Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ NHU cầu GIÁO dục sức KHỎE của NGƯỜI BỆNH tại KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN đại học y hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.85 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC LINH

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC LINH

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA KHÁM BỆNH
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Chuyên ngành: Y học gia đình
Mã số: 8729001


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Lê Thu Hòa

HÀ NỘI – 2018


CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ACSI

Chỉ số về sự hài lòng của khách hàng Mỹ

BHYT

Bảo hiểm Y tế

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSSKBĐ

Chăm sóc sức khỏe

CXK

Cơ xương khớp

GDSK


Giáo dục sức khỏe

NVYT

Nhân viên y tế

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Định nghĩa của sức khỏe và giáo dục sức khỏe.....................................3
1.1.1. Các định nghĩa về sức khỏe..............................................................3
1.1.2. Giáo dục sức khỏe và mục tiêu của giáo dục sức khỏe.....................4
1.1.3. Vai trò của GDSK trong công tác CSSK...........................................9
1.2. Khái niệm về nhu cầu, nhu cầu sức khỏe.............................................11
1.2.1. Khái niệm về nhu cầu......................................................................11
1.2.2. Nhu cầu sức khỏe và các dạng nhu cầu sức khỏe...........................11
1.3. Sự hài lòng của người bệnh..................................................................14
1.3.1. Định nghĩa.......................................................................................14
1.3.2. Khung lý thuyết xác định chỉ số hài lòng của người bệnh..............15
1.4. Tình hình các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề
giáo dục sức khỏe.................................................................................17
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................17
1.4.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam............................................................21
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........24

2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................24
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................24
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................24
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................24
2.2.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................25
2.2.4. Địa bàn nghiên cứu.........................................................................25
2.2.5. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin...................................25
2.2.7. Các biến số, chỉ số...........................................................................25


2.7. Sai số....................................................................................................28
2.7.1. Những sai số có thể gặp trong nghiên cứu......................................28
2.7.2. Cách khắc phục...............................................................................28
2.8. Quản lý và phân tích dữ liệu................................................................28
2.3. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................28
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................30
3.1.1 Đặc điểm về nhân khẩu....................................................................30
3.1.2. Thông tin về hoàn cảnh khám bệnh................................................31
3.2. Nhu cầu giáo dục sức khỏe của người bệnh.........................................32
3.2.1. Các mong muốn về thông tin của người bệnh khi đến khám bệnh.32
3.2.2. Chất lượng cảm nhận của người bệnh với việc GDSK...................33
3.2.3. Nhu cầu về các phương tiện và thông tin về sức khỏe của người bệnh....33
3.3. Sự hài lòng của người bệnh khi được GDSK và các yếu tố liên quan............34
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................36
4.1. Nhu cầu giáo dục sức khỏe của bệnh nhân..........................................36
4.2. Sự hài lòng của bệnh nhân khi được giáo dục súc khỏe......................36
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................36

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Các biến số và chỉ số nghiên cứu................................................25

Bảng 3.1.

Các đặc điểm về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu........30

Bảng 3.2.

Đặc điểm về tiền sử bệnh và thời gian mắc bệnh trung bình theo
giới (t).........................................................................................31

Bảng 3.3.

Các thông tin người bệnh mong muốn ở mỗi lần khám bệnh.....32

Bảng 3.4.

Chất lượng cảm nhận của người bệnh với việc GDSK..............33

Bảng 3.5.


Nguồn thông tin bệnh nhân tìm kiếm trước khi đến gặp bác sỹ:34

Bảng 3.6.

Sự hài lòng của người bệnh........................................................34

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh.........................................31
Biểu đồ 3.2. Lý do đến khám của người bệnh..............................................32
Biểu đồ 3.3. Các phương pháp bệnh nhân mong muốn nhân được thông tin
sức khỏe...................................................................................33
Biểu đồ 3.4. Các vấn đề bệnh nhân phàn nàn...............................................35


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục sức khỏe (GDSK) có vai trò quan trọng trong công tác chăm
sóc sức khỏe (CSSK) cộng đồng vì thế đã được Tổ chức y tế Thế giới
(TCYTTG) xếp là nội dung số một trong các nội dung về Chăm sóc sức khỏe
ban đầu (CSSKBĐ) [6], [40]. Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của
GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan
tâm đến hoạt động GDSK. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm
2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục
sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới [1]. Giáo dục
sức khỏe góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi
người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp
sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với

sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong CSSK [5].
Hiện nay ở nước ta hệ thống GDSK đã được hình thành từ tuyến trung
ương đến tuyến cơ sở. Việc giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân ở tại các bệnh
viện đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là thời gian người bệnh dễ bị tổn thương
nhất, cần đến sự quan tâm của nhân viên y tế nhất. Tư vấn, giáo dục sức khỏe
cho người bệnh trong bệnh viện được quy định tại Điều 4, thông tư 07/2011/TTBYT về hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh
viện. Quy định này nêu rõ bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư
vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp và người bệnh nằm viện được điều
dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tụ chăm sóc,
theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện. Tuy nhiên,
người bệnh nằm viện nội trú được có thời gian tiếp xúc với nhân viên y tế dài
hơn, các vấn đề quan tâm của mình về sức khỏe sẽ được giải đáp ở bất cứ thời


