Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHO học SINH TRUNG học cơ sở với DI TÍCH LỊCH sử địa PHƯƠNG – lí LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.17 KB, 62 trang )

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VỚI DI TÍCH
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG – LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


Cơ sở lí luận
Một số quan niệm về hoạt động TNST trong chương
trình giáo dục phổ thông
Khái niệm tổ chức
Có nhiều định nghĩa khác nhau về "tổ chức", một định
nghĩa có ý nghĩa triết học sâu sắc: "Tổ chức, nói rộng, là cơ
cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có
một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ
chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật". Định nghĩa
này bao quát cả phần tự nhiên và xã hội loài người. Thái
dương hệ là một tổ chức, tổ chức này liên kết mặt trời và các
thiên thể có quan hệ với nó, trong đó có trái đất. Bản thân trái
đất cũng là một tổ chức, cơ cấu phù hợp với vị trí của nó
trong thái dương hệ. Giới sinh vật cũng có một tổ chức chặt
chẽ bảo đảm sự sinh tồn và thích nghi với môi trường để
không ngừng phát triển. Từ khi xuất hiện loài người, tổ chức
xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Tổ chức ấy không
ngừng hoàn thiện và phát triển cùng với sự phát triển của
nhân loại. Theo nghĩa hẹp đó, tổ chức là một tập thể của con


người tập hợp nhau lại để thực hiện một nhiệm vụ chung hoặc
nhằm đạt tới một mục tiêu xác định của tập thể đó.
Khái niệm hoạt động
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, kế hoạch
giáo dục bao gồm các môn học, chủ đề học tập, các hoạt động


TNST. Nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất, tư
tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng
lực cần thiết ở con người trong xã hội hiện đại. Là một hình
thức tổ chức dạy học nói chung và dạy học môn Lịch sử nói
riêng. Hoạt động TNST là một hoạt động giáo dục nhằm bổ
sung những kiến thức cho HS và nhằm tạo hứng thú cho HS
trong quá trình học tập các môn học.
Hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt
động dạy học và hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp).Hoạt
động giáo dục (theo nghĩa rộng) là những hoạt động có chủ
đích, có kế hoạch hoặc có sự định hướng của nhà giáo dục,
được thực hiện thông qua những cách thức phù hợp để chuyển
tải nội dung giáo dục tới người học nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục.


Các hoạt động giáo dục (theo nghĩa hẹp) gồm: Hoạt
động tập thể (sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, sinh hoạt Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sinh hoạt Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh); hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớpđược tổ chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo
dục hướng nghiệp giúp học sinh tìm hiểu để định hướng tiếp
tục học tập và định hướng nghề nghiệp; hoạt động giáo dục
nghề phổ thông giúp HS hiểu được một số kiến thức cơ bản
về công cụ, kỹ thuật, quy trình công nghệ, an toàn lao động,
vệ sinh môi trường đối với một số nghề phổ thông đã học;
hình thành và phát triển kỹ năng vận dụng những kiến thức
vào thực tiễn; có một số kỹ năng sử dụng công cụ, thực hành
kỹ thuật theo quy trình công nghệ để làm ra sản phẩm đơn
giản.

Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
Theo Dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo
khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015: “Hoạt động TNST
bản chất là những hoạt động giáo dục nhằm hình thành và
phát triển cho học sinh những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình
cảm, giá trị và kỹ năng sống và những năng lực cần có của
con người trong xã hội hiện đại. Nội dung của hoạt động trải


nghiệm sáng tạo được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh
vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình
thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo,
linh hoạt, mở về không gian thời gian, quy mô, đối tượng và
số lượng… để học sinh có nhiều cơ hội tự trải nghiệm và phát
huy tối đa khả năng sáng tạo của các em”
Bên cạnh hoạt động TNST chung như trên, ở từng môn
học cũng có cáchoạt động TNST mang tính đặc trưng, đặc thù
riêng của môn học góp phần hình thành và phát triển các năng
lực chuyên biệt của HS.
Theo tác giả Trần Văn Tính và tác giả Trần Quỳnh Trang
“Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự
hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học
sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác
nhau củađời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã
hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển
năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm
năng sáng tạo của cá nhân mình” [Bản báo cáo Kỹ năng xây
dựng và tổ chức hoạt động TNST trong trường trung học].



