Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chẩn đoán và điều trị u xơ tử cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.09 KB, 25 trang )

i

MỤC LỤC
II. NỘI DUNG........................................................................................................... 2
1. Giải phẫu tử cung...............................................................................................2
1.1. Thân tử cung...............................................................................................3
1.2. Đáy tử cung:...............................................................................................4
1.3. Cổ tử cung:.................................................................................................4
1.4. Dây chằng...................................................................................................4
1.5. Mạch máu thần kinh...................................................................................4
1.6. Cấu tạo tử cung: .........................................................................................5
2. U xơ tử cung.....................................................................................................5
2.1. Định nghĩa..................................................................................................5
2.2. Nguyên nhân...............................................................................................6
2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh.............................................................................7
2.4. Phân loại.....................................................................................................7
3. Chẩn đoán..........................................................................................................8
3.1. Triệu chứng.................................................................................................8
3.2. Chẩn đoán.................................................................................................10
3.3. Tiến triển và biến chứng............................................................................11
4. Điều trị............................................................................................................. 13
4.1. Điều trị nội khoa:......................................................................................13
4.2. Nạo cầm máu............................................................................................14
4.3 Phẫu thuật bóc tách nhân xơ......................................................................14
4.4 Phẫu thuật cắt tử cung................................................................................15
4.5. Cắt bỏ nhân xơ qua đường âm đạo:...........................................................15
4.6. Phương pháp điều trị tắc mạch..................................................................15


ii


4.7. Phương pháp điều trị MRI HIFU..............................................................16
4.8. U xơ tử cung khi mang thai.......................................................................17
5. Phòng bệnh......................................................................................................17
5.1.Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh.......................................................17
5.2. Khám phụ khoa định kỳ............................................................................17
5.3. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học............................................................18
5.4. Giữ tinh thần thoải mái lạc quan...............................................................18
5.5. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn...........................................................19
5.6. Sử dụng thảo dược tự nhiên phòng ngừa..................................................19
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................20


iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UXTC

: U xơ tử cung

ĐMTC

: Động mạch tử cung

MRI HIFU

: Siêu âm tập trung cường độ cao
dưới định vị của cộng hưởng từ


iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Giải phẫu tử cung buồng trứng.....................................................................3
Hình 2: U xơ tử cung (bv phụ sản Cần Thơ).............................................................6
Hình 3: Vị trí U xơ tử cung........................................................................................8
Hình 4: hình ảnh siêu âm u xơ tử cung....................................................................10
Hình 5: Mổ bóc tách u xơ tử cung...........................................................................15
Hình 6: Cắt tử cung bán phần..................................................................................15
Hình 7: Phương pháp điều trị tắc mạch...................................................................16
Hình 8: Điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp MRI HIFU..................................16


1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U xơ tử cung (thuật ngữ y học gọi là myomas hay leiomyomas) là khối u
lành tính có thể phát triển đơn lẻ hoặc hình thành nhiều khối u trong tử cung.
Kích thước khối u cũng có thể nhỏ như hạt táo hoặc rất lớn như một quả bưởi.
Trong những trường hợp bất thường, u xơ tử cung có thể có kích thước rất
lớn.
U xơ tử cung (UXTC) là loại khối u sinh dục hay gặp nhất ở phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm 10 – 20% số bệnh nhân đến khám phụ khoa và
chiếm khoảng 18 – 20 % trong số phụ nữ trên 35 tuổi. Bệnh cũng thường gặp
ở những phụ nữ không sinh đẻ hoặc sinh đẻ ít.
Ở lứa tuổi sinh đẻ, UXTC ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người
phụ nữ như gây ra chậm có thai hoặc vô sinh. Tỉ lệ u xơ tử cung trong thai kì
gặp từ 0,5 – 3,2 % theo các nghiên cứu khác nhau.
Có thể thấy, UXTC là một khối u lành tính nhưng nó vẫn có thể gây ra
không ít những vấn đề xấu về sức khỏe người phụ nữ: Gây vô sinh - hiếm
muộn, gây đau đớn, gây thiếu máu, gây những vấn đề bất thường cho thai

phụ, gây bí tiểu tiện hoặc táo bón, gây nhiễm trùng lan rộng… Việc điều trị
bệnh UXTC có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống
của người phụ nữ.
Vì vậy tôi làm chuyên đề: Chẩn đoán và điều trị u xơ tử cung.
Với mục tiêu:
1. Nắm được vị trí liên quan giải phẫu tử cung.
2. Chẩn đoán được u xơ tử cung.
3. Nắm được một số phương pháp điều trị bệnh u xơ tử cung .


