Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETATE VÀ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ CỞ CAO CHIẾT ETHANOL CỦA HOA ĐU ĐỦ ĐỰC THU HÁI TẠI QUẢNG NAMĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ LINH THẢO

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETATE VÀ
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ CỞ CAO CHIẾT
ETHANOL CỦA HOA ĐU ĐỦ ĐỰC THU HÁI TẠI
QUẢNG NAM-ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN CỬ NHÂN HOÁ HỌC

Đà Nẵng- Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐINH THỊ LINH THẢO

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH
GÂY ĐỘC TẾ BÀO PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETATE VÀ
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ CỞ CAO CHIẾT
ETHANOL CỦA HOA ĐU ĐỦ ĐỰC THU HÁI TẠI
QUẢNG NAM-ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành

: Hóa hữu cơ

LUẬN VĂN CỬ NHÂN HÓA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. ĐỖ THỊ THÚY VÂN

Đà Nẵng-Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đinh Thị Linh Thảo


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa cũng như toàn
thể các thầy cô trong phòng thí nghiệm thuộc Khoa Hóa Trường Đại học Sư Phạm
– Đại họ Đà Nẵng, đã giúp đỡ cũng như hỗ trợ em về kiến thức và cơ sở vật chất để
em hoàn thành tốt bài báo cáo khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Th.s Đỗ Thị Thúy Vân đã giao đề rài
và hướng dẫn, đồng thời luôn giúp đỡ hỗ trợ em trong suốt quá trình làm đề tài,
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Sinh- Môi trường Đại học Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã tạo điều kiện
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Trong suốt quá trình làm khóa luận không tránh khỏi thiếu sót bởi bước đầu
làm quen với việc nghiên cứu. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý tận tình
của thấy cô giáo để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2019

Sinh viên

Đinh Thị Kinh Thảo


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 3

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 3
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................... 3
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm .............................................. 3

5.

Bố cục của luận văn ............................................................................ 4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 5
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ .............................................................. 5
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU
ĐỦ TRONG NƯỚC ...................................................................................... 6
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
NGOÀI NƯỚC .............................................................................................. 7
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY ĐU
ĐỦ ................................................................................................................ 13
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ
BÀO ............................................................................................................. 25
1.5.1. Phương pháp MTT ........................................................................ 26
1.5.2. Phương pháp SRB ......................................................................... 26
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 27
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU ............... 27
2.1.1. Nguyên liệu ................................................................................... 27
2.1.2. Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .................................................... 27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 27
2.2.1. Phương pháp chiết mẫu thực vật ................................................... 27
2.2.3. Phương pháp xác định thành phần hóa học của dịch chiết ........... 28


2.3. ĐỊNH TÍNH MỘT SỐ LỚP CHẤT TRONG HOA ĐU ĐỦ ĐỰC ..... 29
2.3.1. Alkaloid ......................................................................................... 29
2.3.2. Flavonoid ...................................................................................... 29
2.3.3. Coumarin ...................................................................................... 29
2.3.4. Saponin.......................................................................................... 30
2.3.5. Đường khử .................................................................................... 30
2.3.6. Polyphenol .................................................................................... 30
2.3.7. Steroid ........................................................................................... 30
2.3.8. Axit hữu cơ ................................................................................... 31

2.3.9. Chất béo ........................................................................................ 31
2.3.10. Carotene ...................................................................................... 31
2.3.11. Polysaccarid ................................................................................ 31
2.3.12. Iridoid .......................................................................................... 31
2.4. SƠ ĐỒ ĐIỀU CHẾ CÁC CAO CHIẾT .............................................. 32
2.5. THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA DỊCH CHIẾT ETHYL
ACETATE ................................................................................................... 33
2.5.1. Quy trình chiết xuất dịch chiết hoa Đu đủ đực để nghiên cứu tác
dụng ức chế tế bào ung thư ....................................................................... 33
2.5.2. Các dòng tế bào ............................................................................. 34
2.5.3. Phương pháp ................................................................................. 34
2.5.4. Thử độc tế bào............................................................................... 34
2.6. ĐỊNH DANH SƠ BỘ MỘT SỐ HỢP CHẤT HÓA HỌC TRONG
CAO CHIẾT ETHYL ACETATE ............................................................... 35
2.7. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO CHIẾT ETHANOL ......... 35
2.7.1. Chiết xuất cao chế phẩm: ............................................................. 35
2.7.2. Mô tả: ............................................................................................ 35
2.7.3. Cắn không tan trong nước: ........................................................... 36
2.7.4. Mất khối lượng do làm khô (Phụ lục 9.6-DĐVN IV): .................. 36


