Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đọc hiểu tác phẩm tự sự trong chương trình ngữ văn 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.18 KB, 23 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Văn học là nhân học, là khoa học về con người, là tấm gương phản ánh
đời sống... Đọc - hiểu văn bản văn học giúp người đọc khám phá, nhận thức bức
tranh cuộc sống cũng như thế giới tâm hồn của con người, để từ đó hiểu mình,
hiểu người và hiểu đời. Đó là lí do quan trọng khẳng định vị trí của văn học
trong đời sống xã hội. Đọc- hiểu văn bản văn học là cách giúp người đọc nắm
được cái hay, cái đẹp của văn chương nghệ thuật. Hơn nữa đối với bạn đọc là
học sinh thì việc đọc hiểu văn bản văn học là một công việc rất quan trọng
không chỉ giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, trải nghiệm và tích lũy vốn sống mà
còn bồi đắp kiến thức để ngày một trưởng thành hơn.
Tuy nhiên việc tiếp cận và lĩnh hội văn bản văn học là công việc không dễ
dàng với học sinh.Vì thế chương trình Ngữ văn THPT đã đưa vào các bài hướng
dẫn đọc hiểu như: “Văn bản văn học ”, “Đọc hiểu văn bản văn học”; trong
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10; “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn ”,
“Đọc thơ”, và “Tổng kết phương pháp đọc hiểu văn bản văn học ” trong sách
giáo khoa Ngữ văn 11, “Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ”, “Nghị luận về một
ý kiến bàn về văn học ”, “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”,
“Giá trị văn học và tiếp nhận văn học ” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12… [1].
Nhưng do đặc điểm cấu trúc của chương trình học mà các đơn vị kiến thức trên
được trình bày và sắp xếp dàn trải cho cả ba năm học của chương trình THPT, vì
vậy mà học sinh, thậm chí là cả với một số giáo viên cũng rất khó tập trung,
khái quát cũng như việc vận dụng liên hệ các kiến thức trên vào thực tế dạy học.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên, với vai trò là một giáo viên
Ngữ văn trực tiếp giảng dạy, hàng ngày giúp các em tiếp xúc, khám phá và
chiếm lĩnh các văn bản văn học cũng như vận dụng kiến thức vào quá trình học
tập, bản thân tôi thấy cần phải hệ thống hóa lại kiến thức trên giúp người học có
được phương pháp tổng hợp đọc hiểu tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm
tự sự nói riêng nâng cao chất lượng học tập và chủ động trong quá trình học tập.
II. Mục đích nghiên cứu
1. Hệ thống hóa kiến thức đọc hiểu tác phẩm tự sự.


2. Giúp học sinh hình thành kĩ năng và phương pháp tiếp cận chiếm lĩnh
tác phẩm văn học một cách chủ động, hiệu quả cũng như có kĩ năng trong quá
trình làm bài nghị luận về các vấn đề của tác phẩm tự sự.
3. Tìm ra con đường, cách thức dạy - học tác phẩm tự sự trong chương trình
THPT hiệu quả. Đồng thời cụ thể hóa lí thuyết của phương pháp dạy học tích cực
[2], lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người khơi gợi, hướng dẫn còn người
học chủ động khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm văn học, trở thành bạn đọc đồng sáng
tạo và chủ động trong quá trình làm bài trên tinh thần tích hợp kiến thức.
III. Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp đọc hiểu văn bản tự sự
Các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 THPT
1


Học sinh lớp 11 trường THPT Thường Xuân 3, truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Thạch Lam
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
2. Quan sát, thực nghiệm
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Tác phẩm tự sự và đặc điểm của tác phẩm tự sự
1. Tác phẩm tự sự
Tự sự xét dưới góc độ thuật ngữ: "Là phương thức tái hiện đời sống
bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch". Theo GS Trần Thanh Đạm
quan niệm: "Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách
quan như một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyên
có diễn biến của sự việc của hoàn cảnh, có sự phát triển tâm trạng, tỉnh cách,
hành động của con người". Dựa vào lời văn, tự sự là các tác phẩm văn xuôi
như: Tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài …vv, phản ánh cuộc sống qua một
chuỗi các sự kiện, chi tiết, nhân vật, tình huống… gọi là hệ thống cốt truyện, mà

qua đó người nghệ sỹ dựng lên được bức tranh đời sống và bộc lộ tư tưởng, tình
cảm của mình[3].
- Một số tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ văn 11 THPT như: “Hai
đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân; “Chí Phèo” của
Nam Cao, “Hạnh phúc của một tang gia” trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.
2. Đặc điểm của tác phẩm tự sự
- Loại tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) của nó,
qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó, tức
là tác phẩm tự sự phản ánh cuộc sống thông qua một chuỗi các sự việc, sự kiện,
nhân vật, chi tiết…vv có liên quan với nhau một cách chặt chẽ, gọi là hệ thống
cốt truyện. Qua hệ thống cốt truyện, cùng nghệ thuật kể chuyện, nhà văn tái hiện
bức tranh hiện thực cuộc sống và gửi gắm thông điệp nghệ thuật của mình [3] .
Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế bởi không gian và thời gian. Nó
có thể kể về những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra hàng trăm năm, có
tầm bao quát cuộc sống trong rộng lớn.
Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn, nhiều mặt: Bên trong, bên ngoài,
cả điều nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cảm xúc, tình cảm, ý
thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai, cả tính cách và số phận…..Hệ
thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự phong phú, đa dạng, bề bộn hơn hai
loại trữ tình và kịch.
Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật của nó. Hình
tượng người trần thuật, kể chuyện rất đa dạng: Khách quan, ngôi thứ nhất, thông
suốt, có chọn lựa… và cũng có khi người kể chuyện như một nhân vật… khi
nhập thân, khi gián cách, khi đứng ngoài, khi hòa nhập… ít nhiều ta vẫn nhận ra
thái độ của họ.
Lời văn của tự sự có thể là văn vần hay văn xuôi, nhưng luôn hướng
người đọc ra thế giới đối tượng, sự kiện, sự việc… khác hẳn lời trữ tình hướng
tới cảm xúc, ý định chủ quan của người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch ....Lời
2



nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện
gắn liền với sự miêu tả. Trong tự sự, không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ tình
độc lập, hay tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho nhân vật.
Chính vì vậy mà trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, nửa
trực tiếp, nủa gián tiếp.
Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua miêu tả và thuyết
minh. Việc khẳng định loại tự sự phải căn cứ trên cả nội dung và nghệ thuật. Nó
cũng mang những chủ đề: Lịch sử dân tộc, thế sự đạo đức và đời tư.
3. Mục đích, yêu cầu đọc hiểu tác phẩm tự sự
Để đọc hiểu tác phẩm tự sự, người học và đọc cần bám vào những đặc điểm
trên của tác phẩm tự sự để tiếp cận và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của người
cầm bút, nghĩa là bám vào hệ thống cốt truyện và nghệ thuật kể chuyện để khám
phá ra bức tranh đời sống và những điều tác giả gửi gắm "Đọc văn chương có
nghĩa là tháo gỡ các kí hiệu văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của
tác phẩm qua cấu trúc của văn bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại,
không gian, thời gian..) ... xây dựng cho mình một thế giới riêng … chuyển đổi
tác phẩm thành một vũ trụ tình cảm, cảm xúc, tư duy, tình cảm riêng của
mình…" (Đỗ Đức Hiếu). Qua các khâu của việc đọc như cảm tưởng, phân tích,
đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, v.v… hầu phát hiện ra cái thông điệp mà văn bản
gửi đến cho người đọc và chân lý đời sống trong tác phẩm [4]. Tuy nhiên đó là
một công việc khó khăn, phức tạp, bộn bề, việc đọc hiểu phải linh hoạt, tùy theo
thế giới nghệ thuật của người cầm bút và tùy theo yêu cầu, mục đích cụ thể để
có những con đường đi thích hợp và hiệu quả nhất.
II. Các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự
1. Thực trạng việc đọc hiểu tác phẩm tự sự và làm bài nghị luận các
vấn đề trong tác phẩm tự sự của học sinh trường THPT Thường Xuân 3.
Đa số học sinh trường THPT Thường Xuân 3 là con em dân tộc thiểu số,
có đời sống dân trí thấp, khả năng tư duy chậm, điều kiện học tập còn nhiều
thiếu thốn. Hơn nữa do tâm lí dựa dẫm, ỷ lại nên việc đọc hiểu tác phẩm tự sự

trong các giờ đọc văn và làm bài kiểm tra của các em về tác phẩm văn học nói
chung và tác phẩm tự sự nói riêng còn rất khó khăn, lúng túng và bị động.
1.1.Việc đọc hiểu tác phẩm tự sự
Đứng trước một tác phẩm tự sự, việc đầu tiên chúng ta phải xác định
được cách đọc - hiểu văn bản. Đó là công việc quan trọng, giúp ta xác định con
đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn. Để giải quyết yêu cầu này giáo
viên thường đưa ra câu hỏi: Qua việc chuẩn bị bài ở nhà theo anh (chị) chúng ta
sẽ đọc - hiểu văn bản này như thế nào? Chia văn bản thành mấy phần?Tại sao?
Những câu hỏi đó đòi hỏi học sinh phải định hướng cách đọc - hiểu cũng
như việc phân chia văn bản thành các phần khác nhau dựa trên những cơ sở nhất
định. Nhưng đa số các em chưa định hướng được cách đọc - hiểu văn bản ấy
như thế nào; cũng như việc phân chia và cở sở của nó. Vì vậy các em thường
thụ động tiếp nhận cách truyền đạt của giáo viên hoặc bị động, phụ thuộc vào tài
liệu, sách để học tốt mà không lí giải được cơ sở của cách đọc hiểu hay sự phân
chia ấy là gì.
3


