Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.01 KB, 77 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THU HẰNG

ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH NHẸ
HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – năm 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG THỊ THU HẰNG

ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH NHẸ
HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN TỪ
THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. ĐINH THỊ MAI


HÀ NỘI – năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám on các thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, đạc biẹt là
Khoa Luật học đã dạy dô và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền
tảng cho viẹc thực hiẹn luạn van này.
Tôi đạc biẹt cám on cô giáo TS. Đinh Thị Mai đã tạn tình huớng dẫn, chi bảo
đê tôi có thê hoàn tất luạn van cao học này.
Tôi cũng xin chân thành cám on tất cả bạn bè, đồng nghiẹp và những nguời
đã giúp tôi trả lời bảng câu hỏi khảo sát làm nguồn dư liẹu cho viẹc phân tích và
cho ra kết quả nghiên cứu của luạn van cao học này.
Cuối cùng, tôi hết lòng biết on đến những nguời thân trong gia đình đã đọng
viên và tạo đọng lực đê tôi hoàn thành luạn van này mọt cách tốt đẹp.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luạn van “Áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liẹu trong đề tài này đuợc thu thạp và sư dụng mọt cách trung thực. Kết quả nghiên
cứu đuợc trình bày trong luạn van này không sao chép của bất cư luạn van nào và
cũng chua đuợc trình bày hay công bố ơ bất cư công trình nghiên cứu nào khác
truớc đây.
Tác gia luạn van

Đặng Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT
CHÍNH NHẸ HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN.........................................6
1.1. Một số khái niệm..................................................................................................6
1.2. Đặc điểm của áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn...10
1.3. Các nội dung của hoạt động áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù
có thời hạn .................................................................................................................21
1.4. Các tiêu chí đánh giá kết quả áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù
có thời hạn .................................................................................................................34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH NHẸ
HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HAI CẤP
TỈNH PHÚ YÊN......................................................................................................38
2.1. Một số đặc điểm tình hình có liên quan .............................................................38
2.2. Kết quả áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn của Tòa
án
nhân
dân
hai
cấp
.............................................................................39
2.3.
Những
hạn
chế
.........................................................................45

tinh


Phú
nguyên


Yên
nhân

CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC HÌNH
PHẠT CHÍNH NHẸ HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN HAI CẤP TỈNH PHÚ YÊN .............................................................57
3.1. Quan điểm về bảo đảm áp dụng đúng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù
có thời hạn .................................................................................................................57
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù
có thời hạn .................................................................................................................60
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADPL

Áp dụng pháp luật

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX


Hội đồng xét xư

HTHP

Hệ thống hình phạt

LHS

Luật hình sự

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

PLHS

Pháp luật hình sự

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

THA

Thi hành án


THADS

Thi hành án dân sự

THAHS

Thi hành án hình sự

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bới vì pháp luật là công cụ hữu hiệu
đê giư vững an ninh, duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, Điều 12 Hiến pháp quy định:
"Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật , không ngừng tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa". Nhà nước sư dụng nhiều biện pháp cưỡng chế nhưng biện pháp cưỡng
chế nghiêm khắc nhất đó là hình phạt nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của
người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết
định. BLHS năm 2015 quy định: “Hình phạt không chi nhằm trường trị người, pháp
nhân thương mại phạm tội mà còn giao dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân
thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”.
BLHS năm 2015 quy định hệ thống hình phạt bao gồm: 07 hình phạt chính

và 07 hình phạt bổ sung. Các hình phạt chính gồm các hình phạt tù có thời hạn và
các hình phạt tù nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn là: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ, trục xuất. Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
được quy định trong BLHS hiện hành mơ rộng hơn so với các BLHS trước đây,
điều đó thê hiện nguyên tắc nhân đạo của chính sách hình sự của Nhà nước ta trong
việc xư lý tội phạm, tính nhân đạo trong việc xư lý người phạm tội, giúp họ trơ
thành người lương thiện có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật, ngăn ngừa
họ phạm tội mới. Đồng thời đề cao công tác phòng ngừa và đấu tranh tội phạm, đảm
bảo các phán quyết của cơ quan pháp luật đúng pháp luật và được thực thi và bảo vệ
đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân được ghi nhận
trong Hiến pháp năm 2013.
Tuy nhiên, trong thực tiễn việc áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình
phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội còn chiếm tỷ lệ rất thấp so với các hình
phạt tù có thời hạn. Nguyên nhân là do pháp luật hình sự quy định về các hình phạt
chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn còn nhiều bất cập, vướng mắc, có nhiều cách