2.7.5. Tro toàn phần (Phụ lục 9.8-DĐVN IV): ....................................... 36
2.7.6. Kim loại nặng: .............................................................................. 37
2.7.7. Độ pH (Phụ lục 6.2-DĐVN IV): ................................................... 37
2.7.8. Định tính lớp chất hóa học: .......................................................... 37
2.7.9. Hoạt tính kháng vi sinh vật: .......................................................... 37
2.7.10. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao chiết ethanol hoa đu đủ
đực: ......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................... 39
3.1. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH CÁC LỚP CHẤT TRONG HOA ĐU ĐỦ

ĐỰC ............................................................................................................. 39
3.2. THỬ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO UNG THƯ CỦA CAO
CHIẾT ETHYL ACETATE TỪ HOA ĐU ĐỦ ĐỰC ................................. 40
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA HỌC DỊCH
CHIẾT ETHYL ACETATE BẰNG PHƯƠNG PHÁP GC-MS ................. 41
3.4. KẾT QUẢ XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ CAO CHIẾT
ETHANOL ................................................................................................... 44
3.4.1. Chiết xuất cao dược liệu: .............................................................. 44
3.4.2. Mô tả: ............................................................................................ 44
3.4.3. Cắn không tan trong nước:............................................................ 44
3.4.4. Mất khối lượng do làm khô: ......................................................... 45
3.4.5. Tro toàn phần: ............................................................................... 45
3.4.6. Kim loại nặng ................................................................................ 46
3.4.7. Độ pH: ........................................................................................... 46
3.4.8. Định tính: ...................................................................................... 47
3.4.9. Hoạt tính kháng vi sinh vật ........................................................... 49
3.4.10. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư ................................................ 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 52
1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 52


2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BuOH:

Butanol


CD3OD: Methanol- D
CHCl3: Chloroform
D:

Dichlomethane

DMSO: Dimethyl sunfoxide
DEPT:

Distortionless enhancement by polarisation transfer

EtOAc:

Etylacetate

EtOH:

Ethanol

GC-MS: Gas chromatography-Mass spectrometry
MeOH: Methanol
Me:

Methyl

SRB:

Sulforhodamine B

UV:


Ultraviolet


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

Trang

1.1.

Thành phần hóa học cây Đu đủ

12

1.2.

1.3.

Tác dụng của chất chiết từ Đu đủ lên các dòng tế bào ung
thư khác nhau trong điều kiện in vitro
Hoạt tính chống ung thư của glucosinolate, phenolic,
flavonoid, carotenoid và alcaloid trong Đu đủ

17

22


3.1

Định tính các lớp chất trong hoa Đu đủ đực

39

3.2

Hoạt tính độc tế bào của phân đoạn dịch chiết n-hexane

40

3.3

3.4

3.5
3.6
3.7

3.8

3.9

3.10

3.11

Thành phần hóa học dịch chiết ethyl acetat hoa Đu đủ
đực

Kết quả khảo sát cắn không tan trong nước của cao đặc
hoa đu đủ
Kết quả khảo sát mất khối lượng do làm khô của cao đặc
hoa đu đủ đực
Kết quả khảo sát tro toàn phần của cao đặc hoa đu đủ đực
Kết quả khảo sát hàm lượng một số kim loại nặng trong
cao đặc hoa đu đủ đực
Kết quả khảo sát độ pH của dung dịch cao đặc hoa đu đủ
đực trong nước
Kết quả định tính các nhóm chất trong cao đặc hoa đu
đủ đực
Kết quả khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
của cao đặc hoa đu đủ đực
Kết quả khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của cao
đặc hoa đu đủ đực

41

44

45
45
46

47

47

50


51


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

1.1.

