Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

ĐÁNH GIÁ NỒNG độ PEPSINOGEN HUYẾT THANH với PHÂN LOẠI VIÊM TEO NIÊM mạc dạ dày THEO OLGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.5 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN
HUYẾT THANH VỚI PHÂN LOẠI
VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY THEO OLGA

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ HẠNH

ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ PEPSINOGEN
HUYẾT THANH VỚI PHÂN LOẠI
VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY THEO OLGA
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.01.40


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Vũ Trường Khanh

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. NÉT CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU DẠ DÀY [16]......................................3
1.1.1. Tâm vị...............................................................................................3
1.1.2. Đáy vị................................................................................................3
1.1.3. Thân vị..............................................................................................3
1.1.4. Phần môn vị nằm ngang: Gồm:từ trên xuống :.................................3
1.2. PEPSINOGEN........................................................................................4
1.2.1. Cấu tạo, cơ chế tổng hợp và bài biết pepsinogen..............................4
1.2.2. Nguồn gốc và phân bố của pepsinogen.............................................4
1.2.3. Các phương pháp định lượng pepsinogen.........................................5
1.2.4. Nồng độ pepsinogen ở người bình thường.......................................6
1.3. VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY........................................................7
1.3.1. Dịch tễ học........................................................................................7
1.3.2. Nguyên nhân.....................................................................................7
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.............................................8
1.3.4. Cơ chế bệnh sinh...............................................................................8
1.4. PHÂN LOẠI VDDM..............................................................................8
1.4.1. Phân loại Sydney...............................................................................8
1.4.2. Phân loại sydney cải tiến...................................................................8
1.4.3. Phân loại theo OLGA........................................................................9
1.4.4. Phân loại KIMURA – TAKEMOTO.................................................9

1.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PEPSINOGEN VỚI VDDMT VÀ HP........10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........11
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............................................................11
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân.......................................................11
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................11


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................11
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................11
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu..................................................................11
2.2.4. Tiêu chuẩn xác định trong nghiên cứu............................................12
2.2.5. Tiêu chí nghiên cứu.........................................................................14
2.2.6. Các bước tiến hành..........................................................................14
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU.....................................................16
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..................................................................16
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................18
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU...........................18
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu..........................................18
3.1.2. Đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu..........................................18
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu......................................19
3.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC PHÂN GIAI ĐOẠN THEO OLGA.....19
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................21
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU:..........................21
4.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI GIAI ĐOẠN VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ
DÀY THEO OLGA......................................................................................21
4.3. ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ PGI, II, TỶ LỆ PGI/ II HUYẾT THANH
THEO GIAI ĐOẠN VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY OLGA................21
4.4. TƯƠNG QUAN NỒNG ĐỘ PGI, II, TỶ LỆ PG I/II , THEO GIAI
ĐOẠN OLGA Ở BỆNH NHÂN CÓ HP (+) VÀ HP (-)..............................21
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................22

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn viêm dạ dày theo hệ thống OLGA..................9
Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày theo hệ thống OLGA....13
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu............................................18
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu....................................19
Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA....19
Bảng 3.4. Bảng giá trị trung bình PGI,II, tỷ lệ PG I/II theo giai đoạn OLGA
ở những BN HP (+)......................................................................20
Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình PGI, II, tỷ lệ PG I/ II theo giai đoạn
OLGA ở bệnh nhân HP (-)............................................................20
Bảng 3.6. Bảng tỷ lệ theo vị trí viêm teo niêm mạc theo giai đoạn OLGA..20

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sự sản xuất pepsinogen I và pepsinogen II ở các vùng khác nhau
của dạ dày và hành tá tràng...............................................................5


