Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ẢNH HƯỞNG của PHẬT GIÁO đến ĐƯỜNG lối cải CÁCH của VUA RAMA IV ở THÁI LAN (1851 1868)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.58 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2019
Tên công trình:
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐƯỜNG LỐI
CẢI CÁCH CỦA VUA RAMA IV Ở THÁI LAN (1851- 1868)

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 2
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hữu Hiệu

Dân tộc: Kinh

Trần Khánh Ly
Lớp: K.67A

Năm thứ: 02/04 năm đào tạo

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tống Thị Quỳnh Hương

HÀ NỘI - 2019
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Hà Nội, ngày....tháng… năm 20...
Cán bộ hướng dẫn
(Ký tên)

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP KHOA
2


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm số....................
Xếp loại.....................
Điểm kết luận của Bộ môn...............
Hà Nội, ngày...tháng… năm 20…
Đại diện hội đồng khoa học
(Kí tên)

LỜI CẢM ƠN

3


Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Tống Thị Quỳnh Hương,

người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực
hiện bài nghiên cứu khoa học.
Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt các thầy cô trong tổ bộ môn Lịch sử Thế
giới đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong quá trình làm bài nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Hữu Hiệu
Trần Khánh Ly

4


MỤC LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Vương quốc Thái Lan (trước năm 1939 có tên gọi là Xiêm), là một quốc gia
nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới tiếp giáp với Myanma,
Malaysia, Campuchia, Lào và vịnh Thái Lan. Thủ đô hiện tại của Thái Lan là
Bangkok, diện tích đất nước là 514.000 km2. Dân số hiện nay khoảng 69 triệu người,
đứng thứ 20 thế giới, thứ 12 châu Á và thứ 3 Đông Nam Á.
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật và Phật
giáo cũng chính là quốc giáo của đất nước này. Vì thế, Thái Lan được gọi là “Đất nước
của những chiếc áo cà sa”. Phật giáo đã được xem là quốc giáo của Thái Lan từ thời kỳ

đầu của triều đại Sukhothay (1237-1456). Đến vương triều Bangkok, từ thời trị vì của
vua Rama I (1782 - 1809) thì đạo Phật đã phát triển rất mạnh mẽ, các vị vua Thái đều
lấy đạo Phật làm gốc để cai trị đất nước, đặc biệt dưới thời kỳ trị vì của vua Rama IV
(1851 - 1868).
Rama IV là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử phát triển Thái Lan. Ông đi tu
tại chùa Mahatat từ năm 1824, trong thời gian tu hành ông đã thấm nhuần tư tưởng của
Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, đồng thời Rama IV cũng tìm hiểu và có nhiều hiểu biết về
nền khoa học phương Tây hiện đại. Sau khi lên ngôi (1851), ông tiến hành cải cách về
mọi mặt: Kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao… Rama IV đã kết hợp giáo lý Phật giáo
và khoa học phương Tây hiện đại vào trong những chính sách cải cách, đó là một
hướng đi độc đáo trong khu vực thời bấy giờ, giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ bị các
nước thực dân phương Tây xâm lược, giữ vững được độc lập chủ quyền.
Nghiên cứu về những ảnh hưởng của Phật giáo tới đường lối cải cách của vua
Rama IV, giúp chúng ta có được hiểu biết đầy đủ và cụ thể hơn về một trong những
nguyên nhân khiến cho Thái Lan tránh được sự xâm lược của các nước phương Tây
một cách khéo léo, trong bối cảnh Đông Nam Á khi đó có nhiều biến động. Nghiên
cứu vấn đề này cũng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và đa chiều về một trong
những vị vua có ảnh hưởng quan trọng nhất tới vận mệnh của lịch sử vương quốc là
vua Rama IV – người đã kết hợp nhuần nhuyễn những điểm tích cực của Phật giáo
cùng tinh hoa tư tưởng và nền khoa học phương Tây trong công cuộc cải cách canh tân
đất nước.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các
nước trong khu vực và toàn thế giới, việc tìm hiểu về một đất nước trong khu vực có
mối quan hệ ngoại giao thân thiết, nhiều nét tương đồng với Việt Nam về lịch sử, văn
6


hóa như Thái Lan có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở những hiểu biết đầy đủ và
tôn trọng lẫn nhau, sẽ giúp chúng ta càng thêm trân trọng mối quan hệ lâu đời, tốt đẹp
giữa Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu thành

công vấn đề này cũng bổ sung thêm nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh
ở các trường phổ thông về lịch sử Đông Nam Á nói chung, lịch sử và văn hóa Thái
Lan nói riêng.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nếu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài
“Ảnh hưởng của Phật giáo đến đường lối cải cách của vua Rama IV (1851-1868)” làm
hướng nghiên cứu cho Báo cáo khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Lịch sử cận đại Thái Lan là một thời kì có nhiều biến cố lớn, thu hút được sự
quan tâm của nhiều học giả trên thế giới cũng như các học giả Việt Nam. Trong đó,
phần lớn nghiên cứu của các học giả tập trung vào những vấn đề chủ yếu như: Chính
sách đối ngoại của vương quốc Xiêm (Thái Lan) trước sự đe dọa xâm lược của chủ
nghĩa thực dân phương Tây; Sự chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội của vương quốc
Xiêm. Một vấn đề cũng rất đáng được quan tâm là: Ảnh hưởng của Phật giáo đến
đường lối cải cách Thái Lan từ những năm 50 thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu trong
nước cũng như thế giới với những quan điểm khác nhau đã ít nhiều đề cập đến vấn đề
này trong nhiều công trình khác nhau.
Về tài liệu tiếng Việt, có một công trình nghiên cứu nổi bật như:
Cuốn “Lịch sử Thái Lan” của Phạm Nguyên Long và Nguyễn Tương Lai
( NXB Khoa học xã hội – 1998), là một công trình nghiên cứu về những vấn đề lịch sử
cơ bản của Thái Lan từ thời kì tiền sử đến những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỉ XX.
Công trình này có đề cập đến quá trình xâm nhập của người phương Tây vào vương
quốc Xiêm từ đầu TK XVI và những chính sách cải cách của vua Xiêm để phát triển
đất nước và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Cuốn “Lịch sử vương quốc Thái Lan” của GS. Vũ Dương Ninh – 1994, NXB
Giáo dục. Công trình này đã trình bày khái quát về lịch sử vương quốc Thái Lan, cho
người đọc cái nhìn tổng thể trên nhiều phương diện của vương quốc Thái Lan
Cuốn “Lịch sử Thái Lan” – 1993 của Huỳnh Văn Tòng đã đề cập về tình hình
kinh tế chính trị và những hiệp ước bất bình đẳng mà Thái Lan đã ký với các nước tư
bản phương Tây, những chính sách của vua Rama IV và Rama V nhằm giữ vững nền

độc lập dân tộc.
Về tài liệu tiếng Anh, có các công trình tiêu biểu như sau:
7


Cuốn “King Mongkut and The British” (Vua Mongkut và người Anh) – by
M.L. Manich Jumsai – Chalermnit – Bangkok (1991), cuốn sách chủ yếu viết về quá
trình xâm nhập Thái Lan của người Anh và mối quan hệ giữa hai nước từ thời kỳ
Mongkut lên cầm quyền.
Cuốn “In his own words by Vasana Chinvarakorn” ( Nói theo cách riêng của
Vanasa Chinvarakorn) – Bangkok post 12/18/2004 ( Exarpts from collected
porclamations )
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm, tạp chí đề cập đến cuộc đời và sự nghiệp của
vua Mongkut.
Trong giáo trình của trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp có
viết khái quát về Lịch sử Thái Lan như cuốn: “Lịch sử thế giới trung đại”- Nhà xuất
bản Giáo dục, H. 1976 và cuốn “Lịch sử trung đại thế giới, phần phương Đông”- Nhà
xuất bản Giáo dục, H. 1994 do GS. Lương Ninh chủ biên.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước, báo cáo khoa
học này sẽ đi sâu và làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến đường lối cải cách của vua
Rama IV, đồng thời góp phần lý giải vì sao Thái Lan có thể tránh được làn sóng xâm
lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1.

