Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.54 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG MINH ĐỨC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƯƠNG MINH ĐỨC

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Chuyên ngành
Mã số

: Chính sách công
: 8340402


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN TRUNG

HÀ NỘI, năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đạ̛c
biẹ̛t là Khoa Chính sách công đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu làm nền tảng cho viẹ̛c thực hiẹ̛n luạ̛n va̛n này.
Tôi đạ̛c biẹ̛t cám ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Xuân Trung đã tạ̛n
tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn tất luạ̛n va̛n cao học này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè, đồng nghiẹ̛p và những
người đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dữ liẹ̛u cho viẹ̛c
phân tích và cho ra kết quả nghiên cứu của luạ̛n va̛n cao học này.
Cuối cùng, tôi hết lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình đã
đợng viên và tạo đợng lực để tôi hoàn thành luạ̛n va̛n này mợt cách tốt
đẹp.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liẹ̛u trong đề tài này được thu thạ̛p và sử dụng mợt
cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luạ̛n va̛n này không
sao chép của bất cứ luạ̛n va̛n nào và chưa được trình bày hay công bố ở bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tác giả luận vân

Trương Minh Đức



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ............................. 12
1.1. Khái quát thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp ........................ 12
1.2. Các tiêu chí đánh giá thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp ...... 33
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công
nghiệp ........................................................................................................................ 37
1.4. Cơ sở thực tiễn thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại một
số địa phương ............................................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP QUẬN NGŨ HÀNH SƠN .................................... 43
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện
chính sách phát triển của tiểu thủ công nghiệp ......................................................... 43
2.2. Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp quận Ngũ Hành Sơn ........................ 48
2.3. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại quận
Ngũ Hành Sơn ........................................................................................................... 56
2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công
nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn ................................................................................. 61
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN
NGŨ HÀNH SƠN .................................................................................................... 64
3.1. Các căn cứ đề đề ra giải pháp thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn .................................................................. 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện các chính sách phát triển
tiểu thủ công nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn ........................................................... 68
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu chủ yếu kinh tế - xã hội quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2014 –
2017 ...........................................................................................................................47
Bảng 2.2: Số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần kinh tế
của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2013 - 2017 .......................................................48
Bảng 2.3: Số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần kinh tế
quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2013- 2017 ...............................................................49
Bảng 2.4: Nguồn vốn ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần
kinh tế của quận ngũ Hành Sơn giai đoạn 2013 – 2017...............................................50
Bảng 2.5: Trình độ kỹ thuật, công nghệ qua yếu tố vốn và lao động ở quận ...........51
Bảng 2.6: Sản phẩm chủ yếu của quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2013-2017 ..........52
Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm TTCN trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn ....53
Bảng 2.8: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chia theo thành phần kinh tế của
quận Ngũ Hành Sơn giai đoạn 2013 - 2017 ..............................................................54
Bảng 2.9: Kết quả sản xuất của các cơ sở kinh doanh TTCN trên địa bàn quận
Ngũ Hành Sơn ...........................................................................................................55


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CN

: Công nghiệp

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
CSSX

: Cơ sở sản xuất


DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

LN

: Làng nghề

NN

: Nông nghiệp

NLĐ

: Người lao động

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

HTX

: Hợp tác xã

KT-XH


: Kinh tế xã hội

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

NNNT

: Ngành nghề nông thôn

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến đáng kể với cơ
cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ. Tỷ trọng khu vực dịch vụ ngày càng phát triển vì đây là
ngành quyết định mức sống và thực trạng đời sống của người lao động. Tỷ trọng
ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp hơn tổng sản phẩm xã hội. Hòa mình vào xu
hướng chung của đất nước, quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng đã và đang từng
bước phát triển đáng kể về mặt kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp.
Ngũ Hành Sơn là một quận ven biển của thành phố Đà Nẵng, người dân trước
đây sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp. Trong thời gian qua kinh tế của quận đã phát triển theo chiều hướng tích cực,
tận dụng những tiềm năng, phát huy lợi thế hiện có và tương lai trở thành khu đô thị
lớn phía Đông Nam của thành phố. Bên cạnh sự phát triển đó, việc đô thị hóa nhanh đã
làm một lượng lớn lao động trong nông nghiệp phải chuyển đổi ngành nghề và một số
thất nghiệp hoặc không có công việc phù hợp, số còn lại lao động trong ngành nông
nghiệp với giá trị tăng trưởng của ngành chưa cao, sản xuất nông nghiệp còn phụ

thuộc nhiều vào thời tiết, đất đai lại không được thiên nhiên ưu đãi, trình độ sản xuất
lạc hậu, năng suất lao động và thu nhập thấp.
Bản thân nông nghiệp không thể đẩy nhanh được sự phát triển kinh tế của quận,
cũng như không thể thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố nói chung và của quận
Ngũ Hành Sơn nói riêng. Do đó, phát triển tiểu thủ công nghiệp sẽ tạo điều kiện phát
triển toàn diện kinh tế, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng, giải quyết việc
làm, đặc biệt là giải quyết được một lượng lớn lao động trước đây làm nông nghiệp
nay thất nghiệp hoặc chưa có công việc phù hợp, tăng thu nhập cho người dân, góp
phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của quận.
Xuất phát từ lý do trên tôi xin chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển tiểu
thủ công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng” để làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua đã có không ít tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan
2


