Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

NGHIÊN cứu TÍNH AN TOÀN và KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG của tấm tái SINH KHÔNG KHÍ b 64 VN TRONG BUỒNG kín TRÊN ĐỘNG vật THỰC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.58 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂM

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ KHẢ NĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TẤM TÁI SINH KHÔNG KHÍ
B-64.VN TRONG BUỒNG KÍN TRÊN ĐỘNG VẬT
THỰC NGHIỆM

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC TÂM

NGHIÊN CỨU TÍNH AN TOÀN VÀ KHẢ NĂNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TẤM TÁI SINH KHÔNG KHÍ
B-64.VN TRONG BUỒNG KÍN TRÊN ĐỘNG VẬT
THỰC NGHIỆM


ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ & DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 8720205

Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn Dược lý - Học viện Quân y
Thời gian thực hiện: từ T6/2018 đến T3/2019

HÀ NỘI 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................1
Phần 1. TỔNG QUAN ........................................................................................3
1.1. Tổng quan về tình trạng thiếu oxy ..............................................................3
1.2. Tổng quan về tấm tái sinh không khí B-64.VN ........................................11
1.3. Các nghiên cứu về tình trạng thiếu oxy ....................................................12
Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................13
2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu ....................................................13
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu ..........................................................................13
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................13
2.1.3. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ........................................................13
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................14
2.2.1. Đánh giá khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B-64.VN ......14
2.2.2. Đánh giá tính an toàn của tấm tái sinh không khí B-64.VN ..................15
2.3. Xử lý số liệu .............................................................................................17
Phần 3. NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC .......................18
3.1. Nội dung thực hiện đề giải quyết Mục tiêu 1 ...........................................18
3.1.1. Thời gian sống của chuột trong thử nghiệm so sánh tấm tái sinh không
khí B-64.VN với B-64 Nga .....................................................................18
3.1.2. Sự biến đổi nồng độ O2, nồng độ CO2 và tần số thở trong buồng kín trong

thử nghiệm so sánh với tấm tái sinh không khí B-64 Nga ........................18
3.2. Nội dung thực hiện đề giải quyết Mục tiêu 2 ...........................................19
3.2.1. Ảnh hưởng của B-64.VN lên tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng 19
3.2.2. Ảnh hưởng của B-64.VN đối với một số chỉ tiêu huyết học của chuột.. 20
3.2.3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan khi dùng B-64.VN dài ngày ......20
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng gan khi dùng B-64.VN dài ngày ....20
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng thận khi dùng B-64.VN dài ngày... 21


3.2.6. Mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm ...............................................21
3.3. Các kết quả đã đạt được ...........................................................................21
Phần 4. KẾ HOẠCH VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................21
4.1. Kế hoạch triển khai ...................................................................................22
4.2. Kinh phí ....................................................................................................22
4.3. Người hướng dẫn ......................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................23


ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, đáp ứng nhu cầu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, đặc biệt là
vùng biển, Quân đội đã được đầu tư trang bị nhiều vũ khí, phương tiện hiện đại
trong đó có các tàu ngầm. Một số tàu ngầm hiện nay quân đội sử dụng do Nga
sản xuất, mới được trang bị cho Quân đội. Trong điều kiện, đặc thù tác chiến
phức tạp của tàu ngầm, việc nổi lên mặt nước lấy O 2 không phải khi nào cũng
thực hiện được. Do vậy, các sản phẩm có tác dụng tuần hoàn, tái sinh không khí
có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tác chiến của các tàu ngầm.
Các tàu ngầm của Hải quân nhân dân Việt Nam đang sử dụng các tấm tái
sinh không khí do Nga sản xuất (tấm B-64). Sản phẩm tấm B-64 có đặc thù quân
sự, giá không được công bố rộng rãi, theo tham khảo từ đối tác Nga thì giá 1 hộp
B-64 khoảng 200.000 Rub (khoảng 70 triệu đồng), chưa tính các loại thuế, phí,

vận chuyển. Mỗi tàu ngầm Kilo 636 được trang bị một cơ số tấm tái sinh không
khí gồm 5400 tấm đựng trong 216 hộp (mỗi hộp có 25 tấm) là vật tư đi kèm theo
hợp đồng mua tàu ngầm. Với cơ số này, chỉ đảm bảo đủ cho tàu lặn liên tục
trong 10- 11 ngày, do vậy nhu cầu vật tư này cho huấn luyện và dự trữ sẵn sàng
chiến đấu là cấp thiết và rất lớn.
Đáp ứng nhu cầu đó, Trung tâm Nhiệt đới Việt- Nga đang chủ trì nghiên
cứu đề tài cấp Quốc gia “Nghiên cứu chế tạo tấm tái sinh không khí B-64.VN
theo mẫu sản phẩm B-64 của Liên bang Nga sử dụng trên tàu Kilo 636”, đề tài
đã được thông qua thuyết minh và đang trong quá trình triển khai. Một trong
những nội dung nghiên cứu quan trọng của đề tài là đánh giá tác dụng, khả năng
bảo vệ và tác động trên người và động vật của sản phẩm nghiên cứu so với sản
phẩm nguyên mẫu, từ đó đưa ra những khuyến cáo, hướng dẫn sử dụng đảm bảo
an toàn cho bộ đội trong huấn luyện và chiến đấu.
Bước đầu tiên của quá trình thử nghiệm là tiến hành trong thử nghiệm trên
động vật để đánh giá khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B-64.VN,

1


sau đó tiến hành đánh giá tính an toàn trên động vật trong thời gian ngắn và thời
gian kéo dài. Từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
tính an toàn và khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B-64.VN
trong buồng kín trên động vật thực nghiệm” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá được khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B64.VN trong thử nghiệm với chuột trong buồng kín.
2. Đánh giá được ảnh hưởng của việc hít thở khí tái sinh bởi tấm B64.VN trong buồng kín lên tình trạng chung, chỉ số sinh hóa, huyết học
và mô bệnh học các tạng của chuột thực nghiệm.

