Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

HIỆU QUẢ điều TRỊ nội NHA của RĂNG hàm lớn VĨNH VIỄN THỨ NHẤT hàm dưới có tạo HÌNH ỐNG tủy BẰNG hệ THỐNG FILE ONE SHAPE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.66 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC ANH

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA CỦA RĂNG HÀM LỚN
VĨNH VIỄN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI CÓ TẠO HÌNH
ỐNG TỦY BẰNG HỆ THỐNG FILE ONE SHAPE

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGỌC ANH

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA CỦA RĂNG HÀM LỚN
VĨNH VIỄN THỨ NHẤT HÀM DƯỚI CÓ TẠO HÌNH
ỐNG TỦY BẰNG HỆ THỐNG FILE ONE SHAPE
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số:
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SỸ NỘI TRÚ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRỊNH THỊ THÁI HÀ

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lý tủy răng là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh
răng miệng. Điều trị nội nha đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các
răng bệnh lý và phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Coolidge, Prinz và Appleton đã đặt nền
móng cho điều trị nội nha dựa trên cơ sở lý thuyết y sinh học: coi một răng
không còn mô tủy vẫn là một đơn vị sống trên cung hàm. Cho đến nay, nguyên
tắc cơ bản của điều trị nội nha vẫn không thay đổi so với 40 năm trước, nguyên
tắc đó gọi là ”tam thức nội nha”, bao gồm: vô trùng; làm sạch và tạo hình ống

tủy; trám bít hệ thống ống tủy kín khít theo ba chiều không gian.
Trải qua hơn một thế kỷ, đã có nhiều quan điểm mới trong điều trị nội
nha, song yếu tố quan trọng quyết định cơ bản cho điều trị nội nha thành công
là việc tạo hình hệ thống ống tủy [1]. Đây là giai đoạn giúp quyết định hiệu
quả của việc làm sạch bằng các dung dịch bơm rửa cũng như việc hàn kín khít
được hệ thống ống tủy [2]. Mục đích của việc tạo hình ống tủy là để loại bỏ
hoàn toàn mô tủy sống hoặc tủy hoại tử ra khỏi hệ thống ống tủy, giúp tạo một
khoang trống cho việc bơm rửa làm sạch [2] [3]. Tuy nhiên, việc tạo hình ống
tủy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi của giải phẫu ống tủy [4]. Hơn nữa,
việc tạo hình phải đảm bảo giữ được hình dạng ban đầu của ống tủy, cũng như
không làm thay đổi vị trí và kích thước của lỗ chóp răng [2] [5] [6]. Việc tạo
hình tốt những ống tủy rất cong hay ống tủy dạng chữ S là nhiệm vụ rất khó
khăn, đặc biệt đối với những dụng cụ cầm tay bằng thép không rỉ truyền
thống [7] [8]. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả và giúp cho việc tạo hình ống tủy
dễ dàng hơn nhiều dụng cụ tạo hình đã được ra đời, trong đó phải kể đến sự ra
đời của dụng cụ quay Niti. Dụng cụ quay Niti đã cho thấy hiệu quả trong việc
đạt được hình dạng ống tủy tối ưu đặc biệt đối với những ống tủy cong [9].


8

Độ đàn hồi của dụng cụ Niti cho phép giảm sự chống lại thành ống tủy, đặc
biệt trong các ống tủy cong, do đó giúp giảm nguy cơ sai đường và duy trì tốt
hơn hình dạng ống tủy [1] [10]. Tuy nhiên trong thực hành lâm sàng, các dụng
cụ này có thể bị gãy, chủ yếu là do sự uốn (sự mỏi) và ứng suất xoắn (biến
dạng) [11] [12] [13]. Ống tủy cong được cho là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho sự
thất bại của dụng cụ vì ứng suất xoắn và sự mỏi có chu kỳ [1] [2] [4].
One shape là một hệ thống file tạo hình mới, việc tạo hình ống tủy được
thực hiện chỉ với một dụng cụ quay liên tục giúp việc sửa soạn ống tủy được
đơn giản, an toàn và hiệu quả. Đặc điểm của hệ thống file One shape là nó

được thiết kế đặc biệt với thiết diện không đối xứng dọc theo toàn bộ phần cắt
của file, mặt cắt thay đổi và lưỡi cắt dài hơn giúp làm tăng hiệu quả cắt. Sự
đơn giản của One shape ở chỗ một file dùng một lần giúp tiết kiệm thời gian
tạo hình ống tủy hơn so với dụng cụ truyền thống phải sử dụng từ 3-6 file.Sử
dụng file một lần còn giảm nguy cơ gãy và lây nhiễm chéo trong điều trị nội
nha, làm cho bệnh nhân được an toàn hơn.
Hệ thống One shape mới xuất hiện ở Việt Nam và hiện chưa có nghiên
cứu nào đánh giá hiệu quả điều trị nội nha của hệ thống One shape. Vì vậy,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiệu quả điều trị nội nha của răng
hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới có tạo hình ống tủy bằng hệ thống
file one shape” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, xquang răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới có chỉ định điều trị nội nha tại khoa Răng Hàm Mặt –
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị nội nha của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
nhất hàm dưới có tạo hình ống tủy bằng hệ thống file One Shape.

