Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐÁNH GIÁ tác DỤNG điều CHỈNH rối LOẠN LIPID máu và CHỐNG xơ vữa ĐỘNG MẠCH của VIÊN NANG HSN TRÊN THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.19 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM

ĐÀM THỊ HẢO

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN
LIPID MÁU VÀ CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH
CỦA VIÊN NANG HSN TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 8720115

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐẬU XUÂN CẢNH
2. PGS.TS. PHƯƠNG THIÊN THƯƠNG

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3


1.1. TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO YHHĐ....................3
1.1.1. Vai trò, thành phần lipid máu............................................................3
1.1.2. Khái niệm rối loạn lipid máu............................................................4
1.1.3. Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu theo YHHĐ....................5
1.1.4. Hậu quả của rối loạn lipid máu.........................................................6
1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH..7
1.2.1. Định nghĩa và các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch...............7
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ làm phát triển mảng xơ vữa..............................8
1.2.3. Bệnh nguyên và Cơ chế chính hình thành xơ vữa động mạch.........9
1.2.4. Phân loại tổn thương của vữa xơ động mạch.................................12
1.2.5. Tiến triển và biến chứng của xơ vữa động mạch............................12
1.2.6. Một số bệnh lý mạch máu do xơ vữa động mạch...........................13
1.3. QUAN NIỆM RỐI LOẠN LIPID MÁUTHEO YHCT........................16
1.3.1. Bệnh danh.......................................................................................16
1.3.2. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể..............................................16
1.3.3. Chứng đàm ẩm...............................................................................17
1.3.4. Nguyên nhân và biện chứng...........................................................17
1.3.5. Liên hệ giữa rối loạn chuyển hóa lipid và chứng đàm ẩm....................18
1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID
MÁU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN...........................................................19
1.5. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC HSN.................................................23
1.5.1. Nguồn gốc và cơ sở khoa học để xây dựng bài thuốc nghiên cứu. 23
1.5.2. Cơ sở khoa học xây dựng bài thuốc nghiên cứu.............................24
1.5.3. Tổng quan các vị thuốc trong bài thuốc nghiên cứu.......................25


Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27


2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU................................................................27
2.1.1. Thuốc nghiên cứu...........................................................................27
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ xét nghiệm....................................................27
2.1.3. Chuẩn bị hỗn hợp dầu cholesterol..................................................28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................28
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................29
2.3.1. Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh RLLPM trên mô hình gây tăng
lipid máu nội sinh.....................................................................................29
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh RLLM trên mô hình gây tăng lipid
máu ngoại và tác dụng chống xơ vữa động mạch....................................30
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................32
2.5. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................................32
2.6. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..................................................................32
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

34

3.1. TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA VIÊN
NANG HSN TRÊN MÔ HÌNH GÂY RLLM NỘI SINH...........................34
3.2. TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN LIPID MÁU CỦA VIÊN
NANG HSN TRÊN MÔ HÌNH GÂY RLLM NGỌAI SINH.....................35
3.3. TÁC DỤNG LÀM GIẢM XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CỦA VIÊN
NANG HSN TRÊN THỎ THỰC NGHIỆM...............................................38
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 41

4.1. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU CỦA VIÊN
NANG HSN TRÊN THỰC NGHIỆM.........................................................41
4.2. BÀN LUẬN VỀ TÁC DỤNG CHỐNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CỦA
VIÊN NANG HSN TRÊN THỰC NGHIỆM..............................................41
DỰ KIẾN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

42


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Liên hệ rối loạn lipid máu và đàm ẩm.........................................18

Bảng 2.1.

Thành phần hỗn hợp dầu cholesterol...........................................28

Bảng 3.1.

Mô hình rối loạn lipid máu nội sinh bằng Poloxamer 407..........34

Bảng 3.2.

Sự thay đổi nồng độ lipid máu thỏ ở mô hình RLLM nội sinh. . .34

Bảng 3.3.

Thay đổi trọng lượng chuột trong thời gian nghiên cứu 4 tuần...35

Bảng 3.4.

Nồng độ các chỉ số lipid máu trước khi nghiên cứu....................35


Bảng 3.5.

Mô hình RLLM bằng hỗn hợp dầu cholesterol...........................36

Bảng 3.6.

Nồng độ các chỉ số lipid máu tại thời điểm sau 2 tuần nghiên cứu....36

Bảng 3.7.

Nồng độ các chỉ số lipid máu tại thời điểm sau 4 tuần nghiên cứu....37

Bảng 3.8.

Sự thay đổi cân nặng của thỏ sau 8 tuần nghiên cứu...................38

Bảng 3.9.

Nồng độ các chỉ số lipid máu tại thời điểm sau 8 tuần nghiên cứu. .38

Bảng 3.10. Sự thay đổi hoạt độ AST sau 8 tuần nghiên cứu..........................39
Bảng 3.11. Sự thay đổi hoạt độ ALT sau 8 tuần nghiên cứu..........................39
Bảng 3.12. Đại thể và vi thể của động mạch chủ và gan thỏ.........................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu là một hội chứng thường gặp, có xu hướng tăng cao
theo nhịp điệu phát triển của xã hội, tăng nhanh ở những quốc gia có nền kinh tế

đang phát triển do sự thay đổi vế lối sống, thói quen ăn uống, giảm các hoạt
động thể lực… Rối loạn lipid máu, thường do tăng hàm lượng lipid trong máu,
có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm như: tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,
gan nhiễm mỡ, tiểu đường, sỏi mật, béo phì,... Trong đó, nguy cơ nguy hiểm
nhất là một trong những yếu tố khởi đầu cho quá trình hình thành và phát triển
của XVĐM [16], sau đó gây nên bệnh tim mạch thông qua xơ vữa động mạch
(XVĐM).
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển, tử vong nhiều nhất là
do bệnh tim mạch (32%), chủ yếu là bệnh XVĐM, rồi đến tai biến mạch máu
não (13%) [5]. Trong những năm gần đây ở Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 1
triệu người chết vì bệnh lý tim mạch, trong đó có 42,6% liên quan đến
XVĐM. Ở Pháp, mỗi năm có khoảng 50.000 ca tử vong liên quan đến bệnh lý
này [43], [49]. Hội tim mạch Việt Nam 2014 dự báo thì đến 2017, Việt Nam
sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp, hầu hết các bệnh lý tim
mạch hiện nay là do XVĐM [31]. Theo Niên gián thống kê y tế năm 2015 của
Việt Nam, tỷ lệ người có cholesterol máu toàn phần (≥ 5.0 mmol/L hoặc đang
dùng thuốc điều trị tăng mỡ máu) là: 30,20%. Tỷ lệ người từ 40 - 69 tuổi có
nguy cơ tim mạch ≥ 30% hoặc đang bị bệnh tim mạch là: 12,7% [10].
Y học hiện đại (YHHĐ) đã áp dụng nhiều biện pháp để điều trị RLLM
mang lại kết quả tốt, nhằm làm hạn chế sự phát triển của bệnh xơ vữa động
mạch và ngăn ngừa được các biến chứng về tim mạch gồm có: Thay đổi chế
độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể lực và dùng thuốc. Có nhiều
nhóm thuốc có tác dụng điều chỉnh RLLM như các dẫn xuất statin, nhóm


