Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

MÔ tả KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG và KIỂU mặt THEO CHIỀU ĐỨNG ở một NHÓM NGƯỜI KINH 18 25 TUỔI có KHỚP cắn LOẠI i THEO CHIỀU ĐỨNG ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH có KHỚP cắn LOẠI i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.02 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG LỆ THÚY KIỀU

MÔ TẢ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG VÀ KIỂU MẶT
THEO CHIỀU ĐỨNG Ở MỘT NHÓM NGƯỜI KINH
18-25 TUỔI CÓ KHỚP CẮN LOẠI I THEO CHIỀU
ĐỨNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
CÓ KHỚP CẮN LOẠI I

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG LỆ THÚY KIỀU

MÔ TẢ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG VÀ KIỂU MẶT
THEO CHIỀU ĐỨNG Ở MỘT NHÓM NGƯỜI KINH
18-25 TUỔI CÓ KHỚP CẮN LOẠI I THEO CHIỀU
ĐỨNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH


CÓ KHỚP CẮN LOẠI I
Chuyên ngành
Mã số

Răng Hàm Mặt
CK62.72.28.01

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CR

Cung răng

D13

Khoảng cách chiều trước sau của răng nanh

D16

Khoảng cách chiều trước sau của răng hàm thứ nhất

D17

Khoảng cách chiều trước sau của toàn bộ cung răng


MP

Mặt phẳng

R33

Chiều rộng của hai răng nanh

R66

Chiều rộng của hai răng hàm thứ nhất

R77

Chiều rộng của hai răng hàm thứ hai

TB

Trung bình

TC

Tổng cộng

TQ

Tương quan

TS


Tần số

XHD Xương hàm dưới


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Phân loại kiểu mặt.......................................................................................................3
1.1.1. Nhìn từ phía trước................................................................................................3
1.1.2. Nhìn từ phía bên...................................................................................................3
1.2. Phim sọ nghiêng từ xa.................................................................................................4
1.2.1. Đại cương.............................................................................................................4
1.2.2. Kỹ thuật chụp.......................................................................................................5
1.2.3. Các yếu tố gây sai số trong khi đo phim sọ-mặt từ xa.........................................6
1.2.4. Phương pháp phân tích phim sọ nghiêng.............................................................7
1.3.1. Đường cắn..........................................................................................................12
1.3.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn................................................................................13
1.4. Hình dạng và kích thước cung răng..........................................................................16
1.4.1. Hình dạng cung răng..........................................................................................16
1.4.2. Kích thước cung răng.........................................................................................18
1.4.3. Các phương pháp đo đạc, phân tích cung răng..................................................20
- Đo trên mẫu hàm số hóa............................................................................................21
- Đo bằng máy chụp cắt lớp điện toán.........................................................................21

- Đo bằng thước trượt trên mẫu hàm thạch cao............................................................21
1.5. Mối liên quan giữa hình dạng khuôn mặt theo chiều đứng và kích thước cung răng
..........................................................................................................................................22
1.5.1. Nghiên cứu của thế giới.....................................................................................22
1.5.2. Tại Việt Nam......................................................................................................23

Chương 2........................................................................................................25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................25
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................25
2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................26
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu...............................................................26
2.4. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................................27
2.4.1. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu..................................................................27
..........................................................................................................................................27
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.................................................................................27
Biểu đồ GANTT...........................................................................................................28


2.5.1. Lập danh sách sinh viên.....................................................................................28
2.5.2. Khám sàng lọc và lập danh sách đối tượng nghiên cứu.....................................28
2.5.3. Lấy dấu và chụp phim sọ nghiêng......................................................................29
33
2.5.4. Đo đạc các chỉ số trên mẫu hàm, phim sọ nghiêng............................................33
2.5.4.3. Phân tích hình dạng khuôn..............................................................................35
36
2.5.5. Xác định các biến nghiên cứu............................................................................36
2.5.6. Xử lý số liệu.......................................................................................................38
2.5.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số.................................................................38

2.6. Đạo đức nghiên cứu...................................................................................................39

Chương 3........................................................................................................41
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................41
3.1. Cung răng..................................................................................................................41
3.1.1. Xác định một số kích thước cung răng...............................................................41
42
3.1.2. Xác định hình dạng cung răng...........................................................................42
3.2. Kích thước và hình dạng khuôn mặt.........................................................................44
3.2.1. Kích thước khuôn mặt........................................................................................44
3.2.2. Hình dạng khuôn mặt.........................................................................................44
3.3. Kích thước cung răng trên từng loại kiểu mặt mặt....................................................46

