Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

THỰC TRẠNG hỗ TRỢ của GIA ĐÌNH TRONG PHỤC hồi CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT tật tại xã QUẾ NHAM, HUYỆN tân yên, TỈNH bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.54 KB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ THỜI

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI XÃ QUẾ NHAM, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGUYỄN THỊ THỜI

THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI XÃ QUẾ NHAM, HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG



Chuyên ngành: Y tế công cộng
Mã số: 62727601

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

Hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Sinh

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Nguyễn Thị Thời


ii
LỜI CÁM ƠN

Sau hai năm học tập và nghiên cứu chuyên ngành Y tế công cộng tại
trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, đến nay, tôi đã hoàn thành khóa học và
hoàn thiện luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II của mình.

Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng toàn
thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện
cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt Em xin trân trọng cám ơn, bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn
sâu sắc cô Tiến sỹ Nguyễn Phương Sinh, đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho
em tích lũy kiến thức và phương pháp tư duy khoa học trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thiện Luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Lãnh đạo Bệnh viện Phục hồi chức
năng, nơi tôi hiện đang công tác đã tin tưởng trao cơ hội và tạo điều kiện cho tôi
được tham gia khóa học. Trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ y tế xã Quế
Nham, huyện Tân Yên nói chung và gia đình người khuyết tật nói riêng đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu thực hiện Luận văn.
Tôi cũng vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của mình. Mọi người đã luôn
sát cánh bên tôi, cho tôi sức mạnh và nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, thử
thách trong học tập và cuộc sống để tôi có được ngày hôm nay. Cảm ơn tất cả
anh chị em lớp chuyên khoa II Y tế công cộng K9 Bắc Giang đã đoàn kết, yêu
thương và giúp đỡ nhau trong suốt hai năm học.
Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc tất cả mọi người sức khỏe, thành công
trong cuộc sống./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Nguyễn Thị Thời


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATTP


An toàn thực phẩm

ĐTV

Điều tra viên

NCS

Người chăm sóc

NKT

Người khuyết tật

PHCN

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

PV

Phỏng vấn

TTYT

Trung tâm Y tế


TYT

Trạm Y tế

TĐHV

Trình độ học vấn

NCSC

Người chăm sóc chính

WHO

Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)


iv
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................

Đối với xã hội: Bản thân người khuyết tật không tham gia vào quá trình sản
xuất trong xã hội. Xã hội phải chi một số vốn nhất định để giúp đỡ người
khuyết tật. Thái độ xã hội đối với người khuyết tật sai trái, thường không
chú ý đến nhu cầu của người khuyết tật và không đánh giá vai trò của họ
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với gia đình: Người khuyết tật không được tham gia các hoạt động

trong gia đình. Đồng thời, gia đình không những không có thu nhập của
người khuyết tật mà còn phải tốn thời gian và tiền để chăm sóc nuôi dưỡng
họ. Những người khuyết tật thường bị xã hội dèm pha và kém thân thiện
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với cá nhân người khuyết tật: 90% trẻ khuyết tật nặng chết trước 20
tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Họ thường bị
thất học và ít có cơ hội được học nghề. Kết quả từ Tổng điều tra dân số
năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết trong nhóm NKT trưởng thành
gồm những người từ 16 tuổi trở lên (76,3%) thấp hơn nhiều so với nhóm
người không khuyết tật trưởng thành (95,2%). Tỷ lệ chưa bao giờ đi học
trong nhóm NKT (19,2%), NKT nặng trong độ tuổi tưởng thành (45,6%).
Tỷ lệ thất nghiệp của NKT (13,9%), NKT nặng là (42,4%). Bản thân NKT
không có cơ hội lập gia đình và bị xã hội coi thường, xa lánh, tách biệt và
đối xử bất bình đẳng, vì vây, họ muốn có nhu cầu được luyện tập, học tập
và được hòa nhập với cộng đồng như những người khác [36], [54], [60].. . .7
1.8. Thông tin về địa bàn nghiên cứu..........................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................24


v
* Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích toàn bộ 247 người chăm sóc chính và
người khuyết tật theo sổ sách quản lý của TYT trên địa bàn xã Quế Nham.
.....................................................................................................................24
2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................25


vi
DANH MỤC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i


LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................

Đối với xã hội: Bản thân người khuyết tật không tham gia vào quá trình sản
xuất trong xã hội. Xã hội phải chi một số vốn nhất định để giúp đỡ người
khuyết tật. Thái độ xã hội đối với người khuyết tật sai trái, thường không
chú ý đến nhu cầu của người khuyết tật và không đánh giá vai trò của họ
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với gia đình: Người khuyết tật không được tham gia các hoạt động
trong gia đình. Đồng thời, gia đình không những không có thu nhập của
người khuyết tật mà còn phải tốn thời gian và tiền để chăm sóc nuôi dưỡng
họ. Những người khuyết tật thường bị xã hội dèm pha và kém thân thiện
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với cá nhân người khuyết tật: 90% trẻ khuyết tật nặng chết trước 20
tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Họ thường bị
thất học và ít có cơ hội được học nghề. Kết quả từ Tổng điều tra dân số
năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết trong nhóm NKT trưởng thành
gồm những người từ 16 tuổi trở lên (76,3%) thấp hơn nhiều so với nhóm
người không khuyết tật trưởng thành (95,2%). Tỷ lệ chưa bao giờ đi học
trong nhóm NKT (19,2%), NKT nặng trong độ tuổi tưởng thành (45,6%).
Tỷ lệ thất nghiệp của NKT (13,9%), NKT nặng là (42,4%). Bản thân NKT
không có cơ hội lập gia đình và bị xã hội coi thường, xa lánh, tách biệt và
đối xử bất bình đẳng, vì vây, họ muốn có nhu cầu được luyện tập, học tập
và được hòa nhập với cộng đồng như những người khác [36], [54], [60].. . .7
1.8. Thông tin về địa bàn nghiên cứu..........................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................24



vii
* Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích toàn bộ 247 người chăm sóc chính và
người khuyết tật theo sổ sách quản lý của TYT trên địa bàn xã Quế Nham.
.....................................................................................................................24
2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................25
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i

LỜI CÁM ƠN...........................................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................