1.2. Việc làm văn nghị luận về các vấn đề trong tác phẩm tự sự
Do những hạn chế nói trên nên đa số học sinh nói chung và học sinh
trường THPT Thường Xuân 3 nói riêng còn bị động, lúng túng, lơ là, chưa có
thói quen và ý thức phân loại tìm ra yêu cầu của đề bài để có con đường đi riêng
thích hợp. Vì vậy vẫn còn phổ biến tình trạng bài làm chung chung, cảm tính,
viết nhưng không biết là đúng hay sai; thậm chí là chép bừa, miễn sao có tên tác
phẩm ấy. Bên cạnh đó vẫn có một số em học tốt, có ý thức phân loại và làm theo
yêu cầu của đề bài, song kĩ năng chưa tốt, chưa có hệ thống và phương pháp đối
với từng kiêu bài, vì vậy bài làm còn chung chung, chất lượng chưa tốt và kết
quả học tập chưa cao.
2. Một số nội dung đọc hiểu tác phẩm tự sự
Xuất phát từ thực tế đọc - hiểu và làm bài của học sinh nói chung và học

sinh trường THPT Thường Xuân 3 nói riêng, với kinh nghiệm và điều kiện
giảng dạy của bản thân; trên tinh thần tích hợp kiến thức, tôi xin đưa ra các công
việc cần làm để đọc hiểu tác phẩm tự sự theo ba con đường: Nhân vật chính, bố
cục tác phẩm và nghệ thuật; từ đó giúp người học có được cái nhìn toàn diện,
chủ động và hình thành kĩ năng trong quá trình đọc - hiểu tác phẩm tự sự cũng
như làm văn; giúp nâng cao chất lượng và kết quả của quá trình dạy - học văn.
2.1. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
2.1.1. Nhân vật văn học
Nhân vật văn học là con người (có tên hoặc không tên, là thần hoặc bán
thần…) được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học [3].
Những con người này có thể được miêu tả kĩ lưỡng hay sơ lược, sinh động hay
không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai
trò quan trọng, nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm; là
những người thực hiện các sự việc….là nơi chứa đựng tư tưởng, tình cảm của
tác giả và thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Nhân vật văn học, nhất là nhân vật trong tác phẩm tự sự có chức năng
khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà
văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với
những vấn đề muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong
tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những
vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện.
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật
được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc
đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng
miêu tả..., có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật
khác nhau.
2.1.2. Các bước đọc hiểu tác phẩm tự sự theo nhân vật chính
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và
triển khai tác phẩm, được tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm,
quá trình phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu

lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết
vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ [3].
4


Trước hết cần nắm được hệ thống nhân vật, thấy được mối quan hệ giữa
các nhân vật và tìm ra nhân vật chính, từ đó đi vào đọc hiểu tác phẩm tự sự theo
nhân vật chính dựa trên những đặc điểm cơ bản và nghệ thuật xây dựng, khắc
họa nhân vật. Nhà văn “nói” qua nhân vật của mình, vì vậy nhân vật văn học là
sản phẩm của quá trình thai nghén, nung nấu, sáng tạo của người cầm bút, bằng
tài năng, tâm huyết người nghệ sỹ đã kí thác vào nhân vật của mình những nỗi
niềm, tâm tư. Khi đọc hiểu nhân vật, chúng ta cần bám vào cách thức xây dựng
và khắc họa nhân vật, từ đó mà “đọc ra” lớp nội dung tư tưởng tác giả gửi gắm
trong mỗi nhân vật, cũng như thấy được tài năng nghệ thuật của người sáng tác.
Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: Bên trong, bên ngoài, cả điều
nói ra và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và
vô thức, cả quá khứ, hiện tại và tương lai.Vì vậy khi đọc hiểu nhân vật ta cần
chú ý đến các phương diện sau:
+ Lai lịch, hoàn cảnh xuất thân của nhân vật
+ Ngoại hình
+ Ngôn ngữ nhân vật
+ Tính cách, tâm hồn với những diễn biến sâu sắc trong đời sống nội tâm.
+ Cử chỉ và hành động
+ Lối sống của nhân vật
+ Cuộc đời và số phận
+ Nghệ thuật xây dựng và khắc họa nhân vật
+ Ý nghĩa hình tượng nhân vật
Muốn đọc - hiểu ta phải chú ý đến những chi tiết có liên quan đến nhân
vật từ lai lịch, ngoại hình, nội tâm đến ngôn ngữ hành vi của nhân vật. Tuy nhiên
không phải bất cứ nhân vật nào cũng được nhà văn thể hiện đầy đủ các phương

diện này. Có chỗ nhiều, có chỗ it, có chỗ đậm, chỗ nhạt. Bởi thế khi phân tích
cần tập trung xoáy sâu vào các phương diện thành công nhất trong tác phẩm,
không bắt buộc phải tuần tự theo năm phương diện như thế mà phải nắm được
các chi tiết, sự kiện, hình ảnh quan trọng có tác động mạnh mẽ làm nên những
biến cố, bước ngoặt trong cuộc đời, số phận và tính cách của nhân vật, từ đó sắp
xếp theo thực tế cho bài làm văn của minh hấp dẫn.
2.2. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo cốt truyện, bố cục
Hoàng Phê cho rằng: "Cốt truyện là hệ thống sự kiện làm nòng cốt cho
sự diễn biến các mối quan hệ và sự phát triển của tỉnh cách nhân vật trong
tác phẩm văn học loại tự sự". Dưới cấp độ lí luận văn học “Cốt truyện chính là
một hệ thống các xung đột xã hội một cách nghệ thuật. Qua đó các tỉnh cách hình
thành và phát triển trong mối quan hệ của chúng, nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư
tưởng của tác phẩm”… vv. Như vậy cốt truyện là một chuỗi các sự kiện, chi tiết,
hình ảnh, nhân vật … được sắp xếp, tổ chức theo một trật tự nhất định đảm bảo
tính hệ thống và thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn [3]. Đọc- hiểu tác phẩm
tự sự theo cốt truyện là người đọc dựa vào nghệ thuật tổ chức và sắp xếp các sự
kiện, chi tiết, hình ảnh, nhân vật... để thấy được bức tranh đời sống cũng như
thông điệp nghệ thuật của người cầm bút.
5


Bố cục là cách tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn của tác phẩm theo một
trình tự nhất định nhằm thể hiện được tư tưởng nghệ thuật của người cầm bút.
Vì vậy muốn tiếp cận và chiếm lĩnh được thế giới nghệ thuật của nhà văn thì
chúng ta phải nắm được bố cục của tác phẩm, tức là trả lời các câu hỏi sau:
+ Tác phẩm được bố cục như thế nào? Chia làm mấy phần? (theo chiều
ngang hay chiều dọc, theo hình ảnh hay tuyến nhân vật - thường là theo chiều
ngang). Dựa vào đâu? (theo không gian, thời gian, logic)
+ Mỗi phần xoay quanh sự kiện, chi tiết,hình ảnh nào, gì? Đó là các sự
kiện, chi tiết tiêu biểu có liên quan với nhau chặt chẽ góp phần thể hiện hành

