Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG của BỆNH NHÂN UNG THƯ TRƯỚC điều TRỊ hóa CHẤT tại KHOA UNG bướu BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNGNĂM 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.08 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ LINH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI KHOA
UNG BƯỚU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2016

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ THỊ LINH
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
TRƯỚC ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI KHOA
UNG BƯỚU BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2016
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60720135

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI NGỌC LAN

HÀ NỘI – 2016


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCC
CC/T
CN/CC
CN/T
HAZ

Bạch cầu cấp
Chiều cao theo tuổi
Cân nặng theo chiều cao
Cân nặng theo tuổi
Height Age Z-score

SD

(Z-score chiều cao theo tuổi)
Standard deviation

SDD
TB

Độ lệch chuẩn

Suy dinh dưỡng
Trung bình

UNICEF

United Nations Children’s Fund

WAZ

(Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc)
Weight Age Z-score

WHZ

(Z-score cân nặng theo tuổi)
Weight Height Z-score

WHO

(Z-score cân nặng theo chiều cao)
World Health Organzation
(Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


5


ĐẶT VẤN ĐỀ

Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khỏe con người, đặc
biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng
trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng đến bệnh tật, làm bệnh dễ phát sinh,
kéo dài thời gian mắc bệnh hoặc làm bệnh nặng hơn, đặc biệt đối với bệnh
nhân ung thư. Suy dinh dưỡng làm giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng
chịu đựng với hóa chất dẫn đến tăng tỉ lệ nhiễm trùng và tỉ lệ biến chứng
trong quá trình điều trị. Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng trong việc
đánh giá đáp ứng điều trị và khả năng chịu đựng hóa trị, trong thực tế nó là
một nguyên nhân thường gặp gây tử vong ở trẻ em mắc bệnh ung thư. Tuy
vậy trên thực tế đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa
chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Mỗi năm, nước ta có
khoảng 150.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết
vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u [1]. Thế nhưng, trong các buổi khám
bệnh, rất ít bệnh nhân đề cập đến việc ăn uống thế nào cho hợp lý.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, ở Việt Nam
hiện nay, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng
trong suốt thời gian trị bệnh nên đã dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng
và suy kiệt trầm trọng hơn. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã
chỉ ra rằng chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh
nhân [1].
So với người lớn, trẻ em có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn vì chúng có
quá trình trao đổi chất nhanh hơn, tốc độ và nhu cầu calo lớn hơn cho sự tăng
trưởng và phát triển [2]. Vì vậy hỗ trợ dinh dưỡng là một phần trong kế hoạch


6


điều trị ung thư toàn diện cho trẻ em ung thư, lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù
hợp nhằm duy trì chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
Vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng do thiếu protein- năng lượng ở trẻ
em và người lớn ngoài cộng đồng tại các nước đang phát triển đã được nhiều
quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm, phòng chống từ nhiều năm nay. Tuy
vậy vấn đề suy dinh dưỡng trong bệnh viện còn ít được quan tâm, đặc biệt là
suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em ung thư có vai trò vô cùng
quan trọng trong chiến lược can thiệp dinh dưỡng cho trẻ ung thư để đề phòng
những biến chứng do tình trạng suy dinh dưỡng gây nên. Vì vậy chúng tôi
tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư
trước điều trị hóa chất tại khoa Ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương, năm
2016” với 2 mục tiêu sau:
1.

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhi ung thư trước khi điều trị

2.

hóa chất tại khoa Ung bướu Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2016.
Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với các nhóm bệnh lý
ung thư.


7

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới.

Trong vòng 15 năm trở lại đây, suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em có xu
hướng giảm trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo của Liên hiệp Quốc năm
2008 về việc thực hiện Các mục tiêu Thiên niên kỷ và báo cáo của Quỹ nhi
đồng liên hiệp quốc (UNICEF) năm 2006 về Tiến triển tình hình dinh dưỡng
trẻ em cho thấy: trong khoảng 16 năm (1990-2006) tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5
tuổi thể nhẹ cân toàn thế giới giảm được 7% (từ 33% xuống còn 26%). Thống
kê của Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF), WHO và Ngân hàng thế giới
năm 2011 về SDD trẻ em dưới 5 tuổi thấy châu Á vẫn là châu lục đứng đầu về
tỷ lệ nhẹ cân với 19,3% (69,1 triệu) và tỷ lệ gầy còm với 10,1% (36,1 triệu).
Riêng trẻ thấp còi, châu Phi trở thành châu lục chiếm tỷ lệ cao nhất với 35,6%
(56,3 triệu); tiếp theo là châu Á: 26,8% (98,4 triệu). Hai châu lục này chiếm
trên 90% trẻ thấp còi trên toàn cầu [3].
Nghiên cứu của UNICEF năm 2011 khu vực châu Á-Thái Bình Dương
cũng thấy sự chênh lệch lớn giữa các tộc người. Tỷ lệ trẻ 18-23 tháng ở
Campuchia bị thấp còi 50,0% và nhẹ cân 45,0%, chủ yếu ở trẻ em dân tộc
thiểu số. Tương tự, tỷ lệ tương ứng ở Lào là 40,0% và 37,0%. Ở Phillippines,
trẻ nhẹ cân sống vùng thủ đô 15,7%, thấp hơn nhiều so với 36,1% trẻ sống ở
vùng khó khăn Bitol. Theo kết quả nghiên cứu trẻ em dưới 5 tuổi của tổ chức
Cứu trợ trẻ em Mỹ năm 2012, trên thế giới còn hơn 100 triệu (15,7%) nhẹ cân,
171,0 triệu (27,0%) thấp còi và hơn 60 triệu (10,0%) gầy còm. Các khu vực
Nam Á, cận hoang mạc Sahara có tỷ lệ SDD trẻ em cao nhất [4]. Những quốc
gia còn tỷ lệ SDD trẻ em cao và rất cao cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi, gầy còm