2

II. NỘI DUNG
1. Giải phẫu tử cung
Tử cung là cơ quan chứa thai trước khi sinh khi sinh, tử cung nằm trong
chậu hông, ngay trên đường giữa, phía sau bàng quan, trước trực tràng và
dưới các quai ruột non, kết tràng sigma và trên âm đạo.
Kích thước dầy 2cm, cao 6cm, bề ngang chổ rộng nhất là 4cm.
Tử cung gồm đáy, thân và cổ tử cung


3

Hình 1: Giải phẫu tử cung buồng trứng
1.1. Thân tử cung.
- Mặt bàng quang: có phúc mạc bao phủ tới eo và lật ngược lên bàng
quan tạo túi cùng bàng quan – tử cung.


4


- Mặt ruột có phúc mạc phủ tới phần trên âm đạo tạo túi cùng Douglas
là chổ thấp nhất của ổ phúc mạc -> dịch trong ổ phúc mạc rất dễ động tại đây.
1.2. Đáy tử cung:
Góc bên có dây chằng tròn và dây chằng riêng buồn trứng.
1.3. Cổ tử cung:
- Phần trên âm đạo.
- Phần âm đạo: Trông như mõm cá mè tạo thành vòm âm đạo, ở đỉnh
của mõm có lỗ tử cung, chưa đẻ lỗ tử cung tròn nhỏ, đẻ rồi lỗ tử cung có lằng
ngang rộng.
Vòm âm đạo có 4 túi
+ Túi bịt trước
+ 2 túi bịt bên
+ Túi bịt sau: sâu hơn liên quan đến túi cùng trực tràng – tử cung. Tại
đây niệu quản nằm ngay trên túi cùng bên của vòm âm đạo.
Ở dưới có các mạch máu tử cung khi các mạch này chạy ngang qua dây
chằng rộng. Khi tiến hành phâu thuật cắt bỏ tử cung, có thể vô tình cắt phải
niệu quản trong lúc kẹp các mạch tử cung
1.4. Dây chằng
- Dây chằng rộng.
- Dây chằng tròn: Bám từ góc bên đáy rồi chui vào ống bẹn sâu -> chui
ra lỗ bẹn nông rồi tỏa thành nhiều sợi bám và mô liên kết của gò mu và môi
lớn âm đạo
- Dây chằng tử cung cùng
- Dây chằng ngang cổ tử cung: Bám từ bờ bên cổ tử cung đến ngay sau
thành bên chậu hông, đến phía trên hoành chậu hông
1.5. Mạch máu thần kinh
- Động mạch tử cung là nhánh của động mạch chậu trong, đi ở nền dây
chằng rộng, bắt chéo phía trước niệu quản, cách cổ tử cung 1,5 cm (chú ý



5

trong phẩu thuật) -> tử cung ở ngang mức lỗ trong tử cung, động mạch chạy
theo bờ bên tử cung theo kiểu xoắn ốc cấp máu thân tử cung, nối với động
mạch buồn trứng và cho nhánh cấp máu cổ tử cung
- Tĩnh mạch tử cung đi song song động mạch và cuối cùng đổ vào tĩnh
mạch chậu trong, các tĩnh mạch nối thông qua đám rối chậu hông và âm đạo
- Thần kinh tử cung âm đạo tách ra từ đám rối hạ vị dưới -> đi trong dây
chằng tử cung cùng tới tử cung ở chổ eo tử cung
1.6. Cấu tạo tử cung:
Gồm 3 lớp
- Lớp thanh mạc: Ở ngoài cùng
- Lớp cơ ở giữa:
+ Vùng thân: Có 3 tầng cơ.
Tầng ngoài: Cơ dọc.
Tầng giữa: Lớp cơ rối là những thớ đang chéo nhau quấn quanh mạch
máu, chính nhờ tầng cơ này mà máu được cầm lại khi sanh đẻ.
Tầng trong: Là các thớ cơ vòng.
+ Vùng cổ tử cung: Mỏng hơn và không có tầng cơ rối, chỉ có một tầng
cơ vòng kẹp giữa 2 tầng cơ dọc.
- Lớp niêm mạc: Mỏng và dính chặc vào lớp cơ.
2. U xơ tử cung
2.1. Định nghĩa
U xơ tử cung là những khối u lành tính ở tử cung, còn được gọi là u xơ
cơ tử cung vì cấu tạo từ tổ chức liên kết và cơ trơn của tử cung.[2]
Tỷ lệ ở Mỹ theo thống kê của tác giả Raph Benson có tới 20% số phụ nữ
> 35 tuổi có nhân xơ ở tử cung.[2]
Ở Việt Nam chưa xác định được tỷ lệ u xơ tử cung trong cộng đồng, vì
nhiều khi khối u nhỏ không phát hiện được. Theo tác giả Dương Thị Cương

thì u xơ tử cung chiếm tỷ lệ 18-20% trong tổng số các bệnh phụ khoa, bệnh


6

thường gặp ở phụ nữ từ 35-50 tuổi, các khối u thường gây nên vô sinh hoặc
không sinh đẻ được.[2]