Đối với xã hội: Bản thân người khuyết tật không tham gia vào quá trình sản
xuất trong xã hội. Xã hội phải chi một số vốn nhất định để giúp đỡ người
khuyết tật. Thái độ xã hội đối với người khuyết tật sai trái, thường không
chú ý đến nhu cầu của người khuyết tật và không đánh giá vai trò của họ
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với gia đình: Người khuyết tật không được tham gia các hoạt động
trong gia đình. Đồng thời, gia đình không những không có thu nhập của
người khuyết tật mà còn phải tốn thời gian và tiền để chăm sóc nuôi dưỡng
họ. Những người khuyết tật thường bị xã hội dèm pha và kém thân thiện
[10], [11],.......................................................................................................7
Đối với cá nhân người khuyết tật: 90% trẻ khuyết tật nặng chết trước 20
tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Họ thường bị
thất học và ít có cơ hội được học nghề. Kết quả từ Tổng điều tra dân số
năm 2009 cho thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết trong nhóm NKT trưởng thành
gồm những người từ 16 tuổi trở lên (76,3%) thấp hơn nhiều so với nhóm
người không khuyết tật trưởng thành (95,2%). Tỷ lệ chưa bao giờ đi học
trong nhóm NKT (19,2%), NKT nặng trong độ tuổi tưởng thành (45,6%).
Tỷ lệ thất nghiệp của NKT (13,9%), NKT nặng là (42,4%). Bản thân NKT

không có cơ hội lập gia đình và bị xã hội coi thường, xa lánh, tách biệt và


viii
đối xử bất bình đẳng, vì vây, họ muốn có nhu cầu được luyện tập, học tập
và được hòa nhập với cộng đồng như những người khác [36], [54], [60].. . .7
1.8. Thông tin về địa bàn nghiên cứu..........................................................21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu..............................................................................24
* Chọn mẫu thuận tiện có chủ đích toàn bộ 247 người chăm sóc chính và
người khuyết tật theo sổ sách quản lý của TYT trên địa bàn xã Quế Nham.
.....................................................................................................................24
2.7. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................25


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyết tật là tình trạng
bất lợi của một cá thể do khiếm khuyết, giảm khả năng cản trở người đó không
thực hiện được vai trò của mình trong gia đình và xã hội mà người cùng tuổi,
cùng giới, cùng hoàn cảnh thực hiện được [8]. Trẻ em khuyết tật thường bị suy
dinh dưỡng, nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong cao, khó có khả năng tới trường. Người
lớn bị khuyết tật khả năng lao động và việc làm khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ
mắc các bệnh hiểm nghèo rất cao, khó có cơ hội thảo luận và quyết định những
vấn đề của cộng đồng, thậm chí ở một số nơi, họ bị miệt thị và phân biệt đối xử.
Khuyết tật nếu không được PHCN và can thiệp y tế kịp thời sẽ tác động tới tình
trạng sức khỏe, ảnh hưởng đến các chức năng sinh hoạt, gây hạn chế khả năng
tham gia các hoạt động xã hội của người khuyết tật [8],[9]. Người khuyết tật

(NKT) chiếm 7,8% dân số cả nước, đây là đối tượng cần được quan tâm và hỗ
trợ đặc biệt của người thân, gia đình và xã hội về mặt đời sống tinh thần cũng
như đem tới cho họ các dịch vụ y tế, xã hội, đặc biệt là hỗ trợ phục hồi chức năng
tại gia đình, giúp họ khắc phục tật nguyền tự chăm sóc bản thân, giảm một phần
gánh nặng cho gia đình và xã hội đồng thời có thể giúp NKT đóng góp một phần
sức lao động và khả năng sáng tạo của mình cho cộng đồng [36].
Hỗ trợ phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng, gia đình
nhằm chăm sóc người khuyết tật và phòng ngừa khuyết tật một cách toàn diện
với kỹ thuật thích ứng, với giá thành thích hợp tại nơi người khuyết tật sinh sống
với bất cứ một thời gian nào mà họ có thể, tiết kiệm rất nhiều cho xã hội, cho
người khuyết tật và gia đình, tiết kiệm được nguồn lực y tế, đặc biệt phù hợp với
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều nước
trên thế giới cho thấy 90% người khuyết tật có thể phục hồi tại cơ sở, cộng đồng
và gia đình. Từ năm 1987 Việt Nam đã áp dụng mô hình phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng. Hoạt động của mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng


2

là mang kiến thức phục hồi chức năng đến tận gia đình, lồng ghép vào chương
trình chăm sóc sức khỏe ban đầu để tất cả mọi người trong cộng đồng cùng tham
gia [7], [8].
Xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là một xã đồng bằng, diện
tích 10,51 km², dân số 8,790 người, mật độ dân số 837 người/km², 95% sản xuất
nông nghiệp. Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
(PHCNDVCĐ) đã được triển khai năm 1999, 2005. Theo số liệu quản lý của
Trạm y tế xã Quế Nham hiện có 247 người khuyết tật trên địa bàn xã. Do yếu tố
khách quan và khó khăn về kinh phí, trong thời gian vừa qua, các hoạt động chủ
yếu của chương trình PHCNDVCĐ chỉ mới dừng lại việc điều tra và lên danh
sách NKT, thăm hỏi và hướng dẫn một số kỹ thuật PHCN tại nhà. Đặc biệt,

nguyên nhân mang tính quyết định đó là chưa có thay đổi thực sự nhận thức của
bản thân NKT và năng lực thực hiện các kỹ thuật PHCN tại nhà cho NKT của
thành viên gia đình rất hạn chế. Người khuyết tật rất cần sự trợ giúp của gia
đình. Vì vậy sự hỗ trợ PHCN cho NKT của gia đình đóng vai trò quan trọng
quyết định sự thành công của chương trình PHCNDVCĐ [31], [32], [33]. Để
biết được kết quả hỗ trợ của gia đình trong phục hồi chức năng tại nhà cho
NKT tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên và các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc
hỗ trợ phục hồi chức năng tại nhà cho người khuyết tật của gia đình tại xã Quế
Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Với mong muốn nâng cao tình trạng
sức khỏe cho NKT và nhằm cải thiện chất lượng các dịch vụ PHCN, tiến tới
giảm tỉ lệ biến chứng và khuyết tật thứ cấp trên NKT, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu: “Thực trạng hỗ trợ của gia đình trong phục hồi chức năng cho
người khuyết tật tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm
2016 ” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả kết quả hỗ trợ của gia đình trong phục hồi chức năng tại nhà cho
người khuyết tật tại xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2016.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hỗ trợ của gia đình trong
phục hồi chức năng tại nhà cho người khuyết tật.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Các khái niệm cơ bản về khuyết tật
1.1.1. Khuyết tật và quá trình dẫn đến khuyết tật
Bất kỳ một bệnh nào cũng diễn biến theo một quá trình nhất định, có
những bệnh có thể tự khỏi hoặc khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán đúng và điều
trị kịp thời, có những bệnh có thể dẫn đến tử vong, có những bệnh có hay không
được điều trị đều để lại di chứng và sau đó gây nên khuyết tật. Quá trình này

được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi là quá trình khuyết tật [57].
Các yếu tố góp phần tạo nên khuyết tật bao gồm:
Khiếm khuyết: Là tình trạng mất một phần cơ thể hay bất thường về tâm
lý, sinh lý, cấu trúc giải phẫu hoặc liên quan đến chức năng của một phần thân
thể [7], [8], [11].
Giảm chức năng: Là sự giảm sút phạm vi hoạt động chức năng ở mức độ
thân thể do hậu quả của khiếm khuyết, bệnh tật hoặc môi trường [7], [8], [11].
Tàn tật: Là tình trạng giảm hoặc mất một hay nhiều chức năng của một
cá thể nên họ không thể tham gia các hoạt động xã hội thông thường, từ đó làm
giảm chất lượng cuộc sống của họ. Nguyên nhân có thể là do giảm khả năng
hoặc các yếu tố cản trở của môi trường, văn hóa, xã hội [7], [8], [11].
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới dạng các tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho lao động, sinh hoạt và học tập gặp nhiều khó khăn [7], [8], [11].
1.1.2. Phân loại khuyết tật
Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang sử dụng phân loại khuyết tật của tổ chức
Y tế Thế giới, gồm 7 nhóm khuyết tật khác nhau áp dụng chung cho cả người lớn
và trẻ em: [7], [8], [11].
(1) Khó khăn về tật vận động: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử
động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.


4

(2) Khó khăn về nghe/nói hoặc nghe và nói kết hợp: Là tình trạng giảm
hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ
ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
(3) Khó khăn về học: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư
duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện
tượng, giải quyết sự việc.

(4) Khó khăn về nhìn: Là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm
nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường
bình thường.
(5) Hành vi xa lạ: Là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm
soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
(6) Động kinh: Bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật liên
quan đến bệnh động kinh: bẩm sinh hay mắc phải, có hoặc không kèm theo các
dạng khuyết tật khác.
(7) Mất cảm giác: Bao gồm các khiếm khuyết, giảm khả năng, khuyết tật
liên quan đến bệnh phong.
(6) Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể
khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc
các trường hợp 1, 2, 3, 4 và 5 ở trên.
1.1.3. Mức độ khuyết tật
Theo Luật người khuyết tật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (có điều chỉnh) đã phân loại khuyết tật thành các mức độ như
sau [39]
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến
mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các
hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu
cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc
hoàn toàn.