2

fibrat, acid nicotinic, các chất gắn acid mật,... [5], [25], [61].
Bên cạnh Y học hiện đại, nền Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam đã và
đang có những bước tiến vượt bậc để sánh vai cùng nền YHHĐ. Nhiều nhà

nghiên cứu đã sử dụng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương, các vị thuốc
có nguồn gốc từ thảo dược để phòng và điều trị bệnh [56]. Từ thời xa xưa ông
cha ta đã sử dụng một số bài thuốc, vị thuốc để điều trị RLLM như: “Nhị trần
thang”, “bán hạ bạch truật thiên ma thang”, “thanh khí hóa đàm thang”, “lục
quân tử thang”, lá sen, tỏi, nghệ,... Bài thuốc “HSN” của người dân tộc K’Ho
gồm 6 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, được người dân K’Ho sử dụng từ rất
lâu, có tác dụng tiêu đờm, hóa ứ, tiêu thũng, giải độc, đồng thời kiêm bổ phế,
tỳ, thận có tác dụng điều trị RLLM cho kết quả tốt. Đã có những nghiên cứu
về tính an toàn, tác dụng dược lý và tác dụng trên lâm sàng điều trị RLLM
của bài thuốc, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá về tác dụng chống
xơ vữa động mạch của bài thuốc trên thực nghiệm. Để góp phần kế thừa tinh
hoa của nền YHCT của dân tộc; góp phần có thêm sự lựa chọn mới cho người
bệnh bị RLLM, XVĐM; đồng thời cũng là có cơ sở khoa học, mở rộng phạm
vi sử dụng sản phẩm trong cộng đồng, chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá
tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và chống xơ vữa động mạch của
viên nang HSN trên thực nghiệm” với 2 mục tiêu như sau:
1. Đánh giá tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên nang HSN trên
thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng chống xơ vữa động mạch của viên nang HSN
trên thực nghiệm.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO YHHĐ
1.1.1. Vai trò, thành phần lipid máu
Lipid là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của cơ thể, tồn tại trong các tổ
chức của mô mỡ, lipid cũng tham gia cấu trúc tế bào và các hoạt động chức

năng của cơ thể như: quá trình đông máu, dẫn truyền xung động thần kinh,
hoạt động nội tiết và sinh sản, làm dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu
(Vitamin A, D, E, K), hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa sự thẩm thấu nước qua
da,... [3], [12], [50].
Các Lipid chính có mặt trong máu là acid béo tự do, TG, cholesterol toàn
phần(TC), trong đó có cholesterol tự do (FC) và cholesterol este (CE) và các
phospholipid (PL). Vì lipid không tan trong nước, chúng được vận chuyển
trong máu dưới dang kết hợp với các protein. Các acid béo tự do được vận
chuyển chủ yếu bởi albumin, còn các lipid khác được lưu hành trong máu
dưới dạng các phức hợp lipoprotein (LP) [7],[12],[33],[46].
TG có trong chất béo thức ăn và có thể được tổng hợp trong gan và mô
mỡ để dự trữ năng lượng trong cở thể, TG có thể được huy động khi cần thiết.
TC cấu trúc của màng tế bào, tiền chất của hormon steroid và các acid
mật. TC có trong thức ăn và có thể tổng hợp ở nhiều mô trong cơ thể, đặc biệt
là gan, bằng một cơ chế diều hòa chặt chẽ. Khác với TG và LP, nhân sterol
của TC không thể thoái hóa thêm nữa. Vì vậy, cần thiết phải có quá trình vận
chuyển TC từ mô ngoại vi trở về gan, tại đây TC được bài tiết nguyên dạng
trong mật hoặc sau khi được chuyển hóa thành acid mật [7].


4

1.1.2. Khái niệm rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu (RLLM) là tình trạng tăng TC, TG huyết tương hoặc
cả hai, hoặc giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), tăng nồng
độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) làm gia tăng quá trình XVĐM.
Nguyên nhân có thể tiên phát (do di truyền) hoặc thứ phát. Chẩn đoán bằng
xét nghiệm TC, TG và các thành phần LP máu. Điều trị bằng thay đổi chế độ
ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc hạ lipid máu và lưu ý điều trị căn
nguyên [8], [11].

Rối loạn lipid máu khi có một hoặc nhiều yếu tố sau đây:
Xét nghiệm lipoprotein lúc đói

Xét nghiệm lipoprotein lúc đói

(mmol/L)
Cholesterol

(mmol/L)
HDL-cholesterol

< 5,17 (< 200)

Bình thường

5,17-6,2(200-239)

Giới hạn cao ≥1,55(≥ 60)

≥ 6,20 (≥ 240)

Cao

LDL-cholesterol

< 1,03 (< 40)

Thấp
Cao


Triglycerid
< 1,695 (< 150)

Bình thường

< 2,58 (< 100)

Tối ưu

1,7-2,26(150-199)

Giới hạn cao

2,58-3,33 (100-129)

Gần tối ưu

2,26-5,64 (200-499)

Cao

3,36-4,11 (130-159)

Giới hạn cao ≥ 5,65 (≥ 500)

4,13-4,88(160-189)

Cao

≥4,91 (≥ 190)


Rất cao

Rất cao

RLLM hỗn hợp khi TC > 6,2 mmol/L và TG khoảng 2,26 - 5,64 mmol/L
[11]
Như vậy, rối loạn lipid máu (RLLM) chủ yếu là nồng độ TC cao, góp
phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn


5

đến 4,4 triệu người tử vong hàng năm trên thế giới [37], [67]. Theo dự đoán
của tổ chức EPicast, năm 2015 có khoảng 581 triệu người mắc rối loạn
chuyển hóa lipid ở 8 nước Mĩ, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Anh, Nhật và
Trung Quốc. Con số này sẽ tăng lên đến 680 triệu người vào nằm 2025, với
tỉ lệ tăng hàng năm là 1,71% [65]. Tại các nước Châu Á 60% bệnh nhân
không đạt mục tiêu LDL-C, việc tập trung giảm LDL-C không đủ để giải
quyết nguy cơ tim mạch còn tồn tại liên quan đến HDL-C thấp và TG tăng
cao. Tăng TG làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành với tất cả các mức LDL-C.
RLLM gây xơ vữa là yếu tố góp phần đáng kể vào nguy cơ bệnh mạch máu
lớn và bệnh mạch máu nhỏ [16].
1.1.3. Chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu theo YHHĐ
Trong huyết thanh tồn tại nhiều thành phần lipid, mỗi loại đều có giới
hạn nhất định, chỉ cần thay đổi có ý nghĩa một trong các thành phần đó tức là
rối loạn lipid đã xảy ra [4].
- Tăng cholesterol: TC trong máu > 5,2 mmol/l (200 mg/dl).
- Tăng TG: TG > 1,7 mmol/l (150 mg/dl).
- Tăng LDL–C: LDL-C >3,4 mmol/l (130mg/dl).

- Giảm HDL-C: HDL-C máu < 0,9 mmol/l (35mg/dl).
- Rối loạn lipid máu hỗn hợp: Khi có rối loạn cả TG và TC.
Trong thực tế lâm sàng, các thầy thuốc không chỉ dựa vào các giá trị
tuyệt đối của các chỉ số lipid máu. Ngay cả khi các chỉ số tuyệt đối chưa tăng
nhưng có sự thay đổi về thành phần, tỉ lệ các loại lipid máu cũng có thể chẩn
đoán RLLM. Các tỉ lệ thường dùng là:
- TC/HDL-C: Bình thường < 5.
- LDL-c/HDL-C: Bình thường < 4.
- TC không HDL-C: Thông số này phản ánh tình trạng số lượng TC có
hại với cơ thể. Giá trị tối ưu là < 3,4 mmol/l.


6

1.1.4. Hậu quả của rối loạn lipid máu
* Xơ vữa động mạch
Tác động của rối loạn chuyển hoá lipid làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
lý tim mạch thông qua cơ chế làm xơ vữa mạch máu. Rối loạn lipid máu, tăng
huyết áp, béo phì...đều là các yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc xơ vữa mạch.
Tuy nhiên, yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các
mảng xơ vữa là các RLLM [48].
* Tăng huyết áp
Theo thống kê của Khoa Sinh hóa bệnh viện Bạch Mai trong năm 2000,
có tới 79% những người tăng huyết áp có RLLM. XVĐM có thể làm hẹp
động mạch thận, đây có thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp hoặc làm nặng
thêm các trường hợp đã có tăng huyết áp từ trước đó.
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành
Nhóm nghiên cứu về VXĐM ở Châu Âu năm 1987 cho thấy TC máu trên
1,8g/l thì nguy cơ tai biến mạch vành tăng nhanh, tử vong cũng tăng song song.
Gia tăng nồng độ LDL-C làm gia tăng nguy cơ XVĐM vành, ngược lại gia tăng

nồng độ HDL-C sẽ làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã chứng minh: Giảm lipid máu có
thể hạn chế được quá trình tiến triển VXĐM và giảm được tần xuất và tử vong
do VXĐM vành, động mạch não gây nên. Larry P Bell và cộng sự đã khẳng
định: điều trị giảm 1% TC máu sẽ giảm 2% tần suất xuất hiện VXĐM vành [22].
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch máu não
Các tác giả đều chứng minh TC toàn phần có giá trị báo hiệu sự xuất
hiện các tai biến mạch máu não khi nó kết hợp với các yếu tố nguy hại khác,
đó là LDL-C. Khi tỷ lệ HDL-C càng cao, tỷ lệ LDL-C càng thấp thì càng ít có
khả năng bị tai biến mạch máu não [14].


7

1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU VỚI XƠ VỮA ĐỘNG
MẠCH
1.2.1. Định nghĩa và các yếu tố nguy cơ của vữa xơ động mạch
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế Giới: “ Vữa xơ động mạch là sự
phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại
chỗ các lipid, phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ
và calci, kèm theo những biến đổi của lớp trung mạc” [38], [55], [64].
Xơ cứng động mạch (arteriosclerosis) là một bệnh của thành động mạch,
trong đó thành động mạch trở nên dày và xơ cứng bởi các mảng vữa xơ, gây
mất tính đàn hồi của những động mạch vừa và lớn. Các mảng vữa xơ hay
mảng bám (plaque), được tạo nên từ TC và các lipid khác, các tế bào viêm và
lắng đọng canxi [52], [54]. Các mảng vữa xơ có thể làm chậm dòng chảy của
máu trong lòng động mạch, và nếu mảng vữa xơ bị vỡ thì dòng chảy có thể bị
tắc nghẽn hoàn toàn.
Vữa xơ động mạch (atherosclerosis) là một hình thức cụ thể của xơ cứng
động mạch, trong đó thành động mạch dày lên như kết quả của sự tích tụ

canxi và các chất béo như TC và TG. Nó làm giảm tính đàn hồi của thành
động mạch và do đó cho phép ít máu đi qua, điều này cũng làm tăng huyết áp.
Nó là một hội chứng ảnh hưởng đến các lớp áo động mạch, một phản ứng
viêm mạn tính trong các thành động mạch, gây ra phần lớn là do sự tích tụ
của các đại thực bào, tế bào bạch cầu và thúc đẩy bởi LP phân tử lượng thấp
(LDL, protein huyết tương mang TC và TG), mà không có đầy đủ các chất
béo và TC từ các đại thực bào của LP phân tử lượng cao (HDL).
Như vậy XVĐM là hiện tượng thành động mạch bị thâm nhiễm, dầy lên
và xơ vữa, tạo thành mảng vữa xơ và huyết khối. Hậu quả làm thành động
mạch bị mất khả năng đàn hồi, đồng thời lòng động mạch bị hẹp dần rồi tắc


