơi làm việc cho cán bộ công nhân thi công công
trình.
- Chuẩn bị công tác điện nước cho việc phục vụ thi công.
- Tập kết các thiết bị thi công và vật tư cần thiết.

- Tổ chức bộ máy công trường hợp lý, phân công cụ thể chi tiết đến từng cán bộ phụ
trách tổ, đội công nhân phối hợp với nhà thầu chính tổ chức lễ khởi công và sẵn sàng
cho việc thi công công trình.
2.4.2/ Tổ chức mặt bằng thi công
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình
- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật
- Để đảm bảo cho việc thi công, công trình đạt chất lượng tốt nhất, tiến độ nhanh nhất
chúng tôi tổ chức mặt bằng theo các yêu cầu sau:
+ Mặt bằng thi công phải thuận tiện cho các phương tiện cơ giới ra vào.
+ Đảm bảo tiện lợi cho suốt quá trình thi công.
+ Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện thi công.
+ Đảm bảo tăng năng suất lao động và giảm giá thành.


+ Để làm tốt các yêu cầu trên, chúng tôi tổ chức mặt bằng thi công như sau:
a) Hệ thống nhà chỉ huy, nhà bảo vệ
- Phòng làm việc của Ban Chỉ Huy công trình và nhà nghỉ ngơi cho công nhân thi
công công trình được xây dựng tạm trên mặt bằng công trường để trực tiếp chỉ
đạo, thực hiện trong suốt quá trình thi công.
- Tổ chức lực lượng bảo vệ công trường chuyên trách, luôn luôn có người thường
trực và tổ chức canh gác, tuần tra 24/24 giờ.
b) Nước phục vụ thi công
Liên hệ lắp đặt tạm đồng hồ nước với công trình lân cận hoặc nhà dân phục vụ cho việc
sinh hoạt trong suốt quá trình thi công.
c) Điện phục vụ thi công
+ Sử dụng nguồn điện từ máy phát điện có công suất 300 KVA hoặc nguồn điện
lưới nếu có để phục vụ thi công.
+ Các thiết bị điện đều phải qua Atomat. Hệ thống điện được bố trí hợp lý theo
đúng quy định của nghành điện. Đèn chiếu sáng và điện thi công trên công trường
được kiểm tra liên tục trong suốt quá trình thi công, chấp hành nghiêm quy tắc an

toàn điện.
2.4.3/ Biện pháp thi công chủ yếu
- Biên pháp thi công đóng vai trò quan trọng đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn khi
thi công tại công trường. Vì vậy, chúng tôi đã đưa ra biện pháp thi công hợp lý để
thống nhất với nhà thầu chính và Tư Vấn giám Sát chọn phương án thực hiện đúng
các quy trình quy phạm của nghành Xây Dựng.
- Các bước thi công sau chỉ được phép tiến hành thi công khi bước thi công trước
được bên Nhà Thầu Chính và Tư vấn Giám Sát nghiệm thu cơ sở và đồng ý cho
chuyển bước thi công, cụ thể:
1. Công tác trắc đạc định vị móng
Công việc này chúng tôi xin chuyển giao cho tổng thầu ( ĐVTC nhờ hỗ trợ).
Là công việc hết sức quan trọng, đảm bảo tính chính xác về tim cọc toàn công trình. Bố
trí cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, kinh nghiệm.Để có cơ sở kiểm tra, nghiệm thu công
tác định vị đối với từng tim sau khi ép xong, tại công trình bố trí một máy toàn đạc theo
dõi suốt trong quá trình thi công, 01 máy thuỷ bình dùng để kiểm tra cao độ ép và 02 máy
kinh vĩ dùng để kiểm tra phương trục ép, máy được Trung Tâm Đo Lường kiểm định và
hiệu chuẩn chính xác.
a) Trên cơ sở mặt bằng quy hoạch đã được phê duyệt, các tài liệu liên quan, các bản vẽ
thiết kế thi công ban hành, căn cứ vào các cọc mốc chuẩn dựu trên các biên bản
nghiệm thu và bàn giao đưu vào sử dụng được ký kết giữa các bên, các mốc công
trình này đơn vị thi công tiến hành kiểm tra định vị lưới trục và xác định tim móng
cho thi công.
b) Định vị trục công trình dựa trên bản vẽ chi tiết tim cọc, gởi tim trục vào các công
trình lân cận, cố định và tiến hành gửi mốc chuẩn ra ngoài công trình và được kiểm
tra thường xuyên ( Làm cơ sở phục hồi mốc chuẩn công trình (0,0,0) để phục vụ cho
công tác nghiệm thu hoàn công sau này).
c) Trong biên bản bàn giao mốc định vị phải có sơ đồ bố trí mốc cùng toạ độ của chúng
cũng như cao độ của các mốc chuẩn dẫn từ lưới cao trình thành phố hoặc quốc gia.