2



Phần 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về tình trạng thiếu oxy
Thiếu oxy là một quá trình bệnh lý phức tạp do các cơ quan không đảm
bảo cung cấp được oxy đầy đủ cho nhu cầu chuyển hóa bình thường của tế bào
hoặc do tế bào tổ chức vì một lý do nào đó không sử dụng được oxy.
Có rất nhiều cơ chế tham gia vào quá trình cung cấp oxy cho tổ chức như:
sự thông khí, khả năng khuếch tán của phổi, sự tuần hoàn vận chuyển oxy bởi
máu, sự khuếch tán qua màng tế bào vào tổ chức và quá trình hô hấp tế bào…
cho nên khi rối loạn một trong các cơ chế trên đều có thể dẫn tới thiếu oxy.
* Nguyên nhân và bệnh sinh của thiếu oxy
Theo nguyên nhân và bệnh sinh có thể phân thành 3 loại
Thiếu oxy do nguyên nhân hô hấp gồm:
Thiếu oxy do tác dụng trực tiếp của áp lực khí quyển với các hiện tượng
giảm áp lực khí quyển gây giảm phân áp O2 trong không khí thở (khi bay lên
cao, leo núi hoặc sống trên núi cao, tàu vũ trụ…), giảm áp lực đột ngột khi tháo
hơi thùng lặn, hoặc tăng cao áp lực khí quyển khi lặn sâu dưới biển, trong thùng
lặn, tàu ngầm…
Thiếu oxy trong các bệnh lý về hô hấp do rối loạn thông khí, khuếch tán
hoặc rối loạn đông máu trong các mao mạch phổi, cân bằng hô hấp, tuần hoàn
trong các mao mạch phổi.
Thiếu oxy do giảm áp
Nguyên nhân của loại thiếu oxy này là do khi lên cao trên mức của mặt
biển, áp lực khí quyển giảm do đó áp lực O2 trong không khí cũng giảm gây
giảm phân áp O2 trong phế bào và trong máu động mao mạch và thiếu oxy. Có
thể tính theo công thức sau:
pO2 kk = nồng độ O2 trong kk (Pkq - 47)
- pO2 kk là áp lực O2 trong khí thở (mmHg).

3



- Nồng độ O2 kk bình thường bằng 0,21
- Pkq là áp lực khí quyển bằng 760mmHg
Bình thường, pO2 kk bằng 0,21. (pkq - 47) = 150mmHg
Khi lên cao trên 3000m, pO2 kk = 0,21. (550 - 47) = 80mmHg, do đó gây
nên thiếu oxy.
+ Bệnh độ cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp khi lên cao đột ngột trên
3000m hoặc bay cao trên mức giới hạn mà không có hoặc hỏng bình oxy. Độ
cao 4000 - 5000 m được coi là giới hạn không cần cung cấp thêm oxy của bay.
Các dấu hiệu bệnh lý xuất hiện phụ thuộc vào độ cao và sức chịu đựng của cơ
thể. Dấu hiệu sớm nhất là các rối loạn thần kinh và rối loạn ngũ quan: mệt mỏi
thất thường, nhức đầu, giảm trí nhớ, phản xạ chậm chạp, buồn nôn, rối loạn thị
giác, thính giác… Đều là những giấu hiệu nguy hiểm, nhất là với phi công chiến
đấu. Do cơ chế bù đắp bất lực gây tăng đào thải CO 2, nôn là loại thiếu oxy kèm
nhược thán và nhiễm kiềm hơi. Tim đập nhanh, yếu, có thể loạn nhịp. Nếu
không xử trí kịp thời, hệ thần kinh bị ức chế sâu sắc dẫn tới co giật, hôn mê và
chết. Biện pháp điều tri chủ yếu là cung cấp oxy nguyên chất:
Lên cao trên 8000m- pO2 kk = 0.21.(270- 47) : 47mmHg
Cung cấp oxy nguyên chất: 1.(270-47) : 223 mmHg. Nhưng nếu lên cao
trên 10.000m thì dù cho oxy nguyên chất cũng không đủ mà phải có buồng áp
lực (tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tao…)
Lên cao 15.000m, thở oxy: pO2 kk = 1. (95- 47): 48 mmHg trường hợp
này, con người phải sống trong buồng áp lực mới tránh được tình trạng thiếu oxy
và vô trọng lượng.
+ Bệnh núi cao: là hiện tượng thiếu oxy cấp khi leo lên núi cao trên 600m
(các nhà thám hiểm). Nguy hiểm của thiếu oxy cũng phụ thuộc vào độ cao và
một số yếu tố phụ thêm như mệt mỏi thể chất, lạnh, tác dụng của tia cực tím, tia
vũ trụ… Khi lên cao trên 300m, các dấu hiệu thiếu oxy bắt đầu xuất hiện: hưng
phấn thần kinh, trạng thái kích thích, khoan khoái, hay cười nói… Lên cao trên


4


4000m dấu hiệu rõ rệt hơn, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi thất thường, kém trí
nhớ, khó thở, tím tái, hô hấp chu kỳ… Độ cao 6000m là giới hạn cuối cùng
mà con người có thể chịu đựng được mà không cần có thêm oxy. Chết trong
bệnh độ cao và núi cao là do tê liệt trung tâm hô hấp và ức chế hệ TKTƯ và
các trung khu thần kinh. Ở bệnh leo núi còn có tình trạng nhiễm toan chuyển
hóa do các cơ phải làm việc trong hoàn cảnh thiếu oxy sản sinh nhiều acid
lactic và các acid khác.
Với những dân tộc sống trên núi cao thì tình trạng thiếu oxy mãn được các
cơ chế thích nghi bù đắp giải quyết, ổn định cân bằng nội môi: hồng cầu có thể
tăng tới 7-8 triệu/mm3 máu, nhiễm kiềm hơi được bù đắp tăng thải trừ khí
bicarbonat của thận, do đó cung cấp và sử dụng oxy, oxy của tế bào được đảm
bảo và những người này có thể sống và lao động sản xuất như bình thường.
Thiếu oxy do nguyên nhân tim mạch và máu
+ Do rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc toàn thân: tất cả các trường hợp
giảm huyết áp động mạch, giảm cung lượng máu tới tổ chức đều dẫn tới thiếu
oxy: suy tim, sốc, mất máu nhiều…
+ Do “shunt” tĩnh mạch-động mạch: khi một phần máu tĩnh mạch không
được trao đổi khí đổ thẳng vào máu động mạch, làm giảm độ bão hòa oxy máu
động mạch, gọi là “shunt”. Các “shunt” bệnh lý thường gặp: các vùng phổi
không được lưu thông khí (xẹp phổi, viêm phổi…), các chỗ thông phồng động
mạch, máu u mạch máu, các bệnh tim bẩm sinh: thông liên nhĩ, liên thất…
+ Do bệnh lý của huyết cầu tố:
- Thiếu máu có giảm số lượng hồng cầu và lượng huyết cầu tố ảnh hưởng
đến vận chuyển oxy tổ chức.
- Bệnh huyết cầu tố là những bệnh di truyền do rối loạn tổng hợp huyết
cầu tố bình thường (HbA) gây xuất hiện các huyết cầu tố bệnh lý (HbS hoặc
HgF) làm thay đổi chức năng vận chuyển oxy của hồng cầu và hình thể hồng


