Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

KẾT QUẢ tạo HÌNH THÂN đốt SỐNG NGỰC BẰNG bơm CEMEN SINH học CHO BỆNH NHÂN xẹp đốt SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG tại BỆNH VIỆN VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.96 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ ĐỨC ĐẠT

KẾT QUẢ TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC
BẰNG BƠM CEMEN SINH HỌC CHO BỆNH NHÂN
XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

VŨ ĐỨC ĐẠT

KẾT QUẢ TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG NGỰC
BẰNG BƠM CEMEN SINH HỌC CHO BỆNH NHÂN
XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Chuyên nghành: Ngoại khoa


Mã số: 62720129
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Đinh Ngọc Sơn

HÀ NỘI - 2018


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BN

Bệnh nhân

CLVT

Cắt lớp vi tính

MRI

Cộng hưởng từ

THĐSQD

Tạo hình đốt sống qua da

XĐS

Xẹp đốt sống.


Xquang

XQ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1..........................................................................................................3
TỔNG QUAN..................................................................................................3
1.1. Lịch sử nghiên cứu......................................................................................................3
1.1.1. Thế giới................................................................................................................3
1.1.2. Việt Nam...............................................................................................................3
1.2. Giải phẫu học cột sống, giải phẫu học cột sống [7], [8]..............................................3
1.2.1. Đặc điểm chung của đốt sống...............................................................................3
1.2.2. Đặc điểm chung của các đốt sống ngực...............................................................4
........................................................................................................................................4
1.3. Loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương...........................................................5
1.3.1. Định nghĩa và phân loại loãng xương..................................................................5
1.3.2. Sinh bệnh học của gãy xương và XĐS do loãng xương.......................................6
1.3.3. Phân loại XĐS......................................................................................................6
1.3.4. Phân loại chấn thương cột sống: Năm 1983, Denis phân ra 4 loại cơ bản [9].....7
1.4. Triệu chứng lâm sàng của xẹp đốt sống [10]...............................................................7
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng của xẹp đốt sống [6]..........................................................9
1.5.1. X quang thường quy.............................................................................................9
1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính..............................................................................................9
1.5.3. Chụp cộng hưởng từ.............................................................................................9
1.5.4. Đo mật độ xương................................................................................................10
1.6. Chẩn đoán xác định XĐS do loãng xương................................................................10
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng.........................................................................................10
1.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng...................................................................................11

1.7. Các phương pháp điều trị xẹp đốt sống do loãng xương...........................................11
1.7.1. Điều trị nội khoa.................................................................................................11
1.7.2. Phẫu thuật...........................................................................................................12
1.7.3. Tạo hình đốt sống qua da...................................................................................12

Chương 2........................................................................................................19
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................19
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu..............................................................19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ra khỏi nghiên cứu.............................................19
2.2. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật Cột sống Bệnh viện Việt Đức.....................20
2.3. Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 6/20018 đến 6/2019...............................20
2.4. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................................20
2.5. Mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện.......................................20
2.6. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................20
2.6.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..............................................................20
2.6.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu...............................20
2.6.3. Phương pháp điều trị..........................................................................................23


2.6.4. Kết quả điều trị: Bệnh nhân được đánh giá lại trước khi ra viện và đánh giá ở
lần khám lại đầu tiên....................................................................................................28
2.6.5. Các tai biến, biến chứng trong và sau quá trình điều trị.....................................29
2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu.........................................................................29
- Chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu......................................29
2.8. Quản lý và phân lý số liệu.........................................................................................30
2.9. Biện pháp khống chế sai số.......................................................................................30
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................................30

Chương 3........................................................................................................31

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................31
3.1. Thông tin chung về đặc điểm bệnh nhân...................................................................31
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi....................................................................31
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới..............................................................................31
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng..........................................................................31
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng...................................................31
3.2.2. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS trước bơm cement............................31
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ mất chức năng cột sống theo thang điểm của
OWESTRY (ODI) trước bơm cement..........................................................................32
Nhận xét:......................................................................................................................32
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đốt sống ngực bị tổn thương...............................32
Nhận xét:......................................................................................................................33
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo số lượng đốt sống ngực bị tổn thương........................33
3.2.4. Phân bố bệnh nhân theo loại xẹp đốt sống: Theo phân loại Kannis...................33
3.3. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp điều trị..........................................................33
3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo đường chọc Troca........................................................33
3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp bơm cement...........................................33
3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt trên hình chiếu ở tư
thế thẳng sau bơm cement............................................................................................34
3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS sau bơm cement trước khi BN ra viện
và ở lần khám lại đầu tiên.............................................................................................34
3.2.3. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ mất chức năng cột sống theo thang điểm của
OWESTRY (ODI) sau bơm cement trước khi BN ra viện và ở lần khám lại đầu tiên.34
3.3.2. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm MacNab sau bơm cement trước khi BN ra
viện và ở lần khám lại đầu tiên.....................................................................................36
3.3.3. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng sau bơm cement........................................36
Nhận xét:.....................................................................................................................36
3.3.3. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng tràn cement sau bơm................................37