Chương 4........................................................................................................47
DỰ KIẾN VÀ BÀN LUẬN...........................................................................47
4.1. Về đối tượng nghiên cứu...........................................................................................47
4.2. Về phương pháp nghiên cứu.....................................................................................47
4.2.1. Phương pháp đo đạc...........................................................................................47
4.2.2. Quá trình thu thập và sử lý số liệu.....................................................................47
4.3. Về kết quả nghiên cứu...............................................................................................47
4.3.1.Mô tả kiểu mặt theo chiều đứng trên phim sọ nghiệng từ xa theo phân tích
Tweed ở một nhóm người kinh 18-25 tuổi có khớp cắn loại I............................47
4.3.2. Xác định một số số kích thước cung răng của nhóm đối tượng này theo từng
kiểu mặt theo chiều đứng.....................................................................................47

DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các điểm mốc dùng trong phân tích Tweed [16], [17].........9
Bảng 1.2: Các mặt phẳng, đường thẳng dùng trong phân tích Tweed
[16],[17].................................................................................................9
Bảng 1.3: Các góc trong phân tích của Tweed-Merrifile [15]...............9
Bảng 2.1. Hệ thống các biến số định lượng.........................................36
Bảng 2.2: Các góc dùng trong phân tích Tweed-Marrifilled...............37
Bảng 2.3. Hệ thống các biến số định tính............................................37
Bảng 2.3. Ý nghĩa của hệ số tương quan.............................................39
Bảng 3.1. Kích thước chiều rộng cung răng........................................41
.............................................................................................................41
Bảng 3.2. Kích thước chiều dài cung răng..........................................41
Bảng 3.3: Tỷ lệ kích thước chiều dài, chiều rộng cung răng và so sánh
giữa nam và nữ....................................................................................42
Bảng 3.4: Phân bố các dạng cung răng...............................................43
Bảng 3.5: Phân tích mô tả các góc của Tweed và so sánh theo giới. . .44
Bảng 3.6. Tần số và tỷ lệ các kiểu hình dạng khuôn mặt...................44
.............................................................................................................45
Bảng 3.7: Mô tả các góc theo kiểu mặt...............................................45
Bảng 3.8. Kích thước cung răng và kiểu mặt theo giới.......................46


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Các kiểu mặt nhìn từ phía trước [4]..............................3
Hình 1.2. Các kiểu hình dạng khuôn mặt nhìn từ phía bên [4].....4
Hình 1.3. Máy chụp phim sọ nghiêng và tư thế bệnh nhân [10]...5
Hình 1.4: Các điểm, các góc trong tam giác mặt của Tweed [15]
.....................................................................................................10
Hình 1.5: Góc Z trong phân tích Tweed-Merrifiled [18].............10
Hình 1.6. Đường cắn [3]..............................................................12

Hình 1.7. Khớp cắn trung tính [3]...............................................13
Hình 1.8. Sai khớp cắn loại I [3].................................................13
Hình 1.9. Sai khớp cắn loại II [3]................................................14
Hình 1.10. Sai khớp cắn loại III [3].............................................14
Hình 2.1. Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc...........................27
Hình 2.2. Thước cặp điện tử Mitutoyo CD-6”CSX [36].............27
Hình 2.3. Máy chụp phim sọ mặt nghiêng..................................27
Hình 2.4. Phần mềm AutoCAD 2013..........................................27
Hình 2.5. Mẫu hàm tiêu chuẩn....................................................29
Hình 2.6: Đưa phim của bệnh nhân vào phần mềm....................31
Hình 2.7: Đo độ dài của thước chuẩn hóa trên phim...................32
Hình 2.8: Xác định các điểm móc trên phần mềm......................32
Hình 2.9: Chọn phân tích cần đánh giá.......................................33
Hình 2.10: Kết quả của phân tích Tweed.....................................33


Hình 2.11. Đo chiều rộng phía trước cung răng..........................34
Hình 2.12. Đo chiều rộng phía sau cung răng.............................35
Hình 2.13. Đo chiều dài phía trước cung răng............................35
Hình 2.14. Đo chiều dài phía sau cung răng................................35
Hình 2.15. Cách xác định kích thước cung răng [4]....................36


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mô tả chiều rộng cung răng trên.............................41
Biểu đồ 3.2. Mô tả chiều dài cung răng.......................................42
Biểu đồ 3.3. Mô tả tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của cung răng
theo giới.......................................................................................43
Biểu đồ 3.4. Mô tả tỷ lệ của ba loại kích thước cung răng..........43