8

tương ứng như Đông Timor năm 2010 (44,7%, 58,1%, 18,6%); Niger năm
2011 (38,5%, 51,0%, 12,3%); Pakistan năm 2011 (31,5%, 43,7%, 15,1%);
Bangladesh năm 2011 (36,4%, 41,3%, 15,6%). Điều tra của Hatlekk M. năm
2012 thấy tỷ lệ thấp còi trẻ em khác nhau giữa các tộc người vùng Nam Á:

Tộc người Bà la môn (Brahmin) 45,1%; Hill Dalits 56,1%; Yadav 70,7%;
Newar 72,3% và Hồi giáo (Muslim) 72,8% [5 ].
Đối với bệnh nhân ung thư tỉ lệ SDD khác nhau giữa các quốc gia tùy theo
loại ung thư. Theo báo cáo trong một nghiên cứu hợp tác đa trung tâm trên bệnh
nhân bị 12 loại ung thư ở người lớn cho thấy tỷ lệ sút cân trong 6 tháng trước
chẩn đoán ung thư như sau: tỷ lệ và mức độ sụt cân thấp nhất (31% đến 40%)
được thấy ở bệnh nhân ung thư vú, các loại ung thư máu và sarcomas. Mức độ
sụt cân trung bình ở bệnh nhân ung thư đại tràng, tiền liệt tuyến và phổi (54%
đến 64%). Bệnh nhân ung thư tụy và dạ dày có tỷ lệ cao nhất 80% [6]. Ở trẻ em
báo cáo ở một số nước tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư cho kết quả
khác nhau. Theo Universidade Federal de São Paulo (UNIFESP), São Paulo,
Brazil, 2014, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao gấp 3 lần tỷ lệ suy dinh dưỡng
chung trong cộng đồng [7]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ung thư ở thành
phố Casablanca, Morocco, Châu Phi theo báo cáo năm 2008 dao động từ
20%- 50% tùy theo phương pháp đánh giá [8]. Ở Mỹ năm 2010 tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em ung thư là 45% [9].
1.1.2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam.
Ở nước ta trong những năm qua nhờ triển khai chương trình quốc gia
phòng chống suy dinh dưỡng đạt hiệu quả, tình trạng suy dinh dưỡng dần
được cải thiện, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 43,9% năm
1995, còn 33,8% năm 2000; năm 2005 là 25,2% đến năm 2010 là 17,5% và
năm 2015 còn 14,1%[10], [11]. Tuy nhiên mức độ chưa đồng đều giữa các
vùng, khu vực. Ở những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn như Tây Nguyên,


9

Tây Bắc, Đông Bắc, Nam Trung Bộ tỷ lệ trẻ suy sinh dưỡng vẫn còn cao hơn
so với các vùng khác [11],[12],[13].
Tình trạng suy dinh dưỡng khám và điều trị tại viện Nhi Trung ương:

Trong những năm gần đây số trẻ bị suy dinh dưỡng vào khám và điều trị tại
Viện Nhi trung ương giảm so với trước: năm 1991 là 401 bệnh nhân, năm
1995 là 210 bệnh nhân, năm 1997 đến năm 2001 số bệnh nhân luôn dao
động trong khoảng 200 bệnh nhân [15]. Tuy vậy số trẻ vào khám tại phòng
khám Dinh dưỡng Viện Nhi ngày càng tăng: năm 2009 là 6.764, năm 2010
tăng gần gấp đôi 10.771 trẻ.
Các nghiên cứu về tỷ lệ SDD trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2001- 2002, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng không giảm so với năm 1997.
Năm 2010, SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện chiếm 23,8%, cao nhất ở
nhóm 13- 24 tháng tuổi [15]. Tô Thị Hảo nghiên cứu trên 500 cặp mẹ con thực
trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng đến trẻ suy dinh dưỡng tại phòng
Khám dinh dưỡng - Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy trong số 250 trẻ SDD
thì nữ chiếm tỷ lệ 61% và nam là 39%. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân chiếm 9,8%, thể
thấp còi là 5%, thể gầy còm là 8,1%. Tỷ lệ cao ở cả 3 thể là trẻ các nhóm tuổi
từ 6- 35 tháng tuổi [17]. Nghiên cứu của Tô Thị Huyền cũng cho kết quả tương
tự tỷ lệ 3 chỉ số lần lượt là 20%, 14,7%, 7,3% [18]. Nghiên cứu của Trần Trí
Bình năm 2013 trên bệnh nhân viêm phổi cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức
rất cao ở thể CN/T và CN/CC và ở mức cao đối với thể CC/T. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng là 35,5%; 28,1%; và 31,8% theo các chỉ số CN/T; CC/T và CN/CC
tương ứng [19]. Nghiên cứu của Nguyễn Tất Cương trên 114 trẻ em dưới 5
tuổi nhiễm HIV tại cơ sở điều trị ngoại trú bệnh viện Nhi Trung ương năm
2015, tỉ lệ SDD thể nhẹ cân là 12,8%, tỉ lệ SDD thể thấp còi là 17,54% [20]
Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi bị ung thư: Ở Việt Nam
nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ung thư còn hạn chế. Hầu hết