3.2.

Đối tượng nghiên cứu.
Bài nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đến đường lối cải cách của vua
Rama IV ở Thái Lan (1851-1868).

Phạm vi nghiên cứu.
Về thời gian: Đề tài tập trung về cuộc đời, quá trình đến với Phật giáo cũng như
đường lối cải cách trong thời gian trị vì của vua Rama IV (1851-1868).
Về không gian: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Thái Lan.
Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về các tư tưởng cấp tiến và những ảnh
hưởng Phật giáo đến chính sách của vua Rama IV trong thời gian trị vì trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, đường lối đối ngoại.
4. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương
pháp logic. Bên cạnh đó, kết hợp với phân tích, so sánh, kiểm tra, đối chiếu tư liệu…
để tìm hiểu được những yếu tố Phật giáo ảnh hưởng đến đường lối canh tân đất nước
của vua Rama IV.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
gồm 2 chương:
Chương 1: Quá trình đến với Phật giáo của vua Rama IV (1851 - 1868)
8


Chương 2: Ảnh hưởng của Phật giáo đến đường lối cải cách của vua Rama IV
(1851 - 1868)

9


CHƯƠNG 1
QUÁ TRÌNH ĐẾN VỚI PHẬT GIÁO CỦA VUA RAMA IV (MONGKUT)
1.1.


Vài nét khái quát về vua Rama IV ( 1804-1868 )
Vua Mongkut (Rama IV), còn được gọi là Phra Chom Klao. Ông sinh ngày
18/10/1804, mất ngày 15/10/1868, là con trai của vua Rama II và hoàng hậu
Srisuriyendra. Mongkut (Rama IV) là vị vua thứ 4 của vương triều Chakri, ông cầm
quyền từ năm 1851 đến khi qua đời vào năm 1868. Ông được xem là vị cha đẻ của nền
khoa học và công nghệ hiện đại Thái Lan vì đã có công lao du nhập phương pháp luận
khoa học và các thành tựu khoa học phương Tây vào nước Xiêm (Thái Lan). Ông cũng
được đa số các nhà sử học đánh giá là một vị vua tài ba trong vương triều Chakri.
Thủa nhỏ, ông được gọi là Mongkut - có nghĩa là “vương miện”. Năm 1816, ông
được phong là “Phrabat Somdet Phra Poramen Maha Mongkut”, năm 20 tuổi ông đi tu
theo truyền thống của Thái Lan. Khi vua Rama II qua đời, theo luật lệ và quy định của
Thái Lan thời bấy giờ thì Mongkut được xếp vào vị trí kế vị số 1, nhưng do ông đang đi tu
và Nangklao – người anh cùng cha khác mẹ với Mongkut là một người có kinh nghiệm
chính trị và có ảnh hưởng lớn nên đã được các quan ủng hộ lên ngôi.
Mongkut (Rama IV) tu hành liên tục cho đến khi vua Rama III qua đời, ông trở
thành vị vua thứ 4 của vương triều Chakri. Năm 1851, ông lên ngôi, đế hiệu là Phrabat
Somdet Phra Pormen Maha Mongkut, tuy nhiên người nước ngoài vẫn quen gọi ông là
Mongkut. Khi lên ngai vàng ông đã 47 tuổi, bản thân ông đã trải qua 27 năm tu hành
nên Mongkut vẫn giữ nguyên lối sống đạm bạc theo cách sống của các nhà sư. Không
giống các nhà vua trước đó hay các quan lại khác, ông thường đi bộ về khắp các tỉnh
thành để xem xét tình hình dân chúng. Chính bởi điểm khác biệt này nên ông có một
góc nhìn sâu sắc về đất nước mình, hiểu biết mọi vấn đề mà dân chúng đang gặp phải.
Suốt 27 năm đi tu và sống tại chùa Mahatat, Mongkut đã có một quá trình tìm
tòi và thấu hiểu giáo lý “tứ diệu đế”, một giáo lý cơ bản của nhà Phật, đó là những
chân lý lý giải về nỗi khổ và sự diệt khổ của con người để đi đến cõi Niết bàn . Đặc
biệt, ông nghiên cứu bộ Kinh Tam Tạng một cách sâu rộng. Bản thân là một nhà sư,
các buổi thuyết giáo đã cho ông tiếp xúc với rất nhiều người và nhiều hoàn cảnh của
nhân dân, còn các thầy giáo và sách vở của châu Âu mà ông đọc được đã cung cấp cho
ông những kiến thức về các quốc gia phương Tây và sự hiểu biết sâu rộng về các mối


10


quan hệ quốc tế. Tất cả những cơ duyên đó rất có giá trị đối với bản thân Mongkut và
công cuộc cai trị đất nước sau này của ông.
Bên cạnh việc học và nghiên cứu đạo Phật, với lòng ham muốn hiểu biết thế
giới, ham muốn học hỏi, khám phá những thứ mới mẻ, tiến bộ của nhân loại, Mongkut
đã học thêm nhiều ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Latinh. Ông có thể tiếp
xúc, giao lưu nói chuyện rất thông thạo với người phương Tây. Ông đặc biệt giỏi tiếng
Anh và tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ thứ 2 của ông. Đức vua Mongkut ký tất cả
giấy tờ nhà nước bằng chữ Latinh, các bức thư của ông cũng rất thú vị bởi lối hành văn
trôi chảy của mình. Ông còn nghiên cứu nhiều lĩnh vực kiến thức khác như nghiên cứu
chủ thuyết, triết học và mỹ học Phật giáo. Đặc biệt, thông qua sự tiếp xúc giao lưu với
các thương nhân, các nhà ngoại giao, nhà truyền giáo châu Âu nên ông đã có cơ hội để
đọc các cuốn sách nói về những thành tựu khoa học phương Tây mà đã được đưa vào
Thái Lan thời kỳ đó.
Điểm đặc biệt mà vua Mongkut làm được là ông đã mời chuyên gia ngôn ngữ
và sư phạm vào hoàng cung để dạy cho con em trong hoàng tộc để mở mang thêm
kiến thức, sự hiểu biết về văn hóa, con người và văn minh phương Tây. Do đó, có thể
nói, Mongkut là một vị sư bước lên ngai vàng để cải cách đất nước và lãnh đạo quốc
gia theo hướng tiến bộ, nhờ vào những kiến thức và trải nghiệm của bản thân.
Vua Mongkut rất quan tâm đến thiên văn học. Ông đã tính toán chính xác thời
gian và địa điểm của nhật thực toàn phần, xảy ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1868. Sau
khi đi quan sát nhật thực ở miền bờ biển phía Tây trở về, ông đã chết vì bị bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, đường lối cải cách của vua Rama IV đã mở đường và đặt cơ sở cho đường
1.2.

lối canh đất nước được các vua Rama tiếp theo kế tục.
Quá trình đến với Phật giáo của vua Rama IV
Ở Thái Lan, đến thời kì vua Rama IV đã bãi bỏ chế độ giáo dục thi cử Tống

