Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

THỰC TRẠNG và một số yếu tố LIÊN QUAN đến cận THỊ học ĐƯỜNG ở học SINH TIỂU HỌC tại THÀNH PHỐ bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ TIẾN CƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC
TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN- NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

LÊ TIẾN CƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN
CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC


TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG
Chuyên ngành : Y tế Công cộng
Mã số

: CK 62727601

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

THÁI NGUYÊN - NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Lê Tiến Cương


LỜI CẢM ƠN

Để có được những kết quả như ngày hôm nay, tôi xin trân trọng cảm ơn
Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các Phòng, Bộ môn và các thầy
giáo, cô giáo, cán bộ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã trang
bị cho tôi kiến thức, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, trưởng bộ môn Sức khỏe môi
trường - Sức khỏe nghề nghiệp, phó trưởng khoa Y tế công cộng, là người
thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các nhà khoa học, các
cán bộ và nhân viên khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược – Đại học Thái
Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học
tập, nghiên cứu đề tài luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Mắt, Khoa sức khỏe
cộng đồng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang; Phòng Giáo dục
và Đào tạo, các trường tiểu học thành phố Bắc Giang đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
động viên, chia sẻ, giúp đỡ của gia đình, anh em, bạn bè, đồng nghiệp, những
người thân. Tôi xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017

Lê Tiến Cương


KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BYT

Bộ Y tế

D


Diop

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

VSTH

Vệ sinh trường học


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Ký hiệu viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường........................................12
1.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và gia đình với cận thị.............12
1.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố học đường với cận thị............................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................26

2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................26
2.3. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................31
2.3.1. Khám phát hiện cận thị...................................................................31
2.3.2. Đo điều kiện vệ sinh lớp học............................................................33
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu..................................................................33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................34
2.6. Sai số trong nghiên cứu..........................................................................34
Chương 3........................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................67


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường........................................12
1.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và gia đình với cận thị.............12
1.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố học đường với cận thị............................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................26
2.3. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................31
2.3.1. Khám phát hiện cận thị...................................................................31
2.3.2. Đo điều kiện vệ sinh lớp học............................................................33
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu..................................................................33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................34

2.6. Sai số trong nghiên cứu..........................................................................34
Chương 3........................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................67


DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường........................................12
1.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và gia đình với cận thị.............12
1.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố học đường với cận thị............................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................26
2.3. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................31
2.3.1. Khám phát hiện cận thị...................................................................31
2.3.2. Đo điều kiện vệ sinh lớp học............................................................33
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu..................................................................33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................34
2.6. Sai số trong nghiên cứu..........................................................................34
Chương 3........................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................67
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường........................................12
1.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và gia đình với cận thị.............12


1.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố học đường với cận thị............................16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................26
2.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm, thời gian nghiên cứu.............................26
2.1.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................26
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................26
2.3. Phương pháp thu thập thông tin..............................................................31
2.3.1. Khám phát hiện cận thị...................................................................31
2.3.2. Đo điều kiện vệ sinh lớp học............................................................33
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu..................................................................33
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................34
2.6. Sai số trong nghiên cứu..........................................................................34
Chương 3........................................................................................................36
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................66
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................67


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cận thị là một tật khúc xạ của mắt trong đó tiêu điểm sau ở phía trước
võng mạc, do đó mắt cận thị không nhìn rõ các vật ở xa và thị lực nhìn xa bao
giờ cũng dưới 10/10. Cận thị nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp
thời sẽ ảnh hưởng đến học tập, sinh hoạt. Những trường hợp cận thị nặng có
thể gây ra biến chứng nguy hiểm như thoái hóa, bong võng mạc dẫn đến mù

lòa. Cận thị thường xuất hiện, tiến triển ở lứa tuổi học sinh (HS) và được gọi
là “cận thị học đường” [3].
Cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất trong các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị và
loạn thị) và là một trong những nguyên nhân chính gây giảm thị lực trên thế
giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới
có tật khúc xạ, trong đó 153 triệu người bị mù hoặc bị giảm thị lực do tật khúc
xạ không được chỉnh kính. Đa số những người này sống ở các nước đang phát
triển (1/3 ở Châu Phi), trong đó trẻ em không được chỉnh kính mắc cận thị với tỷ lệ
cao [28].
Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới cho thấy tỷ lệ cận thị cao gặp ở
một số nước Châu Á như: Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Kleinstein,
R.N. và cộng sự (2012) điều tra ở 4.556 HS (5-16 tuổi) thấy nữ có tỷ lệ mắc
mới (18,5%) cao hơn so với nam giới (14,5%) [52].
Ở Việt Nam, cận thị học đường đã được quan tâm từ những năm 60 của
thế kỷ 20 nhưng cho đến nay cận thị vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao và có xu
hướng tăng nhanh, đặc biệt ở những thành phố lớn. Năm 2007, kết quả nghiên
cứu của Trần Thị Dung ở Hà Nội đã ghi nhận tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học
là 16,22% [8].
Các yếu tố liên quan đến cận thị học đường có nhiều. Các hành vi bất
lợi như tư thế ngồi học, điều kiện vệ sinh lớp học không tốt như ánh sáng
không đảm bảo quy định, bàn ghế không hợp vệ sinh, kích thước, diện tích