5


cầu biến dạng thành hình liềm hoặc hình bia, do đó dễ ngưng kết và tan vỡ gây
thiếu máu và các biến đổi nguy hiểm cho đời sống.
- Nhiễm độc CO phát sinh khi có tăng nồng độ khí CO trong khí thở trong
các trường hợp lao động, trong nhà máy có khí than chưa đốt cháy hoàn toàn,
trong chiến đấu ở lô cốt, xe tăng, pháo cỡ lớn. Nồng độ khí CO chỉ cần 0,1-0,2%
có thể gây nhiễm độc cấp, thở lâu dài nồng độ thấp 0,05% gây nhiễm độc mãn
và những rối loạn tâm thần kinh kéo dài. CO từ phế bào khuếch tán vào máu rất
nhanh, khả năng kết hợp với huyết cầu tố thành HbCO dễ hơn tới 300 lần so với
oxy, cố định dễ dàng mà lại thoát ra rất chậm do đó gây thiếu oxy nghiêm trọng.
Kết hợp HbCO tới 50% có thể gây rối loạn thần kinh, liệt mạch ngoại vi, lên tới
70% phát sinh co giật, hôn mê và chết. Ngoài tác dụng gây thiếu oxy, CO còn
gây ức chế hô hấp tế bào, và nhiều biến đổi chức phận cơ thể.
- Nhiễm độc Methemoglobin: MetHb là một dẫn xuất oxy hóa của
hemoglobin, bình thường có rất ít trong máu 0-0,2%, và có hệ men khử nên
không gây ảnh hưởng gì với cơ thể. Trong các trường hợp nhiễm độc một số
chất có tác dụng oxy hóa Hb, MetHb được tạo thành quá nhiều, lại là một hợp
chất vững bền chứa Fe3+ nên không có khả năng vận chuyển oxy và gây thiếu
oxy nghiêm trọng. Nhiễm độc MetHb có thể gặp trong:
+ Nhiễm độc các hóa chất như kali chlorat, nitrobenzol, phenylhydrazin,
các hợp chất có As…
+ Nhiễm các chất độc sản sinh khi có rối loạn tiêu hóa kéo dài như viêm
phổi, đi tướt dai dẳng… (nitrit H2S).
Hiện tượng xanh tím xuất hiện khi lượng MetHb trên 3g% máu thành màu
nâu đen, khó thở trầm trọng, tim đập nhanh, yếu, paO 2 giảm rất thấp, có thể dẫn
tới co giật ,hôn mê và chết.


6


Thiếu oxy do nguyên nhân tổ chức
Tổ chức không sử dụng được oxy khi có rối loạn hô hấp tế bào. Hô hấp tế
bào là một quá trình oxy hóa- khử phức tạp, tiến hành nhờ hệ thống men hô hấp
được phân thành những phản ứng dây chuyền liên quan chặt chẽ với nhau:
+ Phản ứng tách H được thực hiện nhờ các men tách H (dehydrase hay
dehydrogenase), men này dễ bị hỏng ở nhiệt độ trên 550C và bị ức chế bởi các
loại thuốc ngủ barbiturat, trong thành phần có sinh tố.
+ Phản ứng chuyển H tiếp sau đó nhờ các men coenzym I và II (DPN=
diphosphoric nucleotid và TPN triphosphoric nucleotid) và thành phần có sinh tố
PP, rồi chuyển tiếp nhờ men flavopretoin thành phần có sinh tố B 1 đều dễ bị các
chất fluorua, cyanua ức chế.
+ Phản ứng chuyển điện tử nhờ các men oxydafa, hệ cytocrom và
cytocrom oxydase. Các men này dễ bị các chất cyanua, As, H2S ức chế.
Như vậy dù chỉ một khâu trong chuỗi phản ứng này bị rối loạn, quá trình
hô hấp tế bào cũng không thực hiện được, do đó tuy oxy được cung cấp đầy đủ,
tổ chức cũng không sử dụng được oxy.
Nguyên nhân của hô hấp tế bào có thể là:
- Thiếu cơ chất (thiếu ăn, đái tháo đường, suy nhược…) gây thiếu sinh tố
và thiếu men hô hấp tế bào.
- Nhiễm độc các chất ức chế hô hấp tế bào, các thuốc ngủ, CO, H 2S, As,
fluorua, cyanua, các chất độc tạo ra trong quá trình nhiễm khuẩn, u độc…
Trong loại thiếu oxy này, pO2 vẫn bình thường và vì O2 không được sử
dụng nên pO2 trong máu tĩnh mạch tăng lên một cách bất thường.
Như vậy nguyên nhân và bệnh sinh rất phức tạp, trong thực tế các loại
thiếu oxy thường kết hợp với nhau, phải khám xét lâm sàng và theo dõi các dấu
hiệu sinh vật đầy đủ để phát hiện và cung cấp oxy là một biện pháp tốt nhưng