1


nhận thức và vận dụng khác nhau dẫn đến việc áp dụng và thi hành các hình phạt
chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trên thực tế chưa được thống nhất nhưng
chưa có văn bản nào kịp thời hướng dẫn. BLHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ
sung hoàn thiện hơn BLHS năm 1999. Nhưng cho đến nay, không ít cán bộ làm
công tác áp dụng pháp luật tại tinh Phú Yên vẫn chưa nhận thức được một cách
đúng đắn, đầy đủ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của các hình phạt chính nhẹ
hơn hình phạt tù có thời hạn trong việc thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước
ta nên việc áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trong giải
quyết các vụ án hình sự là hết sức hạn chế.
Trước yêu cầu và nhiệm vụ cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần Nghị
quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về “một số nhiệm vụ trọng

tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Nghị
quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với nội dung
“Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao
hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội. Giảm
hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối
với một số loại tội phạm…”, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn, những bất
cập quy định của pháp luật, những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các hình phạt
chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định của pháp luật.
Xuất phát từ thực trạng nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Áp dụng các hình
phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” đê viết luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Áp dụng hình phạt trong công tác xét xư cư Tòa án luôn là chủ đề quan tâm
và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Những nghiên cứu đó góp phần quan trọng

2


trong việc bảo đảm áp dụng các hình phạt của hệ thống Tòa án. Trong những năm
qua, có nhiều công trình nghiên cứu được công bố có nội dung liên quan đến đề tài
Áp dụng hình phạt tù có thời hạn, có thê nêu một số công trình như sau: Luận án
tiến sĩ của tác giả Chu Thị Thu Trang: “Hoạt động áp dụng pháp luật hình sự của
các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án Việt Nam”, năm 2009; Luận văn thạc
sĩ của tác giả Võ Hồng Nam ; “Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt
Nam từ thực tiễn xét xử thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2014; Luận văn thạc sĩ của
tác giả Đinh Tấn Long: “Áp dụng hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam từ

thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, năm 2017...Các công trình nghiên
cứu khoa học nêu trên là tài liệu bổ ích, có giá trị sư dụng trong quá trình nghiên
cứu, gợi mơ cho tác giả những ý tương khoa học và đặc biệt là có giá trị đối với
những người làm công tác áp dụng pháp luật.
Vì vậy, việc nghiên cứu về hoạt động áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn tinh Phú Yên sẽ mang tới những cái nhìn mới
mẻ về vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sơ làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn, đánh giá thực tiễn áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Phú Yên, phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế và
những nguyên nhân của nó đê đề xuất những giải pháp hoàn thiện những quy định về
các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trong Bộ luật Hình sự Việt nam
hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt này trong thực tiễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng các hình phạt
chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn tại Tòa án nhân dân hai cấp tinh Phú Yên.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện BLHS và bảo đảm áp dụng đúng các hình

3


phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trước yêu cầu cải cách tư pháp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng các loại hình phạt này của Tòa án

nhân dân hai cấp tinh Phú Yên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam; thực
tiễn áp dụng các loại hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trong phán
quyết, xét xư tại Tòa án nhân dân hai cấp tinh Phú Yên.
- Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các hình phạt
chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn trên phạm vi tinh Phú Yên trong thời gian 05
năm từ 2014 đến 2018.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sơ phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
lịch sư và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về
Nhà nước và pháp luật, quan điêm của Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự và về vấn đề cải
cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sơ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về
Nhà nước và pháp luật; tư tương Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp quyền; đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân. Đặc biệt là các quan điêm chi đạo cải cách tư pháp, theo tinh
thần Nghị quyết 48NQ/TW và 49NQ/TW của Bộ Chính trị về vấn đề cải cách tổ
chức và hoạt động của TAND và các cơ quan tư pháp trong giai đoạn hiện nay,
nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của lộ trình cải cách tư pháp.

4


Luận văn sư dụng phương pháp nghiên cứu cụ thê đó là: Phân tích, tổng hợp,
so sánh, lịch sư và lôgic, phương pháp thống kê, trong đó chú trọng các phương

pháp kết hợp giưa lý luận và thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài là công trình nghiên cứu cơ bản và toàn diện ơ cấp độ luận văn thạc sĩ
luật học, phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và những bất cập của
pháp luật hình sự Việt Nam về các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
đê góp phần hoàn thiện PLHS, đáp ứng nhu cầu công cuộc cải cách Tư pháp hiện
nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sơ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động áp dụng
pháp luật trong hoạt động xét xư án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp tinh Phú
Yên, luận văn nêu những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn đê các cơ quan có
thẩm quyền sớm có hướng dẫn áp dụng pháp luật một cách thống nhất và đề xuất
một số giải pháp cụ thê nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án
hình sự của TAND.
Phần nội dung của luận văn cũng có thê làm tài liệu tham khảo cho cá nhân,
cán bộ công chưc Tòa án và các cơ quan làm công tác áp dụng pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm phần mơ đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn.
Chương 2: Thực trạng áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn của Tòa án nhân dân hai cấp tinh Phú Yên.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các hình phạt chính nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn của Tòa án nhân dân hai cấp tinh Phú Yên.

