Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

BÁO CÁO CHỦ ĐỀ TINH DẦU CNTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.47 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
-----------------------

SEMINAR

CHỦ ĐỀ: TINH DẦU

CÁN BỘ
DẪN:
THỰC HIỆN
NGUYỄN THỊ

HƯỚNG
SINH VIÊN
THU HỒNG
LỮ THANH PHƯƠNG

017103033

PHẠM THỊ TRÚC
NGUYỄN THỊ MỸ DUYÊN
NGUYỄN DƯƠNG TOÀN THIỆN
NGUYỄN THỊ KIM XUYẾN
DƯƠNG THỊ THỦY TRÚC

017103036
017103073
017103023
017103062
017103028



Tiền Giang, ngày 20 tháng 11 năm 2018
LỜI MỞ ĐẦU


Tinh dầu hiện nay sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ
phẩm, dược phẩm ....Tinh dầu là nguồn hương liệu có nguồn gốc từ cây cỏ
thiên nhiên ngày càng được con người đặc biệt chú ý và ưa chuộng.
Sản xuất chất thơm là một lĩnh vực không thể thiếu cho các nước. Đặc
biệt là chất thơm được khai thác từ thiên nhiên đó là tinh dầu. Tinh dầu có
những đặc tính đặc trưng về mặt lí hóa, hóa học, hóa sinh, sinh học, dược lí và
cảm quan.Vậy tinh dầu có nguồn gốc từ đâu, tính chất, cách sản xuất và ứng
dụng trong thực tế như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về tinh dầu.
Nội dung của bài báo cáo gồm những nội dung sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung về tinh dầu.
- Chương 2: Sản xuất tinh dầu.
- Chương 3: Ứng dụng và cách sử dụng tinh dầu.
- Chương 4: Một số tinh dầu tiêu biểu.
Nhóm em rất mong được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của cô và các
bạn.
Chân thành cảm ơn.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU


DANH SÁCH BẢNG
DANH SÁCH HÌNH

DANH SÁCH HÌNH

Hình1.1.Minh họa tinh dầu nguyên chất.......................................2
Hình2.1.Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu..................12
Hình 2.2.Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu quế..........15

DANH SÁCH BẢNG

Bảng4.1. Các chỉ số lý-hóa của tinh dầu sả chanh..............................20


Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TINH DẦU
1.Khái niệm về tinh dầu:
Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi được chiết
xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh, từ lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây,
rễ cây, hoặc những bộ phận khác của thực vật. Phương pháp khác để tách chiết
tinh dầu là tách chiết dung môi.
Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng
lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50-100 lần các
loại dược thảo sấy khô( thảo mộc). Hầu hết các loại tinh dầu đều trong, ngoại trừ
vài loại tinh dầu như dầu cây hoắc hương, dầu cam, sả chanh thì đều có màu
vàng hoặc hổ phách.
2.Lịch sử của tinh dầu:
Tinh dầu được sử dụng rất lâu, từ thời Ai Cập cổ người ta đã biết chiết xuất
tinh dầu để tạo hương thơm ngọt ngào, dễ chịu. Sau đó Ibn al-Baitar ( 11881248), bác sĩ, dược sĩ và nhà hóa học của Al-Andalusian sử dụng tinh dầu vào
các sản phẩm thiết yếu.
Người Ai Cập cổ đại dùng phương pháp ngâm chiết để trích ly tinh dầu từ
các loại cây cỏ có mùi thơm, và hương trầm có lẽ là một trong những phương
cách cổ xưa nhất trong việc sử dụng hương liệu. Người Ai Cập rất thông thạo
việc ướp xác bằng hương liệu để bảo quản cơ thể. Họ cũng thường dùng dầu
thơm để xoa bóp cơ thể.
Người Tây Ban Nha có số lượng dược thảo trồng trong các vườn nhà của

họ rất nhiều; người da đỏ ở Bắc Mỹ cũng dùng dầu hương liệu và đưa ra những
phương thuốc trị bệnh của họ bằng dược thảo .
Với lịch sử phát triển hàng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật
của thiên nhiên, là tủ thuốc của tự nhiê được phát triển thành phương pháp trị
liệu, chăm sóc sức khỏe làm đẹp trên toàn thế giới. Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được
4


tập trung nghiên cứu và trở thành phương pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại
nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp...
3.Phân loại tinh dầu:
3.1. Tinh dầu nguyên chất:
Tinh dầu nguyên chất là tinh dầu chưa pha chế với các thành phần hóa học
khác. Được chiết xuất 100% từ thực vật thiên nhiên. Với một hàm lượng nhất
định chúng thường ăn uống được, rất tốt và an toàn cho sức khỏe trừ một số loại
tinh dầu được khai thác từ các loại dược thảo không ăn uống được (ở dạng thônhư lộc đề, bách...). Vì vậy, nên nếu một loại tinh dầu được chiết xuất từ những
loại thảo dược ăn uống được ở dạng thô (cam, chanh, quế, bạc hà, sả, gừng,
tiêu,...) thì sẽ ăn uống được (ở hàm lượng nhất định) khi chiết xuất thành tinh
dầu tinh khiết, nếu không ăn uống được thì các loại tinh dầu này thường chưa
đảm bảo tinh khiết từ thiên nhiên.