7


không phải sử dụng với tất cả mọi trường hợp mà phải tùy theo tính chất và mức
độ, tùy theo nguyên nhân mà có thái độ xử trí thích hợp.
* Cơ chế thích ứng bù đắp của cơ thể khi thiếu oxy
Khi thiếu oxy, cơ thể động viên một loạt phản ứng để bù đắp:
Tăng hô hấp và tuần hoàn:
Hô hấp nhanh và sâu phát sinh theo cơ chế phản xạ do giảm paO 2 kích thích các
cảm thụ huyết quản từ xoang động mạch cảnh, quai động mạch chủ và kích
thích trực tiếp của tăng paCO2. Đồng thời với cơ chế phản xạ, hô hấp tăng cường
làm cho sức hút của lồng ngực tăng, máu về tim phải tăng làm cho tim cũng tăng
cường hoạt động. Kết quả là tim đập nhanh và mạnh, lưu lượng máu trong 1
phút có thể tăng từ 4-6 lần hơn so với bình thường, trương lực huyết quản và tốc
độ máu chảy cũng tăng nhằm cung cấp vận chuyển oxy cho tổ chức.
Thích ứng của hệ máu
- Đầu tiên là phản ứng phân phối lại máu, máu được dồn tới đảm bảo cho
các cơ quan quan trọng (não, tim) và máu dự trữ được đưa ra sử dụng thông qua
tác dụng tăng tiết adrenalin.
- Khả năng kết hợp HbO2 được tăng cường tuy phân áp O2 máu đã giảm rõ
rệt:
+ Khi paO2 = 100mmHg thì kết hợp HbO2 đạt được 94-97%
+ Khi đã giảm chỉ còn 50mmHg, kết hợp HbO2 duy trì ở mức 80%, chỉ
khi paO2 giảm thấp hơn nữa kết hợp HbO2 mới giảm.
- Khả năng phân ly HbO2 cũng tăng cường để tổ chức sử dụng oxy dễ
dàng, do tại đó nồng độ CO2 và các chất acid khác của rối loạn chuyển hóa tăng.
- Sản xuất hồng cầu cũng tăng do tình trạng thiếu oxy kích thích thận tăng
tiết erythropoietin và kích thích chức năng tạo hồng cầu của tủy xương.
Thích ứng của tổ chức:
- Tổ chức tận dụng oxy của máu động mạch nên hệ số sử dụng oxy từ 0,3

có thể tăng tới 0,85 và máu tĩnh mạch ít oxy trở thành màu tím sẫm.

8


- Chuyển hóa vật chất giai đoạn đầu tăng nhưng sau đó giảm rõ rệt, thân
nhiệt cũng giảm có tác dụng giảm bớt nhu cầu oxy của cơ thể, tạo điều kiện
phục hồi các chức phận và tăng cường sức đề kháng của cơ thể với thiếu oxy.
Thích ứng của hệ thần kinh và nội tiết:
- Khi thiếu oxy, lúc đầu hệ thần kinh hưng phấn sau đó phát sinh ức chế
bảo vệ ở vỏ não và toàn bộ hệ TKTƯ, đồng thời với giảm chuyển hóa, giảm thân
nhiệt và giảm hoạt động các chức phận khác của cơ thể. Nhưng nếu nguyên
nhân gây thiếu oxy vẫn tiếp tục, hệ thần kinh bị ức chế sâu sắc sẽ gâu nhiều biến
loạn nguy hiểm.
- Nghiên cứu về sinh hóa học thấy trong thiếu máu não có rối loạn tổng
hợp và giảm lượng ATP và PC ở tổ chức não rất nhanh. ATP và PC là những hợp
chất lân cao năng cần thiết cho sự chuyển giao năng lượng nhận được trong quá
trình oxy hóa và được sử dụng cho hoạt động của tế bào. Như vậy, ATP và PC
giảm nhanh trong giai đoạn hưng phấn và lại lên có xu hướng hồi phục trong
giai đoạn ức chế bảo vệ; lượng ARN cũng giảm trong giai đoạn hưng phấn và
tăng trong giai đọan ức chế bảo vệ. Nhưng nếu thiếu oxy nặng và kéo dài, sự
giảm các hợp chất lân cao năng và ARN nghiêm trọng sẽ dẫn tới hiện tượng
thiếu năng lượng cho tế bào thần kinh và thường là nguyên nhân của chết.
Những kết quả nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ phần nào nguyên nhân của sự
mẫn cảm cao của hệ TKTƯ đối với thiếu oxy và phát hiện được bản chất hóa
học của ức chế bảo vệ cũng như vai trò phòng ngự của nó trong thiếu oxy. Như
vậy để thích ứng với thiếu oxy, vai trò quyết định là tăng khả năng tái tổng hợp
các chất lân cao năng và tăng hoạt tính tổng hợp acid nhân, chủ yếu trong tổ
chức thần kinh. Dùng Altinomixin ức chế sự tổng hợp ARN dẫn tới làm tổn
thương các phản ứng thích ứng và dẫn tới tử vong ở đa số động vật thí nghiệm.

Trên cơ sở đó đã đề ra nguyên tắc cơ bản cho dự phòng và điều trị những hậu
quả của thiếu oxy bằng các biện pháp thể nhiệt nhân tạo và sử dụng những thuốc

9


ức chế TKTƯ để làm hạn chế rõ rệt sự thoai biến và tăng khả năng tổng hợp các
hợp chất lân cao năng, làm cho cơ thể chịu đựng tốt với thiếu oxy.
* Những rối loạn cơ thể khi thiếu oxy
Những rối loạn của cơ thể khi thiếu oxy biểu hiện về mức độ có khác
nhau tùy theo tính cảm thụ của từng cơ quan tổ chức và cũng phụ thuộc vào tính
chất của từng loại thiếu oxy.
Mức độ chịu đựng của các cơ quan tổ chức khi thiếu oxy
Thiếu oxy gây nhiều rối loạn chức phận và cấu trúc ở nhiều cơ quan tổ
chức, đặc biệt là ở hệ TKTƯ và vỏ não. Các tổ chức ít mẫn cảm với thiếu oxy,
có thể còn hoạt động được trong 1 thời gian dài cả khi tuần hoàn đã đình chỉ như
xương, sụn, lông, râu tóc…
Hệ thần kinh: tổ chức thần kinh, đặc biệt TKTƯ chịu đựng kém nhất với
thiếu oxy. Đình chỉ thật sự tuần hoàn ở vỏ não chỉ 5-6 phút, ở thân não và hành
não 10 phút, ở tủy sống 15-20 phút đã có thể phát sinh những ổ hoại tử tổ chức
không phục hồi. Các trung khu thần kinh mẫn cảm với thiếu oxy nhất là trung
khu hô hấp và trung khu tuần hoàn.
Các cơ quan, nội tạng: cơ tim rất mẫn cảm với thiếu oxy nhưng lại chịu
đựng được lâu hơn và tuần hoàn vành thường giãn ra để tăng cường cung cấp
oxy theo cơ chế bù đắp. Thận và gan dễ bị ảnh hưởng xấu vì khi não và tim
được ưu tiên phân phối máu thì gan và thận lại lâm vào tình trạng co mạch và
thiếu máu nghiêm trọng.
Tế bào tổ chức: khi thiếu oxy thường phát sinh rối loạn chuyển hóa tổ
chức dẫn đến nhiễm toan, tăng tính thấm thành mao mạch và các thay đổi nội
môi khác càng làm nặng thêm tình trạng thiếu oxy.