Hình ảnh Đu đủ

6

1.2

Công thức cấu tạo các hợp chất trong cây Đu đủ

11

2.1.

Hoa Đu đủ đực và Bột hoa Đu đủ đực

27

2.2.


Sơ đồ điều chế các cao chiết

32

hình

3.1
3.2

Sắc ký đồ GC-MS của dịch chiết ethyl acetate hoa Đu đủ
đực
Phổ MS của

– Sitosterol

41
43

3.3

Phổ MS của n-Hexadecanoic acid

43

3.4

Phổ MS của 9,12-Octadecadienoic acid(Z,Z)

44




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng về mọi mặt của xã hội, con người đang
phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện bệnh tật ngày càng nhiều hơn. Một trong những
giải pháp hiện nay là xu hướng quay về với thiên nhiên, dùng những sản phẩm có
nguồn gốc tự nhiên hơn là tổng hợp bằng con đường nhân tạo, nhất là hợp chất
thiên nhiên từ các thực vật xung quanh chúng ta.
Cây Đu đủ (Carica papaya Linn) là một loại cây ăn quả có nguồn gốc từ
vùng nhiệt đới châu Mỹ. Hiện nay, Đu đủ được trồng ở các nước vùng nhiệt đới,
những nơi có nhiệt độ bình quân trong năm không thấp hơn 150C. Sản lượng Đu đủ
trên thế giới khoảng trên 5 triệu tấn quả/năm [14].
Ở Việt Nam, cây Đu đủ được trồng hầu hết ở các tỉnh miền Bắc và miền
Nam. Tuy nhiên, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh đồng bằng, dọc theo các con
sông, trên các loại đất phù sa. Diện tích trồng Đu đủ của cả nước ước khoảng
10000-17000 hecta với sản lượng khoảng 200-350 nghìn tấn quả [14]. Cây Đu đủ
có lợi thế là loại cây dễ trồng, ra quả sớm, năng suất cao đồng thời toàn bộ thân, lá,
quả đều được sử dụng với nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau.
Quả Đu đủ là nguồn cung cấp nhiều loại enzyme khác nhau. Papain, pepsin
có trong quả xanh là một trợ giúp tuyệt vời cho quá trình tiêu hóa, giúp tiêu hóa
protein trong thức ăn ở môi trường acid, kiềm và trung tính. Lipase, một enzyme
hydrolase liên kết chặt chẽ với phần không tan trong nước của quả xanh, là một chất
xúc tác sinh học cố định. Quả Đu đủ lên men là một chất chống oxy hoá tốt, giúp
cải thiện khả năng phòng chống oxy hoá ở bệnh nhân cao tuổi ngay cả khi không có
bất kỳ tình trạng thiếu oxy. Ngoài ra, acid folic tìm thấy trong quả Đu đủ là chất
chuyển đổi homocysteine thành các acid amin như cysteine hoặc methionine. Nếu
không chuyển đổi, homocysteine có thể trực tiếp làm hỏng các thành mạch máu,
được coi là một yếu tố dẫn đến nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Quả Đu đủ chín là
thuốc nhuận tràng đảm bảo cho ruột hoạt động bình thường [49].


