Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong các bài thực hành sinh học cơ bản lớp 10 cơ bản trường THPT hàm rồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.92 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH
QUAN TRONG CÁC BÀI THỰC HÀNH SINH HỌC LỚP 10 CƠ
BẢN, TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG

Người thực hiện: Phạm Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Sinh học

THANH HOÁ NĂM 2019


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU………………………………………………………………….1
1.1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………….. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………... 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………….. 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………........ 1
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm…………………………. 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN……………………………………………….. 2
2.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan (TNKQ)………………………. 2
2.1.1. Tự luận và trắc nghiệm khách quan………………………………….. 2
2.1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan ……………………………3
2.1.3. Mối quan hệ giữa các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan……… . 6
2.2. Thực trạng việc dạy và học thực hành thí nghiệm ở trường THPT…….7
2.2.1. Đối với giáo viên……………………………………………………....7
2.2.2. Đối với học sinh……………………………………………………….7


2.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm liên qua đến các bài thực hành
sinh học 10 Cơ bản THPT……………………………………………………….7
2.3.1. Phương pháp chung……………………………………………………7
2.3.2. Áp dụng cụ thể vào các bài thực hành trong chương trình sinh học 10 Cơ
bản THPT……………………………………………………………………8
2.4. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học thực hành sinh học 10 Cơ bản
THPT…………………………………………………………………………….13
2.4.1. Sử dụng trong dạy học bài mới………………………………………..13
2.4.2. Sử dụng câu hỏi để học sinh tự học……………………………………13
2.4.3. Sử dụng để củng cố bài học…………………………………………....13
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………………….13
PHỤ LỤC VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM………………………………….13
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ………………………………………………...20
3.1. Kết luận………………………………………………………………...20
3.2. Đề nghị …………………………………………………………………20


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Vì vậy những bài thực hành thí
nghiệm là những bài học quan trọng góp phần gắn kết giữa lí thuyết với thực tiễn,
giúp các em đi sâu nghiên cứu cơ chế của hiện tượng sinh học. Học thực hành thí
nghiệm là điều kiện rất tốt để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, giúp quá
trình học tập của học sinh từ thụ động sang chủ động. Việc xây dựng các câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và sử dụng các câu hỏi khách quan cho nội dung kiến thức
các bài thực hành là rất cần thiết giúp học sinh chủ động trong việc tiếp thu bài
học, hiểu sâu kiến thức bổ trợ cho kĩ năng thực hành. Đồng thời giúp đánh giá học
sinh tốt hơn về các kĩ năng thực hành và kiến thức thực hành.
Mặt khác hiện nay các kì thi học sinh giỏi và thi THPT Quốc gia lại rất chú
trọng đến phần kiến thức thực hành và hỏi nhiều trong các nội dung thi đặc biệt thi

trắc nghiệm nhưng các giờ dạy thực hành ở trường THPT hiện nay còn chưa được
chú trọng, hiện tượng dạy qua loa, hình thức vẫn còn tồn tại. Là một giáo viên
THPT nhiều năm giảng dạy tôi đã rất trăn trở với những giờ thực hành, làm sao để
các tiết học thực hành thí nghiệm luôn thật sự hiệu quả, hấp dẫn học sinh và làm
sao để đánh giá kiến thức của từng học sinh trong các giờ thực hành. Tôi đã xây
dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho nội dung thực hành sinh học
THPT và đưa vào giảng dạy thực hành tại trường THPT Hàm Rồng một vài năm
gần đây. Vì vậy mà tôi xin trình bày ngắn gọn trong nội dung sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong
các bài thực hành sinh học lớp 10 cơ bản trường THPT Hàm Rồng”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp học sinh hiểu rõ kiến thức, hứng thú tìm hiểu và học tốt các bài thực
hành.
- Phát huy khả năng hoạt động cá nhân của học sinh.
- Đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Khách thể: Học sinh khối 10 trường THPT Hàm Rồng
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung các bài thực hành sinh học 10 cơ bản
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Đầu tiên tìm hiểu kĩ về tổng quan câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Tìm hiểu nội dung các bài thực hành.

1


- Tìm hiểu kĩ thuật xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Tìm hiểu cách sử dụng câu hỏi TNKQ trong các bài thực hành.
- Rút kinh nghiệm sao cho hiệu quả và phù hợp.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

- Tìm ra kĩ thuật xây dựng câu hỏi TNKQ áp dụng trong các bài thực hành
sinh 10.
- Xây dựng được hệ thống các câu hỏi TNKQ phù hợp cho từng bài thực
hành sinh học 10 cơ bản.
- Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường THPT.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Tổng quan về trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
2.1.1. Tự luận và trắc nghiệm khách quan
“Trắc nghiệm khách quan” Là một phương pháp khoa học cho phép dùng
một loạt những động tác xác định để nghiên cứu một hay nhiều đặc điểm, phân biệt
được bằng thực nghiệm với mục tiêu đi đến những mệnh đề lượng hóa tối đa có thể
được về mức độ biểu hiện tương đối của các đặc điểm cần nghiêm cứu.
Trước đây, nhiều người cho rằng câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm
khách quan ít liên quan với nhau. Song, theo nghiên cứu, có mối quan hệ khá rõ
nét giữa câu hỏi tự luận (CHTL) và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (CH TNKQ),
còn bản thân CH TNKQ cũng có mối quan hệ với nhau. Do đó, việc xây dựng và
sử dụng CH TNKQ trong dạy học, cần nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ này.
Mối quan hệ giữa CHTL dạng khái quát tổng hợp thực chất là tập hợp của
nhiều CHTL-trả lời ngắn. Câu hỏi tự luận-trả lời ngắn tương đương với câu dẫn
của câu TNKQ nhưng khác phần hỏi, còn câu trả lời đúng là phương án chọn, các
câu nhiễu là câu trả lời chưa chính xác hoặc sai. Do đó, ta có thể viết câu hỏi
TNKQ dạng nhiều lựa chọn bằng cách lấy chính câu hỏi trả lời ngắn đó sửa chữa
thành câu dẫn, các câu trả lời là phương án chọn và câu nhiễu. Như vậy, thực chất
của việc phân tích tri thức cũng có liên quan với lôgíc này, từ một tri thức khó
mang tính bao quát có thể là khó với người học, người GV biết chia nhỏ thành
những tri thức nhỏ hơn, thì độ khó đã được giảm đáng kể, cuối cùng là những tri
thức không thể chia được nữa mà có tác giả gọi là đơn vị nhận thức.
Điểm tương đồng giữa trắc nghiệm và tự luận:
- Tự luận hay trắc nghiệm đều có thể đo lường mọi thành quả học tập.
- Trắc nghiệm hay tự luận đều thể hiện tính khuyến khích học sinh.


