Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

NGHIÊN cứu dọc sự TĂNG TRƯỞNG và đặc điểm kết cấu đầu mặt ở TRẺ EM VIỆT NAM từ 7 đến 9 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƯƠNG ĐÌNH KHỞI

NGHIÊN CỨU DỌC SỰ TĂNG TRƯỞNG
VÀ ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐẦU MẶT
Ở TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 7 ĐẾN 9 TUỔI

ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRƯƠNG ĐÌNH KHỞI

NGHIÊN CỨU DỌC SỰ TĂNG TRƯỞNG
VÀ ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐẦU MẶT
Ở TRẺ EM VIỆT NAM TỪ 7 ĐẾN 9 TUỔI
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số: 62720601
ĐỀ CƯƠNG DỰ TUYỂN NGHIÊN CỨU SINH


Người dự kiến hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đào Thị Dung

HÀ NỘI - 2016


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CS

:

Chỉ số

P

:

Mức độ khác biệt

SD

:

Độ lệch chuẩn

X

:


Giá trị trung bình

XHD

:

Xương hàm dưới

XHT

:

Xương hàm trên

XQ

:

X Quang


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3
1.1. Sự tăng trưởng phức hợp đầu mặt...........................................................3
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ............................................................3
1.1.2. Sự tăng trưởng của nền sọ.................................................................4
1.1.3. Sự tăng trưởng của phức hợp mũi hàm trên......................................4
1.1.4. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới................................................5
1.1.5. Sự tăng trưởng mô mềm vùng đầu mặt.............................................6

1.2. Cơ chế tăng trưởng xương vùng đầu mặt................................................7
1.2.1. Tăng trưởng tại các đường khớp.......................................................7
1.2.2. Tăng trưởng sụn................................................................................7
1.2.3. Tăng trưởng do quá trình bồi đắp xương/ tiêu xương ở màng xương
ngoài và màng xương trong........................................................................7
1.3. Sự tăng trưởng vùng đầu mặt theo ba chiều trong không gian...............8
1.3.1. Sự dịch chuyển của xương vùng đầu mặt.........................................9
1.3.2. Sự xoay của xương hàm và hướng mọc răng....................................9
1.4. Các giai đoạn tăng trưởng vùng đầu mặt theo tuổi sinh..........................9
1.4.1. Các giai đoạn tăng trưởng chung của cơ thể.....................................9
1.4.2. Các giai đoạn tăng trưởng vùng đầu- mặt.......................................10
1.5. Các phương pháp nghiên cứu sự tăng trưởng đầu - mặt.......................10
1.5.1. Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống.....................................10
1.5.2. Phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa......................................11
1.5.3. Phương pháp đo trên phim chụp từ xa............................................12
1.6. Tình hình nghiên cứu sự tăng trưởng hệ thống đầu-mặt trên thế giới và
ở Việt Nam...................................................................................................14
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới...........................................................14
1.6.2. Một số nghiên cứu trong nước........................................................15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........17
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................17
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................17
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................17
2.2.2. Cỡ mẫu............................................................................................17
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................18
2.3.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................18

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................18
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................18
2.5. Phương tiện nghiên cứu........................................................................19
2.5.1. Dụng cụ đo trực tiếp........................................................................19
2.5.2. Dụng cụ chụp ảnh chuẩn hóa và đo đạc trên ảnh chuẩn hóa..........20
2.5.3. Dụng cụ chụp phim X Quang từ xa................................................20
2.6. Kỹ thuật đo trực tiếp trên cơ thể đối tượng nghiên cứu........................21
2.7. Kỹ thuật chụp ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng...................................22
2.7.1. Sắp xếp vị trí chụp ảnh chuẩn hóa..................................................22
2.7.2. Chuẩn bị đối tượng nghiên cứu.......................................................23
2.7.3. Hướng dẫn tái lập tư thế đầu tự nhiên.............................................24
2.7.4. Chụp ảnh, lưu trữ và đo đạc trên ảnh chuẩn hóa thẳng và nghiêng....24
2.7.5. Tiêu chuẩn của ảnh chụp.................................................................24
2.8. Kỹ thuật chụp phim từ xa......................................................................26
2.8.1. Kỹ thuật chụp phim từ xa................................................................26
2.8.2. Tiêu chuẩn chọn phim.....................................................................27
2.9. Đo đạc trên ảnh chuẩn hóa và trên phim chụp từ xa.............................28
2.10. Các điểm mốc giải phẫu cần xác định.................................................28
2.10.1 Các điểm mốc, kích thước và chỉ số khi đo trực tiếp.....................29
2.10.2. Các điểm mốc, kích thước, góc và chỉ số khi đo trên ảnh chuẩn hóa.......33