về tiểu thủ công nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau:
* Hồ Kỳ Minh (2011), “Nghiên cứu phát triển làng nghề tỉnh Quảng Ngãi”. Đề
tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và phương
pháp nghiên cứu liên ngành, với các phương pháp cụ thể như sau: Phương pháp sưu tầm
các nguồn tư liệu, gồm: tư liệu thành văn, các nghiên cứu trước đây về làng nghề (được
lưu trữ dưới nhiều hình thức khác nhau). Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và
tổng hợp, chuyên gia.Phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp bằng các bảng hỏi cho các
đối tượng là: chủ các cơ sở sản xuất và người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh
các ngành nghề nông thôn tại 6 huyện đồng bằng, trung du và thành phố Quảng
Ngãi…Báo cáo đã đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển nghề và làng nghề tiểu
thủ công nghiệp ở khu vực đồng bằng, trung du trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đề xuất
các giải pháp phát triển các làng nghề. Kiến nghị 02 đề án triển khai áp dụng giải pháp

trong thực tế đối với việc phát triển 02 làng nghề cụ thể. Đề tài này cho thấy được triển
làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông
thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân nông thôn.
* Trần Thị Anh Trúc (2009), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006).
Luận văn trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận
dụng đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng trong thời kỳ
đổi mới vào thực tiễn địa phương từ năm 1996 đến năm 2006.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, khoa học lịch sử Đảng
để phân tích kết quả phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh từ năm
1996 đến năm 2006, từ đó khẳng định những thành tựu và hạn chế của Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tổng kết quá trình 10 năm lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chỉ ra những thành tựu cơ bản đạt được, những hạn chế, yếu kém, những vấn
đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, từ đó phân tích kinh nghiệm của Đảng bộ Hà
Tĩnh trong việc lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp của Đảng ở địa phương.
* Trần Minh Yến (2003), Luận án Tiến sỹ “Phát triển làng nghề truyền thống ở
3


nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;Tác giả Mai Thế
Hởn và công sự (2003), cuốn sách “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa”; Bạch Thị Lan Anh (2010), Luận án Tiến sĩ “Phát
triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” đã sử dụng
nhiều phương pháp nghiên cứu, đã xây dựng được khái niệm làng nghề truyền
thống.Nghiêncứu đã đánh giá toàn diện sự phát triển làng nghề truyền thống về kinh tế
- xã hội - môi trường và trong quan hệ tổng thể với kinh tế nông thôn và kinh tế vùng
để tìm ra các nguyên nhân hạn chế trong tiến trình thực hiện sự phát triển bền vững

làng nghề truyền thống, đặc biệt việc ô nhiễm môi trường là một trong những trở ngại
lớn cho sự phát triển làng nghề truyền thống. Ưu điểm nổi bật nhất của các nghiên cứu
là đã làm rõ những luận cứ khoa học trong nghiên cứu phát triển làng nghề theo hướng
bền vững là mộtxu huớng tất yếu hiệnnay.
* Uỷ ban nhân dân huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên huế Đề án phát triển
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) và các làng nghề Phong Điền giai đoạn
2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020, (tháng 12 năm 2013). Nội dung của Đề án
nhằm phát triển ngành nghề TTCN và các làng nghề huyện Phong Điền giai đoạn 2013
- 2015 và định hướng đến năm 2020, tạo cơ sở pháp lý và nguồn lực để các ngành, địa
phương căn cứ tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả, góp phần bảo tồn, giữ gìn và
phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đề án đánh giá thực trạng hoạt động các ngành nghề TTCN và ngành nghề trên
địa bàn huyện Phong Điền, dự báo xu hướng phát triển, khả năng mở rộng quy mô sản
xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm,hoạch định chính sách đầu tư, hỗ trợ và đề ra các
giải pháp cụ thể nhằm khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN một cách có hiệu
quả, bền vững, giải quyết việc làm,tạo thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phong Điền.
* Nguyễn Văn Khỏe (2010), Giải pháp phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội. Luận văn nghiên cứu thựctrạngvà các yêu tố ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất TTCN tại huyện Kim Bảng, đề xuất phương hướng, các giải pháp thúc đẩy
sự phát triển sản xuất TTCN nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân
và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
4