động, tính cách và số phận của nhân vật, tạo nên bước ngoặt đem lại sự vận
động và phát triển của cốt truyện.
+ Tác giả sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật gì để xây dựng
và khắc họa các chi tiết, hình ảnh đó?/ (Chú ý đến ngôn từ, giọng điệu…trong
mỗi phần, mỗi đoạn..)
+ Ý nghĩa của mỗi phần, mỗi đoạn đó là gì? (tức là ý nghĩa của chi tiết, sự
kiện, hình ảnh...) thông qua việc trả lời cho câu hỏi qua mỗi phần/đoạn/chi
tiết/sự kiện/hình ảnh đó tác giả làm được điều gì?/muốn nói lên điều gì?
2.3. Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo các phương diện nghệ thuật
2.3.1. Kết cấu
Một tác phẩm văn học dù lớn hay nhỏ, một bài thơ tứ tuyệt hay một tiểu
thuyết trường thiên thì cũng là những chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm các yếu tố,
các bộ phận, chi tiết, sự kiện, hình ảnh... được nhà văn sắp xếp theo một trật tự,
hệ thống nhất định nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật gọi là kết cấu [3].
Nói cách khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác
phẩm văn học, nó không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan
giữa các sự kiện, chi tiết, hh́nh ảnh, bộ phận, chương đoạn… mà còn bao hàm sự
liên kết bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm vừa thể
hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, vừa là cách triển khai, trình bày cốt truyện;
đồng thời cũng thể hiện cách tổ chức điểm nhìn trần thuật của người cầm bút,
tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ trọn vẹn, chỉnh
thể và qua đó ta thấy được sự sáng tạo của tác giả. Vì vậy đọc hiểu tác phẩm tự
sự người đọc cần chú ý đến kết cấu của tác phẩm.
- Các kiểu kết cấu:
+ Kết cấu theo trình tự thời gian: Là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn
học Việt Nam từ trước 1930, theo kết cấu này câu chuyện được trình bày theo
thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi
lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng như các tiểu thuyết chương hồi.
+ Kết cấu theo hai tuyến nhân vật đối lập: Lối kết cấu này được sử dụng
nhiều trong văn học cổ, nhà văn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau về lí

tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động… Một bên đại diện cho lực lượng chính
nghĩa, cái đẹp, chân lí, còn một bên thì ngược lại, hai lực lượng này đấu tranh
không khoan nhượng với nhau và thường kết thúc với thắng lợi của lực lượng
chính nghĩa.
6


+ Kết cấu đa tuyến: Trong các bộ tiểu thuyết lớn để khái quát về bức tranh
xã hội rộng lớn với nhiều hạng người, nhiều mối quan hệ đan xen, khai thác
nhiều mặt của đời sống, các nhà văn thường sử dụng hình thức kết cấu đa tuyến
nhân vật; tức là tổ chức các nhân vật theo các tuyến dựa trên những mối quan hệ
về gia đình, nghề nghiệp, giai cấp…
+ Kết cấu tâm lí: Là hình thức kết cấu dựa theo qui luật phát triển tâm lí
của các nhân vật trong tác phẩm. Tức là dựa vào trạng thái tâm lí có ý nghĩa nào
đó để sắp xếp các sự kiện, nhân vật, cốt truyện…
- Các tác giả hiện đại đã phá vỡ kiểu kết cấu truyền thống để tạo ra những
kiểu kết cấu linh hoạt mới mẻ, nhằm đem lại sức hấp dẫn cho tác phẩm như: Kết
cấu theo không gian, thời gian, logic, đầu cuối tương ứng, đối lập… Điều quan
trọng với người học và người đọc là phải nhận ra được các kiểu kết cấu ấy và lí
giải được tại sao tác giả lại chọn kiểu kết cấu ấy tức là thấy được hiệu quả nghệ
thuật của cách tổ chức tác phẩm đó.
2.3.2.Tình huống truyện
Tình huống truyện là “một lát cắt, một khoảnh khắc của đời sống” mà
qua đó giúp ta hình dung ra cả “trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh
Châu); và theo Chu Văn Sơn cho rằng: "Tình huống là hạt nhân của cấu trúc thể
loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn"
[3]. Như vậy tình huống truyện là một yếu tố có vẻ ngẫu nhiên nhưng lại tất yếu,
có khi nó chỉ là một khoảnh khắc, một lát cắt ngắn ngủi của đời sống, song lại
giúp ta hình dung được diện mạo toàn thể của bức tranh đời sống và thấy được
tư tưởng nghệ thuật của người cầm bút.

Trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng, tình huống
truyện là khâu rất quan trọng thể hiện tài năng của người nghệ sỹ, bởi nó là cách
nắm bắt cuộc sống của tác giả, giúp nhà văn hướng tới khắc họa một hiện tượng,
phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của
con người. Đọc truyện ngắn điều tối quan trọng là phải đọc cho ra tình huống
truyện của nó, tức là trả lời các câu hỏi sau:
+ Tình huống đó là gì? Do đâu? Vì sao có? hay Sự kiện nào bao trùm và
chi phối toàn bộ thiên truyện này? Sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng
lên toàn bộ truyện ngắn này? Câu chuyện xoay quanh sự kiện, sự việc gì?...
+ Xác định thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để xây dựng tình
huống, tức trả lời cho câu hỏi: Bằng cách nào/ dựa vào đâu? (Chú ý đến ngôn
từ, giọng điệu, thủ pháp... được tác giả sử dụng).
+ Xác định ý nghĩa của tình huống và khẳng định tài năng nghệ thuật của
người cầm bút, tức trả lời cho câu hỏi: Qua đó tác giả muốn nói lên điều gì/làm
được điều gì?
2.3.3. Nghệ thuật xây dựng và khắc họa chi tiết, hình ảnh, nhân vật
- Cần nắm được tác giả đã sử dụng những thủ pháp, biện pháp nghệ thuật
gì để xây dựng và khắc họa chi tiết, hình ảnh, sự kiện, nhân vật... chú ý các
phương diện như từ ngữ, giọng điệu, thủ pháp, biện pháp nghệ thuật [8], tức trả
lời cho câu hỏi: Tác giả đã sử dụng thủ pháp, biện pháp nghệ thuật gì? Đó là gì?
- Dựa vào những nét đặc sắc nghệ thuật ấy ta tìm hiểu các nhân vật, chi tiết,
7


hình ảnh, sự kiện….Tức trả lời cho câu hỏi: Nhân vật, chi tiết, sự kiện, hình ảnh
đó hiện lên như thế nào qua những nét đặc sắc nghệ thuật ấy?
- Ý nghĩa / hiệu quả nghệ thuật của những đặc sắc nghệ thuật ấy, tức trả
lời cho câu hỏi: Qua những nét đặc sắc nghệ thuật ấy tác giả đã làm được điều
gì/ thể hiện được điều gì/ nói lên điều gì?
2.3.4. Nghệ thuật trần thuật

Nghệ thuật trần thuật nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong tác phẩm, nó
vừa là hình thức vừa là nội dung, góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm, đồng
thời là phương diện thể hiện thái độ, tình cảm của người cầm bút.
Trước hết nghệ thuật trần thuật hay là nghệ thuật kể chuyện, được thể
hiện ở ngôi kể và giọng kể. Người đọc cần phải xác định được điểm nhìn trần
thuật của tác phẩm, các tác phẩm hiện đại thường có sự đa dạng hóa điểm nhìn
trần thuật và ngôi kể, trong một tác phẩm người đọc có thể được quan sát sự vật
dưới nhiều điểm nhìn khác nhau. Khi là điểm nhìn của tác giả, lúc là điểm nhìn
của nhân vật và có khi nhà văn kín đáo thể hiện dưới điểm nhìn của các nhân vật
khác nhau …để tạo ra sự va chạm, đối thoại ngầm giữa các điểm nhìn về cùng
một đối tượng “ Miêu tả nhân vật trong cái vầng ý thức bao quanh đó là cái mới,
là sự sáng tạo. Từ điểm nhìn trần thuật người đọc xác định được ngôi kể và hiệu
quả nghệ thuật của nó” [3].
+ Đó là ngôi thứ nhất, khi tác giả trực tiếp xưng là nhân vật “tôi” và đóng
vai trò là người kể chuyện. Khi đó ngôn ngữ của người kể chuyện trùng với
ngôn ngữ trần thuật đem lại cho người đọc cảm giác được trực tiếp nghe kể và
cùng tác giả đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, thế giới nghệ thuật của tác
phẩm, góp phần bộc lộ quan điểm của người kể chuyện về con người và cuộc
sống và nghệ thuật.
+ Đó là ngôi thứ ba, khi người kể chuyện thể hiện điểm nhìn từ bên ngoài,
khi đó người kể chuyện tồn tại như một khách thể độc lập với nhân vật, chứng
kiến, quan sát và kể lại mọi sự việc diễn ra trong tác phẩm; cách kể đó thể hiện
được cái nhìn khách quan lạnh lùng của người cầm bút với con người và cuộc
sống.
Bên cạnh ngôi kể, người đọc cần chú ý đến giọng kể: Đó là cách dùng từ
ngữ, cách xưng hô…. để nhận ra sắc thái tình cảm của tác giả gửi gắm trong đó.
Có khi là giọng thân mật trìu mến với cách dùng từ ngữ xưng hô nhỏ nhẹ như
trong “Hai đứa trẻ”; có khi là giọng mỉa mai châm biếm như trong “Hạnh phúc
của một tang gia ” ( “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng). Hay giọng lạnh lùng khách
quan đến tàn nhẫn trong cách xưng hô rặt những “y, thị, hắn…” trong tác phẩm

