Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng hợp cho công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Việt Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH................5
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh................5
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh..................................................5
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh................................................5
1.1.3. Ðối tượng.....................................................................................................6
1.1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh.......................................................9
1.1.5. Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh....................................11
1.2. Ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql servver........................13
1.2.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.............................................................................13
1.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.........................................................14
1.2.3. Khái niệm Cshap........................................................................................15
1.2.4. Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình C#..........................................................15
Chương 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CHO CHƯƠNG
TRÌNH PHÂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...........................................................16
2.1. Khảo sát thực trạng công ty cổ phần đầu tư và phát triển TNG- Thái Nguyên chi
nhánh Việt Thái........................................................................................................16
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty.........................................16
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty...........17
2.1.3. Số liệu thực tế về tình hình kinh doanh của công ty...................................20
2.1.4. Quy trình phân tích tài chính......................................................................24
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống................................................................................25
2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống.........................................................................25
2.2.2. Thiết kế cơ sở dữ liệu.................................................................................28
Chương 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH...............................................................31
3.1. Mô tả bài toán...................................................................................................31
3.2. Xây dựng chương trình.....................................................................................31
3.2.1. Giao diện đăng nhập..................................................................................31
3.2.2. Giao diện chính của chương trình..............................................................32
3.2.3. Một số giao diện khác của chương trình....................................................32


KẾT LUẬN.................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................39
Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.................................................................40

1


DANH MỤC HÌNH
HÌNH 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ THƯƠNG MẠI TNG- THÁI NGUYÊN.............................................................18
HÌNH 2.2 : BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN....................................................................21
HÌNH 2.3 : BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH........................................22
HÌNH 2.4 : BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ......................................................23
HÌNH 2.5: QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH...................................................24
HÌNH 2. 6: SƠ ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG..........................................................25
HÌNH 2.7 : BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC NGỮ CẢNH...................................26
HÌNH 2. 8: BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC ĐỈNH..............................................26
HÌNH 2.9 :BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC DƯỚI ĐỈNH CHỨC NĂNG CẬP
NHẬT.......................................................................................................................... 27
HÌNH 2.10 :BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC DƯỚI ĐỈNH CHỨC NĂNG TÌM
KIẾM........................................................................................................................... 27
HÌNH 2.11: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH.......................................28
HÌNH 2.12: BẢNG CHỈ TIÊU TỔNG HỢP................................................................28
HÌNH 2.13 : BẢNG NỢ PHẢI TRẢ...........................................................................29
HÌNH 2. 14: BẢNG TÀI SẢN DÀI HẠN...................................................................29
HÌNH 2.15: BẢNG TÀI SẢN NGẮN HẠN................................................................30
HÌNH 2.16: BẢNG VỐN CHỦ SỞ HỮU...................................................................30
HÌNH 3.1.GIAO DIỆN ĐĂNG NHẬP........................................................................31
HÌNH 3.2: GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH.........................................32
HÌNH 3.3:GIAO DIỆN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH................................32

HÌNH 3.4: GIAO DIỆN TÀI SẢN NGẮN HẠN.........................................................33
HÌNH 3.5: GIAO DIỆN TÀI SẢN DÀI HẠN.............................................................34
HÌNH 3.6: GIAO DIỆN VỐN CHỦ SỞ HỮU............................................................35
Hình 3.7: Giao diện tinh chỉ số....................................................................................36

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và
phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh
nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án
đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc
phân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ
được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến
doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước
khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công
của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không chỉ là việc đánh giá kết
quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm
hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh,
các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp
sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh
nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng
nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích
kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích hoạt động kinh doanh nên em chọn đề tài:"
Xây dựng chương trình phân tích hiệu quả sản kinh doanh dựa trên nhóm chỉ tiêu tổng
hợp cho công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG chi nhánh Việt Thái" là một đề tài
phù hợp với công ty hiện nay. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả năng hoạt