Chương 4........................................................................................................38

DỰ KIẾN BÀN LUẬN..................................................................................38
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................38
DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ.........................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi..........................................................31
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới....................................................................31
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng........................................31
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS trước bơm cement.................32
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ mất chức năng cột sống theo thang điểm
ODI trước bơm cement.............................................................................................32
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đốt sống ngực bị tổn thương....................32
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo số lượng đốt sống ngực bị tổn thương..............33
Bảng 3.8. Phân bố bệnh nhân theo loại xẹp đốt sống...............................................33
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo đường chọc Troca.............................................33
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo phương pháp bơm cement..............................33
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo tỉ lệ ngấm cement trong thân đốt trên hình
chiếu ở tư thế thẳng..................................................................................................34
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm VAS sau cement...........................34
Bảng 3.13. Phân bố bệnh nhân theo tỷ lệ mất chức năng cột sống theo thang điểm
ODI sau bơm cement trước khi BN ra viện và ở lần khám lại đầu tiên...................35
Bảng 3.14. Phân bố bệnh nhân theo thang điểm MacNab sau bơm cement trước khi
BN ra viện và ở lần khám lại đầu tiên......................................................................36
Bảng 3.15. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng sau bơm cement:..........................36
Bảng 3.16. Phân bố bệnh nhân theo biến chứng tràn cement:.................................37
Thang điểm ODI.........................................................................................................7



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu cột sống......................................................................3
Hình 1.2. Giải phẫu đốt sống ngực.............................................................4
Hình 1.3. Phân loại xẹp đốt sống................................................................6
Hình 1.4. Phân loại chấn thương cột sống theo Denis...............................7
Hình 1.5. Thang điểm VAS........................................................................8
Hình 1.6. Hình ảnh MRI của XĐS trên T1W(A) và T2W(B)..................10
Hình 1.7. Đường chọc qua cuống.............................................................15
Hình 1.8. Các tai biến do rò rỉ cement......................................................17
1. Tràn cement vào tĩnh mạch quanh đốt sổng; 2. Tràn cement vào đĩa
đệm; 3. Tràn cement vào khoang ngoài màng cứng; 4. Tràn cement vào lỗ
gian đốt.....................................................................................................17
Hình 2.1. Phân loại xẹp đốt sống..............................................................22
Hình 2.2. Đường chọc qua cuống.............................................................26


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương là sự giảm khối lượng và chất lượng của hệ thống xương
[1] dẫn đến giảm sức chống đỡ và chịu lực, làm xương mỏng dần, dễ gãy, dễ
lún xẹp, đặc biệt là ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi,
đầu dưới xương quay [2] ... Xẹp đốt sống (XĐS) do loãng xương là một biến
chứng hay gặp của loãng xương. XĐS do loãng xương thường không gây tử
vong nhưng gây nên những thương tật nặng nề và ảnh hưởng trầm trọng đến
kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất của XĐS là đau lưng cấp tính,
có hoặc không có liên quan với một chấn thương trước đó. Ngoài ra còn có

thể kể đến các triệu chứng khác như đau lưng mãn tính, biến dạng cột sống,
chèn ép rễ thần kinh, chèn ép tủy sống… Bệnh nhân (BN) giảm hoạt động thể
chất, dễ bị căng thẳng, mất ngủ và trầm cảm. Phụ nữ có XĐS do loãng xương
có nguy cơ tử vong cao hơn từ 2-2,7 lần phụ nữ cùng lứa tuổi không có XĐS.
Tại Hoa Kỳ, chi phí trực tiếp cho điều trị ước tính cho mỗi ca bệnh từ 8.000 –
16.600 $. chi phí gián tiếp do giảm sức lao động của người bệnh, giảm năng
xuất lao động của người chăm sóc … ước tính từ 4,5 – 6 tỉ đô la [3].
Tạo hình đốt sống qua da (THĐSQD) là kĩ thuật bơm vào thân đốt sống
bị xẹp hỗn dịch cement qua ống thông được chọc qua da dưới hướng dẫn của
màn huỳnh quang tăng sáng. Gilabert là người đầu tiên tiến hành kỹ thuật này.
Năm 1984, ông và các cộng sự đã hành tạo hình thân đốt sống qua da lần đầu
tiên cho một bệnh nhân bị xẹp đốt sống cổ C2 do u máu. Năm 1993, Dion và
cộng sự giới thiệu phương pháp này trong trường đại học Verginia Hoa Kỳ
[4]. Trong thời gian này, đã có rất nhiều nghiên cứu, nhiều báo cáo không chỉ
tại Hoa Kỳ mà tại cả các quốc gia châu Âu ghi nhận hiệu quả giảm đau của
phương pháp. Từ đó đến nay, THĐSQD trở lên phổ biến và thường được lựa
chọn để điều trị cho bệnh nhân có XĐS.