Hậu quả của thiếu oxy còn chịu ảnh hưởng của tuổi tác (trẻ sơ sinh chịu
đựng tốt nhưng người già và trẻ em lại chịu đựng rất kém đối với thiếu oxy),
trạng thái chức phận hệ TKTƯ (thần kinh ở trạng thái hưng phấn dễ chết và ở
trạng thái ức chế lâu chết hơn so với ở trạng thái bình thường), và ảnh hưởng

10


của bệnh tật (thiếu máu, bệnh phổi), nghiện rượu, gây mê sâu… đều làm cơ thể
chịu đựng kém với thiếu oxy.
Diễn biến của thiếu oxy
Thiếu oxy cấp thường diễn biến qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn hưng phấn phát sinh khi thiếu oxy còn nhẹ: thần kinh ở trạng
thái hưng phấn, sảng khoái, dễ chịu hay cười nói, chuyển hóa tăng mạnh và hô
hấp cũng tăng cường có tác dụng bù đắp.
- Giai đoạn ức chế phát sinh khi thiếu oxy vẫn tiếp tục, hệ TKTƯ bị ức
chế lúc đầu có tính chất bảo vệ phòng ngự, biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ, nhức
đầu, trí nhớ giảm, các phản xạ giảm, các chức năng cơ thể đều giảm hoạt động,
chuyển hóa vật chất cũng giảm…
- Giai đoạn kiệt quệ do ức chế nghiêm trọng hệ TKTƯ gây rối loạn toàn
bộ cơ thể khi thiếu oxy nặng và kéo dài, có thể dẫn tới những rối loạn không hồi
phục ở các cơ quan quan trọng (não, tim, gan, thận) và chết khi phân áp O2 máu
giảm tới 40-20 mmHg.
1.2. Tổng quan về tấm tái sinh không khí B-64.VN
Tấm tái sinh không khí B-64 do Nga sản xuất, là vật tư đi kèm theo
khi nhập khẩu tàu ngầm Kilo. Một hộp B-64 chứa 25 tấm, có khả năng đảm
bảo tái sinh không khí cho một người trong 64 giờ tàu lặn. Mục đích sử
dụng các tấm tái sinh không khí là để duy trì nồng độ oxy từ 19%- 25% và
nồng độ CO 2 không quá 1,3% trong tàu ngầm nhằm đảm bảo tác chiến của
tàu ngầm trong điều kiện không thể có thông gió với môi trường bên ngoài

tàu ngầm.
Đáp ứng yêu cầu trong huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, để chủ động sản
phẩm tấm B-64 trong nước có giá thành thấp hơn, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga
đang chủ trì đề tài nghiên cứu chế tạo tấm B-64.VN. Mục tiêu của đề tài là chế
tạo, sản xuất được tấm tái sinh không khí B-64.VN có chất lượng tương đương
sản phẩm B-64 của Liên bang Nga sử dụng trên tàu ngầm Kilo 636.

11


Qua khảo sát tấm B-64 của Nga cho thấy: Tấm B-64 có chứa các
nguyên tố: K, O, C, Na, Mg, Si. Bằng nhiễu xạ tia X xác định được trong
thành phần của tấm có chứa KO 2, Mg 3Si2O5(OH)4 (amiang trắng) và K 2CO3.
Bằng các phương pháp phân tích, xác định hàm lượng amiang trắng khoảng
5%. Kết quả phân tích hàm lượng O 2 hoạt động trong mẫu B-64 thấy rằng có
2,60 lít trong 10g mẫu B-64. Trong cùng điều kiện đo thì hàm lượng O 2 hoạt
động trong mẫu nguyên liệu KO 2 của Trung Quốc là 2,63 lít/10g. Điều này
gợi ý có thể sản phẩm B-64 sử dụng KO 2 là chất tái sinh không khí.
Mẫu tấm B-64.VN ban đầu được sản xuất từ nguyên liệu chính là KO 2
và amiang theo quy trình sau: Cân nguyên liệu K 2O và amiang theo tính toán
vào máy nghiền bi. Tiến hành nghiền ở tốc độ và thời gian khảo sát để thu
được hỗn hợp mịn, đồng nhất. Hỗn hợp được dàn đều trên khuôn và ép ở lực
ép và thời gian tính toán để thu được các tấm tái sinh không khí.
Tấm B-64.VN và B-64 có chung một số đặc điểm sau:
+ Nguyên tắc hoạt động: Dựa trên phản ứng hóa học của chất tái sinh
không khí (trên tấm tái sinh không khí) với hơi nước và CO 2 trong không khí.
Kết quả phản ứng hấp thụ CO 2, sinh ra O2 và nhiệt, nhiệt tạo ra từ phản ứng làm
lưu thông không khí qua các tấm tái sinh.
+ Điều kiện vận hành: Hiệu suất tái sinh không khí phụ thuộc vào nhiệt
độ, áp suất, độ ẩm không khí, nồng độ CO 2 và thời gian tiếp xúc của các chất tái

sinh với không khí. Điều kiện tối ưu cho vận hành là:
Nhiệt độ: Từ 100C đến 300C.
Độ ẩm tuyệt đối của không khí: 8-25 mg/l.
Áp suất tuyệt đối nhỏ hơn 1,5 kgf/cm2.
+ Sử dụng các tấm tái sinh không khí khi nồng độ CO 2 trong khoang đạt
tới 1% hoặc nồng độ O2 giảm còn 19% khi mà tàu không thể thông gió với môi
trường bên ngoài.
1.3. Các nghiên cứu về tình trạng thiếu oxy