2

gian nào so với người bệnh đến khám bệnh. Các vấn đề sức khỏe mỗi khi gặp
phải sẽ được giải quyết như thế nào, nhu cầu được tư vấn sức khỏe của họ ra
sao? Thực trạng việc giáo dục sức khỏe trong thời gian khám bệnh cho mỗi
người bệnh liệu đã đáp ứng được nhu cầu của họ hay chưa? Mức độ hài lòng
của người bệnh khi được GDSK như thế nào? Đấy là các câu hỏi cần được trả
lời. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá nhu cầu giáo dục
sức khỏe của người bệnh tại khoa khám bệnh bệnh viện Đại học Y Hà
Nội”. Nghiên cứu này tìm hiểu những khía cạnh thực tế hiện nay liên quan đến
nhu cầu GDSK tại bệnh viện và đề xuất các giải pháp để giải quyết nhu cầu đó
với mong muốn đẩy mạnh hoạt động GDSK tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội,
góp phần tích cực nâng cao sức khỏe người bệnh cũng như sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả nhu cầu GDSK của người bệnh tại Khoa Khám bệnh, bệnh

viện Đại học Y Hà Nội.
2. Mô tả sự hài lòng của người bệnh khi được GDSK tại Khoa Khám
bệnh, bệnh viện Đại học Y Hà Nội.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa của sức khỏe và GDSK
1.1.1. Các định nghĩa về sức khỏe
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong sự
phát triển của mỗi cá nhân và là bộ phận trong toàn bộ quá trình phát triển xã
hội. Theo tổ chức Y tế thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không bao gồm tình trạng có bệnh hay không
có bệnh [1]. Định nghĩa này phản ánh sức khoẻ trong mối liên hệ với nhiều
yếu tố khác nhau như các điều kiện của cá nhân về thể chất, xã hội, tâm lý và
cảm xúc; các yếu tố môi trường và văn hoá . Tuy nhiên, định nghĩa này đang là
chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt là do thiếu giá trị của hoạt động và
vấn đề được tạo ra bởi từ “toàn diện”, nên đây vẫn là còn là vấn đề tranh cãi
kéo dài [2].
Năm 1978, tại Hội nghị Quốc tế về Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu, Tổ
chức Y Tế Thế Giới ra tuyên ngôn Alma Ata, trong đó tái khẳng định mạnh
mẽ rằng: “Sức khoẻ, là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm
thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật, là
một quyền cơ bản của con người và khẳng định rằng việc đạt được sức khoẻ ở
mức độ cao nhất có thể được là một mục tiêu quan trọng nhất có tính toàn cầu
mà việc thực hiện điều này đòi hỏi sự hành động của các ngành kinh tế và xã
hội khác bên cạnh ngành y tế”. Mục tiêu của Hội nghị Alma Ata là đến năm
2000 tất cả mọi người phải đạt được mức độ sức khoẻ cho phép họ sống một

cuộc sống hữu ích về mặt kinh tế và xã hội. Tuyên ngôn Alma-Ata cũng đã
kêu gọi các quốc gia thực hiện chiến lược “Sức khoẻ cho mọi người” (“Health
for All”) để đạt được mục tiêu này [3].


4

Qua hội nghị quốc tế của TCYTTG về Nâng cao sức khoẻ năm 1986,
Hiến chương Ottawa qui định:“Sức khoẻ là một nguồn lực cho cuộc sống
hàng ngày, không phải là mục tiêu của cuộc sống. Sức khoẻ là một khái niệm
tích cực nhấn mạnh vào các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khả năng
về thể chất” [4].
Ở Việt Nam, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “khí
huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ”[5]. Có thể thấy rằng
khái niệm về sức khỏe của Bác đưa ra khá tương đồng với định nghĩa về sức
khỏe của tổ chức Y tế thế giới, đó là đều phải thể hiện tình trạng thoải mái cả
về phương diện thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, các định nghĩa về sức
khỏe, từ những khái niệm quy ước của người dân trong một vùng, lãnh thổ
nói với nhau cho đến những quy ước và khái niệm chính thức và được cả thế
giới coi là chuẩn chung như của TCYTTG hay tuyên ngôn Alma-Ata, đều tập
trung về các mảng chính bao gồm: trạng thái hoàn toàn thoải mái, sức khỏe
thể chất, sức khỏe tinh thần và bệnh tật.
1.1.2. Giáo dục sức khỏe và mục tiêu của giáo dục sức khỏe
1.1.2.1. Định nghĩa giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
Giáo dục là cơ sở của tất cả các quá trình học tập. Theo từ điển tiếng Việt
(tác giả Bùi Như Ý), giáo dục là sự tác động có hệ thống đến sự phát triển tinh
thấn, thể chất của con người để họ đân dần có được phẩm chất và năng lực như
yêu cầu đặt ra. GDSK giống như giáo dục nói chung, là hoạt động mang tính
xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý để thông tin và gây tác động đến
quyết định của mỗi cá nhân và cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe (NCSK),

bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe
của họ và từ đó lựa chọn được cách giải quyết vấn đề thích hợp [6].
Theo WHO, GDSK là một phần của CSSK và quan tâm tới các hành vi
sức khỏe [7]. Các hành vi của con người có thể là nguyên nhân chính gây ra


