Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

CƠ sở lí LUẬN của PHỐI hợp GIỮA NHÀ TRƯỜNG với CÁC lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kĩ NĂNG xã hội CHO học SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.22 KB, 57 trang )

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA PHỚI HỢP GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC LỰC LƯỢNG CỘNG
ĐỒNG TRONG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÃ HỘI
CHO HỌC SINH THCS


-Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Các nghiên cứu liên quan đến sự phối hợp giữa nhà
trường và các lực lượng công đông trong giáo dục học sinh
Theo quan điểm giáo dục mọi lúc, mọi nơi thể hiện việc
giáo dục phải thực hiện ở cả trong nhà trường và ngoài xã hội.
Chính vì vậy, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục là nhà
trường, gia đình và xã hội trong giáo dục học sinh là rất cần
thiết. Ý thức được tầm quan trọng đó, nên có rất nhiều nghiên
cứu liên quan đến vấn đề này được tiến hành ở trong và ngồi
nước.Một số tài liệu, cơng trình tiêu biểu đã đề cập đến vai trò
quan trọng của các lực lượng cộng đồng trong việc tham gia
vào sự nghiệp phát triển nhà trường, cũng như các hoạt động
giáo dục của nhà trường một cách có hiệu quả nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường và kết quả học tập của
học sinh.
Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ và
cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng khi cha
mẹ học sinh có những hình thức tham gia vào quá trình học
tập của học sinh. Các thành tích, kết quả đạt được và hành vi,
thái độ của học sinh có liên quan đến việc như: cha mẹ tham


gia với tư cách là trợ lý lớp học, cha mẹ làm tình nguyện viên,
hỗ trợ làm bài tập ở nhà và tạo môi trường giáo dục ở nhà
[36].


Tác giả Laura Brannelly và Joan Sullivan-Owomoyela
trong cuốn sách “Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng đóng
góp cho giáo dục trong các điều kiện xung đột” đề cập đến sự
tham gia của cộng đờng và phát triển mơ hình cộng đờng
tham gia vào giáo dục ở các nước Jordan, Afghanistan, Iraq,
Liberia, Uganda và vùng lãnh thổ Palestine. Các tác giả đã
nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục trong các
hồn cảnh chính trị của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác
nhau. Các tác giả đã đưa ra tầm quan trọng và vai trị của cộng
đờng trong việc tham gia vào bối cảnh tái thiết đất nước sau
xung đột và xây dựng lại giáo dục [33].


Tác giả Anne Henderson và Karen Mapp đã nghiên cứu
hơn 50 cơng trình được cơng bố từ năm 1995 để biên dịch
cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác động của nhà
trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập của học
sinh”. Kết quả cho thấy, để có được sự tham gia tích cực của
cha mẹ học sinh thì nhà trường phải liên kết các hoạt động
của cha mẹ học sinh với mục tiêu học tập của học sinh và phải
quan tâm đến hoàn cảnh khác nhau của mỗi gia đình học sinh
[32].
Luận án của Cynthia V.Crites “Sự tham gia của cha mẹ
học sinh và cộng đồng: một nghiên cứu điển hình”. Luận án
nghiên cứu dựa trên phân tích điển hình, mơ tả những cách
thức để tăng cường sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng
đồng vào giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng để tăng cường sự
tham gia của CMHS và cộng đờng thì nhà trường phải để họ
tham gia vào quá trình ra quyết định, lập kế hoạch hoạt động
của nhà trường [31].