động kinh doanh của mình và từ đó có kế hoạch hoạch định chiến lược kinh doanh tốt
trong thời gian tới.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu Hệ thống những lý luận cơ bản về phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đánh giá và đề
xuất những kiến nghị để hoàn thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Phạm vi nghiên
cứu cổ phần đầu tư và phát triển TNG- Thái Nguyên chi nhánh Việt Thái

3


3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng Đối tượng nghiên cứu chính là cổ phần đầu tư và phát triển TNGThái Nguyên chi nhánh Việt Thái
Phương pháp: Phương pháp so sánh.
4. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn đề tài gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh
Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống
Chương 3: Xây dựng chương trình

4


Chương 1.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1. Khái niệm, ý nghĩa và đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá

toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai
thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN”
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ,
yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích
thường được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch toán. Khi sản
xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng nhiều, đa
dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để
đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ
sở cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách
có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp
hữu hiệu cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của
hoạt động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một
cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với
yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng

tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên

nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh
hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý
sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

5



- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những

hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục
tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các

quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và

ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- Tài liệu PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các

mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có
quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với DN nữa hay không?
1.1.3. Ðối tượng
Với tư cách là một khoa học độc lập, PTKD có đối tượng riêng:
“Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả của hoạt
động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết
quả đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế”
Kết quả kinh doanh mà ta nghiên cứu có thể là kết quả của từng giai đoạn riêng
biệt như kết quả mua hàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng... hay có thể là kết quả
tổng hợp của quá trình kinh doanh, kết quả tài chính...v.v
Khi phân tích kết quả kinh doanh, người ta hướng vào kết quả thực hiện các
định hướng mục tiêu kế hoạch, phương án đặt ra.
Kết quả kinh doanh thông thường được biểu hiện dưới các chỉ tiêu kinh tế. Chỉ
tiêu là sự xác định về nội dung và phạm vi của các kết quả kinh doanh. Nội dung chủ
yếu của phân tích kết quả là phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà DN đã đạt
được trong kỳ, như doanh thu bán hàng, giá trị sản xuất, giá thành, lợi nhuận...Tuy
nhiên, khi phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chúng ta phải luôn luôn đặt trong

mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanh như lao động, vật tư,
tiền vốn, diện tích đất đai...vv. Ngược lại, chỉ tiêu chất lượng phản ánh lên hiệu quả
kinh doanh hoặc hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giá thành, tỷ suất chi
phí, doanh lợi, năng suất lao động...vv.

6


Dựa vào mục đích phân tích mà chúng ta cần sử dụng các loại chỉ tiêu khác
nhau, cụ thể: Chỉ tiêu số tuyệt đối, chỉ tiêu số tương đối, chỉ tiêu bình quân. Chỉ tiêu số
tuyệt đối dùng để đánh giá quy mô kết quả kinh doanh hay điều kiện kinh doanh. Chỉ
tiêu số tương đối dùng trong phân tích các mối quan hệ giữa các bộ phận, các quan hệ
kết cấu, quan hệ tỷ lệ và xu hướng phát triển. Chỉ tiêu bình quân phản ánh trình độ phổ
biến của các hiện tượng.
Tuỳ mục đích, nội dung và đối tượng phân tích để có thể sử dụng các chỉ tiêu
hiện vật, giá trị, hay chỉ tiêu thời gian. Ngày nay, trong kinh tế thị trường các DN
thường dùng chỉ tiêu giá trị. Tuy nhiên, các DN sản xuất, DN chuyên kinh doanh một
hoặc một số mặt hàng có quy mô lớn vẫn sử dụng kết hợp chỉ tiêu hiện vật bên cạnh
chỉ tiêu giá trị. Trong phân tích cũng cần phân biệt chỉ tiêu và trị số chỉ tiêu. Chỉ tiêu
có nội dung kinh tế tương đối ổn định, còn trị số chỉ tiêu luôn luôn thay đổi theo thời
gian và địa điểm cụ thể.
Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh
thông các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Một cách chung nhất, nhân tố là những yếu tố
bên trong của mỗi hiện tượng, quá trình...và mỗi biến động của nó tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp ở một mức độ và xu hướng xác định đến các kết quả biểu hiện các chỉ
tiêu.
Ví dụ: Doanh thu bán hàng phụ thuộc vào lượng bán hàng ra, giá cả bán ra và
cơ cấu tiêu thụ. Ðến lượt mình, khối lượng hàng hoá bán ra, giá cả hàng hoá bán ra,
kết cấu hàng hoá bán ra lại chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như khách quan,