Biểu đồ 3.5. Mô tả tỷ lệ các kiểu hình dạng khuôn mặt..............45


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta ngày càng một phát triển và ngày càng hiện đại, nhu cầu về
chất lượng cuộc sống nói chung và nhu cầu vẻ đẹp hoàn mỹ của con người
Việt Nam ta ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn, đặc biệt là thẩm mỹ
khuôn mặt và nụ cười. Nụ cười với hàm răng đều đặn sẽ giúp con người trở
nên hấp dẫn và tự tin hơn trong giao tiếp, bên cạnh đó còn tạo nên thẩm mỹ
cho khuôn mặt.
Lệch lạc khớp cắn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu
của bác sỹ cũng như bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng lệch
lạc khớp cắn rất phổ biến trên thế giới, trong đó sai lệch khớp cắn loại II,III
chiếm tỉ lệ khá cao ở nhiều quốc gia và các tộc người khác nhau, đặc biệt là
các nước châu Á. Theo nghiên cứu của Đổng Khắc Thẩm, khảo sát tình trạng
khớp cắn ở người Việt trong độ tuổi 17-27(2000) thì tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là
83,2%, trong đó có 71,3% sai khớp cắn loại I, 7% sai khớp cắn loại II và
21,7% sai khớp cắn loại III [1]. Nghiên cứu của Đặng Thị Hương tỷ lệ khớp
cắn loại III là 23% trong 100 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm 2006.
Điều trị chỉnh nha là một trong những biện pháp mang lại cân bằng và hài
hòa của khuôn mặt cũng như đạt được khớp cắn lý tưởng, mang lại nhiều lợi
ích về sức khỏe răng miệng song song đó, chỉnh hình răng mặt cũng đang là
một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội và là một hướng phát triển đầy
triển vọng của ngành Răng Hàm Mặt.
Cùng với sự phát triển của phim X-quang sọ nghiêng, nhiều nhà nghiên
cứu đã sáng tạo ra nhiều phương pháp phân tích Steiner, Downs, Ricketts,
Tweed…Tuy nhiên mỗi phương pháp phân tích có ưu và nhược điểm. Các
phương pháp này thường được sử dụng rộng rãi bởi các nhà chỉnh nha lâm

sàng và các phẫu thuật viên do đơn giản, dễ sử dụng trong việc đánh giá


2

tương quan giữa xương hàm trên và xương hàm dưới theo chiều trước sau,
đồng thời đánh giá được từng phần tạo nên thẩm mỹ khuôn mặt.
Lứa tuổi từ 18 đến 25 là lứa tuổi mà sự phát triển của sọ mặt gần như đã
hoàn chỉnh lại chưa ảnh hưởng của các yếu tố mòn răng, bệnh lý quanh răng
[2],[3]. Do đó việc mô tả kích thước cung răng và kiểu mặt theo chiều đứng
trên phim sọ nghiêng, của người Việt nhằm phục vụ công tác điều trị nắn
chỉnh răng, phục hình thẩm mỹ, nhận dạng nhân chủng cho cộng đồng người
Việt Nam
Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình dạng kích
thước cung răng, kiểu mặt theo chiều đứng [4],[5],[6],[7]… song tại Việt
Nam những công trình nghiên cứu này còn rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu ứng
dụng trong điều trị. Vì vậy, các bác sỹ chỉnh hình răng mặt Việt Nam trong
lâm sàng thường phải căn cứ vào các chỉ số và số đo của các công trình
nghiên cứu thống kê của nước ngoài.
Xuất phát từ những lý do đó đã thôi thúc chúng tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Mô tả kích thước cung răng và kiểu mặt theo chiều đứng ở
một nhóm người kinh 18 – 25 tuổi có khớp cắn loại I” với 2 mục tiêu sau:
1.Mô tả kiểu mặt theo chiều đứng trên phin sọ nghiêng từ xa theo phân
tích Tweed ở một nhóm người kinh 18 -25 tuổi có khớp cắn loại I theo
Angle.
2. Xác định một số kích thước cung răng của nhóm đối tượng nghiên
cứu trên ở từng kiểu mặt theo chiều đứng.


3


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phân loại kiểu mặt
1.1.1. Nhìn từ phía trước
Chỉ số khuôn mặt được giới thiệu bởi Kollmann cho nhân chủng học
(1982) chỉ ra mối liên hệ giữa chiều rộng và chiều cao khuôn mặt, và được
tính bằng công thức: chiều cao khuôn mặt x 100/chiều rộng xương gò má [4].
Theo đó chúng có thể chia thành:
a. Kiểu mặt trung bình: có tỷ lệ chiều rộng xương gò má với chiều cao
khuôn mặt trung bình 0,88
b. Kiểu mặt dài: có tỷ lệ nhỏ hơn
c. Kiểu mặt ngắn: có tỷ lệ lớn hơn

Mặt ngắn

Mặt trung bình

Mặt dài

Hình 1.1. Các kiểu mặt nhìn từ phía trước [4]
1.1.2. Nhìn từ phía bên
Ruel và cộng sự (1977) mô tả khuôn mặt thành ba kiểu mặt cơ bản [4]
- Kiểu mặt trung bình
- Kiểu mặt dài
- Kiểu mặt ngắn


4


Bimler 1985 sử dụng góc giữa mặt phẳng khẩu cái (PP): Mặt phẳng hàm
dưới (MP) như một thước đo quan trọng để mô tả sự khác nhau giữa các kiểu
mặt. Ông ta định nghĩa góc nhỏ hơn 15 độ (PP:MP) độ là kiểu mặt ngắn, từ 15
đến 30 độ là kiểu mặt là kiểu mặt trung bình, lớn hơn 30 độ là kiểu mặt
dài.Paranhos-2014”face-arch” sử dụng mối liên quan của giá trị ML-NSL(The
in clination of the mandibular plane to nasion-sella line). Bình thường từ
30-40 độ, góc nhỏ: ML-NSL<30 độ, góc lớn:ML– NSL> 40 độ [8],[9].