CHƯƠNG 1


9

TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu và chức năng tủy răng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu hệ thống ống tủy
1.1.1.1. Đặc điểm chung của hệ thống ống tủy
Tủy răng là mô mềm liên kết, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy
thân. Tủy răng trong buồng tủy gọi là tủy thân hay tủy buồng, tủy răng trong
ống tủy gọi là tủy chân. Các nguyên bào nằm sát vách hốc tủy có nhiệm vụ
duy trì sự sống của răng, cụ thể sự sống nguyên bào ngà và tạo ngà thứ cấp

nhận cảm giác của răng. Trong tủy răng có chứa nhiều mạch máu, mạch bạch
huyết và đầu tận cùng của thần kinh [14].
Hệ thống ống tủy là phần nối buồng tủy với lỗ chóp chân răng. Người
ta chia hệ thống ống tủy thành 3 phần: 1/3 cổ răng, 1/3 giữa, 1/3 chóp răng.
Sự thắt lại ở chóp là mốc rất quan trọng trong nội nha, có thể sử dụng để
quyết định chiều dài làm việc của ống tủy.
* Phân loại hình thái hệ thống ống tủy:
Theo Weine thì sự thay đổi thông thường ở HTOT của bất kỳ một chân
răng nào cũng có thể được phân thành 4 loại như sau:
- Loại I: có một ống tủy từ buồng tủy đến lỗ chóp chân răng.
- Loại II: có hai ống tủy tách ra từ buồng tủy, tạo thành hai ống tủy riêng
biệt nhưng gặp nhau ở gần chóp để tạo thành một ống tủy và ra khỏi
chân bằng một lỗ chóp.
- Loại III: có hai ống tủy tách ra từ buồng tủy tạo thành hai ống tủy riêng
và đi khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt.
- Loại IV: có một ống tủy từ buồng tủy nhưng sau đó chia ra thành hai
ống tủy riêng và đi ra khỏi chân răng bằng hai lỗ chóp riêng biệt [15].


10

Hình 1.1. Phân loại hệ thống ống tủy theo Weine [15]
Việc chuẩn bị ống tủy ở dạng 2 và 3 sẽ khó khăn hơn dạng 1 và 4.
Diện cắt ngang ống tủy rất đa dạng, được phân loại ra thành dạng hình
tròn, hình oval, hình oval dẹt, dạng dẹt, hoặc dạng bất thường. Hình thái ống
tủy dạng không cân đối, dạng dải, hay dạng hình giọt nước thường gặp ở
những chân răng mà có 2 ống tủy, những chân răng có mặt lõm ở phía ngoài,
như chân gần của răng hàm lớn hàm dưới, chân gần ngoài của răng hàm lớn
hàm trên, răng cửa hàm dưới và răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên.
Những ống tủy dạng oval dẹt thường gặp ở chân xa của răng hàm lớn

hàm dưới, nhóm răng hàm nhỏ hàm trên và dưới, nhóm răng cửa và răng nanh
hàm dưới. Những nghiên cứu đã thực hiện cho thấy 1 tỷ lệ khá lớn các ống
tủy có dạng oval và dạng oval dẹt, ngay cả ở phần chóp chân răng.
Theo Wu và cộng sự, tỷ lệ dạng ống tủy hình oval dài ở 1/3 chóp lên
đến 25%, ở nhóm răng cửa hàm dưới là 56% và nhóm răng hàm nhỏ có một
chân là 63%, và ở chân xa của nhóm răng hàm lớn hàm dưới, tỷ lệ này là từ
25-30%.
1.1.1.2. Giải phẫu hệ thống ống tủy răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới là răng phải điều trị tủy với
tần suất cao nhất [16] [17]. Trong nghiên cứu của Swartz và cộng sự, tỉ lệ
thành công của răng được điều trị nội nha là 87,79%, tỉ lệ thành công đối với


11

răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới là 81,48% [18].
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới thường có 2 chân: chân gần
và chân xa, chiếm tỷ lệ khoảng 85,2%. Chân gần thường hơi dài và cong hơn
chân xa [19]. Cả 2 chân răng đều có chiều ngoài trong rộng hơn chiều gần xa.
Trên thiết diện cắt ngang, chân xa có dạng hình trứng hơn chân gần [20].