10

các nghiên cứu chỉ đề cập đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nói chung mà
chưa chú trọng đến sức khỏe của nhóm đối tượng như trẻ em ung thư. Trong

phạm vi nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ung thư, việc tìm
hiểu được tình trạng dinh dưỡng trước khi truyền hóa chất sẽ giúp cho cán bộ
y tế có những giải pháp hợp lý, nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ, và cải
thiện tình trạng sức khỏe ở nhóm đối tượng này.
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng
Là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh
mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như:
Tình trạng an ninh thực phẩm của hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ
sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của
bà mẹ [21],[22].
Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn và tình
trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc
thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai
[21],[22],[23].
1.2.2. Suy dinh dưỡng Protein-Năng lượng (PEM)
Là loại thiếu dinh dưỡng quan trọng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng đối
với trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển. Suy dinh dưỡng Protein-Năng
lượng không chỉ là tình trạng thiếu hụt protein và năng lượng mà còn thường
kết hợp với nhiều chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các chất vi dinh dưỡng,
biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [24],[25].


11

1.2.3. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Ở thời kỳ đầu, để đánh giá tình trạng dinh dưỡng người ta chỉ dựa vào
các nhận xét đơn giản như gầy, béo, tiếp đó là một số chỉ tiêu nhân trắc như

Brock, Quetelet, Pignet,.. Hiện nay sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh
giá tình trạng dinh dưỡng là phương pháp dễ làm và được áp dụng rộng rãi.
1.2.3.1. Phương pháp nhân trắc học.
Sử dụng các chỉ số nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là
phương pháp làm phổ thông và được áp dụng rộng rãi. Các chỉ số nhân trắc
của cơ thể cung cấp sơ lược sự phát triển hay kích thước cơ thể đạt được, là
sự thay đổi các kích thước này qua thời gian. Chúng được dùng để mô tả tình
trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối cùng của
việc cung cấp thực phẩm ăn vào, hấp thu, chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể.
Nhân trắc học dinh dưỡng có mục đích đo các biến đổi về kích thước và cấu
trúc cơ thể theo tuổi và tình trạng dinh dưỡng [26],[27],[28]. Thu thập các
kích thước về nhân trắc là bộ phận quan trọng trong cuộc điều tra dinh dưỡng
và là các chỉ số trực tiếp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em.
Khi đánh giá chỉ số nhân trắc, từng chỉ số riêng lẻ về chiều cao hay cân
nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp tuổi,
giới hoặc kết hợp các số đo của trẻ với nhau và phải được so sánh với giá trị
quần thể tham khảo. Các chỉ số nhân trắc thường được dùng là:
- Cân nặng theo tuổi (CN/T):
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Cân nặng của trẻ được so
sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của chuẩn tăng trưởng WHO, lấy
điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn (-2SD) được coi là SDD thiếu (nhẹ) cân.
Chỉ số này còn được dùng để hỗ trợ xác định ngày sinh của trẻ, nó có thể
được sử dụng rộng rãi để ước tính tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em vì nó không dựa


12

vào chiều cao. Trẻ em có di truyền thấp, hoặc trẻ bị thấp còi sẽ có cân nặng theo
tuổi thấp nhưng không nhất thiết phải thể gầy còm, trọng lượng của họ có thể
thích hợp cho vóc người thấp bé của mình [26].

Suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân phản ánh tình trạng cân nặng của trẻ
không đạt tiêu chuẩn tuổi, tuy nhiên không cho biết chính xác đây là SDD
trong quá khứ hay hiện tại.
-

Chiều cao theo tuổi (CC/T):
Theo khuyến cáo của WHO chỉ số này để phát hiện ra trẻ “thấp còi” kết

hợp với cân nặng theo chiều cao. Thấp còi là một nguyên nhân làm chậm tăng
trưởng xương và tầm vóc, được định nghĩa là kết quả cuối cùng giảm tốc độ
tăng trưởng tuyến tính. Chiều cao theo tuổi thấp phản ánh tình trạng thiếu
dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị thấp còi và làm gia
tăng khả năng mắc bệnh [24].
SDD thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc
thuộc về quá khứ làm cho đứa trẻ có chiều cao thấp hơn chiều cao đáng lẽ
phải có theo tuổi.
-

Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):
Cân nặng theo chiều cao thấp cho thấy sự thiếu nguồn thực phẩm xảy ra

trong khoảng thời gian gần đây làm cân nặng của trẻ giảm nhanh.
Chỉ số này phát hiện SDD thể gầy còm, phản ánh SDD cấp tính, làm cho
trẻ ngừng lên cân hoặc tụt cân, trong khi chiều cao không đổi.
Tuy nhiên khi trẻ bị phù thì chỉ số này không còn chính xác.
-

Vòng cánh tay

Sự phát triển kém hoặc suy mòn các cơ là những biểu hiện chính của suy dinh

dưỡng thiếu protein- năng lượng, nhất là trẻ bé. Ở người lớn và người trưởng
thành, khối lượng cơ lại tỷ lệ với sự tăng vận động của một nhóm cơ nào đó.