Kiểu mặt ngắn

Kiểu mặt trung bình

Kiểu mặt dài

Hình 1.2. Các kiểu hình dạng khuôn mặt nhìn từ phía bên [4]
1.2. Phim sọ nghiêng từ xa
1.2.1. Đại cương
Phương pháp khoa học xác định cấu trúc sọ mặt hay còn gọi là phép đo
sọ mặt có lịch sử phát triển lâu đời. Đầu tiên là phép đo sọ mặt các nhà khảo
cổ học và các nhà giải phẫu tiến hành trên sọ người chết khi họ quan sát và
mô tả các điểm móc giải phẫu. Sau đó phương pháp đo sọ mặt được áp dụng
trên người còn sống trên các nghiên cứu dọc lâu dài. Kỹ thuật đo đạc cấu trúc
sọ mặt ở người còn sống dựa trên các điểm mốc xương
Năm 1895, Roentgen phát minh ra tia X đã tạo ra một cuộc cách mạng
trong ngành Y nói chung và ngành Răng Hàm Mặt nói riêng, các cấu trúc sọ
mặt bắt đầu được tiến hành nghiên cứu dựa trên các phim X-quang sọ mặt.
Năm 1931, Broadben (Mỹ) và Holfath (Đức) Giới thiệu về kỹ thuật chụp
phim sọ nghiêng, kỹ thuật chụp tạo ra đươc hình ảnh có kích thước 1:1 so với



5

vật chụp [10],[11]. Từ đó đến nay phim chụp sọ nghiêng đã trở thành công cụ
hữu ích không thể thiếu trong chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu của chuyên
ngành chỉnh hình răng mặt.
Dựa vào các phân tích trên phim sọ nghiêng từ xa các bác sĩ, nhà nghiên
cứu có thể tính toán và dự đoán sự tăng trưởng, sự phát triển sọ mặt, giúp xác
định được dạng khuôn mặt đưa ra các chẩn đoán chính xác và lập kế hoạch
điều trị thích hợp cho bệnh nhân chỉnh hình răng mặt
1.2.2. Kỹ thuật chụp
Khi chụp phim, chùm tia từ bóng đến vật được chụp và phim đi theo một
trường hình nón, do đó, bóng càng ở gần vật thì độ phóng đại càng lớn. Do vậy,
để giảm độ phóng đại, bóng nên đặt cách vật được chụp trung bình khoảng
1,52m trên mặt phẳng dọc giữa. Đối tượng được chụp đứng ở tư thế thẳng, đầu
tự nhiên hướng ra trước có hoặc không có định vị tai, hai môi khép kín, răng ở tư
thế chạm múi tối đa. Mắt nhìn thẳng, sàn miệng song song với mặt đất, mặt má
hướng về phía hộp đựng phim Chùm tia X đi qua tai ngoài thẳng góc với phim.
Để xác định độ phóng đại khi chụp bằng X-quang thường, cần đặt một
đoạn dây kim loại thẳng có đường kính xác định khoảng 20mm lên mặt phẳng
dọc giữa trán trước khi chụp, sau đó đo lại chính xác chiều dài hình ảnh của
đoạn dây kim loại trên phim tia X. Độ phóng đại được tính là tỷ lệ % chiều
dài trên phim so với chiều dài thật. Tất cả các số liệu đo kích thước được trả
về kích thước thật sau khi trừ độ phóng đại

Hình 1.3. Máy chụp phim sọ nghiêng và tư thế bệnh nhân [10]


