Các đề văn hay
Đề1:Trò chơi điện tử là món ăn tiêu khiển hấp
dẫn.Nhiều bạn mải chơi mà sao nhãng học và còn
phạm những sai lầm khác .Hãy nêu ý kiến của em
về hiện tượng này.
Bài viết
Bước vào thế kỉ 21,là thế kỉ thông tin bùng nổ.Sự bùng nổ đó
đem lại rất nhiều lợi ích và trò chơi giải trí cho con người .Một
trong những trò chơi đang rất phổ biến không chỉ với học sinh
mà còn đối với rất nhiều người khác ,đó là điện tử. Chính vì vậy,
trò chơi diện tử là món ăn tiêu khiển hấp dẫn.Nhiều bạn mải chơi
mà sao nhãng học và còn phạm những sai lầm khác ,
Cùng với sự phát triển của xã hội ,các quán điện tử mọc lên
như nấm sau cơn mưa.Trong các quán đó lúc nào cũng không
thừa chỗ nào .Có rất nhiều đối tượng tham gia chơi nhưng đông
nhất vẫn là học sinh.Cậu quý tử con nhà giàu ,mới học cấp 1 mà
dã bước vào quán điện tử,ham quá có lúc quên cả học bài .Bố mẹ
bận làm ăn.Khi được cô giáo báo về con đã lưu ban thì lúc đó mới
té ngửa ra.Học sinh trung học cơ sở là đối tượng quen thuộc của
việc việc chơi điện tử.Cậu ấm con nhà giàu được bố mẹ cho tiền
nhưng lại bớt tiền học hoặc bán các thứ đồ trong gia đình để
chơi,dến nỗi có lúc bỏ học hàng tuần liền mà cha mj lại không
biết.Khi cô giáo chủ nhiệm đến nhà,gia đình mới biết tình hình
của con mình.Đối với học sinh cấp,bỏ trường bỏ lớp đi đánh điện
tử lại cả gán xe đạp để chơi.Theo thống kê ở các trường đại
học,sinh viên bị lưu ban năm thư nhất năm thư hai dã nảy nở rất
nhiều và đang được quan tâm bởi lối chơi điện tử không có cách
phù hợp.Chúng ta có thể đánh giá được rằng, việc chơi diện tử
sao nhãng học tập là ấn đề nhức nhối của học sinh.Nó không chỉ
ở đô thị mà đã len lỏi vào các vùng nông thôn.
Ta nhận thấy rằng:Bản thân việc chơi đện tử không phải là
xấu vì chúng ta có thể tiếp cận với tri thức mới, rèn luyện các kĩ
năng về mắt và tay.Nhưng việc đáng nói ở đây là ham chơi điện
tử mà sao nhãng việc học tập.Chơi điện tử ảnh hưởng đến sức
khoẻ.Trên thế giới,chơi điện tử đã trở thành căn bệnh.Nhiều
nước phải có bệnh viện để chữa căn bệnh này.Ở học sinh, nhiệm
vụ học tập là chính chứ không phải chơi điện tử là chính.Còn tệ
hại hơn,chơi điện tử gây ra những tính xấu:lừa dối,ăn trộm,ăn
cắp, không có tính tập thể, cộng đồng.Kết quả là người không có
kiến thức.Sau nay,tương lai sẽ không tươi sáng, không trở thành
một công đân có ích cho đất nước được .
Là một công dân của Việt Nam, ta vui mừng khi đất nước hoà
nhập với nền kinh tế thế giới.Bên cạnh đó,việc chơi điện tử của
học sinh cũng là trở ngại lớn trên con đường sau này.Để trở ngại
này lắng xuống Nhà nước cần quản lí chặt chẽ hệ thống chơi
điện tử.Hơn nữa là do nhưng người chủ chỉ ham lời không biết
giáo dục học sinh chơi điều độ.Về phía gia đình ,kinh tế thị
trường phát triển chỉ mải mê công việc, không quản lí con cái
mình mà cứ giao phó cho nhà trường.Chẳng thế mà,khi con bị
lưu ban mới biết . Đấy là vì sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường chưa chặt chẽ , các giáo viên chưa phối hợp được với gia
đình học sinh.Việc ham chơi diện tử cũng là ở chính những học
sinh lười học ,bị thu hút bơỉ những cạm bẫy của xã hội và đặc
biệt là chưa xâc định được độnh cơ học tập nên mới hướng đến
ham chơi . Ham chơi điện tử sẽ dẫn tới với trộm cắp , vi phạm
đạo dức , không biết tiết kiệm thời gian vừa bỏ có thể học tốt và
lại chơi được.