1


Trong dân gian lá cây Đu đủ được sử dụng để sát khuẩn, kháng nấm, kháng
viêm, chữa sốt rét, trừ giun sán,... Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt tính
sinh học của lá Đu đủ. Lá Đu đủ được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa rất
mạnh [29, 30]. Hoạt tính chống oxy hóa này do các hợp chất phenol gây ra [36]. Lá
Đu đủ có hoạt tính kháng khuẩn tốt, có khả năng kháng nhiều loại vi khuẩn gram
âm, gram dương, các loại nấm [1, 16]. Ngoài ra, lá Đu đủ còn có khả năng kháng
viêm, giảm đau [21, 47].
Đặc biệt, người dân Việt Nam đã dùng lá Đu đủ chữa bệnh ưng thư. Ở nước
ta, cao chiết với cồn từ lá Đu đủ được nghiên cứu trong một số mô hình ung thư
thực nghiệm và được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u gây ra
bởi tế bào ung thư Sarcoma TG-180 ở chuột nhắt trắng [9]. Người dân nước Úc đã
dùng lá Đu đủ chữa trị bệnh ung thư [33]. Đầu năm 2010, một nhóm nghiên cứu
Nhật Bản và Mỹ đã thông báo dịch chiết nước lá cây Đu đủ có tác dụng ức chế một
số dòng tế bào ung thư người như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư máu,...
Ngoài ra, dịch chiết từ lá Đu đủ còn có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch để tấn công
vào các tế bào ung thư. Bằng cách thúc đẩy sự gia tăng các sản phẩm cytokine dạng
Th1 như là IL-12p40, IL-12p70, INF-γ và TNF-α, các cytokine này có khả năng
chống lại khối u [35].
Gần đây, người dân địa phương ở Quảng Nam-Đà Nẵng sử dụng hoa cây Đu
đủ đực để điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, ho, mất tiếng, khản
tiếng,…; các bệnh về hệ bài tiết như đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo,…; chữa sỏi
thận; tác dụng kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, hoa Đu đủ đực còn được coi như thần
dược để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như: ung thư phổi, ưng thư vú và ung thư
gan,…[11, 32].
Chính bởi công dụng chữa bệnh của cây Đu đủ như trên, có nhiều đề tài
nghiên cứu đã tập trung xác định thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài

cây này, chủ yếu là bộ phận lá và quả cây Đu đủ. Thế nhưng vẫn còn rất ít nghiên
cứu về các bộ phận khác như rễ, thân và hoa của chúng.
Việc sử dụng cây Đu đủ hiện nay để chữa bệnh vẫn chỉ theo kinh nghiệm

2


dân gian, nhiều người còn e ngại vì chưa có các cơ sở khoa học để chứng minh. Vì
vậy, việc tìm hiểu thành phần hóa học và cao hơn nữa là chứng minh được thành
phần hoạt chất cụ thể của cây Đu đủ là một việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở
khoa học cho việc ứng dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam làm thuốc điều
trị các căn bệnh hiểm nghèo, trong đó có bệnh ung thư. Do đó, tôi đã lựa chọn đề
tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính gây độc tế bào phân đoạn ethyl
acetate và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết ethanol của hoa Đu đủ đực thu hái
tại Quảng Nam – Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định thành phần hóa học, hoạt tính gây độc tế bào phân đoạn ethyl
acetate và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết ethanol của hoa đu đủ đực, góp phần
cung cấp các thông tin có ý nghĩa khoa học về thành phần hóa học của chúng, nâng
cao giá trị sử dụng của loài thực vật này trong thực tiễn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoa Đu đủ đực được thu hái tại Quảng Nam-Đà Nẵng.
- Chiết xuất dịch chiết hoa Đu đủ đực bằng các dung môi khác nhau. Từ các
dịch chiết này, tiến hành định danh các hợp chất hoá học ở quy mô phòng thí
nghiệm.
- Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào của dịch chiết ethyl acetate.
- Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết ethanol.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên.

- Nghiên cứu trên mạng Internet, tham khảo các công trình nghiên cứu trên thế
giới về loài cây này.
- Tổng quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, thành phần hoá học,
ứng dụng của các bộ phận của cây Đu đủ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Các phương pháp lựa chọn và xử lý mẫu thực nghiệm;

3


- Các phương pháp chiết mẫu gồm ngâm dầm cổ điển, chiết soxhlet và chiết siêu
âm;
- Các phương pháp định danh thành phần hóa học;
- Các phương pháp thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào;
- Các phương pháp xử lý số liệu bằng toán học.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm trang, bảng, hình, ảnh và tài liệu tham khảo. Với:
Phần mở đầu (8 trang)
Chương 1- Tổng quan (26 trang)
Chương 2 – Những nghiên cứu thực nghiệm (11 trang)
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (12 trang)
Kết luận (1 trang)
Tài liệu tham khảo (6 trang)