của Nam Cao. Để tìm ra giọng điệu và ý nghĩa của nó ta đi vào trả lời cho các
câu hỏi: Giọng điệu trong tác phẩm như thế nào? Qua những từ ngữ nào? Giọng
điệu đó thể hiện điều gì?...
Nghệ thuật trần thuật thể hiện ở ngôn ngữ và lời kể: Đó là ngôn ngữ của
tác giả hay của nhân vật? Là lời trực tiếp hay gián tiếp, nửa trực tiếp…? Đối
thoại hay độc thoại? Có sự kết hợp giữa kể với tả, hay bình luận….Đem lại hiệu
quả nghệ thuật như thế nào (đối với tác phẩm và tác giả)?
8


2.3.5. Bút pháp, biện pháp và thủ pháp nghệ thuật
Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng, không chỉ là sản
phẩm cá nhân mà còn là sản phẩm tinh thần chung của thời đại, nó chịu sự chi
phối của hệ thống thi pháp với những qui tắc thẩm mĩ riêng, nhằm đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của cả một cộng đồng văn học, một thời đại văn học.
Vì vậy trong mỗi tác phẩm văn học bên cạnh những nét riêng của cá tính sáng
tạo của người nghệ sĩ như: Phong cách nghệ thuật của tác giả; sở trường, sở
đoản, cá tính, dấu ấn riêng… thì người đọc còn nhận ra được những đặc điểm
chung nổi bật như: Đặc trưng của thể loại, dấu ấn của thời đại như tính trào lưu,
khuynh hướng và xu hướng trong văn học … Và bút pháp nghệ thuật chính là
kết quả của sự tiếp thu, kế thừa trên tinh thần phát huy và sáng tạo những nét
chung của người nghệ sỹ trong những sáng tác cụ thể [5]. Vì vậy đọc hiểu tác
phẩm văn học nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng người đọc bao giờ cũng
cần chú ý đến bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, cũng như tính hiệu quả
của nó đem đến cho tác phẩm văn chương. Để làm được điều ấy đòi hỏi chúng
ta phải huy động năng lực khái quát, nhìn nhận lại tác phẩm đang đọc hiểu trong
tính tổng thể, tức trả lời cho các câu hỏi sau:
+ Tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Hiện thực hay Lãng mạn?
Hiện thực xã hội chủ nghĩa hay Hiện thực mới? Lãng mạn hay Lãng mạn lí
tưởng? Trào phúng hay Trào lộng giễu nhại?...vv.

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp, thủ pháp nghệ thuật gì? Mỗi bút
pháp nghệ thuật đòi hỏi những biện pháp và thủ pháp nghệ thuật riêng được sử
dụng như những phương tiện đắc lực. Như bút pháp lãng mạn hay sử dụng biện
pháp phóng đại và thủ pháp đối lập; trong khi đó bút pháp hiện thực với yêu cầu
tôn trọng hiện thực của đời sống lại hay dùng lối tả chân.
+ Hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp, thủ pháp và bút pháp nghệ
thuật ấy là gì?/ giúp tác giả thể hiện/nói lên/ làm được điều gì?
Mỗi tác phẩm văn học xuất sắc thường là kết tinh nghệ thuật của một thời
đại,thậm chí trở thành mẫu mực nghệ thuật của muôn đời,vì vậy công việc đọc
hiểu và nghị luận về tác phẩm theo con đường nghệ thuật rất phong phú, bộn bề,
đòi hỏi người đọc và người học cần phải chủ động nhận diện được những nét
nghệ thuật chính được xem là đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng hay đang
cần nghị luận làm sáng rõ; để từ đó triển khai cách đọc hiểu hay nghị luận theo
những đặc sắc nghệ thuật ấy sao cho phù hợp và hiệu quả; vừa đảm bảo tính hệ
thống và tính trọng tâm.
+ Nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật: Giúp nhà văn đi sâu
vào dòng nội tâm của Chí Phèo để phát hiện ra con người trong con người.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Chí Phèo được xem là điển
hình của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.
+ Nghệ thuật kết cấu tác phẩm: Với lối kết cấu linh hoạt không theo trật tự
thời gian, ở giữa ra, đan xen giữa quá khứ - hiện tại và tương lai, cùng kết cấu
đầu cuối tương ứng tác phẩm đã thể hiện thành công tư tưởng nghệ thuật của
nhà văn, tái hiện lại bức tranh hiện thực của cuộc sống người nông dân trước
9


cách mạng, đồng thời tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, tàn bạo
đã đẩy người nông dân đến chỗ cùng đường - lưu manh, tha hóa; qua đó thể hiện
niềm thương cảm, trân trọng, tin tưởng của nhà văn vào những phẩm chất tốt
đẹp của người dân lao động; Từ đó tác giả lên tiếng đòi thay đổi xã hội. Đồng

thời đem lại sức hấp dẫn, thu hút sự chú ý của mọi người, bắt ta phải thắc mắc
cùng nhà văn đi vào tìm hiểu nhân vật từ đầu đến cuối.
+ Nghệ thuật trần thuật mới mẻ, linh hoạt: Bằng vốn ngôn ngữ phong phú
cùng giọng kể đa thanh, lối kể chuyện sinh động, lời văn trần thuật linh hoạt khi
trực tiếp, lúc gián tiếp, khi lại là lời nửa trực tiếp, kết hợp tả, kể và bình luận…
Cùng bút pháp tả thực nghiêm ngặt của chủ nghĩa hiện thực đã làm nên thành
công của truyện ngắn, đưa “Chí Phèo ” lên hàng kiệt tác và cùng với các tác
phẩm khác như “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Trăng sáng”… Nam Cao xứng đáng
là nhà cách tân thi pháp văn xuôi hiện đại.
Như vậy khi đọc hiểu hay nghị luận về truyện ngắn “Chí Phèo” theo con
đường nghệ thuật đòi hỏi chúng ta phải biết nhận diện những nét đặc sắc nghệ
thuật ấy/ được yêu cầu cần làm rõ; để có cách đọc hiểu/ nghị luận hiệu quả.
2.3.6. Ý nghĩa, hiệu quả của các yếu tố nghệ thuật
Qua những yếu tố/ đặc sắc nghệ thuật trên tác giả làm được công việc
gì?/thể hiện điều gì? Công việc này đòi hỏi người đọc và người học phải huy
động năng lực khái quát để đánh giá, nhìn nhận lại một cách tổng thể các yếu tố
nghệ thuật của tác phẩm/ hoặc của đề bài ra để từ đó khẳng định ý nghĩa và hiệu
qủa nghệ thuật của các yếu tố nghệ thuật, từ đó đi tới khẳng định thành công của
tác phẩm và tác giả.
III. Giáo án thực nghiệm: Đọc hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
1. Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu truyện lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn
1930-1945
2. Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
- Văn bản truyện: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
+ Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
+ Khái quát VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945
+ Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
+ Thao tác lập luận phân tích, bình luận, so sánh, chứng minh…
3. Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

a. Kiến thức
- Đặc điểm cơ bản của truyện lãng mạn trong văn học hiện đại Việt Nam.
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Nắm được những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả.
b. Kĩ năng
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm… để
đọc hiểu văn bản.
- Xác định đề tài, chủ đề, nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận.
10


- Rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn xuôi lãng
mạn.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng để đọc những truyện ngắn hiện đại
theo khuynh hướng lãng mạn (không có trong SGK)
c. Thái độ
- Yêu thương, trân trọng những con người nghèo khổ.
- Đồng cảm, trân trọng những ước mong của con người về cuộc sống
tươi đẹp.
4. Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập
có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh
trong dạy học [6].
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao
- Nêu những nét chính - Chỉ ra những biểu hiện về - Tác phẩm giúp cho em
về tác giả

con người tác giả được thể hiểu thêm điều gì về tác
hiện trong tác phẩm.
giả?
- Nêu hoàn cảnh sáng - Tác động của hoàn cảnh - Nếu ở cùng hoàn cảnh
tác của tác phẩm.
ra đời đến việc thể hiện nội tương tự của tác giả, em
- Nêu xuất xứ của tác dung tư tưởng của tác sẽ làm gì?
phẩm.
phẩm?
- Nhan đề của tác phẩm - Giải thích ý nghĩa của - Tại sao tác giả không
nhan đề.
lấy tên nhân vật chính
để đặt cho tác phẩm?
- Tác phẩm được viết - Chỉ ra những đặc điểm về - Việc sử dụng thể loại
theo thể loại nào?
kết cấu, bố cục, cốt truyện truyện ngắn lãng mạn có
… và cắt nghĩa những sự
phù hợp? Vì sao?
việc, chi tiết, hình ảnh,…
trong các tác phẩm.
- Nhân vật trong tác - Mối quan hệ giữa các - Em có nhận xét gì về
phẩm là ai? Kể tên các nhân vật như thế nào?
mối quan hệ giữa các
nhân vật đó?
- Khái quát về phẩm cách nhân vật?
- Chỉ ra các dẫn chứng
và số phận của các nhân - Nhận xét về phẩm
thể hiện tâm trạng, ngôn vật.
cách, số phận của các
ngữ, cử chỉ và hành

nhân vật.
động của nhân vật?
- Tác phẩm xây dựng - Phân tích những đặc điểm - Theo em, sức hấp dẫn
hình tượng nghệ thuật của hình tượng nghệ thuật của hình tượng nghệ
nào?
đó.
thuật đó là gì?
- Hình tượng nghệ thuật
giúp nhà văn thể hiện cái
nhìn về cuộc sống và con
người như thế nào?
- Tư tưởng của nhà văn - Lí giải tư tưởng của nhà - Em có nhận xét gì về
11


được thể hiện rõ nhất văn trong các câu văn/ đoạn tư tưởng của tác giả
trong những câu văn/ văn đó.
được thể hiện trong tác
đoạn văn nào?
phẩm?
5. Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/ bài tập theo các mức độ yêu cầu đã mô tả
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và
vận dụng cao
- Nêu những nét - Chỉ ra những biểu hiện về con - Tác phẩm giúp cho
chính về tác giả người, đặc điểm sáng tác của em hiểu thêm gì về tác
Thạch Lam.
Thạch Lam được thể hiện trong giả?
tác phẩm?

- Tác phẩm “Hai đứa - Tác động của hoàn cảnh ra đời - Nếu ở cùng hoàn cảnh
trẻ” được viết trong đến việc thể hiện nội dung tư tương tự của tác giả,
hoàn cảnh nào? (Nêu tưởng của tác phẩm?
em sẽ làm gì?
xuất xứ, vị trí của tác
phẩm).
- Truyện ngắn hướng - Giải thích ý nghĩa của nhan đề - Tại sao tác giả không
về đề tài gì?
đó?
lấy tên nhân vật chính
để đặt cho tác phẩm?
- Tác phẩm được viết - Chỉ ra những đặc điểm khác - Em thấy việc sử dụng
theo thể loại nào?
biệt về cốt truyện của tác phẩm cốt truyện, ngôn ngữ
“Hai đứa trẻ” so với các truyện của tác phẩm có phù
ngắn khác đã học hoặc đã đọc? hợp với thể loại truyện
ngắn không? Vì sao?
- Nhân vật chính - Mối quan hệ giữa các nhân - Em có nhận xét gì về
trong tác phẩm là ai? vật như thế nào?
mối quan hệ giữa các
Kể tên các nhân vật - Ngôn ngữ, tâm trạng của các nhân vật?
đó?
nhân vật trong tác phẩm có đặc - Nhận xét về phẩm
- Chỉ ra các dẫn điểm gì?
cách, số phận của các
chứng thể hiện tâm - Khái quát về phẩm cách và số nhân vật?
trạng, ngôn ngữ, cử phận của các nhân vật.
chỉ và hành động của
nhân vật Liên và An?
- Tác phẩm xây dựng - Phân tích diễn biến tâm trạng - Theo em, sức hấp dẫn

hình tượng nhân vật của hình tượng nhân vật Liên của hình tượng nhân
nào?
qua 3 cảnh: Chiều muộn, đêm vật Liên là gì?
về và lúc có chuyến tàu đêm đi
qua?
- Hình tượng nhân vật Liên
giúp nhà văn thể hiện cái nhìn
về cuộc sống và con người như
thế nào?
- Tư tưởng của nhà - Lí giải tư tưởng của nhà văn - Em có nhận xét gì về
văn được thể hiện rõ trong các câu văn/ đoạn văn đó. tư tưởng của tác giả
12


nhất trong những câu
được thể hiện trong tác
văn/ đoạn văn nào?
phẩm?
6. Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học[7]; [8]
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
I. Hoạt động I: Khởi động
A. Khởi động: Hành trình khơi
Gv : Tổ chức cho học sinh trả lời
miền kiến thức
các câu hỏi để khơi miền kiến thức
về tác giả, tác phẩm.
II. Hoạt động 2 – Hình thành kiến B. Hình thành kiến thức
thức:
I. Tiểu dẫn

* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu 1. Tác giả
chung về tác giả, tác phẩm.
2. Tác phẩm
+ GV: yêu cầu HS thực hiện các – Xuất xứ: In trong tập “ Nắng trong
yêu cầu sau:
vườn” (1938)
- Nêu những nét chính về tác giả – Vị trí: Là truyện ngắn tiêu biểu cho
Thạch Lam?
phong cách nghệ thuật truyện ngắn của
- Chỉ ra những biểu hiện về con Thạch Lam, có sự hòa quyện hai yếu tố
người, đặc điểm sáng tác của Thạch hiện thực và lãng mạn.
Lam được thể hiện trong tác phẩm? - Nhan đề: Hai đứa trẻ -> giản dị, chung
- Nêu xuất xứ, vị trí của tác phẩm? chung -> Khái quát cho toàn bộ những
HS trả lời.
cảnh đời cơ cực, lầm lũi, nghèo nàn của
- Nhan đề của tác phẩm là gì?
những đứa trẻ. – Chủ đề: Bức tranh phố
- Giải thích ý nghĩa của nhan đề
huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám
- Tại sao tác giả không lấy tên từ lúc chiều muộn đến đêm khuya qua cái
nhân vật chính để đặt cho tác phẩm? nhìn và tâm trạng của nhân vật Liên
- Tác phẩm được viết theo thể loại – Bố cục: Gồm 3 phần.
nào?
+ Phần 1(Từ đầu đến “ tiếng cười khanh
- Chỉ ra những đặc điểm khác biệt về khách nhỏ dần về phía làng): Bức tranh
cốt truyện của tác phẩm “Hai đứa phố huyện lúc chiều muộn.
trẻ” so với các truyện ngắn khác đã + Phần 2( Tiếp theo đến “ chừng ấy người
học hoặc đã đọc.
trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày

- Em hãy nêu chủ đề tác phẩm?
của họ.” ): Bức tranh phố huyện khi đêm
- Theo em, truyện ngắn này có thể vể.
+ Phần 3 (còn lại): Bức tranh phố huyện
chia làm mấy phần?
lúc đêm khuya.
HS trả lời.
- Các cách đọc hiểu văn bản:
GV chia bố cục tác phẩm.
- Nêu các cách đọc hiểu văn bản? + Đọc hiểu theo bố cục (3 phần như trên).
+ Đọc hiểu theo hình ảnh :
HS trả lời. GV chốt lại vấn đề.
* Hình ảnh phố huyện nghèo nàn tăm tối.
* Diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên
trước bức tranh ngoại cảnh .
• + Đọc hiểu theo đặc sắc nghệ thuật:
13


*Nghệ thuật tương phản/ đối lập: Đối lập
giữa tính cách - hoàn cảnh sống, quá khứ
- hiện tại, ánh sáng - bóng tối, Hà Nội –
phố huyện ..
*Nghệ thuật quan sát và miêu tả nội tâm
tinh tế...
* Ngôn ngữ bình dị, giọng điệu nhỏ nhẹ,
tâm tình, thân mật, cách xưng hô trìu
mến.
• -> Hai đứa trẻ là một truyện ngắn giàu
chất thơ, là một bài thơ trữ tình đầy xót

thương.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
bản (Đọc hiểu tác phẩm theo bố 1. Từ đầu đến tiếng cười khanh khách
cục - diễn biến cốt truyện).
nhỏ dần về pía làng : Bức tranh phố
Chia lớp thanh 4 nhóm:
huyện lúc chiều muộn
Nhóm 1: (Từ đầu đến “ tiếng cười 1.1. Bức tranh cảnh vật
khanh khách nhỏ dần về phía làng ): a. Cảnh ngày tàn
Bức tranh phố huyện lúc chiều - Âm thanh:
muộn.
+ Tiếng trống thu không… từng tiếng một
Nhóm 2 (Tiếp theo đến “ chừng ấy vang ra để gọi buổi chiều” -> Câu văn
người trong bóng tối mong đợi một chậm rãi -> điểm nhịp thời gian.
cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo + Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo
khổ hằng ngày của họ): Bức tranh ve – những âm thanh đặc trưng của làng
phố huyện lúc đêm
quê -> lấy động tả tĩnh -> không khí vắng
Nhóm 3 (còn lại): Bức tranh phố vẻ, đìu hiu, hoang vắng.
huyện khi đêm về.
Miêu tả từ xa đến gần, nhỏ dần, tất cả
Nhóm 4: Nhận xét về nội dung và như cộng hưởng tạo nên một bản nhạc
nghệ thuật.
đồng quê êm đềm
• Bức tranh phố huyện lúc ngày – Màu sắc: Phương tây:
tàn hiện lên như thế nào?
+ Đỏ rực như lửa cháy
• HS làm việc.
+ Đám mây ánh hồng như hòn than sắp
• Gv dẫn dắt, gợi mở.