2

lớp học không đúng tiêu chuẩn, áp lực, chế độ học tập căng thẳng,…Ngoài
sức ép học tập các em thường xuyên tiếp cận với những phương tiện truyền
thông hiện đại ảnh hưởng đến thị lực khi sử dụng không hợp lý hoặc lạm
dụng quá mức như: sử dụng vi tính, chơi điện tử, xem ti vi, đọc truyện tranh
chữ nhỏ... [12].

Thành phố Bắc Giang nằm ở khu vực đông Bắc nước ta, có tốc độ đô
thị hóa nhanh, môi trường, điều kiện học tập của trẻ em trở nên trật trội, chưa
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu vệ sinh trường học. Vấn đề cận thị cũng như các
yếu tố liên quan đến cận thị học đường của học sinh tiểu học đang là vấn đề
cần được nghiên cứu đầy đủ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực
trạng và một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu học tại
thành phố Bắc Giang” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng cận thị học đường ở học sinh tiểu học tại thành
phố Bắc Giang năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường ở học sinh tiểu
học tại thành phố Bắc Giang.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Thực trạng bệnh cận thị học đường
1.1.1. Khái niệm, nguyên nhân và cách đánh giá cận thị học đường
1.1.1.1. Khái niệm
- Mắt chính thị: là mắt bình thường, khi mắt chính thị ở trạng thái không
điều tiết thì các tia sáng phản chiếu từ các vật ở xa sẽ được hội tụ trên võng
mạc [4], [23].

Hình 1.1. Mắt bình thường
- Cận thị: là mắt có công suất quang học quá cao so với độ dài trục nhãn
cầu. Ở mắt cận thị không điều tiết, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa
được hội tụ ở phía trước võng mạc.

Hình 1.2. Mắt cận thị



4

- Phân loại cận thị: cận thị được chia làm 2 loại:
+ Cận thị học đường: là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học, độ
cận thị ≤ - 6D, là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và
công suất hội tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của
võng mạc, nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng
ít không kèm theo những tổn thương bệnh lý khác.
Ở mắt cận thị học đường, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa sau
khi bị khuất triết sẽ được hội tụ ở phía trước võng mạc bất kể mắt có điều tiết
hay không. Trên thực tế, sự điều tiết ở mắt cận thị học đường sẽ làm cho mắt
bị mờ hơn. Cận thị học đường thường gặp do trục trước sau nhãn cầu quá dài
hoặc các thành phần khúc xạ quá mạnh [2], [4], [23].
+ Cận thị bệnh lý: là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của
mắt vượt quá giới hạn bình thường. Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý như:
cận thị có kèm theo những thoái hóa ở đĩa thị và hắc võng mạc; cận thị bệnh
lý do biến dạng giác mạc và thể thủy tinh: giác mạc hình chóp, thể thủy tinh
hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh [4], [23].
- Thị lực: thị lực là khả năng của mắt phân biệt rõ các chi tiết của vật. Hay nói
cách khác, thị lực là khả năng của mắt phân biệt được hai điểm ở gần nhau [23].
Phân loại mức độ thị lực của tổ chức Y tế Thế giới [7], [23].
Thị lực > 7/10

: Bình thường

Thị lực > 3/10 - 7/10

: Giảm


Thị lực ĐNT 3m - 3/10 : Giảm nhiều
Thị lực < ĐNT 3m

: Mù

1.1.1.2. Nguyên nhân gây cận thị học đường:
- Nguyên nhân gây nên cận thị thường do trục trước sau của nhãn cầu
dài hơn bình thường, công suất hội tụ của thể thủy tinh và giác mạc tăng hơn
bình thường [4], [23].