5

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một
phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện
được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,

chăm sóc.
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy
định tại 2 điều trên.
1.1.4. Các nguyên nhân gây ra khuyết tật
4 nhóm nguyên nhân chủ yếu [9]:
(1) Do bệnh tật, tuổi cao, tai nạn, dị tật bẩm sinh.
- Tai nạn giao thông, tai nạn sản xuất…
- Sử dụng thuốc và các dược liệu không đúng, sử dụng bất hợp pháp các
chất gây nghiện/kích thích.
- Điều trị không đúng.
(2) Do thái độ sai lệch của xã hội.
- Thiếu kiến thức đúng đắn về khuyết tật, về nguyên nhân, cách phòng
ngừa và điều trị khuyết tật.
- Thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử và thiếu hiểu biết về năng lực và nhu cầu
của người khuyết tật.
(3) Do môi trường sống không phù hợp.
- Thất học, kém hiểu biết về các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Chiến tranh, hậu quả của chiến tranh.
- Đói nghèo, điều kiện sống và nơi ở kém vệ sinh.
- Đô thị hóa và những vấn đề gián tiếp khác.
- Các thảm họa của môi trường tự nhiên.
- Ô nhiễm môi trường, vấn đề ATTP.
- Các vấn đề tâm lý – xã hội.
(4) Do các dịch vụ PHCN phát triển kém.
- Thiếu chương trình, dịch vụ và CSSK cơ bản.
- Phân bổ nguồn lực chưa hợp lý.
- Cơ sở hạ tầng của các dịch vụ còn thiếu hoặc yếu.
Ngoài ra, còn thiếu nguồn lực, khoảng cách địa lý, rào cản vật chất, xã
hội. Các hoạt động tạo ra sự công bằng về cơ hội, phòng ngừa khuyết tật và
PHCN trong chương trình phát triển kinh tế và xã hội chưa được chú ý [6]:



6

Nguyên nhân chính của khuyết tật được xác định bởi các quốc gia có thể
được phân nhóm trong loại sau đây: Các bệnh truyền nhiễm, Chiến tranh, chấn
thương, tai nạn, bệnh bẩm sinh và không truyền nhiễm, dịch vụ sức khỏe, hơn 20
% các nước khuyết tật do tiêm bị lỗi và sai điều trị. Nguyên nhân khác được đề
cập bao gồm nghèo đói và thiếu dịch vụ y tế đầy đủ [59].
1.1.5. Hậu quả của khuyết tật
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khuyết tật có ảnh hưởng tiêu cực
nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người khuyết tật (NKT). Cuộc sống
của NKT cũng bị ảnh hưởng xấu ở các khía cạnh cá nhân, gia đình và xã hội.
NKT thường bị phân biệt, đối xử, không tự tiếp cận được các dịch vụ xã hội như
y tế, giáo dục, dạy nghề…Vì vậy NKT không thể khẳng định, phát huy các tiềm
năng và khó có khả năng hòa nhập xã hội như người bình thường. So với người
bình thường, NKT thường có nhiều bệnh tật hơn và khả năng thích nghi với cuộc
sống thấp hơn. KT có mối liên quan hai chiều với tình trạng đói nghèo. KT làm
tăng nguy cơ đói nghèo và ngược lại đói nghèo làm tăng nguy cơ KT. Các
nghiên cứu cho thấy NKT và gia đình của họ chịu nhiều bất lợi về kinh tế hơn là
những người phát triển bình thường. KT có thể làm xấu đi nền kinh tế, xã hội
cũng như làm giảm đi phúc lợi và tăng nghèo đói, gây những tác động bất lợi
đến giáo dục, việc làm và thu nhập thông qua việc tăng các chi phí xã hội cho
khuyết tật [61].
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã công bố một điều tra xã hội trên quy
mô lớn về tình trạng của NKT tại bốn địa phương có tỷ lệ NKT cao là Thái Bình,
Ðà Nẵng, Quảng Nam, Ðồng Nai. Qua điều tra 8.000 hộ gia đình được chọn
ngẫu nhiên ở 49 phường, xã của bốn tỉnh, thành phố, cho thấy sự thật đáng báo
động về sự kỳ thị và thái độ phân biệt đối xử đối với NKT 98% số người được
hỏi cho rằng, NKT là những người "đáng thương"; 40% số người cho rằng, NKT

có thói quen ỷ lại vào người khác; 66% cho rằng NKT không thể có cuộc sống
"bình thường"; 76% cho rằng nên gửi NKT vào các Trung tâm bảo trợ xã hội.
NKT phải đối mặt với sự kỳ thị ở nhiều hoàn cảnh khác nhau: gia đình, cộng


7

đồng, trường học, bệnh viện, nơi làm việc...chính sự kỳ thị, phân biệt đối xử này
đã gây ra nhiều khó khăn cho NKT để họ có thể hòa nhập với gia đình, cộng
đồng và xã hội [17], [48].
Đối với xã hội: Bản thân người khuyết tật không tham gia vào quá trình
sản xuất trong xã hội. Xã hội phải chi một số vốn nhất định để giúp đỡ người
khuyết tật. Thái độ xã hội đối với người khuyết tật sai trái, thường không chú ý
đến nhu cầu của người khuyết tật và không đánh giá vai trò của họ [10], [11],
Đối với gia đình: Người khuyết tật không được tham gia các hoạt động
trong gia đình. Đồng thời, gia đình không những không có thu nhập của người
khuyết tật mà còn phải tốn thời gian và tiền để chăm sóc nuôi dưỡng họ. Những
người khuyết tật thường bị xã hội dèm pha và kém thân thiện [10], [11],
Đối với cá nhân người khuyết tật: 90% trẻ khuyết tật nặng chết trước 20
tuổi. Tỷ lệ người khuyết tật mắc bệnh hiểm nghèo rất cao. Họ thường bị thất học
và ít có cơ hội được học nghề. Kết quả từ Tổng điều tra dân số năm 2009 cho
thấy tỷ lệ biết đọc, biết viết trong nhóm NKT trưởng thành gồm những người từ
16 tuổi trở lên (76,3%) thấp hơn nhiều so với nhóm người không khuyết tật
trưởng thành (95,2%). Tỷ lệ chưa bao giờ đi học trong nhóm NKT (19,2%),
NKT nặng trong độ tuổi tưởng thành (45,6%). Tỷ lệ thất nghiệp của NKT
(13,9%), NKT nặng là (42,4%). Bản thân NKT không có cơ hội lập gia đình và
bị xã hội coi thường, xa lánh, tách biệt và đối xử bất bình đẳng, vì vây, họ muốn
có nhu cầu được luyện tập, học tập và được hòa nhập với cộng đồng như những
người khác [36], [54], [60].