Hình 1.1.Minh họa tinh dầu nguyên chất

5


3.2.Tinh dầu không nguyên chất:
Tinh dầu không nguyên chất là tinh dầu được pha từ tinh dầu nguyên chất với
các chất hóa học khác mà vẫn giữ được hương của tinh dầu hoặc tinh dầu được
chiết xuất nguyên chất từ thực vật nhưng chưa đạt chất lượng hoàn toàn tinh

khiết thành phần từ dược thảo thiên nhiên có lợi cho sức khỏe.
3.3.Tinh dầu tổng hợp:
Là sản phẩm có mùi hương tương tự tinh dầu được tạo thành qua con đường
tổng hợp hóa học còn gọi là dầu thơm.
Tinh dầu tổng hợp còn gọi là hương liệu là loại tinh dầu được chế tạo bằng
cách pha chế các loại chất hóa học và chất tạo mùi lại với nhau. Tinh dầu hương
liệu thường có mùi không tự nhiên nếu hít nhiều quá có thể gây nhứt đầu.
Vì thế tinh dầu hương liệu chỉ thường được sử dụng trong xà phòng, chất tạo
mùi, thuốc lá, sản phẩm vệ sinh.
4.Bản chất của tinh dầu:
Các hợp chất trong tinh dầu nguyên chất là các phân tử hữu cơ nhỏ có xu
hướng thay đổi nhanh chóng từ trạng thái rắn hoặc lỏng sang khí ở nhiệt độ
phòng. Chúng được gọi là dễ bay hơi vì chúng dễ thay đổi trạng thái nhanh
chóng. Khi lần đầu tiên mở một chai tinh dầu nguyên chất, ngay lập tức nhận
thấy mùi thơm rất mạnh có thể ngửi thấy thường ở một khoảng cách nào đó.
Do tính chất vật lý cùng tính chất hóa học của hợp chất thơm dễ bay, do đó,
cho phép việc di chuyển nhanh mùi hương qua không khí và trực tiếp tương tác
với cảm giác khứu giác trong mũi.
Đặc tính độc đáo này giúp tình trở nên lý tưởng trong việc ứng dụng liệu
pháp hương liệu – sử dụng hợp chất từ thực vật để giúp duy trì tâm trí và cơ thể
khỏe mạnh – cũng như những ứng dụng khác. Loại hợp chất thơm dễ bay hơi
trong tinh dầu quyết định hương vị của chính tinh dầu đó và những lợi ích mà nó
mang lại.
6


Bản chất của tinh dầu thiên nhiên khác nhau tùy thuộc ở loại thực vật đó là
gì. Giả dụ như khác nhau trong các họ thực vật, và cả từ loại này sang loại khác.
Không chỉ vậy, thành phần của tinh dầu khác nhau phụ thuộc vào yếu tố
khai thác trong ngày, mùa, vị trí địa lý và phương phấp nào, thời gian chưng cất,

thời tiết quy trình sản xuất ra sao. Tất cả yếu tố trên đều ảnh hưởng đến chất
lượng của tinh dầu nguyên chất.
5. Thành phần hóa học của tinh dầu:
Tinh dầu thuộc nhóm isopren là những dẫn xuất của isopren. Tinh dầu
thường là hỗn hợp có chứa nhiều chất khác nhau như hydro carbon, rượu,
phenol, ester, alcol,...nhưng quan trọng hơn cả là terpene.
Terpenoid có mạch thẳng hoặc vòng có công thức phân tử (C10H16)n
. Là một lớp lớn và đa dạng của tự nhiên hóa chất hưu cơ có nguồn gốc từ
terpen. Hầu hết là cấu trúc đa vòng với các nhóm chức năng chứa oxy.
Với n=1: C10H16 ( monoterpenoid )

7


n=1,5: C15H24 ( sesquiterpenoid

n=2: C20H32 ( diterpenoid )

n=3: C30H48 ( triterpenoid )
n=4: C40H64 ( tetraterpenoid )
Monoterpenoid thẳng tiêu biểu là mircen và oxymen và các dẫn xuất chứa
oxy của chúng. Mircen có trong tinh dầu nguyệt quế, hoa houblon.
Monoterpen vòng phổ biến và quan trọng là limonen và mentol.
-

Limonen có trong tinh dầu cam, chanh, thì là, nhựa thông.

-

Trong thành phần của bạc hà, mentol chiếm 70%.