Do đơn vị TVTK bàn giao.
d) Trên cơ sở toạ độ gốc của công trình tiến hành định vị tim cọc của máy toàn đạc điện
tử. Vì trong điều kiện thi công bằng máy ép cọc tự hành nên để hạn chế tối đa sự sai
lệch trong quá trình thi công ép cọc đại trà. Định vị theo các bước sau:
- Bước1: Lập lưới khống chế trắc đạc cho toàn công trình.
- Bước 2: Cố định toạ độ gốc 0(0,0) bằng bê tông.
- Bước 3: Dùng điểm 0(0,0) ra tim trục và tim cọc.
- Bước 4: Kiểm tra lại sau khi thiết bị ép vào vị trí thi công (cho từng tim cọc một).
- Bước 5: Kiểm tra lại sau khi ép cọc đến cao trình mặt đất tự nhiên (chuyển qua thi công
ép tim cọc tiếp theo ta làm lại bước 4 và 5)
 Thường xuyên kiểm tra lại điểm 0(0,0) bằng các mốc gửi ngoài công trình
nhằm hạn chế tối đa sự sai lệch trong quá trình thi công.
2. Công tác gia cố mặt bằng thi công
- Với địa chất nền yếu sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đánh giá đúng nền hạ sẽ đưa ra những
giải pháp khả thi cho thi công, chúng tôi đề nghị cho tiến hành gia cố lớp mặt nền thật chắc chắn
để bảo đảm xe di chuyển ép cọc không lún.
- Để tránh trường hợp tạo lỗ rỗng khi cọc ép âm, gây ảnh hưởng nền, gián đoạn công tác thi
công, sau khi ép xong Nhà Thầu Chính cho tiến hành lấp đầy hố rỗng bằng bao cát hoặc tole, do
đó sẽ hạn chế biến dạng lớp kết cấu mặt nền.
- Trong quá trình thi công tải trọng bản thân thiết bị tác dụng lên nền công trình chỉ tải trọng tức
thời ngắn hạn nên hạn chế tối đa quá trình lún cố kết.
- Với điều kiện nền hạ công trình được gia cố như trên, trong thời gian thiết bị di chuyển hoặc
đứng gần vị trí cọc đã ép trước đó thì nền hạ công trình có thể lún trong giới hạn 10 cm đến 20
cm vì thế không làm xô lệch cọc đã được ép trước đó ( cọc được ép âm lớn hơn 3m) so với mặt
đất tự nhiên.
- Biến đổi của địa chất công trình & Tiêu chuẩn dừng ép:
Trước khi thi công cần tiến hành nghiên cứu địa chất công trình và địa chất thuỷ văn, đặc trưng
cơ lý của khu vực , thăm dò khả năng của các chướng ngại dưới đất để có biện pháp loại bỏ
chúng
- Khảo sát, thăm dò đánh giá khu vực của các công trình lân cận, để dự đoán tình huống trong