* Nguyễn Xuân Hoản, Công nghiệp hóa nông thôn qua phát triển các cụm công
nghiệp làng nghề: nghiên cứu trường hợp tại các cụm công nghiệp làng nghề ở Bắc
Ninh và Hà Tây.
Nghiên cứu đã đánh giá kết quả công nghiệp hóa nông thôn ở Việt Nam, thông

qua hai hình thức cơ bản, đó là: Thứ nhất là loại hình công nghiệp hóa (CNH) nông thôn
dựa vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và
dọc các trục đường quốc lộ chính để thu hút các doanh nghiệp từ thành phố và các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàinhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và
giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát
triển từ đầu những năm 1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh, chuyên làm gia
công cho các doanh nghiệp của đô thị và nước ngoài. Thứ hai là loại hình CNH nông thôn
thông qua phát triển các làng nghề ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và
chính quyền địa phương. Các làng nghề thường sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ
nghệ… phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc là các làng nghề chuyên chế
biến lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp chế
biến khác. Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang có nhiều hộ gia đình chuyển
thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn
và tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời hệ thống hóa các khái niệm
về cụm công nghiệp và cụm công nghiệp làng nghề. Nghiên cứu cũng đã đánh giá thực
trạng phát triển của một số cụm công nghiệp làng nghề tiêu biểu như: cụm công nghiệp
làng nghề giấy ở Phong Khê, cụm công nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang,
cụm công nghiệp làng nghề dệt may La Phù, cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan
Phú Nghĩa. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra các chính sách quyết định đến sự thành
công của cụm công nghiệp làng nghề như: Thị trường cung ứng nguyên vật liệu, thị
trường tiêu thụ sản phẩm, yếu tố vốn xã hội và vốn con người, khai thác tốt sự gần kề về
địa lý và tổ chức, các yếu tố cơ sở hạ tầng và nguồn lực chung; các thể chế điều tiết và
các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất.
* Đề án nghiên cứu khoa học cấp quận của thành phố Cần Thơ được nghiệm
thu vào ngày 27/9/2012:“ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận Bình Thủy giai đoạn 2011-2015,
tầm nhìn đến năm 2020” nhằm khái quát thực trạng phát triển của CN-TTCN trên địa
5



bàn Quận Bình Thủy xác định những nghề chủ lực và đề xuất các giải pháp phát triển
lĩnh vực này giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020.
* PGS.TS. Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình Kinh tế Phát triển, NXB Thông
tin và Truyền thông 2012. Giáo trình chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng
nhanh chóng sản lượng GĐP của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống của dân
chúng, nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp lý như cơ sở sự
tăng trưởng bền vững, ngoài ra, tìm cách giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình
tăng trưởng. Nghiên cứu giáo trình giúp nắm vững chắc hơn các kiến thức cơ bản về
cơ sở lý luận xung quanh các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn lực phát triển kinh
tế, mô hình cũng như chính sách để phát triển kinh tế.
* Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ.
Theo Chương trình, sẽ hình thành và phát triển hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam
bằng công nghệ tiên tiến, có năng lực cạnh tranh cao về tính mới, chất lượng giá thành
dựa trên việc khai thác lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước. Trong đó, giai đoạn
2010 - 2015 phải hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm dựa trên công nghệ
tiên tiến và do các doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất; giai đoạn tiếp theo
sẽ mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm được xây dựng ở giai
đoạn 2010 - 2015, mở rộng thị trường, tăng cường xuất khẩu và xây dựng thương hiệu
sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế.
* TS. Hồ Kỳ Minh (2011), đề tài nghiên cứu khoa học, Nghiên cứu phát triển
làng nghề tỉnh Quãng Ngãi. Nội dung đề tài nói lên chính quyền tỉnh đã có những
chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
nhưng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và công nghệ chưa được đầu tư
đúng mức; năng suất lao động thấp; trình độ tay nghề người lao động chưa được chú
trọng đào tạo và nuôi dưỡng… Mặt khác, cùng với sự tăng trưởng kinh tế là quá trình
đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng
quê Quảng Ngãi dịch chuyển ra các thành phố lớn là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển
các nghề và làng nghề nông thôn cũng như các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng
không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội. Đề tài đã đánh giá
thực trạng và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề và làng nghề tỉnh Quảng

Ngãi là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển
6


kinh tế - xã hội tỉnh, thực hiện CNH-HĐH mà cụ thể là phát triển các làng nghề ở
Quảng Ngãi.
* Trần Thị Anh Trúc (2009), Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (1996 - 2006). Đề tài khái quát
quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ năm 1996-2006.
Nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
đầu thế kỷ mới và quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh vận dụng quan điểm, chủ trương
của Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; qua đó làm
sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo
đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực đẩy mạnh một bước căn bản xây dựng,
phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vào điều kiện thực tiễn của địa phương từ
năm 1996 đến năm 2006. Từ đó rút ra được kinh nghiệm lãnh đạo phát triển công
nghiệp, TTCN của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh.
* Viện kinh tế - xã hội Cần Thơ (2012), Đánh giá thực trạng và định hướng phát
triển công nghiêp-tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và làng nghề quận Bình Thủy giai
đoạn 2011-2015, và tầm nhìn đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại quận
Bình Thủy, thành phố Cần Thơ gồm: thu thập các tài liệu thứ cấp tại quận Bình Thuỷ và
08 quận/huyện còn lại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, phỏng vấn chuyên gia, điều tra
xã hội học (90 hộ sản xuất nông nghiệp tại 03 phường: Long Tuyền, Long Hoà, Thới An
Đông và 60 đơn vị trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp trên toàn địa bàn quận. Đề tài đã
đánh giá tổng quan hiện trạng hoạt động sản xuất của các lĩnh vực công nghiệp (CN),
tiểu thủ công nghiệp (TTCN), nông nghiệp (NN) và làng nghề (LN) quận Bình Thủy.
Từ đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tiềm năng phát triển của
các lĩnh vực CN, TTCN, NN và LN và định hướng phát triển gắn kết với lợi thế so sánh,
lợi thế cạnh tranh, yếu tố thị trường. Qua đó đề tài đã đề ra các nhóm giải pháp theo thứ