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm teo niêm mạc dạ dày là một trong yếu tố nguy cơ cao nhất của ung
thư dạ dày [1], loại ung thư chiếm tỷ lệ hàng đầu, với tỷ lệ tử vong cao ở nước
ta cũng như trên thế giới, theo Cơ Quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế
(IARC) vào năm 2012 UTDD là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong trong số các

loại ung thư trên thế giới [2]. Tỷ lệ sống 5 năm của UTDD sớm vượt quá
95%, trong khi dưới 30% với UTDD tiến triển [3]. Vì vậy việc phát hiện sớm
các đối tượng có nguy cơ cao ung thư dạ dày là điều rất cần thiết, trong đó
bệnh lý viêm teo niêm mạc dạ dày là một phần rất cần được quan tâm.
Viêm teo niêm mạc dạ dày là một thuật ngữ mô học đặc trưng bởi viêm
mạn tính, tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày mất dần đi hoặc bị thay thế bằng
các tế bào biểu mô niêm mạc ruột, tuyến môn vị và mô xơ, có thể dẫn đến dị
sản ruột, loạn sản (những tổn thương tiền ung thư) và ung thư. Viêm teo niêm
mạc dạ dày là bệnh ít triệu chứng nhưng lại phổ biến trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Tại Châu Âu người trên 60 tuổi bị VDDM là 30-50%, tại Nhật Bản
có 79%, Mỹ 38% người trên 50 tuổi bị VDDM [4]. Ở Việt Nam tỷ lệ VDDM
là 89,5% ở tuổi 29 – 59 [5], [6], [7], tuổi dưới 50 có tỷ lệ viêm teo niêm mạc
dạ dày là 66,6% [5].
Teo niêm mạc được định nghĩa là “tình trạng mất tuyến thích hợp”. Nguy
cơ UTDD có liên quan với mức độ nặng và mức độ lan rộng của tình trạng
niêm mạc dạ dày [9]. Hệ thống phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày
theo OLGA (The Operative Link on Gastritis Assessment) được hình thành
dựa trên cơ sở tích hợp mức độ teo của niêm mạc dạ dày vùng hang vị và thân
vị [10]. Hầu hết những trường hợp UTDD sớm và nghịch sản được phát hiện
ở giai đoạn III và IV theo phân loại OLGA [10], [11]. Như vậy hệ thống
OLGA có thể giúp chọn lọc một nhóm nguy cơ cao để theo dõi nhằm phát


2

hiện UTDD sớm. Ngay cả ở cộng đồng có nguy cơ UTDD cao thì tần suất
viêm teo niêm mạc dạ dày giai đoạn III, IV theo OLGA cũng chỉ chiếm một
tỷ lệ rất nhỏ [12]. Do đó việc thực hiện sinh thiết đồng loạt rất khó thực hiện
do gánh nặng chi phí cho người bệnh, gánh nặng công việc cho bác sỹ nội soi
và bác sỹ giải phẫu bệnh so với lợi ích thu được.

Định lượng pepsinogen (PG) huyết thanh là một phương pháp chẩn đoán
không xâm lấn, có ý nghĩa phản ánh tình trạng hình thái và chức năng của
niêm mạc dạ dày. PG là tiền chất của pepsin, được tồn tại dưới 2 dạng là PGI
và PGII, chủ yếu do tế bào chính của niêm mạc dạ dày bài tiết [13]. Sự giảm
nồng độ PGI huyết thanh, tỷ lệ PGI/PGII giảm có thể được sử dụng như
những dấu ấn cho chẩn đoán các tổn thương dạ dày tiền ung thư [14], do đó sẽ
giúp sàng lọc và chẩn đoán sớm nguy cơ UTDD. Một công trình nghiên cứu
tại Trung Quốc năm 2017 về sự tương quan giữa các giai đoạn viêm teo niêm
mạc dạ dày theo OLGA với nồng độ pepsinogen huyết thanh, cho thấy phần
lớn bệnh nhân viêm teo niêm mạc dạ dày phân loại theo OLGA giai đoạn III IV có nồng độ PGI giảm hoặc tỷ lệ PGI/PGII giảm chiếm tỷ lệ 73,9%, đặc
biệt là giai đoạn IV [15]. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có công trình nghiên
cứu nào về mối tương quan này.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá nồng độ pepsinogen
huyết thanh với phân loại viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA.
Nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá phân loại các giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày theo
OLGA.
2. Đánh giá nồng độ pepsinogen I, II, tỷ lệ pepsinogen I/II huyết thanh
với phân loại viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. NÉT CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU DẠ DÀY [16]
Dạ dày là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa, ở giữa thực quản và ruột
non, nó nằm ở các vùng thượng vị, rốn, hạ sườn trái của bụng. Dung tích dạ
dày khoảng 1000ml ở tuổi dậy thì, 1500ml ở người trưởng thành. Dạ dày rỗng