12


Phần 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, nguyên vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Chế phẩm nghiên cứu

Tấm tái sinh không khí B-64.VN, do Phòng Vật liệu, Viện Độ bền Nhiệt
đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga cung cấp, đạt tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm. Số lượng 666 tấm.
Tấm tái sinh B-64 Nga, do Phòng Vật liệu, Viện Độ bền Nhiệt đới , Trung
tâm Nhiệt đới Việt Nga cung cấp, dùng làm chế phẩm đối chứng. Số lượng
19-37 tấm.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Chuột nhắt trắng, chủng Swiss, cả hai giống, cân nặng 25 ± 1 g, số lượng
230 con.
Động vật thí nghiệm do Ban chăn nuôi động vật thí nghiệm - Học viện
Quân y cung cấp, nuôi dưỡng trong phòng nuôi động vật thí nghiệm ít nhất
một tuần trước khi tiến hành thí nghiệm. Động vật ăn thức ăn theo tiêu chuẩn
thức ăn cho động vật nghiên cứu, nước sạch đun sôi để nguội uống tự do.

Số lượng động vật mỗi thử nghiệm được nêu cụ thể ở phần phương pháp
nghiên cứu.
2.1.3. Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu

- Hệ thống PowerLab (ADI Australia) với các thiết bị ngoại vi:
+ Thiết bị dùng đo huyết áp, tần số mạch, biến thiên nhịp tim dùng cho người;
+ Thiết bị đo tần số thở, nống độ CO 2, O2 trong khí thở dùng cho động vật
nhỏ (chuột thực nghiệm).
- Máy huyết học tự động Alpha Swelab (Thụy điển) để xét nghiệm các chỉ
số huyết học.
- Máy Biosystem BTS-350 (Nhật) để xét nghiệm các chỉ số hóa sinh.
- Buồng kín 1,5 lít được thiết kế chuyên biệt dùng cho nghiên cứu trên
động vật.

13


- Buồng kín 60 lít được thiết kế chuyên biệt dùng cho nghiên cứu trên động
vật.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B-64.VN

Để đánh giá được khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B64.VN trong thử nghiệm với chuột trong buồng kín ta so sánh với tấm tái sinh
không khí B-64 Nga, nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp của Jordan
B. Holquist và cộng sự (2014) có sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Buồng kín 1,5 L, bên trong có chuồng nhốt 1 chuột nhắt với lượng thức
ăn và nước uống đủ cho 2-3 ngày, có quạt tạo gió lưu thông qua bề mặt tấm tái
sinh không khí đặt trong buồng. Buồng kín được kết nối với hệ thống Powerlab
qua catheter nhỏ, nhờ vi bơm (micro pump) để bơm khí vào các đầu đo nồng độ
CO2 và O2 của thiết bị phân tích khí ML206 Gas Analyzer.

Chuột nhắt trắng đủ tiêu chuẩn thí nghiệm, cân nặng 25g/con, số lượng 70
con, chia ngẫu nhiên thành 7 lô, mỗi lô 10 con.
- Lô 1 (lô nghiên cứu 1): nhốt trong buồng kín với tấm B-64.VN 6g/con.
- Lô 2 (lô nghiên cứu 2): nhốt trong buồng kín với tấm B-64.VN 12g/con.
- Lô 3 (lô nghiên cứu 3): nhốt trong buồng kín với tấm B-64.VN 18g/con.
- Lô 4 (lô tham chiếu 1): nhốt trong buồng kín với tấm B-64 Nga 6g/con.
- Lô 5 (lô tham chiếu 2): nhốt trong buồng kín với tấm B-64 Nga 12g/con.
- Lô 6 (lô tham chiếu 3): nhốt trong buồng kín với tấm B-64 Nga 18g/ con.
- Lô 7 (lô chứng): nhốt trong buồng kín, không có tấm tái sinh không khí.
Xác định sự biến đổi về tần số thở, nồng độ CO 2, O2 trong buồng kín và
thời gian sống của chuột... từ đó đánh giá được khả năng hoạt động của tấm tái
sinh không khí B-64.VN và mức độ duy trì hoạt động sống trong thử nghiệm với
chuột trong buồng kín so với tấm B-64 Nga.
2.2.2. Đánh giá tính an toàn của tấm tái sinh không khí B-64.VN

14


Thời gian nghiên cứu, cách phân lô động vật nghiên cứu và các chỉ tiêu để
đánh giá tính an toàn của tấm tái sinh không khí trên động vật thực nghiệm được
xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Y tế Việt Nam, khuyến cáo của tổ chức y tế thế
giới và OECD về đánh giá tính an toàn trên động vật thực nghiệm. Việc thiết kế
buồng nghiên cứu và điều kiện thử nghiệm dựa phương pháp của Jordan B.
Holquist và cộng sự (2014) có sửa đổi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Theo Jordan B. Holquist và cộng sự (2014), dựa trên lượng O 2 cần tiêu thụ,
một thiết bị cung cấp O2 cho 40 chuột (1,2 kg) trong 10 ngày tương đương với
việc cung cấp O2 cho một người (70 kg) trong 2- 3 ngày.
Lượng O2 tiêu thụ có thể quy đổi giữa chuột và người theo công thức quy
đổi liều giữa chuột nhắt trắng và người. Theo công thức quy đổi, nếu ta xem
lượng O2 tiêu thụ ở người cho 1 kg trọng lượng trong 1 ngày là 1 đơn vị, thì

lượng O2 tiêu thụ ở chuột nhắt trắng cho 1 kg trong 1 ngày là 12. Với 1,2 kg
chuột nhắt trắng trong 10 ngày, ta có 1,2 (kg) x 10 (ngày) x 12 (hệ số quy đổi) =
144, tương ứng trên người là 70 (kg) x A (ngày). Ta tính được A = 144/70 = 2,06
(ngày). Kết quả này tương đương với kết quả của Jordan B. Holquist và cộng sự
(2014).
Trong điều kiện thực tế ở Việt Nam, mỗi chuột nhắt trắng là 25g thì 40 chuột
tương ứng 1,0 kg, và trọng lượng trung bình người Việt Nam là 60 kg. Với 1 kg chuột
nhắt trắng trong 10 ngày là 1 (kg) x 10 (ngày) x 12 (hệ số quy đổi) = 120, tương ứng
trên người là 60 (kg) x B (ngày). Ta tính được B = 120/60 = 2 (ngày), tương đương
với kết quả của Jordan B. Holquist và cộng sự (2014).
Để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của potassium superoxide (KO 2) trong
vai trò là chất tái sinh không khí, Jordan B. Holquist và cộng sự đã sử dụng
không gian kín có thể tích 55L để thử nghiệm cho 40 chuột trong 10 ngày. Trong
điều kiện thực tế của nghiên cứu, chúng tôi thiết kế bình kín có thể tích 60L để
nghiên cứu.