Hình 2: U xơ tử cung (bv phụ sản Cần Thơ)
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh chưa rõ, có nhiều giả thuyết cho rằng u xơ tử
cung có liên quan đến:
- Yếu tố di truyền:
Có bằng chứng cho thấy rằng u xơ có xu hướng xảy ra theo gia đình và
trẻ sinh đôi cùng trứng có khả năng cùng bị u xơ cao hơn trẻ sinh đôi khác
trứng.
- Nội tiết tố:
Estrogen và progesterone là hai hormone kích thích sự phát triển của nội
mạc tử cung trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt để chuẩn bị cho sự mang thai,
dường như đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của u xơ.
U xơ có nhiều thụ thể estrogen và progesterone hơn các tế bào cơ tử cung
bình thường và có xu hướng teo lại sau mãn kinh do sự suy giảm hormone.
- Các yếu tố tăng trưởng:


7

Các yếu tố giúp cơ thể duy trì nội môi, chẳng hạn như yếu tố tăng trưởng
giống insulin, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của u xơ.
- Ngoài ra, nguyên nhân gây ra u xơ tử cung còn có thể do môi trường,

thực phẩm, béo phì…..
2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh
- Đại thể:
U xơ tử cung là những khối u tròn, đặc, mật độ chắc, mầu trắng ngà giới
hạn rõ với lớp cơ tử cung bao quanh có mầu hổng.
Về số lượng: có một hoặc nhiều nhân xơ ở nhiều vị trí khác nhau.
Về kích thước: to nhỏ khác nhau.
U xơ tử cung giới hạn với thành tử cung bởi một lớp vỏ bọc và một lớp
tổ chức liên kết lỏng lẻo, từ lớp vỏ này có những mạch máu nhỏ đi vào khối u.
- Vi thể:
Trong nhân xơ thấy các sợi xơ, sợi cơ và tổ chức liên kết đan lẫn nhau và
xếp thành hình xoáy ốc.
2.4. Phân loại
Theo vị trí giải phẫu u xơ tử cung được phân thành 3 loại:
- U xơ ở thân tử cung:
Ở vì trí này hay gặp nhất, tuỳ theo vị trí của khối u trên thành tử cung mà
người ta chia làm 3 loại :
+ U xơ dưới niêm mạc:
Phát triển tử lớp cơ tử cung, lớn lên về phía niêm mạc làm thay đổi hình
dạng buồng tử cung.
Có khi u dưới niêm mạc phát triển thành u có cuống dài thò ra qua có tư
cúng ra âm đạo, trường hợp này dễ bị nhiễm khuẩn và chảy máu.
+ U xơ trong cơ: Phát triển trong lớp cơ tử cung, loại này phát triển
tương đối nhanh, khối u có thể phát triển rất to làm biến dạng hình thể tử cung
và gây chèn ép các tạng trong tiểu khung.


8

+ U xơ dưới thanh mạc: phát sinh tử lớp cơ tử cung, phát triển về phía

phúc mạc, loại này thường phát triển chậm, có cuống dài hoặc nằm lọt vào
giữa hai lá phúc mạc của đây chằng rộng khó khăn cho việc chẩn đoán và
phẫu thuật.
- U xơ ở eo tử cung: Phát triển trong tiểu khung và thường gây chèn ép
các tạng xung quanh. Khi chuyển dạ u xơ ở eo tử cung sẽ trở thành khối u tiền
đạo cản trở quá trình lọt, xuống, quay, sổ của thai và là nguyên nhân gây đẻ
khó.
- U xơ ở cổ tử cung: Khối u thường phát triển về phía âm đạo dưới dạng
polype.

Hình 3: Vị trí U xơ tử cung
3. Chẩn đoán
3.1. Triệu chứng.
- Cơ năng
+ Ra huyết: Là triệu chứng quan trọng nhất, thường xuất hiện trước tiên.
Lúc đầu huyết ra dưới dạng rong kinh, sau đó là cường kinh và dần dần dẫn
đến băng huyết khi chu kì kinh bị rối loạn.