Nho như cũ mà nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam vẫn sử dụng thịnh hành vào
thời điểm đó. Thay thế chế độ giáo dục cũ, Thái Lan sử dụng hình thức mới là hình
thức giáo dục nhà chùa, tức là việc giáo dục được giao cho các nhà chùa, sư sãi. Theo
truyền thống lúc bấy giờ, hoàng tử Mongkut từ nhỏ đã được gửi đến chùa để học đọc
và viết chữ, đồng thời học nhiều kĩ năng khác như cưỡi voi… Năm 13 tuổi, Mongkut
xuống tóc (lễ cắt cuộn tóc dài quấn cao đỉnh đầu) và trở thành chú tiểu trong 8 tháng
theo truyền thống. Hết 8 tháng tu tập hoàng tử được trở về cung và được vua cha (vua
Rama II) trao cho một chức vụ tượng trưng trong triều đình. Đến khi vua Rama II qua
11


đời, khi ấy Mongkut đã 21 tuổi (1824), năm này Mongkut chính thức trở thành sa
môn. Như trên đã nói, Mongkut đã không lên nối ngôi vua cha, ông không tranh giành
ngôi vua và chọn ở trong chùa suốt 27 năm.
Trong thời gian cư trú tại chùa Mahatat, nhà sư Mongkut nhận thấy giới tăng sĩ
không giữ đúng giới luật và đi sai với kinh kệ mà đức Phật trao truyền. Mongkut gia
công học chữ Pali để khán kinh trực tiếp không qua bản dịch, trình độ Pali của
Mongkut được xác định qua kỳ giám định “thi đình”, cấp Thái học sinh, đệ cửu đẳng,
cao cấp nhất của Phật học thời đó. Mongkut từng thề nguyện: nếu trong 7 ngày mà
không gặp được chân sư thì sẽ vĩnh viễn hoàn tục rời chùa. Chư Phật đã đáp lại lời
nguyện đó: Mongkut gặp được một vị sư người thiểu số Mon xứ Miến Điện hiện đang
trú ngụ ở Thái. Sư mặc áo vàng, liễu kinh đúng như Mongkut đã đọc, Mongkut khâm
phục xin nhà sư người Mon làm lại lễ thọ giới cho mình. Từ đây, Mongkut bắt đầu
thanh lọc đạo Phật xứ Thái: sư cho vứt bỏ một lúc 500 cuốn kinh sách, viết sai, dịch
sai, và cho dịch kinh sách lại từ cổ ngữ Pali [9].
Trong thời gian làm Sư trưởng viện, Mongkut có cơ hội giao hảo với các giáo sĩ
Thiên Chúa giáo, thông qua các giáo sĩ Mỹ ông đã học được Anh ngữ, thông qua giám
mục Pallegois ông học được Pháp ngữ. Vua Mongkut còn học chữ Latinh bằng cách
trao đổi với giám mục, giám mục dạy cho Mongkut chữ Latinh, còn Mongkut dạy cho
giám mục chữ Pali. Mongkut không ngại áp dụng phương pháp hoằng đạo của Thiên

Chúa giáo vào Phật giáo. Từ đó, ông thiết lập nên một phong trào cải cách, đó là một
pháp môn mới trong Phật giáo Thái Lan, nó không những phát triển trong đất Thái mà
còn phát triển sang cả Cao Miên, Lào cho đến tận ngày nay.
Kiến thức về chữ Pali giúp Mongkut dùng chữ này để viết kệ tụng và tu chỉnh
nghi lễ… Đến sau này, khi lên ngôi vua năm 1851, Mongkut đã phạt nặng các tu sĩ
phạm giới rượu chè, thuốc phiện, dâm dục… họ phải hoàn tục hay đi cắt cỏ cho voi ăn.
Trên đây là một vài nét về con đường Phật giáo của vua Mongkut, Phật giáo
đã gắn liền với Mongkut từ nhỏ cho đến khi qua đời. Phật giáo đã ảnh hưởng sâu
sắc đến con người của vua Mongkut, vua Mongkut đã đem những giáo lý giáo luật
tốt đẹp trong Phật giáo lan rộng ra quốc gia của mình, đặc biệt là ông đã áp dụng
Phật giáo vào trong chính sách cải cách đất nước Xiêm.

12


CHƯƠNG 2
ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐƯỜNG LỐI
CẢI CÁCH CỦA VUA RAMA IV (1851-1868)
2.1. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thái Lan
2.1.1. Tín ngưỡng tôn giáo Thái Lan trước khi đạo Phật du nhập.
Trước khi nhà nước Thái đầu tiên được thành lập thì đây là vùng đất tạp cư của
nhiều dân tộc. Chính vì vậy, trước khi Phật giáo truyền bá vào Thái Lan, trên vùng đất
này đã tồn tại nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, xuất phát từ thế giới quan còn
nhiều hạn chế, nhưng lại có nền tảng từ sự hướng thiện và gắn bó cộng đồng dân tộc.
Có thể kể đến như: Tục thờ thần linh và thờ gia tiên.
Đời sống kinh tế chủ yếu của cư dân Thái Lan là nông nghiệp lúa nước, gắn bó
chặt chẽ với điều kiện tự nhiên. Do vậy, từ xa xưa họ đã có tục thờ thần linh, đó là thần
Mặt trời, thần Núi, thần Sông, thần Lửa, đặc biệt là thần Lúa. Theo người Thái, đây là
những vị thần trong tự nhiên, có sức mạnh tri phối đời sống của họ, có thể mang lại
khổ đau hoặc hạnh phúc cho con người. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh,

người Thái cho rằng mỗi người sinh ra đều có 120 linh hồn và sau khi chết các hồn
đều biến thành Phỉ (ma). Các Phỉ có mối liên hệ mật thiết với người còn sống, có thể
đem đến tai họa nhưng cũng có thể phù hộ, trợ giúp cho con người. Quan niệm này là
cơ sở ra đời của tín ngưỡng thờ cúng người chết mà trước hết là thờ cúng ông bà tổ
tiên của gia đình, dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên vừa có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn,
nhớ về cội nguồn, nhưng đồng thời thể hiện mong muốn được tổ tiên phù hộ độ trì cho
người đang sống.
Qua đó, ta thấy những tín ngưỡng tôn giáo sơ khai bản địa của người Thái xuất
phát từ lòng hướng thiện, mong muốn cuộc sống yên bình, êm ả. Vì thế, tín ngưỡng
thờ thần linh, thờ gia tiên là yếu tố truyền thống thấm sâu vào tiềm thức của mỗi người
Thái. Cho nên, khi tiếp nhận đạo Phật, những phong tục tập quán truyền thống của
người Thái không những không mất đi mà tiếp tục tồn tại song song và dung hòa với
Phật giáo.
2.1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Thái Lan.
Nói đến Thái Lan người ta thường nhắc đến đất nước của những chiếc áo cà sa
vàng. Qua thời gian tồn tại và phát triển, lịch sử Phật giáo đã trở thành một bộ phận
không thể tách rời với lịch sử văn hóa và lịch sử tư tưởng Thái Lan.
13


Thái Lan có địa hình chia làm 4 khu vực: Miền Bắc có nhiều đồi núi, miền Nam
nhỏ hẹp, miền Trung là bình nguyên, miền Đông là cao nguyên Kò Rạt. Có lẽ bởi địa
hình nhiều khác biệt như vậy nên quá trình truyền bá Phật giáo vào Thái Lan được
chia thành nhiều hướng khác nhau và vào những thời điểm khác nhau. Theo các nhà
nghiên cứu thì lịch sử Phật giáo Thái Lan hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn gắn
liền với 4 dòng Phật giáo khác nhau: Phật giáo Theravada nguyên thủy, Phật giáo Đại
thừa Mật tông, Phật giáo Theravada Miến Điện (Pagan) và Phật giáo Theravada
Srilanka. Trong đó 3 dòng đầu thịnh hành ở Thái Lan từ thế kỷ đầu công nguyên đến
thế kỷ XIII, dòng thứ tư hình thành từ những ngày đầu của vương quốc Thái
Sukhothay và trở thành quốc giáo của Thái Lan từ đó cho đến nay.