5



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH
NHẸ HƠN HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm, phân loại các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn
Tội phạm và hình phạt là hai chế định cơ bản của Luật hình sự Việt Nam,
chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hình phạt (trách nhiệm hình sự) là công
cụ pháp lý của Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Mối quan
hệ giữa tội phạm và hình phạt là biêu hiện của mối quan hệ nhân quả trong cắp
phạm trù nhân quả trong phép biện chứng. Tức là người phạm tội phải chịu hậu quả
về hành vi vi phạm pháp luật do mình thực hiện. BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung
năm 2009 quy định: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà
nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội. Hình
phạt được quy định trong BLHS và do Tòa án quyết định mức hình phạt cụ thê”. Kế
thừa và phát huy BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 quy định hình phạt như sau:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định
trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp
nhân thương mại đó”
Do đó, hình phạt được xem là công cụ pháp lý hiệu quả nhất trong công tác
đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, là thước đo thái độ lên án của Nhà nước đối với
á nhân hay pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội, là tiêu chí của công lý và
công bằng xã hội. Do đó, người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội thì phải chịu
một hoặc một số hình phạt nhất định (hình phạt chính và hình phạt bổ sung) tùy
theo tính chất và mức độ, tính chất của hành vi nguy hiểm cho xã hội do mình gây
ra, tùy thuộc vào đặc điêm riêng và tâm sinh lý của môi người mà mức độ tác động
của hình phạt cũng khác nhau. Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt đối với người,
6



pháp nhân thương mại phạm tội không chi mang tính chất trừng trị mà yêu tố tiên
quyết và quan trọng là đảm bảo mục đích giáo dục họ nhận thấy được lôi lầm đê
sửa chữa, rèn luyện thành người có ích cho xã hội, không tiếp tục phạm tội. Điều 31
BLHS năm 2015 quy định : “Hình phạt không chi nhằm trừng trị người, pháp nhân
thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc
của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại
khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh phòng chống tội phạm”. Trên cơ
sơ tổng kết công tác xét xư cùng với sự ngày càng đa đạng của hành vi phạm tội,
một số hành vi vi phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng chưa được quy
định trong BLHS hoặc sự chuyên hóa của tình hình mà hành vi của người phạm tội
khôngcòn gây nguy hiểm hoặc ít nguy hiểm cho đời sống xã hội. Do đó, BLHS năm
2015 quy định hệ thống hình phạt đối với người phạm tội gồm các hình phạt chính
và hình phạt bổ sung
1.1.2. Khái niệm áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn
Hệ thống hình phạt là tổng hợp các biện pháp cưỡng chế về hình sự nghiêm
khắc nhất của Nhà nước được quy định trong BLHS, căn cư vào mức độ nghiêm
khắc của môi loại được sắp xếp thành một danh mục cụ thê theo trình tự nhất định
từ nhẹ đến nặng (hay ngược lại) và chi do Tòa án quyết định trong bản án kết tội đối
với ngưòi đã thực hiện hành vi phạm tội. Như vậy, hệ thống hình phạt theo PLHS
Việt nam đều có các dấu hiệu: phải được xây dựng một cách khoa học, cân đối và
hợp lý, làm cho việc quy định một cách chính xác chế tài của thê đối với các tội
phạm tương ứng trong phần riêng của BLHS; việc quy định trình tự của các loại
hình phạt trong hệ thống hình phạt tương ứng với sự phân chia tội phạm thành các
nhóm nhất định trong phần chung BLHS; trong hệ thống hình phạt thê hiện tính
chất và mức độ nguy hiểm khác nhau của từng loại hình phạt tương ứng với tính
chất và mức độ cho xã hội của của các nhóm tội phạm; trong hệ thống hình phạt thê
hiện rõ được tính chất và mức độ nghiêm khắc khác nhau của từng loại hình phạt
tương ứng với tính chất và mức độ cho xã hội của các nhóm tội phạm; trong hệ