2

Tại Việt Nam, năm 1999, nhờ sự giúp đỡ của tác giả, giáo sư H.
Deramond, khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai là đơn vị đầu tiên
áp dụng thành công kĩ thuật này [5],[6]. Trong những năm gần đây, phương
pháp THĐSQA được rất nhiều trung tâm, bệnh viện lớn áp dụng để điều trị
xẹp đốt sống do loãng xương và mang lại hiệu quả rõ rệt. Khoa Phẫu thuật cột
sống Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành THĐSQD cho rất nhiều bệnh nhân
XĐS do loãng xương, với kết quả điều trị rất tốt. THĐSQD được tiến hành
chủ yếu ở bệnh nhân có XĐS ngực và XĐS thắt lưng. Trong đó, đốt sống
ngực mang những đặc điểm cấu tạo giải phẫu nói chung của cột sống, nhưng

nó cũng có những đặc điểm riêng, có liên quan giải phẫu riêng. Vì vậy chúng
tôi tiến hành đề tài: “Kết quả tạo hình thân đốt sống ngực bằng bơm
cement sinh học cho các bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương” với hai
mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp đốt sống
ngực do loãng xương.
2. Nhận xét kết quả tạo hình thân đốt sống ngực bằng phương pháp bơm
cement sinh học cho các bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Thế giới
1.1.2. Việt Nam
1.2. Giải phẫu học cột sống, giải phẫu học cột sống [7], [8]
Cột sống của cơ thể người gồm 33 đốt sống liên kết với nhau, bao gồm:
7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 3-4
đốt sống cụt. Chúng được sắp xếp tuần tự, được các hệ thống dây chằng và hệ
thống cơ vững chắc bao quanh tạo thành các cột trụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

Hình 1.1. Giải phẫu cột sống
1.2.1. Đặc điểm chung của đốt sống
Mỗi đốt sống 2 thành phần chính là thân đốt sống, cung đốt sống. Hai
thành phần này tạo với nhau nên một lỗ ở phía sau gọi là lỗ ống sống các
mỏm đốt sống lỗ đốt sống.
1.2.1.1. Thân đốt sống
Hình trụ, có 2 mặt (trên, dưới) đều lõm để tiếp khớp với đất sống bên

trên và dưới, qua đĩa sụn gian đốt.


4

1.2.1.2. Cung đốt sống
Là phần xương đi từ 2 bên rìa mặt sau thân, vòng ra phía sau, quây lấy lỗ
đốt sống, chia 2 phần: Phần trước dính vào thân gọi là cuống (radix arcus
vertebroe) nối từ mỏm ngang vào thân. Bờ trên và bờ dưới lõm vào gọi là
khuyết của đốt sống. Khuyết của đốt sống trên và dưới hợp thành lỗ gian đốt
(foramen intervertebrale) để cho các dây thần kinh sống chui qua. Phần sau là
mảnh nối từ cuống đến gai đốt sống tạo nên thành sau của lỗ đốt sống.
1.2.1.3. Các mỏm đốt sống
Mỗi đốt sống có 3 loại mỏm:
- Mỏm ngang: Có 2 mỏm ngang từ cung đốt sống chạy ngang ra 2 bên.
- Mỏm gai: Có 1 mỏm gai hay gai sống ở sau dính vào cung đốt sống.
- Mỏm khớp: Có 4 mỏm khớp, hai mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới,
nằm ở điểm nối giữa cuống, mỏm ngang và mảnh (các mỏm khớp sẽ khớp với
các mỏm khớp trên và dưới nó).
1.2.1.4. Lỗ đốt sống
Lỗ nằm giữa thân đốt sống ở trước và cung đốt sống ở sau. Các lỗ của các
đốt sống khi chồng lên nhau tạo nên ống sống. Trong ống sống chứa tủy sống.
1.2.2. Đặc điểm chung của các đốt sống ngực