hình chữ J với 2 thành trước và sau, hai bờ cong bé và lớn, và 2 đầu là tâm vị
ở trên và môn vị ở dưới.
Các phần của dạ dày từ trên xuống dưới: tâm vị, đáy vị, thân vị, phần
môn vị:
1.1.1. Tâm vị
Là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị, đoạn bụng của thực quản như một
hình nón cụt, nền của hình nón cụt liên tiếp với lỗ tâm vị. Bờ phải của thực
quản liên tiếp với bờ cong nhỏ,bờ trái liên tiếp với bờ cong lớn tại một góc
nhọn gọi là khuyết tâm vị.
1.1.2. Đáy vị (hay còn gọi là phình vị)
Là phần dạ dày nằm ở trên bên trái lỗ tâm vị và cách thực quản bởi
khuyết tâm vị.
1.1.3. Thân vị: nằm dưới đáy vị, ngăn cách với đáy vị bởi một mặt phẳng
nằm ngang qua lỗ tâm vị, ở dưới thân vị ngăn cách với môn vị bởi một mặt
phẳng nằm ngang đi qua khuyết góc của bờ cong nhỏ và giới hạn trái của chỗ
phình hang môn vị của bờ cong lớn.
1.1.4. Phần môn vị nằm ngang: Gồm:từ trên xuống :
* Hang vị
* Ống môn vị: phần dưới hang vị thu nhỏ lại như cái phễu đổ vào môn vị.
* Môn vị: là vùng dạ dày vây quanh lỗ môn vị, một lỗ thông từ dạ dày
sang tá tràng.


4

1.2. PEPSINOGEN
1.2.1. Cấu tạo, cơ chế tổng hợp và bài biết pepsinogen
Pepsinogen là một tiền chất của enzym pepsin. Pepsin là một endopeptidase
có tác dụng thủy phân protein thành proteose, pepton, polypeptid, ngoài ra
pepsin còn có khả năng tiêu hóa collagen thành phần chủ yếu của mô liên kết

gữa các tế bào thịt [17]. Cấu tạo của PG là một protein gồm 375 acid amin, có
trọng lượng phân tử khoảng 42000 Da. PG tồn tại dưới 2 dạng: PGI, PGII. Hai
loại PG chủ yếu do tế bào chính của niêm mạc dạ dày tổng hợp và bài tiết.
Điều hòa tổng hợp và bài tiết PG theo cơ chế feed- back. PG được dự trữ
trong các hạt nội bào, khi có kích thích hóa học hoặc vật lý nó sẽ được bài tiết
vào trong lòng dạ dày. Trong lòng dạ dày, ngay khi PG tiếp xúc với HCL, đặc
biệt khi chúng tiếp xúc với một ít pepsin được tạo ra trước đó cộng thêm HCL
chúng được hoạt hóa thành pepsin, pepsin hoạt động mạnh nhất ở pH từ 2 đến
3 và bị bất hoạt ở pH >5 [17]. PG được bài tiết theo 2 cơ chế: một là thông qua
chất truyền tin thứ hai là AMP vòng, hai là thông qua chất truyền tin thứ 2 là
ion calci – phụ thuộc vào nồng độ calci nội bào. Ngoài ra quá trình điều hòa bài
tiết PG cũng có liên quan tới sự hoạt hóa PK-C (Protein kinase C).
Một lượng nhỏ PG khoảng 1% được bài tiết vào máu, vì vậy định lượng
nồng độ PGI, PGII huyết thanh cho phép đánh giá được tình trạng niêm mạc
dạ dày. Xét nghiệm PG huyết thanh được ví như là một chỉ thị của teo niêm
mạc dạ dày,phản ánh tình trạng chức năng và hình thái của niêm mạc dạ dày,
nó được đề xuất là một dấu hiệu dự báo hữu ích của UTDD [15].
1.2.2. Nguồn gốc và phân bố của pepsinogen
PGI và PGII có nguồn gốc từ các tế bào chính vùng thân vị và phình vị.
PGII còn được bài biết từ các tế bào chính vùng tuyến đáy vị, tế bào nhày
vùng cổ tuyến ở phình vị, tuyến tâm vị, những tê bào tuyến môn vị, hang vị,
tuyến Bruney ở tá tràng và tuyến tiền liệt. Sự khác nhau này giữa PGI và PGII


5

rất có ý nghĩa vì sự thay đổi nồng độ của chúng trong huyết thanh sẽ phản ánh
những bất thường về tình trạng mô học của niêm mạc dạ dày, mà không cần
sinh thiết niêm mạc dạ dày.