Hình 1.2. Hình thể ngoài răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
hàm dưới nhìn từ phía má [21]
Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới thường có 3 ống tủy: ống
tủy gần ngoài, gần trong và ống tủy xa.

Hình 1.3. Thiết diện cắt ngang răng hàm lớn vĩnh viễn thứ


12

nhất hàm dưới [21]
1.1.2. Phân loại bệnh lý tủy răng và biến chứng
1.1.1.3. Phân loại bệnh lý tủy
Có nhiều cách phân loại bệnh tuỷ răng như dựa vào triệu chứng lâm
sàng, tổn thương trên giải phẫu bệnh hay chỉ định điều trị.
* Phân loại theo Ingle:
- Thể bệnh trong giai đoạn viêm:
+ Tăng phản ứng tủy: tăng nhạy cảm và xung huyết tủy.
+ Thể đau:
Viêm tủy cấp.
Viêm tủy mạn.
+ Thể không đau:
Viêm tủy mạn.
Viêm tủy quá sản.
Tủy hoại tử.
- Thể bệnh giai đoạn thoái hóa:
+ Thoái hóa teo.
+ Calci hóa tủy.
* Phân loại theo L.J. Baume:
- Nhóm 1: tủy sống, không có triệu chứng, bị tổn thương do tai nạn hay lỗ sâu,
tủy có thể được bảo vệ bằng cách che tủy.
- Nhóm 2: tủy sống, có triệu chứng, thử bảo tồn tủy bằng cách che tủy hoặc lấy
tủy từng phần.
- Nhóm 3: tủy sống, cần phải lấy tủy và hàn ống tủy vì các lý do triệu chứng,
phục hình, tai nạn do thầy thuốc gây ra.
- Nhóm 4: tủy hoại tử có nhiễm trùng ngà chân răng kèm theo có hoặc không
có biến chứng quanh chóp, cần phải điều trị ống tủy, sát khuẩn ống tủy và hàn
kín ống tủy đến chóp.
Các nhóm được phân loại cụ thể như sau:
- Nhóm 1: nhạy cảm ngà.

- Nhóm 2: viêm ngà, xung huyết tủy, viêm tủy.
- Nhóm 3: viêm tủy cấp thanh dịch, viêm tủy cấp mủ, viêm tủy mạn, viêm tủy
bán cấp, viêm tủy loét, viêm tủy phì đại, viêm tủy xơ không tiến triển, viêm


13

tủy calci hóa không tiến triển, nội tiêu.
- Nhóm 4: hoại tử khô, hoại tử ướt, hoại tử sinh hơi, bệnh lý viêm vùng quanh
cuống có nguồn gốc tủy răng.
* Phân loại theo triệu chứng:
Vì có rất ít hoặc không có mối liên hệ giữa khám phá mô học của bệnh
lý tủy và các triệu chứng chẩn đoán và phân loại bệnh lý tủy dựa trên các
dấu hiệu lâm sàng hơn là dựa vào khám phá mô bệnh học.
-

Viêm tủy có hồi phục.
Viêm tủy không hồi phục.
Viêm tủy phì đại.
Tủy hoại tử.
Thoái hóa tủy.
Nội tiêu [14].

1.1.1.4. Biến chứng của bệnh viêm tủy
Tiến triển của viêm tủy là các bệnh lý vùng cuống răng. Có nhiều cách
phân loại bệnh lý vùng cuống.
*
*
-


Phân loại theo triệu chứng lâm sàng:
Viêm quanh cuống cấp tính.
Viêm quanh cuống mạn tính.
Viêm quanh cuống bán cấp.
Phân loại theo giải phẫu bệnh:
Viêm quanh cuống cấp tính: gồm 2 thể:
+ Viêm quanh cuống cấp tính đơn thuần.
+ Áp xe quanh cuống cấp tính.
- Viêm quanh cuống mạn tính: gồm các thể bệnh chỉ chẩn đoán phân biệt
được nhờ giải phẫu bệnh:
+ U hạt đơn giản.
+ U hạt có mủ.
+ U hạt có biểu mô.
+ U hạt xơ hóa.
+ Nang cuống răng.
+ Tiêu cuống răng.
+ Xương xơ hóa cuống răng.
+ Dính khớp răng.
* Phân loại theo lâm sàng – giải phẫu bệnh:


14

Năm 1985, dựa vào triệu chứng lâm sàng và tổn thương mô bệnh học,
Ingle đã phân loại bệnh cuống răng như sau:
- Thể bệnh đau: viêm quanh cuống cấp tính: các thể viêm tiến triển như áp xe
quanh cuống cấp tính, áp xe tái phát của thể mạn tính, áp xe quanh cuống bán
cấp.
- Thể bệnh không đau:
+ Viêm xương đặc vùng cuống răng.