13

Trong thực hành dinh dưỡng, đánh giá khối lượng cơ thường được thông
qua vòng đo trực tiếp các chi, thường dùng nhất là đo vòng cánh tay [28].
 Cách nhận định kết quả.
Trước đây, WHO dựa trên số liệu NCHS của Mỹ đã đưa ra quần thể tham
khảo (NCHS/WHO international reference population), làm giá trị tham chiếu để
nhận định tình trạng dinh dưỡng trẻ em cho các quốc gia thành viên. Tuy nhiên
WHO cũng khuyến cáo không nên coi quần thể tham khảo là chuẩn mà chỉ là cơ
sở để đưa ra nhận định, thuận tiện cho các so sánh trong nước và quốc tế. Sử dụng
quần thể tham khảo NCHS với điểm ngưỡng thấp hơn âm 2 độ lệch chuẩn (<
-2SD) và chia ra các mức độ sau [29].
- Cân nặng theo tuổi:
+ Từ dưới - 2SD đến + 2SD: Bình thường.
+ Từ dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng vừa (độ I).
+ Từ dưới - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng nặng (độ II).
+ Từ dưới - 4SD: Suy dinh dưỡng rất nặng (độ III).
+ Trên + 2SD: Thừa cân, đây là ngưỡng để sàng lọc, còn để xác định béo phì
cần phải đo bề dày lớp mỡ dưới da và sử dụng chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao.
- Chiều cao theo tuổi:
+ Từ - 2SD trở lên: Bình thường.
+ Từ dưới - 2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng độ I (thấp còi độ I).
+ Từ dưới -3SD: Suy dinh dưỡng độ II (thấp còi độ II).
- Cân nặng theo chiều cao: Các điểm ngưỡng giống 2 chỉ tiêu trên:
+ Từ - 2SD đến + 2SD: Bình thường
+ Từ dưới -2SD đến - 3SD: Suy dinh dưỡng cấp vừa (gầy còm độ I).

+ Từ dưới - 3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng cấp nặng (gấy còm độ II).
+ Trên + 2SD là trẻ có biểu hiện thừa cân.
Khi cả 2 chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp dưới ngưỡng
(-2SD) thì đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa gầy còm
vừa thấp còi.


14

Để so sánh với số liệu quốc gia hoặc cộng đồng khác, WHO đã đưa ra bảng
phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của thiếu dinh dưỡng như sau:
Bảng 1.1. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng trẻ em ở cộng đồng [31].
Chỉ tiêu
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
SDD thể gầy còm

Thấp
< 10
< 20
<5

Mức độ thiếu dinh dưỡng (%)
Trung bình
Cao
Rất cao
10 – 19
20 - 29
≥ 30
20 – 29

30 - 39
≥40
5–9
10 - 14
≥15

Năm 1993, WHO đã tiến hành xem xét lại một cách toàn diện việc sử dụng
và giải thích của quẩn tham chiếu đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và kết
luận quần thể tham khảo (NCHS: National Centre for Health Statistics) không
đầy đủ và không đại diện cho tăng trưởng trẻ em ở giai đoạn đầu, và việc xây
dựng một chuẩn tăng trưởng mới là cần thiết. Hội đồng Y tế Thế giới đã thông
qua đề nghị này năm 1994, chuẩn tăng trưởng mới MGRS (Multicentre Growth
Reference Study) đã được thực hiện từ năm 1997 đến năm 2003 trên 8440 trẻ sơ
sinh và trẻ nhỏ khỏe mạnh được nuôi bằng sữa mẹ từ nhiều quốc gia, sắc tộc và
nền văn hóa khác nhau (Brazil, Ghana, Ấn Độ, Nauy, Mỹ..).
Năm 2006 tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) khuyến cáo sử dụng quần
thể chuẩn để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ gọi là chuẩn WHO 2005.
Các chỉ số cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao
của một trẻ, được so sánh với các giá trị trung bình của quần thể được nuôi
dưỡng cùng tuổi cùng giới [33],[34].
Một trẻ được coi là SDD nhẹ cân, SDD thấp còi và gầy còm khi các
chỉ số Z-score tương ứng cân nặng theo tuổi (WAZ), chiều cao theo tuổi
(HAZ) và cân nặng theo chiều cao (WHZ) nhỏ hơn -2SD. Các chỉ số Z-score
được tính theo công thức sau:
Z-Score =

Kích thước đo được-Số TB của quần thể tham chiếu


15


Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
Bảng 1.2: Bảng phân loại suy dinh dưỡng theo các chỉ số Z-score.
Z-score
≥ -2
< -2
< -3

Cân nặng theo tuổi

Chiều cao theo

Cân nặng theo chiều

WAZ
Không SDD
Nhẹ cân
Nhẹ cân nặng

tuổi HAZ
Không SDD
Thấp còi
Thấp còi nặng

cao WHZ
Không SDD
Gầy còm
Gầy còm nặng

- Vòng cánh tay

Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới năm 2006 [28].
Suy dinh dưỡng cấp tính nặng: vòng cánh tay <11,5cm
Suy dinh dưỡng cấp tính vừa: 11,5 ≤ vòng cánh tay <12,5mm
1.2.3.2. Phương pháp hóa sinh
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng phương pháp
hóa sinh, các chỉ số hóa sinh thường được sử dụng như: Protein, albumin,
prealbumin, transferrin…
- Protein huyết tương phản ánh khá trung thực lượng protein của toàn
cơ thể, lượng protein toàn phần dao động trong khoảng 73,1 ± 6,06 g/l [34].
Lượng protein toàn phần trong huyết tương bị ảnh hưởng bởi tình trạng dinh
dưỡng, chức năng gan, thận, rối loạn chuyển hóa và một số tình trạng bệnh lý.
- Albumin chiếm khoảng hơn 60% lượng protein toàn phần và có tác
dụng phần lớn tạo áp lực keo cho máu (khoảng 80%). Tuy vậy albumin bình
thường do gan tổng hợp, giảm trong rất nhiều bệnh lý như xơ gan, suy gan
nặng, nhiễm trùng nặng, chấn thương. Như vậy nồng độ albumin huyết tương
còn chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố khác ngoài dinh dưỡng. Thời gian bán hủy
của albumin khoảng 21 ngày nên khó dùng để theo dõi đánh giá hiệu quả của
các can thiệp dinh dưỡng. Bình thường albumin huyết tương: 35-50 g/l [35].