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐU ĐỦ
Đu đủ (Carica Papaya L.), thuộc họ Đu đủ (Caricaceae). Nguồn gốc Châu

Mỹ được trồng khắp nơi ở nước ta. Họ Đu đủ (Caricaceae) trên thế giới gồm có 4
chi và 45 loài [38]. Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có một
chi và một loài [1].
Cây Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya Linn. Cây nhỏ hoặc nhỡ, cao từ
2-4 mét, thân thẳng, không phân nhánh. Lá to, mọc so le, tập trung ở ngọn. Cuống
lá rất dài, xẻ 5-7 thùy sâu, gốc hình tim, đầu nhọn, mỗi thùy lại chia tiếp thành
nhiều thùy nhỏ không đều, gân lá hình chân vịt, hai mặt nhẵn [1]. Cây Đu đủ còn
được gọi Thù đủ, Phiên mộc, Cà lào, Phiên qua, Phan qua thụ, Lô hong phlê
(Campuchia), Mắc hung (Lào), Má hống (Thái). Đu đủ thường là cây đồng chu,
nhưng Đu đủ có thể xếp thành 3 loại trên phương diện giới tính: cây đực, cây lưỡng
tính và cây cái. Vài cây Đu đủ cũng có thể thuộc cả ba loại nói trên. Ngoài ra cũng
có cây ra hoa không hẳn hoàn toàn đực, cái hay lưỡng tính mà lại pha lẫn nhiều ít
đặc tính của ba loại hoa (Hình 1.1). Khuynh hướng thay đổi giới tính phần lớn do
thời tiết gây ra như khô hạn và thay đổi nhiệt độ [8]. Ở Việt Nam, một số giống Đu
đủ hiện nay đang được trồng bao gồm:
- Giống Đu đủ ta: bao gồm các giống Đu đủ có từ lâu đời ở nước ta. Đặc tính chung
của nhóm cây này là sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, song phiến lá mỏng, cuống lá
dài, mảnh nhỏ và thường có màu xanh. Thịt quả màu vàng, mỏng, năng suất thấp.
- Giống Đu đủ Mehico: là giống nhập nội trong những năm 70 của thế kỷ XX. Quả
dài, tương đối đặc ruột, thịt quả màu vàng, năng suất cao. Lá xanh đậm, phiến lá
dày, cuống lá to, màu xanh.
- Giống Đu đủ So Lo: còn có tên gọi khác là Đu đủ Mỹ, thân cây cao trung bình,
sinh trưởng khỏe. Quả hình quả lê, to, thịt quả màu vàng, chất lượng tốt, năng suất
cao. Là giống yêu cầu nhiệt cao nên được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam.
- Giống Đu đủ Trung Quốc: là giống nhập từ Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc.
Cây thấp, sinh trưởng trung bình, năng suất khá cao. Quả dài, thuôn dài, thịt quả

5



dày trung bình, thịt quả có màu vàng đến đỏ. Lá có màu xanh đậm, chia thùy sâu,
phiến lá dày.
- Giống Đu đủ Thái Lan: là giống được nhập trồng trong thời gian gần đây. Cây
thấp, năng suất cao, quả to, ruột quả màu vàng, chất lượng tốt. Tuy nhiên giống này
dễ bị nhiễm bệnh khảm lá.
- Giống Đu đủ Đài Loan: là giống mới được nhập trồng trong thời gian gần đây.
Cây thấp, sinh trưởng khỏe, ít nhiễm bệnh, cho năng suất cao, khoảng 60-70 kg quả/
cây. Thịt quả màu đỏ, ngọt, thơm, mềm mà không nát, vỏ quả cứng dễ bảo quản và
vận chuyển. Lá có màu xanh đậm, chia thùy sâu, phiến lá dày [14].