6

1.2.3. Các yếu tố gây sai số trong khi đo phim sọ-mặt từ xa

1.2.3.1. Sai số do quá trình chụp phim
Trong chụp phim, vật thể sẽ bị phóng đại và biến dạng. Nguyên nhân
phóng đại là do các tia X không song song với tất cả các điểm của vật thể
được chụp. Sử dụng bóng chụp dài, khoảng cách giữa phim và vật thể ngắn
giúp giảm sai số xảy ra trong quá trình chụp. Ngoài ra có một số yếu tố khác
cũng gây ra sự biến dạng, như: đặt sai vị trí các thiết bị chụp, hệ thống cố định
đầu, phim và sự xoay đầu bệnh nhân ở các mặt phẳng không gian khác nhau.
Nghiên cứu của Ahlqvist và cộng sự năm 1988 đã chỉ ra nếu đầu bệnh nhân
xoay ở mức độ ± 5o thì góc biến dạng ≤ 0,5o [12].
1.2.3.2. Sai số trong quá trình đo
Tuy sai số khi đo bằng các thiết bị số hóa nhỏ nhưng người ta cũng chỉ
ra rằng các thiết bị số hóa cũng gây ra các sai số về tỷ lệ và sai số ở những
vùng không bằng phẳng. Nhìn chung, sử dụng các thiết bị số để đo đạc sẽ
chính xác hơn và kết quả thu được có độ tin cậy cao hơn so với phương pháp
thủ công rất nhiều.
1.2.2.3. Sai số trong quá trình xác định các điểm mốc
Sai số trong giai đoạn này là nguyên nhân chủ yếu gây ra sai số kết quả
đo trên phim. Có nhiều yếu tố liên quan tạo nên sai số ở giai đoạn này:
• Chất lượng phim Xquang.
• Sự chính xác của định nghĩa điểm mốc và khả năng tái lập điểm mốc
mỗi lần đo.
• Người đo và kỹ thuật xác định điểm mốc.
Do đó khi chụp phim để đo, điều đầu tiên cần phải lựa chọn hệ thống
máy chụp phim đạt chất lượng tốt. Định nghĩa các mốc giải phẫu phải rõ ràng,
dễ hiểu [13],[14].


7

1.2.4. Phương pháp phân tích phim sọ nghiêng

Phân tích trên phim sọ nghiêng có hai hướng cơ bản. Một là dựa vào số
đo góc và đoạn thẳng của bệnh nhân để đưa ra những so sánh với chuẩn bình
thường bằng phép tính toán. Hai là dựa vào các dữ liệu của bệnh nhân để so
sánh với các mô hình chuẩn qua đó có thể thấy được sự khác biệt với chuẩn
bình thường mà không cần phải làm các phép tính toán [11]. Các dạng phân
tích đo sọ thể hiện ở ba dạng chủ yếu:
– Các phân tích kích thước: nhằm mục đích đánh giá vị trí cấu trúc
khác nhau của mặt theo sự liên hệ với các đường các mặt phẳng tham chiếu
(phân tích của Steiner, Downs, Ricketts…).
– Các phân tích thể loại dạng mặt: không nhằm so sánh một cá thể với
những chuẩn thống kê mà đánh giá thể loại mặt của một cá thể để từ đó định
hướng điều trị tối ưu cho cá thể đó.
– Các phân tích cấu trúc: phân tích Coben. Hàng loạt các phương pháp
phân tích trên phim sọ nghiêng đã ra đời từ nhiều thập niên qua để khảo sát và
mô tả các đặc điểm của cấu trúc sọ mặt - răng.
Tác giả của mỗi phương pháp có một cơ sở lý luận riêng trong việc
chọn các điểm chuẩn, mặt phẳng tham chiếu và cách đánh giá các đặc điểm
hình thái sọ mặt cũng đa dạng. Coben sử dụng hệ thống tọa độ để phân tích và
tính theo tỷ lệ phần trăm các kích thước được chiếu lên trục tung và trục
hoành để mô tả một cấu trúc trong hệ thống hàm mặt. Sassouni đo đạc theo
các vòng cung có cùng một tâm để xác định vị trí bất hài hòa của từng thành
phần trong hệ thống sọ mặt. Downs W. B [13] đã mô tả phương pháp phân
tích của mình để xác định mẫu răng và mặt của người bình thường tương
quan răng và xương ổ răng với mặt. Steiner phân tích sự tương quan giữa
xương hàm và xương sọ, vị trí của răng cửa theo tương quan với xương ổ răng
và phân tích mô mềm. Nhiều phân tích của các tác giả khác như Mc Namara,