Hình 1.1 Sự sản xuất pepsinogen I (màu đỏ) và pepsinogen II (màu vàng) ở
các vùng khác nhau của dạ dày và hành tá tràng: 1: vùng tâm vị, 2: vùng đáy
vị và thân vị, 3: vùng môn vị, 4: vùng hành tá tràng.
1.2.3. Các phương pháp định lượng pepsinogen
Hiện nay định lượng PG có tương đối nhiều phương pháp, đây cũng là
nguyên nhân gây ra kết quả có sự khác biệt gữa các nghiên cứu khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp định lượng PG hiện nay [18]:
 ELISA (Enzym-Linked Immunosorbent Assay): XN hấp thụ miễn dịch
liên kết enzym.
 IRMA (Immunoradimetric assay): XN đo miễn dịch phóng xạ.
 CMIA (Chemiluminescent Microparticle Tmmunossay): XN miễn dịch
vi hạt hóa phát quang.
 CLIA (Chemiluminescent Immunoassay): XN miễn dịch hóa phát quang.
 CLEIA (Chemiluminescent enzym Immunoassay): XN miễn dịch
enzym hóa phát quang.


6

 EIA ( Enzym immunoassay): XN miễn dịch enzym.
 LIA (Latex immunoassay): XN miễn dịch ngưng kết latex.
Trong đó CMIA – XN miễn dịch vi hạt hóa phát quang là phương pháp
thường được sử dụng ở Việt Nam.
1.2.4. Nồng độ pepsinogen ở người bình thường
Nồng độ PG huyết thanh ở người bình thường là một hằng số tương đối,
có thể khác nhau giữa những người khác nhau. Có nhiều yếu tố có thể ảnh
hưởng tới như: tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu, chủng tộc,.... Cả PGI, II
được bài tiết vào lòng lòng dạ dày cũng như trong máu, PGII được hấp thu và
chuyển hóa hoàn toàn bởi thận nhưng chỉ hai phần ba lượng PGI được thận
chuyển hóa. Vì vậy có thể định lượng được được cả PGI, PGII trong khi nước

tiểu chỉ có PGI. Mặt khác PG còn được niêm mạc ruột tái hấp thu.
Hiện tại người Việt Nam chưa có một ngưỡng cụ thể nào để áp dụng cho
người bình thường và người bệnh. Tuy nhiên trên thế giới có nhiều công trình
nghiên cứu đã đưa ra một số chỉ số cut-off về giá trị của PGI(A), PGII(C), tỷ
lệ PGI/II( A/C). Một trong số các nghiên cứu đó là nghiên cứu của N Broutet
và cộng sự năm 2003 tại châu Âu trên những người có triệu chứng khó tiêu đã
đưa ra một số giá trị như sau:
Giá trị trung bình của mỗi dấu ấn sinh học trong mẫu là: PGA: 77,4 μg l
− 1; PGC: 13,2 μg l − 1; PGA / PGC: 6,7. Điểm cắt tốt nhất cho PGA / PGC
là 5,6, với độ nhạy 65% và độ đặc hiệu 77,9% Đối với teo liên quan đến H.
pylori hoặc teo đa điểm. Điểm cắt tốt nhất cho PGA / PGC là 4,7, với độ nhạy
77,1% và độ đặc hiệu 87,4%. Kết quả cho thấy chỉ có tỷ lệ PGA / PGC mới có
thể được coi là dấu ấn sinh học đối với tổn thương tiền ung thư dạ dày, và có
thể hữu ích như xét nghiệm sàng lọc. [19].