7


thống hình phạt quy định một cách cụ thê, rõ ràng, chính xác, căn cư và những điều
kiện áp dụng đối với từng loại hình phạt nói chung và những giới hạn của các loại
hình phạt tù có thời hạn nói riêng.
Theo PLHS Việt Nam, hệ thống hình phạt chia làm hai nhóm là: hình phạt
chính và hình phạt bổ sung. Căn cư chủ yếu đê phân biệt hình phạt chính với hình
phạt bổ sung là khả năng được áp dụng độc lập của loại hình phạt đối với môi tội
phạm. Về nguyên tắc, hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, môi tội
phạm chi có thê bị tuyên một hình phạt chính. Hình phạt bổ sung là hình phạt không
thê tuyên độc lập, mà chi có thê tuyên kèm theo một hình phạt chính đối với môi
loại tội phạm và được quy định cụ thê đối với loại tội phạm đó . Khác so với hình
phạt chính, hình phạt bổ sung được áp dụng không phải đối với tất cả các loại tội
phạm mà chi riêng có một số loại tội nhất định và cũng không phải hình phạt bổ
sung được áp dụng kèm theo bất kỳ loại hình phạt chính nào. Trong các loại hình
phạt, phạt tiền và trục xuất là hai loại hình phạt được quy định vừa là hình phạt
chính vừa là hình phạt bổ sung. Việc qui định các hình phạt bổ sung trong Bộ luật
Hình sự Việt Nam là một trong những yếu tố mơ ra khả năng pháp lý giúp cho việc
cá thê hoá hình phạt, bảo đảm tác động có lựa chọn đối với người phạm tội tuỳ theo
tính chất và mức độ nguy hiêm cho xã hội của tội phạm và nhân thân người phạm
tội. Nói một cách khác với chức năng hô trợ hình phạt chính, hình phạt bổ sung giúp
cho Toà án áp dụng những biện pháp xư lý triệt đê và công bằng đối với người
phạm tội, đê đạt được mục đích tối đa của hình phạt. Đối với một tội phạm Tòa án
chi được áp dụng một hình phạt chính nhưng có thê áp dụng một số hình phạt bổ
sung.
Điều 32 BLHS năm 2015 quy định đối với người phạm tội thì có hai nhóm
hình phạt chính (có 07 loại hình phạt: Cảnh cáo, phạt tiền, CTKGG, trục xuất, tù có
thời hạn, tù chung thân và tư hình) và hình phạt bổ sung (có 07 loại hình phạt: cấm

đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, quản chế, cấm
cư trú hạn chế hoặc tước một số quyền công dân, hình phạt tiền và hình phạt trục

8


xuất khi không áp dụng hai hình phạt này là hình phạt chính. BLHS không có quy
định về khái niệm “Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn” nhưng

9


vấn đề này được đưa ra trong các tài liệu khoa học pháp lý, được nhiều nhà khoa
học sư dụng và được thực tiễn thừa nhận.
Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn không được quy định
trong BLHS nhưng đã được đề cập rất nhiều trong nhiều tài liệu khoa học pháp lý
của nhiều chuyên gia pháp lý và người làm công tác áp dụng pháp luật. Quy chế
pháp lý về quyền con người, quyền công dân là tổng thê các quyền con người,
quyền công dân được ghi nhận trong các điều ước quốc tế, trong hiến pháp, các đạo
luật của quốc gia và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Khi xác lập quy chế
pháp lý về quyền con người và quyền công dân, nhà nước cần tuân theo những
nguyên tắc xuất phát từ quyền con người. Quy định các quyền công dân cần thê
hiện được các yêu cầu, đòi hỏi của nhân quyền, đó là các nguyên tắc chủ đạo, là nền
tảng, là định hướng. Xuất phát từ chủ trương không ngừng phát triên quyền con
người, Nhà nước Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
đê bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ nhất.
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, các quyền tự do về cá nhân. Xuất phát
từ quyền tự do là một khái niệm mô tả tìnhh trạng cá nhân không bị sự ép buộc, có
cơ hội đê lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí, nguyện vọng của chính mình.

Do đó, các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn là các hình phạt không
buộc người phạm tội phải cách ly ra khỏi môi trường sống bình thường, hầu như
không có sự ép buộc hoặc hạn chế nào; tuy nhiên, họ cũng phải bị tước bỏ hay hạn
chế một số quyền và lợi ích nhất định. Trên cơ sơ quy định khái niệm hình phạt và
các hình phạt đối với người phạm tội được quy định tại các Điều 30 và 32 BLHS
năm 2015 có thê đưa ra khái niệm về “ các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn” như sau: “các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn là các
hình phạt chính nằm trong HTPL được quy định trong BLHS do Tòa án quyết định
áp dụng đối với người phạm tội nhằm tước bỏ hay hạn chế một số quyền và lợi ích
nhất định của họ nhưng các hình phạt này không buộc người bị kết án phải cách ly
khỏi xã hội”

10


1.2. Đặc điểm của áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn
1.2.1. Đặc điểm của các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn
Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn xét về bản chất nó là các
hình phạt nên nó cũng mang đầy đủ các đặc điêm của hình phạt được quy định tại
Điều 30 BLHS là: biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy
định trọng Bộ luật này, do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội và nhằm tước bỏ
hoạc hạn chế quyền, lợi ích của người đó. Tuy nhiên, đê thấy được tính ưu việt, nổi
trội và chính sách khoan hồng của Nhà nước ta thì các hình phạt chính nhẹ hơn hình
phạt tù có thời hạn có những điêm riêng biệt trong sự so sánh với các hình phạt chính
là hình phạt tù có thời hạn, những điêm khác biệt đó được thê hiện như sau:
- Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn không buộc người bị
kết án phải cách ly khỏi môi trường sống bình thường, hầu như không có sự ép buộc
hoặc hạn chế nào; tuy nhiên, họ cũng phải bị tước bỏ hay hạn chế một số quyền và
lợi ích nhất định. Có một số người sau khi thi hành án phạt tù xong họ lại tiếp tục có