Luận án của Marie DeLuci, với đề tài “Nghiên cứu điển
hình về sự tham gia của xã hội vào các trường tiểu học ở ba
trường của Ethiopia” đã nêu tầm quan trọng của cộng đồng
tham gia phát triển nhà trường. Đồng thời tác giả đã chứng


minh rằng để huy động được sự tham gia của CMHS và cộng
đờng cần có một tổ chức hay một uỷ ban nào đó đại diện cho
cộng đờng hay CMHS để cải tiến nhà trường, đặc biệt rất cần
sự nỗ lực phối hợp giữa Nhà nước – CMHS và các tổ chức
phi chính phủ trong việc cùng quan tâm đến nhà trường cũng
như con em họ [35].
Qua nghiên cứu các nghiên cứu về sự tham gia của các
lực lượng cộng đờng vào giáo dục nhà trường trên thế giới, có
thể thấy, các cơng trình đều khẳng định cần huy động sự tham
gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Đờng thời có thể rút ra một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt
động có sự tham gia của các lực lượng cộng đồng, cộng đồng
vào hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó nhà trường
vẫn phải giữ vai trị chủ trì, phát huy mạnh mẽ vai trò là đầu
mối huy động CMHS và các lực lượng cộng đờng tham gia
quá trình GD, lập kế hoạch hoạt động, ra quyết định và kiểm
tra đánh giá…
Tại Việt Nam, sự tham gia của các lực lượng cộng đồng
với giáo dục nhà trường đã được Đảng và Nhà nước quy định
trong các văn kiện, nghị quyết…. Trong các tư liệu nghiên
cứu đề cập rất nhiều sự cần thiết phối hợp giữa các lực lượng


trong cộng đồng với sự nghiệp giáo dục. Nhiều hội thảo tập

trung bàn về các vấn đề lý luận và các quan điểm mới và sự
phối hợp của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong giáo dục
nhà trường. Một số hội thảo đi sâu vào phân tích các yếu tố
quan trọng để thực hiện thành công sự phối hợp các lực lượng
trong giáo dục.
Bên cạnh đó là các cơng trình nghiên cứu về sự tham gia
của cha mẹ học sinh, cộng đồng của các tác giả khác đã tổng
hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai trị và nhiệm
vụ của cộng đờng, sự phối hợp của Nhà trường - Gia đình –
cộng đờng trong giáo dục học sinh:
Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế
kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự nghiệp giáo dục
của Việt Nam không phải chỉ do Nhà nước gánh vác, mà phải có
sự chung sức của các lực lượng cộng đồng cùng tham gia vào sự
nghiệp giáo dục nước nhà, tạo nên một xã hội học tập [10].
Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới về
giáo dục trong công cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của quần chúng trong công tác giáo dục, theo tác giả: xã
hội hóa trong giáo dục là phải phát động phong trào quần


chúng làm giáo dục, huy động toàn xã hội tham gia sự nghiệp
GD&ĐT, hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ [23],
nghiên cứu của Nguyễn Thị Kỷ, Hà Nhật Thăng về “Những
quan điểm phương pháp luận của việc liên kết giáo dục giữa
nhà trường, gia đình và xã hội cho học sinh hiện nay” [16],…


Qua các cơng trình nghiên cứu liên quan đến việc sự
phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng cộng đồng trong

giáo dục học sinh có thể rút ra những vấn đề cốt yếu sau:
Sự phối hợp của các lực lượng cộng đồng với nhà trường
là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Sự
tham gia của các lực lượng cộng đồng vào nhà trường là một
trong giải pháp quan trọng để giúp cho học sinh đạt được kết
quả cao nhất trong học tập và giảm tỉ lệ bỏ học cũng như có
ảnh hưởng tốt đến hành vi và tính tích cực của học sinh.
Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã hội
của mỗi nước, mỗi địa phương mà sự tham gia của cha mẹ
học sinh, sự phối hợp của các lực lượng cộng đờng mà có
những phương thức khác nhau, có biện pháp phối hợp khác
nhau. Sự tham gia của các lực lượng cộng đồng sẽ hiệu quả và
bền vững khi có sự phối hợp đờng bộ. Trong đó nhà trường
giữ vai trị chính trong tổ chức, điều phối các hoạt động tham
gia của các lực lượng cộng đồng.
Nghiên cứu về KNXH và giáo dục KNXH
Ở nước ngoài, quan niệm về KNXH đã có từ rất lâu, đơi
khi nó được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “chỉ