Hình 1.2. Giải phẫu đốt sống ngực


5

- Thân đốt sống ngực dầy hơn thân các đốt sống cổ, đường kính ngang

gần bằng đường kính trước sau. Ở mặt bên thân đốt có 4 diện khớp, hai ở trên,
hai ở dưới để tiếp khớp với chỏm của xương sườn (mỗi chỏm sườn tiếp khớp
với diện trên và dưới). Mỏm gai to chúc xuống dưới, chồng lên nhau giống
như lợp ngói nhà. Mỏm ngang có diện khớp với lồi củ sườn
- Đặc điểm riêng của các đốt sống ngực
 Đốt sống ngực I: diện khớp sườn trên tiếp khớp với toàn bộ chỏm
xương sườn một. Diện khớp sườn dưới tiếp khớp với nửa chỏm
xương sườn II.
 Đốt sống ngực X: không có diện khớp sườn dưới.
 Đốt sống ngực XI và XII: các diện khớp sườn với toàn bộ chỏm
xương sườn tương ứng.
1.3. Loãng xương và xẹp đốt sống do loãng xương
1.3.1. Định nghĩa và phân loại loãng xương
Bệnh loãng xương còn được gọi là thưa xương hay xốp xương [9].
Loãng xương làm giảm sức chống đỡ và chịu lực của xương, do đó xương dễ
gẫy, dễ lún xẹp.
Phân loại loãng xương theo nguyên nhân: Bao gồm loãng xương nguyên
phát và loãng xương thứ phát [1], [9]:
- Loãng xương nguyên phát: Gặp ở người già do quá trình lão hóa của
tạo cốt bào gây nên thiểu sản xương, tuổi càng cao thì thiểu sản xương càng
nặng. Loãng xương nguyên phát có 2 loại là
 Loãng xương nguyên phát, typ 1 hay còn gọi là loãng xương sau
mãn kinh: gặp ở nữ giới sau mãn kinh từ 4-6 năm, loãng nặng
nhất ở phần xương xốp thường biểu hiện bằng gù, vẹo cột sống.
 Loãng xương nguyên phát, typ 2 hay còn gọi là loãng xương tuổi
già: Gặp ở cả nam và nữ, loãng xương nặng ở phần xương đặc,
thường biểu hiện bằng gẫy xương.


6


- Loãng xương thứ phát: Gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây
ra như bất động quá lâu, bệnh nội tiết, suy thận mạn, do dùng thuốc steroid
liều cao, kéo dài ….
1.3.2. Sinh bệnh học của gãy xương và XĐS do loãng xương
- Cơ chế bệnh sinh của loãng xương là sự phá vỡ cân bằng giữa 2 quá
trình tạo xương và hủy xương. Ở đó, quá trình tạo xương suy giảm nhưng quá
trình hủy xương vẫn diễn ra bình thường.
- Đặc trưng cơ bản của loãng xương đó là sự giảm khối lượng xương và
chất lượng của hệ thống xương, dẫn đến giảm sức chống đỡ và chịu lực của
xương, khi đó, xương sẽ mỏng manh, dễ gãy, dễ lún xẹp, đặc biệt là ở các vị
trí chịu lực của cơ thể như cột sống , xương, đùi, đầu dưới xương quay...[1]
1.3.3. Phân loại XĐS
Năm 1990, Kannis và cộng sự đã mô tả XĐS ba dạng [5]:
- Loại 1: Xẹp hình chêm là dạng hay gặp nhất, giảm chiều cao bờ trước
từ 20% trở lên so với chiều cao bờ sau của thân đốt sống.
- Loại 2: Xẹp hình lõm hai mặt trên và dưới, có giảm chiều cao phần
giữa thân đốt sống từ 20% trở lên so với bờ trước và sau
- Loại 3: Lún xẹp khi chiều cao toàn bộ thân đốt sống giảm từ 20% trở
lên so với đốt sống kề cận.

Loại 1

Loại 2
Hình 1.3. Phân loại xẹp đốt sống

Loại 3


7


1.3.4. Phân loại chấn thương cột sống: Năm 1983, Denis phân ra 4 loại cơ bản [9]
- Loại 1: Gãy lún là gãy ở 1 trụ, thường ở trụ trước, là loại gãy vững.
- Loại 2: Gãy nhiều mảnh, tổn thương cột trụ trước và cột trụ giữa có
thể lan rộng ra các cấu trúc phía sau. Khoảng một nửa số bệnh nhân có
thương tổn thần kinh. Đây là loại gẫy mất vững.
- Loại 3: Gãy kiểu đai bảo hiểm: Đây là kiểu gãy không vững, thương
tổn đi qua cột giữa, cột sau và có thể cả cột trước
- Loại 4: Gãy trật là gãy có tổn thương trên cả ba cột trụ dưới tác động
các lực ép, căng, xoay hoặc tách và thường là gãy không vững.
Phương pháp THĐSQD chỉ áp dụng cho loại gãy lún, cột sống vững.

Hình 1.4. Phân loại chấn thương cột sống theo Denis
A Gãy lún; B vỡ thân đốt sống nhiều mảnh; C gãy kiểu đai bảo hiểm; D gãy trật
1.4. Triệu chứng lâm sàng của xẹp đốt sống [10]
- Hầu hết bệnh nhân XĐS không có triệu chứng hoặc triệu chứng ban
đầu dễ bị bỏ qua.
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất khi bệnh nhân đến viện trong
XĐS là đau cấp tính cột sống, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Mức độ đau ở mỗi bệnh nhân được đánh giá bằng thang điểm VAS [11].