+ Viêm mạn tính cuống răng.
+ Viêm mạn tính tiến triển: u hạt quanh cuống, nang cuống răng, túi
mủ mạn tính cuống răng.
* Phân loại của Hess:
- Viêm quanh cuống răng cấp tính:
+ Viêm quanh cuống cấp tính tiên phát.
+ Viêm quanh cuống cấp thứ phát, là cơn kịch phát của một viêm quanh
cuống mạn tính.
- Viêm quanh cuống mạn tính.
+ Xơ hóa và thoái hóa dây chằng quanh cuống răng.
+ U hạt có 2 loại: u hạt đơn giản và u hạt có biểu mô.
+ Nang chân răng [22].
1.2. Nguyên tắc điều trị nội nha
Nguyên tắc cơ bản của điều trị nội nha là “tam thức nội nha”:
-

Vô trùng.
Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy.
Hàn kín ống tủy theo ba chiều không gian [23].

1.2.1.Vô trùng
Là tạo ra hàng rào bảo vệ tránh lây nhiễm chéo theo nguyên tắc chung
của điều trị y học.
Các biện pháp vô trùng trong điều trị nội nha bao gồm:
- Vô trùng tuyệt đối các dụng cụ nội tuỷ
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn ống tuỷ
- Cô lập răng: thường sử dụng đam cao su:
+ Bảo vệ bệnh nhân khỏi các dụng cụ, các mảnh vô cơ và hữu cơ từ mô



15

tủy bệnh, các dung dịch sát khuẩn ống tủy.
+ Cách ly các hệ thống ống tủy với nước bọt, máu và dịch mô từ môi
trường miệng, khống chế nhiễm khuẩn chéo giữa hệ thống ống tủy với các
yếu tố trong môi trường miệng.
+ Bảo vệ mô mềm.
+ Thuận lợi cho các nha sĩ nhìn rõ miệng ống tủy khi thực hiện các thao
tác lâm sàng.
1.2.2. Làm sạch và tạo hình hệ thống ống tủy
Năm 1974, Schilder đưa ra 5 mục tiêu cơ học và 5 mục tiêu sinh học
của việc làm sạch và tạo hình hệ thống ống tuỷ. Quan điểm này vẫn được áp
dụng trong điều trị và nghiên cứu nội nha.
* Nguyên tắc cơ học cho việc tạo hình hệ thống ống tuỷ theo ba chiều
trong không gian:
- Tạo hình ống tuỷ dạng thuôn liên tục về phía cuống răng.
- Đường kính nhỏ nhất sau khi chuẩn bị ống tuỷ tại đường ranh giới
cement - ngà.
- Tạo thành ống tuỷ có hình thuôn, thành trơn nhẵn và phải giữ được
hình dạng ban đầu của ống tuỷ theo ba chiều trong không gian.
- Giữ đúng vị trí nguyên thuỷ của lỗ cuống răng.
- Giữ đúng kích thước ban đầu của lỗ cuống răng.
* Nguyên tắc sinh học
- Phần tác dụng hiệu lực của dụng cụ nội tuỷ chỉ được giới hạn trong
lòng hệ thống ống tuỷ.
- Tránh đẩy những yếu tố như vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, các mảnh tuỷ
hoại tử và bùn ngà ra vùng cuống răng.
- Làm sạch toàn bộ các thành phần nhiễm khuẩn trong hệ thống ống tuỷ
tạo ra một khoang phù hợp về sinh hoá học.