9

+ Ra khí hư: Khí hư loãng, có khi ra rất nhiều thành từng đợt, không hôi,
khi khí hư lẫn mủ có mùi hôi lúc đó đã có nhiễm khuẩn.
+ Đau bụng: Bệnh nhân thường đau theo kiểu thống kinh do tở cung tăng
co bớp, ngoài ra có thể đau bụng cấp hoặc đau âm ỉ vùng hạ vị khi khối u đã
có biến chứng xoắn, hoại tử hoặc nhiễm khuẩn.
+Các triệu chứng gây ra do sự chèn ép của khối u:
Tức nặng bụng dưới, đau tức vùng hạ vị.
Tiểu tiện nhiều lần hoặc bí tiêu tiện.
Ứ nước bể thận.

Táo bón hoặc đau khi đại tiện.
Chèn ép vào đám rối thần kinh thắt lưng sẽ làm bệnh nhân đau âm ỷ vùng thắt
lưng lan xuống đùi.
- Toàn thân
+ Giai đoạn đầu huyết ra ít thì toàn thân ít bị ảnh hưởng.
+ Giai đoạn sau khi có rối loạn kinh nguyệt kéo dài: da xanh, niêm mạc
nhợt, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt
- Triệu chứng thực thể
+ Nếu khối u to phát triển lên phía ổ bụng thì sờ nắn qua thành bụng có
thể thấy được khối u ở vùng hạ vị, mật độ chắc, ranh giới rõ, di động hạn chế.
+ Thăm âm đạo kết hợp với sờ nắn trên thành bụng thì tuỳ tửng loại u xơ
mà phát hiện các triệu chứng sau:
+ U dưới thanh mạc: Sờ thấy tử cung to chắc, mặt ngoài tử cung biến
dạng lồi lõm, thấy nhân xơ lồi về phía ổ bụng và di động theo tử cung.
+ U trong cơ: Khám thấy tử cung to toàn bộ, mật độ chắc.
+ U dưới niêm mạc: Thăm âm đạo thấy tử cung thường không to, nếu u
dưới niêm mạc dạng có cuống thò ra ngoài cổ tử cung thì qua thăm khám
bằng đặt mỏ vịt thấy khối u được dễ dàng.
+ Đo buồng tử cung: Buồng tử cung thường sâu hơn bình thường.


10

- Cận lâm sàng
+ Siêu âm:
Thấy hình thể, kích thước của tử cung.
Đánh giá chính xác vị trí, số lượng, kích thước nhân xơ.
+ Chụp buồng tử cung có bơm thuốc cản quang:
Hình ảnh buồng tử cung to lên hoặc bị kéo dài,
Hình ảnh biến dạng có hình khuyết bờ đều.

+ Nạo sinh thiết niêm mạc tử cung làm xét nghiệm giải phẫu bệnh:
Niêm mạc tử cung quá sản, các tuyến chế tiết nhiều (hình ảnh cường
estrogen)

Hình 4: hình ảnh siêu âm u xơ tử cung
3.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định:
+ Có rối loạn kinh nguyệt: Rong kinh, cường kinh, băng huyết.
+ Thăm âm đạo kết hợp với sờ nắn ngoài thấy nhân xơ di động cùng với
cổ tử cung
+ Siêu âm thấy được hình ảnh nhân xơ.
+ Chụp buồng tử cung có bơm thuốc cản quang: Hình ảnh buồng tử cung
bị biến dạng, có hình khuyết bờ đều.
Chẩn đoán phân biệt:
+ Có thai:


11

Thai thường: Thăm âm đạo thấy tử cung to nhưng hỏi kĩ tiền sử có tắt
kinh, có nghén. HCG (+) và siêu âm thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung
mà không thấy hình ảnh nhân xơ.
Doạ sẩy: Tử cung to và ra huyết, nhưng khi hỏi bệnh và thăm khám, làm
xét nghiệm như trên thì phát hiện thấy đó là trường hợp có thai trong tử cung.
Thai chết lưu: Tử cung cũng to cũng ra huyết kéo dài xét ngiệm HCG(-)
khi siêu âm thấy hình ảnh túi ối trong buồng tử cung méo mó.
+ Khối u buồng trứng (hay nhầm với u xơ dưới phúc mạc có cuống).
Khối u nằm lệch về một bên hố chậu tách biệt với tử cung và di động biệt lập
với tử cung. Chắc chắn nhất là chụp buồng tử cung vòi trứng có bơm thuốc
cản quang thấy buồng tử cung bình thường nhưng vòi trứng bên khối u bị kéo