7

1.3. VIÊM TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY
1.3.1. Dịch tễ học
Viêm dạ dày mãn tính là một tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày đặc
trưng bởi tổn thương cơ bản, mức độ và phân loại của bệnh có liên quan với
nguyên nhân và cơ địa của người bệnh. Nhiễm trùng H.P cho đến nay được
coi là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm dạ dày hoạt động mãn tính trên
toàn thế giới. Ngoài ra nguyên nhân tự miễn, các tác nhân hóa học, vật lý...
chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ [20].
Tỷ lệ mắc VDDMT ở người có nhiễm H.P tại các nước Tây Âu là 60%,
Nhật Bản khoảng 80% [21]. Cho dù là ở vùng nào thì tỷ lệ mắc viêm dạ dày
mạn tính ở người nhiễm H.P cũng cao hơn người không nhiễm H.P
Ở Việt Nam tỷ lệ viêm dạ dày mạn tính khoảng 68,7-88,4% [22].

1.3.2. Nguyên nhân
Viêm dạ dày mạn tính là một bệnh có nhiều yếu tố nguyên nhân phối
hợp, trong đó HP là nguyên nhân chủ yếu.
HP: Năm 1982 Marshall và Warren tìm ra vi khuẩn HP đã làm sáng tỏ
vấn đề nguyên nhân của VDDM, vi khuẩn này có mặt ở gần 90% bệnh nhân
bị viêm dạ dày mạn tính. Khi điều trị diệt khuẩn H.P trên những bệnh nhân
này thì lâm sàng và MBH đều được cải thiện tốt tương ứng. Do vậy có thể kết
eluận H.P là nguyên nhân chủ yếu của VDDMT.
 Tự miễn: chiếm tỷ lệ nhỏ.
 Các yếu tố nguy cơ khác :
o Rượu , thuốc lá, một số loại thuốc (aspirin, corticoid, NSAID,....
o Bệnh hệ thống: Hay gặp trong một số bệnh hệ thống: Viêm khớp
dạng thấp, xơ cứng bì,....
o Chế độ ăn thiếu đạm, hoặc thiếu mỡ và các vitamin, thói quen ăn
uống không đúng giờ....


8

1.3.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
1.3.3.1. Lâm sàng
VDDM thường không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu. Không tương
xứng với tổn thương trên nội soi và MBH.
Triệu chứng thường gặp: đau thượng vị âm ỉ, có thể cảm giác nóng rát
thượng vị, hoặc đầy chướng hơi, khó tiêu , ợ hơi, ợ chua,....
Lâm sàng ít có giá trị chẩn đoán VDDMT.
1.3.3.2. Cận lâm sàng
Nội soi thực quản dạ dày tá tràng:
Sinh thiết dạ dày làm xét nghiệm MBH
Hút dịch vị làm XN

XN huyết thanh: Định lượng PG,Gastrin.
1.3.4. Cơ chế bệnh sinh[23]
- Hàng rào bảo vệ: lớp chất nhày và Bicacbonat -> lớp tế bào biểu mô
bề mặt
- Các yếu tố tấn công: acid HCL, pepsin; các yếu tố bên ngoài : thuốc,
rượu , HP; các yếu tố bên trong:dịch mật, lysolecithin.
- Dòng máu tưới cho lớp niêm mạc dạ dày.
Khi các yếu tố tấn công tăng lên, hoặc các yếu tố bảo vệ giảm đi sẽ hình
thành tổn thương cấp tính, sau đó nếu kéo dài sẽ dẫn tới VDDMT.


9

1.4. PHÂN LOẠI VDDM
Hiện tại có nhiều phân loại VDDM trên cơ sở nội soi và MBH.
Một số phân loại phổ biến:
1.4.1. Phân loại Sydney (1990)
1.4.2. Phân loại sydney cải tiến: phần nội soi và phần MBH

1.4.3. Phân loại theo OLGA
Phân loại dựa trên cơ sở tích hợp mức độ teo của niêm mạc vùng hang vị
và thân vị.
Bệnh nhân được sinh thiết 5 mẫu ở các vị trí theo khuyến cáo của hệ
thống Sydney cải tiến để đánh giá mô bệnh học. Teo niêm mạc được định
nghĩa là “tình trạng mất tuyến thích hợp”. Ở mỗi vị trí sinh thiết, mức độ teo
được tính theo tỉ lệ % các tuyến thích hợp bị mất và được tính điểm như sau:
Không teo (0%): 0 điểm. Teo nhẹ (1-30%): 1 điểm. Teo vừa (31 – 60%): 2
điểm. Teo nặng (> 60%): 3 điểm.
Tính điểm teo trung bình của vùng hang vị và điểm teo của vùng thân vị
để xác định giai đoạn của viêm dạ dày theo hệ thống OLGA.

Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn viêm dạ dày theo hệ thống OLGA
Thân vị
Điểm teo

Không teo

Teo nhẹ (1)

(0)
Không teo (0) Giai đoạn 0

Teo vừa

Teo nặng

(2)

(3)

Giai đoạnI

Giai đoạn II Giai đoạn II

Han Teo nhẹ (1)

Giai đoạn I

Giai đoạn I

Giai đoạn II Giai đoạn III


g vị

Giai đoạn II

Giai đoạn II

Giai đoạn III Giai đoạn IV

Teo vừa (2)


10

Teo nặng (3) Giai đoạn III Giai đoạn III Giai đoạn IV Giai đoạn IV
1.4.4. Phân loại KIMURA – TAKEMOTO.


11

1.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA PEPSINOGEN VỚI VDDMT VÀ HP
 VDDMT có liên quan chặt chẽ với HP, HP có thể coi là nguyên nhân
của hơn 90 % VDDMT.
 Nồng độ PG I,II giảm , tỷ lệ PGI/ PGII tăng lên sau khi điều trị diệt HP
 Nồng độ PGI,II giảm , tỷ lệ PGI/II sẽ giảm tương ứng vớ MBH của
VDDMT theo phân loại OLGA.


12


CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu của chúng tôi gồm 40 bệnh nhân được chẩn đoán viêm teo
niêm mạc dạ dày phân loại giai đoạn theo OLGA, tại trung tâm nội soi khoa
Tiêu Hóa, bệnh viện Bạch Mai, từ tháng 6/2018 đến tháng 12/2018, xét
nghiệm pepsinogen huyết thanh tại khoa Hóa Sinh, bệnh viện Bạch Mai.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
 Tất cả các bệnh nhân trên ≥ 18 tuổi.
 Đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Bệnh nhân được chẩn đoán viêm teo niêm mạc dạ dày phân loại giai
đoạn theo OLGA.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh nhân có các bệnh lý dạ dày, tá tràng phối hợp (loét dạ dày, tá
tràng, ung thư dạ dày...)
 Trào ngược dạ dày - thực quản.
 Bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu : Phương pháp mô tả cắt ngang, tiến cứu.
2.2.2. Cỡ mẫu: Thuận tiện.
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
 Máy nội soi Fujinon EG590 tại trung tâm nội soi khoa tiêu hóa, bệnh
viện Bạch Mai.
 Simethicone dạng nhũ dịch để làm sạch bọt trong lòng dạ dày.


13

 Kìm sinh thiết.

 Test urease.
 Máy ARCHITECT 18000Abbott, hóa chất : bộ thuốc thử PG I- II dạng
lỏng, Pre – trigger solution, trigger solution, wash Buffer, tại khoa Hóa
Sinh bệnh viện Bạch Mai.
2.2.4. Tiêu chuẩn xác định trong nghiên cứu.
2.2.4.1. Tiến hành nội soi, sinh thiết, làm MBH đánh giá giai đoạn viêm teo
niêm mạc dạ dày theo OLGA.
Tất cả các bệnh nhân có chỉ định được nội soi dạ dày và tiến hành sinh
thiết 6 mẫu, trong đó 5 mẫu được lấy tại các vị trí theo khuyến cáo của hệ
thống Sydney cải tiến [13], để làm MBH. Mẫu thứ 6 được lấy ở vùng hang vị
phía bờ cong lớn cách môn vị 2 – 3 cm để làm xét nghiệm urease nhanh tìm
H.Pylori.
Năm mẫu mô sinh thiết được cố định bằng formol 10% và được chứa
trong 5 lọ riêng biệt có đánh dấu vị trí sinh thiết. Nhuộm thường quy với
Giemsa và Hematoxiline & Eosine.
Teo niêm mạc được định nghĩa là “tình trạng mất tuyến thích hợp”. Ở
mỗi vị trí sinh thiết , mức độ teo được tính điểm theo tỷ lệ % các tuyến thích
hợp bị mất và được tính điểm như sau: không teo (0%): 0 điểm, teo nhẹ (1 –
30%): 1 điểm, teo vừa (31 – 60%): 2 điểm, teo nặng (>60%): 3 điểm [14].
Tính điểm teo trung bình của vùng hang vị (dựa trên 2 mẫu sinh thiết
vùng hang vị và 1 mẫu sinh thiết vùng góc bờ cong nhỏ) và vùng thân vị (dựa
trên 2 mẫu sinh thiết vùng thân vị) và tính ra giai đoạn của viêm dạ dày
theo OLGA.