Mặc dù tinh dầu có chứa nhiều cấu tử như vậy nhưng thường chỉ có một

vài cấu tử chính có giá trị về mùi đặc trưng cho tinh dầu đó. Ví dụ Trong tinh
8


dầu lá mùi, cấu tử chính là linalol nhưng do sự đồng phân hóa linalol chuyển
thành genaniol, linalyl axetat, limonen và oximen.
6. Tính chất chung của tinh dầu
Tinh dầu hòa tan rất ít trong nước và hòa tan nhiều trong rượu nồng độ
cao. Rượu ethylic là dung môi cực mạnh vì có hằng số điện môi lớn( =27).
Do đó cực mạnh nên có thể hòa tan được nhiều hợp chất hữu cơ trong đó có
cấu tử của tinh dầu.
Dưới tác dụng của oxy không khí, một phần tinh dầu chủ yếu là hợp chất
không no bị oxy hóa và cho mùi nhựa.
Mùi thơm của tinh dầu do este, phenol, aldehyde, cetone và những hợp
chất hữu cơ khác quyết định.
Dưới tác dụng của oxy, tinh dầu không no sẽ bị oxy hóa dễ dàng( tinh dầu
biến màu).
Ở nhiệt độ cao thì tinh dầu mạch thẳng dễ bị phản ứng khép vòng . Phản
ứng phụ với tinh dầu khác, dung môi.
Tinh dầu là những hợp chất dễ bay hơi, mất mùi khi xử lý nhiệt độ cao.
6.1.Tính chất cảm quan:
- Màu sắc: so sánh với thanh màu sắc tiêu chuẩn như không màu, vàng
nhạt, đỏ thẫm, đen,...Do hiện tượng oxy hóa màu có thể sẫm lại. Một số có màu
đặc biệt như các hợp chất azulen có màu xanh mực.
- Độ trong: trong suốt, hơi đục, đục, rất đục,...
- Mùi: tính chất đặc trưng của tinh dầu có thể phân biệt các loại tinh dầu
khác nhau, tốt hay xấu. Mùi tinh dầu được thể hiện như mùi thơm dễ chịu, một
số có mùi hắc, khó chịu( tinh dầu giun) với cường độ mùi nhẹ hay sốc.

- Vị: cay, đắng, chát, một số có vị ngọt( tinh dầu quế, hồi)...
9


6.2.Tính chất lý hóa:
- Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn:
menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin. Bay hơi ở nhiệt độ thường.
- Tỷ trọng: đa số nhỏ hơn 1, một số lớn hơn 1( quế, đinh hương, hương
nhu) tỷ lệ thành phần chính ( aldehyde cinnamic, eugenol) quyết định tỷ trọng
tinh dầu. Nếu hàm lượng các thành phần chính thấp, chúng sẽ trở thành nhẹ hơn
nước.
- Độ tan: không tan hay ít tan trong nước, tan trong alcol và các dung
môi hữu cơ khác.
- Độ sôi: phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, có thể dùng phương pháp
cất phân đoạn để tách riêng từng thành phần trong tinh dầu.
- Độ quay cực( năng suất quay cực): hầu hết tinh dầu đều có khả năng
làm quay mặt phẳng của ánh sáng phân cực khi ánh sáng này đi qua. Từ đó ta có
thể phát hiện các chất pha trộn trong tinh dầu. Nhưng tinh dầu làm quay mặt
phẳng ánh sánh phân cực về bên trái, ký hiệu (-), quay mặt phẳng ánh sáng về
bên phải, ký hiệu (+). Độ quay cực được xác đinh bởi giá trị của góc quay cực
200C.
Tinh dầu là hỗn hợp của nhiều thành phần hó học nên tỷ trọng, chiết xuất,
độ quay cực không có giá trị cụ thể mà chỉ ở một khoảng xác định.
-

Chỉ số khúc xạ 1,4500-1,5600

-

Rất dễ oxy hóa, sự oxy hóa thường xảy ra cùng với sự trùng hiệp hóa,

tinh dầu sẽ chuyển thành chất nhựa.

-

Một số thành phần chính trong tinh dầu cho các phản ứng đặc hiệu của
nhóm chức năng, tạo thành các sản phẩm kết tinh hay cho màu, dựa vào
đặc tính này để định tính và định lượng các thành phần chính trong tinh
dầu.
10


6.3.Các chỉ số hóa học:
- Chỉ số acid: là số mg KOH dùng để trung hòa hết acid từ do trong 1g tinh
dầu. Cho biết hàm lượng acid tự do, tinh dầu mới khai thác hay đã bảo quản lâu.
Do tinh dầu bảo quản lâu các ester sẽ bị thủy phân, các andehyt sẽ bị oxy hóa do
đó chỉ số acid sẽ tăng.
- Chỉ số ester: là số mg KOH cần thiết để xà phòng hóa hết các ester chứa
trong 1g tinh dầu. Ester trong tinh dầu có ảnh hưởng lớn đến mùi vị của tinh
dầu, đối với một số loại tinh dầu thì ester là thành phần chính như linalyl acetate
trong tinh dầu bạc hà.
- Chỉ số acetyl: là số mg KOH cần thiết để trung hòa acid acetic được giải
phóng sau khi xà phòng hóa 1g tinh dầu đã acetyl hóa. Dùng để xác định hàm
lượng alcol có trong tinh dầu. Alcol bậc 1 và 2 được gọi là geraniol, alcol bậc 3
là linalol. Trong đó alcol bậc 1 và 2 tham gia phản ứng acetyl hóa, alcol bậc 3
không phản ứng.
- Hàm lượng aldehyde và cetone: trong tinh dầu có chứa aldehyde và
cetone đặc trưng ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu vì vậy cần xác định hàm
lượng này.
- Hàm lượng phenol: do một số tinh dầu có hợp chất phenol là cấu tử tạo
mùi ảnh hưởng đến chất lượng tinh dầu.