hành vi phạm tội mà lần phạm tội sau có thế có tính chất và mức độ của hành vi
nghiêm trọng hơn lần trước; Có một số người nếu hướng thiện thì gặp khó khăn
trong việc tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, đối với một số tội phạm mà tính chất,
mức độ và hành vi nguy hiểm là ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, có
nơi cư trú rõ ràng, trong quá trình điều tra, xét xư đã thành khẩn khai báo, ăn năn
hối lôi, đã tự nguyện khắc phục toàn bộ hay phần lớn hậu quả do hành vi phạm tội
của mình gây ra thì không cần thiết phải áp dụng các hình phạt tù có thời hạn, thay
vào đó có thê áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn đê họ
được cải tạo trong môi trường xã hội bình thường dưới sự giám sát, giúp đỡ của gia
đình, cơ quan nhà nước, tổ chức nơi họ sinh sống, làm việc đê họ thấy được sự
khoan hồng của pháp luật cố gắng khắc phục sửa chữa đê trơ thành người có ích
cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm
tội có mức độ nghiêm khắc thấp hơn so với các hình phạt chính là hình phạt tù có

11


thời hạn. Theo hệ thống PLHS hiện hành thì các hình phạt được quy định trong
LHS, được sắp xếp theo một trật tự nhất định (từ nhẹ đến nặng hoặc ngược lại) tùy
thuộc vào tính nghiêm khắc của môi loại hình phạt quy định. Theo quy định tại
Điều 32 BLHS năm 2015 cho thấy trật tự xắp xếp của HTHP được phân chia theo
thang bậc từ nhẹ nhất đến nặng nhất ( từ cảnh cáo – tư hình). Theo đó, cảnh cáo là
loại hình phạt nhẹ nhất, ít nghiêm khắc nhất trong các hình phạt chính và được xắp
xếp đứng vị trí đầu tiên trong điều luật; tiếp đến là thư tự của các hình phạt: Phạt
tiền, cải tạo không giam giư và trục xuất. Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù
có thời hạn tuy có mức độ ít nghiêm khắc hơn đối với các hình phạt chính là hình
phạt tù có thời hạn, đảm bảo các quyền cơ bản của con người nhưng người phạm tội
và bị kết án cũng phải bị tước bỏ hoặc hạn chế hoặc một số quyền nhất định theo
quy định của pháp luật. Ví dụ: Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ

thống hình phạt, hầu như không có bị hạn những quyền lợi về nhân thân và quyền
lợi về tài sản … của người bị kết án nhưng cảnh cáo là sự lên án, khiên trách công
khai của Nhà nước đối với tội phạm và người phạm tội; biện pháp răn đe, trừng trị
đối với họ thì Nhà nước phải gây cho một số tổn thất nhất định về mặt tinh thần đê
họ thấy được hậu quả mà mình phải gánh chịu do đã thực hiện hành vi phạm tội
hoặc Nhà nước hạn chế một số quyền, lợi ích hợp pháp về tinh thần và vật chất của
người phạm tội như hình phạt cải tạo không giam giư và giao cho họ cho “cơ quan,
tổ chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó
thường trú, giám sát, giáo dục” và gia đình người đó có trách nhiệm phối hợp cùng
với chính quyền địa phương cấp xã trong việc giáo dục người phạm tội; đồng thời
trong thời gian chấp hành án họ có thê bị khấu trừ một phần thu nhập hàng tháng từ
5% đến 20% đê sung công quỹ nhà nước. Hình phạt tiền và hình phạt trục xuất là
hai hình thức phạt có thê được áp dụng khi là hình phạt chính, khi là hình phạt bổ
sung. Xét vê nội dung và giá trị các tác động của hình phạt, phạt tiền tước bỏ một số
quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến kinh tế (tình hình tài sản) của
họ và thông qua đó nhằm đạt những mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa
chung của hình phạt, mức phạt tiền được áp dụng tùy theo mức độ nguy hiểm của