8

nghẽn, gây cản trở hoặc tắc nghẽn lưu thông của động mạch. Vữa xơ động
mạch là bệnh của thành mạch do nhiều nguyên nhân như: rối loạn chuyển hoá
lipid, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, nghiện thuốc lá, tăng
homocystein máu…[38], [64]
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ làm phát triển mảng xơ vữa
Có nhiều yếu tố nguy cơ, với hai yếu tố nguy cơ (tăng mỡ máu, tăng
huyết áp) làm tăng nguy cơ XVĐM gấp bốn lần. Tăng mỡ máu, tăng huyết áp
và hút thuốc lá cùng kết hợp làm tăng nguy cơ XVĐM gấp bảy lần. Một số
nghiên cứu cũng cho thấy, tăng huyết áp và tăng TC máu có tác dụng hiệp
đồng mạnh trong quá trình thúc đẩy VXĐM [57], [60].
* Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được:
+ Tăng huyết áp: Tăng cả trị số tâm thu và tâm trương làm tăng nguy cơ
XVĐM ở cả nam và nữ.
+ Bệnh tiểu đường.
+ Rối loạn lipid máu: Nồng độ cao trong huyết thanh của LP tỷ trọng
thấp (LDL-C), và hoặc lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL-C). Nồng độ

huyết thanh thấp của hoạt động LP tỷ trọng cao (HDL-C) [55].
+ Hút thuốc lá, làm tăng nguy cơ 200% sau nhiều năm. Có mối liên
quan trực tiếp giữa số lượng thuốc lá, hút thường xuyên quá nhiều với nguy
cơ bệnh tim mạch, thể hiện qua sự giảm HDL-cholesterol, tăng nồng độ LDLcholesterol, co mạch.
+ Nồng độ trong huyết thanh cao C-reactive protein.
+ Thiếu vitamin B6, B12 và acid folic.
+ Chế độ ăn uống thiếu hụt iod và suy giáp, gây cao TC huyết thanh và
lipid peroxy.
* Các yếu tố nguy cơ không thay đổi được:
+ Tuổi: Xơ vữa phát triển theo tuổi, chủ yếu trên 40 tuổi.


9

+ Giới: Nam có khuynh hướng mắc bệnh nhiều hơn nữ. Sau thời kỳ
mãn kinh, nữ có tỷ lệ mắc bệnh tương tự nam.
+ Tiền sử gia đình: Xơ vữa mạch thường gặp ở những thành viên cùng
gia đình, tuy nhiên sự liên quan này chưa được biết rõ.
* Các yếu tố nguy cơ ít hoặc không chắc chắn: Các yếu tố sau có tầm quan
trọng tương đối thấp hơn, không chắc chắn:
+ Béo phì: béo phì trung tâm đặc biệt, còn được gọi là béo bụng hoặc
nam loại béo phì.
+ Tăng đông máu.
+ Thiếu estrogen sau mãn kinh.
+ Lượng cao chất béo bão hòa: có thể tăng toàn bộ và LDL-C và giảm
HDL-C.
+ Lượng carbohydrate cao.
+ Nồng độ cao TG
+ Nồng độ cao của homocystein huyết thanh.
+ Nồng độ cao của acid uric.

+ Nồng độ fibrinogen trong huyết thanh cao
+ Viêm hệ thống mãn tính, được phản ánh bởi tăng nồng độ bạch cầu
và, hs-CRP cao.
+ Cường giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức.
+ Nồng độ insulin huyết thanh.
+ Thời gian ngủ ngắn.
+ Nhiễm khuẩn Chlamydia pneumoniae.
+ Ô nhiễm không khí, hạt mịn nhỏ hơn 2,5 mm đường kính, có liên
quan đến sự dày lên của động mạch cảnh [15], [66].
1.2.3. Bệnh nguyên và Cơ chế chính hình thành xơ vữa động mạch
* Bệnh nguyên của vữa xơ động mạch


10

Cho đến nay bệnh nguyên của vữa xơ động mạch vẫn chưa được biết rõ,
nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tiến triển của mảng vữa xơ, đây thực
chất là những yếu tố nguy cơ của VXĐM. Những yếu tố này bao gồm cả yếu
tố di truyền và yếu tố mắc phải. Trong đó có những yếu tố có thể can thiệp
được và các yếu tố không can thiệp được. Rối loạn đông máu, viêm, rối loạn
chuyển hoá lipid, tổn thương nội mạc mạch máu và tăng sinh tế bào cơ trơn.
Những yếu tố này có thể ức chế hoặc làm tăng thêm vữa xơ động mạch. Tăng
lipid máu thúc đẩy sự thâm nhiễm đại thực bào vào nội mạc mạch máu, là một
trong những thay đổi bệnh lý sớm nhất. Chính vì điều đó mà nhiều tác giả cho
rằng vữa xơ động mạch là một bệnh lý viêm [55], [66].
* Cơ chế chính hình thành xơ vữa động mạch
- Tế bào nội mạc mạch máu luôn luôn động và có cả chức năng tổng hợp
lẫn chuyển hóa. Ở trạng thái sinh lý, nội mạc mạch máu tổng hợp và sản xuất
các chất trung gian hóa học, có tác dụng ức chế sự kết dính tiểu cầu và bạch
cầu với bề mặt thành mạch, duy trì sự cân bằng giữa tác dụng tiêu sợi huyết

và tác dụng tiền đông.
Nhiều nghiên cứu gần đây gợi ý rằng các thay đổi về chức năng nội mạc
mạch máu có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển và tiến triển của
VXĐM và các biến chứng lâm sàng của nó. Ở giai đoạn tiền lâm sàng của
VXĐM, thay đổi cấu trúc mạch máu sớm nhất có thể thấy được trên siêu âm,
đó là hiện tượng tăng độ dày lớp nội trung mạc. Tuy nhiên, tổng hợp từ nhiều
kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn chức năng nội mạc mạch máu hiện diện
từ rất sớm, trước khi có thay đổi về độ dày lớp nội trung mạc và nó tồn tại qua
tất cả các giai đoạn tiến triển của VXĐM. Như vậy, phải chăng rối loạn chức
năng nội mạc mạch máu là biểu hiện sớm nhất của tiến trình XVĐM.