16

- Transferrin máu là một protein vận chuyển trong cơ thể, có vai trò vận
chuyển sắt. Nồng độ của nó bị ảnh hưởng bởi protein thức ăn. Transferrin là chỉ
số nhậy để đánh giá tình trạng dinh dưỡng protein của cơ thể. Nồng độ trong
huyết thanh < 200mg/dl được coi là dinh dưỡng kém. Tuy nhiên nồng độ của nó
bị ảnh hưởng bởi lượng sắt của cơ thể. Khi sử dụng erythropoietin điều trị thiếu
máu, lượng sắt lưu hành có thể giảm làm transferrin giảm làm kết quả transferrin
sẽ không chính xác với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân.
- Prealbumin huyết thanh là một protein vận chuyển có thời gian bán

hủy 1- 2 ngày, là chỉ số có giá trị trong đánh giá hiệu quả của can thiệp dinh
dưỡng, liên quan chặt chẽ với lượng protein khẩu phần, là chỉ số tiên lượng có
giá trị trên bệnh nhân. Khi nồng độ dưới 20mg/dl được coi là dấu hiệu thiếu
dinh dưỡng [34].
1.2.3.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng khác:
Bên cạnh phương pháp nhân trắc, sinh hóa để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng người ta còn sử dụng các phương pháp sau đây:
+ Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống.
+

Các thăm khám thực thể/dấu hiệu lâm sàng, đặc biệt chú ý tới các
triệu chứng thiếu dinh dưỡng kín đáo hoặc rõ ràng.

+

Các kiểm nghiệm chức phận để xác định các rối loạn chức phận do
thiếu hụt dinh dưỡng.

+

Điều tra tỷ lệ bệnh tật và tử vong. Sử dụng các thống kê y tế để tìm
hiểu mối liên quan giữa tình hình bệnh tật và tình trạng dinh dưỡng.

+

Đánh giá các yếu tố sinh thái liên quan đến tình hình bệnh tật sức
khỏe.

Tùy theo các nghiên cứu mà có thể dùng phương pháp nhân trắc đơn
thuần hoặc kết hợp phương pháp nhân trắc cùng với 1 hay nhiều phương pháp

trên trong việc đánh giá.


17

1.3. Khái quát về ung thư trẻ em và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhi ung thư
1.3.1. Khái quát về ung thư trẻ em
Ung thư là một nhóm bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một
cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng
cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).
Hiện có khoảng 200 loại ung thư [33].
Ung thư trẻ em (<15 tuổi) chiếm tỉ lệ khoảng 1-2% tổng số các ca ung
thư. Tuy nhiên 10-12% ca tử vong ở trẻ em có liên quan đến ung thư. Tỉ lệ
mới mắc ung thư hàng năm ở trẻ em trung bình khoảng 90-150/10 6 trẻ em. Tại
pháp ASR: 134/106 trẻ em/ năm; Anh ASR: 122/106 trẻ em/ năm; Hoa Kỳ
ASR: 160/106 trẻ em/ năm. Năm 2004 trên thế giới có khoảng 11 triệu ca mới
mắc ung thư và 7 triệu người chết do ung thư chiếm khoảng 12% tổng số các
nguyên nhân gây tử vong ở người. Ở trẻ em mỗi năm có 160.000 ca mới mắc
và 90.000 người chết do ung thư trong đó 80% trẻ em bị ung thư sống ở các
nước đang phát triển. tại Việt Nam theo ghi nhận số liệu của 5 tỉnh Hà Nội,
Thái Nguyên, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ tỉ lệ mới mắc hàng năm
trong giai đoạn 2001-2004 khoảng 70/106 trẻ em/ năm [37].
+ Phân bố một số loại ung thư hay gặp ở trẻ em Việt nam như sau [37].
Ung thư máu: 30,1%

Ung thư xương: 5 %

Sacôm phần mềm: 25,8%

Ung thư nguyên bào võng mạc mắt: 3,7%


U lympho ác tính: 4,1%

Ung thư buồng trứng: 3,5%

U não ác tính: 8,7%

Ung thư khác: 13,9%

Ung thư gan: 5%
+ Đánh giá các biểu hiện lâm sàng của ung thư trẻ em
Các biểu hiện lâm sàng có ý nghĩa quan trọng để nhận biết ung thư. Bất
cứ một biểu hiện lâm sàng hay một dấu hiệu nào không giải thích được, kéo
dài đều có thể là biểu hiện khởi đầu của tình trạng tiền ung thư hay ung thư.