1.2. Tình hình người khuyết tật
1.2.1. Tình hình người khuyết tật trên thế giới
Có nhiều cuộc điều tra ở các nước công nghiệp cho thấy tỷ lệ tàn tật
chiếm khoảng 10% dân số, số lượng NKT đang gia tăng do già hóa dân số, sự
tăng nhanh chóng của các bệnh mãn tính, cũng như sự cải thiện của các phương


8

pháp đo lường khuyết tật...và do các tiến bộ về y tế giữ gìn và kéo dài cuộc sống
[46]. Ở các nước đang phát triển có gần 100 cuộc điều tra nghiên cứu, rất khó so
sánh kết quả của các nghiên cứu đó do sử dụng các phương tiện khác nhau
nhưng tỷ lệ tàn tật khoảng 7-10% dân số, ít hơn sự ước tính đối với các nước
công nghiệp phát triển. Ở các nước thu nhập thấp có tỷ lệ khuyết tật co hơn các
nước có thu nhập cao. Khuyết tật nằm trong số những người phụ nữ, người già,
trẻ em và những người trưởng thành nghèo. Một nửa NKT không thể tiếp cận
với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, so sánh với 1/3 người không bị khuyết tật.
NKT bị đối xử tồi tệ và bị từ chối chăm sóc sức khỏe. Có khoảng cách giữa tỷ lệ
NKT được đi học trên tất cả các nhóm tuổi ở các nước nghèo và các nước đang
phát triển. Người khuyết tật có điều kiện sống tồi tệ hơn, bao gồm không đủ thực
phẩm, nhà ở kém, thiếu tiếp cận với nước sạch và hệ thống vệ sinh hơn người
không khuyết tật. Bởi tăng thêm chi phí như chăm sóc y tế, thiết bị trợ giúp hoặc
hỗ trợ cá nhân, người khuyết tật nói chung là nghèo hơn so với người không
khuyết tật có thu nhập tương tự. Ở các nước, các dịch vụ phục hồi chức năng là
không đủ. Dữ liệu từ bốn quốc gia Nam Phi cho thấy chỉ có 26-55% số người
nhận được phục hồi chức năng y tế mà họ cần, trong khi chỉ có 17-37% nhận
được các thiết bị trợ giúp mà họ cần (ví dụ như xe lăn, chân tay giả, máy trợ
thính). Tại Hoa Kỳ, 70% người lớn dựa vào gia đình và bạn bè để được hỗ trợ
với các hoạt động hàng ngày [46]
1.2.2. Tình hình khuyết tật tại Việt Nam

Ở Việt Nam, kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009,
trong số 78,5 triệu người Việt Nam từ 5 tuổi trở lên có 6,1 triệu người, tương ứng
với 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên có khó khăn trong việc thực hiện ít nhất một
trong bốn chức năng nhìn, nghe, vận động và tập trung hoặc ghi nhớ. Trong số
6,1 triệu người này, có 385 nghìn người khuyết tật nặng [36] .
Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ
khuyết tật giữa các tỉnh. Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ NKT cao nhất cả nước. Những
tỉnh khác có tỷ lệ người khuyết tật cao (từ 10% dân số trở lên là NKT) gồm: Hà


9

Tĩnh, Nghệ An, Cao Bằng, Bến tre và Quảng Ngãi, 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ em ( 5-15
tuổi) khuyết tật cao nhất là: Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Nam, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tầu, Lao cai, Hà Tỉnh, Điện Biên, Quảng trị [36].
Tần xuất tử vong và mắc bệnh của đại đa số NKT thường lớn hơn nhiều
so với người không khuyết tật. Ở đây thường do thiếu sự quan tâm của xã hội và
các yếu tố môi trường không thuận lợi gây ra. Sự tiếp cận các dịch vụ cộng đồng
của NKT còn hạn chế và họ ít có cơ hội bình đẳng giống những công dân khác
như dịch vụ giáo dục, y tế, chương trình đào tạo năng khiếu, giáo dục hướng
nghiệp và việc làm. Một bộ phận không nhỏ NKT chưa biết chữ với tỷ lệ 35,58%
chung toàn quốc, riêng cho khu vực nông thôn là 36,7% [24] . Sự khác biệt giữa
các dịch vụ cần thiết và các dịch vụ đã cung cấp gây nên tình trạng khó xử. Sau
một thời gian kiên trì người ta nhận thấy sự phát triển PHCN dựa vào các chuyên
khoa, các bệnh viện không thể đáp ứng nhu cầu PHCN của NKT mà phải phát
triển theo hình thức dựa vào cộng đồng. Vì vậy nhiều quốc gia trên thế giới đã
phát triển chương trình PHCNDVCĐ. Trên thực tế nó thực sự hiệu quả và đáp
ứng được nhu cầu của nhiều NKT không có khả năng tiếp cận đến các cơ sở y tế
chuyên sâu và có khoảng 70% nhu cầu của NKT có thể giải quyết được tại cộng
đồng [23].
1.3. Phục hồi chức năng tại nhà cho người khuyết tật