tự ưu tiên cùng với một số gợi ý về chính sách và đề xuất 05 dự án và 01 đề tài khoa học
và công nghệ trong lĩnh vực CN-TTCN nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực CN,
TTCN, NN và LN quận Bình Thủy giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
* Trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp đổi mới, chủ trương
phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong đường
7


lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó là những quan điểm, chủ trương, chính sách
cùng những tổng kết, đánh giá rút ra những kinh nghiệm về phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp ở nước ta của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự tổng kết, đánh giá đó được
phản ánh trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - từ Đại hội VI đến Đại
hội XII và các nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương, hội nghị Bộ Chính
trị … Những đánh giá chính thức và quan trọng của Đảng ta phản ánh nhận thức lý luận
và thực tiễn của Đảng về lãnh đạo công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong quá trình đổi
mới. Đã có những công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề này: Một số luận
văn Tiến sĩ, Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đã bảo vệ, nghiên
cứu về quá trình thực hiện đường lối phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
Đảng. Ngoài ra còn có nhiều bài đăng trên các tạp chí: Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử… đã đề cập đến vấn đề đường lối xây dựng và phát triển công
nghiệp và TTCN của nước ta trước đây và hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên những thành công và hạn chế của
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta từ trước và sau khi có đường lối đổi
mới, đề cập đến vai trò của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nền
kinh tế, đưa ra những bài học ban đầu trong việc quản lý, một số định hướng phát triển
các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề hiện nay.
Đồng thời, các tác giả đã đề ra những kiến nghị, giải pháp để tiếp tục phát triển,
đổi mới nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nước ta. Tuy nhiên, có thể
thấy còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu vấn đề riêng về tiểu thủ công nghiệp
một cách cụ thể và có hệ thống, về những địa phương có truyền thống sản xuất nông

nghiệp lâu đời, chủ trương đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp trong những năm
gần đây để nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó tôi chọn đề tài này đi sâu nghiên cứu, giải
quyết một số vấn đề thực tiễn còn tồn tại để nhằm góp phần phát triển tiểu thủ công
nghiệp nói chung và phát triển nền tiểu thủ công nghiệp của địa phương nói riêng một
cách bền vững.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Tình hình thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận
8


Ngũ Hành Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp để thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng tốt hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách phát
triển tiểu thủ công nghiệp.
- Làm rõ thực trạng thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp ở Ngũ
Hành Sơn như thế nào. Từ đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của
việc thực hiệnchính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn quận.
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp
tốt hơn (hay là chính sách vào thực tiễn hơn) nhằm mục tiêu phát triển sản xuất ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp ở địa phương thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn quận.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến
chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp. Nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và

thực tiễn liên quan đến việc thực hiện chính sách của Nhà nước, của thành phố Đà
Nẵng và của quận đối với việc thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tiểu thủ công nghiệp ở quận
Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. (bao gồm các ngành nghề, làng nghề, các nghề
mỹ nghệ, thủ công).
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển của tiểu thủ công nghiệp
quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên
cứu bao gồm các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, bộ ngành … liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề đánh giá chính sách đào tạo nghề ở nước ta nói chung và
9


của quận Ngũ Hành Sơn nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập: Luận văn thu thập các ý kiến của một số nhà quản lý
các ban, ngành liên quan đến vấn đề đánh giá thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn.
* Phương pháp xử lý số liệu
- Phân tích và đánh giá các chính sách đã có;
- Phân tích và so sánh chính sách cũ và mới;
- Sử dụng các công cụ phân tích thống kê, phân tích so sánh để đánh giá chất
lượng, hiệu quả đào tạo nghề tại quận Ngũ Hành Sơn.
Đồng thời, tác giả luận văn cũng thu thập và tổng hợp các tài liệu của các tổ
chức, các học giả có liên quan đến đề tài luận văn.
* Phương pháp phân tích, đánh giá
Phương pháp phân tích thống kê: Gồm nhiều phương pháp khác nhau nhưng

trong nghiên cứu này tôi sẽ sử dụng các phương pháp như phân tổ thống kê, phương
pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và
phương pháp phân tích tương quan.
Phương pháp so sánh, đánh giá:Là phương pháp đánh giá kết quả dựa trên so
sánh việc thực hiện mục tiêu.
Phương pháp tổng hợp, khái quát: Được sử dụng để tổng hợp và khái quát kết
quả của các phương pháp phân tích thống kê.
* Phương pháp phân tích kinh tế: Sau khi thu thập được số liệu, xử lý số liệu
tôi tiến hành phân tích đánh giá bằng các phương pháp phân tích nhân tố; dùng
phương pháp so sánh đối chiếu, sử dụng các chỉ số, dãy số biến động theo thời gian và
không gian, số tương đối và số tuyệt đối để thấy được sự biến động, tìm ra các nguyên
nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu, đánh giá hiệu hoạt động của từng
nghề, đánh giá tình hình phát triển của ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở quận Ngũ
Hành Sơn. Đưa ra các kết quả tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả của sản
xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp nhằm
khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương, khắc phục những tồn tại yếu kém trong
quá trình phát triển.
10