5

các vấn đề về sức khỏe nhưng nó cũng có thể dựa vào đó để giải quyết vấn đề
sức khỏe. Bằng cách thay đổi hành vi, người bệnh có thể giải quyết và dự
phòng các vấn đề sức khỏe của họ. Thông qua GDSK, nhân viên y tế sẽ giúp
người bệnh nhận ra hành vi của họ và cách ảnh hưởng đến sức khỏe như thế
nào, sau đó sẽ khuyến khích mọi người có lựa chọn riêng cho bản thân cho
một cuộc sống khỏe mạnh mà không thúc ép người bệnh phải bắt buộc thay
đổi. GDSK không thay đổi được các dịch vụ sức khỏe khác, nhưng nó cần
được sử dụng ưu tiên hơn các dịch vụ khác. Lấy một ví dụ về vấn đề tiêm
chủng: các nhà khoa học tạo ra nhiều loại vaccin để phòng ngừa nhiều bệnh
tật, tuy nhiên là mục đích không thể đạt được nếu như mọi người không nhận
được những mũi tiêm này. Nhờ giáo dục người bệnh về lợi ích của tiêm chủng
trước khi thực hiện các dịch vụ khác để tiêm chủng đạt được những thành tựu
như hiện nay.
GDSK là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài, nó tác động
đến ba lĩnh vực của đối tượng được GDSK: kiến thức của đối tượng về vấn đề
sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay
hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe, bệnh tật [12],
[14].Như vậy: GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được
giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận
ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng
nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh
tật sức khỏe.

Thuật ngữ “ Nâng cao sức khỏe” được sử dụng ngày càng rộng rãi do
sự chú ý vào nhu cầu cả GDSK và các hành động khác trong đó có các hành
động chính trị ảnh hưởng đến sức khỏe. Tại cuộc họp ở Canada năm 1986,
TCYTTG đã đưa ra tuyên ngôn Ottawa về nâng cao sức khỏe. Tuyên ngôn đã
chỉ ra rằng: “Nâng cao sức khỏe là quá trình giúp mọi người có đủ khả năng


6

kiểm soát toàn bộ sức khỏe và tăng cường sức khỏe của họ. Để đạt được tình
trạng hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, các cá nhân hay
nhóm phải có khả năng xác định và hiểu biết các vấn đề sức khỏe của mình và
biến những hiểu biết thành hành động để đối phó được với những thay đổi của
môi trường tác động đến sức khỏe” [4].
GDSK là một bộ phận quan trọng nhất của NCSK và bao gồm sự kết
hợp các yếu tố để thúc đẩy áp dụng các hành vi NCSK, giúp mọi người đưa ra
các quyết định về sức khỏe của họ và thu được các kĩ năng và sự tự tin cần
thiết để thực hành các quyết định chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. GDSK tác
động đến nhiều hoạt động của NCSK. Có thể tóm tắt mối liên quan giữa
GDSK và NCSK như sơ đồ dưới đây:
Xây dựng chính sách
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
GDSK

Tạo môi trường hỗ trợ sức khỏe

NCSK

Nâng cao hành động
Phát triển kỹ năng cá nhân

Định hướng dịch vụ CSSK
Sơ đồ 1.1. Mối liên quan GDSK và NCSK
1.1.2.2. Vị trí của giáo dục sức khỏe trong CSSKBĐ
GDSK được xếp là nội dung số một trong các nội dung CSSKBĐ mà
hội nghị Alma Ata năm 1978 về CSSKBĐ đã nêu ra. Nhiều tài liệu của
TCYTTG đã đề cập đến vai trò quan trọng của GDSK trong CSSKBĐ [6, 8].
Chăm sóc sức khỏe ban đầu được định nghĩa theo cách mà nó thực hiện để đạt
được mục tiêu sức khỏe cho tất cả mọi người. Mục tiêu này nếu muốn hoàn
thành cần phải có sự làm việc cùng nhau một cách có hiệu quả của người


7

cung cấp dịch vụ sức khỏe và chính bản thân người bệnh [7]. CSSKBĐ tìm
kiếm sự đáp ứng các nhu cầu sức khỏe thiết yếu cho càng nhiều người càng
tốt, với một mức giá thấp nhất có thể. Nó bao gồm các công việc trong các
trung tâm sức khỏe, phòng khám, nơi cấp phát thuốc, các bệnh viện cho từng
cộng đồng dân cư. Nhưng nó cũng bao gồm những gì mà từng cá nhân và gia
đình của họ có thể làm được. Giáo dục sức khỏe và truyền thông đặc biệt
quan trọng trong nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, nó đóng vai trò
như là một yếu tố trọng tâm. Thực tế rằng, cá nhân và gia đình chứ không
phải là các bác sỹ hay các người cung cấp dịch vụ sức khỏe khác đưa ra các
quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Các bà mẹ quyết định
các thức ăn đến gia đình của họ và cách chế biến như thế nào. Gia đình thì
quyết định khi nào đến gặp bác sỹ hoặc phòng khám, khám chữa bệnh ở đâu
và có hay không theo các chỉ dẫn nhận được từ nhân viên y tế. Để có được
các quyết định đúng đắn về chăm sóc sức khỏe mỗi người cần có hiểu biết
nhất định về sức khỏe và bệnh tật. Vì vậy, đẩy manh công tác GDSK là biện
pháp quan trọng giúp mọi người dân nâng cao kiến thức về chăm sóc sức
khỏe, phòng chống bệnh tật, tai nạn, từ đó có cách nhìn nhận vấn đề sức khỏe,

bệnh tật đúng mực và chủ động hành động đúng đắn vì sức khỏe của chính
mình và của những người khác,
1.1.2.3. Các mục tiêu của giáo dục sức khỏe và cách để đạt mục tiêu
Các mục tiêu chính của GDSK cho người bệnh là nhằm mục tiêu giúp
họ: (1) nhận ra được các vấn đề sức khỏe của bản thân, xác định nhu cầu;(2)
hiểu được là họ có thể làm gì với những vấn đề sức khỏe như thế với những
nguồn lực sẵn có kết hợp với sự giúp đỡ từ bên ngoài;(3) quyết định các hành
động phù hợp để nâng cao sức khỏe cho bản thân và cho cộng đồng [7].
Giáo dục sức khỏe chính là quá trình dạy học có mối quan hệ qua lại 2
chiều. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác
động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe và đối tượng