dài giãn mỏng.
+ Ung thư nội mạc tử cung: Thường gặp ở bệnh nhân đã mãn kinh đột
nhiên ra huyết âm đạo bất thường, khám tử cung to. Chụp buồng tử cung thấy
buồng tử biến dạng hình khuyết bờ nham nhở (hình ảnh ruột bánh mỳ). Nạo
ảnh thiết niêm mạc tử cung làm giải phẫu bệnh thấy có tế bào ác tính.
3.3. Tiến triển và biến chứng
- Tiến triển
U xơ tử cung thường tiến triển chậm trong một vài năm.
Khối u nhỏ, nằm ở giữa lớp cơ tử cung hoặc phát triển về phía phúc mạc
có thể không gây ra biến chứng gì.
Một số khối u có thể mất sau một vài lần thai nghén hoặc ngừng phát
triển khi người phụ nữ đã mãn kinh.
Tuy nhiên u xơ tử cung cũng có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy
hiểm.
- Biến chứng
Mất máu ít gây triệu chứng da xanh, hoa mắt chóng mặt, mất máu nhiều
gây trụy mạch cần phải xử trí cấp cứu ngay.


12

Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới, nhiễm khuẩn đường sinh dục trên
hoặc nhiễm khuẩn tại khối u, gặp ở những u xơ dưới niêm mạc gây chảy máu
nhiều và kéo dài.
Xoắn là biến chứng hay gặp đối với nhân xơ dưới phúc mạc có cuống.
Triệu chứng giống như một trường hợp u nang buồng trứng xoắn. Bệnh nhân
đau bụng đột ngột ở vùng hạ vị, đau tăng dần và kèm theo choáng, bụng có
cảm ứng phúc mạc.
Khi khối u to thường bị thiểu dưỡng nên dễ bị thoái hoá dưới nhiều hình
thức khác nhau: thoái hoá kinh, thoái hoá nhảy, thoái hoá nang. Những hình

thức thoái hoá này tạo nên những u xơ mềm hoặc cứng làm cho việc chẩn
đoán dễ bị sai lạc.
- Biến chứng khi có thai:
+ Khi có thai, u xơ tử cung có thể gây sẩy thai đẻ non
+ Đẻ khó: Do ngôi thai bất thường, ngôi cúi không tốt, khối u tiền đạo.
+ Trong một số trường hợp vị trí của khối u có thể gây ảnh hưởng đến
đường rạch tử cung khi mổ lấy thai. Ví dụ, thay vì phẫu thuật theo đường
ngang dưới có thể phải thực hiện phương pháp cổ điển là rạch thân tử cung.
+ U xơ tử cung có thể gây rau tiền đạo, rau bám chặt.
+ Khi chuyển dạ, thường kéo dài, rối loạn cơn co, thời kỳ sổ rau thường
băng huyết, đờ tử cung.
+ Thời kỳ hậu sản có thể bế sản dịch, nhiễm khuẩn, u xơ dưới thanh
mạccó cuống có thể bị xoắn.
- Biến chứng sau đẻ
+ Khối u bị kẹt ở cùng đồ Douglas gây chèn ép bàng quang, trực tràng
+ Khối u dưới phúc mạc bị dính vào phúc mạc


13

+ Biến chứng nhiễm khuẩn có thể xảy ra ở ngay khối u, niêm mạc tử
cung, và ống dẫn trứng. Bệnh nhân có những cơn đau bụng, sốt bạch cầu tăng,
toàn thân suy sụp.
4. Điều trị
Không phải tất cả các trường hợp u xơ đều phải điều trị.
Đối với các khối u nhỏ, chưa gây biến chứng có thể theo dõi tại cơ sở,
khám phụ khoa định kỳ 3 tháng 1 lần.
Đa số khối u teo nhỏ sau tuổi mãn kinh.
Nếu theo dõi thấy khối u to lên hoặc gây biến chứng chảy máu kinh
nguyệt nhiều cần chuyển tuyến chuyên khoa khám và điều trị.

4.1. Điều trị nội khoa:
Điều trị nội khoa chỉ làm giảm bớt triệu chứng chứ hoàn toàn không có
khả năng làm teo khối u xơ cơ tử cung.
Thuốc điều trị u xơ tử cung thực chất là các loại nội tiết tố sinh dục, được
đưa tạm thời vào cơ thể bệnh nhân để gây ức chế buồng trứng tạm thời không
tiết estrogen, nhằm làm cho khối u nhỏ lại (giống như tình trạng mãn kinh).
Sau khi ngưng thuốc, buồng trứng sẽ làm việc trở lại và sẽ kích thích
khối u tiếp tục phát triển.
Phương pháp này chỉ áp dụng cho các khối u lớn chờ phẫu thuật hoặc các
u giàu tưới máu giúp làm giảm nguy cơ chảy máu nhiều khi phẫu thuật.
- Chỉ định:
+ Bệnh nhân còn trẻ tuổi, còn mong muốn có con
+ Nhân xơ nhỏ kích thước u dưới 5mm, tiến triển chậm, chưa có biến
chứng hoặc chỉ có rong huyết
+ Bệnh nhân chờ đợi phẫu thuật.
- Điều trị cụ thể: dùng nội tiết liệu pháp
+ Orgametrin 5mg/ ngày uống tử ngày thứ 16 – 21 của vòng kinh, uống
liền 6 chu kỳ. Sau đó phải kiểm tra kích thước khối u có nhỏ hay không.