2


- Cả hai loại hình kiểm tra này đều cho phép sự phán đoán chủ quan của
con người
Bảng so sánh giữa tự luận và trắc nghiệm
Tự luận
Một câu thuộc loại tự luận đòi hỏi thí
sinh phải tự mình soạn câu trả lời bằng
ngôn ngữ của mình.
Một bài tự luận gồm số câu hỏi
tương đối ít và có tính cách tổng quát,
đòi hỏi thí sinh phải triển khai câu trả
lời bằng lời lẽ dài dòng.
Khi làm một bài tự luận, thí sinh phải
bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và
viết
Chất lượng của bài làm tự luận phụ
thuộc chủ yếu vào kĩ năng của người
chấm bài
Thí sinh có nhiều tự do bộc lộ cá tính
của mình trong các câu trả lời, người
chấm bài cũng có tự do cho điểm các
câu trả lời theo hướng của riêng mình
Trong các câu hỏi tự luận, nhiệm vụ
hoạc tập của người học và trên cơ sở
đó giám khảo thẩm định mức độ hoàn
thành các nhiệm vụ ấy không được
phát biểu một cách rõ ràng

Sự phân bố điểm số của một bài tự
luận có thể được kiểm soát một phần
lớn do người chấm

Trắc nghiệm
Một câu trắc nghiệm đòi hỏi mỗi thí
sinh phải lựa chọn câu trả lời đúng nhất
trong một số câu đã cho sẵn.
Một bài trắc nghiệm thường gồm nhiều
câu hỏi có tính chuyên biệt chỉ đòi hỏi
những câu trả lời ngắn gọn.
Trong khi một bào trắc nghiệm thí sinh
dùng phần lớn thời gian để suy nghĩ và
đọc
Chất lượng một bài trắc nghiệm phụ
thuộc phần lớn do kĩ năng của người soạn
trắc nghiệm
Người soạn thảo trắc nghiệm có nhiều
tự do bộc lộ kiến thức và các giá trị của
của mình qua việc đặt các cấu hỏi.
Trong các câu hỏi trắc nghiệm, nhiệm
vụ hoạc tập của người học và trên cơ sở
đó giám khảo định mức độ hoàn thành các
nhiệm vụ ấy được phát biểu một cách rõ
ràng
Sự phân bố điểm hoàn toàn phụ thuộc
vào bài thi trắc nghiệm.

2.1.2. Phân loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan
2.1.2.1. Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn

Câu trắc nghiệm có nhiều câu trả lời để lựa chọn (hay câu hỏi nhiều lựa chọn) là
loại câu được ưa chuộng nhất và có hiệu quả nhất. Một câu hỏi loại này thường
gồm một phần phát biểu chính, thường gọi là phần dẫn (câu dẫn) hay câu hỏi và
bốn, năm hay phương án trả lời cho sẵn để học sinh tìm ra câu trả lời đúng
nhất trong nhiều phương án trả lời có sẵn. Ngoài câu đúng, các câu trả lời khác đều
có vẻ hợp lý (hay còn gọi là các câu nhiễu).
3


* Ưu điểm:
- Với sự phối hợp của nhiều phương án trả lời để chọn cho mỗi câu hỏi, giáo
viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá những mục tiêu dạy học
khác nhau, chẳng hạn như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Định nghĩa các khái niệm
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật
- Độ tin cậy cao hơn, khả năng đoán mò hay may rủi ít hơn so với các loại
câu hỏi TNKQ khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét
đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.
- Tính khách quan khi chấm bài. Điểm số bài TNKQ không phụ thuộc vào
các yếu tố như phẩm chất của chữ viết, khả năng diễn đạt tư tưởng của học sinh
hoặc chủ quan của người chấm.
* Nhược điểm:
- Loại câu này khó soạn vì phải tìm cho được câu trả lời đúng nhất trong khi
các câu, các phương án còn lại gọi là câu nhiễu thì cũng có vẻ hợp lý.
- Những học sinh có óc sáng tạo, khả năng tư duy tốt có thể tìm ra những câu
trả lời hay hơn đáp án đã cho, nên họ không thoả mãn hoặc khó chịu.
* Những lưu ý khi soạn câu TNKQ nhiều lựa chọn
- Trong việc soạn các phương án trả lời sao cho câu đúng phải đúng một

cách không tranh cãi được.
- Các câu nhiễu phải có tác động gây nhiễu với các học sinh có năng lực tốt
và tác động thu hút các học sinh kém hơn.
- Các câu trả lời đúng nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần
tương đương ở mỗi vị trí A, B, C, D, E. Vị trí các câu trả lời để chọn lựa nên được
sắp xếp theo một thứ tự ngẫu nhiên.
- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, diễn đạt rõ ràng một vấn đề hay nên
mang trọn ý nghĩa.
2.1.2.2. Câu trắc nghiệm "đúng- sai"
Là câu trắc nghiệm yêu cầu người làm phải phán đoán đúng hay sai với một
câu trần thuật hoặc một câu hỏi, cũng chính là để học sinh tuỳ ý lựa chọn một trong
hai đáp án đưa ra.
* Ưu điểm: - Đây là loại câu đơn giản nhất để trắc nghiệm kiến thức về
những sự kiện, mặc dù thời gian soạn cần nhiều công phu nhưng lại khách quan
4