18

Trung tâm ung thư Anderson của Đại học Texas có tổng kết 10 triệu chứng
phổ biến giúp nhận biết ung thư sớm là:
- Khối u ổ bụng
- Hạch to kéo dài
- Ít nhất trên một dòng tạo máu bất thường
- Dấu hiệu thần kinh đặc hiệu bất thường
- Tăng áp lực nội sọ
- Một cầu não to lan tỏa
- Lồi mắt
- Phản xạ đồng tử trắng
- Một khớp gối hay vai đau hay xưng to
- Chảy máu hay khối u âm đạo

Có biểu hiện lâm sàng thấy trong ung thư trẻ em, song trước khi nghĩ
tới ung thư cần chẩn đoán loại trừ các bệnh không phải ung thư [37].
1.3.2. Cơ chế gây suy mòn trong ung thư
Suy dinh dưỡng là một trong những vấn đề phức tạp nhất của bệnh ác
tính. Nguyên nhân của tình trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư rất
đa dạng, đó là do những khối u gây ra những rối loạn chuyển hóa kết hợp
lượng thức ăn ăn vào thiếu và tác dụng phụ của quá trình điều trị ở một mức
độ nào đó sẽ gây ra suy mòn và suy dinh dưỡng.
Sự suy mòn trên lâm sàng ở bệnh nhân ung thư được đặc trưng bởi
chứng chán ăn và sự thiếu hụt tổ chức bao gồm mất tổ chức mỡ, protein nội
tạng và hệ cơ xương (Tisdale, 1997). Suy mòn kết hợp với khối u khác với sự
đói thông thường: trong giai đoạn đầu của sự đói, nguồn năng lượng được lấy
từ sự thủy phân glycogen của gan và glucose tân tạo lấy từ lactate glycerol và
analine. Dự trữ glycogen trong gan chỉ đủ cung cấp năng lượng được lấy từ
glucose tân tạo, ở giai đoạn sau của sự đói (> 1-2 ngày), acid béo tự do từ tổ
chức mỡ được chuyển thành thể ceton trong gan và sử dụng làm năng lượng


19

để duy trì khối cơ.
Thuật ngữ “ suy dinh dưỡng protein – năng lượng” từ lâu đã được sử
dụng trong đánh giá lâm sàng chứng suy mòn của ung thư. Đầu tiên là Warren
(1932), sau đó là DeWys (1980) và Albrecht (1996) khi tiến hành nghiên cứu
tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư ở người lớn đã quan sát thấy
chứng suy mòn gặp trong 2/3 các trường hợp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ bị
neuroblastoma tại thời điểm chẩn đoán lên tới 50% (Richard, 1985) [38].
Chán ăn là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em ung thư nhưng không
phải là nhân tố cơ bản nhất của chứng suy mòn trong ung thư. Theo một
nghiên cứu của DeWys (1974), việc thay đổi vị giác như giảm ngưỡng đường

và tăng ngưỡng nhận biết ure có thể gây ra chứng biếng ăn trên bệnh nhân
ung thư mặc dù đó vẫn là vấn đề gây tranh cãi (Brown, 1986). Theo nghiên
cứu của Gohler (1995), TNF và IL-1 có thể gây ra chứng chán ăn gián tiếp
qua hệ thần kinh phó giao cảm. Theo một nghiên cứu khác của Oliff (1987),
Mahony (1988) về TNF và Modawer (1988), McNamara (1992) về IL-1 thì
thấy hai cytokine này gây ra sự chán ăn và mất cân nặng trên động vật [38].
Mặt khác những tác dụng phụ của hóa chất như buồn nôn, nôn, đầy
bụng, tiêu chảy, thay đổi mùi vị, viêm loét miệng họng lại là những nhân tố
chính gây ra chứng chán ăn ở những trẻ ung thư đã qua điều trị. Như vậy có
mối quan hệ rõ ràng giữa trị liệu ung thư với chứng chán ăn và suy dinh
dưỡng. Ngoài ra nhiễm khuẩn, đau và các yếu tố tâm lý cũng góp phần làm
trầm trọng hiện tượng này [39].
Những rối loạn chuyển hóa protein, lipid và glucid trên bệnh nhân ung
thư đã được chứng minh ở cả động vật và người. Sự thay đổi này bao gồm cả
tăng giáng hóa protein và sự mất cơ chế bù khi gặp đói, ảnh hưởng tới sự phát
triển của hệ cơ- xương. Quá trình phân giải lipid diễn ra nhanh dẫn đến sự rút
hết kho chất béo dự trữ và tăng giáng hóa acid béo tự do, hậu quả là mô mỡ bị
hủy hoại và tăng lipid máu. Rối loạn chuyển hóa glucid dẫn đến một vòng


20

xoáy mất năng lượng, glucid được tiêu thụ theo con đường kị khí sinh ra acid
lactic. Những rối loạn trên dẫn đến sự tăng nhu cầu năng lượng và các chất
dinh dưỡng ở trẻ bị ung thư nếu không đáp ứng đủ sẽ nhanh chóng dẫn đến
tình trạng suy dinh dưỡng [40], [41], [42].
Ngoài ra những khối u trong ổ bụng có thể chèn ép trực tiếp vào ống
tiêu hóa làm tắc ruột, gây nôn và giảm lượng thức ăn đưa vào.
Tâm lý và hệ thần kinh


Liên quan đến điều trị

trung ương:

- Hóa trị liệu: viêm miệng,

- Không thích ăn

họng

- Chán ăn

- Xạ trị: khô miệng

- Thay đổi vị giác

- Phẫu thuật: đau

- Căng thẳng

TRẺ BỊ UNG THƯ

Tác động của u:

Liên quan đến người bệnh:

- Tắc cơ học

- Rối loạn chuyển hóa


- Tiêu thụ cơ bản

- Nhu cầu phát triển

- Yếu tố ức chế ngon miệng

- Tạo ra các cytokine
(TNF- , IL-1, IL-6)

Hình 1.1. Các yếu tố đóng góp nguồn gốc và tiến triển của suy mòn ở trẻ bị
ung thư
1.3.3. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng tới bệnh tật