quá trình thi công công trình có thể gây ảnh hưởng do lún lệch, xô ngang, nứt sập. Thông báo
cho nhà thầu chính và cùng phối hợp đưa ra giải pháp triệt để nhằm phòng chánh sự cố có thể
xảy ra, và giảm thiểu thiệt hại lớn trong quá trình thi công.
- Theo khảo sát địa chất, địa tầng không đồng đều trong phạm vi công trình. Do vậy, trong quá
trình ép, có thể xảy ra hiện tượng tải trọng ép đạt P max nhưng cọc vẫn chưa xuống tới cao trình
thiết kế. Khi đó cần báo cho thiết kế để có xu hướng xử lý kịp thời.
2.4.4/ Biện pháp ép cọc ( Quy trình ép cọc)
1. Lựa chọn thiết bị thi công
- Máy ép cọc thủy lực (máy ép cơ)
- Máy được sản xuất tại Việt Nam
- Máy được Trung Tâm Kiểm Định 3 kiểm định cấp chứng chỉ.
2. Đặc tính kỹ thuật của công trình
- Cọc BTCT 450x450mm
- Tải trọng ép theo thiết kế Pmax = 320T.


3. Trình tự thi công ép cọc
- Kiểm tra đối trọng tải lớn 1,2 lần tải trọng ép Pmax =320T
- Lực ép của thiết bị phải tác dụng đều lên tiết diện mặt bích cọc.
- Công tác chuẩn bị trước khi ép:
+ Nghiệm thu tim cọc
Nghiệm thu nền, với việc đánh giá xử lý gia cố nền nêu trên cho phép tiến hành thi
công các bước tiếp theo (tính ổn định nền, lún trong phạm vi cho phép kiểm tra cọc
trước khi ép)
 Kiểm tra định vị thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
 Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc.
 Mặt phẳng công tác của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng.
 Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng vuông góc với sàn
công tác.
 Chạy thử máy để kiểm tra toàn hệ thống của thiết bị ép có làm việc ổn định

đồng bộ hay không.
- Cẩu lắp cọc cần phải được làm ổn định sao cho khi cẩu cọc đưa vào thiết bị ép được nài
buộc cáp đúng với yêu cầu của nhà sản xuất cọc tránh tình trạng tạo ứng suất cục bộ làm
giảm chất lượng cọc.
- Lắp dựng mũi cọc vào thiết bị ép.
- Cọc cần được lắp dựng cẩn thận, đoạn mũi cọc cần được kiểm tra theo hai phương
vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 10mm.
- Trong suốt quá trình thi công ép cọc, tránh vận hành cẩu cọc chuẩn bị, như vậy sẽ gây
lún lệch vùng nền ảnh hưởng tới quá trình ép, chỉ khi hành trình ép ngưng thì mới tiến
hành cẩu lắp đoạn cọc tiếp theo.
- Đối với thiết kế cọc gồm nhiều đoạn được nối lại với nhau (bằng phương pháp hàn nối
cọc) thì việc ép đoạn cọc tiếp theo bao gồm các bước sau:
+ Kiểm tra bề mặt tiếp xúc hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng, kiểm tra hai
phương vuông góc sao cho độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%, khi
lắp cọc vào vị trí ép thì trục tâm của đoạn cọc trùng với tâm của đoạn cọc mũi.
+ Cọc sau khi lắp dựng phương trục trùng với đoạn cọc đã ép, tiến hành gia tải 1015% tải trọng thiết kế, kiểm tra độ hở khép kín giữa hai mặt cọc, nếu < 5mm cho
phép hàn, nếu lớn hơn hoặc bằng 10mm tiến hành xử lý cân chỉnh đoạn cọc sao cho
khít đạt yêu cầu.
4. Sai số cho phép trong quá trình thi công
So với thiết kế đầu cọc được phép lệch tối đa là 70mm, trừ những trường hợp thiết kế có
quy định riêng.
5. Dự kiến sự cố, hướng xử lý và khuyến cáo của ĐVTC
- Khi lực nén bị tăng đột ngột có thể gặp một trong các trường hợp sau:
 Mũi cọc xuyên qua lớp đất cứng hơn
 Mũi cọc gặp dị vật
 Cọc bị xiên, mũi cọc trúng vào gờ mối cọc bên cạnh


- Trong các biện pháp trên cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp. Hoặc báo cáo bên A,
Tư Vấn Giám Sát để cùng phối hợp xử lý...

