Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

MỘT số yếu tố LIÊN QUAN với tật KHÚC xạ ở học SINH một số TRƯỜNG TRUNG học cơ sở tại nội THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.7 KB, 34 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
--------------------------

NGUYỄN MẠNH QUỲNH

SEMINAR 4
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TẬT KHÚC XẠ
Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI NỘI THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Tên Luận án:

Thực trạng Tật khúc xạ ở học sinh một số Trường
trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên
và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
--------------------------

NGUYỄN MẠNH QUỲNH

SEMINAR 4
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TẬT KHÚC XẠ
Ở HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẠI NỘI THÀNH THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tê


Mã số: 62.72.01.64

Tên Luận án:

Thực trạng Tật khúc xạ ở học sinh một số Trường
trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên
và thử nghiệm mô hình quản lý tật khúc xạ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN VĂN HIẾN
PGS. TS ĐÀM THỊ TUYẾT

THÁI NGUYÊN - 2018


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS

: Cộng sự

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

TKX

: Tật khúc xạ


TT-GDSK

: Truyền thông giáo dục sức khỏe

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................1
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................3
2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................................3
2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................................4
2.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu.....................................................................................4
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.............................................................4
2.5. Chỉ số nghiên cứu...........................................................................................5
2.5.1. Liên quan giữa tật khúc xạ với môi trường học tập của học sinh...............5
2.5.2. Liên quan giữa tật khúc xạ với các yếu tố cá nhân của học sinh.................5
2.5.3. Liên quan giữa tật khúc xạ với yếu tố chăm sóc của gia đình.....................6
2.5.4. Liên quan giữa tật khúc xạ với hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt.............6
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số sử dụng trong nghiên cứu.......................6
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin..................................................7
2.8. Xử lý và phân tính số liệu..............................................................................8
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...................................................................8
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................................9
3.1. Liên quan giữa môi trường học tập của học sinh với tật khúc xạ..................9

3.2. Liên quan giữa các yếu tố cá nhân của học sinh với tật khúc xạ..................10
3.3. Liên quan giữa yếu tố chăm sóc của gia đình với tật khúc xạ......................13
3.4. Liên quan giữa tật khúc xạ với hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt..............15
IV. BÀN LUẬN...................................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................24
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa trường nghiên cứu với tật khúc xạ..........................9
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa khối lớp học với tật khúc xạ.................................. 9
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa việc tham gia lớp học thêm ngoài giờ
chính................................................................................................ 9
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa giới tính học sinh với tật khúc xạ.........................10
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng máy tính, chơi điện tử
và xem vô tuyến cả ngày..................................................................11
Bảng 3.6. Mối liên quan giữa với sự tham gia hoạt động ngoài trời và
thời giúp việc gia đình với tật khúc xạ.............................................. 12
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với tật khúc xạ..................13
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa cách bố trí/trang bị góc học tập tại nhà
của học sinh với tật khúc xạ.............................................................13
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tư thế ngồi học của học sinh và việc nhắc
nhở tư thế ngồi học thường xuyên của phụ huynh về tật khúc
xạ................................................................................................... 14
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh về tật khúc xạ
với tật khúc xạ ................................................................................15
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa việc khám mắt định kỳ với tật khúc xạ
.......................................................................................................15



1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mắt bình thường (mắt chính thị) là mắt mà hình ảnh của vật hội tụ đúng
trên võng mạc và khi đó chúng ta nhìn rõ hình ảnh các vật. Nếu do nguyên
nhân nào đó khiến mắt không có khả năng hội tụ một cách chính xác những
tia sáng đi vào mắt do bất thường về khúc xạ, làm cho hình ảnh của vật không
rơi đúng vào võng mạc, làm cho mắt không nhìn rõ hình ảnh các vật thì gọi là
mắt có tật khúc xạ , .
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về TKX học
đường. Nghiên cứu của Ovenseri-Ogbomo G.O. và cs (2010) ở Ghana trên
học sinh từ 5 - 19 tuổi cho tỉ lệ TKX học đường chiếm 25,9% . Nghiên cứu
của Shrestha Gauri Shankar và cs (2011) tại Jhapa, Nepal cho tỉ lệ TKX học
đường là 8,58% . Nghiên cứu Gao Z. và cs (2012) ở Camphuchia cho tỉ lệ
TKX ở học sinh 12-14 tuổi là 6,57% . Nghiên cứu ở Nigeria của Opubiri
Ibeinmo và cs (2013) trên 1242 học sinh 5 - 15 tuổi cho tỉ lệ TKX chiếm 2,2%
. Ở Việt Nam, báo cáo của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2009 cho tỉ lệ
TKX ở học sinh Hà Nội là 32,42% . Nghiên cứu của Trần Thị Dung (2010)
cho thấy tỉ lệ TKX là 15,79% . Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Triết và cs
(2013) về TKX học đường ở thành phố Quy Nhơn cho thấy tỉ lệ TKX là
27,35% . Nghiên cứu của Nguyễn Kim Bắc (2013) trên học sinh ở thành phố
Hải Dương cho kết quả tỉ lệ mắc TKX chung tại các trường là 10,9% . Nghiên
cứu của Dương Tòng Chinh và cs (2014) về tỉ lệ TKX ở học sinh 6 tuổi và 10
tuổi lần lượt là 13,1% và 19,8% .
Có nhiều nguyên nhân gây ra TKX học đường, các nguyên nhân này có
thể chia thành 4 nhóm yếu tố chính, gồm: (i) Các yếu tố nhân khẩu học của
học sinh (tuổi, giới, địa dư, dân tộc...); (ii) Các yếu cá nhân trẻ liên quan đến
TKX (kiến thức, thái độ và hành vi phòng chống TKX...); (iii) Yếu tố nhà
trường (điều kiện vệ sinh trường học, hoạt động truyền thông phòng chống