14

Bảng 1.1: Phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày theo hệ thống
OLGA
Thân vị

Điểm teo

Không teo (0)

Teo nhẹ (1)

Teo vừa (2) Teo nặng (3)

Giai đoạn 0

Giai đoạnI

Giai đoạn II

Giai đoạn II

Giai đoạn I

Giai đoạn I

Giai đoạn II

Giai đoạn III

Teo vừa (2)

Giai đoạn II

Giai đoạn II


Giai đoạn III Giai đoạn IV

Teo nặng (3)

Giai đoạn III

Giai đoạn III Giai đoạn IV Giai đoạn IV

Không teo (0)
Hang Teo nhẹ (1)
vị

2.2.4.2. Chẩn đoán nhiễm H.Pylori : Sử dụng test Urease.
Bệnh nhân được chẩn đoán là nhiễm H.Pylori nếu kết quả test urease
dương tính, không nhiễm H.Pylori khi kết quả test urease âm tính.
Nguyên lý: dựa trên cơ sở vi khuẩn H.Pylori tiết ra men urease đã phân
huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm
dung dịch ure - indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím trong môi trường
kiềm theo phản ứng:

CO(NH2)2 + H2O
Urea

Urease

NH3 + CO2
Amoniac

Dung dịch để thử test Urease là dung dịch được pha sẵn do nhà sản xuất
cung cấp, là một môi trường chuyên biệt dạng gel được đựng trong giếng của

một bảng nhựa. Mỗi bảng nhựa tương đương với một thử nghiệm được dùng
cho một bệnh phẩm hoặc một mẫu thử.
Tiến hành:
 Kiểm tra hạn dùng, màu sắc mẫu trước khi sử dụng.
 Lấy mẫu sinh thiết từ 2-3 mm


15

 Cho mảnh sinh thiết vào môi trường gel của test
 Để ở nhiệt độ phòng và đọc kết quả trong 10 - 20 phút
Nhận định kết quả:
 Màu của dung dịch từ vàng chuyển sang màu hồng tím trong thời
gian 10 - 20 phút là dương tính.
 Màu của dung dịch vẫn giữa nguyên màu vàng trong 10 - 20 phút là
âm tính.
2.2.4.3. Giá trị tham chiếu của pepsinogen huyết thanh:
Định lượng nồng độ pepsinogen huyết thanh có khoảng hiệu chuẩn: 0 200 ng/mL, bằng máy ARCHITECT bằng phương pháp xét nghiệm miễn dịch
vi hạt hóa phát quang (CMIA), tại khoa Hóa Sinh - bệnh viện Bạch Mai.
2.2.5. Tiêu chí nghiên cứu
Tuổi, giới, nhiễm H.Pylori, phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ
dày theo OLGA, nồng độ pepsinogen huyết thanh với các giai đoạn viêm teo
niêm mạc dạ dày theo OLGA.
2.2.6. Các bước tiến hành
Bệnh nhân được thăm khám và hỏi bệnh theo một mẫu bệnh án nghiên
cứu thống nhất.
2.2.6.1. Nội soi dạ dày
- Bệnh nhân nhịn ăn uống ít nhất 8h và trước khi nội soi 30 phút được
uống Simethicone để làm sạch bọt trong lòng dạ dày.
- Tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, được nội soi dạ dày

tiến hành sinh thiết lấy 6 mẫu nghiên cứu, trong đó 5 mẫu được dùng để đánh
giá giai đoạn theo OLGA, 1 mẫu dùng để xác định HP bằng test urease.
2.2.6.2. Định lượng nồng độ pepsinogen huyết thanh
Sau khi nội soi, mỗi BN được lấy 3ml máu, ly tâm tách huyết thanh, bảo
quản ở nhiệt độ -700C cho đến khi xét nghiệm định lượng nồng độ pepsinogen.
Tiến hành kỹ thuật:


16

* Chuẩn bị máy:
 Lắp hoá chất PG.
 Thực hiện Calibration ở hai nồng độ và lặp lại hai lần. Sau khi Cal
thành công, chúng tôi tiến hành chạy mẫu nội kiểm.
 Tiến hành nội kiểm (QC – Quality Control) ở ba nồng độ thấp – trung
bình – cao, kết quả cả ba mức QC đều đạt mức ± 2SD.
* Chuẩn bị mẫu bệnh phẩm:
 Rã đông trước khi tiến hành làm xét nghiệm. Sau khi rã đông, lắc đảo
trộn 10 lần ở tốc độ thấp, kiểm tra quan sát mẫu bằng mắt thường.
 Ly tâm lại mẫu máu ở tốc độ 3500 vòng/ phút trong 5 phút.
 Loại bỏ vật lạ nếu có như: bọt khí, màng lipid, sợi fibrin, hồng cầu ….
Nguyên lý:
 Mẫu dung dịch pha loãng đặc hiệu và các vi hạt thuận từ phủ kháng thể
kháng PG người được kết hợp lại. PG có trong mẫu gắn với vi hạt
thuận từ phủ kháng thể kháng PG người.
 Sau khi rửa, chất kết hợp kháng nguyên kháng thể kháng PG người có
đánh dấu acridinium được cho vào hỗn hợp.
 Tiếp theo một quá trình rửa sau đó, cho dung dịch Pre – Trigger và
Trigger vào hỗn hợp phản ứng.
 Kết quả của phản ứng hoá phát quang được tính bằng đơn vị ánh sáng

tương đối (RLU). Có sự tương quan trực tiếp giữa lượng PG trong


17

mẫu và RLUs được bộ phận quang học trong ARCHITECT iSystem
phát hiện.
 Nồng độ của PG trong mẫu được xác định bằng cách sử dụng đường
cong hiệu chuẩn ARCHITECT PG trước đó.

Nhận định kết quả:
Kết quả nghiên cứu được xác định theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu theo phương pháp thống
kê y học.
Kết quả thu được : tỷ lệ %, giá trị trung bình.
Sử dụng các thuật toán: test T student, test ANOVA, test ꭓ, ...
2.4. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
 Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu khi được sự đồng ý tự nguyện tham
gia nghiên cứu của bệnh nhân trong diện nghiên cứu.
 Người tham gia không phải trả chi phí hay nhận được khoản lợi nhuận
nào, không có hỗ trợ nào về thuốc hay các dịch vụ y tế khác.
 Chúng tôi cam kết thực hiện với tinh thần trung thực, thông tin về bệnh
nhân hoàn toàn được bảo mật.


18

SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU


Bệnh nhân có chỉ định NSDD đến
trung tâm nội soi

Nội soi dạ dày

Test urease chẩn đoán Helicobacter pylori
Sinh thiết niêm mạc dạ
dày và đánh giá giai
đoạn theo OLGA

Lấy máu tách huyết thanh, bảo
quản ở -700 C

Định lượng nồng độ pepsinogen
huyết thanh


19

CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi của nhóm nghiên cứu
Tuổi
< 30
30-39
40-49
50-59

≥ 60
Tổng

n

%

3.1.2. Đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu
na
m

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nam, nữ trong nhóm nghiên cứu
Nhận xét:
3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Bảng 3.2: Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm

N

%


20

Triệu chứng lâm sàng
Đau thượng vị
Triệu chứng khác
Tiền sử hút thuốc
Có hút thuốc
Không hút thuốc

Tiền sử gia đình
Có người mắc ung thư
Không ai mắc ung thư

3.2. ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC PHÂN GIAI ĐOẠN THEO OLGA
Bảng 3.3. Bảng tỷ lệ phân loại giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày theo OLGA
Giai đoạn 0
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
Tổng

N

%

40

100

Bảng 3.4. Bảng giá trị trung bình PGI,II, tỷ lệ PG I/II theo giai đoạn OLGA ở
những BN HP (+)
PGI
Giai đoạn 0
Giai đoạn I
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV


PGII

PGI/PGII


×