8

Hình 1.5. Thang điểm VAS
- Những bệnh nhân XĐS thường có hạn chế vận động do đau : Đánh giá
mức độ hạn chế chức năng cột sống thắt lưng: theo thang điểm của
OWESTRY (ODI): Tỷ lệ mất chức năng cột sống được chia làm 5 mức: [12]
• Mức 1 (mất chức năng ít): ODI 0-20%. BN có thể tự sinh hoạt bình
thường, không cần điều trị, cần hướng dẫn tư thế lao động và sinh hoạt,

bê vác, giảm cân nếu cần.
• Mức 2 (mất chức năng vừa): ODI 21-40%. BN cảm thấy đau lưng
nhiều hơn khi ngồi, khi bê vác, khi đứng. Du lịch và hoạt động xã hội
khó khăn hơn. Có thể điều trị nội khoa.
• Mức 3 (mất chức năng nhiều): ODI 41-60%. Đau lưng là vấn đề
chính đối với BN, BN cảm thấy trở ngại trong sinh hoạt, hoạt động xã
hội, sinh hoạt tình dục và khó ngủ. Cần có phác đồ điều trị cụ thể.
• Mức 4 (mất chức năng rất nhiều): ODI 61-80%. Đau lưng ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống của BN và công việc. Phác đồ điều trị tích cực là
cần thiết.
• Mức 5 (mất hoàn toàn chức năng): ODI >80%. Bn có thể phải nằm
tại chỗ hoặc cảm thấy đau đớn quá mức cần có sự chăm sóc đặc biệt.
Cần có phác đồ điều trị tổng hợp.
- Biến dạng cột sống


9

- Bệnh nhân có thể có các biểu hiện của chèn ép rễ thần kinh hoặc chèn
ép tủy sống, hoặc liệt hoàn toàn.
- Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như giảm chức năng hô hấp,
giảm thông khí phổi, các rối loạn tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn…
- Bệnh nhân không điều trị hoặc nằm lâu sau điều trịcó thể gặp nhiều
biến chứng: Loét do tì đè, các nhiễm trùng cơ hội, huyết khối tĩnh mạch sâu,
thường căng thẳng, các thay đổi tâm lý kèm theo…
1.5. Triệu chứng cận lâm sàng của xẹp đốt sống [6]
1.5.1. X quang thường quy
Phim X quang thường quy cột sống ở hai tư thế thẳng và nghiêng. Phim
X quang cho phép đánh giá sơ bộ: Vị trí đốt sống tổn thương, mức độ thương
tổn, độ biến dạng cột sống, tình trạng loãng xương.

1.5.2. Chụp cắt lớp vi tính
- Cắt lớp vi tính có độ nhậy cao hơn X quang thường quy, có tác dụng
khẳng định những tổn thương phát hiện trên phim X quang, phát hiện những
tổn thương nhỏ mà X quang thường quy không phát hiện được.
- CT scanner là phương pháp tốt nhất để đánh giá các tổn thương xương
ở thân đốt và cung sau, cho phép đánh giá mức độ phồng của tường sau thân
đốt sống, mức độ vỡ, phá hủy tường sau thân đốt, tình trạng tổn thương của
cuống sống.
1.5.3. Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ là một thăm khám rất hữu ích trong việc đánh giá
thời gian của XĐS là đến sớm hay đến muộn dựa vào sự thay đổi tín hiệu của
tủy xương trên các chuỗi xung. Ngoài ra phim cộng hưởng từ cũng cho phép
đánh giá các tổn thương phối hợp gây chèn ép tủy sống, hẹp ống sống, thoát
vị đĩa đệm, trượt đốt sống…


10

Hình 1.6. Hình ảnh MRI của XĐS trên T1W(A) và T2W(B).
1.5.4. Đo mật độ xương
Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định bệnh nhân loãng xương,
thông qua đo mật độ khoáng trong xương. Theo WHO có 4 loại:
Phân loại
Bình thường
Thiếu xương
Loãng xương
Loãng xương nặng

T-score
-1 hoặc cao hơn

Từ -1 đến -2,5
-2,5 hoặc thấp hơn
-2,5 hoặc thấp hơn và có gãy xương do loãng xương.

Quá trình THĐSQD chỉ thực hiện với bệnh nhân có T-score ≤ -2,5.
1.6. Chẩn đoán xác định XĐS do loãng xương.
1.6.1. Triệu chứng lâm sàng
+ Bệnh nhân có tiền sử chấn thương cột sống hoặc không.
+ Đau cấp tính cột sống, đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Hoặc gặp bệnh cảnh lâm sàng bệnh nhân không đứng dậy đi lại được.
+ Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS.
+ Hạn chế vận động do đau lưng.
+ Biến dạng cột sống


11

+ Bệnh nhân đến muộn, có thể gây tổn thương vào tủy sống hay rễ thần
kinh, dẫn đến triệu chứng chèn ép rễ, rối loạn hô hấp, thậm chí liệt hoàn toàn.
+ Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như giảm chức năng hô hấp,
giảm thông khí phổi, các rối loạn tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn…
1.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng
+ X quang thường quy: Đánh giá vị trí, số lượng đốt sống bị xẹp, sơ bộ
phân loại XĐS, các tổn thương ở cuống sống, những biến dạng cột sống kèm
theo như gù vẹo cột sống, trượt đốt sống.
+ Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá chính xác tổn thương xương ở thân đốt
và cung sau, cho phép đánh giá mức độ phồng của tường sau thân đốt sống,
mức độ vỡ, phá hủy tường sau, tình trạng tổn thương của cuống sống.
+ Chụp cộng hưởng từ: Đánh giá giá thời gian của XĐS là đến sớm hay
đến muộn dựa vào sự thay đổi tín hiệu của tủy xương trên các chuỗi xung.