chủ quan, bên trong, bên ngoài...vv.
Theo mức độ tác động của các nhân tố, chúng ta có thể phân loại các nguyên
nhân và nhân tố ảnh hưởng thành nhiều loại khác nhau, trên các góc độ khác nhau.
- Trước hết theo tính tất yếu của các nhân tố: có thể phân thành 2 loại: Nhân tố

khách quan và nhân tố chủ quan.
Nhân tố khách quan là loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu
cầu tất yếu nó không phụ thuộc vào chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Kết quả
hoạt động của mỗi DN có thể chịu tác động bởi các nguyên nhân và nhân tố khách
quan như sự phất triển của lực lượng sản xuất xã hội, luật pháp, các chế độ chính sách

7


kinh tế xã hội của Nhà nước, môi trường, vị trí kinh tế xã hội, về tiến bộ khoa học kỹ
thuật và ứng dụng. Các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá, giá cả chi phí, giá cả dịch
vụ thay đổi, thuế suất, lãi suất, tỷ suất tiền lương...cũng thay đổi theo.
Nhân tố chủ quan là nhân tố tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ
lực chủ quan của chủ thể tiến hành kinh doanh. Những nhân tố như: trình độ sử dụng lao
động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của DN làm ảnh hưởng
đến giá thành, mức chi phí thời gian lao động, lượng hàng hoá, cơ cấu hàng hoá...vv.
- Theo tính chất của các nhân tố có thể chia ra thành nhóm nhân tố số lượng và

nhóm các nhân tố chất lượng.
Nhân tố số lượng phản ánh quy mô kinh doanh như: Số lượng lao động, vật tư,
lượng hàng hoá sản xuất, tiêu thụ... Ngược lại, nhân tố chất lượng thường phản ánh
hiệu suất kinh doanh như: Giá thành, tỷ suất chi phí, năng suất lao động...Phân tích kết
quả kinh doanh theo các nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp ích cho việc đánh
giá chất lượng, phương hướng kinh doanh, vừa giúp cho việc xác định trình tự
sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến

kết quả kinh doanh.
- Theo xu hướng tác động của nhân tố, thưòng người ta chia ra các nhóm nhân

tố tích cực và nhóm nhân tố tiêu cực.
Nhân tố tích cực là những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả
kinh doanh và ngược lại nhân tố tiêu cực tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết
quả kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng
hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực.
Nhân tố có nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng nếu quy về nội dung kinh tế thì
có hai loại: Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc về kết quả kinh
doanh. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: Số lượng lao động, lượng
hàng hoá, vật tư, tiền vốn...ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Các nhân tố
thuộc về kết quả kinh doanh ảnh hưởng suốt quá trình kinh doanh từ khâu cung ứng
vật tư đến việc tổ chức quá trình sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và từ đó ảnh
hưởng đến kết quả tổng hợp của kinh doanh như nhân tố giá cả hàng hoá, chi phí, khối
lượng hàng hoá sản xuất và tiêu thụ.
Như vậy, tính phức tạp và đa dạng của nội dung phân tích được biểu hiện qua