11

- Tích luỹ bạch cầu là đặc trưng của sự hình thành các tổn thương vữa
xơ sớm. Các loại tế bào viêm điển hình tìm thấy trong các cục vữa gồm đại
thực bào nguồn gốc từ bạch cầu đơn nhân và các tế bào lympho. Một số
phân tử kết dính hoặc các thụ thể của bạch cầu trình diện trên bề mặt của tế
bào nội mạc động mạch tham gia vào sự bắt giữ của bạch cầu đối với các u
vữa mới hình thành. Các thành phần của LDL-C đã được biến đổi oxy hoá
có thể làm tăng trình diện các phân tử kết dính bạch cầu. Điều này giải
thích vì sao sự tích luỹ LP ở nội mạc động mạch có thể liên kết về mặt cơ
chế với sự bắt giữ của bạch cầu, một sự kiện chìa khoá cho việc hình thành
tổn thương.
- Lực cơ học tác động vào lòng mạch cũng làm tăng sự trình diện của các
phân tử kết dính bạch cầu. Điều này giải thích được vì sao tổn thương vữa xơ
hay gặp ở những vị trí chia nhánh của động mạch, vì ở tại các vị trí này
thường có rối loạn về dòng chảy. Ở mạch máu bình thường, lực đè ép lên lòng
mạch làm tăng sản xuất NO bởi tế bào nội mạc mạch máu. Phân tử NO ngoài
đặc tính gây giãn mạch, còn có tác dụng kháng viêm tại chỗ ( với nồng độ

thấp được sản xuất chủ yếu bởi nội mạc mạch máu): hạn chế sự trình diện của
các phân tử kết dính tại chỗ. Điều này giải thích vì sao các lực huyết động có
thể ảnh hưởng lên các biến đổi của tế bào làm nền tảng cho khởi đầu tổn
thương vữa xơ, cũng lý giải vì sao lực huyết động có thể ảnh hưởng lên các
biến đổi của tế bào làm nền tảng cho khởi đầu tổn thương vữa xơ ở nơi có rối
loạn lực đè ép lên lòng mạch. Một khi gắn được lên bề mặt của tế bào nội mạc
bởi các thụ thể kết dính, các bạch cầu đơn nhân và các bạch cầu lympho xâm
nhập vào lớp nội mạc và cư trú ở đó [66].
Những hiểu biết mới về bệnh sinh của vữa xơ động mạch cho thấy các
tình trạng có xu hướng gây vữa xơ như tăng cholesterol máu, tăng huyết áp,


12

tăng đường máu, hút thuốc lá, tăng homocystein máu...[7], [59], [68] có liên
quan đến rối loạn chức năng nội mạc mạch máu, tạo ra kiểu hình tiền viêm và
tiền đông của nội mạc mạch máu.
1.2.4. Phân loại tổn thương của vữa xơ động mạch
Phân loại theo AHA, gồm 6 loại khác nhau: [15], [36], [53].
Loại
I

Tên gọi
Tổn thương khởi phát

Mô tả
Lipid lắng đọc ở nội mạc, trung tâm các

II


Sợi mỡ

tế bào bọt đơn lẻ (đại thực bào)
Rất nhiều tế bào bọt tích tụ ở nội mạc

III

(đại thực bào và tế bào cơ)
Tổn thương trung gian Xuất hiện lipid ở ngoại bào

IV

hoặc chuyển tiếp
Vữa động mạch hay Đây được xem là tổn thương tiến triển
mảng vữa tiến triển

V
VI

đầu tiên, các nhân lipid tập trung ở nôi -

ngoại bào.
Mảng xơ vữa đơn thuần Các tổ chức vữa trưởng thành ( xơ + vữa)
Mảng xơ vữa biến chứng Vỡ mảng xơ vữa, hình thành huyết khối
hoặc xuất huyết trong thành => huyết
khối/ thuyên tắc.

1.2.5. Tiến triển và biến chứng của xơ vữa động mạch
* Sự hẹp của lòng động mạch
Giai đoạn sớm, mảng vữa xơ phát triển hướng ra ngoài lòng động mạch

được gọi là “ tái định trùng dương tính”, cho phép mảng vữa xơ phát triển mà
không gây hẹp đường kính lòng động mạch. Điều này lý giải giai đoạn tiến
triển “ im lặng” và kéo dài của mảng xữa xơ. Mảng vữa xơ tiếp tục lớn dần
lên và xấm lấn vào trong lòng động mạch, gây hẹp và cản trở dòng máu qua
động mạch.
* Sự hình thành huyết khối và gây nghẽn mạch


13

Các mạng vữa xơ đã hình thành trong lòng động mạch sẽ tiến triển theo
2 cách khác nhau:
- Tiến triển cấp tính: Do sự nứt, vỡ trên bề mặt của mảng xơ vữa không
ổn định (mảng xơ vữa có lõi lipid lớn, tách biệt với lòng động mạch bởi vỏ xơ
mỏng, dễ vỡ), hình thành huyết khối dễ gây nên suy động mạch vành cấp tính.
- Tiến triển gây hẹp dần lòng động mạch, dẫn tới các biểu hiện của thiếu
máu cục bộ cơ tim mạn tính, thường do mảng vữa xơ ổn định (mảng vữa xơ
có lõi lipid nhỏ, với vỏ xơ dày). [23]
1.2.6. Một số bệnh lý mạch máu do xơ vữa động mạch
* Xơ vữa động mạch vành
- Xơ vữa động mạch vành hay xơ cứng mạch vành bao gồm sự tích tụ
tại chỗ các lipid, phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ
chức xơ và calci,... tại động mạch vành. Qua thời gian mảng bám này lớn
dần làm cản trở sự lưu thông bình thường của dòng máu, khiến cơ tim bị
thiếu oxy và dinh dưỡng để hoạt động. Nếu không được phát hiện sớm và
điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy
tim, rối loạn nhịp tim,…
- Bệnh tim mạch vành ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ
ràng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể cảm nhận được các
triệu chứng điển hình của bệnh như đau thắt ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim...