16

- Hoàn tất việc làm sạch, tạo hình mỗi ống tuỷ trong một lần điều trị.
- Tạo khoang tuỷ đủ rộng cho việc đặt thuốc nội tuỷ và thấm một phần
dịch rỉ viêm từ mô cuống răng và lòng nội tuỷ.
1.1.1.5. Làm sạch hệ thống ống tủy
Làm sạch hệ thống ống tủy gồm: làm sạch cơ - sinh học và làm sạch cơ
- hóa học, đảm bảo loại trừ được các tác nhân gây bệnh như các mảnh hữu cơ
từ mô tủy hoại tử, vi khuẩn, sản phẩm chuyển hóa của vi khuẩn, mùn ngà, các
bó sợi tạo keo của mô tủy, sỏi tủy, và các chất hàn cũ khỏi hệ thống ống tủy…
nhằm tạo ra một khoang vô khuẩn để tiếp nhận chất hàn.
* Các dung dịch bơm rửa ống tủy:
- Natri hypochlorit (NaOCl):
+ Ưu điểm:
Diệt khuẩn.
Hòa tan mô tủy và collagen.
Hòa tan thành phần vô cơ của ngà, mùn ngà.
Là chất bơm rửa duy nhất hòa tan thành phần vô cơ sống và hoại tử.
Tác dụng loại bỏ vỏ vi khuẩn: nồng độ 6% tác dụng cao hơn nồng độ 3%.
+ Hạn chế:
Không độc khi dùng trong lòng ống tủy, nhưng gây tổn thương mô nếu
bị đẩy ra quá cuống.
Không thể loại bỏ hoàn toàn smear layer do chỉ có khả năng hòa tan
chất vô cơ.
Kết hợp với EDTA hay CA trong loại bỏ smear layer có thể gây xói
mòn ngà trên thành ống tủy.
Giảm hiệu quả khi có sự có mặt của các dịch rỉ viêm từ vùng cuống,
mô tủy, collagen ngà và vỏ vi khuẩn.
Dung dịch nồng độ cao có thời gian tiếp xúc với ngà lâu có thể gây tác



17

hại lên sự đàn hồi của ngà, có thể là nguyên nhân dẫn đến nứt vỡ chân răng.
- Các chất tạo chelat:
Gồm 2 loại: EDTA (etylen diamine tetra acetate) và REDTA (hydroxide
ecetyl trimethyl amonium bromie). Các chất này tạo phức hợp vòng càng với
ion Ca2+ của ngà mềm mủn dọc thành ống tủy làm tăng hiệu lực cắt của dụng
cụ tạo hình.
Hiệu quả của EDTA trên ngà phụ thuộc vào nồng độ của EDTA và thời
gian tiếp xúc.
+ Ưu điểm:
Hòa tan lấy đi mô calci, mùn ngà sót lại trong ống tủy.
Làm trơn thành ống tủy.
+ Hạn chế:
Chỉ có tác dụng trên mô calci hóa, không có tác dụng trên mô sống và
mảnh hữu cơ.
Không dùng lâu trong khi sửa soạn vì sinh oxygen khi tiếp xúc với
EDTA gây đau sau điều trị. Nếu để lâu trong ống tủy sẽ kết hợp với những
chất cặn bã của mô tủy sinh ra loại gel gây tắc nghẽn ống tủy.
- Chlorhexidine:
+ Cơ chế tác dụng:
Thuộc nhóm biguaride với cơ chế tác dụng làm thay đổi màng tế bào vi
khuẩn làm chết vi khuẩn và giảm việc hình thành màng thụ đắc. Ngoài ra,
chlorhexidine còn làm thay đổi sự hấp thu của vi khuẩn, làm giảm khả năng
bám dính vào răng của vi khuẩn.
Ngoài tác dụng diệt khuẩn, chlorhexidine có tác dụng lâu dài: cố định trên
bề mặt răng, niêm mạc, hàm giả nhờ khả năng hút cation rồi giải phóng ra dần
dần. Mặc dù có tác dụng kéo dài, nhưng không làm vi khuẩn kháng thuốc.

Ứng dụng trong nội nha: sử dụng dạng dung dịch 2% bơm rửa ống tủy,


18

tác dụng tốt trên vi khuẩn Gram dương hơn vi khuẩn Gram âm.
+ Nhược điểm:
Không tương hợp với một số thành phần trong kem đánh răng gây tủa
chúng như với sterate và lauryl sulfate. Theo Johansen và CS, chlorhexidine
không còn tác dụng khi bị kết tủa và kem đánh răng cũng mất tác dụng hóa học.
Tác dụng của chlorhexidine có thể giảm khi tiếp xúc với máu, mủ hoặc
một số anion khác như phosphate, sulfate, nhóm carboxyl, caci.
Làm nhiễm màu nâu trên bề mặt răng. Tác dụng này sẽ hết khi ngừng thuốc.
Do vậy, chlorhexidine không được coi là loại hóa chất chính dùng trong
bơm rửa ống tủy do không hòa tan được mô hoại tử.
- Oxy già:
Hiện tượng giải phóng oxy nguyên tử từ dung dịch làm tan rã các mảnh
mô hoại tử, đặc biệt là các tế bào mủ từ mô tủy, đẩy các thành phần này ra
khỏi hệ thống ống tủy.
Tác dụng phân hủy mô do hoạt tính của enzym catalase lên cặn hữu cơ,
đồng thời oxy mới sinh chiếm nhóm –SH của vi khuẩn nên oxy già có hiệu
lực diệt khuẩn tương đối cao.
- Các chất làm trơn:
Gồm RC – Prep và glyde có thành phần chủ yếu là peroxide urea có tác
dụng làm trơn dụng cụ trượt trong lòng ống tủy. Ngoài ra RC – Prep có tác
dụng làm tiêu các sợi keo của mô tủy sống, do đó rất có hiệu quả khi dùng
phối hợp với NaOCl [23].
1.1.1.6. Tạo hình hệ thống ống tủy
a. Dụng cụ tạo hình ống tủy
* Dụng cụ cầm tay: Hệ thống trâm flie nong và giũa: gồm K-file, H-flie và