11


Chương 2: SẢN XUẤT TINH DẦU
1.Nguyên liệu:
1.1.Đặc tính chung và phân loại:
Nguyên liệu tinh dầu là các loại thực vật có chứa tinh dầu. Trong thực vật,
tinh dầu có thể ở hoa, lá, rễ, thân, củ,....Có một số thực vật trong mọi bộ phận
của cây đều chứa tinh dầu. Để khai thác chúng trong công nghiệp, người ta sử
dụng bộ phận nào trong cây có chứa nhiều tinh dầu nhất và tinh dầu có chất
lượng cao nhất. Hàm lượng tinh dầu trong thực vật thường không lớn lắm, có
loại chứa 15% và có loại chỉ vài phần nghìn. Những nguyên liệu chứa tinh dầu
ít thường quý và đắt tiền( tinh dầu hoa hồng...).
Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có mùi thơm, mùi thơm của tinh
dầu là mùi của cấu tử có nhiều trong tinh dầu( cấu tử chính).
Ví dụ: Mùi của tinh dầu hoa hồng là mùi của phenyl etilic( cấu tử
chính); Mùi của tinh dầu hoa nhài là mùi của jasmin; Mùi của tinh dầu chanh là
mùi của limonen( chiếm khoảng 90% trong tinh dầu chanh).
Đa số tinh dầu thường rất dễ bay hơi với hơi nước có mùi thơm không hòa
tan trong nước và khối lượng riêng thường nhỏ hơn nước. Có một vài tinh dầu
có khối lượng riêng lớn hơn nước như tinh dầu quế, tinh dầu đinh hương...Vì
những lý do trên người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách tinh dầu.
Người ta phân loại nguyên liệu chứa tinh dầu ra thành các loại như sau:


Nguyên liệu của quả và hạt: hồi, mùi, màng tang...




Nguyên liệu lá cành: sả, bạc hà, hương nhu...



Nguyên liệu rễ, củ: gừng, long não ( nhiều nhất ở rễ )



Nguyên liệu vỏ: cam, chanh, quýt...



Nguyên liệu hoa: hoa hồng, hoa nhài...
12


1.2.Giới thiệu một số nguyên liệu chứa tinh dầu:
- Hồi: hoa có hình sao, trồng nhiều ở Lạng Sơn, Cao Bằng, hàm lượng
tinh dầu 13-15% ( tính theo hoa khô), 3-3,5% ( timhs theo hoa tươi).
- Sả: là một loại cây thân thảo, sống một vài năm, trồng bằng tép. Sau
khi trồng 3-4 tháng thì thu hoạch lá và cứ 40-45 ngày thu hoạch một lứa, năng
suất bình quân 50 tấn lá/ha. Hàm lượng tinh dầu 0,7-1,5%, thành phần chính của
tinh dầu sả là geraniol ( 23% ) và xitronenlal (32-35%).
- Bạc hà: là loại cây thân thảo sống được vài năm, sau khi trồng vài
tháng có thể thu hoạch được. Hàm lượng tinh dầu 1,3-1,6%, cấu tử chính là
mentol ( 70-90% ).
- Quế: trồng nhiều ở Quảng Ninh, Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Vỏ và lá đều có chứa tinh dầu nhưng nhiều nhất là ở vỏ. Để sản xuất tinh dầu
người ta thường dùng cành và vỏ vụn. Hàm lượng tinh dầu ở vỏ khô 1-2,5%, ở
lá 0,2-0,5%. Cấu tử chính của tinh dầu quế là aldehyt xinamic (90%).

2.Các phương pháp khai thác tinh dầu:
Tùy thuộc từng loại nguyên liệu và trạng thái của tinh dầu trong nguyên
liệu ( tự do hoặc kết hợp ) mà người ta dùng các phương pháp khác nhau để tách
chúng.
Các phương pháp tách tinh dầu cần phải đạt được những yêu cầu cơ bản
như sau:


Giữ cho tinh dầu thu được có mùi vị tự nhiên ban đầu .



Qui trình chế biến phải phù hợp, thuận lợi và nhanh chúng.



Phải tách được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tổn thất tinh dầu
trong quá trình chế biến và hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu
sau khi chế biến ( bã) càng thấp càng tốt.



Chí phí đầu tư vào sản xuất là ít nhất.
13


2.1.Phương pháp hóa lý ( chưng cất):
2.1.1.Những hiểu biết cơ bản về quá trình chưng cất tinh dầu:
Tinh dầu là một hỗn hợp gồm nhiều cấu tử tan lẫn vào nhau. Trong
quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng có thể

làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều áp suất không đổi, dung
dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ có thành
phần cấu tư dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục chưng cất
thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít và trong
chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta có thể thay
đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh dầu có
trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng tinh dầu.
Ví dụ, yêu cầu của tinh dầu sả là hàm lượng xitronenlal phải >35% nhưng tinh
dầu của ta thường chỉ đạt 32%, do đó có thể dùng phương phấp chưng cất ngưng
tụ theo thời gian để nâng cao hàm lượng xitronenlal trong tinh dầu sả.
2.1.2.Các dạng chưng cất tinh dầu:
Có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau:


Chưng cất với nước: Nguyên liệu và nước cùng cho vào một thiết
bị. Khi đun sôi, hơi nước bay ra sẽ cuốn theo tình dầu, ngưng tụ hơi
bay ra sẽ thu được hỗn hợp gồm nước và tinh dầu, hai thành này
không tan vào nhau nên dễ dàng tách ra khỏi nhau.
Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp
với những có sở sản xuất nhỏ, vốn đầu tư ít. Tuy nhiên, phương
pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, chất lượng
tinh dầu không cao do nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp với thiết bị nên
dễ bị cháy khét, khó điều chỉnh các thông số kỹ thuật như tốc độ và
nhiệt độ chưng cất.



Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng: Nguyên liệu và
nước cùng cho vào một thiết bị nhưng cách nhau bởi một vỉ nồi.Khi
14



đun sôi, hơi nước bốc lên qua khối nguyên liệu kéo theo tinh dầu và
đi ra thiết bị ngưng tụ. Để nguyên liệu khỏi rơi vào phần có nước ta
có thể lót trên vỉ một hay nhiều lớp bao tải tùy theo từng loại
nguyên liệu. Phương pháp này phù hợp với những cơ sở sản xuất có
qui mô trung bình.
So với phương pháp trên, phương pháp này có ưu điểm hơn,
nguyên liệu ít bị cháy khét vì không tiếp xúc trực tiếp với đáy thiết
bị, các nhược điểm khác vẫn chưa khắc phục được. Phương pháp
này thích hợp cho những loại nguyên liệu không chịu được nhiệt độ
cao.


Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng: Phương pháp này phù
hợp với những cơ sở sản xuất lớn, hơi nước được tạo ra từ một nồi
hơi riêng và được dẫn vào các thiết bị chưng cất.
Phương pháp này cùng một lúc có thể phục vụ được cho nhiều

thiết bị chưng cất, điều kiện làm việc của công nhân nhẹ nhàng hơn, dễ
cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn sản xuất, khống chế tốt hơn
các thông số công nghệ, rút ngắn được thời gian sản xuất. Ngoài ra,
phương pháp này đã khắc phục được tình trạng nguyên liệu bị khê,
khét và nếu theo yêu cầu của công nghệ thì có thể dùng hơi quá nhiệt,
hơi có áp suất cao để chưng cất. Tuy nhiên, đối với một số tinh dầu
trong điều kiện chưng cất ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ bị phân hủy làm
giảm chất lượng. Hơn nữa, các thiết bị sử dụng trong phương pháp này
khá phức tạp và đắt tiền.
2.1.3.Những ưu nhược điểm chung của phương pháp chưng cất:
* Ưu điểm:

- Thiết bị khá gọn gàng, dễ chế tạo, qui trình sản xuất đơn giản.

15


- Trong quá trình chưng cất, có thể phân chia các cấu tử trong hỗn
hợp bằng cách ngưng tụ từng phần theo thời gian.
- Thời gian chưng cất tương đối nhanh, nếu thực hiện gián đoạn chỉ
cần 5-10 giờ, nếu liên tục thì 30 phút đến 1 giờ.
-

Có thể tiến hành chưng cất với các cấu tử tinh dầu chịu được nhiệt

độ cao.
* Nhược điểm:
- Không áp dụng phương pháp chưng cất vào những nguyên liệu có
hàm lượng tinh dầu thấp vì thời gian chưng cất sẽ kéo dài, tốn rất nhiều hơi, và
nước ngưng tụ.
- Tinh dầu thu được có thể bị giảm chất lượng nếu có chứa các cấu tử
dễ bị thủy phân.
- Không có khả năng tách các thành phần khó bay hơi hoặc không bay
hơi trong thành phần của nguyên liệu ban đầu mà những thành phần này rất cần
thiết vì chúng có tính chất định hương rất cao như sáp, nhựa thơm...
- Hàm lượng tinh dầu còn lại trong nước chưng(nước sau phân ly)
tương đối lớn.
2.1.4.Qui trình công nghệ chưng cất tinh dầu :
Tùy theo từng loại nguyên liệu mà qui trình chưng cất có những điểm
khác nhau nhất đinh. Nhìn chung, qui trình chưng cất tinh dầu phải có những
công đoạn cơ bản sau:


16


Hình 2.1: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu
Ba công đoạn cơ bản của quá trình chưng cất tinh dầu( chưng cất gián đoạn)
gồm: nạp liệu, chưng cất, tháo bả.


Nạp liệu: Nguyên liệu từ kho bảo quản được nạp vào thiết bị, có thể
làm ẩm nguyên liệu trước khi nạp vào thiết bị để thuận lợi cho quá
trình chưng cất. Việc nạp liệu có thể thực hiện bằng thủ công hoặc
cơ giới, có thể nạp trực tiếp vào thiết bị hoặc nạp gián tiếp qua một
giỏ chứa rồi cho vào thiết bị bằng tời hoặc cẩu. Nạp liệu xong đóng
chặt mặt bích nối thiết bị với nắp, nên vặn chặt theo nguyên tắc đối
nhau để nắp khỏi chênh.



Chưng cất: Khi bắt đầu chưng cất, mở van hơi cho hơi vào thiết bị,
lúc đầu mở từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm cho hơi
phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu. Ngoài ra, mở từ từ

17


van hơi để nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống dẫn hỗn
hợp hơi.