Trong bài viết của diễn đàn công nghệ giáo dục ngày 20
tháng 4 năm2015tác giả Ngô Thị Tuyên-Phó giám đốc Trung
tâm công nghệ giáo dục Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Namquan niệm hoạt động trải nghiệm trong nhà trường cần
được hiểu là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm
lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của HS, được
thực hiện trong thực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của
nhà trường. Đối tượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn.
Qua trải nghiệm thực tiễn, người học có được kiến thức, kĩ
năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi
phải giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến
thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình
huống mới, không theo chuẩn đã có, hoặc nhận biết vấn đề
trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới
của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối
tượng trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm
ra giải pháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết
để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề.
Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa: “Hoạt động TNST là
hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà
giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào


các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như
ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó
phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình”.
Như vậy, theo chúng tôi, bản chất của hoạt động TNST
tạochính là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp, được thiết kế,
tổ chức thực hiện theo hướng tăng cường sự trải nghiệm và

sáng tạo cho người học nhằm hình thành và phát triển cho HS
những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng
sống và những năng lực cần thiết cho con người trong xã hội
hiện đại.
Nội dung hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Nội dung của hoạt động TNST trước hết do nhiệm vụ
chungcủa trườngphổ thông quy định:đào tạo thế hệ trẻ thành
những người lao động có ý thức làm chủ,có tri thức,thành
thạo nghề nghiệp,có thái độ lao động tích cực,sáng tạo.Vì vậy,
khi lựa chọn tổ chức hoạt động ngoại khóa/TNST,phải thể
hiện được tính cấp thiết,phản ánh những sự kiện quan trọng
trong lịch sử quá khứ và hiện tại trên thế giới và trong
nước,giúp HS tiếp tục hoàn thiện kiến thức,củng cố niềm tin


và khả năng hoạt động thực tế.Do hoạt động TNST mang tính
chất tự nguyệnnên nội dung và hình thức tiến hành lại cần
phải linh hoạt theo 2 hướng chính:
Thứ nhất, làm phong phú,sâu sắc những kiến thức lịch
sử mà HS đã thu thập trong nội khóa, nhất là những vấn đề cơ
bản của khóa trình lịch sử, đó là:
-Những sự kiện lớn tiêu biểu,trở thành những kiến thức
cơ bản của khóa trình. ví dụ: Cách mạng Pháp 1789, Công xã
Pari 1871, cách mạng tháng Mười Nga 1917, cách mạng
tháng Tám 1945, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954…
-Cuộc đời và sự nghiệp các nhân vật lịch sử phản ánh sự
phát triển của xã hôị.Ví dụ cuộc đời và sự nghiệp của Mác,
Anghen, Lênin, Hồ Chí Minh…
-Những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, văn học,
nghệ thuật, về lao động sản xuất…

Thứ hai, những vấn đề về LSĐP và công tác công ích xã
hội
Trong trường hợp tiến hành bài học thực địa thì việc
giảng dạy nội khóa kết hợp với những hoạt động TNST. Song


cũng có thể tổ chức các hoạt động TNST dựa vào tài liệu
LSĐP để làm phong phú bài lịch sử dân tộc, khơi dậy lòng tự
hào, yêu quý quê hương. Ví dụ, tổ chức cuộc gặp gỡ với các
chiến sĩ cách mạng người địa phương đã tham gia cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nước… Công tác công ích xã hội nhằm
vận dung kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vào thực
tiễn lại làm phong phú, củng cố kiến thức đã học.
Nội dung hoạt động TNST không chỉ có tác dụng thiết
thực trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức học sinh đã học
mà còn hình thành ở học sinh ý thức công dân, góp phần giáo
dục toàn diện học sinh.
Mối quan hệ giữa hoạt động ngoại khóa lịch sử và
hoạt độngTNST
Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST là những hoạt
động được thực hiện tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện
vọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ
chức có được của nhà trường.
Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể được
tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể, dạng nhóm theo năng
khiếu, dạng thường kì hay đột xuất nhân những dịp kỉ niệm