Những triệu chứng này thường xuất hiện khi người bệnh hoạt động gắng sức
hoặc tâm lý bị căng thẳng, lo âu. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện
đơn độc hoặc cùng với cơn đau thắt ngực, bao gồm: Khó thở, mệt mỏi, cảm
giác buồn nôn, nôn, toát mồ hôi lạnh, cảm giác đầy bụng, khó tiêu hoặc ợ
nóng, đánh trống ngực, chóng mặt, tim đập nhanh,...
- Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng: Siêu âm tim
(echo), chụp động mạch vành, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp (CT


14

scan), điện tâm đồ, chụp X-quang, các xét nghiệm máu, thử nghiệm phóng xạ
(Radionuclide tests),...
* Bệnh tắc động mạch chi dưới do xơ vữa
- Trong viêm động mạch chi dưới, các tổn thương có thể đồng thời gặp ở
mọi vị trí: từ động mạch chủ đoạn dưới thận đến các động mạch ở cẳng chân.
Tuy nhiên động mạch chậu và động mạch đùi nông là những vị trí hay bị tổn
thương nhất.
- Bệnh nhân viêm tắc động mạch chi dưới do xơ vữa thường có thương
tổn phối hợp ở nhiều động mạch ở các vị trí khác nhau: nguy cơ thương tổn
mạch vành trong 5 năm là 40 - 50%, tổn thương các mạch máu não, mạch
cảnh từ 15 - 20% các trường hợp.
- Triệu chứng lâm sàng có thế có: Đau chi dưới( dau cách hồi), lạnh chi,
tím tái, dị cảm, mạch yếu hoặc mất mạch, loét hoại tử lâu lành,...
- Phương pháp chẩn đoán dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng : Siêu âm
doppler mạch, cộng hưởng từ động mạch, chụp cắt lớp đa dãy động mạch
(CTA), chụp mạch có tiêm thuốc cản quang,...
* Bệnh lý xơ vữa các thân động mạch trên cung động mạch chủ và các thân
động mạch đến não
- Tuần hoàn cho não được đảm bảo nhờ 2 động mạch cảnh, các động

mạch đốt sống, hai hệ thống này nối với nhau bởi đa giác Willis.
- Xơ vữa thường đặc trưng là mảng sợi xơ - nội mạc và gia tăng kích
thước theo thời gian. Tiến triển của tổn thương dần dần gây hẹp khít và gây
huyết khối.
- Lâm sàng có thể: không có triệu chứng (phát hiện nhờ tiếng thổi ở động
mạch cảnh ngay dưới góc hàm hoặc phát hiện do huyết áp hai tay không đối
xứng), hoặc có các triệu chứng lâm sàng (thiếu máu não thoáng qua, tai biến


15

mạch máu não do hẹp động mạch cảnh, tai biến mạch máu não do hẹp động
mạch đốt sống - thân nền).
- Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và các thăm dò cận lâm sàng: siêu âm
Doppler, CT Scan, chụp động mạch cảnh, đốt sống - thân nền,... Tùy thuộc
mức độ hẹp của động mạch và từng tình huống lâm sàng mà có chỉ định điều
trị nội khoa hay ngoại khoa.
* Bệnh lý các động mạch tiêu hóa
- Các động mạch tiêu hóa bao gồm động mạch thân tạng, động mạch
mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới. Tổn thương do xơ vữa
thường gặp là hẹp hay tắc hoàn toàn các động mạch này và lâm sàng sẽ xuất
hiện thiếu máu ruột cấp hay mãn tính.
- Tổn thương hẹp/ tắc động mạch tiêu hoá tương đối hiếm gặp. Bệnh hay
xuất hiện ở những người béo phì và thường phối hợp với các bệnh lý mạch
máu khác (mạch vành, mạch cảnh, bệnh mạch máu mãn tính chi dưới...). Lâm
sàng gợi ý khi có tam chứng: đau bụng sau khi ăn (20-30 phút), gầy nhiều, và
nghe được tiếng thổi ở vùng thượng vị.
- Chẩn đoán thường xác định dựa vào chụp động mạch tiêu hoá chọn lọc,
Siêu âm doppler mạch, cộng hưởng từ động mạch,...
* Bệnh lý xơ vữa động mạch thận

- Tổn thương hẹp động mạch thận do xơ vữa là nguyên nhân hay gặp
nhất trong bệnh lý hẹp động mạch thận (70 - 80%). Tổn thương thường gặp ở
tại lỗ động mạch thận hoặc quanh lỗ động mạch thận (80% trường hợp). 75%
các trường hợp tổn thương động mạch thận ở hai bên. Không có dấu hiệu lâm
sàng đặc hiệu của hẹp động mạch thận, tuy nhiên tần suất của bệnh rất cao ở
những trường hợp tăng huyết áp nặng mới xuất hiện và thường phát hiện được
tiếng thổi ở vùng động mạch thận.


16

- Chẩn đoán dựa vào siêu âm Doppler, chụp động mạch thận, CT Scan,
MRI,...
1.3. QUAN NIỆM RỐI LOẠN LIPID MÁUTHEO YHCT
1.3.1. Bệnh danh
Y văn của y học cổ truyền không thấy có danh từ “rối loạn lipid máu”,
nhưng những biểu hiện triệu chứng lại được nhắc đến từ rất sớm và nằm trong
phạm vi các chứng: đàm ẩm, phì bạng, tích tụ, huyễn vựng,...[19]
1.3.2. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể
Tân dịch nói chung là tất cả những chất dịch bình thường trong cơ thể.
Tân là chất trong, dịch là chất dục. Tân dịch là một trong những vật chất cơ
bản của sự sống, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, bì phu,... Khi
rối loạn sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể sẽ gây nên chứng đàm thấp, đàm
ẩm [20].
Sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể có liên quan chủ yếu đến các tạng phế,
tỳ, thận, can:
* Phế chủ tuyên phát và túc giáng, thông điều thủy đạo khiến cho đường
vận hành của thủy dịch trong cơ thể được thông suốt.
* Tỳ chủ vận hóa bao gồm vận hóa thức ăn và thủy dịch. Dưới tác dụng
vận hóa của tỳ, thủy dịch được vận hóa thành tân dịch đưa lên phế và phân tán