 Đối với những trường hợp khi cọc bị nứt cần tiến hành đánh giá, nghiêm thu theo
tiêu chuẩn, tránh bị động chờ xử lý.
 Trong suốt quá trình ép cọc phải có kỹ thuật viên thường xuyên theo dõi
công tác hạ cọc, ghi chép nhật ký hạ cọc. Tư Vấn Giám Sát hoặc đại diện
nhà thầu chính cùng nhà thầu nghiệm thu theo các quy định nêu trên cho
từng cọc tại hiện trường.
 Lý lịch cọc được ghi chép ngay trong quá trình thi công.
 Lý lịch ép cọc
a. Ngày đúc cọc.
b. Số liệu cọc, vị trí và kích thước cọc
c. Chiều sâu ép cọc, số đốt cọc và mối nối
d. Thiết bị ép cọc, khả năng tạo tải tối đa của thiết bị ép.
e. Áp lực hoặc tải trọng ép cọc trong từng đoạn 1 mét hoặc trong một đốt
cọc.
f. Áp lực dừng ép cọc
g. Trình tự ép cọc trong nhóm (có bản vẽ chi tiết đính kèm)
h. Những vấn đề kỹ thuật cản trở công tác ép cọc theo thiết kế các sai số vẽ
vị trí và độ nghiêng.
i. Cần lưu ý khi cọc tiếp xúc với đất tốt (áp lực đạt Pmin), nên giảm tốc độ
ép cọc, đồng thời đọc áp lực hoặc lực nén cọc trong từng đoàn 20cm.
j. Tốc độ ép cọc:
+
Khi lực ép < Pmin tốc độ ép 10cm/s
+
Khi lực ép ≥ Pmin tốc độ ép 5cm/s
+
Khi lực ép ≤ Pmax tốc độ ép 1cm/s
• Tất cả các văn bản này đã đệ trình cho nhà thầu chính để hai bên cùng kiểm tra
khi thi công ép cọc.
 Biện pháp cắt cọc

Trong quá trình thi công, không thể tránh khỏi những trường hợp cọc xuống không đúng
với cao trình thiết kế mà tải trọng tác dụng lên đầu cọc đạt Pmax = 400 tấn (vì địa chất
công trình phức tạp). Để thuận lợi cho việc thi công các tim cọc tiếp theo ta buộc phải cắt
cọc. Tiến hành công tác cắt đầu cọc đối với những cọc có cao độ đầu cọc là số dương, sau
khi đã ép cọc hoàn tất, cọc đã được nghiệm thu đạt chỉ tiêu thông số kỹ thuật (Biểu ép
cọc, NKTC).
- Quy trình cắt cọc
Dùng máy cắt bê tông cắt cọc theo cao trình âm 0.1 mét (-0.1m) so với mặt đất hiện hữu.
Lưỡi cắt, cắt sâu vào 2/3 lớp bê tông và cắt xung quanh thân cọc, sau khi cắt đứt sắt thì
dùng cẩu bẻ gãy và dịch chuyển đoạn đầu cọc đã cắt ra khỏi vị trí.
6. Nghiệm thu ép cọc
Công tác nghiệm thu cọc đã ép hoàn tất được tiến hành trên cơ sở các hồ sơ sau:
 Hồ sơ thiết kế được duyệt
 Biên bản nghiệm thu trắc địa định vị cọc


Chứng chỉ xuất xưởng của cọc
Nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc
Biên bản ghi nhận vị trí thực tế của cọc
Kết quả thí nghiệm nén tĩnh của cọc
Hồ sơ chất lượng cọc của nhà sản xuất
 Với điều kiện địa chất là vùng đất yếu nên Đơn Vị Thi Công đề nghị:
o Trong quá trình ép cọc, cọc ép đến cao trình mặt đất tự nhiên, thì
bộ phận trắc đạc kiểm tra lại vị trí tìm cọc trước khi ép âm.
o Khi đưa cọc lói ép âm vào thì đơn vị thi công và nhà thầu chính
hoặc Tư Vấn Giám Sát kiểm tra trong quá trình dùng lói ép âm
phải đảm phương trục lói phải trùng với phương trục của của cọc
đang ép và phải thẳng đứng.
- Qui trình hoàn công:
Sau khi thi công xong tim cọc nào thì tiến hành làm hoàn công tim cọc đó