8


Ricketts, Tweed, Wits, Wylie, Coutand… cũng được sử dụng rộng rãi và ứng
dụng nhiều trong nghiên cứu hình thái cũng như trong chẩn đoán và lập kế
hoạch điều trị. Tuy nhiên, các phương pháp có những điểm đặc trưng khác
nhau, cũng như có ưu và khuyết điểm riêng.
1.2.4.1. Giới thiệu về phân tích Tweed
Năm 1946, Tweed đưa ra phân tích của mình với ba số đo về góc (tam
giác Tweed), ba góc này được mô tả từ FMA (FH - mandibular plane angle),
IMPA (Incisor - mandibular plane angle) và FMIA (FH - mandibular incisor
angle). Nghiên cứu được thực hiện trên 95 cá thể có đường nét gương mặt hài
hòa, trong phân tích này FH là mặt phẳng tham chiếu.
Tiêu chí chẩn đoán và điều trị trong phân tích Tweed được xây dựng dựa trên
mối quan hệ của răng cửa hàm dưới và mặt phẳng hàm dưới
Tweed phát triển phân tích này nhằm hỗ trợ cho kế hoạch điều trị, nhấn
mạnh vào vị trí của răng cửa hàm dưới trong việc thiết lập kết quả chỉnh nha.
Giúp xác định vị trí cuối cùng mà các răng cửa dưới nên chiếm giữ sau khi
kết thúc điều trị. Khi vị trí của các răng đã được xác định, khoảng không gian
cần thiết sẽ được tính toán và quyết định liên quan đến việc có nhổ răng để
tạo khoảng hay là không. Tweed xác nhận có thể dự đoán được tương đối
chính xác dựa trên cấu trúc của tam giác mặt [15].
Merrifiled là một trong những học trò xuất sắc của Tweed, cùng Tweed
nghiên cứu về phim cephalometric trong 10 năm, sau khi Tweed mất,
Merrifiled đã tiếp tục nghiên cứu bổ sung thêm cho phân tích của Tweed, liên
kết chúng với hình thái mô mềm. Ông nhận thấy độ dày của môi, cằm có thể
bù trừ cho sai lệch của xương, răng, và độ dày của môi bằng độ dày của cằm.
Đường mặt nghiêng là đường tiếp tuyến kẻ từ điểm nhô nhất của cằm qua
điểm môi trên, điểm môi dưới, bình thường cắt qua mũi ở 1/3 chiều cao.
Đường này tạo với mặt phẳng FH một góc Z, góc này giúp xác định sự bất hài
hoà về mô mềm hoặc mô cứng hoặc cả hai.



9

Bảng 1.1: Các điểm mốc dùng trong phân tích Tweed [16], [17]
STT
1

Tên điểm
Po hoặc Pr

Vị trí
Điểm cao nhất của bờ trên ống tai ngoài, cách

(Porion)

trung tâm của ống tai khoảng 4,5mm
Điểm thấp nhất của bờ dưới ổ mắt, ở khoảng giữa

2

Or (Orbitale)

3

Gn (Gnathion)

4

Go (Gonion)

5

6
7

của đường giữa 2 đường viền bờ dưới ổ mắt
Điểm dưới nhất và trước nhất của cằm. Là điểm
giao nhau của đường NPog và mặt phẳng MP
Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới, là
điểm giao nhau của đường tiếp tuyến với bờ sau
của cành cao xương hàm dưới (không tính đến lồi

cầu) và MP.
Pg’(Pogonion) Điểm nhô nhất của mô mềm vùng cằm
Li
Điểm môi dưới, điểm nhô nhất của đường viền
(Lip inferius)
Ls (Lip
Superius)

môi dưới theo mặt phẳng dọc giữa
Điểm môi trên, điểm nhô nhất của đường viền môi
trên theo mặt phẳng dọc giữa

Bảng 1.2: Các mặt phẳng, đường thẳng dùng trong phân tích Tweed [16],[17]
STT
1
2
3
4
STT
1

2

Tên mặt phẳng
Mặt phẳng FH

Cách xác định
Mặt phẳng ngang được vẽ từ Po đến Or.

(Frankfort Horizontal)
Mặt phẳng hàm dưới

Mặt phẳng đi qua điểm Gn và Go

(MP)
Đường kéo dài của trục

Kéo dài trục răng cửa hàm dưới về hai

răng cửa hàm dưới
phía, sẽ cắt mặt phẳng FH và MP
Đường mặt nghiêng
Đường thẳng qua Pg’ và Li, Ls
Bảng 1.3: Các góc trong phân tích của Tweed-Merrifile [15].
Tên góc
FMA

Cách xác định
Tạo bởi mặt phẳng FH

IMPA


giao với mặt phẳng MP
Tạo bởi đường kéo dài

Giá trị bình thường
16-35°
90°±5°


10

của trục răng cửa hàm
dưới với mặt phẳng MP
Tạo bởi đường kéo dài
3

FMIA

của trục răng cửa hàm

dưới với mặt phẳng FH
Tổng 3 góc
Tạo bởi đường mặt
4

Z

nghiêng với măt phẳng

65°-72°

180°
70º - 80º

FH

Hình 1.4: Các điểm, các góc trong tam giác mặt của Tweed [15]

Hình 1.5: Góc Z trong phân tích Tweed-Merrifiled [18].
Ý nghĩa số đo các góc:
a, Góc FMA từ 16 ° đến 28 °: Tiên lượng tốt.