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Về mặt lý luận, tác giả nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết về chính sách
phát triển TTCN và quy trình phân tích một chính sách phát triển TTCN để làm rõ vấn
đề của một chính sách cụ thể.
- Kết quả đánh giá làm sáng tỏ, minh chứng các chính sách phát triển TTCN, từ
đó hình thành các tiến trình đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
chính sách đã ban hành.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc vận dụng các

lý thuyết về chính sách phát triển TTCN, quy trình phân tích để xem xét chính sách
phát triển TTCN trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, từ đó nâng cao
hiệu quả của chính sách trong những năm tiếp theo.
- Góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các ban, ngành, đoàn thể
có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách phát triển TTCN trên địa bàn quận để
có thể mang lại hiệu quả trong việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong
những năm tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ
công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại
quận Ngũ Hành Sơn.
Chương 3: Giải pháp thực hiện tốt hơn chính sách phát triển tiểu thủ công
nghiệp tại quận Ngũ Hành Sơn.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát thực hiện chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp
1.1.1. Khái quát chung về tiểu thủ công nghiệp
Trong lịch sử phát triển các ngành kinh tế trên thế giới, có nhiều quan điểm về
tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hay còn gọi chung là tiểu thủ công nghiệp (Tiếng
Anh: micro and small - scale enterprise). Tùy theo điều kiện, bối cảnh lịch sử và đặc
điểm của mỗi vùng lãnh thổ nhất định, các nhà kinh tế học đã có nhiều cách tiếp cận
khác nhau, từ đó mỗi nước đã có những định hướng và cách nhìn nhận về phát triển
tiểu, thủ công nghiệp phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia.

Ở Việt Nam trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam (1951) lần đầu
tiên nói đến thuật ngữ công nghiệp, thủ công nghiệp, ban đầu thuật ngữ này là công
dụng, mặc dù các văn bản chính thức của Nhà nước chỉ dùng chung một thuật ngữ
“thủ công nghiệp” nhưng đều hiểu rằng nó bao hàm cả công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, nhiều ngành nghề trước đây chủ yếu làm bằng tay, sử dụng các công cụ thô
sơ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật con người đã biết sử dụng máy
móc thiết bị vào nhiều khâu, công đoạn trong sản xuất thủ công nghiệp, chính vì vậy
mà các nhà nghiên cứu đề xuất ý kiến nên bỏ thuật ngữ “thủ công nghiệp” mà dùng
thuật ngữ “tiểu công nghiệp”.
Có quan niệm cho rằng; ngành nghề TTCN là ngành sản xuất chủ yếu phụ
thuộc vào đôi bàn tay khéo léo của con người, các sản phẩm thủ công được sản xuất
theo tính chất phường hội, mang bản sắc truyền thống và có những bí quyết công nghệ
riêng của từng nghề, từng vùng. Quan niệm này mang tính cổ điển. Trong điều kiện
hiện nay, do trình độ khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, trên thế giới đã trải
qua nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật; cơ khí hóa, điện khí hóa, quá trình công
ghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc đưa máy móc thiết bị vào trong sản xuất TTCN là tất
yếu, một số công đoạn sản xuất được đưa máy móc thiết bị vào thay cho lao động thủ
công để nâng cao năng suất lao động, vì vậy những ngành sản xuất có tính chất như
trên được gọi là sản xuất TTCN.
12


Thuật ngữ tiểu thủ công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp
xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Thuật ngữ trên ra đời để chỉ một nền sản xuất công
nghiệp có quy mô nhỏ, không dùng máy móc hoặc dùng máy móc có công suất thấp ở
một số công đoạn sản xuất đã có từ trước và cũng để phân biệt với nền sản xuất công
nghiệp cơ khí hiện đại tư bản chủ nghĩa đang trên đà phát triển.
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cũng đã đề nghị thay
thế khái niệm nghề thủ công (handicraft) bằng khái niệm công nghiệp truyền thống
(traditional industry). Như vậy đã chứng tỏ rằng ngành nghề TTCN cũng là mối quan

tâm của nhiều tổ chức. Phát triển ngành nghề TTCN là một hướng đi cơ bản, góp phần
chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Thêm nữa, nghề thủ công là nơi gặp gỡ của nghệ thuật
và kỹ thuật. Từ điển bách khoa của nhà xuất bản Mac Milan Conpany đã viết: “TCN
vừa là một cách thức sản xuất có tính chất công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có
tính chất mỹ thuật”. Như vậy ngành nghề TTCN còn là một trong những nơi lưu giữ và
thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc một cách đầy đủ và tinh tế nhất.
Căn cứ theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách
phát triển ngành nghề nông thôn ngày 12/4/2018 thì Sản xuất TTCN ở nông thôn được
quy định trong nghị định này bao gồm:
- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
- Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí
nhỏ.
- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
- Sản xuất muối.
- Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Ngành nghề TTCN ở Việt Nam thường được phát triển trong các thôn, làng, xã
và đươc gọi là làng nghề. Làng nghề ở Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng nhìn
chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng lao động
làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo mà chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, cha truyền con nối.