5

Độ dài của trục nhãn cầu tăng lên thường do sự mất cân xứng giữa áp
lực nội nhãn với độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc.
Áp lực nội nhãn gia tăng thường do nguyên nhân là sự tiết thủy dịch.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tăng tiết dịch thường do mắt điều tiết quá
mức trong điều kiện mắt phải nhìn gần nhiều hoặc do sự mất cân bằng, rối
loạn của thần kinh thực vật và vận mạch [65].
Điều tiết quá mức thường do hiện tượng co quắp cơ thể mi gây ra. Co
quắp cơ thể mi thường có những triệu chứng như đau đầu, nhức mắt, nhìn xa
mờ từng lúc và cận điểm quá gần. Co quắp cơ thể mi thường xảy ra khi mắt
phải nhìn gần kéo dài và làm nặng thêm cận thị học đường [48].
Độ cứng và tính đàn hồi của củng mạc cũng là nguyên nhân gây ra tăng
độ dài trục nhãn cầu, làm cho mắt trở thành cận thị. Khi thiếu các chất dinh
dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A, vitamin E, vitamin C cũng làm cho độ
cứng của củng mạc suy giảm nên mắc cận thị [4].
- Nguyên nhân gây cận thị học đường do điều kiện học tập không đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh như:

+ Lớp học: chiếu sáng không đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo) vì
vậy mắt của học sinh phải điều tiết nhiều trong quá trình dài dẫn tới trục trước
sau của mắt bị kéo dài, làm cho hình ảnh của vật không hiện trên võng mạc
mà lại hiện ở phía trước võng mạc.
+ Bàn ghế không đúng quy cách: bàn cao ghế thấp làm cho khoảng cách
giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải điều tiết nhiều. Bàn thấp ghế cao, học
sinh phải cúi xuống để viết làm cho máu dồn vào hố mắt nhiều làm cho áp lực
trong hố mắt tăng lên, đẩy thủy tinh thể phồng ra phía trước.
- Do học tập không hợp vệ sinh như lúc sáng sớm, buổi chiều hôm, nằm
để học…đều làm cho mắt phải điều tiết nhiều.


6

- Một số các nguyên nhân khác:
+ Chất lượng các thiết bị, đồ dùng học tập: chữ in trên trong sách giáo
khoa quá bé, chất lượng giấy xấu, bảng bóng, phấn mờ…
+ Các hoạt động ảnh hưởng đến thị lực: xem ti vi quá nhiều, hiện tượng
tăng sử dụng máy vi tính, chơi điện tử nhiều giờ.
1.1.1.3. Cách đánh giá cận thị học đường
Có nhiều phương pháp khám xác định cận thị học đường. Trên lâm
sàng thường áp dụng một số phương pháp đánh giá cận thị học đường sau:
- Phương pháp thử kính chủ quan: phương pháp này đơn giản, thuận
tiện vì chỉ cần một hộp kính và một bảng thị lực. Tuy nhiên do chỉ căn cứ vào
chủ quan của bệnh nhân nên còn chưa thật chính xác, do không loại trừ được
sự điều tiết của mắt [4], [23].
- Phương pháp soi bóng đồng tử: đây là phương pháp khách quan,
người đo có thể xác định chính xác tình trạng khúc xạ của mắt với gương
hoặc máy soi bóng đồng tử. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng trong
các nghiên cứu tại cộng đồng vì sẽ mất nhiều thời gian khi khám và đòi hỏi

người khám phải có nhiều kinh nghiệm mới có kết quả chính xác [4], [7], [23].
- Đo khúc xạ tự động: là một phương pháp khách quan để xác định cận
thị học đường. Có ưu điểm là khám và cho kết quả nhanh, khách quan nên
hiện nay được khuyến cáo nên sử dụng trong các nghiên cứu tại cộng đồng
[2], [4], [23].
Để loại trừ sự điều tiết của mắt làm kết quả đo khúc xạ tự động không
chính xác, người được khám được nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclogyl 1% 3 lần,
mỗi lần cách nhau 5 phút, sau khi tra lần 3 khoảng 20-30 phút tiến hành đo
khúc xạ bằng máy đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động [8], [29].


7

1.1.1.4. Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường
Mắt được coi là cận thị học đường: khi số đo bằng máy đo khúc xạ tự
động sau nhỏ thuốc liệt điều tiết ở trong giới hạn - 0,5D ≤ cận thị học đường
≤ - 6D [4], [7], [14], [23].
1.1.2. Thực trạng cận thị học đường
1.1.2.1.Cận thị học đường trên thế giới
Tổ chức Y tế thế giới ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 2,3 tỷ
người bị tật khúc xạ. Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường bắt đầu
từ 7 tuổi) nên nếu tính theo ''số người x năm bệnh'' thì cận thị học đường là
nguyên nhân gây giảm thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao
gấp 2 lần mù lòa do đục thủy tinh thể) [28].
Việc nghiên cứu vấn đề cận thị trên học sinh chỉ được bắt đầu vào
khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX.Trước đó, cận thị được coi là một bệnh
di truyền, tiến triển và ác tính nên đối với cận thị, các nhà nghiên cứu coi như
một bệnh rất khó phòng và chữa được [13].
Cùng với việc nghiên cứu sâu về cấu tạo quang học của mắt, những kết
quả đầu tiên ở công trình nghiên cứu của Hermann Coba về cận thị tại trường

học ở các thành phố của cộng hòa liên bang Đức được công bố cho thấy tỷ lệ
cận thị tại trường cấp I là 6,7%; trường cấp II là 19,7% và trường cấp III là
26,2%. Những kết quả nghiên cứu này đã làm cho các nhà nhãn khoa, các nhà
vệ sinh học thấy việc cần nghiên cứu tìm hiểu về cận thị học đường, một số
bệnh xuất hiện và tiến triển trong thời gian đi học.
Trong 10 năm cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, hệ thống
y tế học đường bắt đầu phát triển, đã có các bác sĩ, y tá với nhiệm vụ khám
định kỳ và khám chuyên biệt.
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, trong khoảng 20
– 30 năm gần đây, tỷ lệ cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh


8

chẳng những ở những nước có nền kinh tế phát triển mà ngay ở những nước
đang phát triển và nước nghèo.
- Châu Á: được coi là khu vực có tỷ lệ cận thị vào loại cao nhất thế giới và có
xu hướng gia tăng.
Tại Đài loan: Lin L.L. và cộng sự (2004) cho thấy tỷ lệ cận thị trung
bình ở trẻ 7 tuổi đã tăng từ 5,8% (1983) lên 21% (2000); nhóm 12 tuổi: tăng
từ 36,7% (1983) lên 61% (2000) [55].
Wu P.C. và cộng sự (2010) nghiên cứu cắt ngang ở 145 HS (7 đến 12 tuổi)
ở 2 trường tiểu học trên đảo Chimei (Đài Loan) thấy tỷ lệ cận thị là 31% [61].
- Châu Mỹ:
Tại Mỹ: Điều tra của Kleinstein R.N và cộng sự (2003) trên 2523 học
sinh từ lớp 1 đến lớp 8 (7-15 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị là 9,2 %, trong đó học
sinh gốc châu Á có tỷ lệ cận thị cao nhất (18,5%), HS gốc Tây Ban Nha
(13,2%), HS người da trắng có tỷ lệ cận thị thấp nhất (4,4%), còn tỷ lệ cận thị
của người Mỹ gốc Phi là (6,6%) [51].
Morgan A và cộng sự (2006) điều tra ở 14.075 trẻ em tuổi từ nhà trẻ

đến HS lớp 4 của 70 trường trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ
cận thị là 5,8% [58].
Tại Chi Lê: Maul E và cộng sự (2000) nghiên cứu trên 5.303 HS (5-15
tuổi) ở ngoại thành Florida thấy tỷ lệ cận thị học đường ở HS 5 tuổi là 3,4%
và ở HS nam 15 tuổi là 19,4%; ở HS nữ 15 tuổi là 14,7% [57].
- Châu Âu:
Tại Balan: Czepita D. (2007) nghiên cứu trên 5.724 HS ở các trường
tiểu học, THCS và trung học phổ thông tại tỉnh Szczecin thấy tỷ lệ cận thị
chung HS từ 6 đến 18 tuổi là 13,9% ở thành thị, 7,5% ở nông thôn [40].
Tại CHLB Đức: Jobke S.(2008) điều tra tình hình cận thị ở trẻ em,
thanh thiếu niên và người lớn từ 7-35 tuổi thấy tỷ lệ cận thị ở nhóm 7-11 tuổi
là 5,5%, từ 12- 17 tuổi là 21%. và 41,3 % ở nhóm từ 18-35 tuổi. Các tác giả


9

cho rằng tỷ lệ cận thị ở CHLB Đức là thấp hơn so với các nước khác ở Châu
Âu và Châu Á [49].
- Châu Phi:
Ở Ethiopia: Yared A.W. và cộng sự (2012) nghiên cứu cắt ngang ở
1852 HS của 8 trường tiểu học tại thành phố Gondar (Ethiopia) (45,8% nam
và 54,2% nữ) với tỷ lệ tham gia nghiên cứu là 93%, tỷ lệ tật khúc xạ ở cả 2
mắt là 174 HS (9,4%), trong số này tỷ lệ cận thị là 55 HS (31,6%) [63].
- Một số nước vùng Đông Nam Á:
Tại Thái Lan: Yingyong P. (2010) nghiên cứu trên 1.100 trẻ em từ 6-12
tuổi ở Thủ đô Băng Cốc và 1.240 ở Nakhonpathom thấy tỷ lệ cận thị tương
ứng là 12,7% và 5,7 % [65].
Tại Singapore: Saw S.(2002) công bố tỷ lệ cận thị ở trẻ em 6 - 7 tuổi là
29,0% và 11-12 tuổi là 53,1% [60].
Tại Malaysia: Goh P.P và cộng sự (2005) điều tra 4.634 HS (7-15 tuổi)

ở 3004 hộ gia đình ở quận Gombak, ngoại ô Kulia Lumpur thấy tỷ lệ cận thị
đo bằng phương pháp soi bóng đồng tử và khúc xạ kế tự động là 9,8% và 10%
ở HS 7 tuổi, tăng lên 34,4% và 32,5% ở HS 15 tuổi [44].
Tại Lào: Casson R J và cộng sự (2012) nghiên cứu ở 2899 học sinh tiểu
học ở Viêng Chăn (6-11 tuổi) ở CHDCND Lào thấy tỷ lệ cận thị là 0,8% [37].
Kết quả điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới
cho thấy, thực trạng mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc cận thị
học đường năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt và thay đổi tuỳ theo tác giả,
điều này cho thấy tính chất phức tạp trong dịch tễ học về sự phân bố tình hình
cận thị học đường.