8

được giáo dục sức khỏe. Ở đây vai trò của GDSK là tạo những hoàn cảnh
thuận lợi cho mọi người tự giáo dục mình, biến quá trình giáo dục thành quá
trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người bệnh (đối
tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của
người dạy. Người làm công tác GDSK không chỉ dạy cho người bệnh của
mình mà còn học từ người bệnh của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn
đề hết sức quan trọng mà người làm công tác GDSK cần phải hết sức coi
trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các
chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của
cộng đồng.
Nhân viên y tế có thể thành công trong việc GDSK nhờ các cách sau:
- Nói chuyện với người bệnh và lắng nghe vấn đề của họ.
- Đưa ra các hành vi hoặc hành động có thể là nguyên nhân gây bệnh,
là cách điều trị hoặc là dự phòng các vấn đề này.
- Tìm ra nguyên nhân của các hành vi này: niềm tin, ý tưởng của bạn

bè, thiếu tiền hoặc những vấn đề khác.
- Giúp người bệnh nhìn thấy được nguyên nhân của các hành động này
và các vấn đề sức khỏe.
- Yêu cầu người bệnh đưa ra các ý kiến của mình để giải quyết các vấn
đề này.
- Giúp người bệnh giải thích được các ý tưởng đó để họ biết được
những gì là cần thiết và cách đơn giản nhất để thực hiện.
- Khuyến khích mọi người lựa chọn các ý tưởng mà phù hợp nhất cho
bản thân tùy từng tình huống cụ thể.
Giáo dục sức khỏe không đồng nghĩa với thông tin sức khỏe. Thông tin
chính xác chắc chắn là một phần cơ bản của GDSK, nhưng GDSK phải cần
đề cập đến các yếu tố khác như ảnh hưởng của các hành vi cũng như là sự sẵn
có của các nguồn lực, hiệu quả của các lãnh đạo địa phương, sự hỗ trợ xã hội


9

từ các thành viên trong gia đình, kĩ năng tự giải quyết các vấn đề. Vì vậy,
GDSK cần sử dụng nhiều cách thức để giúp người bệnh trong từng tình huống
và lựa chọn các hành động phù hợp để cải thiện sức khỏe của mình [7].
1.1.3. Vai trò của GDSK trong công tác CSSK
Để đẩy mạnh công tác CSSK nói chung và CSSKBĐ nói riêng có thể lựa
chọn hai giải pháp, giải pháp thứ nhất là đầu tư cho đào tạo nhiều loại hình cán
bộ y tế để mở rộng thực hiện các nhiệm vụ CSSK cho nhân dân; giải pháp thứ
hai là cung cấp các kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết để mọi người có thể
tự CSSK cho mình, cho gia đình và cho cộng đồng. Thực tế cho thấy các cá
nhân, gia đình và cộng đồng đưa ra hầu hết các quyết định CSSK cho họ chứ
không phải cán bộ y tế. Chính vì vậy, giải pháp thứ hai mang tính khả thi cao,
được nhiều người ủng hộ vì giá thành đầu tư thường thấp và được nhân dân
chấp nhận. Lựa chọn giải pháp thứ hai có nghĩa là phải đẩy mạnh các hoạt động

GDSK vì GDSK là quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu và chọn
được cách giải quyết thích hợp nhất vấn đề sức khỏe của họ [9], [6],[7].
GDSK là một quá trình cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu
dài, kết hợp nhiều phương pháp. Hoạt động GDSK không phải chỉ đơn thuần là
phát đi các thông tin hay thông điệp về sức khỏe, hay cung cấp thật nhiều thông
tin về sức khỏe cho mọi người, mà là quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch vào con người nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và cách thực hành của
mỗi người nhằm NCSK cho họ và cho cả cộng đồng. Hoạt động GDSK thực
chất là tạo ra môi trường hỗ trợ cho quá trình thay đổi hành vi sức khỏe của
mỗi người nhằm đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được [10].
Sự tập trung của GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm
thay đổi hành vi có hại, thực hành hành vi có lợi mang lại cuộc sống khỏe
mạnh, hữu ích cho mọi người. GDSK cũng là phương tiện hỗ trợ nhằm
phát triển ý thức con người, phát huy tính tự lực cánh sinh và chủ động phòng