số cảm giác”, “kiến thức tiềm ẩn” và “hiểu biết về mối tương
giao giữa người với người” [37]. Từ năm 1916, mỗi người
dân lao động tại Mỹ phải đảm bảo thực hành và phải được các
tổ chức công nhận là đã qua 13 kĩ năng bắt buộc là: 1. Học
cách học - phương pháp học; 2. Lắng nghe và thấu hiểu; 3.
Thuyết trình và thuyết phục; 4. Giải quyết vấn đề; 5. Tư duy
sáng tạo và hiệu quả; 6. Tinh thần tự tôn; 7. Đặt mục tiêu và
tạo động lực; 8. Phát triển cá nhân và sự nghiệp; 9. Giao tiếp
thành công; 10. Tinh thần đồng đội; 11. Đàm phán và thương
lượng thành công; 12. Đảm bảo hiệu quả tổ chức; 13. Lãnh

đạo bản thân và tổ chức [38].
Năm 1998, tổ chức UNESCO đã có những dự án dành
cho nhóm hưởng lợi là phụ nữ biết đọc, biết viết hạn chế (từ
năm 1990-1992), năm 2000-2001 UNICEF đã hỗ trợ chương
trình rủi ro, tai nạn cho trẻ em và phụ nữ đồng bằng sông Cửu
Long [dẫn theo 26, tr.45]. Những năm đầu của thập niên 90,
một số nước châu Á như: Ấn Độ, Indonexia, Thái Lan... đã đề
nghị các chương trình giáo dục và trang bị kĩ năng như: “kĩ
năng nghề, kĩ năng hướng nghiệp… và được chia làm 3 nhóm
chính: Nhóm kĩ năng cơ bản (các kĩ năng đọc, viết, ghi
chép.), nhóm kĩ năng chung (gồm các kĩ năng tư duy phê


phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề.) và
nhóm kĩ năng cụ thể (kĩ năng ứng xử bình đẳng giới, bảo vệ
sức khỏe, nâng cao đời sống tinh thần.)” [dẫn theo 26, tr.46].
Gần đây Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra 10 KNXH mà cá
nhân cần phải có: “1) Kĩ năng giải quyết vấn đề; 2) Các kĩ
năng về nghề nghiệp - kĩ thuật; 3) Kĩ năng giao tiếp; 4) Sử
dụng máy vi tính và lập trình; 5) Kĩ năng sư phạm; 6) Kĩ
năng về khoa học và tốn học; 7) Quản lí tiền bạc; 8) Quản lí
thơng tin; 9) Ngoại ngữ; 10) Quản trị kinh doanh” [38].
Tại Úc các kĩ xã hội được xác định gồm: “1) Kĩ năng
giao tiếp (Communication skills); 2) Kĩ năng làm việc đồng
đội (Teamwork skills); 3) Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem
solving skills); 4) Kĩ năng đề xướng và mạo hiểm (Initiative
and enterprise skills); 5) Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức
công việc (Planning and organising skills); 6) Kĩ năng quản lí
bản thân (Selfmanagement skills); 7) Kĩ năng học tập
(Learning skills); 8) Kĩ năng công nghệ (Technological

skills)” [39].
Canada nhấn mạnh 6 kĩ năng sau: “1) Kĩ năng giao tiếp
(Communication); 2) Kĩ năng giải quyết vấn đề (Problem


solving); 3) Kĩ năng tư duy và hành vi tích cực (Positive
attitudes

and

behaviours);

4)



năng

thích

ứng

(Adaptability); 5) Kĩ năng làm việc với con người (Working
with others); 6) Kĩ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ và
toán (Science, technology and mathematics skills)” [39].
Anh đề nghị 6 kĩ năng quan trọng: “1) Kĩ năng tính tốn
(Application

of


number);