TKX học đường, khám chữa TKX học đường...); (iv) Yếu tố gia đình (kiến


2

thức, thái độ, hành vi phòng chống TKX của người chăm sóc trẻ, gen di
truyền...). Trước sự gia tăng nhanh chóng của TKX học đường thì thách thức
đặt ra đối với ngành y tế chính là thực hiện phòng chống bệnh. Việc hiểu rõ
ràng, cụ thể và sâu về các yếu tố liên quan đến TKX học đường chính là chìa
khóa cho các hoạt động phòng, chống TKX hiệu quả. Thành phố Thái Nguyên
là một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là
nơi có nhiều dân tộc anh em chung sống và có nhiều trường học với số lượng
học sinh lớn trên địa bàn. Giả thuyết đặt ra là cùng với sự phát triển công
nghệ thông tin trong cuộc sống, môi trường học tập chưa đảm bảo, sự quan
tâm của gia đình chưa sát sao, công tác chăm sóc sức khỏe mắt của học sinh
chưa thật sự tốt, hành vi chăm sóc mắt tốt của học sinh chưa cao ... mà tỉ lệ
TKX học đường tại thành phố Thái Nguyên ngày càng gia tăng. Câu hỏi đặt
ra cho chúng tôi là: Liệu yếu tố nào có thể liên quan đến mắc TKX ở học
sinh? Đó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Các yếu tố liên
quan đến tật khúc xạ ở học sinh một số trường trung học cơ sở tại nội
thành thành phố Thái Nguyên”, nhằm mục tiêu:
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh một số
trường trung học cơ sở tại nội thành thành phố Thái Nguyên.


3

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh THCS của 04 Trường THCS khu vực nội thành, thành phố

Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được chọn cho nghiên cứu.
- Phụ huynh của học sinh THCS của 04 Trường THCS khu vực nội
thành, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được chọn cho nghiên cứu
(Mỗi phụ huynh có 01 học sinh được mời tham gia nghiên cứu).
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Học sinh đang theo học tại 04 Trường THCS khu vực nội thành, thành
phố Thái Nguyên được lựa chọn đại diện tham gia vào nghiên cứu.
- Những học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được giải
thích rõ về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
- Phụ huynh có con là học sinh đang theo học tại 04 Trường THCS khu
vực nội thành, thành phố Thái nguyên được chọn tham gia nghiên cứu.
- Phụ huynh đồng ý tham gia nghiên cứu sau khi đã được nghiên cứu
viên giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 4 trường THCS thành phố Thái Nguyên:
- Trường THCS Quang Trung, địa chỉ: tổ 35, phường Quang Trung, TP
Thái Nguyên. Năm học 2015, trường có 1052 học sinh chia thành 22
lớp học.
- Trường THCS Nha Trang, địa chỉ: tổ 29, phường Phan Đình Phùng,
TP Thái Nguyên. Năm học 2015, trường có 1535 học sinh chia thành
33 lớp học.
- Trường THCS Chu Văn An, địa chỉ: Tổ 29, Phường Hoàng Văn Thụ
- Thành phố Thái Nguyên. Năm học 2015, trường có 853 học sinh
chia thành 21 lớp học.


4

- Trường THCS Hoàng Văn Thụ, địa chỉ: tổ 20 - phường Quan Triều TP. Thái Nguyên. Năm học 2015, trường có 594 học sinh chia thành
17 lớp học.

2.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ 10/2015 đến 12/2015.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả.
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu một tỉ lệ mắc
bệnh trong quần thể :
n = Z2(1 -  /2)

p(1  p)
x DE
d2

Trong đó:
n: số học sinh cần điều tra
Z(1 -  /2): hệ số giới hạn tin cậy, mức tin cậy 95% → Z(1 -  /2) = 1,96.
p: tỉ lệ TKX học đường ước tính theo kết quả nghiên cứu trước tại Bà
Rịa Vũng Tàu năm 2013 là 21,5% (p = 0,215) . Chọn d = 0,04, DE= 2 (hệ số
thiết kế = 2 do chọn mẫu nhiều bậc) thay số, tính được n = 812.
- Kỹ thuật chọn mẫu:
Chọn trường:
+ Dựa trên danh sách các trường THCS khu vực thành phố Thái
Nguyên do Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên cung cấp, tiến
hành bốc thăm ngẫu nhiên 4 trường THCS vào nghiên cứu.
+ Kết quả chọn được 4 trường THCS gồm: Trường THCS Quang
Trung, THCS Nha Trang, THCS Chu Văn An và THCS Hoàng Văn Thụ.