8


hệ thống các chỉ tiêu kinh tế đánh giá kết quả kinh doanh. Việc xây dựng tương đối
hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với cách phân biệt hệ thống chỉ tiêu khác nhau, việc
phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo các góc độ khác nhau không những giúp cho DN
đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực của bản thân DN, mà còn tìm
ra được nguyên nhân, các mặt mạnh, mặt yếu để có biện pháp khắc phục nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
Khi phân tích kết quả kinh doanh biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế dưới sự tác
động của các nhân tố mới chỉ là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá các chỉ tiêu
và nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định. Ðể thực hiện được công

việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp trong phân tích kinh doanh.
1.1.4. Các phương pháp phân tích kinh doanh
 Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử dụng
phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế
đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng
và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những
nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh,
trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả
hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ
thể. Vì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:
 Phương pháp loại trừ
Trong phân tích kinh doanh, để có cơ sở đánh giá, nhận xét đúng thì vấn đề
quan trọng và rất được quan tâm nghiên cứu là các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng
và lượng hoá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh.
Phương pháp thường được sử dụng để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là
phương pháp loại trừ.
 Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặt biệt Phương pháp liên hệ cân đối
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN hình thành nhiều mối liên hệ cân đối.
Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình KD. Ví dụ như
giữa TS và nguồn vốn KD, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả
9


năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử dụng vật tư trong SXKD.
Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây
dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ về
lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. của phương pháp thay thế liên hoàn, nó
tôn trọng đầy đủ các bước tiến hành như phương pháp thay thế liên hoàn. Nó khác ở

chỗ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định ảnh
hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích:
+ Ảnh hưởng của nhân tố a:

= (a1-a0) .b0.c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố b:

= a1.(b1 -b0) .c0

+ Ảnh hưởng của nhân tố c:

= a1.b1.(c1-c0)

 Phương pháp liên hệ trực tuyến
Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích, chẳng hạn
doanh thu có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra và giá bán ra, lợi nhuận có
quan hệ cùng chiều với giá thành, với tiền thuế... Trong mối liên hệ trực tiếp này, theo
mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan hệ chủ yếu:
+ Liên hệ trực tiếp: Giữa các chỉ tiêu như giữa lợi nhuận với giá thành...Trong
những trường hợp này, các mối liên hệ không qua một chỉ tiêu liên quan nào: Giá bán
tăng (hoặc giá thành giảm) sẽ làm lợi nhuận tăng...
+ Liên hệ gián tiếp: Là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc
giữa chúng được xác định bằng một hệ số riêng. Trong trường hợp cần thống kê số liệu
nhiều lần để đảm bảo tính chính xác của mối liên hệ thì hệ số này được xác định theo
công thức chung của hệ số tương quan.
 Phương pháp chi tiết
Phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:
a) Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu


Chi tiết chỉ tiêu theo các bộ phận cấu thành cùng với sự biểu hiện về lượng của
các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được.
Do đó phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân
tích mọi mặt về kết qủa sản xuất kinh doanh.
a) Chi tiết theo thời gian

Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình. Do nhiều
10


nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó
trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều nhau, ví dụ: Giá trị sản lượng
sản phẩm trong sản xuất kinh doanh thường phải thực hiện theo từng tháng, từng quý
trong năm và thông thường không giống nhau. Tương tự trong thương mại, doanh số
mua vào, bán ra từng thời gian trong năm cũng không đều nhau.
 Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh của DN được thực hiện bởi các bộ phận, phân
xưởng, đội, tổ sản xuất...hay của các cửa hàng trang trại, xí nghiệp trực thuộc DN.
Thông qua các chỉ tiêu khoán khác nhau như: Khoán doanh thu, khoán
chi phí, khoán gọn...cho các bộ phận mà đánh giá mức khoán đã hợp lý hay chưa
và về việc thực hiện định mức khoán của các bộ phận như thế nào.