Dòng Phật giáo đầu tiên được truyền vào Thái Lan là dòng Phật giáo Theravada
nguyên thủy. Theo sử liệu cổ của Srilanka – cuốn Mahavamsa, Phật giáo được truyền
từ Ấn Độ vào Thái Lan dưới thời vua Asoka khoảng năm 214 TCN. Sau khi triệu tập
đại hội Phật giáo lần thứ 3 ở Pataliputra, vua Asoka đã phái 9 đoàn truyền giáo ra nước
ngoài, trong đoàn truyền giáo có hai vị trưởng lão là Sona và Uttara đặt chân lên vùng
đất vàng Suvanabhunu [6 ; 224-225]. Dòng Phật giáo này tồn tại ở Thái Lan từ thế kỷ
III TCN đến thế kỷ VI sau CN. Người Môn tập chung ở lưu vực sông Mê Kông đã
phát triển rộng ra đến lưu vực sông Chao Phraya, thành lập nhà nước Tharavada, Phật
giáo phát triển rất hưng thịnh các triều đại thuộc nhà nước Tharavada của người Môn.
Sự phát triển của Phật giáo được chứng thực thông qua các cổ vật như: Tượng Phật
Phật giáo Đại thừa truyền nhập vào đất Thái có thể chia ra làm các thời kỳ khác
nhau: Một là sự truyền nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc; Hai là sự truyền
nhập dưới vương triều Sơrivijaya; Ba là sự truyền nhập từ Campuchia
Năm 1044, vua Miến Điện đã cho xây dựng triều Pagan hùng mạnh, thôn tính
nhà nước của người Môn ở phương Nam, thực hiện cải cách Phật giáo và đẩy mạnh
phát triển Phật giáo Thượng tọa bộ. Do vậy, Phật giáo phát triển mạnh ở Miến Điện và
đạt đến mức độ phồn thịnh. Người Thái cư trú ở các vùng Vân Nam, Quý Châu,
Quảng Tây của Trung Quốc, họ di cư xuống phía Nam và thành lập nên hai nhà nước
là: Lanna và Lan chiêng, tiếp thu văn hóa của người Môn và người Campuchia. Đến
khi vương triều Pagan hùng mạnh, họ mở rộng thế lực đến nhà nước Lanna ở phía Bắc
Thái Lan, sau đó mở rộng đến vùng Tharavada của người Môn

14


Người Miến Điện cai trị các vùng đất miền Bắc Thái Lan đã truyền vào đó Phật
giáo Đại thừa. Do ảnh hưởng của văn hóa Pangan, cho nên kiến trúc Phật giáo miền
Bắc lúc này phần lớn đều mang đặc trưng của Phật giáo Miến Điện. Nhà nước Lanna
cường thịnh bao gồm: Chiêng Mây, Lăm- pun, Lăm- pang, Chiêng rai của Thái Lan,
ngoài ra còn có nhà nước Payao và Hariphunxay, dưới sự cai trị của nữ vương Ca-ma,

đã xây dựng cơ sở bền vững lâu dài cho Phật giáo Thượng tọa bộ ở miền Bắc Thái
Lan. Sau khi nữ vương Ca-ma cho di dân xuống phía Nam, thì 2 vùng đất này đều bị
người Lavô chiếm. Người Thái ở Lanna và Lan – chiêng ở phía Bắc do chịu ảnh
hưởng của Phật giáo Pagan nên tin theo Phật giáo Thượng tọa bộ. Người Thái từ
Sukhothay xuống phía Nam do sớm chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa truyền từ
Campuchia sang, nên theo Phật giáo Đại thừa.
Năm 1257, ở Srilanka một người từ Pangan đến Nam Thái Lan truyền giáo và
xây dựng tăng đoàn tại đây, được nhân dân ủng hộ. Phật giáo Theravada Srilanka
nhanh chóng lan tỏa đến các vùng miền Trung và miền Bắc Thái Lan. Sau khi, dòng
Phật giáo này phát triển ở Thái Lan thì Phật gíao Đại thừa truyền từ Campuchia bắt
đầu suy thoái dần rồi diệt vong.
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến đường lối cải cách của vua Rama IV
(1851-1868)
2.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Bối cảnh thế giới:
Đầu thế kỷ XV, chế độ phong kiến ở Tây Âu ngày càng suy yếu. Lực lượng sản
xuất mới ra đời, nền kinh tế hàng hóa tiền tệ ngày càng phát triển là nguyên nhân cơ
bản thúc đẩy sự tan rã của chế động phong kiến châu Âu. Cuối thế kỷ XV, các nhà
thám hiểm đại diện Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thực hiện thành công các cuộc phát
kiến địa lý, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy. Sau đó,
một loạt các cuộc cách mạng tư sản đã nổ ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ: Hà Lan (1566), Anh
(1640), Mỹ (1776), Pháp (1789)… đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và mở ra
thời kì xác lập của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. Tiếp đó, các nước bắt đầu quá trình xâm
lược thuộc địa, nhằm tìm kiếm vàng, bạc, hương liệu quý… đem về chính quốc. Nhờ đó,
các nước tư bản như Hà Lan, Anh, Pháp…ngày càng giàu có.
Trong bối cảnh chung đó, các nước tư bản Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,
Anh, Pháp… bắt đầu tiến hành công cuộc bành trướng ở Phương Đông, các nước lập ra
15



các công ty với mục đích thu được lợi nhuận tối đa bằng con đường buôn bán hương liệu,
xâm chiếm đất đai và khai thác thuộc địa. Có thể kể đến một số công ty như: Công ty
Đông Ấn (V.O.C) của Hà Lan, công ty Ấn Anh (EIC) của nước Anh… Những công ty này
cạnh tranh gay gắt với nhau trong công cuộc bành trướng và buôn bán ở các nước thuộc
địa.
Sau khi tiến hành cuộc cách mạng tư sản một thời gian, các nước đều có điều kiện
để phát triển và vươn lên, nhất là đến cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp lần
1 diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan rộng ra nhiều nước khác. Cuộc cách mạng này làm
thay đổi cơ bản cách thức sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của các nước.
Như vậy, trong nửa đầu thế kỷ XIX, nhất là trong khoảng năm 1815 – 1848, cuộc
cách mạng công nghiệp tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các nước lớn, thúc đẩy nền kinh tế
phát triển nhanh chóng. Ở những nước khác, tuy chưa tiến hành cách mạng tư sản, kinh tế
tư bản chủ nghĩa cũng bước đầu giành được những thành tựu đáng kể. Những thành tựu từ
cuộc cách mạng công nghiệp, kéo theo là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế. Từ đó, nguồn của
cải vật chất được các nước sản xuất ra ngày càng phong phú, khả năng sản xuất được đẩy
mạnh và mở rộng. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đặt ra những yêu cầu như: Yêu cầu
ngày càng cao về một thị trường rộng lớn để tiêu thụ hàng hóa; Nguồn nhân công lao động
làm thuê rẻ mạt, đông đảo ở châu Á, châu Phi, Mĩ La Tinh rộng lớn.
Hệ thống máy móc trong công nghiệp tiên tiến hiện đại, quy mô sản xuất
được mở rộng, dẫn đến nhu cầu lớn hơn về nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công và
thị trường tiêu thụ hàng hóa. Châu Âu không đủ để đáp ứng được nhu cầu lớn đó
nên công cuộc tìm kiếm những vùng đất mới được đẩy mạnh. Đông Nam Á là khu
vực có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân
công lao động đông đảo, cho nên khu vực này đã trở thành mục tiêu xâm lược của
nhiều nước thực dân phương Tây. Điều đó đặt ra một thách thức lớn cho tất cả các
nước trong khu vực.
Bối cảnh khu vực :
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, phương Đông nói chung và khu vực Đông
Nam Á nói riêng cơ bản vẫn là xã hội phong kiến lạc hậu, trì trệ.
Đông Nam Á sau thời kỳ chế độ phong kiến phát triển thịnh đạt, từ thế kỷ XVI

trở đi, ở nhiều nước đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng triền miên về
chính trị, kinh tế - xã hội.
16


Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước vẫn giữ vai trò chủ đạo ở các quốc gia
Đông Nam Á. Tuy nhiên, thời kỳ này nông nghiệp sa sút nghiêm trọng do lũ lụt, hạn
hán, mất mùa… thường xuyên xảy ra làm cho nền kinh tế của các nước rơi vào bế tắc.
Bên cạnh đó, các nước vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức chính trị bảo thủ, bộ máy
chính quyền phong kiến cũ. Thiết chế nhà nước và tư tưởng chủ đạo trong xã hội vẫn
theo thể chế phong kiến phương Đông với việc duy trì quyền lực tối cao của nhà vua.
Đất nước bất ổn định, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lợi, dẫn đến
nội chiến, chia cắt đất nước là thực trạng diễn ra tại nhiều nước Đông Nam Á thời kì
này. Các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực, họ rơi vào tình cảnh bần cùng hóa, bị bóc
lột kiệt quệ, do không còn con đường sống, người dân đã nổi dậy khởi nghĩa. Những
cuộc khởi nghĩa nhân dân là tất yếu, đó cũng là nguyên nhân quan trọng góp phần thúc
đẩy chế độ phong kiến, nhà nước phong kiến suy yếu nhanh hơn. Thực trạng thấp kém,
lạc hậu về giáo dục, các hiện tượng văn hóa tiêu cực như mê tín dị đoan, những hủ tục
lạc hậu vẫn còn tràn lan trong xã hội.
Xã hội hỗn loạn, kinh tế kiệt quệ, nhân dân đói khổ nổi dậy khắp nơi, nhà nước
mất vai trò của mình, đây là điều kiện thuận lợi cho cho các nước thực dân phương
Tây tiến hành xâm lược khu vực Đông Nam Á nhiều tiềm năng này.
2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Thái Lan trước cuộc cải cách.
2.2.2.1. Tình hình chính trị, xã hội.
Năm 1782, một triều đại mới trong lịch sử Thái Lan được mở ra, đó là triều đại
Bangkok. Trước đó, triều đại Thônbubi tồn tại 15 năm tạo điều kiện cho Thái Lan
chuẩn bị giai đoạn phục hưng đất nước theo mô hình Ayutthaya phát triển theo mô
hình cao hơn. Chế độ quân chủ chuyên chế của Thái Lan có tính đặc trưng cao hơn, uy
tín đối với các nước lân bang được khôi phục.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi đó, Thái Lan cũng đứng trước muôn vàn

khó khăn do những cuộc khủng hoảng kéo dài chưa được khắc phục, lại bị chiến tranh
tàn phá làm cho nền kinh tế kiệt quệ, người dân đói khát, mất niềm tin vào vua. Các
chúa phong kiên các cứ vẫn chưa chịu khuất phục hoàn toàn trung ương, một phần do
chính sách cai trị của Takxin, nguy cơ chiến tranh với Myanma vẫn tiếp tục. Vấn đề
đặt ra là khắc phục hậu quả chiến tranh, lấy lại lòng tin của dân chúng.
Đến thế kỷ XIX, Thái Lan vẫn là một nước phong kiến và cũng trở thành đối
tượng xâm lược của các nước thực dân châu Âu. Rất nhiều nước tư bản đã xâm nhập
17


vào Thái Lan như Hà Lan, Anh, Pháp. Các nước này sau đó đã ép buộc triều đình
Bangkok kí kết những hiệp ước bất bình đẳng. Thái Lan chịu áp lực bành trướng ngày
càng mạnh của các thế lực phương Tây. Đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của
các nước phương Tây, đặc biệt là Anh và Pháp, đúng lúc đó Mongkut (Rama IV) lên
ngôi. Với tư cách là người kế vị và đứng đầu đất nước từ năm 1851, ông đã đưa ra
những lựa chọn và quyết sách cho dân tộc mình, để bảo vệ độc lập đất nước nhằm đưa
Thái Lan ra khỏi tình trạng thuộc địa như các nước láng giềng châu Á.
Trước khi vua Rama IV tiến hành công cuộc cải cách đổi mới đất nước, chính
quyền nhà nước do quan lại phong kiến kiểm soát, trong đó Vua là người nắm mọi
quyền hành tối cao. Giúp việc cho vua có 3 hội đồng là Hội đồng hoàng thân
(Chaopha), Hội đồng thượng thư (Corom) và Hội đồng tư pháp (Bracnan). Quyền
hành tập trung vào 2 Bộ chủ yếu là: Bộ Mahattai hay còn gọi là “Bộ Nội vụ” có quyền
kiểm soát các tỉnh miền Bắc và quản lí nhân dân và Bộ Calahom chính là “Bộ Chiến
tranh”, kiểm soát nửa còn lại của đất nước là vùng đất phía Nam cũng như phụ trách
quân sự quốc gia. Bởi nhiệm vụ và quyền hành của hai Bộ này rất lớn nên mỗi khi có
chiến tranh thì người đứng đầu hai Bộ này sẽ là tướng chỉ huy tối cao quân đội. Tiếp
dưới 3 Hội đồng và 2 Bộ đó là các tỉnh, người đứng đầu các tỉnh do nhà vua cử về.
Đơn vị hành chính của tỉnh là xã, tất cả các xã có nhiệm vụ chính là phải nộp đủ thuế,
huy động binh lính cũng như chiêu tập binh dân cho nhà nước khi cần.
Ở địa phương, theo đạo luật năm 1815, nhà vua chia đất nước thành nội tỉnh và

ngoại tỉnh, việc là nội tỉnh hay ngoại tỉnh tùy thuộc vào vị trí địa lí cũng như tính chất
phụ thuộc của tỉnh đó. Đứng đầu mỗi tỉnh là Chaopha (Hoàng thân) được nhà vua phái
đến. Hệ thống đẳng cấp ở Thái được phân chia rất phức tạp, dưới vua có các chức quan
như Chaopha, Chao, Luang… Các chức quan thấp nhất là Naipan, Nairot, Naixip và
tất cả các chức quan phong kiến này đều tiếp nối từ đời này qua đời khác, tức cha
truyền con nối.
Nông dân được chia làm 2 loại “Poraipan” là dân tự do, và “Kha” là dân bị tước
quyền tự do. Cũng giống như các chức quan phong kiến thì việc phân chia này có tính
chất bất biến là cha truyền con nối. “Kha” cách gọi khác chính là nô lệ, có loại là con
nợ bị nô dịch, phải bán vợ con cho chủ, tuy nhiên họ vẫn có thể chuộc mình để trở
thành người tự do. “Poraluang” vốn là tù binh bị bắt trong chiến tranh và con cháu của
họ. Dần dần, đến giữa thế kỷ XIX họ có khoảng 12 vạn người, họ có thể trở thành
18