đi toàn thân, phát huy tác dụng tư dưỡng, nhu nhuận. Đông thời tỳ còn đem
các sản phẩm dư thừa sau khi các cơ quan tổ chức sử dụng đưa lên phế, để từ
đó đưa xuống thận rồi theo bàng quang ra ngoài.
* Can chủ sơ tiết, có tác dụng duy trì khí cơ toàn thân thông suốt, thúc
đẩy huyết và tân dịch vận hành. Chức năng này liên quan mật thiết đến chức
năng vận hóa của tạng tỳ, giúp khí cơ của tỳ thông sướng, chức năng thăng
giáng được hài hòa.
* Thận chủ thủy, có chức năng chủ trì và điều tiết trao đổi tân dịch trong
cơ thể. Thận dương có tác dụng thúc đẩy quá trình phân bố và bài tiết tân


17

dịch, ngược lại thận âm kìm hãm quá trình này. Thận dương có tác dụng khí
hóa ôn âm tỳ dương, từ đó làm cho chức năng vận hóa của tỳ được diễn ra
bình thường, thủy dịch trong cơ thể được phân tán đi toàn thân [30].
1.3.3. Chứng đàm ẩm
Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Đàm là biến chất của tân dịch”. “Đàm sinh
hóa ra là do tỳ, căn bản của đàm là do thận. Hễ có chứng đàm, không ở tạng
nọ thì ở tạng kia. Đàm vốn là tân dịch trong nhân thể, nó tùy theo vị trí tà cảm
vào mà thành tên bệnh. Vì chính khí bị hư, không có sự cai quản, tà thừa hư
vào, kích động sinh ra đàm, chứ không phải vì đàm mà sinh bệnh, thực ra vì
bệnh mà sinh ra đàm” [21].
Theo Hoàng Bảo Châu: “Đàm là một loại bệnh mà nguyên nhân gây
bệnh chính là thủy đọng lưu lại ở một vị trí trong cơ thể, không vận hóa theo
quy luật bình thường. Nội kinh gọi là tích ẩm. Kim quỹ gọi là đàm ẩm” [13].
Theo Trần Thúy: “Đàm ẩm là một sản vật bệnh lý, đàm là chất đặc, ẩm là
chất trong loãng. Đàm ẩm sau khi sinh sẽ gây ra những bệnh mới, đặc biệt
phạm vi gây bệnh của đàm ẩm rất rộng rãi, không phải chỉ có ho khạc ra
đờm”. “Đàm do tỳ hư không vận hóa được thủy thấp, thận dương hư không

ôn dưỡng tỳ dương nên không vận hóa được thủy cốc và không khí hóa được
thủy dịch, phế khí hư không túc giáng thông điều thủy đạo, trên lâm sàng thấy
đờm nhiều, ngực sườn đầy tức” [44]
Tóm lại, đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý, nguồn gốc sinh đàm ẩm là tân
dịch. Khi công năng của các tạng phủ trong cơ thể bị rối loạn, tân dịch không
phân bố, không vận hành được sẽ ngưng tụ tạo thành thấp, thấp hóa thành
đàm ẩm.
1.3.4. Nguyên nhân và biện chứng
- Do tiên thiên bất túc: Bẩm tố tiên thiên thận dương hư, không ôn


18

dưỡng được tỳ dương hoặc cũng có thể thiên quý suy, tỳ khí hư nhược, công
năng vận hóa suy giảm, tỳ hư không thể vận hóa, thận dương không khai
thông làm thấp trệ mà hóa đàm.
- Do ẩm thực: Do ăn uống quá nhiều đồ cao lương làm công năng tỳ vị bị
tổn thương, chức năng vận hóa thất điều, đàm thấp nội sinh mà dẫn đến bệnh tật.
- Do thất tình: Lo nghĩ nhiều hại tỳ, giận dữ quá khiến can khí uất khắc tỳ
thổ, tỳ vị hư yếu công năng vận hóa suy giảm, đàm trọc ứ trệ mà sinh ra bệnh.
- Do ngũ tổn: Thói quen sinh hoạt ít vận động, nằm nhiều hại khí, ngồi
nhiều hại cơ nhục. Khí và cơ nhục đều được nuôi dưỡng bởi tạng tỳ, khiến
công năng vận hóa của tỳ thổ bị ảnh hưởng mà sinh bệnh.
Đàm ẩm sau khi hình thành theo khí đi các nơi, ngoài đến cân xương,
trong đến tạng phủ làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết và sự thăng
giáng của khí gây ra chứng bệnh ở các bộ phận của cơ thể. [6], [13], [30]
1.3.5. Liên hệ giữa rối loạn chuyển hóa lipid và chứng đàm ẩm [24], [27], [28].
Dựa trên nhiều nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng, người ta thấy giữa
RLLM của y học hiện đại và chứng đàm thấp của y học cổ truyền có nhiều
điểm tương đồng.

Bảng 1.1. Liên hệ rối loạn lipid máu và đàm ẩm


19

Đặc điểm

Nguyên nhân

Biểu hiện
Hướng điều trị

Rối loạn lipid máu
- Yếu tố gen
- Ăn nhiều đồ béo ngọt làm tăng
cân, béo phì, rối loạn lipid máu.
- Lối sống tĩnh tại làm tăng
cân, kháng insulin.
- Tuổi cao làm suy giảm chức
năng chuyển hóa.
- Tinh thần căng thẳng.
- Tăng lipid máu, thừa cân, tăng
huyết áp, bệnh lý tim mạch…
- Chế độ ăn, luyện tập, thuốc
hỗ trợ chuyển hóa.

Chứng đàm ẩm
- Tiên thiên bất túc
- Ẩm thực không điều độ
khiến tỳ hư, thấp trệ hóa đàm.

- Cửu ngọa thương khí, cửu
tọa thương nhục.
- Thiên quý suy, công năng
tạng phủ suy giảm.
- Tình chí tổn hại tạng phủ.
- Thể trạng đàm thấp, nặng
nề, huyễn vựng, tâm quý…
- Chế độ ăn, sinh hoạt, thuốc
trừ đàm, kiện vận tạng phủ.