Cũng thông

qua đó mà phát hiện các bộ phận tiên tiến, lạc hậu trong việc thực hiện các chỉ
tiêu, khai thác khả năng tiềm tàng trong việc sử dụng các

yếu tố sản xuất kinh

doanh. Phân tích chi tiết theo địa điểm giúp ta đánh giá kết quả thực hiện hoạch

toán kinh tế nội bộ.
1.1.5. Các nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phân tích kết quả sản xuất
Ðể đánh giá chung kết quả sản xuất của DN, trong phân tích kinh doanh thường
dùng các chỉ tiêu sau đây:
a) Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng, giá trị tổng sản xuất (GO)
Giá trị tổng sản lượng(hoặc tổng giá trị sản lượng): là chỉ tiêu biểu thị bằng tiền,
phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách trực tiếp và hữu ích
của DN trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Giá trị tổng sản lượng là một
chỉ tiêu dùng để đánh giá quy mô kết quả sản xuất của DN trong kỳ phân tích, là căn
cứ để nghiên cứu mức độ, xu thế biến động của hoạt động sản xuất của DN trong một
khoảng thời gian nhất định và là cơ sở số liệu để tổng hợp chỉ tiêu tổng giá trị sản
lượng chung cho toàn ngành trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Giá trị tổng sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dich vụ mà
DN đã tạo ra trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm).
Như vậy, Tổng giá trị sản xuất (hay giá trị tổng sản xuất) của DN được tính cả
kết quả sản xuất vật chất và SX dịch vụ hoàn thành và chưa hoàn thành trong năm.
11


Chỉ tiêu giá trị sản xuất của DN được dùng để đánh giá quy mô, kết quả hoạt
động sản xuất của DN, là căn cứ để tính giá trị tăng thêm của DN.
b) Giá trị sản xuất hàng hoá
Giá trị sản xuất hàng hoá là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, nó bao gồm toàn bộ
giá trị sản phẩm vật chất, sản phẩm dịch vụ mà DN đã sản xuất và hoàn thành trong kỳ
và có khả năng đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
c) Giá trị sản xuất hàng hoá thực hiện (tiêu thụ)
Giá trị sản xuất hàng hoá tiêu thụ là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền, nó phản ánh
khối lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mà DN đã bán ra ngoài phạm vi sản xuất
của DN và thu được tiền dưới mọi hình thức như tiền mặt, tiền séc, tín phiếu, ngân

phiếu, ngân phiếu thanh toán.
d) Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)
Giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng) là chỉ tiêu biểu hiện bằng tiền bao gồm phần
giá trị sản phẩm do lao động sản xuất của DN mới sáng tạo thêm trong kỳ phân tích.
Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau đây:
Giá trị gia tăng = Giá trị tổng sản xuất - Chi phí trung gian
Các chỉ tiêu trên có thể tính theo giá so sánh hoặc theo giá hiện hành.
Như vậy, qua mối quan hệ chúng ta nhận thấy: Các nhân tố tổng giá trị sản xuất,
tỷ suất (hệ số sản xuất) hàng hoá và tỷ suất (hệ số tiêu thụ ) hàng hoá trên có
quan hệ với chỉ tiêu phân tích là giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ được biểu hiện
dưới dạng tích số. Bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng phương pháp loại trừ để phân tích
và xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản lượng
hàng hoá tiêu thụ.
Nắm vững mối liên hệ trên giúp cho ta hiểu sâu hơn từng chỉ tiêu và sử dụng
chúng trong phân tích có hiệu quả hơn. Trong phân tích này có thể dùng chỉ tiêu này
để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu kia và ngược lại, giúp cho việc đánh giá thêm
toàn diện, sâu sắc và đúng với thực chất về tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN trong từng thời gian nhất định.
Về phương diện tính toán: Lợi dụng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên có thể
tránh được tình trạng sai sót đến mức thấp nhất. Mặc khác, qua so sánh kết quả tính
toán trực tiếp (tính từ các yếu tố cấu thành) và kết quả tính toán gián tiếp (tính từ các

12


chỉ tiêu khác) có thể kiểm tra mức độ chính xác của các chỉ tiêu tính được.
Trên đây là các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất về mặt số lượng của các đơn
vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.
Ðối với các DN khác như DN thương mại, dịch vụ thì có thể sử dụng chỉ tiêu
khác. Vì rằng đối với các DN thương mại và dịch vụ thì chỉ tiêu biểu hiện kết quả thể

hiện sau đây:
* Doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

Là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ các
khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ
hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Doanh thu từ hoạt động của DN còn bao gồm:
- Các khoản trợ giá, phụ thu theo quy định của nhà nước để sử dụng cho DN.