10

1.1.2.2. Cận thị học đường ở Việt Nam
Ở nước ta trước những năm 1960 chưa có các nghiên cứu hoặc điều tra
về tình hình tật khúc xạ nói chung và cận thị học đường nói riêng.
Năm 1966, Ngô Như Hoà điều tra trên 10.823 HS miền Bắc Việt Nam
cho thấy tỷ lệ mắc cận thị là 4,2%. Tỷ lệ cận thị ở HS thành phố là 5,1% và ở
nông thôn là 1% [13].
- Ở Hà Nội:
Theo nghiên cứu của Trần Thị Dung (2007), nghiên cứu trên 1181 HS
(595 nam, 586 nữ) của 5 khối của trường tiểu học Mai Động - Hà Nội thấy tỷ lệ
cận thị là 16,22%. Tỷ lệ cận thị có xu hướng tăng dần theo khối lớp học [8].
Năm 2009, nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Ngọc cho thấy tỷ lệ cận thị ở
HS tiểu học là 18%; THCS là 25,5% và trung học phổ thông là 49,7% [20].
Nguyễn Thị Mai Lý và cộng sự (2012) nghiên cứu trên 250 HS (5-18
tuổi) đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương được chẩn đoán cận thị thấy tỷ
lệ cận thị cao nhất ở HS tiểu học là 55,2% [22].
Lê Thị Thanh Hương và cộng sự (2016), nghiên cứu tại 3 trường tiểu

học Quận Thanh Xuân, Hà Nội năm học 2010 đến 2012 cho thấy tỷ lệ cận thị
chung là 7,4%, tỷ lệ cận thị tăng dần theo các khối lớp học, thấp nhất là lớp 1
và tăng dần đến lớp 5 ( từ 1,1% đến 16,2%) năm học 2010-2011 và từ 1,4%
đến 17,9% năm học 2011-2012 [17].
Nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Ngọc và cộng sự (2014) ở 15 570 học
sinh tiểu học từ 6-10 tuổi tại 29 trường tiểu học (Hà Nội) năm học 2013-2014,
tỷ lệ cận thị là 9,6% [21].
- Thành phố Hồ Chí Minh:
Lê Thị Thanh Xuyên và cộng sự (2008) khảo sát 2.747 HS (1332
nam,1415 nữ) ở 20 trường (7-15 tuổi), đại diện cho 4 vùng dân cư tại thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ cận thị là 38,88%, tỷ lệ cận thị tăng dần theo
cấp học, trong đó tỷ lệ cận thị ở cấp 1 là 29,86%, cấp 2 là 46,11%; vùng trung


11

tâm có tỷ lệ cận thị cao hơn so với các vùng cận trung tâm, vùng ven và ngoại
thành; tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn nam [32].
- Ở các khu vực khác:
Nghiên cứu của Hoàng Ngọc Chương (2008) ở 3191 học sinh tiểu học,
THCS và trung học phổ thông tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tỷ lệ cận thị chung là
7,8%, tăng dần theo cấp học: tiểu học 5,6%; trung học cơ sở 8,9%; trung học
phổ thông 11,6% [6].
Nghiên cứu của Đặng Anh Ngọc (2010) cho thấy tỷ lệ mắc cận thị của
HS tiểu học, THCS ở Hải Phòng khá cao (tỷ lệ có xu hướng tăng, tỷ lệ thuận
theo khối lớp ở cả nội thành và ngoại thành: nội thành tỷ lệ cận thị từ 9,32%
-37,42%; ngoại thành tỷ lệ cận thị từ 0 - 5,66% [19].
Dương Tòng Chinh và cộng sự (2014) nghiên cứu ở 1085 học sinh của
28 trường tiểu học của 11 phường và 2 xã (thành phố Long Xuyên - An
Giang), hai nhóm tuổi 6 và 10 tuổi, bằng đo khúc xạ tự động với nhỏ thuốc