Rõ ràng điện tử là một trò chơi không phải xấu. Nhưng vì học
sinh ham chơi trò này cần lên án. Sự phối hợp giữa gia dình và
nhà trương cần thống nhất. Gia đình cần phải quan tâm hơn đến
con cái, việc học tập của chúng. Bản thân mỗi người cần xác
định cho minh ý thức học tập để làm gì?
Bước vào thế kỉ , một thiên niên kỉ mới , xã hội hoà nhập với
kinh tế thế giới . Sự kiện này xảy ra đòi hỏi con người Việt Nam
phải có năng lực , trí tuệ để trở thành một người tốt . Qua bài
luận nhỏ này , chúng ta hãy sắp xếp thời gian hợp lí để vừa chơi
vừa học được.
Đề2:Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận , học tập
thành công ( như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay , dùng chân
viết chữ ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay , dùng vai viết chữ ;anh Đỗ
Trọng Khởi bị bại liệt đã tự học , trở thành nhà thơ ; anh Trần
Văn Thước bị tai nạn lao động , liệt toàn thân đã tự học ,trở
thành nhà văn ….). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua
số phận “em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những
con người ấy .
Bài làm
Cuộc sống vô cùng đa dạng và phong phú . Trong cuộc sống có người
được hưởng hạnh phúc , bất hạnh , có những người an phận với số phận của
mình . Nhưng cũng có những người vượt lên trên số phận của mình để sống
có ích cho đời . Họ đã sống và học tập tốt , họ chính là những con ngươiì
không chịu thua số phận .
Số phận là gì? Theo quan niệm của một số người , mỗi người có một số
phận riêng : sướng hay khổ , bất hạnh hay hạnh phúclà do một đấng vô hình
(thiên đình quyết định ) . Cuộc sống quanh ta không phải ai cũng hạnh phúc
mà có những con người bất hạnh . Đâu đó trong hàng xóm , ta gặp những
người bị cụt tay , cụt chân , mù loà , họ an bài bởi số phận đó , sống lay lắt
phụ thuộc vào gia đình và xã hội . Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều
người vượt lên trên số phận đó . Ở nước ta , đã có không ít những tấm gương
như vậy .
Ngay từ khi mới vào trường tiểu học , em được đọc về tấm gương Nguyễn
Ngọc Kí .Đây là thầy giáo đầu tiên viết bằng chân . Vào những năm 60-70
của thế kỉ 20, gương Nguyễn Ngọc Kí là tiêu biểu của tấm gương với sức
mạnh phi thường . Nguyễn Ngọc Kí sinh ra trong một gia đình nghèo , sau
một trận sốt Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay . Tưởng như số phận an bài . Đén
tuổi đi học , nhìn các bạn được đi học . Thương con , bố mẹ đưa Kí đến
trường . Nhưng nhìn Kí cô giáo cũng đành bó tay và lắc đầu . Kí đành trở về
nhà ,Kí tập viết . Đầu tiên Kí tập viết bằng miệng . Nhưng nhìn ra ngoài cửa
sổ tháy gà bới bằng chân nên Kí quyết định viết bằng chân . Với một học sinh
dù hai tay , lần đầu tiên ngồi vào bàn như đánh vật với chữ rồi . Còn đối với
Kí như vật lộn với chữ . Cô giáo đến thăm Kí , độmg viên và an ủi bạn và cho
Kí vài viên phấn . Có khi đanh viết chân tay Kí co giật cả lại nhưng Kí chịu
đựng và cố gắng . Kí ham học và có nghị lực phi thường nên Kí lại được đến
trường . Lạ nhất là khi các bạn ngồi trên bàn thì Kí lại ngồi dưới chiếu tập
viết . Từ góc chiếu đó mà năm học nào từ cấp 1 đến cấp 3 , Kí đều là học sinh
giỏi . Lúc nhỏ tuổi , Kí là tấm gương cho các bạn noi theo. Kí được hai lần
Bác Hồ tặng huy hiệu . Học hết cấp 3 , Kí được gọi vào trường sư phạm văn .
Ra trường , Kí là thày giáo dậy văn và trở thành nhà giào ưu tú . Kí là người
Việt Nam đầu tiên viết bằng chân mà lại thành đạt . Như vậy , từ một con
người bất hạnh Kí vượt lên trên số phận của mình để trở thành một công dân
có ích .
Bên cạnh đó , ta gặp anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay dùng vai viết chữ . Anh
Đỗ Trọng Khởi bị bại liệt đã tự học để trở thành nhà thơ . A nh Trần Văn
Thước bị tai nạn lao động , bại liệt toàn thân đã tự học để trở thành nhà văn.
Hiện nay , trong khi đất nước đang bước vào thời kì công nghiệp hoá hiện
đại hoá , chúng ta khâm phục những con người bị chất độc màu da cam mà
thi đỗ hai trường đại học . Trên truyền hình , ta cũng thấy nhưng anh bị liệt
cả hai tay , đánh máy bằng chân trở thành thầy dậy máy tính và được truy
tặng “Hiệp sĩ thông tin” .