12


hành vi mà họ gây ra, đồng thời có xem xét đến tình hình tài sản của người phạm tội
và sự biến động cuả giá nhưng tối thiêu không được thấp hơn 1.000.000đồng; còn
hình phạt trục xuất là buộc người nước ngoài phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam. Còn đối với hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn là” buộc
người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sơ giam giư trong một thời hạn nhất
định”. Đối với hình phạt tù không thời hạn thì được áp dụng đối với người phạm tội
đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xư phạt tư hình. Hình phạt tư hình
chi được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong
nhóm các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người,…

tuy nhiên, trong một số trường hợp người bị kết án hình phạt tư hình cũng được ân
giảm và hình phạt tư hình được chuyên thành tù chung thân. Từ mức độ nghiêm
khắc của từng loại hình phạt cụ thê đã được phân tích trên cho thấy đối với các hình
phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn đảm bảo tốt hơn quyền con người,
quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, đồng thời cũng phù
hợp với xu thế chung của thế giới là tiến đến xóa bỏ hình phạt tư hình, mơ rộng
phạm vi áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn, phù hợp với
định hướng yêu cầu cải cách tư pháp được Nghị quyết 49-NQ/TW đặt ra nhiều yêu
cầu đối với việc hoàn thiện, đổi mới chính sách hình sự như: giảm hình phạt tù, mơ
rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giư đối với một số loại
tội phạm, quy định là tội phạm đối với những hành vi nguy hiêm cho xã hội mới
xuất hiện trong quá trình phát triên kinh tế xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập
quốc tế v. v..
- Điều kiện áp dụng các hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn được quy
định khá chặt chẽ: Việc áp dụng các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời
hạn được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và xem xét
đến các tình tiết: phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, có nhân
thân tốt, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng, phạm tội nhưng không gây
thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn, đã tự nguyện bồi thường hoặc tác động người
thân trong gia đình bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội

13


của mình gây ra,… Đó là những tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều
51 BLHS năm 2015. Theo đó, chi có những trường hợp phạm tội mà người thực
hiện tội phạm có các điều kiện nêu trên thì mới được áp dụng các hình phạt nhẹ hơn
hình phạt tù có thời hạn. Điều đó cho thấy tính chặt chẽ và cá thê hóa TNHS trong
PLHS hiện hành.
- Chủ thê thi hành các phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn rất đa

dạng: Nếu việc thi hành các hình phạt chính là hình phạt tù có thời hạn được giao
cho một cơ quan chuyên trách thực hiện thì việc thi hành các hình phạt chính nhẹ
hơn hình phạt tù có thời hạn không phải là cơ quan chuyên trách về công tác thi
hành án hình sự mà được giao cho nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau nơi người bị
kết án cư trú, làm việc kết hợp với gia đình tham gia vào việc cải tạo, giáo dục
người phạm tội như: chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi
người bị kết án cư trú hoặc làm việc, cơ quan THADS (đối với hình phạt tiền) hoặc
ngay cả là HĐXX (đối với hành phạt cảnh cáo)…
2.2.2. Các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về hình phạt không
tước tự do
2.2.2.1. Quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cảnh cáo
- Khái niệm cảnh cáo:
Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất, ít nghiêm khắc nhất trong các hình phạt
chính nói chung và các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nói riêng
và được xếp vị trí đầu tiên trong hệ thống các loại hình phạt . Theo Điều 34 BLHS
năm 2015 quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt”. Cảnh
cáo là hình phạt khiên trách công khai của Nhà nước do Tòa án tuyên đối với người
bị kết án. Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất vì nó không tước bỏ hoặc hạn chế bất cư
quyền lợi nào của người bị kết án mà chi chịu tổn thất về tinh thần. Hình phạt cảnh
cáo chi được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
- Chi được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng được quy định tại
khoản 1 Điều 9 BLHS: “là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội

14


không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”. Tuy nhiên,
quy định ơ phần chung của BLHS lại không phù hợp với phần các tội phạm cụ thê

làm cho công tác áp dụng pháp luật của các cơ quan và người tiến hành tố tụng gặp
rất nhiều khó khăn vướng mắc và cũng là một phần làm cho việc áp dụng các hình
phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn rất ít được áp dụng trong thực tiễn. Ví
dụ: tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có
công nuôi dưỡng minh (Điều 185) , khoản 1 điều này quy định mức hình phạt từ
cảnh cáo, phạt CTKGG hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; khoản 2 của điều luật
lại quy định khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù. Như vậy, các tội này vừa là tội
phạm ít nghiêm trọng và vừa là tội phạm nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1
Điều 9 BLHS.
- Tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện “chưa đến mức miễn trách
nhiệm hình sự”. Quy định này chưa phù hợp làm cho các cơ quan và người tiến
hành tố tụng không phân biệt được ranh giới giữa “căn cư miễn trách nhiệm hình
sự” được quy định tại Điều 29 BLHS năm 2015 và phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng nhưng cũng chưa có bất cư văn bản nào
hướng dẫn làm cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng lúng túng và không đưa
ra được phán quyết miễn trách nhiệm hình sự cho người đã có hành vi phạm tội.
- Hình phạt cũng được áp dụng đối với một số tội phạm mà điều luật không
quy định mức hình phạt cảnh cáo nhưng Tòa án được áp dụng Điều 54 BLHS đê
chuyên khung hình phạt được quy định tại khoản 1 và 2 điều này, trong trường hợp
có các điều kiên được quy định tại khoản 1 và 2 nhưng khung hình phạt đó là nhẹ
nhất, “thì Tòa án có thê quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn” và lý do phải được ghi rõ trong bản án.
- Hậu quả pháp lý của hình phạt: cảnh cáo là khiên trách, lên án công khai của
Nhà nước đối với người phạm tội, gây ra cho họ những tổn hại nhất định về mặt
tinh thần. Theo quy định tại Điều 70 BLHS thì người áp dụng các hình phạt chính
nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn được đương nhiên xóa án sau 01 năm kê từ ngày