2)



năng

giao

tiếp

(Communication); 3) Kĩ năng tự học và nâng cao năng lực cá
nhân (Improving own leaming and performance); 4) Kĩ năng
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information
and communication technology); 5) Kĩ năng giải quyết vấn đề
(Problem solving); 6) Kĩ năng làm việc với con người
(Working with others)” [39].
Ở Singapore, việc đề cao điểm số làm cho KNXH quan
trọng bị xem nhẹ. Để khắc phục hiện tượng trên, thời gian vừa
qua, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 10 KNXH để mở cửa thành
công: “1) Nuôi dưỡng ước mơ; 2) Kỉ luật; 3) Siêng năng; 4)
Sống chan hòa; 5) Kĩ năng lãnh đạo; 6. Đứng vững sau thất
bại; 7) Cư xử đúng mực; 8) Sống có trách nhiệm; 9) Biết tha
thứ; 10) Kiên nhẫn biết chờ thời cơ” [40].


Có thể thấy, các nghiên cứu về giáo dục KNXH cho HS
ở Mỹ, Canada, Úc, Anh hay ở Singapore đều hướng đến việc
trang bị cho người học hệ thống các KNXH, làm cho HS sớm

có được những KNXH cần thiết, để HS dễ dàng thích ứng với
mơi trường xã hội. Song có những khác biệt về nội dung các
KNXH cụ thể tùy theo quốc gia, các biện pháp quản lí mới
chỉ dừng lại ở việc thiết kế và giáo dục mang tính lờng ghép.
Lawrence E. Shapiro (2004) đã đưa ra hướng dẫn 101
cách để quản lí, giáo dục để trẻ có được các KNXH với các
cách thể hiện trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, giao tiếp phi
ngôn ngữ, giao tiếp bằng cảm xúc, sự trải nghiệm trong mối
tương tác giữa bản thân với người khác, kĩ năng giải quyết
vấn đề, kĩ năng lắng nghe và quản lí xung đột [34]. Thomas
Mclntyre, nhà giáo dục người Mỹ trong nghiên cứu công bố
năm 2003 với tiêu đề “Dạy cho trẻ những KNXH chưa ai dạy
chúng”, tác giả cũng nêu lên sự cần thiết phải dạy cho trẻ
những KNXH [36].
Kay Burke Mỹ cho rằng: “KNXH bao gồm các kĩ năng
tạo điều kiện cho sự tương tác thành công giữa các cá nhân.
Chúng là những cơng cụ khơng thể thiếu cho quản lí học tập
hiệu quả. Thật không may, nhiều HS đến lớp mà khơng có kĩ


năng giao tiếp, hoạt động nhóm, kĩ năng giải quyết xung đột
trong mối quan hệ với người khác. GV đôi khi cảm thấy rằng
KNXH không phải là một phần của chương trình giảng dạy
và sẽ khơng giúp HS đạt các tiêu chuẩn hoặc vượt qua các
bài kiểm tra. Tuy nhiên, GV biết cách giáo dục KNXH cho HS
sẽ không mất nhiều thời gian để giảng dạy, theo dõi, đánh giá
thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc học tập của HS” [37].
Những nghiên cứu trên cho thấy, giáo dục KNXH cho
mọi ngưòi, giáo dục KNXH cho HS đang được đặt ra như một
nội dung quan trọng nhằm trang bị cho mọi ngưòi các kĩ năng

cần thiết trong học tập, làm việc, giao tiếp, ứng xử và quản lí
bản thân, nhằm thích ứng với mơi trường một cách nhanh
chóng và hiệu quả.
Ở Việt Nam vấn đề giáo dục KNXH được quan tâm
nhiều từ những năm 1970. Năm 1972, UNESCO công bố
“Bốn trụ cột của giáo dục” được coi như cương lĩnh của nền
giáo dục hiện đại, trong đó trụ cột thứ nhất là học để biết; trụ
cột thứ hai là học để 1àm; trụ cột thứ ba là học để tự khẳng
định; trụ cột thứ tư là học để cùng chung sống. 4 trụ cột đều
tập trung vào sứ mạng của giáo dục đối với người học. Trong
các tài liệu của UNESCO giải thích về 4 trụ cột, có đoạn nói