Ðối với hàng hoá, dịch vụ của DN tiêu thụ trong kỳ được nhà nước cho phép.
- Giá trị sản phẩm hàng hoá đem biếu tặng hoặc tiêu dùng trong nội bộ DN

như: Việc sử dụng xi măng thành phẩm để xây dựng, sửa chữa ở xí nghiệp sản xuất
ximăng, xuất vải thành phẩm để may quần áo bảo hộ lao động ở xí nghiệp dệt.
* Doanh thu từ hoạt động khác bao gồm:
- Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính gồm các khoản thu từ các hoạt động

liên doanh liên kết, vốn góp cổ phần, cho thuê tài sản, tiền lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay,
thu từ hoạt động mua bán chứng khoán (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu), hoàn nhập các
khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích năm trước nhưng sử dụng không hết.
- Doanh thu từ hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra

không thường xuyên ngoài các khoản thu đã được quy định ở trên, như thu từ hoạt
động bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dôi thừa công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị
hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên
nhân từ phía chủ nợ thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu
hồi được, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản thu khó đòi đã
trích năm trước nhưng không sử dụng hết và khoản thu bất thường khác.
1.2. Ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị cơ sở dữ liệu sql servver
1.2.1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (tiếng Anh: Database Management System - DBMS),

13


là phần mềm hay hệ thốngđược thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu. Cụ thể, các
chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm thông
tin trong một cơ sở dữ liệu (CSDL). Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ
phần mềm nhỏ chạy trên máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy
trên một hoặc nhiều siêu máy tính.
- Ưu điểm của HQTCSDL:
Quản lý được dữ liệu dư thừa.
Đảm báo tính nhất quán cho dữ liệu.
Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
- Nhược điểm:
HQTCSDL tốt thì khá phức tạp.
HQTCSDL tốt thường rất lớn chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.
Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chức năng.
HQTCSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.
1.2.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server
SQL ( Structured Query Language) hay ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc,
là một loại ngôn ngữ máy tính phổ biến để tạo, sửa, và lấy dữ liệu từ một hệ quản trị
cơ sở dữ liệu quan hệ. Ngôn ngữ này phát triển vượt xa so với mục đích ban đầu là để
phục vụ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng-quan hệ. Nó là một tiêu
chuẩnANSI/ISO.
SQL Server là hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational DataBase
Management System- RDBMS) sử dụng các lệnh giáo chuyển Transaction-SQL để
trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và Server Computer.
SQL Server có một số đặc tính sau:


 Cho phép quản trị một hệ CSDL lớn (lên đến vài tega byte), có tốc độ xử lý
dữ liệu nhanh đáp ứng yêu cầu về thời gian.

 Cho phép nhiều người cùng khai thác trong một thời điểm đối với một CSDL
và toàn bộ quản trị CSDL (lên đến vài chục ngàn user).

 Có hệ thống phân quyền bảo mật tương thích với hệ thống bảo mật của công
nghệ NT (Network Technology), tích hợp với hệ thống bảo mật của Windows NT hoặc
14


sử dụng hệ thống bảo vệ độc lập của SQL Server.

 Hỗ trợ trong việc triển khai CSDL phân tán và phát triển ứng dụng trên Internet
 Cho phép lập trình kết nối với nhiều ngôn ngữ lập trình khác dùng xây dựng
các ứng dụng đặc thù (Visual Basic, C, C++, ASP, ASP.NET, XML,...).