15


Dựa trên nghiên cứu của Jordan B. Holquist và cộng sự. Theo hướng dẫn
của Bộ Y tế Việt Nam và khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới và OECD về đánh
giá tính an toàn trên động vật thực nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính
an toàn của tấm tái sinh không khí như sau:
Buồng nghiên cứu được thiết kế có thể tích 60L, kín. Thức ăn, nước uống
được chuẩn bị sẵn trong buồng đủ cho 40 chuột trong 1 tháng. Chỗ nằm của
chuột được trải bằng những mẩu cuộn giấy thấm nhằm hạn chế tối đa mùi của
phân và nước tiểu. Tấm tái sinh không khí được cho vào buồng nghiên cứu với
lượng có dư (20g/chuột/ngày), và có quạt thổi, để bảo đảm nồng độ CO 2 và O2
được duy trì tương đối hằng định trong suốt thời gian thí nghiệm.
Chuột nhắt trắng đủ tiêu chuẩn thí nghiệm, số lượng 160 con, chia ngẫu

nhiên thành 4 lô, mỗi lô 40 con.
- Lô 1 (lô nghiên cứu 1): Cho 40 chuột vào buồng nghiên cứu, đóng kín với
tấm B-64.VN trong 10 ngày. Khối lượng tấm B-64.VN là 40 chuột x 20g x 10
ngày = 8.000g (8kg).
- Lô 2 (lô nghiên cứu 2): Cho 40 chuột vào buồng nghiên cứu, đóng kín với
tấm B-64.VN trong 20 ngày. Khối lượng tấm B-64.VN là 40 chuột x 20g x 20
ngày = 16.000g (16kg).
- Lô 3 (lô nghiên cứu 3): Cho 40 chuột vào buồng nghiên cứu, đóng kín với
tấm B-64.VN trong 30 ngày. Khối lượng tấm B-64.VN là 40 chuột x 20g x 30
ngày = 24.000g (24kg).
- Lô 4 (lô chứng sinh lý): Cho 40 chuột vào buồng nghiên cứu, mở buồng
cho thở không khí tự nhiên.
Các lô từ lô 1 đến lô 3, sau khi kết thúc thời gian nuôi chuột trong buồng
kín, đều được chia ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm 20 con. Một nhóm được giết và
xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ngay khi ra khỏi buồng kín (gọi là nhóm a);
một nhóm được tiếp tục nuôi ở điều kiện bình thường trong thời gian 10 ngày
(đánh giá tác dụng hồi phục tổn thương nếu có) sau đó được giết và xác định các

16


chỉ tiêu nghiên cứu (gọi là nhóm b). Như vậy ta sẽ có các nhóm 1a, 1b, 2a, 2b,
3a, 3b.
Riêng lô 4 (lô chứng sinh lý) sẽ được lấy ra ngẫu nhiên mỗi lần 10 chuột tại
các thời điểm sau 10, 20, 30 và 40 ngày để xác định các chỉ tiêu nghiên cứu,
hình thành các nhóm 4-1, 4-2, 4-3 và 4-4.
Các chỉ tiêu nghiên cứu:
+ Hoạt động của chuột (các biểu hiện ủ rũ, chậm chạp hay kích thích thần
kinh...), tình trạng lông, ăn uống, phân: trước và sau thí nghiệm của mỗi lô.
+ Cân nặng: trước và sau thí nghiệm của mỗi lô.

+ Các chỉ số huyết học (hồng cầu, hematocrit, hemoglobin, thể tích trung
bình hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu), và các chỉ số sinh hóa
máu (ure, creatinnin, AST, ALT, GGT, Bilirubin TP, Bilirubin TT, albumin): khi
kết thúc thí nghiệm của mỗi lô.
+ Tiêu bản mô bệnh học các tạng gan, lách, thận, phổi, não để đánh giá tổn
thương vi thể các tạng: khi kết thúc thí nghiệm của mỗi lô.
Số liệu của lô chứng sinh lý ở mỗi thời điểm sẽ được so sánh với số liệu
của các lô nghiên cứu và lô tham chiếu ở những thời điểm tương ứng, từ đó
rút ra kết luận về tính an toàn của tấm tái sinh không khí khi dùng trong thời
gian dài.
2.3. Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo các phương pháp thống kê y sinh học, sử
dụng phần mềm SPSS 16.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

17


Phần 3. NỘI DUNG VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
3.1. Nội dung thực hiện đề giải quyết Mục tiêu 1
3.1.1. Thời gian sống của chuột trong thử nghiệm so sánh tấm tái sinh không
khí B-64.VN với B-64 Nga
- Chỉ số đánh giá: Thời gian sống của chuột là khoảng thời gian từ
khi đưa chuột vào bình kín đến khi chuột chết.
Lô nghiên cứu

Tấm tái sinh thử nghiệm

Lô 1 (nghiên cứu 1) (1)

Tấm B-64.VN 6g/con.


Lô 2 (nghiên cứu 2) (2)

Tấm B-64.VN 12g/con.

Lô 3 (nghiên cứu 3) (3)

Tấm B-64.VN 18g/con.

Lô 4 (nghiên cứu 4) (4)

Tấm B-64.Nga 6g/con.

Lô 5 (nghiên cứu 5) (5)

Tấm B-64 Nga 12g/con.

Lô 6 (nghiên cứu 6) (6)

Tấm B-64 Nga 18g/con.

Lô 7 (chứng sinh lý) (7)

Không có tấm tái sinh không khí.