khi chấm điểm. Có thể khảo sát được nhiều mảng kiến thức của học sinh trong một
khoảng thời gian ngắn
* Nhược điểm:
- Có thể khuyến khích đoán mò vì vậy độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho
học sinh học thuộc lòng hơn là hiểu. Khó dùng để phát hiện ra yếu điểm của học
sinh. ít phù hợp với đối tượng học sinh khá giỏi.
* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu đúng, sai:
- Câu nên hỏi những điều quan trọng, nội dung có giá trị chứ không phải là
những chi tiết vun vặt, không quan trọng.
- Tránh sử dụng các từ ngữ có tính giới hạn đặc thù mang tính ám thị. Khi ý
của đề là chính xác thì nên tránh dùng những từ “nói chung”, “thường thường”,
“thông thường”, “rất ít khi”, “có khi”, “một vài”, “có thể” để tránh cho đối tượng
tham gia dựa vào những từ này đưa ra đáp án “đúng” từ đó đoán đúng câu trắc

nghiệm.
2.1.2.3. Câu trắc nghiệm ghép đôi (xứng – hợp)
Đây là loại hình đặc biệt của loại câu câu hỏi nhiều lựa chọn, trong loại này
có hai cột gồm danh sách những câu hỏi và câu trả lời. Dựa trên một hệ thức tiêu
chuẩn nào đó định trước, học sinh tìm cách ghép những câu trả lời ở cột này với
các câu hỏi ở cột khác sao cho phù hợp. Số câu trong hai cột có thể bằng nhau hoặc
khác nhau. Mỗi câu trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để
ghép với một câu hỏi.
* Ưu điểm:
- Câu hỏi ghép đôi dễ viết, dễ dùng loại này thích hợp với học sinh cấp
THCS. Có thể dùng loại câu hỏi này để đo các mức trí năng khác nhau. Nó thường
được xem như hữu hiệu nhất trong việc đánh giá khả năng nhận biết các hệ thức
hay lập các mối tương quan.
* Nhược điểm: - Để soạn loại câu hỏi này để đo mức kiến thức cao đòi hỏi
nhiều công phu. Hơn nữa nếu số câu trong các cột nhiều, học sinh sẽ mất nhiều
thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi.
* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu ghép đôi:
- Trong mỗi cột phải có ít nhất là sáu câu và nhiều nhất là mười hai câu. Số
câu chọn lựa trong cột trả lời nên nhiều hơn số câu trong cột câu hỏi, hoặc một câu
trả lời có thể được sử dụng nhiều lần để này sẽ giúp giảm bớt yếu tố may rủi.
- Phải xác định rõ tiêu chuẩn để ghép một câu của cột trả lời và câu trả lời
tương ứng. Phải nói rõ môi câu trả lời chỉ được sử dụng một lần hay được sử dụng
nhiều lần.
2.1.2.4. Câu trắc nghiệm điền khuyết
5


Đây là câu hỏi TNKQ mà học sinh phải điền từ hoặc cụm từ thích hợp với
các chỗ để trống. Nói chung, đây là loại TNKQ cóa câu trả lời tự do.
* Ưu điểm:

- Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra, tự tìm ra câu
trả lời. Loại này dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn. Rất thích hợp cho việc đánh
giá mức độ hiểu bết của học sinh về các nguyên lí, giải thích các dữ kiện, diễn đạt
ý kiến và thái độ.
* Nhược điểm:
- Khi soạn loại câu này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường trích
nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vào chi
tiết vụn vặt chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu
hỏi TNKQ khác.
* Những nguyên tắc khi xây dựng dạng câu điền khuyết:
- Lời chỉ dẫn phải rõ ràng, tránh lấy nguyên văn các câu từ sách để khỏi
khuyến khích học sinh học thuộc lòng.
- Các khoảng trống nên có chiều dài bằng nhau để học sinh không đoán mò,
nên để trống những chữ quan trong nhưng đừng quá nhiều.
2.1.2.5. Câu hỏi bằng hình vẽ (kênh hình)
* Trên hình vẽ sẽ cố ý để thiếu hoặc chú thích sai yêu cầu học sinh chọn một
phương án đúng hay đúng nhất trong số các phương án đã đề ra, bổ sung hoặc sửa
chữa sao cho hoàn chỉnh.
* Sử dụng loại câu hỏi này để kiểm tra kiến thức thực hành như: kĩ năng
quan sát thí nghiệm; điều chế các chất; an toàn trong khi thí nghiệm của học sinh.
2.1.3. Mối quan hệ giữa các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Trong các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi nhiều lựa chọn lại
bao hàm các dạng câu hỏi khác. Ví dụ câu hỏi đúng – sai là câu hỏi nhiều lựa chọn
có hai phương án, câu hỏi ghép đôi là biến dạn của câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi
điền khuyết thực chất là một câu trả lời đúng người ta dấu đi những từ quan trọng
phải tìm. Câu hỏi bằng hình vẽ có thể ta có thể dung các dạng: đúng sai, điền
khuyết, ghép đôi, nhiều lựa chọn. Trong các dạng câu hỏi TNKQ thì câu hỏi nhiều
lựa chọn là dạng câu hỏi có thể hỏi ở nhiều mức độ nhân thức khác nhau: Nhớ,
hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
2.2. Thực trạng việc dạy và học thực hành thí nghiệm ở trường THPT

2.2.1. Đối với giáo viên
- Các giờ dạy còn sơ sài, hình thức và chưa hiệu quả. Nhiều giáo viên ngại
làm thực hành hoặc không có kĩ năng thực hành.
6