hay lễ hội. Ví dụ: cắm trại chào mừng ngày thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, thành lập Đoàn TNCS HCM...; học nhảy

cuối tuần; nữ công...
Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể được
tổ chức theo những hình thức như: câu lạc bộ môn học; diễn
đàn; hội thi; trò chơi v.v...
Hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST có thể do tổ
bộ môn, GV chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh... và HS của một lớp, một khối lớp hay toàn trường thực
hiện.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa và hoạt động TNST là
một thuật ngữ dùng để chỉ các hình thức hoạt động nằm ngoài
chương trình học chính khóa, kết hợp dạy học với vui chơi,
nhằm mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường
với thực tế xã hội.
Sự khác nhau hoạt động ngoại khóa và HĐTNST
Khái niệm hoạt động TNST khẳng định vai trò định
hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo,
cha mẹ HS, người phụ trách... Nhà giáo dục không tổ chức,


không phân công HS một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ
trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân HS tham gia trực tiếp
hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp HS chủ động, tích cực
trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt
động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và
năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em.
Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng
lực chung như trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt
động TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở
người học các năng lực đặc thù:
Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;

Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
Năng lực định hướng nghề nghiệp;
Năng lực khám phá và sáng tạo
Tổ chức hoạt động TNST trong dạy học
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới
sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS


được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau
của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với
tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực
thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng
tạo của cá nhân mình. Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được
coi trọng trong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo
dục cũng bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi
hoạt động này mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo
dục, kiến thức, kỹ năng khác nhau.Việc thiết kế các HĐTNST
cụ thể được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Công việc này bao gồm một số việc:
Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục,
nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến
hành.
Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm
học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động
phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng
ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho HS.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động



Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên
của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội
dung, hình thức của hoạt động.Tên hoạt động cũng tạo ra
được sự hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra được trạng thái tâm lý đầy
hứng khởi và tích cực của HS. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy
nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.Việc
đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.
Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh
Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch hoạt
động TNST, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều
kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động.
GV cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt
động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng
phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc
thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời
mục tiêu.
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động


Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi
chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể
của hoạt động đó.Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết
quả của hoạt động.Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác
định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ
cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và
định hướng giá trị.Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác
dụng là:

Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội
dung và điều chỉnh hoạt động
Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động
Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò
Tùy theo chủ đề của hoạt động TNST ở mỗi tháng, đặc
điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục
tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.Khi xác định
được mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:
Hoạt động này có thể hình thành cho HS những kiến
thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của
kiến thức?)


Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh
và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?
Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay
thay đổi ở HS sau hoạt động?
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương
tiện, hình thức của hoạt động
Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc
xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của
hoạt động.Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục
tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của
nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung
phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đẩy đủ các nội dung
hoạt động phải thực hiện.
Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác
định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó
lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng.Có thể một hoạt
động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan

xen hoặc trong dó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn
hình thức khác là phụ trợ.Ví dụ: “Thảo luận về việc phát huy
truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”. Hình thức thảo


luận là chủ đạo, có thể xen kẽ hình thức văn nghệ, trò chơi
hoặc đố vui.
Trong “Diễn đàn tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc”, nên chọn hình thức báo cáo, trình
bày, thuyết trình về vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc làm chính, kết hợp với thi đàn, hát dân ca, trò
chơi dân gian hoặc gặp gỡ, giao lưu với các nghệ nhân, nghệ
sĩ, nhà nghiên cứu… để tăng tính đa dạng, tính hấp dẫn cho
diễn đàn.
Bước 5: Lập kế hoạch
Nếu chỉ tuyên bố về các mục tiêu đã lựa chọn thì nó vẫn
chỉ là những ước muốn và hy vọng, mặc dù có tính toàn,
nghiên cứu kỹ lưỡng. Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực
thì phải lập kế hoạch.
Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm
các nguồn lực (nhân lực – vật lực – tài liệu) và thời gian,
không gian… cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.
Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa
phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiên mỗi


một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để
đạt được hiệu quả cai nhất trong công việc. Đó là điều mà bất
kỳ người quản lý nào cũng muốn và cố gắng đạt được.
Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra

đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó
cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện
cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa
chọn.
Cân đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và
điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu
cầu và khả năng đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững khả
năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng
mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo
một phương án tối ưu.
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Trong bước này, cần phải xác định:
Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?
Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?


Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế
nào?
Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân.
Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình
hoạt động
Rõ soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc,
thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả
năng thực hiện và kết quả cần đạt được.Nếu phát hiện những
sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào
hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.Cuối cùng, hoàn thiện bản
thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó
bằng căn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học

sinh.
Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt độngTNST
cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THCS
Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, điều 28.2 đã nêu rõ:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tích cực. tự giác, chủ


động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tĩnh
cảm, đem lại niềm vui, hướng thú, học tập cho học sinh”. Có
thể nói, đổi mới phương pháp nói chung, PPDH môn Lịch sử
nói riêng là hướng hoạt động học tập của HS, GV là người tổ
chức tổ chức, hướng dẫn HS học tập.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, môn Lịch sử có vị trí và
ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục cho thế hệ trẻ.Học
Lịch sử là để hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc.Từ
đó xác định được những việc mình phải cho đất nước.Trong
DHLS, cũng như các môn khác ở trường phổ thông, ngoài
việc tiến hành bài học nội khóa, còn có hoạt động ngoài lớp.
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến
hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ
thông. Hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáo
dục được tổ chức ngoài giờ học và có mối quan hệ bổ sung,
hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Hoạt động TNST là hoạt động mà HS được trực tiếp
hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như
môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức



của nhà giáo dục, nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm
chất nhân cách, các năng lực, từ đó HS tích luỹ kinh nghiệm
riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân
mình. Khi nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa được hình thành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương
pháp học tập đó là “ Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động và sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” (1).
Phương pháp này vẫn được nền giáo dục hiện đại ngày nay
thực hiện thông qua các hoạt động khác nhau như: Hoạt động
tập thể do nhà trường, lớp học, các tổ chức Đoàn, Đội phát
động; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo
các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục nghề; hoạt động giáo
dục hướng nghiệp…Các hoạt động đó góp phần định hướng
thái độ, tinh thần cho HS, bên cạnh đó cũng hình thành cho
HS những kỹ năng, năng lực cho cá nhân.
DHLS gắn liền với việc tổ chức các hoạt động TNST
cũng là một biện pháp góp phần tích cực hóa các hoạt động
dạy và học sử. Vừa tiết kiệm được thời gian hơn so với việc tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, HS vừa có thể trực tiếp tham
gia hoạt động ngay trên lớp học của mình. Việc tổ chức các
1


hoạt động phù hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong giờ
học Lịch sử truyền thống. Hoạt động TNST nhằm góp phần
hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và
năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin,
tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí
bản thân.

Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, chƣơng
trình giáo dục hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng
nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, còn nặng tính hàn
lâm… Có chú ý đến cả 3 phương diện kiến thức, kĩ năng và
thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liên
kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành
động, năng lực thực hiện gắn với yêu cầu của cuộc sống.
Nội dung đổi mới chƣơng trình - sách giáo khoa sau
năm 2015 xác định: chương trình mới tiếp cận theo hƣớng
hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy
theo khối lƣợng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng
hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, động cơ… vào
giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.Tiếp cận
theo hướng năng lực đòi hỏi hoc ̣ sinh làm, vận dụng được gì