rõ không nên hiểu việc nêu cao yêu cầu phải đào tạo những
con người có tư duy phê phán, có óc độc lập và sáng tạo là
những đòi hỏi của chủ nghĩa cá nhân mà phải thấy rằng đó là
những phẩm chất cần thiết để làm cho xã hội phát triển, con
người có các KNXH cần thiết [10].
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã quan
tâm đến giáo dục cho HS các KNXH, nhằm giúp thế hệ trẻ
nhanh chóng thích ứng với nền văn hóa của các nước trong
khu vực và trên thế giới. Năm 1996, nội dung giáo dục
KNXH được thơng qua trong chương trình “Giáo dục kĩ năng
sống để bảo vệ sức khỏe và phịng chống HIV/AIDS cho
thanh thiếu niên trong và ngồi nhà trường” của UNICEF.
Giai đoạn 1 của chương trình chỉ dành cho một số đối tượng
của ngành giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Họ được trang bị một
số kĩ năng như: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng xác định giá
trị... Sang giai đoạn 2 của chương trình, đối tượng tập huấn

được mở rộng và thuật ngữ kĩ năng thích ứng xã hội được
hiểu một cách rộng rãi hơn trong nội dung giáo dục sống khỏe
mạnh và an toàn [27, tr 26].
Ngày 22/8/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ


thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 [3] và Kế
hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22/7/2008 về triển khai
phong trào này [4]. Phong trào được hiển khai mạnh mẽ ở tất
cả các cấp học từ mầm non cho đến đại học với mục tiêu liên
quan đến việc hình thành, rèn luyện KNXH với các mục tiêu
cụ thể: rèn luyện kĩ năng ứng xử họp lí các tình huống cuộc
sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn
luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phịng,
chống tai nạn giao thơng, đuối nước và các tai nạn thương tiếc
khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hịa bình
phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Gần đây những nghiên cứu của Đặng Thành Hưng và
Trần Thị Tố Oanh [12, tr. 9-10,38.], [13, tr. 17-19,37.],
Nguyễn Văn Hưng Error: Reference source not found và
Nguyễn Thị Hương Error: Reference source not found đã góp
phần chỉ ra bản chất chung và đặc điểm của KNXH, các
nguyên tắc và biện pháp giáo dục KNXH ở tiểu học thông qua
dự án. Đặng Thành Hưng và Trần Thị Tố Oanh cho rằng:
“KNXH là khái niệm chỉ những loại kĩ năng hướng tới và


được áp dụng trực tiếp (không gián tiếp qua cái gì) vào

những quan hệ, hồn cảnh, q trình và đời sống xã hội
công cộng để giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và
thích ứng xã hội thành cơng, hiệu quả ở những mức độ nhất
định” [13]. Họ mô tả 3 nhóm KNXH gờm: 1/ Các kĩ năng
nhận thức xã hội, 2/ Các kĩ năng ứng xử và giao tiếp xã hội, 3/
Các kĩ năng thích ứng xã hội , [ .
Những khái niệm công cụ
Kĩ năng và KNXH
Kĩ năng
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về kĩ
năng và đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, nói chung nổi lên
hai khuynh hướng. Theo khuynh hướng thứ nhất, kĩ năng là
mặt kĩ thuật của thao tác, của hành động hay hoạt động. Đại
diện cho quan niệm này là những nghiên cứu sau:
Ph.N. Gonobolin (1973) cho rằng: “Kĩ năng là những
phương thức tương đối hoàn chỉnh của việc thực hiện những
hành động bất kì nào đó. Các hành động này được hình thành
trên cơ sở các tri thức và kĩ xảo - những cái được con người