Ngoài ra phim cộng hưởng từ cũng cho phép đánh giá các tổn thương phối
hợp gây chèn ép tủy sống, hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống…
+ Đo mật độ xương: T-score ≤ -2,5
1.7. Các phương pháp điều trị xẹp đốt sống do loãng xương
Có nhiều phương pháp điều trị XĐS do loãng xương. Lựa chọn phương
pháp điều trị cho mỗi bệnh nhân cụ thể dựa vào tuổi, giới, bệnh cảnh lâm
sàng, thời gian mắc bệnh, mức độ và loại tổn thương đốt sống…
1.7.1. Điều trị nội khoa
Trước đây, XĐS thường được điều trị nội khoa với các liệu pháp: nghỉ
ngơi, nằm bất động, dùng thuốc giảm đau, điều trị loãng xương. Tuy nhiên
điều trị nội khoa có các hạn chế là không phục hồi được giải phẫu cột sống
cho bệnh nhân, người bệnh bị đau kéo dài. Các biến chứng do bất động kéo
dài như loét do tì đè, viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch
tăng cao… đặc biệt ở người cao tuổi.


12

1.7.2. Phẫu thuật
Chỉ định cho các trường hợp XĐS, mất vững, có mảnh rời chèn ép vào
ống tủy.
Tuy nhiên,ở bệnh nhân XĐS do loãng xương khi bắt vít cố định cột sống
sẽ không vững do xương loãng, ảnh hưởng lớn đến quá trình liền xương sau
này. Phẫu thuật có thời gian gây mê và tỉ lệ biến chứng cao, hậu phẫu nặng nề,
đặc biệt với bệnh nhân cao tuổi, thể trạng kém. Chính vì vậy, chỉ định phẫu
thuật cho bệnh nhân XĐS do loãng xương rất hạn chế.
1.7.3. Tạo hình đốt sống qua da
1.7.3.1. Chỉ định và chống chỉ định [13]
* Chỉ định
- Người bệnh xẹp đốt sống do loãng xương

- Đau lưng tương ứng với vị trí đốt sống bị xẹp, không hay ít đáp ứng
với điều trị nội khoa
- Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh phù nề thân đốt sống
- Người bệnh bị chấn thương cột sống mức độ nhẹ, loãng xương
kèm theo, không có biểu hiện tổn thương thần kinh, trên cắt lớp vi tính cột
sống vững.
* Chống chỉ định [13].
- Xẹp đốt sống mức độ nặng, lớn hơn 66% chiều cao thân đốt sống.
- Người bệnh xẹp đốt sống do chấn thương không kèm theo loãng
xương, hay cột sống mất vững, có dấu hiệu chèn ép và tổn thương thần kinh.
- Xẹp đốt sống trên cộng hưởng từ không có hình ảnh phù nề thân đốt sống.
- Xẹp đốt sống không do loãng xương
- Chống chỉ định tuyệt đối: Người bệnh bị rối loạn đông máu, bị suy hô hấp
nặng, trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm đĩa đệm hay viêm tủy xương tại
đốt sống cần bơm cement, có tiền sử dị ứng với các thành phần của cement


13

1.7.3.2. Kỹ thuật tạo hình đốt sống ngực qua da
Phương tiện, dụng cụ
* Phương tiện: Màn huỳnh quang tăng sáng, bộ kim bơm cement, dụng cụ
chuyên dụng để bơm bóng ở bệnh nhân có chỉ định tạo hình đốt sống có bóng,
cement sinh học và dung môi để pha. Ngoài ra cần có máy theo dõi nhịp tim,
huyết áp
- Trong chất bột có các hạt cản quang (barium sulfate). Trong khi
THĐSQD, chính các hạt cản quang sẽ giúp ta dễ dàng quan sát sự dịch
chuyển của cement. Khi trộn dung dịch với bột, ở nhiệt độ 37°C sẽ kích thích
phản ứng trùng hợp của Methylmethacrylate, làm đông cứng cement, giúp cột
sống vững chắc.