A: hoa cái

D: trái của cây cái

B: hoa lưỡng tính

E: trái lưỡng tính

C: hoa đực

F: cây đực

Hình 1.1. Hình ảnh Đu đủ
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
TRONG NƯỚC
Năm 1983, Nguyễn Tường Vân và cộng sự đã chiết xuất và xác định được
alcaloid carpaine trong lá Đu đủ [15].
Năm 2007, Hà Thị Bích Ngọc và cộng sự đã sử dụng kỹ thuật HPLC phân tích
các chất carotenoid trong lá Đu đủ. Kết quả cho thấy β-carotene, luteine chiếm tỷ lệ


6


tương ứng là 57,050% và 11,864% so với tổng các chất carotenoid, tuy nhiên không
xác định được lycopene [10].
Năm 2012, Trần Thanh Hà và Trịnh Thị Điệp đã phân lập được 4 chất từ phân
đoạn chiết n-hexanee của lá Đu đủ. Bao gồm, β-sitosterol, daucosterol, cycloart-23ene-3β,25-diol (sterculin A) và cycloart-25-ene-3β,24(R/S)-diol. Trong đó, sterculin
A và cycloart-25-ene-3β,24(R/S)-diol là 2 triterpene lần đầu tiên phân lập từ lá Đu
đủ [5].
Theo nghiên cứu Nguyễn Văn Rư, Vũ Quang Thái đã tách chiết chymopapain
từ nhựa quả Đu đủ xanh và chế thử thành dạng bột pha tiêm [12].
Năm 2014, Hồ Thị Hà đã tiến hành chiết phân đoạn dịch chiết MeOH từ lá Đu
đủ bằng các dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexanee, CH2Cl2, EtOAc,
buthanol). Từ cặn chiết CH2Cl2 phân lập được 6 hợp chất: danielone, carpainone,
acid pluchoic, apocynol A, carpaine, pseudocarpaine. Trong đó carpainone là hợp
chất mới và 2 chất danielone và apocynol A lần đầu tiên được phân lập từ lá Đu đủ
[6].
Năm 2015, Giang Thị Kim Liên và Đỗ Thị Lệ Uyên khảo sát thành phần hóa
học của hoa Đu đủ đực. Kết quả cho thấy sự có mặt của alcaloid, este, acid béo, một
số sterol trong hoa Đu đủ đực thu hái tại Đà Nẵng [7].
Năm 2016, Trần Thanh Hải đã phân lập được 2 hợp chất Kaempferol và
Kaempferol-3-O-β-glucopyranosid từ phân đoạn etylacetate trong hoa Đu đủ đực
thu hái trên địa bàn tỉnh Quảng Nam [4].
Năm 2017, Lê Thị Thanh Phương đã phân lập được 2 hợp chất Kaempferol và
β-sitosterol glucoside từ phân đoạn chloroform trong hoa Đu đủ đực thu hái trên địa
bàn Quảng Nam - Đà Nẵng [11].
1.3. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
NGOÀI NƯỚC
Trên thế giới, năm 1965, Govindachari T.R., Nagarajan K. và Viswanathan N.
đã xác định được cấu trúc của carpaine và pseudocarpaine là alcaloid được phân lập

từ lá Đu đủ [45].