lĩnh hội trong quá trình hoạt động” [dẫn theo 18, tr.23].
Theo V.A. Krutretxki (1980), “Kĩ năng là các phương
thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được",
“Trong một số trường hợp thì kĩ năng là phương thức áp dụng
tri thức vào thực hành, con người cần phải áp dụng và sử
dụng nó trong cuộc sống, trong thực tiễn” [dẫn theo 17, tr 3572]. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành kĩ
năng trở nên hồn thiện và trong mối quan hệ đó hoạt động
của con người cũng trở nên hoàn hảo hơn trước [dẫn 18,
tr.24].
A.G. Kovaliov khẳng định: “Kĩ năng là phương thức

thực hiện hoạt động phù hợp với mục đích và điều kiện của
hành động” [dẫn theo 18, tr.24]. Trần Trọng Thủy cho rằng:
“Kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động, con người nắm được
cách thức hành động tức là có kĩ thuật của hành động, có kĩ
năng" [29, tr.103].
Theo khuynh hướng thứ hai, kĩ năng được hiểu là năng
lực hoặc khả năng của con người đáp ứng yêu cầu hoạt động
nhất định. N.D. Levitov cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện có
kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn


bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có
tính đến những điều kiện nhất định" [dẫn theo 18, tr.31].
K.K.Platonov và G.G.Golubev nhận định: “ Kĩ năng là năng
lực của người thực hiện cơng việc có kết quả với chất lượng
cần thiết trong những điều kiện mới và trong khoảng thời gian
tương ứng” [dẫn theo 25]. Từ điển tiếng Việt cũng định nghĩa
“kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận
trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế” [19]. Vũ Dũng cho
rằng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức
về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng. Ở mức độ kĩ năng, cơng việc
được hình thành trong điều kiện hồn cảnh khơng thay đổi,
chất lượng chưa cao, thao tác chưa thuần thục và còn phải tập
trung chú ý căng thẳng. Kĩ năng được hình thành qua luyện
tập” [7]. Huỳnh Văn Sơn cho rằng “Kĩ năng là khả năng thực
hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với
những điều kiện cho phép” [24, tr.20]. Phan Tú Anh nhận
định: “Kĩ năng là khả năng vận dụng tri thức, kinh nghiệm

một cách linh hoạt để thực hiện có kết quả một hành động
nào đó trong những điều kiện phù hợp” [2, tr. 18-19, 15.].


Cả hai quan điểm trên đều có điểm hợp lí nhưng cũng có
điểm chưa thút phục do thiếu logic. Đờng nhất kĩ năng và kĩ
thuật là khơng chính xác. Kĩ năng có tính kĩ thuật, được thực
hiện theo kĩ thuật nhất định chứ không đồng nhất với kĩ thuật.
Kĩ năng là bằng chứng có thật, mang lại kết quả thật, chứ
khơng phải là khả năng (có thể có và có thể khơng có), phải
làm được việc đó thật sự mới gọi là có kĩ năng. Luận văn này
tán thành khái niệm kĩ năng của Đặng Thành Hưng (2013)
[11, tr. 25-28]. Kĩ năng là một dạng hành động được thực
hiện tự giác dựa trên tri thức về công việc, khả năng vận
động và những điều kiện sinh học - tâm lý khác của cá nhân
như nhu cầu, tình cảm, ý chí, tính tích cực cá nhân… để đạt
được kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định, hoặc mức độ
thành cơng theo chuẩn hay qui định. Đó là dạng hành động
được thực hiện có tính kĩ thuật, có cấu trúc kĩ thuật, tự giác,
luôn được ý thức kiểm soát và dẫn tới kết quả đáp ứng những
chuẩn nhất định.
KNXH
Khái niệm “KNXH” (Social skills) đang ngày càng được
quan tâm ở cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục. Do mọi kĩ
năng đều có bản chất xã hội và xét đến cùng chúng đều