reamer.
Có bốn dộ dài chuẩn 21, 25, 28, 31mm, độ thuôn 2%, phần làm việc có độ


19

dài 16mm.
File K có các số từ 06-140, diện cắt ngang hình vuông, góc cắt 90 0. File H
và reamer có các số từ 08-140, diện cắt hình tam giác, góc cắt 60 0. File K có
vòng xoắn gấp 2 lần so với reamer cùng số nên có nhiều bờ cắt hơn.
Sau khi ra đời các dụng cụ này liên tục được cải tiến để có thể làm việc
hiệu quả hơn. Cải tiến diện cắt ngang của file K từ hình vuông thành hình tam
giác hoặc hình thoi làm cho file dẻo hơn nhiều đặc biệt với những số lớn. Cải
tiến từ dụng cụ bằng thép không gỉ đến dụng cụ bằng nickel-titanium dẻo hơn,
hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Ngoài ra còn cải tiến đầu dụng cụ từ
loại có tác dụng với loại không có tác dụng cắt như: flex-R, rispi…

Hình 1.4. Dụng cụ tạo hình ống tủy cầm tay


20
Hình 1.5. Diện cắt ngang của các dụng cụ tạo hình ống tủy
cầm tay
* Dụng cụ chạy máy thông thường: lắp vào tay khoan chậm.
- Gates glidden: phổ biến nhất, làm rộng miệng ống tuỷ và tạo đường thẳng vào
ống tuỷ, phần mũi khoan hình ngọn lửa, các số từ 1-6, dài 15 mm và 19 mm.
Nếu quá lực rất dễ gãy dụng cụ và xuyên thủng ống tuỷ.
- Peeso: tương tự Gates glidden nhưng có bờ cắt song song.
* Trâm xoay Ni-Ti
Ra đời từ những năm 90, chế tạo bằng hợp kim Nickel – Titanium. Hợp

kim Nickel- Titanium có hai đậc tính ưu việt là tính dẻo dai và khả năng phục
hồi lại hình dạng thẳng ban đầu. Nhờ tính dẻo dai mà ở những ống tuỷ cong
dưới lực tác động của thành ống tuỷ, trâm không đi thẳng một cách cứng nhắc
mà uốn cong theo dạng tự nhiên của ống tuỷ.
Có rất nhiều loại trâm xoay Ni-Ti khác nhau nhưng BenJohson đã sắp
xếp trâm xoay Ni-Ti làm ba nhóm với tiêu chí như sau:
- Loại 1: là loại thụ động có diện cắt hình chữ U tầy đại diện là Profile.
Loại này không có tác dụng tự động đi sâu trong ống tuỷ nên an toàn không
làm thủng thành.
- Loại 2: là loại bán hoạt động, có diện cắt hình thanh lệch lõm hai cạnh
bên đại diện là Quantec. Loại này có tác dụng tự động đi trong ống tuỷ với
một lực tác động nhẹ.
- Loại 3: là loại hoạt động, trâm xoay tự động đi sâu xuống nên có thể
làm thủng thành ống tuỷ. Đại diện là Protaper.
Các loại trâm có thể chia ra là loại có đầu cắt và không cắt.
Trâm xoay Ni-Ti One Shape:
Đây là hệ thống trâm mới nhất hiện nay thiết kế với chuyển động xoay liên
tục với tốc độ 400 vòng/phút. Trâm One Shape chỉ sử dụng 1 lần với 1 trâm


21

duy nhất sẽ tạo hình ống tủy một cách hoàn chỉnh, giúp tiết kiệm thời gian,
tránh được nguy cơ lây nhiễm chéo và kiểm soát sự gãy trâm tốt hơn.
One Shape được thiết kế đặc biệt với thiết diện không đối xứng dọc theo
toàn bộ phần cắt của file, mặt cắt thay đổi và lưỡi cắt dài hơn giúp làm tăng
hiệu quả cắt.