14

+ Noristera 200mg tiêm bắp 3 tháng một lần, dùng vài đợt.
+ Depo – provera hoặc DPMA 150mg tiêm bắp 3 tháng 1 lần, dùng vài
đợt sau đó kiểm tra kích thước của nhân xơ.
+ Một số các chất từ thực vật có thể hạn chế sự phát triển của khối u như
lá cây Trinh nữ hoàng cung (Nga phụ khang).
4.2. Nạo cầm máu
Trong trường hợp u xơ tử cung gây biến chứng chảy máu nhiều, bệnh
nhân phải vào viện dùng thuốc tăng co bóp tử cung.

Nếu không cầm được máu phải hút buồng tử cung để niêm mạc tử cung
bong hoàn toàn, giúp tử cung co hồi tốt hơn và sẽ cầm máu.
Nếu vẫn không cầm được máu phải mổ cấp cứu cắt tử cung.
4.3 Phẫu thuật bóc tách nhân xơ
- Tử cung và chức năng của nó vẫn được bảo tồn
- Chỉ định:
Bệnh nhân còn trẻ, còn nguyện vọng sinh đẻ.
Số lượng nhân xơ ít (l - 2 nhân xơ).
U ở vị trí có thể bóc tách được.
Ngày nay bóc nhân xơ có thể thực hiện qua nội soi ổ bụng.


15

Hình 5: Mổ bóc tách u xơ tử cung
4.4 Phẫu thuật cắt tử cung
- Đây là phương pháp điều trị triệt để nhất chỉ định như biện pháp cuối
cùng khi thất bại với các phương pháp khác.
- Cắt tử cung bán phần: Chỉ định đối với khối u to, u gây biến chứng, u
dưới niêm mạc, nhiều nhân xơ tập trưng ở thân tử cung.
- Cắt tử cung toàn phần: Chỉ định đối với khối u ở eo tử cung, u ở cổ tử
cung hoặc u ở thân có kèm theo tổn thương nghi ngờ ở cổ tử cung.

Hình 6: Cắt tử cung bán phần
4.5. Cắt bỏ nhân xơ qua đường âm đạo:
- Chỉ định: Khối u dưới niêm mạc có cuống thò ra âm đạo (thường là
những polype có chân ở trong buồng tử cung).
- Nhược điểm của phương pháp này là dễ tái phát.
4.6. Phương pháp điều trị tắc mạch
Là phương pháp xâm lấn tối thiểu tạo ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng

dẫn đến hoại tử khối u.
Phương pháp này có nguy cơ sẽ tắc các nhánh cấp máu cho buồng trứng
hoặc các vùng cơ tử cung lành nên có một tỉ lệ vô kinh thậm chí vô sinh sau
tắc mạch.


16

Phương pháp này nên áp dụng cho các trường hợp khối u xơ tử cung giàu
mạch máu và người phụ nữ đã đủ số con hoặc không mong muốn có thêm con
trong tương lai.

Hình 7: Phương pháp điều trị tắc mạch
4.7. Phương pháp điều trị MRI HIFU

Hình 8: Điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp MRI HIFU.
Phương pháp này là dùng sóng siêu âm cường độ cao hội tụ tại khối u,
tạo hiệu ứng nhiệt để đốt tế bào khối u dưới định vị bằng hình ảnh cộng
hưởng từ, phần mô tế bào hoại tử do nhiệt sẽ được cơ thể hấp thu theo con
đường thực bào. Sau điều trị, chụp lại MRI vùng chậu để đánh giá lại kết quả