5

+ Cỡ mẫu tại từng trường được lựa chọn dựa theo cỡ mẫu nghiên cứu
đã được tính toán, phân chia tỷ lệ phù hợp với tổng số học sinh tại mỗi
trường. Lấy tổng số học sinh của 4 trường (4034) so với cỡ mẫu cần lấy
(812), tính số học sinh cần thu mỗi trường cụ thể như sau:
 Trường THCS Quang Trung có 1052 học sinh, n1 = 212
 Trường THCS Nha Trang có 1535 học sinh, n2 = 308
 Trường THCS Chu Văn An có 853 học sinh, n3= 172
 Trường THCS Hoàng Văn Thụ có 594 học sinh, n4= 120.
Tại các trường được chọn, thực hiện chọn ngẫu nhiên học sinh của các
khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9 theo danh sách học sinh của trường, trừ những học
sinh vắng mặt tại thời điểm điều tra để tiến hành điều tra cắt ngang (tuy nhiên
để đảm bảo đạo đức nghiên cứu, tiến hành khám cho toàn bộ học sinh của
trường theo nhu cầu học sinh). Thực tế kết quả khám và phỏng vấn ở 4 trường
được 1130 học sinh. Sau khi khám và phỏng vấn xong sẽ tiến hành phỏng
phấn đại diện phụ huynh học sinh được khám TKX (bố hoặc mẹ hoặc người
chăm sóc trực tiếp) để đánh giá về kiến thức phòng chống TKX của phụ
huynh học sinh (cỡ mẫu phỏng vấn phụ huynh tương ứng với cỡ mẫu khám
và phỏng vấn về TKX). Thực tế kết quả khám và phỏng vấn ở 4 trường được
1130 học sinh và 1130 phụ huynh của học sinh tham gia nghiên cứu.
2.5. Chỉ số nghiên cứu
2.5.1. Liên quan giữa tật khúc xạ với môi trường học tập của học sinh
- Mối liên quan giữa trường nghiên cứu với TKX
- Mối liên quan giữa khối lớp học với TKX
- Mối liên quan giữa hoạt động học thêm với TKX
2.5.2. Liên quan giữa tật khúc xạ với các yêu tố cá nhân của học sinh
- Mối liên quan giữa giới tính học sinh với TKX
- Mối liên quan giữa việc sử dụng máy tính để học mỗi ngày với TKX



6

- Mối liên quan giữa thời gian chơi điện tử mỗi ngày với TKX
- Mối liên quan giữa việc thời gian xem vô tuyến mỗi ngày với TKX
- Mối liên quan giữa tham gia hoạt động ngoài trời với TKX
- Mối liên quan giữa thời gian giúp việc gia đình mỗi ngày với TKX
- Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với TKX
2.5.3. Liên quan giữa tật khúc xạ với yếu tố chăm sóc của gia đình
- Mối liên quan giữa vị trí góc học tập tại nhà với TKX
- Mối liên quan giữa hiệu số bàn ghế góc học tập tại nhà với TKX
- Mối liên quan giữa sử dụng đèn chống cận thị tại nhà với TKX
- Mối liên quan giữa tư thế ngồi học của học sinh với TKX
- Mối liên quan giữa nhắc nhở tư thế ngồi học của phụ huynh với TKX
- Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh về TKX với TKX
2.5.4. Liên quan giữa tật khúc xạ với hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt
- Mối liên quan giữa khám mắt định kỳ với TKX
2.6. Tiêu chuẩn đánh giá một số chỉ số sử dụng trong nghiên cứu
- Thị lực:
Là khả năng mắt có thể phân biệt rõ các chi tiết của vật. Mức độ thị lực
được đánh giá theo phân loại của tổ chức Y tế Thế giới:
 Thị lực > 7/10

: Bình thường

 Thị lực > 3/10 - 7/10

: Giảm

 Thị lực ĐNT 3m - 3/10


: Giảm nhiều

 Thị lực < ĐNT 3m

: Mù

- Tiêu chuẩn đánh giá TKX của WHO
Số liệu đo được cần xử lý theo từng mắt riêng biệt (Mắt phải, Mắt trái)
Mắt chính thị: được coi là mắt có độ khúc xạ cầu tương đương (Công
suất cầu tương đương = công suất cầu + 1/2 công suất trụ) lớn hơn - 0.5D và
nhỏ hơn +2.0D. Khúc xạ cầu tương đương (SE: spherical equivalent) = chỉ số


7

khúc xạ cầu + 1/2 chỉ số khúc xạ trụ. Người được coi là chính thị nếu không
có mắt nào cận hoặc viễn thị.
 Mắt được coi là cận thị khi có khúc xạ cầu tựơng đương từ - 0.5D trở lên

sau liệt điều tiết. Người được coi là cận thị khi có một mắt hoặc cả hai mắt cận thị.
 Mắt được coi là viễn thị khi có khúc xạ cầu tương đương > + 2.0D

trở lên sau liệt điều tiết, vì viễn thị < + 2,00D không ảnh hưởng tói thi lực cùạ
trẻ em. Người được coi là viễn thị khi có cả 2 mắt viễn thị, hoặc có một mắt
viễn và mắt kia chính thị.
 Mắt được coi là loạn thị khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự động sau

liệt điều tiết của 2 trục chính chênh lệch nhau > 0,75 D trở lên.
- Thời gian mắt nhìn gần: là khoảng thời gian dành cho học tập, đọc