11

• Khi góc FMA = 16 °, thì góc IMPA nên đạt 90° + 5° = 95°
• Khi góc FMA = 22 °, thì góc IMPA nên đạt 90°
• Khi góc FMA = 28 °, thì góc IMPA nên đạt 90° 5° = 85°
Khoảng 60% có sai khớp cắn khi góc FMA giữa 16 ° và 28 °
b, Góc FMA từ 28° đến 35°, dự đoán thuận lợi.
• Khi góc FMA = 28 °, thì góc IMPA nên đạt 90° - 5° = 85°.
Lúc này, việc nhổ răng hàm nhỏ thứ nhất là cần thiết.
• Đa số các trường hợp tại 35°, thì góc IMPA nên đạt 80° - 85°
c, Góc FMA trên 35 °, Tiên lượng xấu.
• Lúc này, nếu nhổ răng thường xuyên làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.
• Tweed nhấn mạnh tầm quan trọng của các góc FMIA, đề xuất rằng nó
nên được duy trì ở mức 65-70°.
d, Góc Z: số đo của góc Z xác định sự thẩm mỹ của khuôn mặt, giá trị lý
tưởng từ 75º - 78º, thể hiện sự hài hoà giữa chiều dài môi với độ dày của cẳm.
• Góc Z phụ thuộc vào số đo của góc FMIA, tuy nhiên nó cho thấy trạng
thái của mô mềm tốt hơn FMIA, bởi bình thường, 3 điểm Pg’ , Li, Ls

thẳng hàng nhau tạo thành đường mặt nghiêng và cắt ở điểm 1/3 chiều
cao mũi. Do vậy góc Z sẽ đánh giá được sự hài hoà của cằm, môi dưới,
môi trên so với mũi.
• Giá trị của góc này là sự kết hợp của số đo các góc FMA, FMIA với độ
dày của mô mềm, và cho thấy sự hướng dẫn trực tiếp trong mối quan
hệ với răng cửa.
Nếu góc Z < 75º, thì cần thiết phải làm thẳng răng cửa hàm dưới.
Nếu góc Z > 80º, thì cần phải thay đổi răng cửa hàm dưới sao cho góc
IMPA đạt 92º.
Chính nhờ sự đơn giản trong việc xác lập các góc mà phân tích Tweed chủ
yếu được ứng dụng trên lâm sàng trong việc lập kế hoạch điều trị, bằng cách thiết
lập vị trí răng cửa hàm dưới nên đạt được sẽ hỗ trợ cho sự thay đổi của xương


12

hàm dưới và các răng cửa trên xếp hàng dựa trên các răng cửa dưới. Vị trí lý
tưởng của răng cửa hàm dưới giúp cho sự ổn định của các kết quả chỉnh nha đã
đạt được, do vậy, thông qua phân tích này, có thể tiên lượng được kết quả điều trị.
1.3. Khái niệm về khớp cắn
1.3.1. Đường cắn

Hàm trên

Hàm dưới

Hình 1.6. Đường cắn [3]
Hàm trên: Đường cắn là một đường cong liên tục đi qua hố trung tâm
của mỗi răng hàm và ngang qua gót răng nanh, răng cửa hàm trên.
Hàm dưới: Đường cắn là một đường cong liên tục qua núm ngoài và rìa

cắn của răng cửa hàm dưới.
Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục và đều đặn. Khi
hai hàm cắn khớp với nhau, đường cắn của hàm trên và hàm dưới chồng khít
lên nhau.
Khi hàm trên và hàm dưới cắn khớp, mỗi răng trên hai hàm sẽ khớp với
hai răng ở hàm đối diện. Ngoại trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng hàm lớn
thứ ba hàm trên chỉ khớp với một răng ở hàm đối diện.
Mối tương quan một răng ăn khớp với hai răng giúp phân tán lực nhai
lên nhiều răng và duy trì sự cắn khớp giữa hai hàm.


13

Khi xác định được vị trí của các răng hàm, sẽ xác định được tương quan
cắn khớp cũng như tương quan giữa hai cung răng.
1.3.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn
1.3.2.1. Phân loại theo Angle
Vào thập niên 1900, Edward H. Angle (1855-1930) đã đưa ra phân loại
khớp cắn [2]. Đây là một cách phân loại đầu tiên và rất hữu dụng quan trọng
cho đến ngày nay. Ông dựa vào răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất (răng số 6) và
sự sắp xếp của các răng theo đường cắn để phân loại khớp cắn thành 4 loại.
+ Phân loại theo Angle: Có 4 nhóm
- Khớp cắn bình thường (trung tính)

Hình 1.7. Khớp cắn trung tính [3]
Quan hệ trung tính giữa răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và hàm trên:
Đỉnh núm ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất trên khớp với rãnh giữa ngoài của
răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Các răng sắp xếp theo đường cắn.
- Sai khớp cắn loại I


Hình 1.8. Sai khớp cắn loại I [3]
Núm ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng đường cắn