• Tọa độ được đo khi cọc ép đến mặt đất tự nhiên









Cao độ đầu cọc được đo khi rút lói ép cọc lên (trên lói ép cọc có đánh dấu chia
vạch)
Bản vẽ hoàn công ép cọc: sau khi thi công xong đài cọc nào thì vẽ hoàn công đài
cọc đó. Kết hợp với TVGS hoặc Nhà Thầu Chính nghiệm thu hoàn công từng đài
cọc.
CÁN BỘ KỸ THUẬT

NGUYỄN ĐỨC HẢI LINH


…………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIỆN PHÁP VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
CÔNG TRÌNH: THẢO ĐIỀN TREASURY APARTMENT
ĐỊA ĐIỂM: Đ. NGUYỄN VĂN HƯỞNG , P. THẢO ĐIỀN, Q2, TP. HỒ CHÍ MINH
HẠNG MỤC: THI CÔNG ÉP CỌC BTCT ƯST Ф350MM


1. BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Vị trí công trình tọa lạc trong khu đô thị “ khu dân cư đông đúc” do vậy biện pháp an
toàn lao động và vệ sinh môi trường luôn được chúng tôi quan tâm chú ý đặt lên hàng đầu, trong
các quá trình thi công chúng tôi luôn lấy các tiêu chuẩn yêu cầu của “ An toàn lao động, phòng
chống cháy nổ, vệ sinh môi trường” là chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thi công.
Chúng tôi luôn luôn có cán bộ ATLĐ (Đã có kinh nghiệm qua các khóa đào tạo chính qui về
ATLĐ) trên hiện trường để hướng dẫn chỉ đạo các tổ đội thi công chấp hành nghiêm chỉnh các
biện pháp bảo đảm An Toàn Lao Động Và vệ sinh môi trường.
a) Yêu cầu chung
- Suốt quá trình thi công, tất cả các thiết bị, máy thi công phục vụ cho công trường
phải được bảo hiểm và có chứng chỉ kiểm định của cơ quan chuyên ngành trong
thời hạn được phép lưu hành.
- Tất cả lực lượng tham gia thi công từ chỉ huy trưởng cho đến công nhân phục vụ
cho công trường đều phải có Bảo Hiểm lao động, chứng chỉ hành nghề, sức khỏe
phù hợp với nhiệm vụ được giao. Trong khi thi công phải được trang bị đầy đủ
phương tiện, phòng hộ an toàn như: mũ, kính, găng tay, ủng, dây an toàn…,hoàn
thành mọi nhiệm vụ được giao.
b) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, máy móc thiết bị thi công và vệ sinh công
trình
- Thực hiện các quy trình, qui phạm xây dựng do cơ quan chức năng nhà nước ban
hành
- Vận trù hệ thống biển báo phân khu xây dựng và cảnh báo trên công trường
- Đăng ký cấp cứu khẩn cấp với trung tâm y tế gần nhất để giải quyết các sự cố về
an toàn lao động (nếu có) xảy ra. Trên công trường thường xuyên phải có trang
thiết bị sơ cứu như: bông, băng, thuốc sát trùng, một số dược phẩm phổ thông
- Quá trình thi công liên quan đến một số hạng mục khác như: cấp nước, hệ thống
điện, mạng điện thoại…cần liên hệ, hoặc kết hợp chặt chẽ theo đúng yêu cầu,
theo trình tự pháp luật hiện hành với các cơ quan chức năng chuyên ngành trực
thuộc địa phương quản lý