người tự do bằng cách tự chuộc mình. Nô lệ có nguồn gốc từ tù binh, do mua bán, do
nợ… những người này không có quyền chuộc mình nên suốt đời phải làm nô lệ cũng
như phụ thuộc hoàn toàn vào giai cấp phong kiến. [4; 472-473]
2.2.2.2. Tình hình kinh tế.
Từ triều đại Rama I đến Rama III, kinh tế Thái Lan mang tính chất tự nhiên tự
cung tự cấp. Do điều kiện tự nhiên, người dân đều sống bằng nghề nông và bị phụ
thuộc vào quý tộc quan lại, bị bóc lột lao dịch. Để tăng cường quyền lực trung ương và
ngăn chặn việc quý tộc, quan lại thao túng nhân lực, vua Rama I đã ban hành lệnh bắt
tất cả những người nông dân tự do phải xăm lên người tên của chủ và nơi ở để dễ bề
quản lý. Tất cả nông dân trong nước đều phải thực hiện chế độ lao dịch, thời gian lao
dịch là 3 tháng trên một năm, họ không được trả công trong thời gian thực hiện nghĩa
vụ lao dịch và có thể nộp tiền để không phải đi nghĩa vụ lao dịch. Ngoài ra, nhà nước
còn chấn chỉnh chế độ thuế khóa, phân chia ruộng đất rộng rãi đến người dân hay việc
khuyến khích khai khẩn ruộng đất và cao hơn nữa là xuất khẩu lúa gạo. Do những
chính sách tiến bộ đó nên Xiêm đã có những bước phát triển nhất định về kinh tế nông

nghiệp. Nhìn chung, nửa đầu thế kỷ XIX, nền nông nghiệp của vương quốc Xiêm đã
bắt đầu phát triển theo hướng hàng hóa, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế. Công thương nghiệp cũng theo đó mà phát triển với sự xuất hiện của mầm
mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, một số công trường thủ công của cả nhà nước và tư
nhân đã xuất hiện trong nhiều ngành nghề. Ngoại thương đã có sự xuất hiện của những
nhà buôn phương Tây đến đây từ sớm, nền kinh tế mở đã bắt đầu xâm nhập vào Thái
Lan dần dần thế chỗ cho nền kinh tế đóng kín từ xa xưa. Trên nền tảng ban đầu thuận
lợi đó, cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nền ngoại thương Thái đã phát triển với quy
mô ngày càng lớn, mang lại những nguồn lợi lớn cho đất nước của người Thái. Hàng
hóa xuất ngoại của Thái ngày càng nhiều hơn, các mặt hàng cũng ngày càng phong
phú. Trong 20 năm đầu của thế kỷ XIX, sản lượng gạo xuất ra nước ngoài của Thái
đứng thứ 2 châu Á, thời kỳ này thương nhân Thái cũng lớn mạnh hơn trước, họ có
quan hệ thương mại với nhiều nước như Trung Quốc, Mã Lai, Lào và nhiều nước khác
nữa như Indonexia cũng là một đối tác thương mại quan trọng của Thái Lan.
Thực trạng đó đã đặt ra những yêu cầu bức thiết cho Thái Lan. Chính trị vẫn
trong tình trạng cổ hủ, lạc hậu, chế độ phong kiến đã không còn phù hợp với thời đại,
kinh tế đất nước còn yếu kém, phương thức sản xuất canh tác đã quá cũ dẫn đến xã hội
19


bất ổn định. Trong cùng thời gian này, đế quốc tư bản phương Tây phát triển nhanh
chóng, những vùng đất mới tiềm năng như Thái Lan đã trở thành mục tiêu xâm lược
của các nước đế quốc. Những nguyên nhân và yếu tố trên, cùng với sự kiện năm 1851
Mongkut (Rama IV) lên ngôi vua, cuộc cải cách đất nước trên mọi lĩnh vực được diễn
ra ở Thái Lan.
2.2.3. Ảnh hưởng Phật giáo đến đường lối cải cách của vua Rama IV
(1851 - 1868)
Sau khi vua Rama III qua đời, Mongkut (Rama IV) lên ngôi năm 1851. Vua
Rama IV biết rằng những nước phương Tây luôn tìm cách săn lùng các nước yếu, để
không bị coi là một quốc gia kém phát triển, Thái Lan phải tiến hành hiện đại hóa đất

nước. Sau đó, nhà vua đã bắt đầu công cuộc cải cách từ việc phát triển cơ sở hạ tầng để
thúc đẩy phát triển kinh tế. Cảng biển và kho chứa được xây mới hoặc sửa chữa, hệ
thống giao thông cũng được chú ý đầu tư. Từ việc xây dựng, kết nối các con đường với
nhau, hệ thống viễn thông cũng phát triển, dây điện báo được kéo dọc theo những
tuyến đường. Hệ thống giao thông đường thủy cũng phát triển, tàu hơi nước đã xuất
hiện trên các dòng sông Thái Lan.
Sau khi tiến hành nâng cao cơ sở hạ tầng, vua Rama IV muốn cải thiện mức
sống của người dân, nâng cao hệ thống giáo dục quốc gia. Vua Rama IV còn tiến hành
thay đổi về trang phục, tóc tai để có một ngoai hình hiện đại hơn. Cuộc cải cách được
tiến hành với quy mô, phạm vi rộng lớn, trên toàn nước Thái. Tất cả những lĩnh vực từ
kinh tế xã hội, chính trị, hành chính, ngoại giao cho đến tôn giáo đều nằm trong nội
dung cuộc cải cách. Như vậy, đường lối canh tân của vua Rama IV bắt đầu từ lúc ông
lên ngôi cho đến khi ông qua đời (1851-1868). Cuộc cải với nhiều điểm cách tiến bộ,
hiện đại, là một trong những cuộc cải cách thành công thời bấy giờ, có ý nghĩa lớn đối
với con người và đất nước Thái Lan cho đến tận ngày nay.
2.2.3.1. Ảnh hưởng tới đường lối cải cách kinh tế, xã hội
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm hướng tới mục tiêu mở rộng kích thích sự
phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu lúa gạo và đường, đây là 2 mặt hàng
có giá trị xuất khẩu lớn, đem lại cho ngân sách quốc gia nguồn thu đáng kể. Nhà vua
Rama IV nhận thấy cần phải có những thay đổi căn bản về vai trò của nhà nước trong
nền kinh tế.

20


Ngay khi lên cầm quyền, năm 1851, Rama IV ban hành sắc dụ tuyên bố hủy bỏ
cấm xuất khẩu lúa gạo và độc quyền mua đường trước đây của phong kiến. Sắc lệnh
ghi rõ: “ Nông nghiệp đã quá bị thiệt hại bởi việc cấm xuất khẩu gạo, bởi nông dân
không thể bán sản phẩm dư thừa của họ theo giá thích hợp. Vì thế nhiều nông dân đã
trả lại ruộng đất cho nhà nước, trong tình hình đó nhà nước cũng bị thiệt hại theo vì