Tháo bả: Tháo nắp thiết bị, tháo vỉ trên rồi dùng tời kéo giỏ chứa bả

ra, kiểm tra và châm thêm nước nếu cần thiết( nước châm thường là
nước sau khi phân ly tinh dầu) rồi cất mẻ khác.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được cho vào thiết bị phân ly. Sau
phân ly ta được tinh dầu thô và nước chưng. Tinh dầu thô được sử
lý để được tinh dầu thành phẩm, nước chưng cho bể tiếp tục phân ly
để thu tinh dầu loại 2.

2.2.Phương pháp cơ học:
Phương pháp này chủ yếu dùng để tách tinh dầu trong các loại vỏ quả cam,
chanh, quýt...trong loại nguyên liệu này tinh dầu nằm trong những túi tế bào ở
bề mặt ngoài. Khi dùng lực cơ học tác dụng vào vỏ quả, tinh dầu sẽ thoát ra.
Tinh dầu sản xuất bằng phương pháp này có chất lượng cao hơn phương pháp
chưng cất, có mùi thơm tự nhiên của nguyên liệu, tuy nhiên hiệu suất thấp.
Người ta thường dùng các cách như sau:
-

Vắt, bóp: Quả được cắt ra làm 2-3 phần, dùng thìa để tách thịt quả để
riêng rồi dùng tay vắt bóp cho tinh dầu thoát ra ngoài. Tinh dầu thoát ra
được thấm vào bông, khi bông đã bảo hòa tinh dầu, vắt lại cho vào cốc,
đem lọc, lắng, sấy thu được tinh dầu thành phẩm. Vỏ đã vắt xong đem
chưng cất để thu hết tinh dầu.

-

Bào, nạo: Dùng nguyên quả rồi xát mặt ngoài của vỏ quả vào bề mặt
nhám, tế bào vỏ quả sẽ vỡ ra, tinh dầu thoát ra ngoài, lớp gai của bàn xát
phải vừa phải để tránh đâm thủng ruột quả, nếu ruột quả bị thủng sẽ gây
khó khăn vì tinh dầu sẽ bị lẫn nước quả và lớp cùi bên trong bị nạo rách
sẽ hút mất một ít tinh dầu. Phương pháp này cũng như phương pháp trên
gây tổn thất nhiều tinh dầu. Tinh dầu cam, chanh, quýt tách này bằng

phương pháp này muốn sử dụng trong thực phẩm ta phải tách bớt tecpen,
18


chủ yếu là limonen, vì nếu không tách thì limonen sẽ bị oxy hóa thành
pinen có mùi nhựa thông.
-

Ép: Có thể ép nguyên quả bằng những máy ép đặc biệt, trong quá trình
ép có dội nước. Sau khi ép ta được hỗn hợp gồm nước quả tinh dầu, mô
và thịt quả. Để tách tinh dầu ra, cần phải lọc để loại bớt tạp chất, sau đó
dùng máy ly tâm có tốc độ 15000 -20000 vòng/phút để tách tinh dầu.

2.3.Phương pháp kết hợp
Khai thác tinh dầu bằng cách kết hợp giữa quá trình hóa lý và quá trình
cơ học, hoặc sinh hóa( lên men) và cơ học, hoặc sinh hóa và hóa lý.
Ví dụ: Trong quả vanny, tinh dầu ở dạng liên kết glycozit nên dùng
enzyme để thủy phân, phá hủy liên kết này rồi sau đó dùng phương pháp chưng
cất( hóa lý ) để lấy tinh dầu.
3.Một số qui trình sản xuất tinh dầu:
3.1.Qui trình sản xuất tinh dầu quế:
Nguyên liệu dùng để cất tinh dầu quế có thể cành, lá hoặc vỏ quế vụn. Nếu
dùng cành lá thì nên cất ở dạng tươi vì nó sẽ cho màu sắc sản phẩm đẹp hơn.
Nếu nguyên liệu là vỏ quế vụn thì trước khi cất nên nghiền( lọt sàng 3 mm), nếu
là cành, lá thì phải băm nhỏ. Phần nước chưng sau khi phân ly có thể cho hồi lu
trở lại nồi cất để tận thu tinh dầu nguyên liệu chỉ cho 1/10-2/10 thể tích nồi cất,
nếu không sẽ có hiện tượng trào bọt qua vòi voi. Thời gian chưng cất khoảng
2,5-3h. Tinh dầu quế nặng hơn nước nên phải dùng thiết bị phân ly thích hợp.
Tinh dầu quế thành phẩm có màu vàng nâu, trong suốt.