17

và nhận định sự thu nhỏ dần của khối u định kỳ theo thời gian 06 tháng, 12
tháng, 24 tháng. Có khoảng 20% số bệnh nhân cần phải điều trị bổ sung sau
12 tháng điều trị bằng MRI HIFU.
Đây là phương pháp điều trị u xơ tử cung tiên tiến nhất hiện nay,
giúp loại trừ mô đích bất thường trong cơ thể mà không cần phẫu thuật, không
chảy máu, không để lại sẹo, không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, giúp bảo

tồn tử cung, độ an toàn cao. Hôm sau có thể làm việc trở lại.Phương pháp này
chỉ áp dụng cho các loại u xơ tử cung nghèo mạch máu nuôi, không áp dụng
cho các u xơ tử cung giàu mạch máu.
4.8. U xơ tử cung khi mang thai.
Cần theo dõi quản lý thai nghén chặt chẽ để phát hiện sớm các biến
chứng và xử trí kịp thời.
Không có chỉ định phẫu thuật bóc tách nhân xơ trong khi có thai.
Trong chuyển dạ cần theo dõi sát, nếu gây biến chứng trong chuyển dạ:
rối loạn cơn co tử cung, khối u tiền đạo… cần chỉ định mổ lấy thai. Nếu đẻ
được đường dưới cần đề phòng biến chứng chảy máu sau đẻ do đờ tử cung,
rau bám chặt và hoại tử nhân xơ trong thời kỳ hậu sản.
5. Phòng bệnh
5.1.Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh
- Giảm cân nếu cân nặng của bạn đang thừa, bởi béo phì cũng là một trong
những yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.
- Quan hệ tình dục an toàn
- Không nạo phá thai quá nhiều, hay không an toàn
- Cần vệ sinh sạch sẽ, điều trị các bệnh phụ khoa sớm như: Viêm âm đao,
viêm lộ tuyến....
5.2. Khám phụ khoa định kỳ
U xơ tử cung thường phát triển âm thầm chính vì vậy thăm khám phụ
khoa định kỳ là cách phát hiện và phòng ngừa u xơ tử cung hiệu quả.


18

Việc phát hiện và điều trị u xơ tử cung càng sớm thì điều trị càng dễ
dàng tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe về sau và giảm các biến chứng không
mong muốn.
5.3. Thiết lập chế độ ăn uống khoa học

- Các loại thực phẩm giàu protein và vitamin, bổ sung thêm thức ăn có
chứa sắt, đề phòng thiếu máu do thiếu sắt.
- Các loại trái cây có màu sắc như cam, chanh, bưởi… thường giàu betacarotene, khi được cơ thể tiêu hóa sẽ biến thành vitamin A. Vitamin A có tác
dụng thúc đẩy các mô lành mạnh, sửa chữa mô thích hợp, có tác dụng làm thu
lại các mô bị bệnh.
- Các loại thực phẩm như có mức độ estrogen cân bằng, giàu
bioflavonoid như đậu nành, sữa đậu nành, đậu hũ, đậu đen, đậu lăng… cũng
tốt cho người u xơ tử cung.
- Các loại rau có lá màu xanh đậm như tần ô, súp lơ xanh, bồ ngót, bó
xôi, các loại thực vật dưới biển như rong biển, rau câu… có chứa hàm lượng
dinh dưỡng cao và phòng chống u xơ tử cung.
- Bổ sung vitamin D có thể giúp để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động
tốt hơn.
- Cung cấp đủ 1,5 – 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày
Nên tránh các loại thực phẩm sau:
- Thịt có màu đỏ đậm như thịt bò, bò Kobe, thịt cừu vì có thể làm tăng
mức estrogen và kích thích khối u xơ phát triển.
- Thức ăn đồ uống có caffein, nước ngọt, chocolate, trà, thuốc lá cà phê.
- Thực phẩm có hàm lượng muối cao…
- Đồ ăn nhanh và nhiều chất béo
5.4. Giữ tinh thần thoải mái lạc quan
Cảm xúc không ổn định, trầm cảm, tức giận, hay suy nghĩ, muộn phiền
kéo dài dễ dẫn đến suy gan, khí huyết trì trệ dọn đường cho u xơ tử cung ghé


19

thăm chính vì vậy hãy luôn giữ tinh thần thoải mái vui vẻ tránh stress áp lực
và phiền muộn.
5.5. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Luyện tập thể dục thường xuyên không chỉ ngăn ngừa được bệnh u xơ tử
cun mà tập thể dục còn rất tốt cho sức khỏe và phòng ngừa được nhiều bệnh
nan y khác. Phụ nữ nếu tập thể dục thường xuyên sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh u
xơ tử cung. Đặc biệt việc tập thể dục từ 3 giờ trở lên mỗi tuần có thể giúp
giảm nguy cơ mắc các bệnh u xơ tử cung , u nang buồng trứng tới 30- 40%.
5.6. Sử dụng thảo dược tự nhiên phòng ngừa
Ngày nay, việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tử thảo dược để phòng
ngừa u xơ tử cung đang được nhiều phụ nữ tin dùng sử dụng hiệu quả, ít tác
dụng phụ. Một số thảo dược tự nhiên thường được sử dụng trong các bài
thuốc đông y điều trị u xơ tử cung như: Thanh hao hoa vàng, cao náng hoa
trắng....
Việc phòng ngừa và điều trị u xơ tử cung kịp thời là điều vô cùng cần
thiết với người bệnh. Bằng cách kiên trì sử dụng một số thảo dược, kết hợp
với chế độ sinh hoạt điều độ, giữ tâm lý luôn lạc quan, thoải mái... sẽ giúp
bệnh nhân ngăn ngừa và đẩy lùi được khối u xơ một cách hiệu quả.