- Việc chia nhóm thực hành ở các lớp trong các tiết thực hành rất mất thời
gian.
- Giáo viên phải làm nhiều việc, hướng dẫn nhiều nên giờ dạy chưa hiệu
quả.
- Trang thiết bị thiếu thốn, hỏng hóc, hết hạn sử dụng.
- Cán bộ phụ trách phòng thực hành thì kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa
thực sự chuyên tâm trong chuyên môn nên chất lượng chuẩn bị giờ thực hành còn
kém nên chưa đem lại kết quả mong muốn.
- Phần trắc nghiệm khách quan cho các phần kiến thức thực hành rất ít. Đa
số giáo viên không có kĩ năng xây dựng câu hỏi TNKQ hoặc ngại xây dựng dựa
vào tài liệu giải thích. Các tài liệu trắc nghiệm hiện nay thì câu hỏi trắc nghiệm viết
cho các bài thực hành rất ít.
2.2.2. Đối với học sinh
- Ngại học các giờ thực hành.
- Không chịu tìm hiểu lí thuyết thực hành trước khi đến lớp.
- Việc xử lí số liệu còn nhiều sai xót chưa chính xác và không linh hoạt.
- Học sinh không quan tâm nhiều đến các bài thực hành do nội dung thi ít.
Phần lớn học sinh theo các khối A, D, A1 rất ít học sinh theo khối B. Theo lối thi gì
học nấy vì vậy không tích cực tìm hiểu nội dung.
2.3. Phương pháp xây dựng câu hỏi trắc nghiệm liên qua đến các bài
thực hành sinh học 10 Cơ bản THPT
2.3.1. Phương pháp chung
Bước 1: Từ nội dung của bài học ta đặt các câu hỏi tự luận. Càng nhiều câu
hỏi tự luận càng tốt.

Bước 2: Từ câu hỏi tự luận chia ra các câu hỏi trả lời ngắn. Mỗi câu hỏi trả
lời ngắn chỉ nên hỏi một vấn đề.
Bước 3: Lựa chọn câu hỏi để có tỉ lệ thích đáng giữa các mức độ nhận thức
phù hợp với đối tượng dạy học ( chủ thể của quá trình nhận thức = người học). Đây
là khâu quan trọng thể hiện năng lực của giáo viên.
Bước 4: Khi đã có hệ thống câu hỏi tự luận trả lời ngắn ưng ý chúng ta tiến
hành hình thành các câu hỏi trắc nghiệm khách quan tùy mục đích sử dụng. Tất cả
các câu hỏi cần được kiểm định chỉ tiêu định lượng mức độ nhớ, hiểu, vận dụng
trước khi sử dụng.
Như vậy: 1 Câu hỏi tự luận = n (câu hỏi trả lời ngắn) = m (câu hỏi TNKQ).
Câu hỏi tự luận, câu hỏi trả lời ngắn có thể là câu dẫn một số CH TNKQ. Ở đây m
≥ n.
7


Thông thường, theo nghiên cứu của các tác giả khác và thực tiễn nghiên cứu
của mình, mỗi giờ lý thuyết ở bậc phổ thông thì số lượng 5-10 câu. Kinh nghiệm
cho thấy, không phải xây dựng nhiều câu hỏi trắc nghiệm cho một giờ thực (hoặc
quy đổi thành giờ lý thuyết) là tốt, mà chỉ xây dựng vừa phải, các câu hỏi đòi hỏi
tư duy và rèn luyện tư duy cho học sinh luôn được đánh giá cao.
2.3.2. Áp dụng cụ thể vào các bài thực hành trong chương trình sinh học
10 Cơ bản THPT
- Căn cứ vào nội dung bài thực hành như: Dụng cụ, hóa chất, các bước tiến
hành thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, giải thích thí nghiệm để xây dựng các câu hỏi
trắc nghiệm.
Tên bài
thực
hành
Bài 12:
Thực

hành thí
nghiệm
co và
phản co
nguyên
sinh

Phương pháp thực hành

Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận
Câu 1: Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế
bào biểu bì lá cây?
Câu 2: Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm phản co nguyên sinh
ở tế bào khí khổng lá cây?
Câu 3: Tế bào khí khổng trước và sau khi nhỏ nước muối có gì khác
nhau?
Câu 4: Tại sao khi nhỏ nước cất thì tế bào khí khổng mở trở lại?
Câu 5: Hiện tượng co và phản co nguyên sinh là gì?
Câu 6: So sánh co và phản có nguyên sinh giữa tế bào động vật và thực
vật?
Bước 2: Chia câu hỏi tự luận thành nhiều câu hỏi tự luận nhỏ:
Ví dụ ở câu 1 ta có thể chia thành các câu hỏi nhỏ như:
1. Cách làm tiêu bản để quan sát thí nghiệm co nguyên sinh như
thế nào?
2. Nêu cách điều chỉnh kính hiển vi để quan sát thí nghiệm?
3. Quan sát thấy hình ảnh tế bào biểu bì trong thí nghiệm như thế
nào?
Bước 3: Trả lời các câu hỏi nhỏ và điều chỉnh mức độ kiến thức:
1. Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn
một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật.

2. Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để
quan sát vùng có mẫu vật.
Chọn vùng có lớp tế bào mỏng, sau đó chuyển sang vật kính x40 để quan
sát cho rõ hơn.
3. Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất
8


Bài 15:
Thực
hành:
Một số
thí
nghiệm
về enzim

thu nhỏ lại tách khỏi thành tế bào.
Bước 4: Từ các bước trên hình thành các câu hỏi trắc nghiệm
Câu TNKQ 1: Cho các dữ kiện sau:
(1)Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn
một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật.
(2) Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để
quan sát vùng có mẫu vật.
(3) Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40
để quan sát cho rõ hơn.
(4) Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất
thu nhỏ lại.
Thứ tự đúng cho các bước tiến hành của của thí nghiệm co nguyên sinh
chất là:
A. 1  2  3  4

C. 1  3  2  4
B. 4  3  2  1
D. 3  2  4  1
Câu TNKQ 2:
Phát biểu nào sau đây về cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế
bào biểu bì lá cây là sai?
A. Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn
một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật.
B. Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để
quan sát vùng có mẫu vật.
C. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40
để quan sát cho rõ hơn.
D. Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất
trương lên ép sát thành tế bào.
Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận
Câu 1: Giải thích hiện tượng xảy ra ở ba đĩa thí nghiệm với enzim
catalaza?
Câu 2: Nêu các bước tiến hành thí nghiệm với enzim catalaza?
Câu 3: Viết phương trình phân giải H 2O2 khi có enzim catalaza và khi có
xúc tác vô cơ?
Câu 4: Tại sao lại luộc khoai tây và bỏ khoai tây vào tủ lạnh?
Câu 5: Nêu các dụng cụ và hóa chất sử dụng trong thí nghiệm sử dụng
enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN?
Bước 2: Chia câu hỏi tự luận thành nhiều câu hỏi tự luận nhỏ:
Ví dụ ở câu 1 ta có thể chia thành các câu hỏi nhỏ như:
1. Ở đĩa thí nghiệm 1 lát khoai tây sống có hiện tượng gì?
9


2. Ở đĩa thí nghiệm 2 lát khoai tây chín có hiện tượng gì?