phục vụ cuộc sống con người nên hầu hết những ý kiến về
KNXH nói chung khơng rõ ràng và thiếu triệt để. Đa phần
có sự nhầm lẫn KNXH với các loại kĩ năng khác như kĩ năng

sống, năng lực kĩ thuật tổng hợp và thậm chí cả kĩ năng mềm.
Theo Wikipedia, KNXH là thuật ngữ liên quan đến trí
tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kĩ năng quan trọng trong cuộc
sống con người như: kĩ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm
việc theo nhóm, kĩ năng quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua
khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới. Quan niệm này coi KNXH
là một dạng, một biểu hiện của kĩ năng sống
Theo Nguyễn Thanh Bình KNXH gờm kĩ năng giao tiếp,
tính quyết đoán, thưong thuyết, từ chối, sự cảm thông, chia sẻ,
khả năng cảm nhận sự thiện cảm của người khác [1]. Stephen
N.Elliott and R.T.Busse (1991) đưa ra khái niệm KNXH là
những mẫu ứng xử tập nhiễm hay học được, được chấp nhận
về mặt xã hội, giúp một cá nhân có thể quyết định hành động
và ứng xử một cách có hiệu quả với người khác, giúp người
đó nhanh chóng thích nghi với hồn cảnh, tránh được những
hậu quả tiêu cực về mặt xã hội [34].
KNXH là một dạng kĩ năng sống nói lên khả năng vận


dụng những hiểu biết về hoạt động vào hoạt động sống của cá
nhân giúp cho cá nhân đạt mục đích sống có kết quả. Trong
nghiên cứu của Coie và Dodge (1983) và Parker và Asher
(1987) đã khẳng định nếu trẻ không phát triển đầy đủ các
KNXH: kĩ năng kết bạn, kĩ năng họp tác nhóm, kĩ năng đờng
cảm, kĩ năng chia sẻ, kĩ năng quyết đoán, kĩ năng tự khẳng
định... sẽ báo trước đứa trẻ có nguy cơ gặp khó khăn học
đường như kém thích nghi học đường, khó kết bạn, khó hịa
nhập với các bạn trong lớp... hoặc mắc các rối nhiễu hành vi,
rối nhiễu đạo đức dẫn đến thất bại học đường. [dẫn theo 28].
Jannette Rey và Robert Putnam (Exceptional Parent

Magazine, 2002) cho rằng KNXH tốt là những cơng cụ quan
trọng cho cuộc sống hằng ngày, nó giúp trẻ em tương tác xã
hội một cách hiệu quả và thuận lợi” [41].
Theo UNESCO, KNXH là những kĩ năng cần thiết để
chung sống với người khác, gờm có các kĩ năng như: kĩ năng
giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định mình, kĩ năng hợp tác,
kĩ năng làm việc nhóm… Theo WHO, KNXH gồm những kĩ
năng giao tiếp ứng xử, tạo thiện cảm, làm việc nhóm… Lê
Bích Ngọc xác định KNXH gờm có: kĩ năng hợp tác; kĩ năng
nhận và hồn thành nhiệm vụ; kĩ năng thực hiện các qui tắc xã


hội; kĩ năng giữ gìn đờ dùng đờ chơi; kĩ năng q trọng đờng
tiền [20]. Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng: “KNXH là những
cách thức giải quyết các vấn đề trong cuộc sống xã hội nhằm
giúp con người thích nghi và phát triển tốt hơn” [5].
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về KNXH
nhưng chưa thật rõ ràng mặc dù một số KNXH cụ thể đã được
chỉ ra đúng đắn. Luận văn này sử dụng khái niệm KNXH của
Đặng Thành Hưng và Trần Thị Tố Oanh, cho rằng KNXH là
những kĩ năng hướng tới và được áp dụng trực tiếp vào những
quan hệ, hồn cảnh, q trình và đời sống xã hội công cộng để
giúp cá nhân nhận thức, ứng xử, giao tiếp và thích ứng xã hội
thành công, hiệu quả ở những mức độ nhất định [12, tr. 910,38.]. Do đó, KNXH là một dạng hành động tự giác nhằm
thực hiện các mối quan hệ của cá nhân với mọi người xung
quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện và sự vận
dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh. Các KNXH là một tập hợp các KN giúp chúng ta giao
tiếp, tương tác, thích nghi, hịa nhập với XH.
Phối hợp các lực lượng công đông



Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá
nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc
chung.
Phối hợp các lực lượng giáo dục ngồi trường hay cộng
đờng tham gia vào quá trình vận động (động viên, khuyến
khích, thu hút) mọi thành viên giúp cho học sinh THCS hình
thành và phát triển KNXH. Xây dựng cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy và học, tạo môi trường giáo dục
thống nhất giữa nhà trường - gia đình - xã hội. Sự phối hợp đó
là một quá trình thống nhất và liên tục giúp khai thác được thế
mạnh của các lực lượng hướng vào việc phát triển tồn diện
cho thế hệ trẻ.
Tóm lại, "phối hợp" là cùng hành động hoặc hỗ trợ lẫn
nhau tổ chức hoạt động cho hai hoặc nhiều tổ chức đồn thể.
Xét từ khía cạnh phối hợp với các lực lượng cộng đồng trong
việc giáo dục KNXH cho học sinh THCS thì phối hợp là một
một hình thức, một quy trình kết hợp các hoạt động của giáo
viên, phụ huynh, tổ dân cư, hội phụ nữ với nhau để bảo đảm
cho việc phối hợp với các LLCĐ này được thực hiện đầy đủ,
hiệu quả nhằm đạt được các lợi ích chung là hình thành và
phát triển KNXH cho học sinh THCS.


Lực lượng cộng đồng là tất cả các cơ quan, tổ chức và cá
nhân tham gia vào hoạt động giáo dục học sinh cùng với nhà
trường. Cụ thể, các lực lượng cộng đồng trước tiên là cha mẹ
học sinh, các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp; các cơ
quan, ban ngành (nhất là các ngành có chức năng, có trách

nhiệm đối với nhà trường như y tế, công an, bảo vệ, Ủy ban
Bảo vệ chăm sóc trẻ em ...), các tổ chức đoàn thể (Mặt trận Tổ
quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức từ
thiện...), các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ; các tổ chức
quốc tế, các cá nhân, đặc biệt là cá nhân có uy tín,... Họ là
những cá nhân, những tổ chức phối hợp với nhà trường, với
giáo viên để cùng giáo dục học sinh ở trong và ngồi nhà
trường.
Việc giáo dục, bời dưỡng, rèn luyện các phẩm chất và
năng lực nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn
diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi
trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã
hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ
em nói riêng ln ln đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ
của nhiều lực lượng cộng đờng và nhất là địi hỏi sự quan tâm


đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã
hội.
Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng cộng đồng
trong giáo dục học sinh là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
Như nhà giáo dục lỗi lạc của Nga, A.X.Macarencơ đã nhận
định quá trình hình thành và phát triển nhân cách phải được
thực hiện “trên từng mét vuông” [dẫn theo 8], nghĩa là phải
được tiến hành liên tục về thời gian và không gian, ở trong
trường, trong gia đình và ngồi xã hội. Hiệu quả của quá trình
giáo dục học sinh nói chung và giáo dục KNXH cho HS phụ
thuộc một phần đáng kể vào sự thống nhất tác động giáo dục
của nhà trường, của cha mẹ HS, của các tổ chức đoàn thể, các
lực lượng cộng đồng....

Nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục là ta nói
đến hoạt động của hiệu trưởng, của nhà trường trong việc tổ
chức các lực lượng cộng đồng thực hiện xã hội hóa giáo dục,
đờng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động, tích cực của nhà
trường trong hoạt động này. Để phối hợp có hiệu quả, hiệu
trưởng phải xác định những lĩnh vực hoạt động chung; trong


×