13


Như vậy, ngành nghề TTCN luôn gắn với các làng nghề trong quá trình cùng
tồn tại và phát triển, ngành nghề TTCN là một bộ phận của ngành nghề nông thôn.
Những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn, nông dân đều có thể được phản ánh trong
mối quan hệ này.

Sản xuất TTCN đó là những ngành sản xuất bằng tay và bằng công cụ thô sơ
hoặc cải tiến có từ lâu đời gắn với các làng nghề hoặc các hộ làm nghề, tạo ra những
mặt hàng tiêu dùng truyền thống và có kỹ xảo phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu.
Ngành nghề TTCN truyền thống: là những ngành nghề phi nông nghiệp phát
triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người
dân làm nghề , là ngành nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang
tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận. Nghề tạo ra những sản phẩm
mang bản sắc văn hóa dân tộc. Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân
hoặc tên tuổi của làng nghề., kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những máy
móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
Ngành nghề TTCN mới: là những ngành nghề phi nông nghiệp mới được hình
thành do phát triển từ các ngành nghề truyền thống hoặc tiếp thu những nghề mới để
đáp ứng nhu cầu của xã hội phát sinh.
Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề TTCN gần đây có định
nghĩa về ngành nghề TTCN như sau: “ngành nghề TTCN bao gồm những nghề TTCN
có từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay, kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử
dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công
nghiệp truyền thống và những nghề mới xuất hiện do sự nảy sinh hoặc du nhập từ
nước ngoài vào nhưng đã thể hiện được trình độ đặc biệt của dân tộc Việt Nam”.
Tóm lại, tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ
yếu bằng thủ công với quy mô nhỏ. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô sơ đã được
cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công nghiệp có quy mô
nhỏ (bao gồm các hộ, cơ sở sản xuất mang tính chất công nghiệp quy mô nhỏ, trang bị
máy móc hoặc thủ công). Trong quá trình hoạt động, các nguồn lực được sử dụng như
lao động, vốn, tài nguyên…để sản xuất ra nhiều loại mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của xã hội và sản xuất của nhiều ngành kinh tế khác nhau. Các chủ thể tham gia
14



sản xuất trong các ngành TTCN là hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tư
nhân , công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.1.1.1. Vị trí, vai trò của tiểu thủ công nghiệp
* Vị trí của tiểu thủ công nghiệp
Việt Nam đi lên từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu và cho đến nay
Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp với gần 70% dân số ở khu vực nông thôn và
trên 60% lực lượng lao động sống ở nông thôn. Hơn nữa sự phân bố và sử dụng lao
động ở nông thôn nước ta hiện nay đang làm gia tăng những nghịch lý, trong đó ít nhất
là ba nghịch lý lớn đáng lo ngại là:
- Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng cần phải được khai thác như:
đất trống, đồi núi trọc vào khoảng 10 triệu ha, các nguồn nước từ các ao hồ vào
khoảng 1,4 triệu ha...
- Sự dư thừa và thiếu lao động giả tạo trong nông thôn đang là vấn đề nổi cộm:
dư thừa lao động giản đơn, thiếu lao động được đào tạo và có kỹ năng nghề nghiệp cao,
nhất là cho các khu công nghiệp, chế biến xuất khẩu và các xí nghiệp công nghệ cao.
- Một lực lượng lao động đáng kể ở nông thôn đặc biệt là phụ nữ đang phải làm
việc rất vất vả và có nguy cơ thất nghiệp cao.
- Trong những năm qua “đất nước ta đã vươn lên trở thành nước có nền nông
nghiệp mạnh, thuộc nhóm nước đứng hàng đầu về xuất khẩu nông sản”. Tuy vậy so
với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
của hàng nông sản ở nước ta còn ở mức độ thấp.
- Tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong phát triển công nghiệp nông
thôn, là tiền thân của ngành công nghiệp. Phát triển TTCN sẽ góp phần sử dụng lao
động tại chỗ, sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sản xuất ra công cụ, sản phẩm phục
vụ tiêu dùng tại địa phương và thực hiện xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có giá
trị, thu ngoại tệ về cho đất nước.
- Với xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự nghiệp CNH-HĐH
nền kinh tế nước ta và tiến tới nền kinh tế tri thức thì “việc khôi phục và phát
triển các ngành nghề TTCN là một phương hướng CNH ở Việt Nam”.
- Phát triển ngành nghề TTCN sẽ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước không chỉ