1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN
LIPID MÁU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
- Nghệ (Curcuma longa) được nghiên cứu trên thực nghiệm và thử
nghiệm lâm sàng cho thấy cao lỏng và viên nén với liều lượng tương đương
10g nghệ tươi/ngày, dùng trong 1 tháng làm giảm 11,7% TC, gần bằng tác
dụng của clofibrat với liều 1g/ngày [29].
- Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Văn Đồng. “Nghiên cứu triển khai mô
hình gây vữa xơ động mạch trên thỏ thực nghiệm bằng chế độ ăn giàu
cholesterol và áp dụng đánh giá tác dụng của bài thuốc Đông dược”. Trên mô
hình gây VXĐM đã triển khai, bài thuốc Đông dược với liều 5,6 g/kg/ngày
trong 3 tháng làm giảm cholesterol huyết thanh 70%, tăng tỷ lệ cholesterol
HDL/ cholesterol toàn phần 182%, giảm triglycerid huyết thanh 39%, giảm tỷ
lệ khối lượng mỡ bụng/ khối lượng cơ thể 67%, giảm mức độ vữa xơ động
mạch chủ và động mạch vành [17].
- Vũ Thị Thuận (2012), “Nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid
máu và giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên thực nghiệm”, cho
thấy với liều 3g/kg/ngày có tác dụng giảm 10,06% TC, giảm 36,47% LDL-c


20


trên thỏ và với liều 6g/kg/ngày có tác dụng giảm sự hình thành mảng bám
VXĐM trên động mạch chủ thỏ [42].
- Phạm Thị Vân Anh, Mai Phương Thanh (2014), “Nghiên cứu tác dụng
chống xơ vữa động mạch của bài thuốc chỉ thực đạo trệ hoàn trên thực
nghiệm”, cho thấy liều 0,8g dược liệu/kg/ngày và 2,4g dược liệu/kg/ngày trên
thỏ có tác dụng chống XVĐM gây ra bởi dầu cholesterol, thể hiện bằng sự
giảm các chỉ số lipid máu (TC, TG, LDL-C) và sự cải thiện hình ảnh mô bệnh
học của quai ĐMC và gan thỏ so với lô mô hình. Và liều 2,4g dược
liệu/kg/ngày thể hiện tác dụng chống XVĐM tốt hơn liều 0,8g dược
liệu/kg/ngày [40].
- Vũ Việt Hằng (2014): “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm Giáng chỉ
tiêu khát linh điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường typ II
thực nghiệm”. Kết quả cho thấy; GCTKL dự phòng liều 840mg/kg và 1260
mg/kg/ngày, sau 60 ngày có tác dụng giảm các chỉ số lipid máu còn 21,5và
27,8% (TG), 70,7% và 75,7% (TC), 35,2 và 33% (LDL-c), tăng 164,8% và
185,9% (HDL-c); GCTKL điều trị liều 840mg và 1260mg/kg/ngày, sau 60
ngày có tác dụng giảm các chỉ số lipid máu còn 33,1% & 40.1 (TG), 52,1 và
50,1% (TC), 22.9% và 16,3% (LDL-c), tăng 162,9% và 182.9 (HDL-c) [22].
- Đặng Trường Giang, Nguyễn Văn Long (2014) “ Nghiên cứu tác dụng
hạ lipid máu của viên nang cứng Slimtosen trên thực nghiệm”. Viên nang
cứng Slimtosen bào chế từ nguồn dược liệu tự nhiên như lá sen, chitosan, Lcarnitin fumarat. Có tác dụng giảm cân, hạ lipid và đường máu trên mô hình
chuột thực nghiệm. Khi cho uống mức liều 500mg/kg thể trọng liên tục trong
2 tuần, thấy trọng lượng cơ thể chuột và các chỉ số sinh hóa máu như
cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-C đều giảm, đồng thời chỉ số HDL-C
máu tăng [18].
- Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thúy (2015). “Nghiên cứu tác dụng
điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa động mạch của chế phẩm SAD
trên động vật thực nghiệm” cho kết quả như sau: Trên mô hình gây RLLM nội



21

sinh SAD liều 0,72g cao khô/kg/ngày và 2,16g cao khô/kg/ngày trên chuột
nhắt trắng làm hạn chế sự tăng TC (giảm 13,56%, 14,49%), non-HDL-c (giảm
16,40%, 11,10%). Sau 4 tuần SAD liều 0,36g cao khô/kg/ngày có tác dụng
điều chỉnh RLLM ở chuột cống trắng có ý nghĩa thống kê. SAD liều 0,18g
cao khô/kg/ngày và 0.54g cao khô/kg/ngày trên thỏ có tác dụng chống xơ vữa
động mạch bởi dầu cholesterol [45].
- Nghiên cứu của Dương Quốc Hưng (2016). “Tác dụng viên nang
Lipidan trên mô hình gây rối loạn lipid máu thực nghiệm”, cho kết quả trên
mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế nội sinh: Trên chuột nhắt trắng,
Lipidan liều 6,0 g/kg làm giảm 14,1% chỉ số TC và 27,9% chỉ số non - HDLC, nhưng không làm thay đổi nồng độ TG so với lô mô hình. Lipidan liều
12,0 g/kg ngoài làm giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số TC và non - HDL- C
(giảm 25,6%và 28,4%), còn làm giảm rõ rệt TG (giảm 26,8%) so với lô mô
hình. Trên mô hình gây rối loạn lipid máu theo cơ chế ngoại sinh: Trên chuột
cống trắng, Lipidan liều 0,7g/kg/ngày và 1,4g/kg/ngày, uống trong 2 tuần có
tác dụng làm giảm rõ rệt TC (33,1% và 25,3%) và non- HDL- C (42,5% và
35,9%). Sau 4 tuần, Lipidan liều 0,7g/kg/ngày làm giảm TC 31,2% và non HDL 46,4%; liều 1,4g/kg/ngày làm giảm TC 23,0% và non - HDL- C 31,8%
so với lô mô hình [26].
* Mô hình dược lý thực nghiệm gấy rối loạn lipid máu ngoại sinh
Động vật được sử dụng trong các mô hình tăng cholesterol máu thường
là: Thỏ, chuột cống, chuột nhắt, chuột đồng, khỉ, lợn, chim,...
- Trên thỏ, mô hình Anichkov được coi là mô hình kinh điển được tiến
hành bằng cách cho thỏ ăn cholesterol 0,3 - 0,5g/kg/ngày trong 1 năm [1], [7].
- Tại Việt Nam, Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã gây mô hình tăng
cholesterol bằng cách cho thỏ đực uống cholesterol hòa tan trong dầu lạc với
liều 0.5g/kg/ngày kéo dài liên tực trong 2 tuần [35].



×