19


Sơ đồ công nghệ:

Hình 2.2: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất tinh dầu quế.
3.2.Qui trình sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt:
- Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp trích ly: Nguyên
liệu là vỏ cam, chanh, quýt nếu cần bảo quản để sản xuất lâu dài thì nghiền
nhỏ( 106mm ) và ngâm trong dung dịch muối ăn 25%. Nguyên liệu được ngâm
trong cồn thực phẩm 80%V trong thùng nhôm, sau 48h, chiết ra và thay bằng
cồn cao độ hơn( 90-94%V), ngâm tiếp trong 24h, tỉ lệ cồn và vỏ sau cho đủ để
20


ngập hết vỏ trong thùng, cồn ngâm xong đem cất để lấy riêng từng. Phần đầu
đục, để riêng ra để cất lại, phần kế đó trong, có mùi thơm là thành phẩm.
Loại có độ cồn 60%V trở lên trộn chung lại để pha nước ngọt, loại 15-60%V
cho vào nồi cất để cất lại.
-

Sản xuất tinh dầu cam, chanh, quýt bằng phương pháp chưng cất: Tinh
dầu cam, chanh, quýt tốt nhất là từ vỏ tươi. Trước khi cất cần nghiền
nhỏ( 22mm), thời gian chưng cất 2,5-4h. Tinh dầu cam, chanh, quýt thu
được bằng phương pháp này chứa nhiều tecpen và seckitecpen nên dễ bị
oxy hóa ở điều kiện thường, do đó sau khoảng 5 tuần bảo quản đã có mùi
khó chịu. Phải tách bớt tecpen và seckitecpen bằng cách hòa tan tinh dầu
trong cồn cao độ (96%V), tinh dầu sẽ hòa tan hoàn toàn, sau đó thêm
nước cất vào để hạ nồng độ cồn đến 65%V, các dạng tecpen sẽ không
hòa tan ở cồn thấp độ nổi lên trên, lọc đi ta sẽ thu được tinh dầu không

còn tecpen. Loại tinh dầu này có thể sử dụng trực tiếp để pha chế rượu
mùi, nước giải khác mà không sợ đục. Tinh dầu cam, chanh, quýt đã loại
tecpen cần đóng trong các chai lọ có màu, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh
sáng, không khí.

21


Chương 3: ỨNG DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA TINH DẦU
1. Ứng dụng của tinh dầu:
1.1. Trong chế biến thực phẩm:
- Bảo quản thực phẩm, làm cho thực phẩm có mùi thơm, kích thích dây thần
kinh vị giác giúp ăn ngon miệng. Ngoài ra, còn kích thích tiết dịch vị giúp cho
sự tiêu hóa thức ăn dễ dàng ( như dược liệu chứa tinh dầu: quế, hồi, đinh hương,
thì là...).
- Một số tinh dầu và thành phần tinh dầu được dùng làm thơm bánh kẹo, các
loại mức, đồ đóng hợp...( như vanilin, menthol, eucalyptol,...).
- Một số dùng để pha chế rượu mùi: tinh dầu hồi, tinh dầu đinh hương,...
- Một số được dùng trong kỹ thuật pha chế đồ uống: tinh dầu vỏ cam,
chanh...
- Một số tinh dầu được dùng trong kỹ nghệ sảm xuất chè, thuốc lá: Tinh dầu
bạc hà, hoa nhài, hạt mùi...
1.2.Trong làm đẹp:
Tinh dầu được sử dụng trong sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà
phòng, tạo ra các sản phẩm vệ sinh gia dụng khác. Tinh dầu thiên nhiên giúp loại
bỏ tế bào chết trên da, giữ và làm cho da mượt mà, mềm mại kích hoạt làm tiêu
mỡ thừa dưới da, giúp da săn chắc, ngăn ngừa mụn trứng cá. Tinh dầu giúp trị
cảm cúm, nhứt đầu, các bệnh về khớp, trị liệu các vấn đề về gan, thận, mất ngủ,
giải độc cho cơ thể, thư giản, giảm strees.
- Tinh dầu dùng để chăm sóc da như tinh dầu hoa oải hương ( chữa sẹo), ngọc

lan tây( cân bằng bã nhờn), phong lữ ( nhẹ nhàng kích thích), hoa cúc( làm dịu
da) và hoa hồng – phù hợp với mọi loại da vì dầu hoa hồng giúp lưu thông máu,
tạo vẻ hồng hào cho làn da.

22


- Tinh dầu cam, quýt (cirus) có tác dụng đem lại năng lượng, nhóm tinh dầu
này hoad quyện với tinh dầu anh thảo làm đầu óc và cơ thể tỉnh táo.
- Dầu đỗ tùng hỗ trợ giải độc nhờ tác dụng lợi tiểu. Bên cạnh đó, tinh dầu
thông có tác dụng làm sạch xoang.
- Các loại tinh dầu hiệu quả với chứng mất ngủ là tinh dầu cỏ vetivert – loại
cỏ nhiệt đới cay giúp tâm trí đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Tinh dầu oải hương có tác dụng thư giản. Mùi oải hương có thể pha với
các loại dầu hoa như tinh dầu ngọc lan tây và lá chanh để giảm căng thẳng.
1.3.Trong y khoa:
- Tác dụng trên đường tiêu hóa: kích thích tiêu hóa (gừng, riềng, tía tô, kinh
giới,...), lợi mật, thông mật.
- Tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn: Tác dụng trên đường hô hấp như tinh
dầu bạch đàn, bạc hà. Tác dụng trên đường tiết niệu như tinh dầu hoa cây
Barosma betulina.
- Một số có tác dụng kích thích thần kinh trung ương: Dược liệu chứa tinh
dầu giàu anethol: Đại hồi,...
- Một số có tác dụng diệt kí sinh trùng: Trị giun (tinh dầu giun, santonin), trị
sán ( thymol,...), diệt kí sinh trùng sốt rét (Artemisinin,...)
- Rất nhiều tinh dầu có tác dụng chống viêm, làm lành vết thương, sinh
cơ,....Khi sử dụng ngoài da (tinh dầu tràm,...).
2. Cách sử dụng tinh dầu:
2.1.Liệu pháp tại chỗ:
- Tinh dầu thực sự tinh khiết sẽ thẩm thấu rất tốt qua da, hấp thu trực tiếp qua