không thu được số thuế cần thiết như trước đó. Việc bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo
được ban hành là trên cơ sở đó, để một mặt cải thiện sản xuất nông nghiệp, mặt khác
đảm bảo nguồn thu ngân sách chắc chắn, bởi chính các loại thuế sản xuất lúa gạo và
thuế xuất khẩu sẽ đem đến cho nhà nước những khoản thu cao” [7;53]. Sắc lệnh này
thể hiện một nhận thức sâu sắc của nhà vua về vấn đề cấp thiết lúc bấy giờ, việc bãi bỏ
lệnh cấm xuất khẩu lúa gạo đã cải thiện những điểm yếu trong sản xuất nông nghiệp
góp phần tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước, đồng thời nó giải quyết được tình
trạng khốn đốn của nông nghiệp do việc cấm xuất khẩu lúa gạo.Trước đây nhà nước
giữ vai trò độc quyền xuất khẩu đường, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nền sản
xuất đường bị giảm sút nghiêm trọng. Do vậy, vua Rama IV đã cho bãi bỏ vai trò độc
quyền này của nhà nước.
Năm 1840, Thái Lan sản xuất được 247.000 nghìn picun, đến năm 1847 chỉ sản
xuất được 150.000 nghìn picun. Việc xóa bỏ độc quền thương mại của nhà nước đã
làm cho quan hệ thị trường được mở rộng. Những chính sách tự do thương mại đó đã
giúp cho nền nông nghiệp trồng lúa gạo và trồng mía để xuất khẩu ngày một phát triển.
Việc khai khẩn ruộng đất ngày càng được đẩy mạnh, đất đai để trồng lúa giá trị ngày
một lên cao. Các quý tộc phong kiến đã đổ xô xin nhà vua cấp phép để đào các con
kênh lấy nguồn nước phục vụ cho việc trồng lúa. Nhà vua cũng lập dự án đào kênh
riêng của mình. Và các đất đai hai bờ kênh đều được chia hết cho gia đình, họ hàng
chủ đào kênh. Nhà vua đã chia khoảng 16.200 rai đất đai ở hai bên bờ con kênh cho
con cái của mình, và các quý tộc khác cũng đã làm như thế.
Như vậy, hoàng gia và các quý tộc phong kiến bấy giờ chiếm hữu một diện tích
đất đai lớn hơn nhiều so với phần đất họ được ban cấp theo chế độ “Sắcđina”. Rõ ràng,
phần đất mới này không kèm theo các “Prai xôm” nữa, nghĩa là trên phần đất mới
không tồn tại quan hệ “Nai - Prai” mà chủ đất đã thuê các lao động tự do (chủ yếu là
người Hoa) cày cấy, trả bằng tiền. Đó là một nhân tố góp phần giải thể chế độ ban điền

21



đặc biệt kiểu Thái mở đường cho việc xác lập quyền sở hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa
về ruộng đất. Những chủ đất mới chính là tiền thân của tư sản nông thôn.
Thời buổi kinh tế hàng hóa bắt đầu xâm nhập mạnh mẽ vào nông thôn, chế độ
“Nai - Prai” đang dần bị phá vỡ thì việc thu tô thuế bằng hiện vật cũng dần được thay
thế bằng tiền.
Khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn, tính chất tự
nhiên, tự cung tự cấp biến mất, thay vào đó là tính chất hàng hóa thị trường, cho dù ở
mức độ nhỏ. Khối lượng nông phẩm của nông dân ngày càng nhiều trên thị trường,
nhu cầu dùng tiền để trao đổi trong sinh hoạt cũng lớn dần và với tác động ngược này,
nhu cầu lại kích thích sự phát triển của nền kinh tế.
Nền nông nghiệp bị cuốn hút vào quỹ đạo kinh tế hàng hóa, nó tiếp tục đòi hỏi
được giải phóng khỏi những rào cản của quan hệ sản xuất phong kiến: Giải phóng
nông dân phụ thuộc, giải phóng nô lệ, tư nhân hóa ruộng đất.
Xóa bỏ chế độ tạp dịch của nông dân đối với cá nhân phong kiến và nhà nước
phong kiến: Rama IV đã giảm dần đến mức tối thiểu số lượng người lớn không sản
xuất trong khu vực phục vụ cá nhân phong kiến như người hầu, người rước kiệu. Nhà
vua cũng bãi bỏ chế độ tạp dịch 3 tháng của nông dân tự do đối với nhà nước.
Vào giữa thế kỷ XIX ở Thái Lan còn tồn tại chế độ nô lệ vì nợ. Do nghèo túng
mà cha mẹ phải bán con cái hoặc có người phải bán thân mình và trở thành nô lệ suốt
đời. Để giảm bớt số lượng nô lệ Rama IV đã đề ra một số luật mới đó là giảm nhẹ số
tiền chuộc và trừng trị chủ nô lệ có hành động tàn bạo với nô lệ của mình. Rama IV đã
ra lệnh cấm bán những người nô lệ trên 15 tuổi và cấm bán vợ để trang trải nợ nần.
Đây là tiến bộ đáng kể đã hạn chế phần nào việc bán người.
Cải cách chế độ thuế má: Trước kia nhà nước thu thuế hiện vật đối với ruộng đất.
Đến năm 1855, Rama IV thay thuế đất bằng tiền ở các khu vực miền Trung và miền Nam.
Việc chuyển từ thu thuế hiện vật sang thu thuế bằng tiền tạo điều kiện cho nền kinh tế thị
trường phát triển. Nông dân được khuyến khích khai hoang để tăng sản lượng lúa gạo,
vừa để cung cấp cho nhu cầu trong nước và vừa để xuất khẩu.
Cải cách tài chính: Trong lĩnh vực tài chính, nhà vua cho lập một xưởng đúc
tiền bath bằng bạc để lưu thông thay cho các cục vàng hay bạc hình tròn đã được lưu

thông trong xã hội trước đây nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa và tiền tệ
trong nước. Ngoài ra còn thấy rằng nhiều cơ sở công nghiệp tư nhân của người Thái đã
22


xuất hiện. Những công ty, xí nghiệp đóng tàu của người Thái đã sản xuất được tàu
chiến, số lượng tàu chiến của Thái Lan ngày càng tăng lên trong thời kỳ này, cùng với
đó là hàng loạt nhà máy xay xát gạo, chế biến gỗ ra đời.
Phật giáo luôn luôn có một địa vị rất quan trọng và có một vai trò to lớn đối với
Thái Lan. Do vậy, vua Rama IV đã kết hợp nội dung giáo lý đạo Phật vào trong chính
sách cải cách của mình, góp phần quan trọng đến kết quả thành công của cuộc cải
cách. Trước tiên là trên lĩnh vực kinh tế, công cuộc đổi mới nền kinh tế, xã hội của nhà
vua chịu sự ảnh hưởng từ 2 góc độ từ Phật giáo như sau.
Góc độ đầu tiên, từ giáo lý nhân quả của Phật giáo đến các quyết sách hướng
mở của vua Rama IV. Từ thuyết nhân quả, vua Rama IV đã đưa ra những chính sách
cải cách có tính chất đổi mới, hiện đại trong kinh tế, đó là hạt giống ươm mầm cho sự
phát triển kinh tế của Thái Lan theo cách thức phương Tây.Thời kỳ Rama IV mới lên
ngôi, đất nước đang khủng hoảng, kinh tế, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống
nhân dân vô cùng khổ cực. Như trên đã nói, để cải thiện kinh tế, đưa đất nước phát
triển, Rama IV thúc đẩy hoạt động xuất khẩu bằng cách bãi bỏ độc quyền xuất khẩu,
phân phối lúa gạo và đường của giai cấp phong kiến. Đây là chính sách mang thiên
hướng mới, hiện đại trong khu vực. Thực tế, sau khi chính sách đó được thực hiện,
ngân sách quốc gia Thái Lan tăng lên đáng kể, đại đa số người dân có một cuộc sống
khá hơn trước. Yếu tố Phật giáo trong chính sách cải cách của Rama IV đã đem hiệu
lại quả, với tấm lòng nhân ái từ bi của mình, cả đất nước Thái cũng tôn sùng và tín
ngưỡng đạo Phật nên những chính sách của Rama IV nhanh chóng được đón nhận.
Tính chất thị trường cũng có sự thay đổi, từ một nền kinh tế mang tính chất tự cung tự
cấp, Thái Lan dần chuyển sang kinh tế hàng hóa thị trường, từ một nền kinh tế đóng,
Thái Lan dần chuyển sang một nền kinh tế mở.
Góc độ thứ 2, từ tính hướng thiện sâu sắc trong đạo Phật đến những chính sách