Thời gian sống (giờ)

- Dự kiến kết quả đạt được: chuột ở lô 7 (chứng sinh lý) sẽ có thời gian
sống ngắn, chuột ở lô có khối lượng tấm tái sinh lớn hơn sẽ có thời gian sống dài
hơn. Cụ thể là thời gian sống của chuột ở lô 3, 6 > lô 2, 5 > lô 1, 4.

3.1.2. Sự biến đổi nồng độ O2, nồng độ CO2 và tần số thở trong buồng kín
trong thử nghiệm so sánh với tấm tái sinh không khí B-64 Nga
- Chỉ số đánh giá: sự biến đổi nồng độ O2, nồng độ CO2 và tần số thở
- Dự kiến kết quả đạt được: ở lô chứng sinh lý không có tấm tái sinh
không khí, nồng độ CO2 và tần số thở tăng, nồng độ O2 giảm. Ở các lô có tấm tái
sinh nồng độ O2, nồng độ CO2 và tần số thở giữ ổn định.

18


3.2. Nội dung thực hiện đề giải quyết Mục tiêu 2

3.2.1. Ảnh hưởng của B-64.VN lên tình trạng chung và sự thay đổi thể trọng
Tình trạng chung của chuột khi sử dụng B-64.VN dài ngày
- Chỉ số đánh giá: theo dõi chuột ăn uống, lông, da, niêm mạc, chất tiết. So
sánh chuột ở lô chứng và các lô dùng B-64.VN.
- Dự kiến kết quả đạt được:
Sự thay đổi thể trọng của chuột
- Chỉ số đánh giá: so sánh trọng lượng chuột ở lô chứng và các lô dùng B64.VN.
Nhóm chuột nghiên cứu
Thể trọng chuột (g)
Thời điểm ngày thứ 10
Nhóm 4-1 (chứng) (1)
(buồng hở 10 ngày)
Nhóm 1a (2)
(buồng kín +B-64.VN 10 ngày)
Thời điểm ngày thứ 20
Nhóm 4-2 (chứng) (3)
(buồng hở 20 ngày)
Nhóm 1b (4)

(buồng kín +B-64.VN 10 ngày; buồng hở 10 ngày)
Nhóm 2a (5)
(buồng kín +B-64.VN 20 ngày)
Thời điểm ngày thứ 30
Nhóm 4-3 (chứng) (6)
(buồng hở 30 ngày)
Nhóm 2b
(7)
(buồng kín +B-64.VN 20 ngày; buồng hở 10 ngày)
Nhóm 3a (8)
(buồng kín +B-64.VN 30 ngày)
Thời điểm ngày thứ 40
Nhóm 4-4 (chứng) (9)
(buồng hở 40 ngày)
Nhóm 3b (10)
(buồng kín +B-64.VN 30 ngày; buồng hở 10 ngày)
- Dự kiến kết quả đạt được:
3.2.2. Ảnh hưởng của B-64.VN đối với một số chỉ tiêu huyết học của chuột

19


- Chỉ số đánh giá: Số lượng hồng cầu, hàm lượng huyết sắc tố, hematocrit,
thể tích trung bình hồng cầu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu. So sánh chuột ở lô
chứng và các lô dùng B-64.VN.
Số lượng hồng cầu
Nhóm chuột nghiên cứu
Thời điểm ngày thứ 10
Nhóm 4-1 (chứng) (1)
Nhóm 1a (2)

Thời điểm ngày thứ 20
Nhóm 4-2 (chứng) (3)
Nhóm 1b (4)
Nhóm 2a (5)
Thời điểm ngày thứ 30
Nhóm 4-3 (chứng) (6)
Nhóm 2b
(7)
Nhóm 3a (8)
Thời điểm ngày thứ 40
Nhóm 4-4 (chứng) (9)
Nhóm 3b (10)
- Dự kiến kết quả đạt được:

3.2.3. Đánh giá mức độ hủy hoại tế bào gan khi dùng B-64.VN dài ngày
- Chỉ số đánh giá: so sánh chuột ở lô chứng và các lô dùng B-64.VN. Hoạt
độ enzym AST và ALT(UI/l) trong máu chuột.
- Dự kiến kết quả đạt được:
3.2.4. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng gan khi dùng B-64.VN dài ngày
- Chỉ số đánh giá: so sánh chuột ở lô dùng B-64.VN và các lô chứng. Nồng
độ albumin huyết tương (g/l), bilirubin toàn phần (µmol/l) trong máu chuột
nghiên cứu.
- Dự kiến kết quả đạt được: B-64.VN dùng tái sinh không khí cho chuột
trong buồng kín trong thời gian 10, 20 và 30 ngày.
3.2.5. Đánh giá ảnh hưởng lên chức năng thận khi dùng B-64.VN dài ngày
- Chỉ số đánh giá: so sánh chuột ở lô dùng B-64.VN và các lô chứng. Nồng
20


độ creatinin (µmol/l) trong máu chuột.

- Dự kiến kết quả đạt được:
3.2.6. Mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm
- Chỉ số đánh giá:
Quan sát hình ảnh đại thể bằng mắt (dưới kính lúp) hình thái, màu sắc: gan,
lách, thận, phổi, não ở nhóm chuột trong buồng kín với thời gian 10, 20, 30 ngày
lô dùng tấm tái sinh không khí B-64.VN so sánh với chuột ở lô chứng.
Quan sát hình ảnh vi thể dưới kính hiển vi (mô bệnh học): gan, lách, thận,
phổi, não chuột sử dụng tấm tái sinh không khí B-64.VN trong buồng kín thời
gian 30 ngày so sánh với chuột ở lô chứng.
- Dự kiến kết quả đạt được:
3.3. Các kết quả đã đạt được
Đánh giá được khả năng hoạt động của tấm tái sinh không khí B-64.VN
trong thử nghiệm với chuột trong buồng kín.
+ Thời gian sống của chuột trong thử nghiệm so sánh tấm tái sinh không
khí B-64.VN với B-64 Nga.
+ Sự biến đổi nồng độ O2, nồng độ CO2 và tần số thở trong buồng kín trong
thử nghiệm so sánh với tấm tái sinh không khí B-64 Nga.
Đánh giá được ảnh hưởng của việc hít thở khí tái sinh bởi tấm B-64.VN
trong buồng kín lên tình trạng chung và sự thay đổi thể trạng của chuột thực
nghiệm.

21


×