1.3.1. Phục hồi chức năng
*Khái niệm: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), phục hồi chức năng cho
NKT là một quá trình nhằm tạo điều kiện cho họ tiếp cận và duy trì những cảm
giác, tình trạng thân thể, trí tuệ, tâm lý và các chức năng xã hội của họ một cách
tối ưu. Phục hồi chức năng cung cấp cho NKT công cụ cần thiết để đạt được sự
độc lập và tự quyết [7], [62].
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế xã hội, giáo dục
hướng nghiệp và kỹ thuật phục hồi nhằm hạn chế ảnh hưởng của khiếm khuyết,
giảm chức năng do khuyết tật, tạo điều kiện cho người khuyết tật hội nhập, tái hội
nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng.


10

PHCN không chỉ huấn luyện NKT thích nghi với môi trường sống mà còn tác
động vào môi trường và xã hội tạo nên khối thống nhất cho quá trình hội nhập của
NKT. PHCN là trả lại các khẳ năng đã bị giảm hoặc mất cho NKT hoặc là giúp họ
xử trí tốt hơn tình trạng KT của mình khi ở nhà và cộng đồng [7], [20], [21]
1.3.2. Mục đích của phục hồi chức năng:
Phục hồi chức năng có nhiều mục đích khác nhau [7[, [20], [21].
- Tăng cường tối đa khả năng còn lại của họ để giảm hậu quả của khuyết
tật của bản thân, gia đình và xã hội.
- Thay đổi tích cực nhận thức, thái độ và hành vi của xã hội, các thành
viên trong gia đình và chính bản thân người khuyết tật, coi người khuyết tật cũng
là một thành viên bình đẳng trong cộng đồng.
- Cải thiện các điều kiện nhà ở, trường học, giao thông… để người khuyết
tật có thể tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Người khuyết tật không
phải lúc nào cũng làm được những việc mà người bình thường có thể làm được
hoặc không làm theo cách của người bình thường được
- Góp phần tạo công ăn việc làm, học tập, sinh hoạt cũng như tham gia các

hoạt động xã hội khác nhau cho NKT, lôi léo NKT, gia đình và cộng đồng cùng
tham gia; (5) Làm thích ứng tối đa với hoàn cảnh của họ và xã hội ý thức trách
nhiệm của mình để NKT có được cuộc sống độc lập ở gia đình và cộng đồng
1.3.3. Các hình thức phục hồi chức năng
- Phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm: Đây là hình thức phục hồi
chức mà NKT đến các trung tâm, các viện để được điều trị phục hồi chức năng.
Ưu điểm của hình thức này là có nhiều phương tiện, trang thiết bị, có nhiều cán
bộ được đào tạo chuyên khoa sâu, có khả năng phục hồi được những trường hợp
khó. Tuy nhiên, hình thức phục hồi này có một số hạn chế nhất định như: Người
bệnh phải đi xa, số lượng NKT được phục hồi ít, giá thành cao, chi phí tốn kém
do phải chi trả cho trang thiết bị và các dịch vụ PHCN, do đó gây phiền hà cho
NKT. Bên cạch đó hình thức PHCN này cũng không thể đáp ứng tất cả nhu cầu
của NKT vì không sát với thực tế cuộc sống của họ ở cộng đồng và nó chỉ phục


11

hồi được về mặt y học mà không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội. Hình thức
này chỉ giải quyết được nhu cầu PHCN từ 1-10% số NKT [7[, [20], [21].
- Phục hồi chức năng ngoài viện, ngoài trung tâm: Là hình thức mà cán bộ
chuyên khoa đưa phương tiện đến nơi NKT để phục hồi. Hình thức này có ưu
điểm là NKT không phải đi xa, số lượng NKT được phục hồi nhiều hơn, khoảng
30-40%, NKT được phục hồi chức năng tại nơi họ sinh sống. Song có hạn chế là
không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu NKT, chi phí tốn kém, không
có khẳ năng để triển khai các kỹ thuật lượng giá và phục hồi chức năng ở trình độ
cao [7[, [20], [21].
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Đây là quá trình chuyển giao
kiến thức, kỹ năng tới các thành viên của cộng đồng, gia đình và bản thân NKT,
thay đổi thái độ của cộng đồng đối với NKT. Mục đích cuối cùng là tạo cơ hội
cho NKT hội nhập xã hội và trở thành thành viên bình đẳng của cộng đồng. Đây

là hình thức PHCN mà số lượng NKT được phục hồi cao nhất, chiếm 70-80%,
với hình thức này có khoảng 64-71% NKT được hưởng các dịch vụ hỗ trợ tại
nhà, 36% được cung cấp dụng cụ trợ giúp và 50% trẻ khuyết tật được cung cấp
dịch vụ giáo dục. Hình thức này có tính xã hội hóa cao, NKT, gia đình NKT,
chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia với kinh phí có thể chấp nhận
được phù hợp với mức kinh phí cho phép của cộng đồng. Chất lượng phục hồi
chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hòa nhập xã hội của NKT. Hình thức này có thể
được lồng ghép, gắn kết chặt chẽ vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các
tuyến và cộng đồng. Tuy nhiên hạn chế của hình thức này là những trường hợp
khó thì không giải quyết được [7], [20], [21].
1.4. Tầm quan trọng của PHCN tại nhà cho người khuyết tật
Cải thiện tình trạng của NKT là nhiệm vụ khó khăn và đầy thử thách. Có
nhiều yếu tố cản trở sự cải thiện đó, rất nhiều người cho rằng khuyết tật tại cộng
đồng là một vấn đề nhỏ. Phục vụ cho NKT tốn kém, họ không muốn cung cấp
kinh phí và thiếu nhiệt tình trong việc giúp đỡ NKT. NKT thường là nghèo khổ,
phụ thuộc và ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế chuyên sâu. NKT có một