- Tuyệt đối không thải chất thải ra xung quanh khu vực thi công
- Khu vực vệ sinh cho CBCNV sử dụng trong quá trình phải đáp ứng yêu cầu vệ
sinh công nghiệp tại khu vực


-

-

-

Hàng ngày phải có cán bộ an toàn lao động và vệ sinh môi trường thường trực
kiểm tra, nhận xét và lưu vào sổ nhật ký các nội qui, tiêu chuẩn ATLĐ và VSMT
trên mặt bằng thi công đang thực hiện
Chế độ bảo dưỡng thiết bị và chế độ khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
theo yêu cầu của an toàn lao động và những yêu cầu khác về vệ sinh công nghiệp
được chấp hành một cách nghiêm túc tuyệt đối.
Xung quanh công trường, những vị trí có nhiều bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh khu vực đang thi công phải dùng bạt che chắn
Mọi phương tiện hoạt động trên đường phải được chấp hành theo luật ATLĐ, xe
vận tải vật liệu, thiết bị có bao phủ an toàn đảm bảo vật liệu không rơi vãi trên
đường đi vào công trường.

2. BIỆN PHÁP AN NINH BẢO VỆ
- Để đề phòng rủi ro chúng tôi thực hiện nghiêm túc các chế độ bảo hiểm có liên
quan theo quy định của pháp luật.
- Toàn bộ tài sản được bảo quản và bảo vệ chu đáo. Công tác an ninh bảo vệ đặc
biệt trú trọng không để mất mát vật tư tài sản làm ảnh hưởng đến người lao động
và uy tín của nhà thầu. Chính vì vậy công trường duy trì nội quy và chế độ trách
nhiệm từng thành viên hướng dẫn đến từng cá nhân. Có chế độ bàn giao ca máy,

thiết bị rõ ràng chính xác. Thường xuyên có đội bảo vệ tại công trường trực/giờ.
Buổi tối có điện chiếu sáng bảo vệ. Tất cả công nhân viên thi công trên công
trường đều được cấp thẻ ra vào bảo đảm đúng người đúng việc.
- Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương như đội
bảo vệ của chủ đầu tư, cảnh sát khu vực để bảo vệ trật tự, giải quyết kịp thời các
trường hợp bất trắc xảy ra ngoài khả năng quyền hạn xử lý của chúng tôi.
3.BIỆN PHÁP AN TOÀN CHÁY NỔ
- Thực hiện chế độ bảo vệ vật tư xe máy, thiết bị theo đúng quy định về phòng
chống cháy nổ. Các hệ thống điện của công trường từ trạm biến thế đến các khu
vực sử dụng điện phải thường xuyên được kiểm tra, nếu có nghi vấn đường dây
không an toàn thì có thể yêu cầu sửa chữa ngay.
- Bảo dảm lưu thông trong công trường được thông thoáng, không có chướng ngại
vật cản trở, bố trí cổng ra vào phù hợp thuận tiện cho trường hợp xe phòng cháy
có thể ra vào được.
- Phương tiện PCCC cấp thời là bình bọt khí CO2 tại công trường.
- Thực hiện nghiêm ngặt các tiêu lệnh PCCC như báo động, gọi điện thoại cho
công an PCCC hoặc dùng phương tiện “xe máy” báo động PCCC gần nhất. Huy
động lực lượng công nhân có kinh nghiệm dùng bọt khí CO 2 đến nơi cháy để
chữa cháy và sơ tán vật tư, tài sản, tài liệu đến nơi an toàn.
- Lấy phương châm phòng cháy hơn chữa cháy, cán bộ, công nhân viên của chúng
tôi thường xuyên được phổ biến nội quy, tuyên truyền giáo dục, kiểm tra, nhắc
nhở tinh thần nâng cao cảnh giác, tích cự ngăn ngừa và thực hiện tôt pháp lệnh
PCCC cụ thể là:


 Cấm không được sử dụng chất cháy, dễ cháy trong công trường (như gỗ, dầu,
nhựa,…) bếp đun được bố trí nơi riêng biệt.
 Cấm tùy tiện câu móc điện dưới bất cứ hình thức nào. Sau giờ làm việc nhân
viên kỹ thuật sẽ kiểm tra mạng điện và chỉ cấp điện cho những nơi cần thiết.
 Thực hiện không:

o Không dùng dây đồng, giấy bạc thay cầu chì.
o Không để các chất dễ cháy gần tủ điện, bảng điện hay dây đang dẫn
điện.
o Không đậu xe gần vật liệu dễ cháy, đầu xe phải hướng ra cổng khi tắt
máy.
o Không sử dụng phương tiện chữa cháy sai mục đích và phương tiện
chữa cháy phải được để ở vị tri dễ dàng thao tác. Ban hành PCCC đến
các tổ, đội, văn phòng. Khu vực có xăng dầu, trạm biến điện phải có
biển báo PCCC. Định kỳ công tác kiểm tra phòng chống cháy nổ tại
công trường. Bố trí tổ bảo vệ công trường và lực lượng ứng cứu khẩn
cấp khi có hỏa hoạn.
4. TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VỀ ATLĐ VÀ VSMT THI CÔNG TRÊN CÔNG TRÌNH
4.1/ Đối với Chỉ Huy Trưởng
- Chịu trách nhiệm trực tiếp và báo cáo với các phòng ban thuộc ban lãnh đạo công
ty về mọi mặt, trong đó có phần quy trình quy phạm công tác ATLĐ để được ban
lãnh đạo hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi kịp thời xử lý đảm bảo công tác ATLĐ cho
công trình.
- Được quyền tạm ngưng thi công nếu công tác ATLĐ không được đảm bảo trong
lúc thi công và có quyền xử lý kỹ thuật bất kỳ thành viên nào không tuân thủ công
tác ATLĐ trong quá trình thi công.
- Phối hợp với an toàn viên của công ty để có biện pháp xử lý tức thời, khắc phục
sự cố thiết bị đảm bảo tiến độ thi công.
4.2/ Đối với giám sát kỹ thuật
- Phối hợp với các đội trưởng thi công và an toàn viên của công ty để kiểm tra máy
móc, trang thiết bị tại công trình, nhắc nhở, đôn đốc công nhân tuân thủ kỹ thuật
lao động, chấp hành đúng quy trình quy phạm lao động và ATLĐ.
- Thường xuyên theo dõi, báo cáo với Chỉ Huy Trưởng kịp thời chỉ đạo, cho hướng
giải quyết để đảm bảo tiến độ thi công.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp với Chỉ Huy Trưởng về mọi mặt trong đó có cả công
tác ATLĐ.

4.3/ Đối với các đội trưởng
- Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc công nhân chấp hành các nội quy về ATLĐ,
trong đó bắt buộc công nhân phải sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động như: mũ, ủng,
bao tay, dây an toàn, kính bảo hộ,..
- Báo cáo với Chỉ Huy Trưởng ngay những trường hợp có thể xảy ra tai nạn trong
quá trình thi công và chờ hướng giải quyết của Chỉ Huy Trưởng công trình.


4.4/ Đối với công nhân
- Phải nắm vững thao tác kỹ thuật thi công, kỹ thuật lao động, nội quy công trường
và sử dụng các thiết bị bảo hộ trong quá trình thi công.
- Tuân theo sự phân công của tổ trưởng, làm tốt công việc được giao và tuân thủ
đúng quy trình thao tác kỹ thuật, không làm dối, làm ẩu.
- Có quyền từ chối thi công nội dung công việc không đúng quy định ATLĐ.
- Phát hiện, góp ý, ngăn chặn ngay những trường hợp vi phạm nội quy ATLĐ.
Tóm lại: đối với mỗi giai đoạn thi công trong công tác ATLĐ và VSCN, chúng tôi lập
biện pháp thông qua tư vấn A trên tinh thần đáp ứng mọi yêu cầu về quy phạm ATLĐ và
VSCN sao cho đạt mục đích cuối cùng là an toàn tuyệt đối, thành quả lao động cao, giá
thành hạ đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật và tiến độ đã đề ra.



×