của Rama IV. Tinh thần từ bi, nhân ái trong đạo Phật được vận dụng một cách sâu sắc
và linh hoạt. Các quy định không còn gò bó như trước nữa, tô thuế trước kia được nộp
bằng hiện vật, nay được thay dần bằng tiền, vua Rama IV đã hiện đại hóa đất nước
theo đúng tinh thần nhà Phật, giúp người dân có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tính
hướng thiện của đạo Phật tác động vào các quy định, chính sách cải cách, làm cho nó
phù hợp với đất nước và người dân hơn, đồng thời cũng đem đến hiệu quả. Những rào
cản của chế độ phong kiến dần được xóa bỏ, từ kinh tế đến xã hội. Nông dân phụ
23


thuộc, nô lệ dần được giải phóng, ruộng đất không chỉ là của một bộ phận như trước
kia. Các chính sách như, bãi bỏ chế độ tạp dịch 3 tháng của nông dân tự do với nhà
nước, giảm nhẹ chế độ nô dịch vì nợ… Đây cũng là một điểm đi trước khu vực của
vua Rama IV. Tấm lòng bao dung của Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến Rama IV, ông
cũng hiểu rất rõ điều này, những chính sách trên là những minh chứng rõ ràng cho điều
đó.
Vua Rama IV là một nhà sư chân chính, ông cũng là một người tài, có kiến thức
cũng như tầm hiểu biết sâu rộng. Nhờ đó, đất nước Thái Lan đã tiến lên rất mạnh mẽ,
kinh tế ngày càng phát triển, xã hội dần đi đến ổn đinh. Rất nhiều yếu tố đã góp phần
cho sự thành công, trong đó Phật giáo là một nhân tố cực kì quan trọng.
2.2.3.2. Ảnh hưởng tới đường lối cải cách chính trị, hành chính.
Thế kỷ XIX là kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc. Người châu Âu tiến hành
công cuộc bành trướng, tranh giành nhiều vùng đất thuộc địa nhất có thể, Anh và Pháp
là hai quốc gia năng động và mạnh mẽ nhất. Ấn Độ lúc này đã là thuộc địa của Anh,
Trung Quốc bị các cường quốc phương Tây xâu xé.
Trong cuốn “Văn hóa Đông Nam Á” của tác giả Mai Ngọc Trừ có đoạn viết:“
Nếu Trung Quốc đã thất bại trong chính sách đóng cửa của mình trước áp lực châu
Âu, thì Xiêm phải thỏa hiệp với các lực lượng bên ngoài đang đe dọa mình và bắt đầu
thích nghi với thế giới mới” [3;962]. Là người am hiểu văn minh phương Tây và nhận
thức được hoàn cảnh quốc tế cũng như trong khu vực, vua Rama IV đã đưa đất nước đi

theo con đường mở cửa, ông đã có một đối sách khác hẳn với đối sách của nhiều nước
lúc bấy giờ. Đây chính là tư tưởng đặc sắc của vua Rama IV, và để chứng minh cho tư
tưởng đặc sắc đó thì Rama IV đã thực hiện một loạt các biện pháp cải cách sau:
Đầu tiên, ta có thể thấy triều đại Rama IV phải kí một loạt các hiệp ước không
bình đẳng với các nước phương Tây như Anh… Những hiệp ước này đã gây nên
nhiều tác động mạnh mẽ về kinh tế và xã hội ở Thái Lan, nó đã tạo ra nhiều mối quan
hệ mới giữa các nước phương Tây với Thái Lan. Để phương Tây hóa, Mongkut cho
mời nhiều chuyên gia nước ngoài làm việc trong bộ máy nhà nước Thái, trong đó có
84 cố vấn, nhiều người giữ trọng trách quan trọng trong chính quyền Thái Lan như
Bà Leonowent người Anh là gia sư cho các con của vua, ông Giắccơmin người Bỉ
làm cố vấn là trợ lí đắc lực của Rama IV trong các chính sách cải cách. Đăc biệt, ông
John Bowring, người thay mặt Nữ hoàng Anh kí hiệp ước Xiêm - Anh năm 1855, ông
24


là người được vua Rama IV giao trọng trách thay mặt nhà vua giải quyết các vấn đề
ngoại giao của Thái Lan ở châu Âu. Việc sử dụng những người nước ngoài trong bộ
máy chính quyền Thái là sự nhượng bộ cần thiết đối với các nước phương Tây trong
hoàn cảnh Thái Lan đang đối mặt với những khó khăn và nguy cơ bùng nổ chiến
tranh, ngoài ra nó còn có một mục đích quan trọng đó là tạo ra sự thay đổi về nhận
thức trong các quan chức ở Thái Lan, từ đó giúp họ thấy rõ thực trạng lạc hậu của đất
nước mình. Những quan lại cao cấp của Thái Lan đã bước đầu làm quen với tác
phong hành chính phương Tây, còn những người phương Tây trong chính quyền Thái
cũng nhận được một số quyền lợi do nhà vua ban theo bổng lộc nhất định. Những
chính sách táo bạo này của vua Rama IV đã tạo cho người châu Âu cảm thấy họ có
nhiều quyền lợi hơn ở Thái Lan, đã lôi kéo họ gắn bó với triều đại của Rama IV cũng
như khiến cho Thái Lan có thể tranh thủ sự giúp đỡ của họ cho công cuộc cải cách.
Sự có mặt của người phương Tây trong bộ máy hành chính nhà nước Thái,
cũng gián tiếp kéo theo những đòi hỏi mới trong nhiều lĩnh vực nhà nước. Những nhà
cố vấn phương Tây cho rằng nhiều ngành của Thái Lan vẫn còn rất lạc hậu, đặc biệt là

ngành tư pháp, Rama IV cũng thấy rõ điều đó nên ông mong muốn cải tổ theo khuôn
mẫu hiện đại của phương Tây. Tuy nhiên, bằng một góc nhìn khác, Rama IV lại nhận
thấy cải cách tư pháp là vấn đề quá mới mẻ đối với người dân của nước mình, nên việc
đổi mới đó được thực hiện bước đầu rất cẩn trọng và chỉ trong phạm vi triều đình. Vị
chánh án phải được bầu cử một cách dân chủ, do dân bầu ra, bởi vì theo Rama IV vị
chánh án là người có trách nhiệm trọng đại quyết định số phận và sinh mạng con
người. Từ đó, một cuộc bầu cử chức chánh án của tòa án tối cao có ứng viên hẳn hoi
đã được tổ chức ở triều đình: “Nhà vua đạt số phiếu cao nhất, tuy chưa phản ánh
đúng dự định và mong muốn của nhà vua, xong đó cũng là bước đổi mới hết sức có ý
nghĩa làm tiền đề cho những bước đổi mới tiếp theo sau này” [5;30]
Bộ máy nhà nước Thái Lan được Rama IV đổi mới hết sức đúng đắn. Tư tưởng
Âu hóa của ông không chỉ được thể hiện qua việc mời nhiều cố vấn phương Tây tham
gia sâu vào trong chính quyền, mà ông còn tận dụng cũng như dựa vào tầng lớp phong
kiến cao cấp có tư tưởng tiến bộ, học vấn phương Tây như mình. Em trai ông là hoàng
thân Ixarát - một người có tư tưởng cấp tiến và bộ óc sắc sảo, tư tưởng Âu hóa mạnh
mẽ, đến mức ông ta còn tự gọi mình là Gioóc Oasinhtơn, Rama IV đã bổ nhiệm em
trai mình làm phó vương. Những người con trai, cháu trong đại gia đình Bunnác có tư
25


×