hơn là hoc ̣ sinh biết những gì. Tránh đƣợc tình trạng biết rất
nhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết những
điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết
thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật..
Nội dung, cấu trúc của chương trình giáo duc ̣ đổi mới,
xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa
chọn các nôị dung dạy học; ưu tiên những kiến thức cơ bản,
hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộc
sống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện. Ưu tiên thực hành,
vận dụng, tránh lý thuyết xuông; tăng cường hứng thú, hạn
chế quá tải.
Theo đó, phƯơng pháp dạy học thay đổi, dạy cách học,
cách tìm kiếm và vận dụng, cách phát hiện và giải quyết vấn
đề; đề cao sự hợp tác và sáng tạo… không nhồi nhét, chạy

theo khối lượng kiến thức. Coi trọng đánh giá trong suốt quá
trình dạy - học và bằng nhiều hình thức khác nhau…
Gia Lâm nằm trong vùng giao thoa của hai dòng văn hóa
Thăng Long và Kinh Bắc nên đã tạo ra nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Toàn huyện có 315 di tích, trong đó có 140
di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và gắn biển di


tích cách mạng kháng chiến. Gia Lâm cũng là nơi thờ hai vị
trong "tứ bất tử" là Thánh Gióng (xã Phù Đổng) và Chử Đồng
Tử (xã Văn Đức). Hiện, di tích đền Phù Đổng (thờ Thánh
Gióng) đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia đặc
biệt. Cùng với di sản văn hóa vật thể, Gia Lâm còn bảo lưu
nhiều lễ hội cổ truyền của địa phương. Tiêu biểu là Lễ hội
Gióng năm 2010 đã được UNESCO công nhận là di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bên cạnh đó, các loại
hình nghệ thuật truyền thống vẫn được lưu truyền như cải
lương (xã Đa Tốn), chèo cổ (xã Dương Quang), múa Bông
Sòng (xã Phú Thị), múa chữ (xã Văn Đức), tế lễ rước kiệu
trong các hội làng… Ngoài ra, Gia Lâm còn có các di tích
cách mạng kháng chiến nổi tiếng như: Làng cách mạng xã
Trung Mầu, làng Cam (xã Cổ Bi), làng Giao Tất (xã Kim
Sơn), làng Đào Xuyên, làng Thuận Tốn (xã Đa Tốn)…Là địa
phương nổi tiếng có nhiều tiềm năng về du lịch, huyện Gia
Lâm đhoạt động ã có ý tưởng khai thác du lịch văn hóa kết
hợp với du lịch làng nghề.
Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động TNST cho
học sinh THCS với các di tích lịch sử địa phương


Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, từng

cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi
trường nhà trường cũng như môi trường gia đình và xã hội
dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát
triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ
đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng
sáng tạo của bản thân.
Thực hiện TNST hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho HS trải
nghiệm những hoạt động gần gũi với cuộc sống thực tế hơn,
đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em tích lũy
và vận dụng các kinh nghiệm đó vào cuộc sống một cáchdễ
dàng, thuận lợi và sáng tạo hơn.
Hoạt động TNST có khả năng huy động sự tham gia tích
cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động dựa trên
những khả năng để HS có thể lựa chọn: từ thiết kế hoạt động
đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, tạo cơ
hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý
tưởng sáng tạo, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động,
được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và


đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và
của bạn bè.
Hoạt động TNST giúp HS tích lũy những kinh nghiệm
mà các hình thức học tập khác không thực hiện được. HS có
thể tích lũy những kinh nghiệm bằng nhiều cách thức khác
nhau để phát triển nhân cách mình. Tuy nhiên, có những kinh
nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Sự
đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sống
kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp

thông qua các công thức hay định luật, định lý.
Hoạt động TNSTcó ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội
khóa, cùng với các bài học ở trên lớp sẽ góp phần thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn, có tác dụng tích cực tới việc
giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS. Là những
người làm công tác giáo dục, chúng ta ai cũng nhận thức rõ vị
trí ý nghĩa của bài học lịch sử, một hình thức giáo dục nội
khóa rất quan trọng. Bài học nội khóa càng có tác dụng khi
được hỗ trợ bằng các hoạt động TNST lịch sử - một hình thức
tổ chức dạy học ở trường phổ thông. Trong công tác tổ chức
hoạt động TNST, hoạt động của thầy và trò được tiến hành
ngoài giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động


×