tàn.
- Bức tranh thiên nhiên được miêu Tính từ, so sánh -> màu sắc rực rỡ bùng
tả như thế nào? (Góc nhìn, cảnh vật, cháy trước khi tàn lụi -> cảnh hoàng hôn
màu sắc, âm thanh, giọng văn, nhịp sống động, báo hiệu một ngày đã qua.
văn...?)
+ Dãy tre làng đen lại cắt hình rõ rệt
trên nền trời (ánh hồng) -> Nghệ thuật
Hs làm việc.
tương phản giàu chất hội họa -> hoàng
Gv: Cho hs quan sát và rút ra nhận hôn dần buông xuống.
xét.
- Lời thông báo : “ Chiều. Chiều rồi.
Một buổi chiều êm ả như ru...”- > Câu
Gv: Nhận xét, bổ sung, rút ra tiểu văn đặc biệt, nhịp văn chậm rãi như bước
kết.
đi chậm chạp của thời gian.
14


- Cảnh chợ tàn hiện ra như thế nào?
Qua những chi tiết, hình ảnh nào?
“Chợ họp giữa phố đã vãn từ lâu,
người về hết, tiếng ồn ào cũng
mất... Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ
bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía...Một
mùi âm ẩm, hơi nóng ban ngày, mùi
cát bụi..”
“Người về hết.... Vài đứa trẻ con
nhà nghèo cúi lom khom trên mặt
đất, đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh thanh

nứa, thanh tre, cái gì có thể dùng
được của những người bán hàng để
lại...”
“Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất
việc, hai chị em về quê. Mẹ giao
trông coi một gian hàng tạp hoá
nhỏ xíu. Chiều nào cũng dọn hàng,
đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái
chõng sắp gãy nhìn cảnh và người
phố huyện. Ngày chợ phiên mà chỉ
bán được 2,5 bánh xà phòng, một
cút rượu ti nhỏ”

- Những chi tiết về cảnh vật và con
người ấy nói lên điều gì?
Hs làm việc.
Gv: Dẫn dắt, tổ chức cho học sinh
trình bày.
Gv: Cho học sinh quan sát, nhận
xét, rút kinh nghiệm.
Gv: Khái quát, tiểu kết.
- Bức tranh phố huyện đó tác động
như thế nào đến tâm trạng của Liên?
“Cái buồn của buổi chiều quê như
thấm vào tâm hồn ngây thơ của chị
15

=> Bằng sự kết hợp hài hoà các chi tiết
miêu tả âm thanh, màu sắc, đường nét,
cùng lối quan sát và miêu tả tinh tế bức

tranh thiên nhiên hiện lên từ cao đến
thấp, từ xa đến gần, mang đẹp, êm đềm,
thơ mộng, đượm buồn mang hồn quê Việt
Nam. Đồng thời hình ảnh thiên nhiên đã
gợi ra bước đi chậm rãi của thời gian lúc
chiều tàn.
b. Cảnh chợ tàn
- Cảnh vật hoang vắng, tiêu điều, thê
lương:
- > Không gian vắng lặng.
- > những phế thải của một phiên chợ
quê nghèo -> Cái thảm đạm, thê lương
của cuộc sống.
- > Cảm nhận bằng khứu giác mùi vị của
đất quê hương. Phải chăng đó là mùi vị
của nghèo khổ, lầm than, cơ cực?
- Con người: Vắng vẻ, thưa thớt, tiều tụy,
lam lũ -> đáng thương, tội nghiệp, những
đứa trẻ không có tuổi thơ.
+ Cụ Thi: hơi điên, xuất hiện với tiếng
cười khanh khách, uống một hơi cạn
sạch cút rượu ti rồi lảo đảo đi vào bóng
tối -> “Một khách hàng quen mà Liên
không dám nhìn vào mặt” - > tàn tạ cả
thể xác và tinh thần.
+ Mẹ con chị Tí: “Ngày: mò cua bắt
tép; tối: lại dọn hàng nước, chả kiếm
được bao nhiêu nhưng chiều nào chị
cũng dọn hàng, từ chập tối cho đến
đêm.” -> cuộc sống cầm cự trong vô

vọng.
+ Chị em Liên và An: -> Gia cảnh khó
khăn, mức sống eo hẹp.
=> Bằng ngòi bút tả thực, với sự huy
động của nhiều giác quan: thị giác, thính
giác, khứu giác, và bằng cả tâm hồn tinh
tế nhạy cảm, những chi tiết giàu sức gợi,
tác giả đã vẽ lên bức tranh của phố
huyện nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều.
1.2. Tâm trạng của Liên
- Liên lặng lẽ quan sát bức tranh cảnh


”; “đôi mắt chị ngập đầy bóng tối”,
“Liên không hiểu sao, nhưng chị
thấy lòng buồn man mác trước giờ
khắc ngày tàn”.
“Một mùi ẩm mốc bốc lên, mùi cát
bụi, lẫn hơ nóng ban ngày...”,
“Liên tưởng là mùi riêng của đất,
của quê hương này...”
Hs làm việc.
Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
- Qua đó ta thấy Liên là một cô gái
như thế nào?
Hs trình bày.
Gv: Cho hs nhận xét, rút kinh
nghiệm.
Gv: Nhận xét, rút ra tiểu kết.


- Khung cảnh phố huyện lúc đêm về
hiện lên như thế nào? Qua những
chi tiết, từ ngữ, hình ảnh nào?
Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
Hs làm việc
+ Thiên nhiên? “Đó là một đêm
mùa hạ, êm như nhung và thoảng
qua gió mát, bầu trời ngàn sao
ganh nhau lấp lánh, hoa bàng rụng
xuống từng loạt khe khẽ...; vũ trụ
thăm thẳm, bao la...”
+ Bóng tối? “tối hết cả con đường
thăm thẳm ra sông, con đường qua
chợ về nhà, các ngõ vào làng lại
càng sẫm đen hơn nữa... ”
+ Ánh sáng?“những khe sáng, hột
sáng lọt qua khe cửa của các ngôi
nhà”
+ Con người và cuộc sống?
“Sao giờ muộn thế này ..họ chưa ra
nhỉ”
“ngày phiên mà chẳng bán được là
bao...với lại đêm họ chỉ mua bao
16

vật,
- Liên cảm nhận mùi vị quen thuộc
- Liên thấy động lòng thương “nhưng
chính chị cũng không có tiền để mà cho
chúng...”.