sách, đọc truyện, xem ti vi, chơi điện tử, sử dụng máy vi tính, sử dụng điện
thoại... Đánh giá theo 3 mức độ:
+ Ít: Thời gian mắt nhìn gần từ 0 đến dưới 2 giờ/ngày
+ Trung bình: Thời gian mắt nhìn gần từ 2 đến dưới 5 giờ/ngày
+ Nhiều: Thời gian mắt nhìn gần từ trên 5 giờ/ngày
- Tư thế ngồi học của học sinh:
+ Cúi đầu thấp: Khoảng cách từ mắt tới sách/vở < 25 cm
+ Ngồi đúng tư thế: Khoảng cách từ mắt tới sách/vở ≥ 25 cm
- Hiệu số bàn ghế:
+ Phù hợp: hiệu số chiều cao bàn - chiều cao ghế từ 25 - 28 cm
+ Không phù hợp: Hiệu số bàn ghế khác 25 - 28 cm.
2.7. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
Thông tin được thu thập gồm 3 bước:
- Lập danh sách, lựa chọn học sinh tham gia nghiên cứu.
- Tiến hành khám mắt: quy trình khám mắt cho học sinh và phát hiện
TKX được các bác sĩ chuyên khoa mắt, Bệnh viện Mắt tỉnh Thái Nguyên thực
hiện và ghi chép vào bệnh án thống nhất.


8

- Phỏng vấn học sinh bằng bộ câu hỏi phỏng vấn TKX học đường dành
cho học sinh đã được xây dựng, mã hóa thống nhất. Nghiên cứu viên là các
chuyên gia y tế công cộng, được tập huấn thống nhất cách thức phỏng vấn
trước khi tiến hành phỏng vấn cho học sinh.
- Phỏng vấn phụ huynh của những học sinh đã được khám mắt bằng bộ
câu hỏi phỏng vấn về kiến thức TKX học đường dành cho phụ huynh. Nghiên
cứu viên là các chuyên gia y tế công cộng, được tập huấn thống nhất cách
thức phỏng vấn trước khi tiến hành phỏng vấn cho phụ huynh.
2.8. Xử lý và phân tính số liệu

Số liệu được mã hóa, nhập liệu bằng phần mềm Epidata và xử lý theo
các thuật toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0: tính tần số, tỉ lệ %.
Test thống kê xác định sự khác biệt sử dụng Chi-square test (test χ2). Sự khác
biệt được xác định là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu đã được sự đồng ý của Hội đồng nhân dân thành
phố Thái Nguyên, Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái
Nguyên và Ủy ban nhân dân các phường có trường được chọn nghiên cứu
trên địa bàn và trường THCS nghiên cứu. Phụ huynh học sinh được giải thích
rõ nội dung và mục đích nghiên cứu để tự nguyện tham gia và cam kết thực
hiện. Học sinh được giải thích và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, các em
có thể từ chối tham gia vào nghiên cứu với bất kỳ ký do nào.
Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên và Hội đồng trường THCS: Quang Trung; Hoàng Văn Thụ, Nha
Trang và Chu Văn An xét duyệt và thông qua.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được hướng dẫn phòng bệnh,
nếu có bệnh được hướng dẫn và điều trị do các bác sĩ chuyên khoa chỉ định,
với sự đồng ý lựa chọn của học sinh và phụ huynh học sinh.


9

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Liên quan giữa môi trường học tập của học sinh với tật khúc xạ
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa trường nghiên cứu với tật khúc xạ
TKX

74

26,7


Không TKX
SL
%
73,3
203

Quang Trung (2)

74

34,6

140

65,4

214

100,0

Nha Trang (3)

109

34,3

209

65,7


318

100,0

Chu Văn An (4)

137

42,7

184

57,3

321

100,0

394

34,9

736

65,1

1130

100,0


Tên trường
Hoàng Văn Thụ (1)

Tổng

Có TKX
SL
%

p

Tổng
SL
%
277 100,0

p 1-2 = 0,060; p 1-3 = 0,046; p 1-4 < 0,001

Nhận xét: Tỉ lệ mắc TKX cao nhất ở trường THCS Chu Văn An và
thấp nhất ở trường THCS Hoàng Văn Thụ. Sự khác biệt mắc TKX ở một số
trường nghiên cứu có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.2. Mối liên quan giữa khối lớp học với tật khúc xạ
TKX

68

27,0

Không TKX

SL
%
73,0
184

Khối 7 (2)

123

33,0

250

67,0

373

100,0

Khối 8 (3)

107

38,6

170

61,4

277


100,0

Khối 9 (4)

96

42,1

132

57,9

228

100,0

Tổng

394

34,9

736

65,1

1130

100,0


Khối lớp
Khối 6 (1)

p

Có TKX
SL
%

Tổng
SL
%
252 100,0

p 1-2 = 0,111; p 1-3 < 0,004; p 1-4 < 0,001

Nhận xét: Tỉ lệ mắc TKX cao nhất ở học sinh khối lớp 9 (42,1%) và
thấp nhất ở học sinh khối lớp 6 (27,0%). Tỷ lệ mắc TKX ở khối lớp 8 và khối
lớp 9 cao hơn khối lớp 6, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa việc tham gia lớp học thêm ngoài giờ chính