 Sử dụng câu lệnh truy vấn dữ liệu Transaction-SQL (Access là SQL, Oracle
là PL/SQL).
1.2.3. Khái niệm Cshap
C# (đọc là "C thăng" hay "C sharp") là một ngôn ngữ lập trìnhhướng đối
tượng được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên
của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng theo ECMA là C#, chỉ bao
gồm dấu số thường. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là
ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++,Visual Basic, Delphi và Java.
C# được thiết kế chủ yếu bởi Anders Hejlsberg kiến trúc sư phần mềm nổi tiếng
với các sản phẩm Turbo Pascal, Delphi, J++, WFC.
1.2.4. Đặc điểm của ngôn ngữ lập trình C#
C#, theo một hướng nào đó, là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến.NET

Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy, và nó phụ thuộc mạnh mẽ vào
Framework này. Mọi dữ liệu cơ sở đều là đối tượng, được cấp phát và hủy bỏ bởi trình dọn
rác Garbage-Collector (GC), và nhiều kiểu trừu tượng khác chẳng hạn như class, delegate,
interface, exception, v.v, phản ánh rõ ràng những đặc trưng của.NET runtime.
So sánh với C và C++, ngôn ngữ này bị giới hạn và được nâng cao ở một vài
đặc điểm nào đó, nhưng không bao gồm các giới hạn sau đây:
Các con trỏ chỉ có thể được sử dụng trong chế độ không an toàn. Hầu hết các
đối tượng được tham chiếu an toàn, và các phép tính đều được kiểm tra tràn bộ đệm.
Các con trỏ chỉ được sử dụng để gọi các loại kiểu giá trị; còn những đối tượng thuộc
bộ thu rác (garbage-collector) thì chỉ được gọi bằng cách tham chiếu.
Các đối tượng không thể được giải phóng tường minh.
Chỉ có đơn kế thừa, nhưng có thể cài đặt nhiều interfacetrừu tượng (abstract
interfaces). Chức năng này làm đơn giản hóa sự thực thi của thời gian thực thi.
C# thì an-toàn-kiểu (typesafe) hơn C++.

15


Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1. Khảo sát thực trạng công ty cổ phần đầu tư và phát triển TNG- Thái Nguyên
chi nhánh Việt Thái
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
Giới thiệu chung:
 Tên gọi : Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG- Thái nguyên chi nhánh
Sông Công.
Người đại diện : Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch HĐQT.
Địa chỉ: Số 160 đường Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên
Điện thoại : 02803 858508 , Fax : 02803 852060 ,Email:

 Quá trình hình thành và phát triển
 Công

ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc

Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ – UB của UBND
tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên).
 Ngày

07/5/1981 tại Quyết định số 124/QĐ – UB của UBND tỉnh Bắc Thái sáp

nhập Trạm May mặc Gia công thuộc Ty thương nghiệp vào Xí nghiệp.
 Thực

hiện Nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng

về thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp được thành lập lại theo Quyết định
số 708/UB –QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1992 của UBND tỉnh Bắc Thái.
 Năm

1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái nguyên với tổng số

vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997
của UBND tỉnh Thái Nguyên.
 Ngày

02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất

khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB
ngày 16/12/2002.

 Năm

2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại

hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông
Công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.

16


 Ngày

18/03/2007 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 54,3 tỷ đồng theo Nghị

quyết Đại hội Cổ đông ngày 18/03/2007 và phê duyệt chiến lược phát triển Công ty
đến năm 2011 và định hướng chiến lược cho các năm tiếp theo.
 Ngày

17/05/2007 Công ty đã đăng ký công ty đại chúng với Uỷ ban Chứng

khoán Nhà nước
 Ngày

28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn

bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.


Thành tích: Trải qua 34 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển


mạnh mẽ của ngành Dệt may Việt Nam, đến nay công ty đã lọt vào TOP 500 doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam và năm 2011, Công ty đã lọt vào TOP 10 doanh nghiệp có
doanh thu lón nhất ngành Dệt may Việt Nam. Đây cũng là doanh nghiệp đầu tiên trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán vào ngày
22/11/2007. Năm 2012, công ty đạt danh hiệu doanh nghiệp xuất sắc và doanh nhân
tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
- Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất và mua bán hàng may mặc.
+ Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu
hàng may mặc.
+ Đào tạo nghề may công nghiệp.
+ Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp.
+ Vận tải hàng hoá đường bộ, vận tải hàng hoá bằng xe taxi.
+ Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
+ Đầu tư xây dưng cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị khu dân cư.