liệt điều tiết bằng cycloplegic. Tỷ lệ cận thị ở trẻ em 6 tuổi là 12,7% và 10
tuổi là 19,6%. Tỷ lệ cận thị ở vùng nội thành cao hơn ngoại thành (p = 0,03) [10].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thanh Triết (2012) trên
6.908 HS lứa tuổi học đường tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho
thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học: cấp 1 (15,23%), cấp 2 (28,14%) và
cấp 3 (40,27%) (p < 0,001). Tỷ lệ cận thị vùng nội thị cao hơn vùng nông
thôn (p<0,001) [24].
Nghiên cứu của Mai Quốc Tùng, Vũ Quang Dũng và cộng sự (2006)
trên 818 học sinh lứa tuổi 6-7 và 12-13 ở khu vực thành phố và nông thôn
Thái Nguyên đã được khám trong 2 giai đoạn 2003 và 2005, tỷ lệ cận thị
trong giai đoạn 2 là 24,8% ở học sinh thành phố tuổi 12-13, 8,9% ở HS nông
thôn; 8,5% ở HS thành phố tuổi 6-7, và 5,2% ở HS nông thôn tuổi 6-7 [29].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Lê Thị Thanh Xuân, Chu Văn Thăng,
Trần Thị Thu Hương (2015) trên 746 học sinh phổ thông nhằm mục tiêu xác


12

định tỷ lệ cận thị học đường của học sinh phổ thông thành phố Đà Lạt và
huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng năm học 2012-2013, cho thấy tỷ lệ cận thị
học đường chung là 22,2% cho các cấp học. Tỷ lệ này ở nữ cao hơn nam
(26,4% và 17,7%), thành thị cao gấp 5 lần so với vùng nông thôn (35,4% và
7,6%), người Kinh cao hơn người dân tộc khác (25,9% và 4,7%). Tỷ lệ cận thị
học đường tăng lên theo khối lớp học và cấp học. Tỷ lệ này ở học sinh tiểu
học chỉ có 9,1%, lên trung học cơ sở đã là 24,7% và lên trung học phổ thông
thì tỷ lệ này là 39,6% (p < 0,001) [31].
1.2. Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường
Các yếu tố liên quan đến cận thị hiện nay vẫn cc̣òn nhiều tranh luận.Tuy
nhiên các tác giả cũng đã thống nhất với nhau rằng sự phát sinh cận thị là sự
kết hợp của nhiều yếu tố liên quan, trong đó các yếu tố quan trọng đó là di

truyền và môi trường, lối sống [36], [54].
1.2.1. Mối liên quan giữa yếu tố di truyền và gia đình với cận thị
Yếu tố bẩm sinh và di truyền
Các nghiên cứu về di truyền liên quan tới cận thị được tiến hành chủ
yếu trên các trẻ sinh đôi, nghiên cứu phả hệ và các nghiên cứu mối quan hệ
trong gia đình. Theo Hội nhãn khoa Mỹ thì cận thị nhẹ và cận thị trung bình
có thể do di truyền nhiều gen. Cận thị nặng có thể do di truyền một gen, trong
một số trường hợp cận thị nặng kiểu di truyền là gen trội, lặn và đôi khi liên
kết giới tính. Việc tìm ra những yếu tố di truyền gây cận thị có thể giúp cho
chương trình phòng chống cận thị học đường đạt hiệu quả cao [14].
Tuy nhiên, yếu tố bẩm sinh và di truyền liên quan đến cận thị trong kết
quả nghiên cứu của nhiều tác giả còn rất khác nhau. Theo Nguyễn Chí Dũng
(2008), yếu tố bẩm sinh và di truyền chiếm đến 60% nguyên nhân gây cận thị
[7]. Nghiên cứu của Saw S.(2002) tại Singapore đã công bố có sự liên quan rõ
rệt giữa yếu tố gia đình với sự tiến triển cận thị của trẻ [60].


13

Tiền sử gia đình
Tỷ lệ hiện mắc cận thị ở những trẻ có bố mẹ cận thị cao hơn so với những
trẻ có bố mẹ không mắc cận thị. Theo nghiên cứu của Mutti D.O và cộng sự
(2002) cho biết trong số trẻ ở gia đình mà có cả cha và mẹ bị cận thị thì tỷ lệ cận
thị là 32,9% so với 18,2% trẻ em ở trong gia đình mà chỉ có cha hoặc mẹ cận thị
và 6,3% trẻ trong gia đình không có cha mẹ bị cận thị với p < 0,001 [59].
Một nghiên cứu khác của Ip, J.M và cộng sự (2008) tại Sydney cho biết
nhóm học sinh bị cận thị ở trong gia đình có ít nhất một người bị cận thị cao
gấp 2,7 lần so với nhóm học sinh ở trong gia đình không có ai bị cận thị với p
< 0,001 [47].
Czepita D.và cộng sự (2011) nghiên cứu trên 5.533 HS (2659 nam và