10

khóa của học sinh với tật khúc xạ
TKX
Học thêm



377

35,6

Không TKX
SL
%
64,4
682

Không

17

23,9

54

76,1

71

100,0

394

34,9

736


65,1

1130

100,0

Tổng

Có TKX
SL
%

p

Tổng
SL
%
1059 100,0

p = 0,046

Nhận xét: Học sinh học thêm có tỉ lệ TKX (35,6%) cao hơn học sinh
không đi học thêm (23,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
3.2. Liên quan giữa các yêu tố cá nhân của học sinh với tật khúc xạ
Bảng 3.4. Mối liên quan giữa giới tính học sinh với tật khúc xạ
TKX
Giới
Nam

174


31,6

Không TKX
SL
%
68,4
377

Nữ

220

38,0

359

62,0

579

100,0

394

34,9

736

65,1


1130

100,0

Tổng

Có TKX
SL
%

p

Tổng
SL
%
551 100,0

p = 0,024

Nhận xét: Nữ giới có tỉ lệ TKX (38,0%) cao hơn nam giới (31,6%), sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


11

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa thời gian sử dụng máy tính, chơi điện tử và
xem vô tuyến mỗi ngày của học sinh với tật khúc xạ
TKX


Có TKX
SL
%

Không TKX
SL
%

≥ 2 giờ

69

32,9

141

67,9

< 2 giờ

325

35,3

595

64,7

Chỉ số
Sử dụng máy tính để học


p

Tổng
SL
%
210
920

100,0

246
884

100,0

432
698

100,0

100,0

p = 0,498

Chơi điện tử
≥ 2 giờ

99


40,2

147

59,8

< 2 giờ

295

33,4

589

66,6

p

100,0

p = 0,045

Xem vô tuyến
≥ 2 giờ

167

38,7

265


61,3

< 2 giờ

227

32,5

471

67,5

P

100,0

p = 0,035

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa TKX học đường với thời gian
sử dụng máy tính để học của học sinh (p>0,05). Học sinh có thời gian chơi
điện tử và xem vô tuyến ≥ 2 giờ mỗi ngày mắc TKX cao hơn học sinh xem vô
tuyến và chơi điện tử < 2 giờ mỗi ngày, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).


12

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa với sự tham gia hoạt động ngoài trời và thời
gian giúp việc gia đình mỗi ngày với tật khúc xạ

TKX

Có TKX
SL
%

Không TKX
SL
%



250

32,9

511

67,1

Không

144

39,0

225

61,0


Chỉ số
Hoạt động ngoài trời

p

Tổng
SL
%
761
369

100,0

434
696

100,0

1130

100,0

100,0

p = 0,041

Giúp việc gia đình
66,8

≥ 2 giờ


144

33,2

290

< 2 giờ

250

35,9

64,1
446
p = 0,347

394

34,9

736

P
Tổng

65,1

100,0


Nhận xét: Tỉ lệ cận thị ở học sinh không tham gia hoạt động ngoài trời
là 39,0%, cao hơn so với học sinh có tham gia hoạt động ngoài trời (32,9%),
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không có sự khác biệt về mắc
TKX với thời gian giúp việc gia đình mỗi ngày của học sinh (p>0,05).


13

Bảng 3.7. Mối liên quan giữa kiến thức của học sinh với tật khúc xạ
TKX
Có TKX
Không TKX
Tổng
SL
%
%
%
SL
%
Kiên thức học sinh
81,4
100,0
Tốt (1)
8
18,6
35
43
62,7
402 100,0
Trung bình (2)

150
37,3
252
65,5
685 100,0
Yếu (3)
236
34,5
449
Tổng
394
34,9
736
65,1
1130 100,0
P
p 1-2 = 0,019; p 1-3 = 0,040

Nhận xét: Các học sinh có kiến thức tốt hơn về TKX thì mắc TKX thấp
hơn các học sinh có kiến thức không tốt về TKX, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05).
3.3. Liên quan giữa yêu tố chăm sóc của gia đình với tật khúc xạ
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa cách bố trí/trang bị góc học tập
tại nhà của học sinh với tật khúc xạ
TKX

Có TKX
SL
%
Góc học tập

Vị trí góc học tập gần cửa sổ

273
36,0
Không
121
32,6
p
Hiệu số bàn ghế góc học tập tại nhà
Phù hợp (25-28cm)
127
31,0
Không
267
37,1
P
Đèn chống cận thị

275
33,1
Không
119
39,7
P
Tổng
394
34,9

Không TKX
SL

%

Tổng
SL
%

64,0
486
67,4
250
p = 0,267

759
371

100,0
100,0

69,0
283
62,9
453
p = 0,038

410
720

100,0
100,0


66,9
555
60,3
181
p = 0,042
736
65,1

830
300

100,0
100,0

1130

100,0


14

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa TKX với góc học tập gần cửa
sổ của học sinh (p>0,05). Có mối liên quan giữa TKX với hiệu số bàn ghế
phù hợp và sử dụng đèn chống cận thị (p<0,05).