Chuẩn bị bệnh nhân trước bơm cement
- Bệnh nhân được thăm khám toàn diện để chọn đúng đối tượng nghiên cứu.
- Hoàn thành hồ sơ bệnh án. Bệnh nhân được làm đầy đủ xét nghiệm cần
thiết, đã có phim chụp XQ, phim cắt lớp vi tính , phim chụp cộng hưởng từ.
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà về mục tiêu điều trị, quy trình
kỹ thuật, các tai biến có thể xảy ra trước, trong và sau khi bơm cement. Người
nhà bệnh nhân phải viết giấy đồng ý tiến hành thủ thuật.
- Dùng kháng sinh dự phòng 12 giờ trước khi tiến hành thủ thuật và 24
giờ sau khi kết thúc. Dùng thuốc an thần (Seduxen 5mg) trước khi bơm để
bệnh nhân ổn định tâm lý.
1.7.3.3. Kỹ thuật tạo hình thân đốt sống qua da: gồm 3 bước
Bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân.
- Người bệnh nằm sấp, có gối độn ở hai vai và hai cánh chậu.
- Có thể phối hợp truyền thuốc giảm đau và cho Người bệnh thở oxy hỗ trợ.
- Sát trùng vùng mổ bằng bétadine, giải toan vô khuẩn.
- Xác định đốt sống bị xẹp dựa trên màn tăng sáng.


14

Bước 2: Chọc đốt sống.
- Xác định viểm vào cuống: Điểm vào cuống sống theo dõi trên màn
huỳnh quang tăng sang. Điểm vào ngoài da thường ở phía bên ngoài điểm vào
cuống sống 1cm.
- Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1%-2% từ điểm vào ở ngoài da cho đến
cuống sống.
- Rạch da khoảng 0.5cm tương ứng với vị trí điểm vào ngoài da ở trên
da. Đâm kim chọc dò qua chỗ rạch ra đến chạm cuống sống. Thay kim chọc
dò bằng Troca.
- Chọc Troca qua qua 1 cuống sống hoặc 2 cuống sống dưới hướng dẫn

của màn huỳnh quang. Chọc Troca qua cuống được áp dụng phổ biến do ít tai
biến và an toàn trong bơm cement.
- Nên chọc Troca vào vị trí nửa trên ngoài của diện khớp để tránh tổn
thương vào rễ thần kinh và mạch máu ở lỗ gian đốt sống. Khi Troca qua
cuống, hướng Troca vào thân đốt sống theo dõi đường đi của nó dưới hướng
dẫn của màn huỳnh quang đến ranh giới 1/3 giữa, 1/3 trước thân đốt sống thì
dừng lại. Đầu kim trên mặt phẳng trước sau sát gai sau đốt sống.
- Đường chọc cạnh cuống sống được sử dụng khi không
thể tiến hành đường chọc qua cuống sống (cuống sống quá
nhỏ hay cuống sống hai bên bị phá huỷ hoàn toàn): điếm
chọc cách đường giữa khoảng 5cm, hướng chọc ra trước vào
trong. Kiếm soát quá trình chọc dưới màn tăng sáng ở hai tư
thế thăng và nghiêng.
- Kết hợp với CLVT: chọc thân đốt sống dưới hướng dẫn
của CLVT cho phép tránh được những cấu trúc phần mềm và
mạch máu nguy hiếm nghiêng. Đường chọc này có thể tiến hành dễ dàng
dưới hướng dẫn của CLVT.


15

Hình 1.7. Đường chọc qua cuống
- Đối với kĩ thuật tạo hình thân đốt sống ngực không bóng: cement lỏng
được bơm vào đốt sống gãy qua Troca được chích trước đó. Cement sẽ tràn
vào các đường gãy và khi khô lại, cement sẽ kết dính các mảnh xương gãy lại
với nhau tạo thành một khối, không còn bị xô lệch mỗi khi cử động.
- Đối với kĩ thuật tạo hình thân đốt sống ngực có bóng :Hai quả bóng
được luồn qua Troca, đưa vào trong thân đốt sống từ hai bên, bóng được bơm
căng phồng bằng thuốc cản quang, khi bóng phồng lên làm đốt sống gãy tăng
chiều cao và tạo khoang trong đốt sống gãy. Sau đó bóng được rút ra và

cement lỏng được bơm vào, lấp đầy khoang do bóng tạo ra trước đó
Bước 3: Bơm cement vào thân đốt sống
• Trộn cement:
Đổ ống dung dịch vào ống đựng bột cement. Dùng que chuyên dụng trộn
đều hỗn hợp dịch và bột trong vòng 30 giây, tránh tạo bóng khí trong hỗn hợp.
Lắc đều hỗn hợp trong vòng 1 phút, sau đó để ống đựng cement nằm nghiêng
trong vòng 30 giây, cuối cùng lắc nhẹ hỗn hợp trong vòng 30 giây. Triết
xương cement ra bơm chuyên dụng, lắp dây nối với Troca. Xương cement có
màu trắng ngà giống kem đánh răng và có những hạt cản quang để dễ phát
hiện dưới C-arm, Bột sau khi trộn không được quá lỏng làm tăng nguy cơ tràn
ra ngoài đốt sống.