3. Ở đĩa thí nghiệm 3 lát khoai tây sau khi bỏ vào ngăn đá trong tủ lạnh
có hiện tượng gì?
Bước 3: Trả lời các câu hỏi nhỏ và điều chỉnh mức độ kiến thức:
1. Ở đĩa thí nghiệm 1 lát khoai tây sống sủi nhiều bọt trắng.
2. Ở đĩa thí nghiệm 2 lát khoai tây chín không sủi bọt.
3. Ở đĩa thí nghiệm 1 lát khoai tây sau khi bỏ vào ngăn đá trong tủ lạnh
sủi ít bọt trắng.
Bước 4: Từ các bước trên hình thành các câu hỏi trắc nghiệm
Câu TNKQ 1: Mô tả nào sau đây về kết quả thí nghiệm với enzim
catalaza là không đúng?
A. Lát khoai tây sống sủi nhiều bọt trắng.
B. Lát khoai tây chín không sủi bọt.
C. Lát khoai tây ngâm lạnh không sủi bọt.
D. Cả ba lát khoai tây đều sủi bọt.
Câu TNKQ 2: Lát khoai tây sống sủi nhiều bọt sau khi nhỏ enzim
catalaza, giải thích nào sau đây là đúng?
A. Có nhiều enzim catalaza
B. Không còn enzim catalaza do đã bị phá hủy ở nhiệt độ cao.
C. Hoạt tính enzim catalaza bị giảm khi ở nhiệt độ thấp.
D. Có ít enzim catalaza.
Bài 20:
Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận
Thực
Câu 1: Mô tả diễn biến của NST ở các kì trong phân bào nguyên phân
hành
của tế bào rễ hành?
quan sát Câu 2: Em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm quan sát các kì của
các kì
nguyên phân trên tiêu bản rễ hành?
của

Câu 3: Giải thích tại sao cùng 1 kỳ nào đó của nguyên phân trên tiêu bản
nguyên lại trông khác nhau?
phân
Câu 4: Em hãy đếm số lượng NST trong các tế bào rễ hành (2n=16) ở
trên tiêu
các kì của phân bào nguyên phân?
bản rễ
Câu 5: Em hãy vẽ lại những hình ảnh các kì của nguyên phân của tế bào
hành
rễ hành quan sát được?
Bước 2: Chia câu hỏi tự luận thành nhiều câu hỏi tự luận nhỏ:
Ví dụ ở câu 1 ta có thể chia thành các câu hỏi nhỏ như:
Cho hình ảnh :

10


Hình
ảnh (1) về các kì của nguyên phân ở tế bào rễ hành
1. Đây là những kì nào?
2. Đặc điểm NST ở mỗi kì?
3. Số lượng NST trong tế bào?
Bước 3: Trả lời các câu hỏi nhỏ và điều chỉnh mức độ kiến thức:
1. Trong nguyên phân đây là các kì lần lượt là:
2. Kì đầu  Kì giữa  Kì sau  Kì cuối
3. Đặc điểm của các kì:
- Kì đầu:
+ NST kép co ngắn, đóng xoắn
+ Số lượng NST= 16
- Kì giữa:

+ NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
+ Số lượng NST= 16
- Kì sau:
+ Các NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế
bào.
+ Số lượng NST= 32
- Kì cuối:
+ NST đơn dãn xoắn
+ Số lượng NST= 16
Bước 4: Từ các bước trên hình thành các câu hỏi trắc nghiệm
Câu TNKQ 1: Cho hình ảnh (1) sau về phân bào nguyên phân của tế bào
rễ hành, hãy cho biết thứ tự đúng của các kì?
A. Kì đầu  Kì giữa  Kì sau  Kì cuối
B. Kì cuối  Kì giữa  Kì sau  Kì đầu
C. Kì đầu  Kì sau  Kì giữa  Kì cuối
D. Kì đầu  Kì cuối  Kì sau  Kì giữa
Câu TNKQ 2: Đặc điểm nào sau đây mô tả đúng về diễn biến NST ở kì
giữa của nguyên phân của tế bào rễ hành?
A. NST kép co ngắn, đóng xoắn.
11


B. NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào.
C. Các NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế
bào.
D. NST đơn dãn xoắn dạng sợi mảnh.
Bài 24:
Bước 1: Xây dựng hệ thống các câu hỏi tự luận

Thực
Viết phương trình lên men rượu?
hành lên Câu 1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm lên men rượu?
men
Câu 2: Trong thí nghiệm lên men rượu đã sử dụng những dụng cụ và hóa
Etylic và chất gì?
lên men
Câu 3: Kết quả quan sát được ở 3 ống nghiệm trong thí nghiệm lên men
Lac tíc
rượu?
Câu 4: Viết phương trình lên men láctic?
Câu 5: Trình bày qui trình làm sữa chua?
Câu 6: Tại sao làm sữa chua thì sữa chua từ dạng lỏng lại thành dạng sền
sệt?
Câu 7: Trình bày cách muối dưa hoặc cà?
Câu 8: Tại sao muối dưa cà sau một thời gian có váng trắng nổi lên?
Câu 9: Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?
Câu 10: Em hãy phân biệt lên men rượu và lên men láctíc?
Bước 2: Chia câu hỏi tự luận thành nhiều câu hỏi tự luận nhỏ:
Ví dụ ở câu 1 ta có thể chia thành các câu hỏi nhỏ như:
1. Phương trình lên men rượu?
2. Kể tên các sản phẩm của phương trình lên men rượu?
3. Năng lượng tạo ra trong phản ứng lên men rượu là bao nhiêu ATP?
Bước 3: Trả lời các câu hỏi nhỏ và điều chỉnh mức độ kiến thức:
1. Phương trình lên men rượu

2. Các sản phẩm của phương trình lên men rượu:
CO2, Etylic, Năng lượng
3. Năng lượng tạo ra trong phản ứng lên men rượu là 2 ATP.
Bước 4: Từ các bước trên hình thành các câu hỏi trắc nghiệm