2874 nữ; từ 6-18 tuổi: 11,9 ± 3,2 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị cao hơn ở những HS
có cha (p< 0,001), mẹ (p< 0,001) hoặc anh/chị/ em ruột (p < 0,001) mắc cận
thị. Không thấy có mối liên quan giữa sự xuất hiện cận thị ở ông bà với các
cháu (p > 0,05) [41].
Yếu tố chủng tộc
Chủng tộc là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự phân bố tỷ
lệ cận thị. Kleinstein, R.N. và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 2.523 HS từ 5
tuổi đến 17 tuổi trong 4 nhóm dân tộc (người Mỹ gốc Phi, người gốc Châu Á,
người gốc Tây Ban Nha và người da trắng). Sau khi đưa mô hình hồi qui để
kiểm soát yếu tố tuổi và giới tính, kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể
giữa cận thị với các nhóm dân tộc: người gốc Châu Á có tỷ lệ cận thị cao nhất
là 18,5%, tiếp theo là người gốc Tây Ban Nha là 13,2%, người da trắng và
người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ thấp nhất là 4,4% và 6,6% [51].
Kleinstein, R.N.và cộng sự (2012) điều tra ở 4.556 HS (5-16 tuổi)
không mắc cận thị trong giai đoạn 1989 đến 2009 thấy có 749 HS (16,4%)
mắc cận thị mới.Tỷ lệ mắc cận thị mới ở các chủng tộc người châu Á


14

(27,3%), người Tây Ban Nha (21,4%) cao hơn so với các chủng tộc người Mỹ
bản địa (14,5%), người Mỹ gốc Phi (13,9%) và người da trắng (11%) [52].
Nghiên cứu của Bakar N. F. (2012) ở 293 học sinh bản địa người Iban
và người Mã Lai ở miền Đông Malaysia cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ và giảm thị
lực là 47,7% và 3,5%. Trong số các tật khúc xạ, 97,1% là cận thị. Học sinh
người Mã Lai có tỷ lệ cận thị nhiều hơn người bản địa Iban [35].
Yếu tố giới tính:
Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ cao hơn so với nam trong
những trường hợp bị cận thị bệnh lý, còn trong những trường hợp cận thị đơn
thuần thì không có sự chệnh lệch đáng kể. Lứa tuổi có tỷ lệ tăng nhiều nhất ở

HS nữ là từ 9-10 tuổi, còn ở nam là từ 11-12 tuổi. Al Wadaani F.A.và cộng sự
(2012) nghiên cứu trên 2.246 HS (6-14 tuổi) thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở nữ cao
hơn so với nam (p < 0,05) [34].
Kleinstein, R.N. và cộng sự (2012) điều tra ở 4.556 HS (5-16 tuổi) thấy
nữ có tỷ lệ mắc mới (18,5%) cao hơn so với nam giới (14,5%) [52].
Nghiên cứu của Bakar N.F.(2012) ở học sinh người Iban (Malaysia)
cho thấy tỷ lệ cận thị ở nữ nhiều hơn nam ( p<0,05) [35].
Nghiên cứu của Morgan A. và cộng sự (2006) cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh
nữ cao hơn học sinh nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [58].
Fan D. S và cộng sự (2004), nghiên cứu trên 7560 học sinh từ 5 tuổi
đến 15 tuổi thấy tỷ lệ cận thị 36,71% (học sinh nam 36%, học sinh nữ 37,3%) [42].
Nghiên cứu của Guo Y. H. và cộng sự (2012) cũng cho thấy nữ có tỷ lệ
mắc cận thị cao hơn so với nam giới ở lứa tuổi dưới 40 tuổi (p < 0,001) [46].
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thanh Triết
(2012) trên 6.908 HS lứa tuổi học đường tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định cho thấy tỷ lệ cận thị tăng dần theo cấp học: cấp 1 (15,23%), cấp 2
(28,14%) và cấp 3 (40,27%) (p < 0,001). Tỷ lệ cận thị ở nữ giới và vùng nội
thị cao hơn ở nam giới và vùng nông thôn (p<0,001) [24].


15

Theo nghiên cứu của Vũ Quang Dũng (2013) ở học sinh Thái Nguyên cũng
cho thấy nữ có tỷ lệ cận thị (21,6%) cao hơn so với nam (12,5%) (p < 0,001) [9].
Nghiên cứu của Trần Hải Yến (2006) trên 3.444 HS thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy tỷ lệ cận thị là 17,2%, trong đó tỷ lệ các em nữ cao hơn so với
các em nam (25,3% và 15,3%) [33].
Trần Thị Dung (2007) nghiên cứu trên 1181 HS (595 nam, 586 nữ) của 5
khối của trường tiểu học Mai Động - Hà Nội cho thấy sự phân bố tỷ lệ cận thị
theo giới tính là hoàn toàn không khác biệt nhau về ý nghĩa thống kê với p <