16
• Bơm cement:
Bơm cement đã trộn qua Troca, kiểm soát liên tục dưới màn tăng sáng ở
tư thế nghiêng. Khi bơm cement phải đều tay, liên tục và nhẹ nhàng, tránh làm
vỡ bơm và dễ dàng kiểm soát. Quá trình bơm phải dừng lại ngay lập tức khi
cement tiếp cận tường sau thân đốt sống, để tránh cement tràn vào ống tủy, lỗ
gian đốt sống, đĩa đệm. Nếu cement tràn vào tĩnh mạch quanh đốt sống thì
ngừng bơm vài giây sau đó tiếp tục bơm. Sau khi bơm đầy đốt sống thì cắm
lại lõi kim vào nòng kim và lưu kim trong vòng vài phút rồi nhẹ nhàng xoay
và rút kim ra. Nếu cement ngấm được dưới 50% thể tích thân đốt sống thì tiến
hành chọc phía bên đối diện và bơm thêm cement. Cho phép bơm từ 2 đến
10ml tùy theo mức độ tổn thương và tầng đốt sống. Nên chụp kiểm tra trong
khi bơm ở cả tư thế thẳng.
1.7.3.4. Hậu phẫu
- Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường trong vòng 24h sau bơm.
- Bệnh nhân có thể ngồi dậy và đi lại sớm với áo Orbe. Nếu tạo hình
nhiều đốt sống người bệnh mặc áo Orbe từ 2-3 tuần.

- Kháng sinh 5-7 ngày phòng nhiễm khuẩn.
- Điều trị loãng xương phối hợp cho bệnh nhân.
- Theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng sau khi tiến hành thủ thuật.
- Tất cả các bệnh nhân đều được chụp X quang kiểm tra trước khi ra viện.
1.7.3.5. Tai biến và cách phòng tránh [4]
- Tỉ lệ biến chứng trong THĐSQD thấp, khoảng 1%. Phần lớn tai biến là
thoáng qua và hay xảy ra ở những bác sĩ ít kinh nghiệm, hoặc tiến hành
THĐSQD không nhận được hỗ trợ tốt nhất từ màn huỳnh quang tăng sáng.
Các biến chứng có thể gặp là:
+ Đau tăng lên tại vùng tổn thương sau tiến hành bơm cement. Điều trị
bằng thuốc kháng viêm giảm đau Nonsteroid, thường hết sau 24-48h.


17

+ Rò rỉ cement sau bơm: Rò rỉ xi măng hay tràn cement ra phần mềm
xung quang, vào hệ thống thần kinh, vào đĩa đệm, hoặc vào hệ thống tĩnh
mạch quanh ống sống gây ra các triệu chứng tương ứng như đau phần mềm
cạnh sống, chèn ép rễ thần kinh ... Hạn chế biến chứng này bằng cách kiểm
soát chặt chẽ sự di chuyển của cement dưới màn huỳnh quang tăng sáng trong
quá trình bơm cement. Khi tai biến xảy ra điều trị nội khoa trước bằng thuốc
giảm đau không steroid, trong trường hợp điều trị nội khoa không đỡ cần
phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân.
- Sau tiến hành thủ thuật, bệnh nhân có mất nhu động ruột hoặc bàng
quang. Chứng tỏ đã có sự rò rỉ một lượng lớn cemnet gây chèn ép thần kinh
và cần tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.
- Rất ít các trường hợp tử vong sau khi làm thủ thuật, một vài trường hợp
được thông báo, nguyên nhân do nhồi máu phổi hoặc không rõ nguyên nhân.
- Ngoài ra có thể gặp tai biến do dị ứng với thành phần của cement, do
chọc dò không đúng kỹ thuật hoặc sai vị trí chọc dò.

4

1
2

3

Hình 1.8. Các tai biến do rò rỉ cement
1. Tràn cement vào tĩnh mạch quanh đốt sổng; 2. Tràn cement
vào đĩa đệm;


18

3. Tràn cement vào khoang ngoài màng cứng; 4. Tràn cement vào
lỗ gian đốt
1.7.3.6. Ưu, nhược điểm của phương pháp điều trị
* Ưu điểm:
- Là phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn.
- Hiệu quả giảm đau nhanh, bệnh nhân vận động sớm. Do đó, hạn chế
được các biến chứng do bất động kéo dài.
- Tăng độ vững, độ bền cho cốt sống ở bệnh nhân loãng xương.
- Chăm sóc sau khi thủ thuật nhẹ nhàng.
- Rút ngắn thời gian nằm viện.
* Nhược điểm:
- Đốt sống bị xẹp không trở về được như cấu trúc giải phẫu trước khi
tổn thương.
- Có thể gặp các biến chứng do tràn cement trong và sau quá trình
THĐSQD.
- Chi phí điều trị cao.



×