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tư thế ngồi học của học sinh và việc nhắc
nhở tư thế ngồi học thường xuyên của phụ huynh với tật khúc xạ
TKX
Chỉ số
Tư thế ngồi học

Phù hợp (thẳng, mặt
cách bàn 25 - 30 cm)
Không

Có TKX
SL
%

Không TKX
SL
%

Tổng
SL
%

196

31,8

420

68,2

616

100,0

198


38,5

316

61,5

514

100,0

p

p = 0,019

Nhắc nhở của phụ huynh về tư thế ngồi học
Thường xuyên
Không thường xuyên,
thỉnh thoảng
p

147

34,6

278

65,4

425


100,0

247

35,0

458

65,0

705

100,0

Tổng

394

1130

100,0

p = 0,879
34,9

736

65,1

Nhận xét: Học sinh có tư thế ngồi học không đúng mắc TKX cao hơn

học sinh học sinh có tư thế ngồi học đúng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Không có mối liên quan giữa TKX với học sinh không được phụ
huynh nhắc nhở tư thế ngồi học (p>0,05).


15

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức của phụ huynh về tật khúc xạ với tật
khúc xạ của học sinh
TKX

Có TKX

Không TKX

Tổng

Kiên thức PH

SL

%

%

%

SL

%


Tốt (1)

46

25,8

132

74,2

100,0

Trung bình (2)

153

36,5

266

63,5

178
419

Yếu (3)

195


36,6

338

63,4

533

100,0

Tổng

394

34,9

736

65,1

1130

100,0

P

100,0

p 1-2 = 0,011; p 1-3 = 0,009


Nhận xét: Các phụ huynh có kiến thức tốt về TKX thì học sinh con của
họ mắc TKX thấp hơn so với học sinh con của phụ huynh có kiến thức trung
bình và yếu về TKX, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ((p<0,05).
3.4. Liên quan giữa tật khúc xạ với hoạt động chăm sóc sức khỏe mắt
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa việc khám mắt định kỳ với tật khúc xạ
TKX
Khám mắt định kỳ
6 tháng - 1 năm/lần
Khác
Tổng
p

Có TKX
SL
%

Không TKX
SL
%

Tổng
SL
%

142

49,1

147


50,9

289

100,0

252

30,0

589

70,0

394

34,9

736

65,1

841
1130

100,0
100,0

p < 0,001


Nhận xét: Học sinh được khám mắt định kỳ có tỷ lệ mắc TKX thấp
hơn học sinh không được khám mắt định kỳ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).


16

IV. BÀN LUẬN
Cùng với sự thay đổi môi trường sống, sự phát triển công nghệ thông
tin, áp lực học tập... mà tỉ lệ TKX học đường ngày càng gia tăng. TKX ảnh
hưởng không nhỏ đến giáo dục, y tế và xã hội do các tác hại và gánh nặng sức
khỏe y tế của TKX tạo ra. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã phân
tích nhiều yếu tố liên quan đến TKX học đường, mỗi nghiên cứu cho các kết
quả cụ thể khác nhau. Việc phân tích các yếu tố liên quan đến TKX học
đường sẽ là cơ sở vững chắc để đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp,
nhằm hạn chế tác động không mong muốn của các yếu tố này, tạo ra các tác
động tích cực để hạn chế yếu tố ảnh hưởng xấu, nhằm phòng chống TKX học
đường cho học sinh.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: tỉ lệ mắc TKX cao nhất ở
trường THCS Chu Văn An và thấp nhất ở trường THCS Hoàng Văn Thụ. Như
vậy có mối liên quan giữa TKX học đường với các trường tham gia nghiên
cứu (p<0,05). Theo chúng tôi, có sự khác biệt này có thể do đặc điểm các
trường THCS, trường THCS Chu Văn An được xác định là trường ”chuyên”
trong khối THCS của tỉnh, nơi tập trung nhiều học sinh THCS giỏi và là
những bạn thường phải học tập rất nhiều từ chương trình tiểu học, do đó có lẽ
tỉ lệ TKX ở trường Chu Văn An chiếm cao so với các trường khác là một điều
”tự nhiên” về mặt xã hội. Bên cạnh đó, kết quả khác biệt giữa các trường còn
có thể do sự khác biệt về điều kiện vệ sinh lớp học, như mức độ chiếu sáng,
kích cỡ bàn ghế... Cần có thêm một nghiên cứu đánh giá về vấn đề vệ sinh
lớp học như kích cỡ bàn ghế, đèn chiếu sáng... của các trường tham gia

nghiên cứu, qua đó có thể xác định chính xác yếu tố ảnh hưởng đến sự khác
biệt này.
Kết quả nghiên cứu bảng 3.2 thấy tỉ lệ mắc TKX cao nhất ở học sinh
khối lớp 9 (42,1%) và thấp nhất ở học sinh khối lớp 6 (27,0%). Có mối liên
quan giữa TKX học đường với khối lớp học của học sinh (p<0,05), học sinh