màng tế bào. Một số loại có thể gây kích ứng da, vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ
theo hướng dẫn của nhà sản xuất vì các loại tinh dầu có nhiều cấp độ khác nhau.
Các nhà khoa học khuyến cáo, nếu chúng ta thích dùng tinh dầu, cố gắng tìm
23


kiếm các loại tinh dầu đạt cấp độ tinh dầu trị liệu để đảm bảo thật sự tinh khiết.
Các loại tinh dầu không đảm bảo tinh khiết nếu dùng về lâu dài sẽ không có lợi
cho sức khỏe nhất là bằng đường hít.
- Sử dụng tinh dầu để bôi: Chỉ có một số loại tinh dầu để bôi được trực tiếp
lên da như dầu tràm (tràm trà: Tea tree oil; tinh dầu tràng gió: Cajeput ) tinh dầu
oải hương là có thể sử dụng được trực tiếp trên da.
- Sử dụng tinh dầu để massage: massage với tinh dầu là một liệu pháp hiệu
quả để giảm trừ căng thẳng và chăm sóc da. Thường tinh dầu không massage
trực tiếp được lên da mà phải sử dụng kết hợp với dầu nền (dầu dừa, dầu Jojoba,
dầu hạnh nhân, thầu dầu,..) để pha với nhau mới có thể massage trực tiếp được
lên da. Tỷ lệ pha trộn: dầu nền 30 giọt pha với 1giọt tinh dầu nguyên chất.
2.2.Liệu pháp hương thơm (hít, xông, khuếch tán, xịt):
Thường dùng cho mục đích hương thơm hoặc điều trị các bệnh về đường hô
hấp ( hiệu quả và tốt cho sức khỏe là các loại tinh dầu đạt cấp độ tinh dầu trị liệu
– tức tinh dầu nguyên chất). Nếu chúng ta dùng những loại tinh dầu không đảm
bảo tinh khiết, điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài.
-

Cách dùng để hít: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào khăn có chất liệu vải cotton
để ở nơi cần tạo mùi. Tinh dầu sẽ bay hơi và lan tỏa những nơi gần đó.

-

Cách dùng để xông: Vì tinh dầu chỉ bay hơi ở nhiệt độ cao nên phải dùng

thêm công cụ đó là đèn khuếch tán tinh dầu (bằng điện hoặc bằng nến).

-

Dùng để xịt: Do tinh dầu không tan trong nước chỉ tan trong cồn và dầu
nền. Nên muốn làm để xịt thì phải pha với cồn y tế 700 hoặc 900.

2.3.Liệu pháp bên trong (ăn, uống, ngậm...):
Các loại tinh dầu chất lượng cao (tinh dầu trị liệu) hầu hết dùng được bên
trong (theo hàm lượng nhất định). Thường tinh dầu nguyên chất không được chỉ
định đường uống do tinh dầu nguyên chất rất đậm đặc nên cần phải pha chế theo
công thức, liều lượng chuẩn thì mới đảm bảo an toàn.
24


Chương 4: MỘT SỐ TINH DẦU TIÊU BIỂU
1.Tinh dầu sả chanh:
1.1.Khái niệm:
Tinh dầu sả chanh là tinh dầu được chiết xuất hơi nước từ lá và thân cây sả
chanh, trong tinh chất từ cây sả chanh có chứa một lượng vitamin thiết yếu như
vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, Folate và vitamin C. Cùng với các loại vitamin thì
nó còn chứa các loại khoáng chất rất cần thiết như magie, photpho, mangan,
đồng, kali, canxi, kẽm, sắt.
1.2.Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chủ yếu là citral (là một hỗn hợp đồng phân của
geranial và neral) chứa 65 – 85%. Ngoài ra, trong tinh dầu còn có hợp chất khác
như myrcen (12 – 25%), các đitecpen, methylheptenon, citronellol, linalol,
farnesol, các alcohol, aldehyt, linalool, terpineol.
1.3.Tính chất chung:
1.3.1.Tính chất vật lý:

- Ở nhiệt độ thường là chất lỏng, thường có màu vàng nhạt, có mùi
chanh tươi đặc trưng của mùi sả chanh.
- Tỷ trọng ở 250C: 0,870 – 0,910.
- Góc quay cực ở 250C: -4 đến +4.
- Chỉ số khúc xạ ở 250C: 1,460 – 1,4970.
1.3.2.Tính chất hóa học:
- Các chỉ số lý – hóa của tinh dầu sả chanh.
Bảng 4.1:Các chỉ số lý – hóa của tinh dầu sả chanh
Thông số
Giá trị

d20
0,881 – 0,895

[ α ]D

nD20

-620

1,4910
25

IA
0,5 – 3,5

IE
20 – 40



×