=> Bằng sự quan sát và miêu tả tâm lí
tinh tế, tác giả đã làm hiện lên những
diễn biến chân thực, mong manh, mơ hồ
trong nội tâm của nhân vật, từ dáng điệu,
cử chi, suy tư của nhân vật, ta thấy hiện
lên một nỗi buồn nhẹ nhàng mà sâu lắng.
Đó là những rung cảm, ngân vang của
một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, gắn bó
với quê hương, một tấm lòng nhân hậu,
giàu lòng trắc ẩn, yêu thương .
=>Bằng sự quan sát và miêu tả tinh tế,
kết hợp giữa lãng mạn và ngòi bút tả
thực, qua các chi tiết, từ ngữ, hình ảnh
giàu sức gợi, Thạch Lam đã làm sống dậy
bức tranh thiên nhiên, cảnh vật và con
người phố huyện lúc chiều tối. Thiên
nhiên khoáng đạt nhưng trống trải, cảnh
vật quen thuộc của một cuộc sống nghèo
nàn, làm nên những lắng đọng sâu xa
trong tâm hồn con người.
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm tối
- Thiên nhiên mát lành...
- Bóng tối: Mịt mùng, bao trùm cả phố
huyện -> săn đuổi, bủa vây con người.
- Ánh sáng: Lay lắt, le lói, nhỏ nhoi, yếu
ớt, mỏng manh.
- Con người và cuộc sống:
+ Mẹ con chị Tí – hàng nước ế khách
+ Chị em Liên với gian hàng vắng khách
+ Gánh phở bác Siêu: Lủi thủi trong đêm

tối, là món quà xa xỉ mà chị em Liên
không bao giờ đủ tiền mua.
+ Manh chiếu rách với tiếng đàn bầu run
lên bần bật trong đói nghèo, ế ẩm với
thằng con bò lê la ra nghịch đất.
=> Họ là mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp của
phố huyện, những con người đang đốt
dêm làm ngày để kiếm sống, tuy khác
nhau về cảnh ngộ, số phận, họ là những


diêm hay.. .gói thuốc là cùng”
mảnh đời khác nhau nhưng đều chung cái
- Tâm trạng của Liên diễn ra như nghèo đói, lam lũ, lầm lụi. Cuộc sống
thế nào?
quẩn quanh, rời rạc, nghèo nàn, đơn điệu,
nhàm chán.
- Tâm trạng của Liên:
+ Liên và An ngồi lặng ngắm các vì sao,
quan sát những gì diễn ra ở phố huyện
với niềm xót xa cảm thông, sâu sắc.
+ Liên nhớ lại những tháng ngày tươi đẹp
- Bức tranh phố huyện lúc đêm tối ở Hà Nội.
ấy nói với chúng ta điều gì?
=> Phố huyện về đêm càng hiện rõ cái
Hs làm việc.
nghèo nàn, tù túng, những con người,
Gv: Cho Hs nhận xét, rút kinh những mảnh đời khác nhau nhưng đều
nghiệm.
chung cái nghèo nàn, cơ cực, chừng ấy

Gv: Bổ sung, khái quát vấn đề.
con người là một vòng đời của phố
huyện; nếu không có gì thay đổi thì
tương lai đó là cái nhãn tiền của chị em
Liên. Thật là tù túng, bế tắc, khiến Thạch
Lam phải thốt lên “Chừng ấy con người
trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi
sáng cho sự sống nghèo khó hằng ngày
- Bức tranh phố huyện lúc đêm của họ”
khuya hiện ra như thế nào?
3. Phố huyện lúc đêm khuya
Hs làm việc.
- Không gian, thời gian: -> Bóng tối đang
Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
tiếp tục bao phủ và sắp nhấn chìm phố
+ Không gian, thời gian và cảnh huyện và con người nơi đây.
vật?
- Đoàn tàu xuất hiện:
“Tiếng trống cầm canh ở huyện + “Đèn ghi đã ra kia rồi”- > Lời thông
đánh tung lên một tiếng khô khan, báo của bác Siêu
không vang động ra xa rồi chìm + “Ngọn lửa xanh biếc sát mặt đất như
ngay vào đêm tối, người vắng mãi” ma trơi. Tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại...
+ Đoàn tàu xuất hiện như thế nào? tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh mạnh
Được miêu tả ra sao? Qua những từ vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng...
ngữ, hính ảnh nào ?
tiếng hành khách ồn ào khe khẽ...Tiếng
+ Đoàn tàu có ý nghĩa như thế nào còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới... các
với người dân nơi đây? Tại sao đêm toa đèn sáng trưng... những toa hạng
nào mọi người cũng thức đợi tàu?
trên sang trọng lố nhố những người,

+ Đoàn tàu tác động như thế nào đồng và kền lấp lánh...” - > Quan sát,
đến Liên? Nhìn đoàn tàu nói lên miêu tả.
điều gì?
=> Đoàn tàu xuất hiện từ xa đến gần,
Hs trả lời. Gv: Cho hs nhận xét, bổ trong sự háo hức mong chờ của người
sung.
dân nơi đây.
Gv: Rút ra tiểu kết.
+ Ý nghĩa: Đoàn tàu từ Hà Nội về mang
=> Bằng nghệ thuật tương phản, đối theo ánh sáng và niềm vui -> Liên trở về
17


lập Thạch Lam đã để cho Hà Nội với quá khứ tươi đẹp, với Hà Nội xa xăm
đồng hiện trong phố huyện, quá khứ càng làm gợi thức cái thực tại đáng buồn
xen lẫn với thực tại để làm nổi bật của những con người nghèo khổ nơi đây
lên thực tại đáng buồn của phố -> Làm thức dậy những ước mơ.
huyện và làm khơi gợi những khát • III. Tổng kết
khao, hi vọng mong manh, mơ hồ • 1. Nghệ thuật
của con người về một cuộc sống – Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những
mới. Đó phải chăng chính là giá trị dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc,
nhân đạo và nhân văn sâu sắc của cảm giác mong manh, mơ hồ trong tâm
truyện ngắn Thạch Lam.
hồn nhân vật.
* Hướng dẫn học sinh tổng kết
• – Bút pháp tương phản đối lập.
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật • – Miêu tả sinh động những biến đổi tinh
và ý nghĩa của truyện?
tế của cảnh vật và tâm trạng của con
Hs làm việc.

người.
Gv: Dẫn dắt, gợi mở.
• – Ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.
+ Cốt truyện?
• – Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất
+ Ngôn ngữ, hình ảnh?
thơ, chất trữ tình sâu sắc.
+ Thủ pháp, bút pháp nghệ thuật? • 2. Ý nghĩa văn bản
Hs trả lời.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” miêu tả
Gv: Cho hs nhận xét,
chân thực những diễn biến tinh tế trong
bổ sung.
nội tâm của Liên, qua đó làm sống dậy
Gv: Rút ra tiểu kết.
bức tranh hiện thực của phố huyện nghèo
nàn, tù túng, làm thức dậy những ước
mơ, khát vọng tốt đẹp của con người. Thể
hiện niềm cảm thương chân thành của
Thạch Lam đối với những kiếp sống
nghèo khổ, chìm khuất trong mòn mỏi,
quẩn quanh nơi phố huyện trước cách
mạng và sự trân trọng với những mong
ước nhỏ bé, bình dị mà tha thiết của họ.
III. Hoạt động 3: Hướng dẫn học C. Luyện tập
sinh luyện tập – thực hành kĩ năng Câu 1
đọc – hiểu.
1. Những phương thức biểu đạt được sử
Câu 1: Đọc đoạn văn và thực hiện dụng trong đoạn văn là: tự sự, miêu tả

các yêu cầu sau:
2. Nội dung chính của đoạn văn là:
“Tiếng trống thu không trên cái chòi Khung cảnh thiên nhiên phố huyện lúc
của huyện nhỏ; từng tiếng một vang chiều tàn.
ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ 3. Thủ pháp nghệ thuật: so sánh “
rực như lửa cháy và những đám phương tây đỏ rực như lửa
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. cháy”;“những đám mây ánh
Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hồng như hòn than sắp tàn”
hình rõ rệt trên nền trời”.
4. Tác dụng: So sánh nhằm làm nổi bật
1. Đoạn văn trên được viết nét đặc trưng riêng biệt của khung cảnh
theo phương thức biểu đạt nào là thiên nhiên …
18


chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn là
gì?
3. Biện pháp tu từ chủ yếu của đoạn
văn trên là gì?
4. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó.
Câu 2. Đặc trưng của truyện ngắn
lãng mạn: Tình huống, nhân vật,
chi tiết, nghệ thuật kể chuyện, ...