17


- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
Chủ tịch
HĐQT

Tổng
giám đốc

Giám đốc
chi nhánh


Phòng kế
toán

Phòng kinh
doanh

Phòng thiết
kế

Phòng
marketing

Phòng
quản lý

Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG Thái Nguyên
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý
- Tổng giám đốc của công ty: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt
động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, công ty và tập thể lao động.
- Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoat động của
chi nhánh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chi nhánh công ty và tập thể lao động
- Công ty có phó giám đốc giúp đỡ việc quản trị, điều hành, giám sát mọi hoạt
động kinh doanh của công ty.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá các hoạt động kinh
doanh đối với các nhà cung cấp nhằm đạt được mục tiêu có nguồn hàng ổn định, chất
lượng tốt, đồng thời tối thiểu hóa chi phí.
- Phòng kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động tiếp thị, tìm
kiếm khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
về doanh số, thị phần.


18


- Phòng quản lý: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu
cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý.
- Phòng phân tích thiết kế: Có nhiệm vụ phân tích số liệu, xây dựng các kế
hoạch và thiết kế các dự án, ước lượng cầu từng mặt hàng cụ thể của công ty trong dài
hạn và ngắn hạn.
- Phòng maketing: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
- Đứng đầu công ty là hội đồng quản trị, sau đó đến tổng giám đốc trực tiếp
phân quyền cho phó tổng giám đốc và các phòng ban.
Công ty có cách bố trí các phòng ban riêng biệt có ưu điểm là tạo nên tính độc
lập giữa các phòng ban, hạn chế những tác động gây cản trở do mỗi phòng ban có
những chức năng nhiệt vụ riêng biệt, công việc của từng người riêng biệt khác nhau

19


2.1.3. Số liệu thực tế về tình hình kinh doanh của công ty

20


Hình 2.2 : Bảng cân đối kế toán

21


Hình 2.3 : Bảng báo cáo kết quả kinh doanh


22


Hình 2.4 : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

23


2.1.4. Quy trình phân tích tài chính

Hình 2.5: Quy trình phân tích tài chính
Bước 1:Xác định mục tiêu phân tích. Đây là công việc quan trọng, quyết định
tới chất lượng của báo cáo phân tích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng
sử dụng . Việc xác định mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của
đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
Bước 2 :Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt
được các mục tiêu đó. Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng
vốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung , tốc độ
luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng(hàng tồn kho, nợ phải thu
khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động của DN. Việc xác
định đúng nội dung cần phân tích (không thừa , không thiếu ) sẽ đảm bảo cung cấp
những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để ra các quyết định hợp lí.
Bước 3: căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập
dữ liệu phân tích. Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN, có thể
thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn.
Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủ các dữ
liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích.
Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của
kết quả phân tích. Bên cạnh đó , để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệu thu thập

được, nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu. nhà phân tích nên tiếp cận
các dữ liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậy của dữ liệu.

24


Bước 4: sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháp
hợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định. Dữ liệu sau khi được
xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quát cũng như chi
tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thực trạng đó và đề xuất kiến
nghị cho các đối tượng sử dụng.
Bước 5: Tổng hợp các kết quả phân tích : kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài
chính. Trong bước này , nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng
sử dụng. các hạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo.
2.2. Phân tích thiết kế hệ thống
2.2.1. Phân tích thiết kế hệ thống
Phân tích tài chính

Cập nhật

CN bảng
cân đối
kế toán

CN báo
cáo kết
quả kinh
doanh

Tìm kiếm


Tính chỉ tiêu tổng
hợp

Phân tích

TK bảng
cân đối
kế toán

TK báo
cáo kết
quả kinh
doanh

Hình 2. 6: Sơ đồ phân cấp chức năng

25

Báo cáo


×