7


Năm 1979, Chung-Shih Tang đã phân lập được 2 alcaloid piperideine là
dehydrocarpaine I và dehydrocarpaine II từ lá Đu đủ [46].
Năm 2002, David S. và cộng sự đã xác định được glycoside là prunasin và
sambunigrin trong lá và thân Đu đủ [43].
Năm 2007, Antonella Canini và cộng sự nghiên cứu các hợp chất phenol
trong lá Đu đủ cho kết quả các hợp chất như sau: acid caffeic, acid p-coumaric, acid
protocatechuic, kaempferol, quercetin và 5,7-dimethoxycoumair [23].
Năm 2008, Krishna K.L. và cộng sự đã tổng hợp các công trình nghiên cứu về
thành phần hóa học các bộ phận cây Đu đủ [31]:
- Quả: Protein, chất béo, xenluloza, carbohydrate, chất khoáng, Ca, P, Fe, vitamin
C, B, B2, niacin và carotene, amino acid, acid citric, acid malic (quả xanh), linalool,
benzylisothiocyanate, cis- và trans-2,6-dimethyl-3,6-epoxy-7-octen-2-ol, alkaloid
carpaine, benzy-β-D-glucoside, 2-phenylethyl-β-D-glucoside, 4-hydroxyphenyl-2ethyl-β-D-glucoside và 4 đồng phân benzyl-β-D-glucoside.
- Nước ép quả: n-butyric, n-haxanoic và n-octanoic acid, lipid, các acid myristic,
palmatic, stearic, lioleic, linolenic, cis-vaccenic và oleic.
- Hạt: Acid fatty, protein, chất xơ, dầu, carpaine, benzylisothiocyanate,
benzylglucosinolate, glucotropacolin, benzylthiourea, hentriacontane, β-sitosterol,
caricin và enzym myrosin.
- Rễ: Carposide và enzym myrosin.
- Lá: Alcaloid carpaine, pseudocarpain và dehydrocarpaine I và II, choline,
carposide, vitamin C, E.
- Vỏ cây: β-sitosterol, glucose, fructose, sucrose, galactose và xylitol.
- Nhựa mủ: Enzym proteolytic, papain và chemopapain, glutamine cyclotransferase,
chymopapain A, B và C, peptid A và B và lysozyme.
Năm 2012, Adlin Afzan và cộng sự đã xác định được 12 hợp chất có trong lá

Đu đủ [20] bao gồm alcaloid piperideine là carpaine; acid hữu cơ: acid malic, acid
quinic; dẫn xuất của acid malic: caffeoyl malate, ρ-coumaroyl malate (isomer 1), ρcoumaroyl malate (isomer 2), feruloyl malate (isomer 1), feruloyl malate (isomer2);

8


flavonol glycoside: quercetin-3-O-(2’’,6’’-di-O-rhamnopyranosyl)glucopyranoside
(manghaslin),

kaempferol-3-O-(2’’,6’’-di-O-rhamnopyranosyl)glucopyranoside

(clitorin), quercetin-3-O-rutinoside (rutin), kaempferol-3-O-rutinoside (nicotiflorin).
Cũng trong năm 2012, T. Oduola và cộng sự đã phân lập được một hợp chất
chống ăn mòn mới Caricapinoside từ phân đoạn etylacetate của chiết xuất methanol
quả Đu đủ xanh [35].
Năm 2013, Ikeyi Adachukwu và cộng sự đã phân tích thành phần hóa học
trong lá Đu đủ. Kết quả cho thấy có sự xuất hiện của các hợp chất alcaloid,
flavonoid, saponin, tannin và glycoside bằng các thuốc thử đặc trưng [18].
Năm 2015, K. Kayalvizhi, Dr. L. Cathrine và K. Sahira Banu đã khảo sát
thành phần hóa học của lá Đu đủ cái ở Ấn Độ với 7 dung môi ethanol, methanol,
aceton, chloroform, petroleum ether, hexane và etylacetate. Kết quả cho thấy sự có
mặt của các hợp chất phenol, protein, amino acid, carbohydrate, glycoside,
flavonoid, saponin, alcaloid, phytosterol và terpenoid [32].
Năm 2015, Stephen Chinwendu và cộng sự công bố thành phần hóa học của
hoa Đu đủ ở Nigeria. Cho kết quả trong hoa chứa saponin (0.07%), alkaloid
(0.05%), tannin (0.002%) và flavonoid (2.8%). Ngoài ra còn chứa các nguyên tố vô
cơ Na, Ca, Mg, P và các vitamin như B1, B2, B3, C [24].
Cũng trong năm 2015, Marline Nainggolan và Kasmirul công bố kết quả trong
hoa Đu đủ đực có chứa các thành phần gồm triterpenoid, steroid, flavonoid, tannin,
glycoside và saponin [33].