20

III. KẾT LUẬN
Có thể nói, bệnh u xơ tử cung rất thường gặp, có khoảng 30-40% phụ nữ
ở độ tuổi từ 30-50 mắc bệnh này. Đây là bệnh lành tính, phát triển từ từ, diễn
biến lâm sàng rất đa dạng. Phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng cơ năng.
Những trường hợp này được phát hiện bệnh tình cờ qua kiểm tra siêu âm.
Khối u có thể giữ nguyên kích thước hoặc thay đổi không đáng kể trong thời
gian dài và không gây ra triệu chứng gì, thậm chí đến tuổi mãn kinh. Khoảng
30% bệnh nhân có triệu chứng cơ năng, có thể là một hay nhiều trong số các
dấu hiệu sau: cường kinh, đau bụng kinh, có máu cục, đau hạ vị, đái tăng lần,
khó thụ thai, dễ xảy thai…
Có nhiều phương pháp điều trị UXTC áp dụng cho từng trường hợp cụ

thể. Hai nhóm phương pháp điều trị chính là bảo tồn và cắt triệt để. Điều trị
bảo tồn bằng nội khoa có tác dụng giảm triệu chứng và giảm kích thước khối
u, nhưng hiệu quả không lâu dài, triệu chứng dễ tái phát khi ngừng thuốc.
Phẫu thuật bảo tồn cắt nhân xơ (myomectomy) có hiệu quả tốt, nhưng dễ tái
phát, khó áp dụng cho các trường hợp nhiều u xơ. Phẫu thuật triệt để cắt tử
cung (hysterectomy) toàn phần hoặc bán phần vẫn đang là kỹ thuật được áp
dụng rộng rãi hơn cả ở các chuyên khoa phụ sản. Hiện nay, các phương pháp
chữa u xơ tử cung không xâm lấn, không cần phẫu thuật đang ngày phát triển
mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và giảm thiểu rủi ro đang ngày càng
được ứng dụng rộng rãi và mang lại những tích cực rõ rệt cho người bệnh.


21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Bộ môn Phụ Sản, Bài giảng sản phụ khoa trường Đại học Y – Dược Thái
Nguyên Năm 2012.
2. Bộ môn phụ sản, Tài liệu học tập Sản phụ khoa Chuyên khoa cấp 1 –
chuyên ngành IV trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên năm 2016.
3. Bộ môn phụ sản, Bài giảng sản phụ khoa trường Đại học Y Hà Nội Năm 2014.
4. Phan Trường Duyệt (1993), “Các phương pháp thăm dò trong sản
khoa”, Nxb Y học Hà Nội,95-99.
5. Phan Trường Duyệt (1993), “Các phương pháp thăm dò trong sản
khoa”, Nxb Y học Hà Nội,246-247
6. Nguyễn Khắc Liêu (2002), “Sử dụng hormon trong phụ khoa”, Bài
giảng sản phụ khoa tập 1, Nxb Y học Hà Nội, 225-232
7. Ngô Văn Tài (2002), “Một số thăm dò trong phụ khoa”,

8. Bài giảng sản phụ khoa tập II, Nxb Y học Hà Nội,181-192
9. Giáo trình giải phẫu học đại cương.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
10. Alexandros Sotiriadis, Stefania Papatheodorou, GeorgeMakrydimas
(2004), “Threatened miscarriage: evaluation and management” BMJ;
329:152-156
11. Anderson SG (1980), “Manegement of threatened abortion with realtime sonography”, Obstet and Gynecol, 55(2): 259-262.
12. Ball RH và cs (1996), “The clinnical significance of
ultransonographically detected subchorionic hemorrhages”, Am J Obstet
and Gynecol, 174(3): 996-1002
13. BeckmannR.B
13. Ben- Haroush A, Yogev Y, Mashiach R, Meizner I. “ Pregnancy
outcome of threatened abortion with subchorionic hematoma: possible
benefit of best rest?” Isr Med Assor J 2003; 5:422-4.
14. Bennett GL và cs (1996), “Subchorionic hemorrhage in firsttrimester pregnancies: prediction of pregnancy outcome with
sonography” Radiology, 200(3):803-6


×