10

ngừa và giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng [11].
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị
xác định rõ vai trò của GDSK trong tình hình mới: Tạo sự chuyển biến rõ rệt
về nhận thức, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác bảo
vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, trang bị kiến thức và kỹ năng để
mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây
dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói
quen có hại với sức khỏe, tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân...” [ 1 2 ] .
Nhiệm vụ của GDSK là làm cho mọi người thay đổi các hành vi sức
khỏe có hại, thực hành các hành vi, lối sống lành mạnh. Quá trình thay đổi
hành vi thường diễn ra một cách phức tạp, quá trình này chịu tác động của rất

nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, diễn ra qua nhiều giai đoạn [9], [6], [11].
Hầu hết các vấn đề sức khỏe không thể chỉ giải quyết bằng thuốc hay các
phương pháp điều trị, mà cần kết hợp với các biện pháp khác trong đó có vai
trò quan trọng của GDSK và các hoạt động tư vấn hỗ trợ thay đổi hành vi và
duy trì hành vi lành mạnh [13],[14].
Hoạt động GDSK không thay thế được các dịch vụ CSSK khác, nhưng
nó góp phần nâng cao hiệu quả của các dịch vụ CSSK khác. Đầu tư cho GDSK
chính là đầu tư có chiều sâu, lâu dài cho công tác bảo vệ và NCSK. Hoạt động
GDSK thể hiện quan điểm dự phòng trong CSSK, mang lại hiệu quả lâu dài,
bền vững vì nếu mọi người có hiểu biết và có những kỹ năng nhất định về
phòng chống bệnh tật, NCSK, họ có thể chủ động quyết định hành vi CSSK
đúng đắn. Hiện nay, rất nhiều chương trình CSSK sẽ không thể thành công
nếu không chú trọng đến vai trò của GDSK nhằm thay đổi các hành vi liên
quan đến sự tồn tại của các vấn đề sức khỏe, bệnh tật.
1.2. Khái niệm về nhu cầu, nhu cầu sức khỏe


11

1.2.1. Khái niệm về nhu cầu
Theo bách khoa toàn thư, nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người, là đòi hỏi, mong muốn, và đòi hỏi của con người về vật chất và tinh thần
để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi con người có những nhu cầu khác nhau [15].
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu.
Các sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học
thường có những định nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức
hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện
trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường
sống. Nhu cầu tối thiểu, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối, đã được lập trình

qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Aristotle đã cho rằng con người có hai loại nhu cầu chính: thể
xác và linh hồn. Sự phân loại này mang tính ước lệ lớn nhưng nó ảnh hưởng
đến tận thời nay và người ta quen với việc phân nhu cầu thành "nhu cầu vật
chất" và "nhu cầu tinh thần". Ngoài ra còn tồn tại nhiều kiểu phân loại khác
dựa trên những đặc điểm hay tiêu chí nhất định. Phân loại Maslow chia cấu
trúc nhu cầu cá nhân thành 5 mức độ từ thấp đến cao: sinh lý, an toàn, xã hội,
tôn trọng, tự thể hiện. Năm cấp bậc nhu cầu ấy được sắp xếp theo hình thóp
hay hình bậc thang với thứ tự như trên thể hiện quan điểm rằng sự thỏa mãn
nhu cầu là từ thấp đến cao[16].
1.2.2. Nhu cầu sức khỏe và các dạng nhu cầu sức khỏe
Bác sỹ, các nhà xã hội học, triết học gia và các nhà kinh tế đều có
những cái nhìn khác nhau về nhu cầu. Trong việc xác định sự thiếu thốn của
các nguồn lực có sẵn để đáp ứng nhu cầu, nhu cầu sức khỏe thường khác bởi
là nhu cầu, sự đòi hỏi và sự cung cấp. Nhu cầu trong chăm sóc sức khỏe
thường được định nghĩa là các khả năng để đạt được các lợi ích về sức khỏe.


12

Nếu nhu cầu sức khỏe được xác định rõ ràng thì các can thiệp có thể sẵn có để
đáp ứng các nhu cầu này và cải thiện sức khỏe. Sẽ không có các lợi ích từ các
can thiệp nếu nó không hiệu quả và không có các nguồn lực sẵn có. Sự đòi
hỏi là những gì bệnh nhân yêu cầu, nó là các nhu cầu được bác sỹ xác định.
Bác sỹ lâm sàng đa khoa hay các bác sỹ gia đình đóng vai trò như là người
giữ cổng để kiểm soát các nhu cầu này và ảnh hưởng đến sự đòi hỏi này của
bệnh nhân. Nhu cầu của người bệnh đối với một loại dịch vụ có thể phụ thuộc
vào đặc điểm của từng nhóm bệnh nhân hoặc các lợi ích từ các phương tiện
truyền thông. Nhu cầu có thể được tạo ra bởi sự cung cấp: sự khác nhau giữa
các vùng miền về tỷ lệ nhập viện được giải thích nhiều bởi sự cung cấp số