Câu TNKQ 1: Trong phương trình lên men rượu :

Trong sơ đồ này X là:
A. Khí CO2 B. Khí O2 C. axit axetic D. axit Lactic
12


2.4. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học thực hành sinh học 10
Cơ bản THPT
2.4.1. Sử dụng trong dạy học bài mới
Trong dạy học những năm gần đây các phương pháp dạy học tích cực dần
được triển khai. Việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để dạy bài mới có
thể xem như một phương pháp dạy học. Bản chất của phương pháp này kích thích,
định hướng hoạt động tìm tòi kiến thức của học sinh bằng hoạt động lựa chọn đúng
sai. Học sinh phải lập luận để tìm ra phương án đúng cũng như phương án trả lời
sai.
2.4.2. Sử dụng câu hỏi để học sinh tự học
Giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về bài thực hành,
phát cho các học sinh về nhà nghiên cứu nội dung bài học trả lời trước.
2.4.3. Sử dụng để củng cố bài học.
Sau khi học xong bài mới giáo viên củng cố bài học bằng hệ thống câu hỏi
trắc nghiệm. Việc củng cố bằng câu hỏi TNKQ vừa ngắn gọn, tóm tắt được kiến
thức vừa khắc sâu được kiến thức.
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Bản thân tôi đã rèn luyện cho mình kĩ năng xây dựng câu hỏi TNKQ cho
các nội dung môn học và sử dụng câu hỏi TNKQ vào các phương pháp dạy học
một cách hiệu quả, nâng cao hiệu quả giờ dạy.
- Hệ thống câu hỏi TNKQ thực sự đã giúp học sinh hoạt động chủ động,
sáng tạo tiếp thu kiến thức. Tạo cho các em sự say mê hứng thú với môn học, giờ
học trở nên rất nhẹ nhàng, hiểu bài mà không áp lực.

- Các đồng nghiệp cũng đã tích cực tham khảo và áp dụng vào giờ dạy trên
lớp rất hiệu quả.
PHỤ LỤC VỀ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Bài 12: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Câu 1: Loài cây nào sau đây thường được sử dụng trong thí nghiệm quan sát hiện
tượng co và phản co nguyên sinh?
A. Lá bàng

B. Lá phượng

C. Lá thài lài tía

C. Lá lốt

Câu 2: Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh có sử dụng dung dịch loãng
A. NaCl

B. HCl

C. Iot

D. HNO3

Câu 3: Cho các dữ kiện sau:
(1) Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn
một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật.
13


(2) Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để

quan sát vùng có mẫu vật.
(3) Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40 để
quan sát cho rõ hơn.
(4) Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất
thu nhỏ lại.
Thứ tự đúng cho các bước tiến hành của của thí nghiệm co nguyên sinh chất
là:
A. 1  2  3  4

B. 1  3  2  4 C. 4 3  2  1 D. 3  2 4  1

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về cách tiến hành thí nghiệm co nguyên sinh ở tế bào
biểu bì lá cây là sai?
A. Dùng dao tách lớp biểu bì của lá cây, đặt lên một phiến kính đã có sẵn
một giọt nước, đặt lá kính lên mẫu vật.
B. Đặt phiến kính lên giữa bàn kính hiển vi trường, quay vật kính x10 để
quan sát vùng có mẫu vật.
C. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất, sau đó chuyển sang vật kính x40 để
quan sát cho rõ hơn.
D. Những tế bào co nguyên sinh chất là những tế bào có phần tế bào chất
trương lên ép sát thành tế bào.
Câu 5: Tế bào biểu bì lá cây có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối?
A. Tế bào chất dần dần tách khỏi màng tế bào từ các góc khác nhau gây ra
hiện tượng co nguyên sinh.
B. Tế bào chất dần dần tách khỏi màng tế bào từ các góc khác nhau gây ra
hiện tượng phản co nguyên sinh.
C. Tế bào chất căng phồng sát màng tế bào từ các góc khác nhau gây ra hiện
tượng co nguyên sinh.
D. Tế bào chất căng phồng sát màng tế bào từ các góc khác nhau gây ra hiện
tượng phảnco nguyên sinh.

Câu 6: Khi nhỏ nước cất vào lớp tế bào biểu bì của lá cây thài lài tía thì khí khổng
lúc này mở.
A. Chất tan khuyếch tán từ tế bào ra môi trường
B. Chất tan khuyếch tán từ môi trường vào tế bào
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường
Câu 7: Khi nói về co nguyên sinh, phát biểu nào sau đây sai?
14


A. Tế bào đã chết không xảy ra hiện tượng co nguyên sinh
B. Ở môi trường nhược trương tế bào không xảy ra hiện tượng co nguyên sinh
C.Ở môi trường ưu trương mọi tế bào sống đều xảy ra hiện tượng co nguyên sinh.
D. Hiện tượng co nguyên sinh chỉ xảy ra ở tế bào thực vật.
Câu 8: Khi ở môi trường nhược trương, tế bào nào sau đây sẽ bị vỡ:
A. TB hồng cầu

B. TB nấm men

C. TB thực vật

D. TB vi khuẩn E.coli

Câu 9:
Hình vẽ mô tả hiện tượng co
nguyên sinh là:
A. Hình 1, hình 2 và 3
B. Hình 2, 3, 4
C. Hình 1,3
D. Hình 3,4


Câu 10: Giải thích nào sau đây đúng với thí nghiệm phản co nguyên sinh
A. Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường ngoài nhược trương, nước đi
từ ngoài vào tế bào.
B. Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường ngoài ưu trương, nước đi từ
ngoài vào tế bào.
C. Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường ngoài nhược trương, nước đi
từ tế bào ra ngoài.
D. Khi cho nước cất vào tiêu bản, môi trường ngoài đẳng trương, nước
không di chuyển.