21

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng tới sức khỏe nói chung đã được công
nhận từ lâu. Scrimshaw và cộng sự đã đưa ra khái niệm về tác dụng cộng
hưởng giữa thiếu hụt dinh dưỡng, tổn thương hệ thống miễn dịch và sự cân
bằng giữa các yếu tố: dinh dưỡng- khả năng miễn dịch- các bệnh truyền
nhiễm [43]. Tình trạng dinh dưỡng yếu kém làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, kéo dài
ngày điều trị, tăng tỉ lệ biến chứng và tử vong
Dựa vào các chỉ số như albumin, transferrin huyết thanh, giảm phản
ứng quá mẫn, Mullen và cộng sự đã chứng minh được tình trạng thiếu hụt
dinh dưỡng làm tăng từ 2 đến 5 lần các biến chứng, đối với các bệnh nhân
thiếu dinh dưỡng: 46% có biến chứng, 26% nhiễm trùng huyết và tử vong
chung là 33% [44]
Theo Seltzer và cộng sự nghiên cứu trên người lớn bị ung thư thấy rằng
nếu người bệnh có
-


Albumin <35g/l: biến chứng tăng 4 lần và tử vong tăng 6 lần
Lymphocytes <1500: tử vong tăng 4 lần
Albumin<35g/l kết hợp Lymphocytes< 1500: biến chứng tăng 4 lần
và tử vong tăng 20 lần

Nhiễm trùng là một biến chứng thường gặp ở trẻ bị ung thư. Giữa
suy dinh dưỡng và nhiễm trùng có mối quan hệ chặt chẽ: suy dinh dưỡng
làm giảm cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào dẫn đến tăng tính cảm
thụ đối với nhiễm khuẩn. Mặt khác, các nhiễm khuẩn làm suy sụp thêm
tình trạng dinh dưỡng sẵn có do làm tăng thoái biến protein và tiêu hủy
khối cơ trong cơ thể.
1.3.4. Dinh dưỡng cho bệnh nhi ung thư
Vai trò các chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, nước,
vitamin, và khoáng chất với bệnh nhân ung thư như sau [45].
-

Protein

Cơ thể sử dụng protein để phát triển, sửa chữa mô và để duy trì da, các


22

tế bào máu, hệ thống miễn dịch và niêm mạc của đường tiêu hóa. Trẻ em bị
bệnh ung thư, người không được cung cấp đủ đạm có thể bị thoái hóa cơ bắp
nhằm cung cấp nguyên liệu cho cơ thể cần. Điều này làm kéo dài thời gian để
phục hồi bệnh và có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.
Sau khi phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị, cơ thể cần thêm protein để chữa lành
các mô và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Protein là chìa khóa để tăng trưởng và phát triển của một đứa trẻ. Trong
thời gian bị bệnh, trẻ vẫn cần protein để phát triển. Nhu cầu protein trong từng
giai đoạn được tính dựa vào tuổi và giai đoạn phát triển của trẻ.
Nguồn cung cấp protein bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt nạc đỏ, trứng,
các sản phẩm từ sữa, các loại hạt và bơ đậu phụng, đậu khô, đậu Hà Lan và
thực phẩm đậu nành.
-

Carbohydrates
Carbohydrates là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Carbohydrates

cung cấp cho cơ thể các nhiên liệu (calo) cần thiết cho hoạt động thể chất và
hoạt động chức năng của cơ quan. Lượng calo một đứa trẻ cần phụ thuộc vào
tuổi tác, trọng lượng và mức độ hoạt động thể chất của trẻ. Trẻ khỏe mạnh, trẻ
em và thanh thiếu niên cần nhiều calories so với người lớn để hỗ trợ tăng
trưởng và phát triển.
Trẻ em được điều trị ung thư có thể cần lượng calo nhiều hơn để sửa
chữa mô bệnh và năng lượng. Trong thực tế, một đứa trẻ đang điều trị ung thư
có thể cần từ 20% đến 90% lượng calo nhiều hơn trẻ không điều trị ung thư.
Điều này thay đổi giữa các cá thể, một số trẻ có vấn đề với việc tăng cân
không mong muốn trong quá trình điều trị.
Các nguồn cung cấp carbohydrates tốt nhất là các loại trái cây, rau và
ngũ cốc - cung cấp cho các tế bào của cơ thể các vitamin và khoáng chất, chất
xơ và dinh dưỡng thực vật (chất dinh dưỡng quan trọng từ thực vật).


23

+ Các loại ngũ cốc hay các thực phẩm làm từ chúng chứa tất cả các bộ phận
quan trọng và các chất dinh dưỡng tự nhiên của toàn bộ hạt ngũ cốc. Các loại ngũ

cốc được tìm thấy trong ngũ cốc, bánh mì, bột, và bánh quy giòn. Một số ngũ cốc
nguyên hạt có thể được sử dụng như món ăn phụ hoặc món chính.
+ Chất xơ là một phần của thực phẩm thực vật, đối với hầu hết các
phần, cơ thể không thể tiêu hóa. Có 2 loại chất xơ, xơ không hòa tan chiếm
không gian trong ruột, và giúp thải thực phẩm ra khỏi cơ thể. Chất xơ hòa tan
liên kết với các nước trong phân để giúp giữ cho phân mềm. Nó có thể được
lên men sao cho một phần của nó được hấp thụ.
+ Các nguồn khác của carbohydrate bao gồm bánh mì, khoai tây, gạo, mì
ống, mì, ngũ cốc, đậu khô, ngô, đậu Hà Lan và đậu. Những loại thực phẩm
carbohydrate cũng chứa các vitamin B và chất xơ . Kẹo (món tráng miệng, bánh
kẹo, thức uống có đường) cũng chứa carbohydrate, nhưng rất ít dinh dưỡng.
-