12

số đặc điểm về sinh lý khác với người bình thường. Hơn nữa, ở những người bị
khuyết tật sớm sau khi được sinh ra thì thông thường những chức năng khác của
họ cũng bị ảnh hưởng nhiều. Ngoài những nhu cầu chung, NKT còn có những
nhu cầu đặc biệt liên quan đến sự phát triển thể chất, tinh thần và xã hội, nếu
những nhu cầu này không được đáp ứng thì sẽ làm tăng mức độ khuyết tật hoặc
ảnh hưởng đến tương lai của họ.Trong cuộc sống hàng ngày, NKT nói chung chủ
yếu sống trong môi trường gia đình (xã hội thu nhỏ). Vì vậy, quá trình hội nhập
xã hội phải bắt đầu từ ngay chính tại gia đình NKT. Do đó nhà nước khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi cho NKT thực hiện bình đẳng các quyền về chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống,

hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội [38], [39].
NKT bình đẳng, hòa nhập xã hội thể hiện ở chỗ NKT có quyền tham gia
mọi hoạt động của đời sống xã hội. NKT cần được khuyến khích tham gia mọi
hoạt động trong gia đình, trong cộng đồng, giống như mọi thành viên khác. Gia
đình, bạn bè, cộng đồng, xã hội cần tạo mọi điều kiện để NKT/trẻ khuyết tật có
thể tiếp cận và tham gia các hoạt động này [14], [15].
Vai trò của gia đình NKT trong sự phát triển chương trình PHCNDVCĐ là
rất lớn. Cha mẹ có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình, họ có thể khuyến khích các
phụ huynh khác tham gia cùng con cái của họ trong hoạt động hàng ngày, bằng
cách thông cảm, lắng nghe NKT. Họ cũng chia sẻ thông tin y tế và xã hội dịch
vụ. Gia đình có thể tìm cách để phát hiện khả năng cá nhân người khuyết tật, tạo
sự kết nối giữa NKT và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động thường
có xu hướng đánh giá thấp năng lực và khả năng của NKT trong việc thực hiện
hoạt động sản xuất. Vì vậy, NKT cần có cơ hội học nghề để có được kỹ năng.
Người khuyết tật và gia đình họ cần phải được tham gia ngay từ đầu trong
chương trình PHCNDVCĐ, để họ đưa ra quan điểm, mong muốn, hy vọng, nhu
cầu, nỗi sợ hãi và những rào cản. Cha mẹ có vai trò rất mạnh mẽ trong việc thúc
đẩy trẻ em khuyết tật trong môi trường giáo dục chính thống, vì vậy cần nâng
cao nhận thức cho họ [51]


13

Các thành viên trong gia đình như bố mẹ, ông bà, vợ chồng và anh chị em
là những người có ảnh hưởng trực tiếp và là nguồn hỗ trợ lớn nhất đối với NKT,
đặc biệt là vai trò của người chăm sóc chính cho NKT. Việc PHCN tại gia đình
được nhấn mạnh với NKT là trung tâm nhằm mục đích. ( 1) Tăng cường và nâng
cao mối quan hệ giữa người nhà và NKT; (2) Giúp phòng chống những vấn đề
tiềm tàng nảy sinh thông qua mối quan hệ lành mạnh giữa cha mẹ - con cái, anh
– em, ông bà – cháu và như vậy họ là người thân trong gia đình trở thành người

điều trị cho chính NKT, con em của mình. Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hiệp
quốc khuyến nghị rằng cần ưu tiên cho công tác phục hồi và tái hòa nhập của trẻ
em trong môi trường gia đình, làm việc với toàn thể gia đình chứ không nên đưa
trẻ vào các cơ sở chăm sóc tập chung (các trung tâm điều trị y tế, các trung tâm
phục hồi) [3]. Đến nay, việc PHCN tại nhà được coi là phương pháp kinh tế, hiệu
quả trong quá trình hội nhập của người khuyết tật thông qua việc sử dụng toàn
bộ các nguồn lực sẵn có ngay tại gia đình, cộng đồng [50]. Để có thể đảm nhận
được vai trò của mình, gia đình cần được nâng cao nhận thức về quyền của NKT
và những lĩnh vực liên quan đến khuyết tật, được đào tạo và chuyển giao những
kỹ năng PHCN cơ bản, mà đối tượng cần chú ý nhất là NCS chính.
1.5. Nội dung hỗ trợ phục hồi chức năng của gia đình cho người khuyết tật
1.5.1. Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và di chuyển
Vận động di chuyển là một trong những nhu cầu cơ bản của con người.
Bao gồm các hoạt động trong quá trình từ vị thế nằm, ngồi đến đứng và đi.
Trong quá trình tiến hóa của con người, sự đứng thẳng trên hai chân và đi lại, di
chuyển bằng hai chân là một bước tiến vượt bậc để chuyển từ vượn người thành
người. Sự vận động di chuyển giúp con người, nhất là NKT nâng cao nhận thức
về thế giới tự nhiên, xã hội. Trong các hoạt động PHCN, nguyên tắc cơ bản nhất
mà bất cứ người làm công tác PHCN nào cũng phải coi trọng và tuân theo là:
Phải luôn luôn khiến người bệnh hoạt động, hiển nhiên sự hoạt động đó đem lại
lợi ích về sức khỏe cho họ [41]. Với NKT, phần lớn các nguyên nhân gây khiếm
khuyết về vận động di chuyển đều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và gây ảnh hưởng
nặng nề đến quá trình phát triển của NKT. Phục hồi chức năng cho NKT cần tiến