15


Bài 15: Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim
Câu 1: Mô tả nào sau đây về kết quả thí nghiệm với enzim catalaza là không
đúng?
A. Lát khoai tây sống sủi nhiều bọt trắng. B. Lát khoai tây chín không sủi bọt.
C. Lát khoai tây ngâm lạnh không sủi bọt. D. Cả ba lát khoai tây đều sủi bọt.
Câu 2: Lát khoai tây sống sủi nhiều bọt sau khi nhỏ enzim catalaza, giải thích nào
sau đây là đúng?
A. Có nhiều enzim catalaza
B. Không còn enzim catalaza do đã bị phá hủy ở nhiệt độ cao.
C. Hoạt tính enzim catalaza bị giảm khi ở nhiệt độ thấp.
D. Có ít enzim catalaza.
Câu 3: Chất khí tạo ra bọt trắng trên các lát khoai tây thí nghiệm khi nhỏ enzim
catalaza là?
A. O2
B. CO2
C. H2

D. Cl2
Câu 4: Lát khoai tây để trong tủ lạnh sử dụng trong thí nghiệm với enzim catalaza
với mục đích?
A. Nhiệt độ thấp, làm giảm hoạt tính của enzim catalaza nên xúc tác chậm,
tạo ra bọt khí ít hơn.
B. Nhiệt độ thấp, làm tăng hoạt tính của enzim catalaza nên xúc tác nhanh,
tạo ra bọt khí nhiều hơn.
C. Nhiệt độ thấp, làm mất hoạt tính của enzim catalaza nên tạo ra bọt khí ít
hơn.
D. Nhiệt độ thấp, enzim catalaza bị phân hủy nên xúc tác chậm, tạo ra bọt
khí ít hơn.
Câu 5: Phương trình phân giải H2O2 khi có enzim catalaza đúng là?
catalaza
A. H2O2 + O2 ���
� H2O

Fe
B. H2O2 ��
� H2O + O2

catalaza
HCl
C. H2O2 ���
D. H2O2 ���
H2O + O2
� H2O + O2
Câu 6: Hóa chất nào sau đây sử dụng trong thí nghiệm tách chiết ADN từ enzim
trong quả dứa tươi?
A. Nước rửa bát B. Nước muối sinh lí
C. Axit axetic

D. H2O2
Câu 7: Cho các nội dung sau:
I. Nghiền mấu vật
II. Tách ADN ra khỏi nhân tế bào
III. Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn
IV. Tách ADN ra khỏi lớp cồn

16


Trật tự đúng cho các bước tiến hành thí nghiệm tách chiết ADN từ các tế bào
gan là:
A. IIIIIIIV

B. IIIIIIIV

C. IIIIIIIV

D. IIIIIIVI

Câu 8: Để kết tủa ADN ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. H2O
B. Cồn
C. HCl
D. Nước muối
Câu 9: Cho nước rửa bát vào thí nghiệm tách chiết ADN với mục đích?
A. Phá bỏ màng tế bào và màng nhân giải phóng ADN.
B. Là chất tẩy rửa tạo bọt để tách ADN.
C. Có hoạt tính bề mặt dùng để kết tủa ADN.
D. Tách Prôtêin và ADN ra khỏi lớp cồn.

Câu 10: Tên enzim có trong quả dứa tươi là
A. Catalaza
B. Xenlulaza
C. Saccaraza
D. Prôtêaza
Bài 20: Thực hành quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành
Câu 1: Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:
(1) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu
vật vào giữa hiển vi trường
(2) Quan sát toàn bộ lát cắt dọc rễ hành dưới vật kính ×10 để sơ bộ xác định
vùng có nhiều tế bào đang phân chia
(3) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và
quan sát dưới vật kính ×40
(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản
Thứ tự đúng các bước tiến hành là
A. (1) → (4) → (3) → (2)
B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (1) → (2) → (4) → (3)
D. (1) → (3) → (2) → (4)
Câu 2: Cho hình ảnh sau về phân bào nguyên phân của tế bào rễ hành, hãy cho
biết thứ tự đúng của các kì?

A. Kì đầu  Kì giữa  Kì sau  Kì cuối
B. Kì cuối  Kì giữa  Kì sau  Kì đầu
C. Kì đầu  Kì sau  Kì giữa  Kì cuối
17


D. Kì đầu  Kì cuối  Kì sau  Kì giữa
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây mô tả đúng về diễn biến NST ở kì giữa của nguyên

phân của tế bào rễ hành?
A. NST kép co ngắn, đóng xoắn.
B. NST kép tập trung thành một hàng dọc trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào.
C. Các NST kép tách nhau ở tâm động, dần di chuyển về 2 cực của tế bào.
D. NST đơn dãn xoắn dạng sợi mảnh.
Câu 4: Bộ NST lưỡng bội (2n) của tế bào rễ hành là 2n=16, số lượng NST và
cromatit trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau nguyên phân lần lượt là:
A. 16 NST và 32 crômatit
B. 16 NST và 16 crômatit
C. 32 NST và 32 Crômatit
D. 32 NST và 0 crômatit
Câu 5: Quan sát một tế bào rễ hành đang thực hiện quá trình phân bào nguyên
phân đếm được 16 NST đơn trong tế bào vậy tế bào đang ở kì nào của quá trình
phân bào? Biết bộ NST 2n = 16.
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 6: Trong những kì nào của nguyên phân, NST ở trạng thái kép?
A. Kì đầu và kì cuối
B. Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối
C. Kì đầu và kì giữa
D. Kì đầu, kì giữa, kì cuối
Câu 7: Nói về chu kỳ tế bào, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chu kì tế bào của mọi tế bào trong một cơ thể đều bằng nhau
B. Chu kỳ tế bào gồm kỳ trung gian và quá trình nguyên phân
C. Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào
D. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào
Câu 8: Thứ tự lần lượt trước - sau của kỳ trung gian là:

A. S,G1,G2
B. G1,S,G2
C. G2,G2,S
D. S,G2,G1
Bài 24: Thực hành lên men Etylic và lên men Lactíc
Câu 1: “Đường nấm men → êtanol + X + năng lượng” là sơ đồ biểu diễn quá trình lên
men rượu. X trong sơ đồ này là:
A. axit axetic B. khí O2
C. khí CO2
D. axit lactic
Câu 2: Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men Lactic?
A. Axit glutamic B. Pôlisaccarit
C. Sữa chua
D. Đisaccarit
Câu 3: Cho các bước sau:
I. Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2,3: 1g bột bánh men
II. Đổ nhẹ dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2
18


III. Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 300C-320C, quan sát hiện tượng.
IV. Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3.
Trật tự đúng về cách tiến hành thí nghiệm lên men etilic là:
A. IIIIIIIV

B. IIIIVIII

C. IIIIIIIV D. IIIIIIVI

Câu 4: Cho các nhận xét sau, nhận xét nào là đúng?