Chất béo
Chất béo đóng một vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Chất béo và

các loại dầu được làm từ axit béo và là một nguồn giàu năng lượng (calories)
cho cơ thể. Cơ thể phá vỡ các chất béo và sử dụng chúng để lưu trữ năng
lượng, giữ nhiệt mô của cơ thể, và vận chuyển một số loại vitamin trong máu.
Với hầu hết các trường hợp, chất béo không bão hòa (monounsaturated
và polyunsaturated) nên được lựa chọn thường xuyên hơn so với chất béo bão
hòa và chất béo chưa bão hòa.
+ Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy chủ yếu trong các loại dầu
thực vật như ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng, ở dạng chất lỏng ở nhiệt độ phòng.
+ Chất béo bão hòa (axit béo bão hòa) chủ yếu được tìm thấy trong các
nguồn động vật, như thịt, gia cầm, toàn bộ hoặc sữa ít béo, phô mai và bơ.
Một số loại dầu thực vật như dừa, dầu hạt cọ, dầu cọ đang bão hòa. Chất béo
bão hòa thường trong dạng rắn ở nhiệt độ phòng.



24

+ Axit béo chưa bão hòa được hình thành khi các loại dầu thực vật
được chế biến thành bơ thực vật hoặc làm bánh. Nguồn chất béo chưa bão hòa
bao gồm các loại thực phẩm ăn nhẹ và bánh nướng làm bằng dầu thực vật
hydro hóa một phần.
Axit béo thiết yếu, chẳng hạn như axit linoleic và axit alpha-linolenic
là cần thiết để xây dựng các tế bào và tạo hormon nhưng do cơ thể không tạo
ra được, chúng được phải lấy từ các loại thực phẩm. Đậu tương, cải dầu, dầu
và quả óc chó là nguồn cung cấp axit béo thiết yếu.
-

Nước
Nước và các chất lỏng hoặc dung dịch là rất quan trọng cho sức khỏe.

Tất cả các tế bào cơ thể cần nước để hoạt động. Trẻ không được cung cấp đủ
nước hoặc mất nước do nôn hoặc tiêu chảy, trẻ có thể bị mất nước, dẫn tới
mất cân bằng nước và điện giải có thể tử vong.
Nước có thể lấy từ thực phẩm, đặc biệt là các loại trái cây và rau quả,
nhưng cơ thể cần chất lỏng để chắc chắn rằng tất cả các tế bào cơ thể có được
lượng nước mà chúng cần. Bao nhiêu chất lỏng một đứa trẻ cần phụ thuộc vào
kích thước cơ thể và lượng dịch đang mất dần. Nhiều dịch quá mức cần thiết
dẫn tới nôn mửa hoặc tiêu chảy. Tất cả các chất lỏng (súp, sữa, ngay cả kem
và gelatin) đều nhằm cung cấp lượng dịch cần thiết cho trẻ.
-

Vitamin và các khoáng chất
Cơ thể cần một lượng nhỏ vitamin và khoáng chất cho sự tăng trưởng

và phát triển bình thường và cho các hoạt động cơ thể. Vitamin và khoáng

chất cũng giúp cơ thể sử dụng năng lượng (calories) lấy từ thức ăn.
Chế độ ăn uống của trẻ em cần được cung cấp rất nhiều các vitamin và
khoáng chất. Nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những trẻ khỏe
mạnh cũng thường không nhận được đủ canxi và vitamin D (đặc biệt quan
trọng cho sự phát triển xương) mà cơ thể chúng cần. Một số loại thuốc dùng
để điều trị ung thư có thể làm giảm nồng độ canxi và vitamin D vì vậy việc


25

cung cấp thêm canxi và Vitamin D là cần thiết.
Để một đứa trẻ đang điều trị ung thư ăn một chế độ ăn uống cân bằng là
rất khó vì tác dụng phụ của điều trị ung thư phổ biến là buồn nôn, nôn, và đau
miệng (viêm niêm mạc) có thể làm cho trẻ rất khó ăn.
Việc cung cấp vitamin tổng hợp hàng ngày trong khi trẻ đang được
điều trị được khuyến cáo. Nhưng vitamin tổng hợp không thay thế được calo
và protein được cung cấp bằng thức ăn và một số loại vitamin có ảnh hưởng
tới thuốc điều trị ung thư.
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em ung thư
Hiện nay, nhờ các nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng, người ta đã tìm
ra hàng loạt yếu tố liên quan đến tình trạng SDD trẻ em ở các nước đang phát
triển, trong đó có nước ta. Đó là các yếu tố về sinh học, di truyền (chủng tộc,
dân tộc, tình trạng sức khỏe bà mẹ khi mang thai) [46]; yếu tố về hành vi, lối
sống mà ở đây chủ yếu liên quan trực tiếp đến hành vi nuôi con của các bà mẹ
như cho trẻ bú mẹ; ăn bổ sung; chăm sóc trẻ chưa đúng cách do rào cản của
các tập quán lạc hậu, đặc biệt khi trẻ bị ốm, bà mẹ thường kiêng khem như
kiêng nước, kiêng ăn lúc trẻ bị sởi, cúng bái khi trẻ ốm [47]. Các yếu tố liên
quan khác như: điều kiện kinh tế xã hội thấp, đầu tư cho y tế còn hạn chế,
dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và
năng lực hoạt động của các cấp, các ngành hạn chế, chất lượng dịch vụ y tế

kém hiệu quả [48],[49],[50].
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em, sau
đây là một số yếu tố chính.
1.4.1. Kiến thức, thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ.
Khi mang thai, các bà mẹ cần có dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng
tốt để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và thói quen cần thiết cho thời kỳ


×