Hình 1.6. Trâm xoay One Shape
b. Phương pháp tạo hình ống tủy

* Phương pháp tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay: gồm 3 phương pháp.
- Phương pháp bước lùi:
Được Clem mô tả năm 1969: tạo hình từ cuống răng tới thân răng.
Xác định chính xác chiều dài làm việc trước khi tiến hành tạo hình.
Việc tạo hình được tiến hành với các cây trâm lần lượt từ số nhỏ đến số
lớn và đi từ lỗ chóp răng đến thân răng.
o Kỹ thuật tạo hình bằng phương pháp bước lùi:
Xác định chiều dài làm việc và thứ tự tạo hình với dụng cụ tới cuống
răng là trâm 25. Uống cong trâm thép không gỉ tới đoạn cong phần cuống
khoảng 2-3mm và đưa theo cùng chiều cong tự nhiên của ống tủy. Cân nhắc
việc sử dụng trâm K trước khi sử dụng các trâm H cùng số để tạo ra một thứ
tự dụng cụ tạo hình theo trình tự từ nhỏ đến lớn. Nhắc lại với trâm số nhỏ hơn
và bơm rửa thường xuyên trong suốt quà trình tạo hình ống tủy.
Tạo độ thuôn của ống tủy bằng cách rút ngắn chiều dài làm việc của
các trâm số 30, 35, 40 theo trình tự 1-2-3mm hoặc với khoảng rút ngắn nhỏ
hơn 0,5-1-1,5mm nếu muốn tạo độ thuôn cuống răng ít hơn.


22

Sử dụng mũi Gate – Glidden số 2, 3 để tạo độ thuôn cho phần trên của
ống tủy. Nhắc lại toàn bộ thao tác để tạo ống tủy thuôn và nhẵn liên tục.
o Ưu điểm:
Khắc phục được một số ưu điểm của phương pháp cổ điển đặc biệt
trong trường hợp ống tủy cong.
Tạo ra khoang tủy có dạng thuôn đều từ lỗ chóp đến miệng ống tủy, tạo
dòng chảy cho bơm rửa tốt.
Dụng cụ được đưa trượt theo mặt cong của thành ống tủy, tránh được
nguy cơ lạc đường.
Không làm rộng lỗ ống tủy nếu xác định đúng kích thước lỗ chóp

(thường là 0,18 - 0,2mm) và cây trâm kết thúc chiều dài làm việc (thường là
cây trâm 20).
o Nhược điểm:
Còn nguy cơ đẩy mùn ngà vào mô cuống.
Trường hợp ống tủy bị tắc ngay đoạn đầu của miệng ống tủy, miệng
ống tủy quá hẹp, thao tác khó, đặc biệt là trong xác định chiều dài làm việc.
Thay đổi chiều dài làm việc, đặc biệt ở những ống tủy cong. Trên lâm
sàng, nếu như nha sĩ cố gắng duy trì chính xác chiều dài làm việc như ban đầu
có thể dẫn đến thủng chóp.
Phạm vi áp dụng: áp dụng tốt trong các trường hợp ống tủy cong, là
phương pháp phổ biến hiện nay.
- Phương pháp bước xuống:
Được Marshall và Papin mô tả năm 1980.
Có thể xác định chính xác chiều dài làm việc sau khi đã tạo hình được
2/3 trên của ống tủy.
Việc tạo hình được tiến hành lần lượt với các mũi khoan hay cây trâm số
lớn rồi đến số nhỏ, đi từ thân răng đến lỗ chóp cho đến khi đạt được chiều dài


23

mong muốn.
o Kỹ thuật tạo hình bằng phương pháp bước xuống:
Tạo hình thụ động đoạn 2/3 trên ống tủy với trâm H từ số 10-25 với lực ấn
nhẹ về phía cuống. Động tác tạo hình không dùng lực ấn và trâm H đưa vào
ngắn hơn so với điểm bám dụng cụ. Nếu ống tủy cong nhiều hoặc calci hóa,
dùng trâm K số 8, 10 mở thông trước khi tạo hình. Dùng trâm H giũa thành ống
tủy để loại bỏ phần mô ngà và mô tủy trước khi sử dụng Gate – Glidden.
Sau khi bơm rửa, sử dụng Gate – Glidden số 2, 3 tạo hình đoạn 2/3 trên
ống tủy với động tác lướt nhẹ trên thành ống tủy về phía bên, tránh phía chẽ