Câu 2
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những
dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm
xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ trong

tâm hồn nhân vật.
– Bút pháp tương phản đối lập : Tính
cách và hoàn cảnh, bóng tối – ánh sáng;
Quá khứ - hiện tại; Hà Nội – phố huyện
– Nhân vật: Miêu tả sinh động những
biến đổi tinh tế trong cảm xúc và tâm
trạng của con người.
– Ngôn ngữ giàu hình ảnh, tượng trưng.
– Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất
thơ, chất trữ tình sâu sắc.
IV. Hoạt động 4: Vận dụng và mở IV. Vận dụng và mở rộng
rộng vấn đề (Thực hiện ở nhà)
1. Thấy được sự kết hợp hài hòa giữa
1, Yếu tố hiện thực và lãng mạn
hiện thực và lãng mạn trong truyện ngắn
trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của
Hai đứa trẻ:
Thạch Lam.
- Yếu tố hiện thực : Bức tranh hiện thực
2. GV yêu cầu HS sưu tầm những
của phố huyện nghèo nàn, tăm tối.
bài viết, nhận định (để làm tư liệu
- Yếu tố lãng mạn: Chất thơ/ chất trữ tình
học tập) về các vấn đề: Tình huống bàng bạc trong tác phẩm.
truyện, nhân vật, chi tiết, nghệ thuật 2. Yêu cầu học sinh sưu tầm được các
kể chuyện... trong các tác phẩm văn nhận định về tác giả, tác phẩm cũng như
xuôi lãng mạn của văn học hiện đại các ý kiến thể hiện quan điểm nghệ thuật
Việt Nam.
của Thạch Lam.
V.Dặn dò

3. Chuẩn bị bài Chữ người tử tù và thấy
được biểu hiện của bút pháp lãng mạn
trong tác phẩm.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đối chiếu kết quả học tập của học sinh 2 lớp 11, lớp11A1(áp dụng sáng
kiến) và lớp11A2 (không áp dụng ) tại trường THPT Thường Xuân 3, qua bài
viết số 3, kết quả được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Điểm
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Giỏi
Tỉ lệ
<3,5
3,5 – 4,9
5,0 -6,4
6,5- 7,9
8,0 – 10,0
11A1
0%
3%
63%
25%
7%
11 A2
2,2%
20%
59,8%
18%

0%
Từ kết quả học tập trên, tôi nhận thấy việc dạy học theo đặc trưng thể
loại là cần thiết, giúp các em chủ động, tích cực trong quá trình đọc hiểu cũng
như giải quyết các vần đề trong học tập, đem lại niềm vui thích và hứng thú
khám phá, sáng tạo, từ đó yêu thích môn học.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
19


Đọc hiểu tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại giúp học sinh cảm thụ
sâu sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, từ đó thấy được nét riêng của từng
truyện, đồng thời thấy được tài năng và cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn. Vì
vậy, dạy học theo thể loại là một vấn đề rất quan trọng của phương pháp dạy
học văn, giúp học sinh tránh được lối hiểu chung chung, đại khái đánh đồng các
tác phẩm cũng như phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong
quá trình tiếp nhận; rút ngắn khoảng cách giữa tác phẩm - giáo viên - học sinh.
Điều đó có nghĩa là tiếp nhận văn học phải cụ thể, phải đi từ những chi tiết nghệ
thuật trong tác phẩm, tìm ra nét độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm trên cơ sở nắm
vững đặc trưng thi pháp của thể loại. Ở đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên
cứu tác phẩm từ góc độ cấu trúc để chỉ ra những tác động thẩm mĩ của nó đối
với người đọc, nhất là bạn đọc học sinh để từ đó hướng dẫn cho học sinh các
biện pháp tiếp nhận tác phẩm, góp phần định hướng cho các em nắm được “ cái
hay cái đẹp” trong tác phẩm văn chương; giúp cho việc dạy văn “cho ra văn”
cũng như biết vận dụng kiến thức đọc hiểu vào quá trình làm bài nghị luận trên
tinh thần tích hợp kiến thức.
Qua thực tế giảng dạy và ôn tập cho học sinh bản thân người viết đã rút ra
một số kinh nghiệm giúp người học tiếp cận và chiếm lĩnh các tác phẩm tự sự
theo đặc trưng thể loại, thông qua các bước gợi ý ở trên, giúp học sinh phát huy
một cách tối đa năng lực tiếp nhận và sáng tạo cũng như khả năng chủ động và

tích cực hóa hoạt động của học sinh trong quá trình học và làm bài, để người học
trở thành trung tâm của quá trình dạy học và là bạn đọc “đồng sáng tạo”, từ đó
giúp cho việc tiếp thu cái hay cái đẹp trong tác phẩm văn chương trở thành quá
trình tự giác, quá trình “chuyển vào trong”. Cũng như thấy được có nhiều con
đường khác nhau để đi vào một tác phẩm văn học, làm cho giờ học trở nên hứng
thú, tự giác, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo để thanh lọc, phát
triển nhân cách và nâng cao tầm đón nhận của học sinh, gắn “học” với “hành”.
Văn chương bao giờ cũng là sản phẩm cụ thể của một tâm hồn, một tấc
lòng nghệ sĩ rung động trước cuộc đời. Người nghệ sĩ sáng tác ra tác phẩm
mong muốn tìm đến những bạn đọc tri kỉ để cùng họ khám phá những miền sâu
kín của cuộc đời. Dạy văn, học văn là quá trình thâm nhập vào tác phẩm làm
sống dậy những tình cảm, khát vọng của nhà văn. Đó là một việc làm khó, nặng
nề; với mong muốn muôn thuở của người dạy văn là tìm cách khơi gợi giúp học
sinh tiếp cận, khám phá và chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật của người cầm bút,
người viết có một vài ý kiến nhỏ nhằm giúp học sinh hình thành phương pháp và
thói quen tiếp cận, làm việc với các tác phẩm tự sự. Do thời gian và trình độ còn
hạn chế, chúng tôi mong rằng những suy nghĩ ban đầu này sẽ được tiếp tục phát
triển và hoàn thiện bởi sự góp ý của các thầy cô và các bạn để người viết có thể
hoàn thiện thêm ở các công trình sau.
II. Kiến nghị
* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa:
- Để đáp ứng nhu cầu giáo dục phát triển năng lực người học theo mục
tiêu và lộ trình cải cách của Bộ giáo dục và Đào tạo, bên cạnh việc Bộ GD-ĐT
cần có những cải cách biên soạn chương trình cũng như hình thức và mục tiêu
20


kiểm tra, đánh giá một cách có hệ thống trong từng cấp học, đòi hỏi Sở GD&ĐT
cần tăng cường mở các đợt tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường
xuyên cho giáo viên một cách có hệ thống, giúp đội ngũ giáo viên được giao

lưu, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, hình thành kĩ năng và ý thức làm việc
khoa học phù hợp với môn học.
* Đối với nhà trường:
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí đầu tư phục vụ
cần thiết cho các hoạt động dạy và học phù hợp, có hệ thống, chất lượng và hiệu
quả.
- Phát động và tổ chức thực hiện đổi mới các hình thức thao giảng, dự
giờ, sinh hoạt nhóm chuyên môn để trao đổi, học hỏi tìm ra những phương pháp,
cách thức mới, phù hợp với đặc thù của từng môn học nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả dạy học.
- Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cách làm việc với văn bản văn
học dưới nhiều góc độ khác nhau, cũng như cách xử lí các yêu cầu của đề văn
nghị luận về các vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học. Còn học sinh cần chủ
động chuẩn bị bài cũng như chiếm lĩnh kiến thức, thực hiện nghiêm túc các yêu
cầu học tập.
Thanh Hóa, ngày 18 tháng 05 năm 2019
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

Trần Thị Ngọc Bích

21


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. SGK, SGV Ngữ văn 10 – Tập 1 và Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

SGK, SGV Ngữ văn 11 – Tập 1và Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. SGK,
SGV Ngữ văn 12 – Tập 1và Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.
[2]. NQ Số 29/NQ – TW – Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[3]. Lí luận văn học- Phương Lựu (Chủ biên), tái bản lần thứ hai, NXB Giáo
dục, năm 2002; Chương XIV, XV, XIX, XXXIV, trang 277, 283, 290, 295, 297,
303, 304, 306, 307, 308, 310,313,317,320,375,376,377,379,380,695,700,705…
[4]. Đọc hiểu văn bản nghệ thuật và sự tương tác nhà văn với bạn đọc - Nguyễn
Minh Triết, Văn hóa Việt Nam số 80 (Mùa xuân - 2018) .
[5]. Lí luận và phương pháp dạy học môn văn của Nguyễn Thị Yến Trình -Tổ
chức hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam theo đặc trưng thể loại
trong chương trình Ngữ văn 11; Luận văn Thạc sĩ giáo dục.
[6]. SKKN - Hệ thống câu hỏi rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự cho
học sinh lớp chuyên Ngữ văn của Đỗ Em, trường THPT Lê Quý Đôn.
[7]. Phương pháp dạy học văn – Phan Trọng Luận (Chủ biên), NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 1998.
[8]. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chươngtrình, Sách giáo khoa lớp 11,
môn Ngữ văn; NXB Giáo dục, năm 2007, mục 8,9,10; trang 14, 15, 16, 17, 18,
19, 20, 21.

22


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Trần Thị Ngọc Bích
Chức vụ: Giáo viên môn Ngữ văn
Đơn vị công tác: Trường THPT Thường Xuân 3

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại

Thời gian tâm lí trong đoạn
trích Trao duyên (Truyện Cấp ngành
Kiều) của Nguyễn Du
Tiếp cận thế giới nghệ thuật
Xuân Diệu qua ba tác phẩm:
Cấp ngành
Vội vàng, Đây Mùa thu tới,
Thơ duyên





23

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá xếp
loại


C

2004 - 2005

C

2009 - 2010



×