ở chỗ tận dụng được nguyên liệu tại chỗ mà còn giải quyết việc làm tại chỗ cho lao
15


động nông thôn.
Góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, phân công lại lao động và
sử dụng hợp lý nguồn lao động nông thôn.
- Hiện nay, ở nước ta có một lực lượng lao động dồi dào trong đó tỷ trọng lao
động ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn. Nhưng một lực lượng không nhỏ lao động
nông thôn rơi vào tình trạng thiếu việc làm (bán thất nghiệp), không có việc làm. Do
đó vấn đề tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn là vấn đề bức xúc ở nước ta
hiện nay.
- Phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là một chủ trương đúng nhằm thu
hút lao động nông thôn vào các hoạt động ngành nghề, tạo việc làm mới, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ
trong công nghiệp và dịch vụ.
Theo kết quả điều tra ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn thì ngành nghề TTCN đã thu hút hàng triệu lao động nông thôn và
ngoại ô thành thị, cho mức thu nhập cao và ổn định.Vì vậy phát triển ngành nghề tiểu
thủ công nghiệp là một hướng đi đúng trong quá trình phát triển.
TTCN là một bộ phận của ngành công nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Từ vị trí như vậy nên TTCN có vai trò hết sức quan trọng đối với
phát triển nông thôn và một số vùng ven thành thị có truyền thống sống bằng nghề
nông.
Ngành nghề TTCN phát triển sẽ là động lực quan trọng cho sự nghiệp CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao
động nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn và dư thừa ở nông thôn,
một số nơi ko còn đất nông nghiệp do đã giải tỏa mặt bằng phục vụ mục tiêu khác tạo thu
nhập thường xuyên và ổn định cho người lao động.
* Vai trò của tiểu thủ công nghiệp
TTCN với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Khu vực kinh tế nông thôn và khu vực kinh tế thành thị, sự khác biệt ở hai khu
vực này không đơn thuần ở các đặc trưng của ngành, mà còn có sự khác biệt ở vị trí
địa lý và lực lượng sản xuất, phân công lao động xã hội.
Mặc dù vậy nghiên cứu sự tác động của TTCN đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh
16


tế nông thôn ở đây chúng ta chỉ giới hạn trong cơ cấu ngành kinh tế ở khu vực này.
Thứ nhất: Sự phát triển của TTCN nó sẽ cho phép tăng tỷ trọng của CN-TTCN
và kích thích phát triển dịch vụ ở khu vực thành thị - nông thôn, tạo ra cơ hội thu hút
lao động và tăng thu nhập khi tham gia hoạt động TTCN, nhờ đó mà tỷ trọng của
ngành nông nghiệp giảm dần.
Thứ hai: TTCN có tác động tới mối tương quan giữa các ngành trên địa bàn khu
vực nông thôn. Nhờ có sự phát triển TTCN mà có phát triển hơn trong quan hệ CNNN-DV. Việc tạo ra sản phẩm TTCN sẽ kích thích trao đổi giữa các địa bàn, khu vực
trong và ngoài nước, tạo ra sự phát triển dịch vụ. Ngoài ra TTCN còn là lực lượng sản
xuất (LLSX) cho lĩnh vực nông nghiệp (NN) phát triển.
Điều đó chứng tỏ sự phát triển TTCN tạo điều kện cho sự phát triển CN-NNDV tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực ở nông thôn và khu vực ngoại
thành Việt Nam.
TTCN với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Cũng như các ngành kinh tế khác TTCN có vai trò không nhỏ trong quá trình
tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trước hết là ngành đóng góp vào tổng sản phẩm
quốc dân, do đó sự gia tăng về sản lượng của TTCN là nhân tố tạo ra tạo ra sự tăng
trưởng cho toàn nền kinh tế quốc dân.
Mặt khác sự phát triển TTCN còn tác động tích cực đối với nông nghiệp như
trong chế biến sản phẩm, điều đó cho thấy phát triển TTCN nông thôn sẽ tạo ra tác
động kép trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thêm vào đó TTCN còn đóng góp
lớn trong thu nhập dân cư, giảm đáng kể tệ nạn xã hội..., mặt khác sự phát triển TTCN
còn tạo ra sự phát triển giao lưu giữa hai khu vực thành thị và nông thôn theo hướng
tích cực trong việc giảm bớt chênh lệch về thu nhập và đời sống. Từ những nhận định
trên cho thấy TTCN có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của thành

phố và cả nước.
TTCN với giải quyết vấn đề xã hội Vấn đề việc làm
Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp là theo mùa vụ lao động chỉ tập trung vào
một số tháng trong năm, vì vậy đã dẫn đến thất nghiệp trá hình, thất nghiệp theo mùa
vụ. Điều này đã trở thành vấn đề bức xúc trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông
thôn được mô hình của OSHIMA (Nhật Bản) chỉ rỏ. Ngoài những đặc điểm trên thì
17