14

khớp không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, răng xoay hoặc do những
nguyên nhân khác.
- Sai khớp cắn loại II

Hình 1.9. Sai khớp cắn loại II [3]
Múi ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên tiến về phía
gần so với rãnh ngoài gần răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới (một bên
hoặc 2 bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Loại này có 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung răng hàm trên hẹp, hình chữ V, nhô ra trước với răng
cửa trên nghiêng về phía môi (hô), độ cắn chìa tăng, môi dưới thường chạm
mặt trong răng cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên nghiêng vào trong nhiều trong
khi các răng cửa bên hàm trên nghiêng ra phía ngoài khỏi răng cửa giữa, độ
cắn phủ tăng, cung răng hàm trên ở răng nanh thường rộng hơn bình thường.
- Sai khớp cắn loại III

Hình 1.10. Sai khớp cắn loại III [3]


15

Múi ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp về phía xa so với

rãnh ngoài gần răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới, cắn ngược vùng răng cửa
(một bên hoặc hai bên). Quan hệ với các răng khác là đường cắn không đúng.
Ưu nhược điểm của cách phân loại này:
Ưu điểm:
- Phân loại của Angle là một bước tiến quan trọng. Ông không chỉ phân
loại một cách có trật tự các loại khớp cắn sai mà ông còn là người đầu tiên
định nghĩa một khớp cắn bình thường và bằng cách này đã phân biệt được
một khớp cắn bình thường với sai khớp cắn.
Nhược điểm:
- Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc sai vị trí, thiếu hay đã nhổ thì
không phân loại được.
- Cách phân loại này chỉ quan tâm quan hệ răng theo chiều trước sau.
1.3.2.2. Những phân loại bổ sung khác cho phân loại Angle
+ Calvin Case (1847 - 1923) ghi nhận rằng: Phân loại khớp cắn của
Angle không thấy sự nhô của răng cửa, mặc dù điều này có thể ảnh hưởng
thẩm mỹ cho bệnh nhân. Phân loại Angle đã hàm ý quan hệ xương hàm theo
mặt phẳng trước sau bởi vì quan hệ răng hàm liên quan đến quan hệ xương
hàm nhưng nó không bao hàm các thông tin hàm sai lệch (Angle giả định nó
luôn là hàm dưới, hàm dưới bị ảnh hưởng sai nếu tỷ lệ xương không phù hợp
với quan hệ khớp cắn).
+ Martin Dewey (1881-1963) dựa trên phân loại của Angle nhưng ông
đã đưa ra các tiểu loại của khớp cắn loại 1.
+ Simon (nha sĩ người Đức) phân loại khớp cắn sai theo 3 chiều dựa trên
hướng đứng của hàm với nền sọ.


16

Thêm nữa Simon còn đánh giá vị trí trước sau của răng cửa bằng cách định
rõ vị trí răng nanh quan hệ với hốc mắt. Chiều ngang theo mặt phẳng Francfort.

Chiều dọc theo mặt phẳng dọc giữa. Mặt phẳng đứng qua hai con ngươi mắt.
+ Những năm 1960, Ackerman và Proffit đã bổ sung vào phương pháp
của Angle bởi nhận biết 5 đặc điểm chính của khớp cắn sai.
Phương pháp này khắc phục được yếu điểm chính của cách sắp xếp
Angle cổ điển.
• Đánh giá tỷ lệ và thẩm mỹ của mặt.
• Đánh giá sự sắp xếp và cân đối trong cung răng.
• Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng trước sau.
• Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng đứng.
• Đánh giá quan hệ xương răng trên mặt phẳng ngang.
Phân loại thì có nhiều cách nhưng trên lâm sàng hiện nay, phân loại khớp
cắn theo Angle vẫn còn sử dụng nhiều vì đơn giản, chẩn đoán nhanh và dễ nhớ.
1.4. Hình dạng và kích thước cung răng
1.4.1. Hình dạng cung răng
Nhìn từ phía mặt nhai các răng được sắp xếp thành một cung (cung
răng). Vì cấu trúc hình cung được xem là sự sắp xếp tạo nên tính ổn định và
vững chắc.
Một bộ răng vĩnh viễn đầy đủ gồm 32 chiếc, chia đều cho 2 cung răng:
cung răng trên và cung răng dưới. Do răng hàm lớn thứ 3 thường có hoặc
không (không có mầm răng), khái niệm về bộ răng gồm 28 chiếc được sử
dụng trên lâm sàng.
Các nghiên cứu cho thấy cung răng có nhiều loại hình dạng, kích thước có
thể thay đổi theo chủng tộc và cá thể, cũng như bị ảnh hưởng của các yếu tố về
dinh dưỡng, chuyển hoá và tình trạng sức khoẻ toàn thân và tại chỗ khác [5],[19].


×