14

hành ngay sau khi bị khiếm khuyết là bước đầu tiên tạo ra sự hồi phục về thể
chất của NKT. Với NKT vận động, PHCN nhằm chống teo cơ, cứng khớp và
hình thành những hoạt động vận động thông thường là vấn đề đầu tiên và cốt lõi,

nhằm đảm bảo cho NKT có sự vận động di chuyển dễ dàng.
Trong khuôn khổ của chương trình PHCNDVCĐ thì can thiệp hỗ trợ về
PHCN được thực hiện hàng ngày tại cộng đồng và gia đình NKT thông qua sự
hỗ trợ về vận động và di chuyển. Hoạt động này mang lại lợi ích trực tiếp cho
NKT, hỗ trợ NKT PHCN và phòng ngừa được các khuyết tật thứ phát. Báo cáo
nghiên cứu của Trần Trọng Hải và cộng sự cho thấy: theo quan điểm của đa số
gia đình NKT (83%) và gia đình không có NKT (86%) thì PHCN tại nhà đã
mang lại kết quả tốt cho NKT ở các lĩnh vực: vận động (75%), độc lập trong sinh
hoạt (49%), giao tiếp và ngôn ngữ (49%), tham gia vào các hoạt động gia đình.
Chỉ có 17% các gia đình không có NKT cho thấy kết quả PHCN chưa tốt [21].
1.5.2. Hỗ trợ phục hồi chức năng về ngôn ngữ và giao tiếp
Phục hồi chức năng về ngôn ngữ giao tiếp thật sự cần thiết cho NKT để họ
tiếp cận và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Nhằm đảm bảo cho
NKT có thể để xuất ý kiến hay nguyện vọng của mình nhằm để thỏa mãn một số
nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. NKT có thể phát huy hết tiềm năng của
mình khi được học tập và trang bị các kiến thức thông qua ngôn ngữ, giao tiếp,
làm tiền đề cho sự phát triển sau này. Trong môi trường học tập, ngôn ngữ giao
tiếp là phương tiện chuyển tải nội dung có hiệu quả nhất. NKT tham gia vào các
hoạt động khác nhau của xã hội, cộng đồng, gia đình và nhà trường, được vui
chơi cùng bạn bè cùng tuổi và nhận được sự hỗ trợ hàng ngày của bạn bè, thầy
cô thì ngôn ngữ và giao tiếp thực sự hết sức quan trọng. Bên cạnh sự phát triển
về trí tuệ và kiến thức, thông qua tương tác với người xung quanh, biểu hiện
bằng ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ hình thể không lời. NKT sẽ dần khắc phục
được sự mặc cảm, thiếu tự tin và khẳng định được giá trị của mình. Như vậy,
NKT có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết,
phù hợp tại cộng đồng để chuẩn bị trở thành những thành viên đầy đủ của xã hội.


15


Theo kết quả nghiên cứu của Võ Ngọc Dũng thì có 64,4% NCS chính có thực
hành phục hồi chức năng tại nhà cho NKT trong vận động di chuyển chiếm [19 ]
Bên cạnh việc dạy NKT tại trường, sự hỗ trợ việc học tập ngôn ngữ hàng
ngày cũng rất quan trọng, đặc biệt là giáo dục về ngôn ngữ và giao tiếp. Đa số
NKT đều cần sự trợ giúp của gia đình trong việc đi học, giảng bài thêm cho NKT
khi ở nhà để củng cố kiến thức. Theo ước tính có khoảng 5,1 triệu người khuyết
tật ở Việt Nam, tương ứng với 6% dân số trên toàn quốc, trong đó có 1,1 triệu
khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số NKT, trong đó có 7% khuyết tật về ngôn
ngữ [ 3].
1.5.3. Hỗ trợ phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày
Phục hồi chức năng về sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, vệ
sinh cá nhân thật sự cần thiết đối với NKT. Sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ giúp
NKT phát huy được tính tương tác xã hội, đồng thời cũng giúp cho NKT trở nên
độc lập hơn, có khả năng tự chăm sóc bản thân mình. Theo kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Huyền Ngân thì tỷ lệ NCS chính có thực hành PHCN trong sinh
hoạt hàng ngày cho NKT ăn uống (86,3%), tắm rửa (43,9%), đánh răng (27,5%),
và mặc quần áo (57,5%), đại tiểu tiện (39,6%) [30]. Theo nghiên cứu của Võ
Ngọc Dũng có 70% NCS chính có thực hành phục hồi chức năng tại nhà cho
NKT trong sinh hoạt hàng ngày [19]


×