0,05, học sinh nữ có tỷ lệ cận thị: 49,79%, học sinh nam tỷ lệ cận thị 50,21% [8].
Lê Thị Thanh Xuân, Chu Văn Thăng, Trần Thị Thu Hương (2015),
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 746 học sinh phổ thông thành phố Đà Lạt và
huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng năm học 2012-2013, cho thấy tỷ lệ cận thị ở
nữ cao hơn nam (26,4% và 17,7%) [31].
Vũ Thị Thanh, Đoàn Huy Hậu, Hoàng Thị Phúc (2014), điều tra 6184
HS (nam 3222, nữ 2962) tiểu học và THCS từ 6 – 15 tuổi ở 4 quận, huyện ở
Hà Nội năm 2009, cho thấy tỷ lệ cận thị chung là 33,7%, tỷ lệ cận thị ở HS
THCS (42,3%) cao hơn HS tiểu học (25,5%), tỷ lệ cận thị ở HS nữ (35%) cao
hơn HS nam (32,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 [30].
Yếu tố tuổi
Phần lớn trẻ sinh ra đều viễn thị hoặc chính thị. Hiện nay, chưa xác định
được là có phải viễn thị ban đầu tăng, sau đó giảm xuống trong năm đầu tiên
(nghiên cứu dọc) hay giảm đều đặn (nghiên cứu ngang). Ở những trẻ mới sinh
có viễn thị nhẹ đến khi lớn lên nó trở thành chính thị hoặc cận thị. Hầu hết
những nghiên cứu trên trẻ em cho thấy tỷ lệ cận thị thấp, một nghiên cứu ở trẻ
6 - 8 tuổi cho thấy chỉ có 3% số trẻ bị cận thị, tỷ lệ chính thị cao hơn.
Lin L.L.và cộng sự (2001) khảo sát trên 10.889 HS (7-18 tuổi) thấy tỷ
lệ cận thị tăng theo lứa tuổi: Từ 20% (7 tuổi) đến 61% (12 tuổi), 81% (15


16

tuổi) và 84% (16-18 tuổi). Tác giả này cho rằng tỷ lệ cận thị gia tăng liên
quan tới áp lực học tập và tăng chiều dài trục nhãn cầu khi trẻ lớn lên [56].
Fan D.S. và cộng sự (2004) nghiên cứu cắt ngang và theo dõi dọc trong
12 tháng trên 7.560 HS ở Hồng Kông (5-16 tuổi) thấy tỷ lệ cận thị tương quan
với độ tuổi. Nguy cơ cao nhất ở nhóm trẻ 11 tuổi [42].
Goh P.P. và cộng sự (2005) điều tra trên 4 vạn HS ở 140 trường học ở
Malaysia thấy tỷ lệ cận thị trong HS 7 tuổi là 9,8% và ở lứa tuổi 15 là 34,4% [44].

1.2.2. Mối liên quan giữa yếu tố học đường với cận thị
Theo Hội nhãn khoa Mỹ, 40% trường hợp mắc cận thị có thể do các
yếu tố của môi trường học tập, làm việc như thời gian và mức độ sử dụng mắt
trong ngày, cường độ chiếu sáng, tư thế khi ngồi học hoặc khi làm việc mắt
phải nhìn gần… Sự gắng sức trong làm việc ở một khoảng cách gần và kéo
dài liên tục cũng là một yếu tố gây ra cận thị [59], [67].
Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa sự gia tăng tỷ lệ cận
thị với sự gia tăng về tri thức. Sự gia tăng tỷ lệ mắc cận thị ở một số nghề cụ
thể, đòi hỏi một lượng thời gian lớn cho công việc nhìn gần như soi kính hiển
vi, khâu vá và dệt thảm….Hoặc tỷ lệ mắc mới cận thị tăng vào thời điểm HS
mới bắt đầu tới trường, tỷ lệ hiện mắc cận thị trong số người có bằng đại học
và các trường hợp mới mắc ở các năm học đại học cao hơn so với những
người trưởng thành khác có cùng độ tuổi tương tự. Điều này chứng tỏ rằng
những công việc nhìn gần đòi hỏi sự điều tiết cao như đọc sách, viết, làm việc
với máy tính, xem ti vi gần… có thể là một trong những nguyên nhân gây cận
thị [38], [39], [64].
Giáo dục, sự hiểu biết và công việc đòi hỏi nhìn gần
Mối liên quan chặt chẽ giữa nhìn ở khoảng cách gần kéo dài với cận thị
đã được xác định trong nhiều nghiên cứu [47]. Sự phát triển mắt của trẻ dễ bị
ảnh hưởng bởi các tín hiệu tương thích của thị giác, điều nay có thể định đoạt
độ dài và sự phát triển của mắt hoặc theo hướng cận hoặc theo hướng viễn.


×