17

càng học lên lớp cao thì tỷ lệ mắc TKX càng cao lên. Kết quả này có thể lý
giải với thực tế là do càng học lên lớp cao thì áp lực học càng lớn, học sinh
phải học nhiều, thời gian mắt phải làm việc càng nhiều. Ngoài ra lớp 9 là lớp
thi chuyển cấp cho nên có tình trạng căng thẳng và học sinh tập trung học tập
nhiều hơn, có thể đây là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ TKX cao hơn. Nghiên cứu
của Hoàng Văn Linh (2009) cũng cho kết quả tương tự và có lý giải phù hợp
với giải thích này khi thời gian học càng nhiều thì tỉ lệ TKX càng cao: tỉ lệ
TKX cao nhất ở học sinh trung học phổ thông (THPT) (17,0%) sau đó đến
học sinh THCS (5,9%) và thấp nhất ở học sinh tiểu học (2,4%) . Kết quả này
cũng phù hợp với mối liên quan giữa TKX và tuổi: tuổi càng cao thì tỉ lệ
TKX càng cao vì càng học lớp lớn hơn. Tuổi cao thì học sinh sẽ có thời gian
mắt làm việc nhiều để học tập nhiều hơn, áp lực học lớn hơn và đã có tổng
thời gian mắt làm việc nhiều hơn... dẫn tới tỉ lệ mắc TKX cao hơn. Nghiên
cứu của You Qi Sheng và cs (2012) cho thấy tỉ lệ cận thị ở học sinh có liên
quan với gia tăng độ tuổi (OR = 1,37; 95%CI: 1,37 - 1,39) . Nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Triết và cs (2013) về TKX trên 7200 học sinh thành phố Quy
Nhơn cho kết quả: Có mối tương quan tỉ lệ thuận và rất mạnh giữa tỉ lệ TKX,
tỉ lệ cận thị, loạn thị và tuổi (R= 0,984; R= 0,977 và R= 0,901 với p < 0,001) .
Với các kết quả này có thể nhận thấy là rất cần phải thực hiện truyền thống,
giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) cho học sinh và phụ huynh học sinh nhiều hơn
ở các lớp học càng sớm càng tốt để có thể phòng mắc TKX ở các lớp học cao

hơn.
Giới cũng là yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới TKX. Mối liên quan
giữa giới và TKX cũng không được thật sự khẳng định rõ ràng ở tất cả các
nghiên cứu (có nghiên cứu cho thấy mối liên quan, có nghiên cứu chưa chứng
minh được mối liên quan giữa giới và TKX). Giả thuyết đặt ra là giới nữ có
thể bị TKX cao hơn nam, điều này có thể giải thích do nữ học sinh có xu
hướng chăm học hơn nam, vì thế mắt làm việc nhiều hơn. Mối liên quan giữa


18

giới và cận thị học đường được chứng minh trong nghiên cứu của You Qi
Sheng và cs (2012) với kết quả: nữ giới có nguy cơ mắc cận thị cao hơn 1,35
lần so với nam giới (95%CI: 1,25 - 1,47) . Nghiên cứu của Phạm Văn Tần
(2010) cho kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính: học sinh nữ mắc
cận thị cao hơn so với học sinh nam với tỉ số chênh OR = 1,6; 95%CI = 1,0 –
2,4) , . Nghiên cứu của Alam H. và cs (2008) về TKX học đường trên 1000
học sinh ở Karachi, Pakistan đã chứng minh mối liên quan giữa TKX học
đường và giới nữ (p < 0,05) . Tuy nhiên, nghiên cứu của Paudel Prakash và cs
(2014) tại Bà Rịa - Vũng Tàu chưa chứng minh được mối liên quan giữa giới
và TKX học đường . Nghiên cứu của chúng tôi đồng thuận với các nghiên
cứu của: You Qi Sheng và cs (2012), Phạm Văn Tần (2010) và Alam H. và cs
(2008) khi cho kết quả: nữ giới có tỉ lệ TKX (38,0%) cao hơn nam giới
(31,6%), khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Trong chương trình học tập, do chịu sức ép nặng về thành tích, học sinh
thường phải học rất nhiều, do đó mắt phải làm việc liên tục. Thêm vào đó,
thời gian biểu bố trí không hợp lý, điều kiện có sở vật chất không đảm bảo
như bàn ghế, ánh sáng, góc học tập..., làm cho trẻ phải làm việc bằng mắt
trong tư thế nhìn quá gần, mặt khác thời gian hoạt động ngoài trời và nghỉ
ngơi thư giãn cho mắt quá ít. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: học

sinh học thêm có tỉ lệ TKX (35,6%) cao hơn học sinh không đi học thêm
(23,9%). Có mối liên quan giữa TKX học đường với việc học thêm của học
sinh (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên
cứu: Nghiên cứu của Trần Thị Dung (2010) thấy: có sự liên quan rõ rệt giữa
thời lượng sử dụng mắt nhìn gần với tỉ lệ TKX ở học sinh: Tỉ lệ TKX của học
sinh có học thêm (54,76%) cao hơn so với học sinh không đi học thêm
(5,68%) . Nghiên cứu của Saw S. M. và cs (2002) cho kết quả: nhóm học sinh
có học thêm, thì có nguy cơ bị cận cao hơn nhiều so với nhóm học sinh không
học thêm . Nghiên cứu Phạm Thị Vượng (2007) đã chỉ ra rằng học sinh có