lượng giường bệnh hơn là các chỉ điểm về tỷ lệ mắc bệnh [17].
Nhu cầu sức khỏe là trạng thái, điều kiện hoặc các yếu tố mà thiếu nó
sẽ cản trở con người đạt được một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,
tâm thần và xã hội. Ví dụ như việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe, môi trường
an toàn, hành vi khỏe mạnh của bàn thân và sự trợ giúp của xã hội. Đánh giá
nhu cầu sức khỏe là nghiên cứu có tính hệ thống về chất lượng cuộc sống,
tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hành vi
sức khỏe và môi trường (Bartholomew, 2000). Đánh giá nhu cầu sức khỏe
cũng là cách tiếp cận có hệ thống để đảm bảo rằng các dịch vị chăm sóc sức
khỏe sử dụng các nguồn lực để cải thiện sức khỏe cho một quần thể dân số
nhất định. Nó bao gồm các phương pháp đánh giá về mặt dịch tễ, định lượng
và so sánh để mô tả các vấn đề sức khỏe, tìm ra những yếu tố bất bình đẳng
trong tiếp dận các dịch vụ sức khỏe cũng như xác định các vấn đề ưu tiên cho
hàu hết các cách sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực [18].
Đánh giá nhu cầu sức khỏe bao gồm phân tích các yếu tố nguy cơ về
sinh lý học, hành vi và môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe, ngay cả khi các
vấn đề sức khỏe chưa xuất hiện. Thực hiện đánh giá nhu cầu sức khỏe nhằm:
- Xác định vấn đề sức khỏe của cộng đồng cũng như từng cá nhân, xem


13

xét các nhu cầu đặc biệt của nhóm người gặp khó khăn, dễ bị tổn thương hoặc
các nhóm người có nhu cầu sức khỏe chưa được đáp ứng đầy đủ.
- Xác định phạm vi, mức độ trầm trọng của các vấn đề sức khỏe.
- Xác định nhóm đối tượng đích mà chương trình can thiệp cần tác động.
- Xác định các yếu tố nguy cơ: hành vi cá nhân, môi trường tự nhiên,
khinh tế, xã hội, luật pháp, tổ chức.
- Có sơ sở bằng chứng để xây dưng mục tiêu can thiệp và các chiến
lược/ giải pháp phù hợp.

Các dạng của nhu cầu sức khỏe:
- Nhu cầu chuẩn tắc: được xác định bởi các chuyên gia. Nhu cầu này có
thể được điều chỉnh theo các nghiên cứu khoa học.
- Nhu cầu được biểu lộ: là nhu cầu được xác định thông qua quan sát,
nhận xét việc sử dụng các dịch vụ sức khỏe của người dân. Việc xác định
cũng có thể dựa vào số liệu thống kê, danh sách khách hàng chờ ở các dịch vụ
hoặc phỏng vấn những người cung cấp dịch vụ
- Nhu cầu cảm nhận: là những gì người bệnh biết họ muốn có hoặc nghĩ
rằng đó là những vấn đề cần được giải quyết. Những phương pháp chung để
để đánh giá loại nhu cầu này là là điều tra, tìm hiểu quan điểm, ý kiến của
người bệnh hoặc qua những buổi nói chuyện hoặc họp cộng đồng.
- Nhu cầu so sánh: được xem xét dựa trên cơ sở dịch vụ đã được cung cấp
cho một khu vực trên một đối tượng cụ thể và sử dụng dịch vụ ày để xác định
nhu cầu sử dụng dịch vụ trên một số dối tượng tương tự ở một địa phương khác.
Hầu hết các bác sỹ đã từng đánh giá nhu cầu sức khỏe ở các bệnh nhân của
họ. Qua các kinh nghiệm được đào tạo cũng như khám chưa bệnh, họ đã phát
triển được một cách tiếp cận có hệ thống đối với việc đánh giá đấy và họ sử
dụng nó trước khi bắt đầu đầu điều trị. Tuy nhiên việc dánh giá có hệ thống
thường bị bỏ qua khi đánh gá nhu cầu sức khỏe trên một cộng đồng dân cư [18].
1.3. Sự hài lòng của người bệnh


14

1.3.1. Định nghĩa
Theo quan điểm mới hiện nay, để đổi mới toàn diện về phong cách, thái
độ phục vụ người bệnh, cán bộ y tế phải thay đổi nhận thức, coi người bệnh là
trung tâm; người bệnh là khách hàng và cơ sở y tế là đơn vị cung cấp dịch vụ
cho khách hàng, phải cung cấp dịch vụ tốt nhất [19],[20].
Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng của khách hàng.

Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa
kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi. Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của khách
hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được cung cấp. Cụ thể
nhất, sự hài lòng của khách hàng là tâm trạng, cảm giác của khách hàng về một
công ty khi sự mong đợi của họ được thỏa mãn hay đáp ứng vượt mức trong
suốt vòng đời của sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng đạt được sự thỏa mãn sẽ
có được lòng trung thành và tiếp tục sản phẩm của công ty.
Một lý thuyết thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là lý
thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận”. Lý thuyết được phát triển bởi Oliver (1980) và
được dùng để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của
các dịch vụ hay sản phẩm của một tổ chức [21]. Lý thuyết đó bao gồm hai quá
trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về
dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm. Theo lý
thuyết này có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình như sau:
- Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ
vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có
thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua.
- Sau đó việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin
khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ mà họ đang sử dụng.
- Sự thỏa mãn đi đến sự hài lòng của khách hàng chính là kết quả của sự
so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước
khi mua dịch vụ và những gì mà họ đã nhận được sau khi sử dụng nó.
1.3.2. Khung lý thuyết xác định chỉ số hài lòng của người bệnh