Những con người đó thật đáng để chúng ta tôn vinh . Bởi họ là những tấm
gương sáng để chúng ta noi theo . Qua những tấm gương này , chúng ta hãy
suy nghĩ mình đã sống như thế nào ? Mình học tập ra sao ?
Cuộc sống vô cùng phong phú , bên cạnh niềm hạnh phúc còn xuất hiện
nỗi bất hạnh . Nhưng đáng nói ở đây là những con người đó đã đứng lên để
học tập thành đạt và sống có ích cho đời . Cuộc sống không phải lúc nào
cũng thuận chèo mát mái , nên mỗi người hãy tự tạo cho mình sự chuẩn bị tốt
để có thể thích ứng được.
Dề3:Suy nghĩ về bài thơ Đồng Chí.
Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Pháp.Thơ của ông thường tập trung thể hiện đề tài người lính . Một trong
những bài thơ thể hiện đặc sắc nhất hình tượng người lính của ông là bài thơ
Đồng Chí . Bài thơ đã để lại cho người đọc bao cảm xúc , suy nghĩ về mối
tình đồng chí thiêng liêng ,cao cả .
Tình cảm của những người lính trong bài thơ trước hết được cảm nhận
qua sự cảm thông sâu sắc những tâm tư nỗi lòng của nhau . Sự cảm thông
sâu sắ những tâm tư nỗi lồng của nhau bắt nguồn sâu xa tư sự tương đồng
cảnh ngộ , cùng xuát thân từ giai cấp nghèo khổ :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá .
Tôi với anh mỗi người một miền quê , đất đai , canh tác khác nhau , tập
quán hẳn là cũng khác. Những con người tự nhận là xa lạ , cách nhau cả một
phương trời và chẳng hò hẹn quen nhau . Ấ thế mà có một sức mạnh vô song ,
vô hình đã biến họ thành đôi tri kỉ :
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm giét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả . Những con người
cùng chung giai cấp đã về đây tụ hội . Hai dòng thơ chỉ có một chữ chung
“Đêm giét chung chăn” nhưng cái chung đã bao chùm lên tất cả . Đắp chung
chăn đã thành biểu tượng của tình thân hữu , ấm cúng , ruột thịt . Những cái
chung ấy đã khiến con người xa lạ thành đôi tri kỉ . Cái chăn đắp lại thì tâm
tư mở ra . Họ soi vào nhau , anh hiểu tôi , tôi hiểu nỗi lòng sâu kín của anh :
Ruộng nương sanh gửi bận thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Câu thơ đã lắng vào trong nỗi nhớ . Nỗi nhớ của anh , nhưng sao đọc lên
tôi vẫn thấy rưng rưng . Tôi cũng hiểu rằng đối với người nông dân làm
ruộng là quan trong nhưng việc ấy đành nhờ bạn thân làm hộ . Gian nhà , tổ
ấm cũng đành sự hi sinh. “Mặc kệ “ nghĩa là dẹp hết mọi chuyện riêng tư
sang một bên để lo đánh giặc trước đã . Ở đây tình đồng chí đã soi vào nhau.
Anh hiểu tôi , tôi cũng hiểu nỗi lòng sâu kín của anh. Hiểu được sự ra đi
thanh thản của anh vì nghĩa lớn , lại hiểu được sự gắn bó thiết tha với quê
hương , gia đình của anh . “Đồng chí “ hai tiếng ấy đơn sơ mà cảm động đến
nao lòng . Nó vừa là tên gọi , vừa là tiếng gọi , tên gọi của mối quan hệ giữa
những người cùng một đội ngũ , vừa nhắn gửi với người và với mình . Có thể
nói tình đồng chí được bắt đầu từ những cảnh ngộ nghèo khổ nhưng cùng
chung một lí tưởng .
Từ hiểu nhau mà thương nhau , “đồng chí “ là đồng cảm sâu sắc ,
thương yêu chân thành , cùng nhau chia sẻ :
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt giun người vầng chán ươt mồ hôi
Aó anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Như chúng ta đã biết bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu là thơ của một
người chiến sĩ và cũng là bản trường ca của một thời gian oanh liệt và gian
khổ . Cái gian khổ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã nói đến rất
nhiều nhưng Chính Hữu không nói về cái khổ mà nói về sự hiểu nhau trong
cái khổ , cái chung phổ biến giữa họ với nhau . Trong kháng chiến , ở chiến
khu , bệnh sốt rét là phổ biến nhất . Tôi với anh chung cảnh ngộ , anh với tôi
chung một lí tưởng , chung đội ngũ và tôi với anh giờ đây lại chung cả những