19

thời gian học thêm trong tuần trên 10 giờ thì nguy cơ mắc cận thị cao gấp
2,56 lần so với học sinh học ít hơn 10 giờ mỗi tuần . Như vậy nghiên cứu của
chúng tôi và các nghiên cứu trước đã chỉ rõ ràng thời gian học thêm có liên
quan đến mắc TKX ở học sinh.
Bảng 3.5 cho thấy: không có mối liên quan giữa TKX học đường với
thời gian sử dụng máy tính để học của học sinh (p>0,05). Điều này có thể do
đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS, cha mẹ thường có thói quen nhắc
nhở sát sao trong việc cho sử dụng máy tính đúng cách. Kết quả khác của
bảng 3.5 đã chứng minh được mối liên quan giữa mắc TKX học đường với
thời gian chơi điện tử và xem vô tuyến. Các học sinh có thời gian chơi điện tử
và xem vô tuyến ≥ 2 giờ mỗi ngày mắc TKX cao hơn học sinh chơi điện tử và
xem vô tuyến < 2 giờ mỗi ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p<0,05).
Nghiên cứu của Dương Tòng Chinh và cs (2014) về TKX ở Long Xuyên, An
Giang cho thấy: chơi game nhiều hơn 2 giờ trong ngày có nguy cơ cao mắc
TKX so với nhóm chơi game < 2h/ngày với tỉ số chênh: OR = 3,5; 95%CI:
1,2 – 10,4 . Nghiên cứu của Saxena Rohit và cs (2015) trên 9884 trẻ em ở
Delhi, Ấn Độ đã chứng minh mối liên quan thuận giữa cận thị với trẻ có thói

quen học/đọc sách > 5 giờ/ngày (p < 0,001), xem ti vi > 2 giờ/ngày (p <
0,001) và chơi game trên máy vi tính/trên điện thoại (p < 0,001) . Nghiên cứu
của You Qui Sheng và cs (2012) đã cho thấy: thời gian xem ti vi < 2h/ngày là
yếu tố làm giảm nguy cơ mắc cận thị (OR = 0,93; 95%CI: 0,89 - 0,97) . Hiện
nay, thói quen giải trí bằng những trò chơi trên internet, máy tính, truyện
tranh... đòi hỏi mắt phải liên tục làm việc nhìn gần, như trò chơi điện tử làm
mắt phải điều tiết nhiều, khiến tình trạng trẻ bị cận thị gia tăng. Nhiều loại
sách in cho trẻ em đọc như các loại truyện tranh, sách báo in chữ quá nhỏ
cũng làm cho mắt phải điều tiết liên tục gây tăng gánh nặng cho mắt. Việc
quá tải trong các hoạt động cần tập trung nhìn gần như học tập, làm việc, giải
trí, máy tính... đã góp phần làm cho tỉ lệ cận thị/TKX trong học sinh gia tăng


20

nhanh chóng , , .
Một vấn đề rất đáng quan tâm là hoàn toàn có thể phòng tránh được
được mắc TKX hoặc hạn chế tiến triển xấu của TKX nếu có hiểu biết đầy đủ
và thực hành đúng các biện pháp để phòng chống bệnh. Nghiên cứu của
chúng cho thấy: tỉ lệ cận thị ở học sinh không tham gia hoạt động ngoài trời
là 39,0%, cao hơn so với học sinh có tham gia hoạt động ngoài trời (32,9%).
Kết quả này cho thấy có mối liên quan ngược giữa tăng tỉ lệ TKX với tham
gia hoạt động ngoài trời của học sinh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với kết quả nghiên
cứu của Saxena Rohit và cs (2015) trên 9884 trẻ em ở Delhi, Ấn Độ đã chứng
minh mối liên quan ngược giữa việc trẻ tham gia hoạt động ngoài trời > 2
giờ/ngày với cận thị (p < 0,05) . Nghiên cứu của You Qui Sheng và cs (2012)
đã cho thấy: sử dụng protein bổ sung và cảm thấy vui vẻ về cuộc sống cũng là
2 yếu tố làm giảm nguy cơ mắc cận thị ở học sinh, với tỉ số chênh lần lượt là
OR = 0,94; 95%CI: 0,90 - 0,99, và OR = 0,93; 95%CI: 0,89 - 0.98 . Nghiên

cứu của Saw S. M. và cs (2002) cho kết quả nhóm học sinh có thời gian nhìn
gần nhiều và thời gian hoạt động ngoài trời ít có tỉ lệ cận thị cao hơn rõ rệt
nhóm học sinh có thời gian nhìn gần ít hơn và thời gian hoạt động ngoài trời
nhiều hơn . Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng các nghiên
cứu trước đó. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chưa chứng minh được
mối liên quan giữa TKX với thời gian giúp việc gia đình mỗi ngày của học
sinh. Mặc dù tỉ lệ trẻ giúp việc gia đình ≥ 2 giờ bị TKX (33,2%) thấp hơn so
với trẻ giúp việc gia đình < 2 giờ (35,9%) nhưng sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05). Lý giải điều này theo chúng tôi là: (1) Trẻ em ở
thành phố thường ít phải làm việc nhà hoặc ít việc được phụ huynh giao cho
làm, (2) Mặc dù trẻ không làm việc nhà nhưng trẻ lại dành thời gian cho hoạt
động ngoại khóa khác, (3) Việc xác định chính xác thời lượng làm việc nhà
trung bình hàng ngày của mỗi trẻ có thể có sai số.


×