15

Chỉ số hài hài lòng của khách hàng bao gồm các yếu tố được cấu thành từ
nhiều yếu tố cụ thể đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự hài lòng khách
hàng được định nghĩa như là một sự đánh giá toàn diện về sự sử dụng một dịch

vụ hoặc hoạt động sau bán của doanh nghiệp và đây chính là điểm cốt lõi của mô
hình ACSI (mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ). Xung quanh biến số
này là hệ thống các mối quan hệ nhân quả xuất phát từ những biến số khởi tạo
như sự mong đợi (expectations) của khách hàng, hình ảnh doanh nghiệp và sản
phẩm, chất lượng cảm nhận (perceived quality) và giá trị cảm nhận
(perceived value) về sản phẩm hoặc dịch vụ kèm theo đến các biến số kết quả
của sự hài lòng như sự trung thành (customer loyalty) hay sự than phiền của
khách hàng (customer complaints).
Sự than phiền
(Customer complaints)

Sự mong đợi
(Expectations)
Giá trị cảm nhận
(Perceived value)
Chất lượng cảm nhận
(Perceived quality)

Sự hài
lòng của
khách
hàng
Sự trung thành
(Customer loyalty)

Hình 1.2. Mô hình chỉ số hài lòng khách hàng của Mỹ
(American Customer Satisfaction Index – ACSI)
Mô hình ACSI có nhiều dạng khác nhau được sử dụng trong các lĩnh
vực khác nhau. Trong CSSK, để đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân đã được
ra viện và so sánh với những năm về trước cũng như các đơn vị CSSK khác,

Trung tâm Y tế cho thương binh ở Mỹ tiến hành khảo sát sự hài lòng của bệnh
nhân dự trên mô hình ACSI [22].


16

Làm rõ
về bệnh
Làm rõ

Thông tin
Phàn nàn của bệnh
nhân

kêt quả XN

Sự đáp ứng
khi cần thiết

Sự thoải mái về
thể chất

Chất lượng cảm
nhận
Sự hài lòng của
người bệnh

Sự tôn trọng

Thái độ của


Các dịch vụ

bác sỹ

Sự mong đợi của
người bệnh

Thái độ của

Sự trung thành của
bệnh nhân

điều dưỡng

Hình 1.3. Mô hình chỉ số hài lòng của bệnh nhân [22]
Mô hình ACSI giải thích chất lượng cảm nhận chịu ảnh huởng trực tiếp
của (1) thông tin, (2) sự thoải mái về thể chất, (3) chất lượng các dịch vụ. Sự
hài lòng của người bệnh chịu ảnh huởng trực tiếp từ 2 yếu tố: (1) chất lượng
cảm nhận, (2) sự mong đợi của người bệnh. Sự hài lòng của người bệnh đến
lượt nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới sự trung thành của khách hàng và các than
phiền của họ. Trong đó:
Thông tin là những điều mà bệnh nhân cần biết về bệnh tật của mình
như là bệnh đang mắc phải, cách chữa trị, chi phí điều trị như thế nào…Ngoài
các thông tin đấy, người bệnh cần biết mục đích của các xét nghiệm cần làm,
vs kết quả của các xét nghiệm đó như thế nào. Ngoài ra cần cung cấp thêm
những thông tin bệnh nhân đang quan tâm. Nó có tầm ảnh hưởng lớn đến chất
lượng cảm nhận của người bệnh đối với dịch vụ mình đang sử dụng.
Sự mong đợi là thể hiện sự mong đợi, kỳ vọng của bệnh nhân muốn



17

nhận được khi sử dụng dịch vụ khi người bệnh tiếp đến khám bệnh. Sự mong
đợi có ảnh hưởng đến chất lượng cảm nhận về dịch vụ, sự đáp ứng bằng hoặc
vượt mức kỳ vọng thì chất lượng cảm nhận sẽ lớn và ngược lại.
Chất lượng cảm nhận là sự đánh giá của bệnh nhân so với kỳ vọng về
dịch vụ nhận được, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của bệnh nhân.
Chất lượng cảm nhận của bệnh nhân càng cao thì sự hài lòng về dịch vụ cũng
cao và ngược lại. Giá trị cảm nhận: Là mức độ đánh giá/cảm nhận đối với
chất lượng dịch vụ so với giá phải trả hay kỳ vọng về việc mình được đáp ứng
so với các chi phí bỏ ra để sử dụng dịch vụ.
Sự hài lòng khách hàng: Là sự phản ứng của bệnh nhân đối với việc
được đáp ứng các mong muốn khi sử dụng dịch vụ. Sự hài lòng của bệnh
nhân là kết quả của thỏa mãn các lợi ích như kỳ vọng của khách hàng về dịch
vụ. Sự trung thành: là việc tiếp tục sử dụng dịch vụ của bệnh viện một cách tự
nguyện do được đáp ứng những giá trị kỳ vọng khi sử dụng các dịch vụ.
Rõ ràng, điểm mạnh của cách tiếp cận này là nó làm dịch chuyển ngay
kinh nghiệm khám chữa bệnh, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu mối quan hệ
nhân quả đối giữa các yếu tố cấu thành sự hài lòng và sự trung thành của bệnh
nhân. Do vậy, mục tiêu đầu tiên của việc tiếp cận theo cấu trúc ACSI là việc
giải thích sự trung thành của bệnh nhân việc khám chữa bệnh nói riêng hay
một bệnh viện nói chung thông qua chỉ số hài lòng khách hàng khi chịu sự tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp bởi sự mong đợi, chất lượng cảm nhận (về sản
phẩm hoặc dịch vụ) và giá trị cảm nhận đối với sản phẩm và dịch vụ đó.
1.4. Tình hình các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề giáo
dục sức khỏe
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu phân tích về thực trạng cũng như nhu cầu hoạt động
GDSK cũng như những phân tích về hiệu quả, các ưu điểm và nhược điểm của