Năm 2017, Sunday Ahamefula Ezekwe và cộng sự đã xác định các hợp chất
hóa học trong quả Đu đủ xanh bằng phương pháp sắc ký khí ghép nối khối phổ GCMS bao gồm: octadecanoic acid (23,84%), hexadecenoic acid (19,17%) và
hexadecanoic acid, methyl ester (18,25%) [25].
Dưới đây là công thức cấu tạo các hợp chất hóa học trong cây Đu đủ:

9


β-sitosterol

Daucosterol

Sterculin A

Cycloart-25-ene-3β,24(R/S)-diol

Carpaine

Pseudocarpaine

Dehydrocarpaine I

Dehydrocarpaine II

Prunasin

Sambunigrin

10



5,7-dimethoxycoumair

Acid protocatechuic

Kaempferol

Acid chlorogenic

Kaempferol-3-O-β-glucopyranosid

Rutin

Nicotiflorin

Clitorin

Manghaslin

Hình 1.2. Công thức cấu tạo các hợp chất trong cây Đu đủ

11


Bảng 1.1. Thành phần hóa học cây Đu đủ
Bộ phận cây Đu đủ

Thành phần hóa học

Nhóm chất: Glucosinolate

Quả

Benzyl

glucosinolate,

Benzyl

isothiocysianate, Benzy-β-D-glucoside,
2-phenylethyl-β-D-glucoside,

4-

hydroxyphenyl-2-ethyl-β-D-glucoside và
4 đồng phân benzyl-β-D-glucoside
Nhóm chất: Phenolic, Flavonoid
Quả

Ferrulic, Caffeic,
Myricetin,

Rutin, Quercetin,

Isorhamnetin,

Protocatechuic,

Gallic,

p-coumaric,


Kaempferol, Quercetin
Lá

5,7-dimetthoxy

coumarin,

Axit

Protocatechui, Axit ρ-coumaric, Axit
Caffeic, Kaempferol, Quercetin
Hoa Đu đủ đực

Kaempferol,

Kaempferol-3-O-β-

glucopyranosid
Nhóm chất: Carotenoid
Quả

Lycopene, β-cryptoxanthin, β-carotene,
Lutenin
Nhóm chất: Alcaloid

Lá

Carpaine, Pseudocarpain và
Dehydrocarpaine I và II, Choline


Quả

Carpaine
Nhóm chất: Glycoside

Lá, thân

Prunasin, Sambunigrin
Nhóm chất: Sterol

12


Lá

β-sitosterol, Daucosterol

Hoa Đu đủ đực

β-sitosterol glucoside
Nhóm chất: Triterpene

Lá

Sterculin A và Cycloart-25-ene3β,24(R/S)-diol
Nhóm chất: Acid hữu cơ

Lá


Acid malic, Acid quinic; dẫn xuất của
Acid malic: caffeoyl malate, ρcoumaroyl malate (isomer 1), ρcoumaroyl malate (isomer 2), feruloyl
malate (isomer 1), feruloyl malate
(isomer 2)

Quả

Acid citric, Acid malic, Acid n-butyric,
n-haxanoic và n-octanoic acid, các acid
myristic, palmatic, stearic, lioleic,
linolenic, cis-vaccenic và oleic
Như vậy, thành phần hóa học các bộ phận của cây Đu đủ cái đã được nghiên

cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu là lá và quả, các công trình
nghiên cứu về các bộ phận khác như rễ, thân, hạt,… cây Đu đủ cái và các bộ phận
như hoa và lá cây Đu đủ đực hầu như rất ít.
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÂY ĐU ĐỦ
Các phương pháp nghiên cứu về hoạt tính sinh học, dược lý của thực vật được
các nhà khoa học đặc biệt quan tâm [3, 39, 49]. Hoạt tính sinh học các bộ phận của
cây Đu đủ như lá, quả, nhựa được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới
công bố khá phong phú.
 Tác dụng trị giun sán
Năm 1994, Satrija F và cộng sự nghiên cứu tác dụng trị giun sán của nhựa Đu
đủ đã được thử nghiệm để diệt giun sán ở súc vật: Tác dụng trên Asaris sum (sán

13


×