A. Ống nghiệm chứa nước đường có bọt khí nổi lên.
B. Ống nghiệm có bột bánh men và nước lã đun sôi để nguội không sủi bọt.
C. Ống nghiệm chứa bột bánh men và nước đường không có bọt khí nổi lên.
D. Cả ba ống nghiệm đều có bọt khí nổi lên.
Câu 5: Sản phẩm chính của quá trình lên men lactic là:
A. Axit lactic
B. Rượu
C. CO2
D. H2O
Câu 6: Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực
hiện quá trình nào sau đây?
A. Làm tương
C. Muối dưa
B. Làm nước mắm
D. Làm giấm
Câu 7: Trong quá trình muối dưa, dưa bị hỏng ngay trong giai đoạn đầu có thể do
những nguyên nhân nào sau đây?
I. “ Tay” muối dưa hay bị hỏng
II. Rau dưa bị nhiễm bẩn
III. Nồng độ muối không phù hợp
IV. Không đậy kín dưa
V. Chủng vi khuẩn lactic được sử dụng để lên men không tốt.
Các phương án đúng là: A. I, II, III B. II, III, IV C. II, III, V
D. I, III, IV
Câu 8: Khi làm sữa chua, sữa từ dạng lỏng biến thành sền sệt vì:
A. Vi khuẩn lên men tạo thêm nhiều prôtêin làm prôtêin đông đặc lại.
B. Khi lên men, tạo axit lactic làm thay đổi pH trong dung dịch gây biến tính prôtêin.
C. Trong môi trường giàu dinh dưỡng vi khuẩn lactic sinh trưởng mạnh với số
lượng lớn làm đông đặc dung dịch.
D. Khi lên men sữa chua vi khuẩn lactic tạo thành các sợi prôtêin liên kết thành

mạng lưới làm đông đặc dung dịch.
Câu 9: Trong 3 cách làm sữa chua sau đây, cách nào sẽ thành công?
- Cách 1: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó bổ sung ngay một thìa sữa chua vinamilk
 ủ ấm từ 6-8 giờ.
Cách 2: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung một
thìa sữa chua vinamilk, cho thêm enzim lizozim  ủ ấm 6-8 giờ.
- Cách 3: Pha sữa bằng nước sôi, sau đó để nguội bớt đến khoảng 40 0C, bổ sung
một thìa sữa chua vinamilk  ủ ấm 6-8 giờ.
Phương án đúng là: A. Cách 1

B. Cách 2

C. Cách 3

D. Cách 2 và 3
19


Câu 10: Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
A. Môi trường axit (pH thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
B. Môi trường axit (pH cao) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
C. Môi trường bazo (pH thấp) ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
D. Môi trường trung tính ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua đề tài này tôi đã hình thành hệ thống câu hỏi TNKQ cho từng bài
thực hành phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chính điều đó sẽ thuận lợi
cho giáo viên khi giảng dạy trong các giờ thực hành.
Sử dụng các câu hỏi TNKQ phát huy hiệu quả tính sáng tạo, độc lập
của học sinh. Học sinh vừa có khả năng hoạt động độc lập vừa phối hợp hiệu

quả và tạo cho học sinh hứng thú học tập trong các giờ thực hành.
3.2. Đề nghị
Xây dựng được hệ thống câu hỏi TNKQ cho các nội dung học rất cần
thiết, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Vì vậy
cần được áp dụng rộng rãi với nhiều nội dung khác của môn học để tạo thành
kĩ năng và mang lại hiệu quả trong dạy học.
Sáng kiến của tôi trên đây có thể còn mang màu sắc chủ quan, chưa
hoàn thiện, do nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến
quý báu của các thầy cô, các bạn đồng ng hiệp để ngày càng hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 5 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết

Phạm Thị Hằng

20


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH
GIÁ XẾP LOẠI CẤP SỞ GD& ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ
C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Hàm Rồng
TT

1
2

3

Tến đề tài SKKN
Xây dựng và sử dụng sơ đồ Graph
vào giảng dạy môn sinh học 10
“Ứng dụng phầm mềm tin học
Powerpoint soạn giảng “Chương 3
- Sinh trưởng và phát triển” để
nâng cao chất lượng hiệu quả giờ
lên lớp”.
“Hệ thống và phương pháp giải
các dạng bài tập di truyền liên kết
với giới tính”

Cấp đánh
giá xếp
loại
Sở

Kết quả
đánh giá
xếp loại
C

Sở

C


Năm học
đánh giá
xếp loại
2006 2007
2008-2009

Sở

C

2012- 2013

4

“Phương pháp giải bài tập di
truyền liên quan đến 3 cặp gen
trên 2 cặp NST thường nhằm
nâng cao hiệu quả dạy học sinh
học 12”

Sở

C

2014-2015

5

“ Sử dụng kĩ thuật dạy học khăn

trải bàn để dạy học chương IV
sinh sản sinh học 11”

Sở

C

2016-2017


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa sinh học 10 cơ bản, nâng cao, NXB GD
2. Sách giáo viên sinh học 10 cơ bản, nâng cao, nhà XB GD
3. Bồi dưỡng học sinh giỏi 10, Phan Khắc Nghệ-TRần Mạnh Hùng, nhà XB
ĐHQG HN
4. Câu hỏi bài tập trắc nghiệm sinh học 10, Phan Khắc Nghệ - Phạm Thị Tâm,
nhà XB ĐHQG HN
5. Bồi dưỡng học sinh giỏi THPT, Phạm Thị Tâm, nhà XB ĐHQG HN
6. Thực hành sinh học trong trường THPT, PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, nhà XBGD
7. Trang Web: Sinh hoc.com; Tuyển sinh đại học.com



×