các mô hình thực hiện GDSK ở các nước trên thế giới còn rất ít. Lý do là mỗi


18

nước trên thế giới có cấu trúc tổ chức hệ thống y tế khác nhau, các báo cáo
thường chỉ mang tính chất quốc gia, thậm chí chỉ bó hẹp trong một khu vực nào
đó của một nước, vì vậy ít được phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, một số nghiên
cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng tư vấn giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe
đã tương đối phát triển ở các nước Tây Âu, Canada và Mỹ nhưng chưa phát triển
ở các nước ở Đông Âu và đặc biệt ở các nước châu Á [Zeman, 2004].
Trong một nỗ lực được đưa ra nhằm tìm hiểu người bệnh hiểu như thế
nào về giáo dục sức khỏe bằng cách gửi cho họ bộ câu hỏi điều tra tới các
người bệnh được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách của các bác sỹ ở Scotland,
Anh và Xứ Wales. Có 24 đơn vị Bác sỹ Đa khoa/ Bác sỹ gia đình của trường
Đai học hoàng gia được lựa chọn cho bản phỏng vấn này, bộ câu hỏi được thư
kí đưa đến cho các bác sỹ với mỗi bác sỹ 10 bộ câu hỏi đưa đến cho bệnh
nhân của mình 1 cách ngẫu nhiên trong độ tuổi từ 20 đến 75. Có 16/24 đơn vị
nhận được sự phản hồi với 534 bộ câu hỏi đã được hoàn thành. 534 bộ câu hỏi
điều tra này được phân tích để đưa ra ý kiến về nhu cầu tư vấn sức khỏe của 1
vùng dân cư [23].
Trong nghiên cứu về nhu cầu giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo
đường, với mục tiêu là xác định được nhu cầu của bệnh nhân thông qua các
đánh giá theo mức độ hiểu biết. Bộ câu hỏi nghiên cứu bao gồm 54 câu hỏi
được đưa đến 130 bệnh nhân đái tháo đường trong độ tuổi từ 20 trở lên liên
quan đến các vấn đề thông tin chung của bệnh nhân, các câu hỏi về các kiến
thức của bệnh nhân về bệnh này, các biến chứng, cách tự kiểm soát, lối sống,
lo lắng về các nguồn lực, khả năng tham gia các cuộc gặp nhằm tư vấn giáo
dục sức khỏe trong việc đối phó với bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu đã chỉ
ra có tới 54,6% bệnh nhân đái tháo đường type 1 không hiểu cơ chế của ĐTĐ

typ 1, trong khi 39,2% bệnh nhân không hiểu bản chất của ĐTĐ type 2, không
bệnh nhân nào liệt kê được hết các triệu chứng của tăng hay hạ đường huyết


19

hoặc là các cơ quan hện thống thường bị ảnh hưởng bởi biến chứng của ĐTĐ,
hơn 1/3 là không biết chế độ ăn thích hợp, chỉ có 6,1% bệnh nhân được đánh
giá các kiến thức về đái thào đường của họ là tốt, trong khi có tới 53,1% bệnh
nhân cho là kiến thức của mình là tốt. nghiên cứu cũng chỉ ra các kiến thứcvề
bản chất cũng như cách điều trị đến từ 61,5% bác sỹ đã tháo đường, 33,8% từ
điều dưỡng và 26,1% từ bác sỹ đa khoa. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy
nhu cầu tăng cường sự tiếp cận các hoạt động giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân
đái tháo đường [24].
Nhân lực thực hiện các hoạt động tư vấn-GDSK ở các nước thường đa
dạng, gồm các cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau như các bác sĩ
chuyên khoa, bác sĩ đa khoa, các nhà tâm lý học, y tá, bác sĩ gia đình, các nhà
dịch tễ học, các nhà quản lý, v.v... Các cán bộ này tùy theo vị trí của mình mà
tham gia vào các hoạt động tư vấn-GDSK ở các mức độ khác nhau, từ việc
thực hiện tư vấn trực tiếp cho bệnh nhân về bệnh của họ đến việc tổ chức các
chương trình giáo dục sức khỏe, thiết kế phương tiện truyền thông và lập kế
hoạch chiến lược cho các hoạt động GDSK. Một số điểm hạn chế của các hệ
thống GDSK ở các nước đã được các tác giả đề cập như các chương trình
GDSK thường chỉ dựa trên kinh nghiệm và kiến thức chứ chưa dựa trên việc
xác định nhu cầu của cộng đồng, chưa có sự tham gia của cộng đồng trong
quá trình lập kế hoạch và việc thiết kế các chương trình giáo dục sức khỏe
chưa dựa trên các mô hình về sự thay đổi hành vi.
Ở khu vực châu Á, trong vấn đề giáo dục sức khỏe cho người bệnh, có
nhiều bài luận văn từ nhiều các tác giả khác nhau, nó đã phản ảnh mối quan
tâm đang phát triển về giáo dực sức khỏe cho bệnh nhân. Ví dụ như ở Trung

Quốc, có hàng trăm luận văn nghiên cức về vấn đề này, mỗi năm có hơn 200
các bài báo liên quan đến về đề giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân. Sự phát
triển tương tự ở các nước châu Á khác [25].
Qingqing và cộng sự đã xem xét 34 luận văn về gióa dục sức khỏe ở


×