chân răng, phòng tai biến gây thủng và tạo khấc ống tủy.
Xác định chiều dài làm việc, tạo hình đoạn cuống răng theo trình tự tạo
hình chuẩn.
Sử dụng kỹ thuật bước lùi để nối liền đoạn 1/3 cuống với 2/3 trên ống tủy.
Nhắc lại các thao tác và tạo hình ống tủy bằng trâm chính với động tác
giũa chu vi.
o Ưu điểm:
Hạn chế tối đa các mảnh vụn hoại tử bị đẩy ra lỗ chóp vào mô cuống,
ngăn ngừa cảm giác khó chịu của bệnh nhân sau hàn.
Cho phép tạo lối vào trực tiếp đi thẳng đến vùng chóp, việc chuẩn bị 1/3
cuống của ống tủy được dễ dàng, ít bị rủi ro làm rộng chỗ thắt ở chóp răng.
Đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng dụng cụ Ni-Ti.
o Nhược điểm:
Tạo khấc do đi từ trâm số lớn đến số nhỏ.
Phạm vi áp dụng: trở nên phổ biến, thường dùng trong các trường hợp
ống tủy có lỗ tủy hẹp, có tắc ở đoạn trên hay chưa xác định được chính xác
chiều dài làm việc.
* Phương pháp lai:


24

Do Gocring và Buchanan đề xuất.
Là sự kết hợp giữa phương pháp bước lùi và bước xuống.
o Kỹ thuật tạo hình bằng phương pháp lai:
Việc tạo hình được bắt đầu từ thân răng với những dụng cụ có số lớn đi
xuống đoạn thẳng của ống tủy. Tiếp theo bắt đầu từ chóp với những dụng cụ
nhỏ rồi lùi dần với những dụng cụ lớn hơn cho đến đoạn thẳng của ống tủy.
Tạo hình thụ động ống tủy bằng các trâm thẳng theo thứ tự từ to đến
nhỏ cho tới khi đạt được đoạn 1/3 chóp. Sử dụng các dụng cụ không quá chặt

trong lòng ống tủy.
Bơm rửa liên tục để loại bỏ các thành phần cản trở và làm sạch đến 1/3 chóp.
Xác định chiều dài làm việc bằng trâm K số nhỏ.
Tiếp tục sử dụng các dụng cụ từ số nhỏ đến số to để tạo hình và bơm
rửa đoạn 1/3 chóp cho đến khi đạt được chiều dài làm việc.
o Ưu điểm: áp dụng được cho đa số các trường hợp, phối hợp ưu điểm của 2
phương pháp trên.
o Nhươc điểm: phạm vi áp dụng: trên lâm sàng được sử dụng tùy theo kinh
nghiệm và dụng cụ sẵn có của mỗi nha sĩ [23].
* Phương pháp tạo hình ống tủy bằng dụng cụ máy:
Protaper xoay sử dụng phương pháp bước xuống (Crown down). Ống
tủy được tạo hình dần từ đoạn trên và tiến dần đến vùng chóp răng. Morgan
và Montgomery cho rằng phương pháp này cho phép tạo hình ống tủy thuôn
đều hơn so với kĩ thuật stepback. Bên cạnh đó việc tạo hình 1/3 chóp có thể
đạt kích thước lớn hơn mà không làm dịch chuyển lỗ chóp.


25

Hình 1.7. Các bước tạo hình ống tủy bằng Protaper [24]
o Ưu điểm của việc tạo hình bằng kĩ thuật Crown – down:
Mùn ngà được loại bỏ ở phần thân ống tủy trước làm giảm khả năng
đẩy vi khuẩn ra ngoài qua lỗ chóp chân răng.
Việc bơm rửa ống tủy thuận lợi do phần trên ống tủy được mở rộng
ngay từ đầu.
Với ống tủy cong, dụng cụ có thể dễ dàng đi tới chóp răng hơn do giảm
độ lệch của dụng cụ sau khi tạo đường vào thẳng, giúp tăng cảm giác của tay
khi tạo hình ở 1/3 chóp.
Ống tủy được tạo dạng thuôn đều, to ở trên, hẹp ở dưới.
Giảm tỉ lệ bít tắc trong lòng ống tủy do tạo nút mùn ngà.

Tuy nhiên việc sửa soạn từ trên xuống làm tăng nguy cơ tạo khấc trong lòng
ống tủy nếu sử dụng lực không thích hợp, đặc biệt ở những ống tủy cong nhiều.
1.2.3. Trám bít hệ thống ống tủy
Trám bít hệ thống ống tủy nhằm mục đích bít kín và chặt khoảng trống
trong ống tủy tới vùng tiếp xúc ngà – cement kể cả các ống tủy phụ bằng chất
trơ, kích thước cố định và tương hợp sinh học.
1.1.1.7. Vật liệu trám bít ống tủy


×