15



chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản
án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn này. Đối với người từ
đủ 16 đến dưới 18 tuổi thì thời hạn được xóa án tích sau 06 tháng kê từ ngày chấp
hành xong hình phạt và không thực hiện hành vi phạm tội mới
- Thê thức thi hành: Do cảnh cáo là khiên trách, lên án công khai của Nhà
nước đối với người phạm tội nên cơ chế thi hành án cảnh cáo không giống như cơ
chế thi hành các hình phạt khác. Các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời
hạn khác chi được đưa ra thi hành khi bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng hình
phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa và do HĐXX tuyên án. Điều 363
BLHS hiện hành quy định hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa là
phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật THAHS. Tuy nhiên, BLTTHS lại
quy định Tòa án tuyên hình phạt cảnh cáo buộc phải có mặt của người phạm tội,
trong trường hợp người phạm tội vắng mặt vì điều kiện khách quan, bất khả kháng
thì Tòa án có được tuyên hình phạt này tại phiên tòa hay không? Thực tiễn vướng
mắc cho đến nay vẫn chưa có văn bản dưới luật nào hướng dẫn.
2.2.2.2. Quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt tiền là hình phạt chính
- Khái niệm hình phạt tiền:
BLHS năm 2015 chưa đưa ra khái niệm hình phạt tiền. Theo quy định tại
Điều 35 BLHS năm 2015 có thê đưa ra khái niệm “phạt tiền là hình phạt có tính
chất kinh tế, nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp
một khoản tiền . Như vậy, sự tước bỏ một số quyền, lợi ích của người phạm tội đối
với loại hình phạt này là tước đoạt một khoản tiền nhất định của người phạm tội, tự
tước một phần lợi ích vật chất này cũng thê hiện được tính nghiêm khắc của hình
phạt và tương xứng với hành vi phạm tội, đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng
xã hội, phù hợp với tính thần trong các Nghị quyết của Bộ chính trị về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số 48/NQ-TW và Nghị quyết số
49/NQ-TW) Đảng ta khẳng định: “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện
trong việc xư lý người phạm tội. Giảm hình phạt tù, mơ rộng hình phạt tiền, hình
phạt cải tạo không giam giư đối với một số loại tội phạm”. BLHS năm 2015 đã mơ


16


rộng cả về tội phạm và hình phạt tiền, cụ thê được quy định tại Điều 35 BLHS thì
Tòa án được áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng và rất nghiêm trọng.
-

Hình phạt tiền được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau:

Theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 35 BLHS năm 2015 thì phạt tiền được
áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp: “người phạm tội ít nghiêm
trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định” và “người phạm tội rất
nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, công cộng, an toàn
công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định”nhưng phải xem xét
đến tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, đến nhân thân của người phạm tội,
tình tiết tăng năng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xem xét đến tình hình tài sản và
khả năng thu nhập của người phạm tội và biến động về giá là đảm bảo tính khả thi
của hình phạt và khả năng chấp hành án của người bị kết án, thông thường Tòa án
tuyên người phạm tội phải nộp tiền một lần và ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp
luật . Nếu họ không có tài sản, không có khả năng tài chính thì hình phạt này có ưu
điêm vượt trội đến đâu, có thê hiện được tính khoan hồng của chính sách hình sự thì
cũng không có tính khả thi và làm cho các cơ quan thi hành án hình sự khó có thê thi
hành bản án và người bị kết án cũng không thê nào tự nguyện thi hành bản án, như
vậy ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị kết án và của cả gia đình họ và thời gian
được xóa án tích của họ bị kéo dài hơn, không đảm bảo được quyền và lợi ích của
họ.
Mức phạt tiền tối thiêu không được thấp hơn 1.000.000đồng (khoản 3 Điều
35), mức tối đa được quy định tại các điều luật quy định đối với mỗi loại tội phạm
cụ thê . Đối với người có hành vi phạm tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phải “có thu

nhập hoặc có tài sản riêng” và mức phạt tiền đối với họ “không quá ½ mức tiền
phạt mà điều luật quy định” (Điều 99). Điều đó cũng thê hiện chính sách khoan
hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Về thể thức thi hành: cũng như các hình phạt khác trong HTHP của PLHS
thì hình phạt tiền được thi hành ngay sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp

17


luật và cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan thi hành án hình phạt này (khoản 1
Điều 36 Luật THADS) có trách nhiệm thi hành đê thu tiền phạt của người bị kết án
nộp vào ngân hàng nhà nước.
- Hậu quả pháp lý của hình phạt tiền: phạt tiền là hình phạt có tính chất kinh
tế, nhằm vào tài sản của người phạm tội, buộc người phạm tội phải nộp một khoản
tiền . Như vậy, hậu quả của hình phạt là tước đoạt một khoản tiền nhất định của
người phạm tội. Theo quy định tại Điều 70 BLHS thì người bị phạt tiền (từ đủ 18
tuổi trơ lên) được xóa án tích sau 01 năm kê từ ngày chấp hành xong hình phạt
chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án và không thực hiện
hành vi phạm tội mới trong thời hạn này. Đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
thì thời hạn được xóa án tích sau 06 tháng kê từ ngày chấp hành xong hình phạt và
không thực hiện hành vi phạm tội mới
- Chủ thê thi hành: chủ thê thi hành án đối với hình phạt tiền có sự khác biệt
hon so với các hình phạt khác. Cơ quan thi hành án đối với loại hình phạt này lại là
cơ quan thi hành án dân sự mà không phụ thuộc vào hình phạt tiền được áp dụng là
hình phạt chính hay hình phạt bổ sung. Điều 36 Luật THADS quy định về thẩm
quyền ra quyết định thi hành đối với phần bản án là hình phạt tiền thuộc về Thủ
trương cơ quan thi hành án dân sự.
2.2.2.3. Quy định của BLHS năm 2015 về hình phạt cải tạo không giam giữ
- Khái niệm hình phạt cải tạo không giam giữ:
Cải tạo không giam giư là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít

nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do BLHS quy định, hình phạt cải tạo
không giam giư khác với hình phạt tù có thời hạn ơ chô hình phạt cải tạo không
giam giư không buộc người bị kết án phải cách ly họ ra khỏi môi trường sống bình
thường, nơi trước khi phạm tội họ sống, công tác mà vẫn đê họ tham gia lao động,
học tập và sinh hoạt có tổ chức và kỷ luật trong môi trường sống thích hợp “Tòa án
giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc, học tập hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia
đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức hoặc UBND cấp

18


xã trong việc giám sát, giáo dục người đó” (khoản 2 Điều 36). Trong hệ thống hình
phạt, cải tạo không giam giư là hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù nhưng nặng
hơn hình phạt tiền và cảnh cáo.Việc quy định hình phạt này trong hệ thống hình
phạt tạo điều kiện cho Tòa án có thê lựa chọn và áp dụng đối với những trường hợp
phạm tội mà nếu áp dụng hình phạt cảnh cáo hoặc hình phạt tiền thì chưa đủ
nghiêm khắc nhưng nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì lại quá nghiêm khắc và
không cần thiết trong khi người phạm tội hoàn toàn có khả năng tự cải tạo, không
cần cách ly họ khỏi xã hội [44, tr.280-281].
- Cải tại không giam giư chi được áp dụng khi đủ các điều kiện sau: Người bị
kết án về tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, phạm tội lần đầu, có thái độ
thật thà khai báo, ăn năn hối cải, có nhân thân tốt, phải có nơi làm việc ổn định hoặc
nơi thường trú rõ ràng mà xét thấy không cần thiết cách lý họ khỏi xã hội mà vẫn
đảm bảo được mục đích của hình phạt thì Tòa án mới áp dụng hình phạt cải tạo
không giam giữ.
Người bị kết án cải tạo không giam giư phải chấp hành tốt các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia lao động, học tập,
cải tạo, sinh hoạt tập thê, không vi phạm kỷ luật. Nếu người bị kết án di chuyên chổ
ơ hoặc làm việc thì phải báo cáo với Tòa án, với cơ quan, tổ chức đang giám sát,

giáo dục biết.
- Về thể thức và chủ thể thi hành: cũng như các hình phạt khác trong HTHP
của PLHS thì hình phạt cải tạo không giam giư được thi hành ngay trong thời hạn
07 ngày kê từ ngày bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật và Chánh án Tòa án xét
xư sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc quyết định ủy thác cho Tòa án khác
ra quyết định thi hành án. Như vậy, “Thẩm quyền ra quyết định thi hành án phạt
cải tạo không giam giữ thuộc về Chánh án Tòa án xét xử sơ thẩm hoặc Chánh án
Tòa án được ủy thác” (điều 72 Luật THAHS). “Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an
cấp huyện có nhiệm vụ triệu tập người phải chấp hành án đến cơ quan thi hành án
để ấn định thời gian người chấp án có mặt tại trụ sở UBND cấp xã” (điều 73 Luật

19


×