sản xuấtnông nghiệp còn gặp phải một khó khăn nữa đó là việc mở rộng sản xuất nông
nghiệp luôn có giới hạn về tài nguyên đất nông nghiệp, đây là tài nguyên đang bị khan
hiếm. Cho đến nay lao động trong khu vực này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
nhưng do hạn chế về ruộng đất, đất canh tác bị mất dần, do dùng cho việc phục vụ các
lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông, giải tỏa,
xây dựng khu dân cư mới... Thêm vào đó là tốc độ tăng dân số ở nông thôn và
ngoại ô thành thị quá nhanh, do trình độ dân trí và phong tục tập quán... Đã làm cho
mật độ dân cư nông thôn và ngoại ô thành thị ngày một tăng cao. Điều đó đã dẫn đến
tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi
cơ cấu ngành kinh tế là hết sức hợp lý, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẽ thời gian
nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuất nông nghiệp trong năm. Mặt khác với khu
vực thành thị thì đội quân thất nghiệp là tương đối lớn, nó bao gồm cả lực lượng thất
nghiệp tại thành thị và cả đội quân thất nghiệp di cư tự do từ nông thôn ra thành thị,
hiện tại đội quân thất nghiệp ở thành thị là quá tải, hơn nữa các xí nghiệp công nghiệp
ở khu vực thành thị không có khả năng thu hút hết lực lượng lao động ở khu vực này.
Chính vì thế việc phát triển TTCN sẽ mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở
thành thị và ở nông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từ nông thôn ra
thành thị.
Vấn đề xoá đói giảm nghèo
Hiện nay cả nước tỷ lệ đói nghèo của các hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ lệ cao, đối
tượng này tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, nơi mà khả năng mở rộng sản xuất còn

hạn chế, tỷ lệ dân số cao, trình độ dân trí thấp. Các nguyên nhân đó dẫn đến thu nhập
bình quân của các hộ là thấp so với khu vực thành thị, điều đó dẫn đến các hộ lâm vào
tình cảnh nghèo nàn lạc hậu là lẽ dĩ nhiên.
Nhìn một cách tổng thể vào ngành kinh tế lớn NN, CN-TTCN và DV, có thể
thấy dịch vụ là ngành phi sản xuất vật chất, điều đó cho thấy vai trò của NN và CNTTCN là hết sức to lớn trong việc tạo lương thực, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt...
Trong khi NN bị giới hạn về đất đai sản xuất, do đó việc phát triển CN-TTCN có vai
trò quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo thông qua việc tăng năng xuất và sản
lượng trong ngành mình cũng như các ngành liên quan, tạo ra thu nhập, tăng cao mức
sống nhân dân, dần dần xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn và cũng là điều kiện
18


đễ giảm bớt chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, điều đó cho thấy vai trò
của TTCN cũng không kém phần quan trọng trong xoá đói giảm nghèo, đặc biệt khu
vực nông thôn và ngoại ô thành thị của Việt Nam.
1.1.1.2. Phát triển tiểu thủ công nghiệp
Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được ra đời trong những điều kiện lịch sử
nhất định, đặc biệt là khi có sự phân công lao động xã hội phát triển và sản xuất đi vào
chuyên môn hoá ngày càng sâu. Việt Nam là nước có nền văn minh lúa nước, ngành
nghề TTCN đã xuất hiện và tồn tại hàng nghìn năm. Các nghề TTCN của Việt Nam
lúc đầu được bắt nguồn từ những nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống mà phổ biến là
việc sản xuất các công cụ sản xuất như: cày bừa, liềm hái, khung cửi, dao dựa và các
công cụ phục vụ đời sống như bát đĩa, mâm chậu, giường tủ, bàn ghế... Sau này trong
quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
sản phẩm của ngành nghề TTCN ngày càng được tăng lên về số lượng cũng như chất
lượng, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay các sản phẩm của ngành nghề
TTCN cần phải luôn được cải tiến về mẫu mã, phong phú về chủng loại, nâng cao chất
lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Vì vậy mà các làng nghề
của Việt Nam có điều kiện phát triển hơn, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường
như làng gốm sứ - Bát Tràng, dệt tơ lụa - Hà Đông, Làng Nón - Phú Cam (Huế).

Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình
trên thị trường, nhiều mặt hàng TTCN đã từng nổi tiếng trên thế giới. Phạm vi tiêu
dùng hàng truyền thống của nước ta ngày càng được mở rộng, không những chỉ được
tiêu dùng ở trong nước mà còn được ưa chuộng ngày càng nhiều ở rất nhiều nước,
nhiều khu vực trên thế giới như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Hồng
Kông, Thụy Điển, Na Uy, Đức.
Phát triển TTCN là hoạt động thu hút nhiều người dân tham gia vào sản xuất
TTCN, nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư
dân nông thôn. Đồng thời, phát triển TTCN cũng là quá trình thực hiện công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được giá trị truyền thống. Một số
quan niệm cho rằng, phát triển TTCN sẽ góp phần nâng cao vị thế về kinh tế và xã hội
cho người dân nông thôn thông qua việc sử dung có hiệu quả các nguồn nhân tài vật
lực của địa phương.
19


×