2.10.3. Các điểm mốc, kích thước, góc và chỉ số khi đo trên phim chụp từ xa.35
2.10.4. Mức gia tăng và tỷ lệ tăng trưởng theo từng giai đoạn................40
2.11. Xử lý số liệu........................................................................................41
2.11.1.Thống kê mô tả...............................................................................41
2.11.2.Kiểm định tính phân phối chuẩn của biến số.................................41
2.11.3.Thống kê suy lý: Quy ước về ý nghĩa sự khác biệt của chỉ số p:...41
2.12. Dự kiến sai số và cách khắc phục sai số.............................................43
2.13. Đạo đức nghiên cứu............................................................................44

CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................45
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu...................................................45
3.1.1. Phân bố theo giới............................................................................45
3.1.2. Đặc điểm phân phối chuẩn của các phép đo...................................45
3.2. Phân loại các chỉ số đầu mặt theo Martin.............................................45
3.2.1. Chỉ số đầu........................................................................................45
3.2.2. Chỉ số mặt toàn bộ..........................................................................45
3.2.3. Chỉ số mũi.......................................................................................45
3.2.4. Chỉ số hàm dưới..............................................................................45
3.2.5. Chỉ số vẩu........................................................................................46
3.3. Đặc điểm các tỷ lệ theo ba phương pháp đo.........................................47
3.3.1. Các tỷ lệ theo phương pháp đo trực tiếp.........................................47
3.3.2. Các tỷ lệ theo phương pháp đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa.........48
3.3.3. Các tỷ lệ theo phương pháp đo trên phim sọ mặt nghiêng..............48
3.4. Đặc điểm góc mô mềm đo trên ảnh chuẩn hóa và trên phim sọ mặt nghiêng...49
3.4.1. Các góc mô mềm đo trên ảnh chuẩn hóa........................................49
3.4.2. Các góc mô mềm đo trên phim sọ mặt nghiêng..............................50
3.5. Đặc điểm kết cấu đầu-mặt trên phim sọ mặt thẳng...............................50
3.5.1. So sánh các kích thước bên trái-phải trên phim sọ mặt thẳng ở trẻ 7 tuổi. 50
3.5.2. So sánh các kích thước bên trái-phải trên phim sọ mặt thẳng ở trẻ 8
tuổi............................................................................................................51


3.5.3. So sánh các kích thước bên trái-phải trên phim sọ mặt thẳng ở trẻ 9 tuổi. 51
3.6. Đặc điểm vị trí môi trên và môi dưới trên phim sọ mặt nghiêng..........51
3.7. Sự thay đổi tăng trưởng các kích thước khi đo trực tiếp.......................52
3.8. Sự thay đổi tăng trưởng các kích thước khi đo trên ảnh chuẩn.............54
3.9. Sự thay đổi tăng trưởng các kích thước khi đo trên phim sọ mặt thẳng54
3.10. Sự thay đổi tăng trưởng các kích thước khi đo trên phim sọ mặt
nghiêng.........................................................................................................55

3.10.1. Sự tăng trưởng của sọ - nền sọ trên phim sọ mặt nghiêng............55
3.10.2. Sự tăng trưởng của phức hợp xương hàm trên..............................55
3.10.3. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới............................................55
3.10.4. Sự tăng trưởng của một số chỉ số chung đầu-mặt.........................55
3.11. Đánh giá mối tương quan giữa ba phương pháp đo............................56
3.11.1. So sánh giữa ba phương pháp đo tại thời điểm 7 tuổi...................56
3.11.2. So sánh giữa ba phương pháp đo tại thời điểm 8 tuổi...................60
3.11.3. So sánh giữa ba phương pháp đo tại thời điểm 9 tuổi...................60
3.11.4. So sánh các phương trình hồi quy tương ứng với từng biến giữa
các năm.....................................................................................................60
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..........................................................61
4.1. Bàn luận về đặc điểm chung mẫu nghiên cứu:......................................61
4.2. Bàn luận về các đặc điểm kết cấu đầu - mặt ở các độ tuổi:..................61
4.3. Bàn luận về đặc điểm sự thay đổi tăng trưởng.....................................61
4.4. Bàn luận về ba phương pháp đo............................................................61
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:

Các điểm mốc giải phẫu khi đo trực tiếp....................................30

Bảng 2.2:

Các kích thước đo trực tiếp.........................................................31

Bảng 2.3:


Các điểm mốc giải phẫu khi đo trên ảnh chuẩn hóa...................34

Bảng 2.5:

Các điểm mốc trên phim sọ mặt thẳng........................................36

Bảng 2.7:

Các điểm mốc giải phẫu..............................................................38

Bảng 3.1:

Chỉ số đầu của nam và nữ khi đo trực tiếp..................................45

Bảng 3.2:

Chỉ số hàm dưới của nam và nữ bằng ba phương pháp đo.........46

Bảng 3.3:

Đặc điểm các tỷ lệ đo trực tiếp trên cơ thể sống.........................47

Bảng 3.4:

Đặc điểm các tỷ lệ đo trên phim sọ mặt nghiêng........................48

Bảng 3.5:

Đặc điểm các góc mô mềm đo trên ảnh chuẩn hóa.....................49


Bảng 3.6:

So sánh các giá trị trung bình (mm) kích thước bên trái-phải trên
phim sọ mặt thẳng ở trẻ 7 tuổi....................................................50

Bảng 3.7:

So sánh mức độ khác nhau trung bình (mm) bên trái và bên phải
giữa hai giới................................................................................50

Bảng 3.8:

Vị trí môi trên và môi dưới so với đường thẩm mỹ E và đường
thầm mỹ S...................................................................................51

Bảng 3.9:

Sự thay đổi giá trị trung bình (mm) chu vi vòng đầu, chiều rộng
đầu, chiều dài đầu và chiều cao trán II........................................52

Bảng 3.10: Mức gia tăng (mm) và tỷ lệ tăng trưởng (%) chu vi vòng đầu,
chiều rộng đầu, chiều dài đầu và chiều cao trán II......................53
Bảng 3.11: So sánh giá trị trung bình một số kích thước, chỉ số và tỷ lệ khi
đo bằng cả ba phương pháp lúc 7 tuổi........................................56
Bảng 3.12: So sánh các giá trị trung bình của các khoảng cách, tỷ lệ và chỉ số khi
đo bằng phương pháp đo trực tiếp và đo trên ảnh chuẩn hóa..........57


Bảng 3.13: So sánh các giá trị trung bình của các khoảng cách, tỷ lệ và chỉ số khi

đo bằng phương pháp đo trực tiếp và đo trên phim chụp từ xa.......58
Bảng 3.14: So sánh các giá trị trung bình của các khoảng cách, tỷ lệ và chỉ số
khi đo bằng phương pháp đo trên ảnh chuẩn hóa và trên phim
chụp từ xa....................................................................................59
Bảng 3.15: Các phương trình hồi quy của biến khoảng cách và góc............60
Bảng 3.16: Bảng so sánh tính đồng nhất các phương trình hồi quy..............60


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1:
Hình 1.2:
Hình 1.3:
Hình 1.4:
Hình 1.5:
Hình 1.6:
Hình 1.7:
Hình 1.8:
Hình 1.9:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 2.4:
Hình 2.5:
Hình 2.6:
Hình 2.7:
Hình 2.8:
Hình 2.9:
Hình 2.10:
Hình 2.11:
Hình 2.12:

Hình 2.13:
Hình 2.14:
Hình 2.15:
Hình 2.16:
Hình 2.17:
Hình 2.18:

Các thóp của xương sọ.................................................................3
Các khớp sụn của nền sọ..............................................................4
Đường khớp sụn...........................................................................4
Sự bồi đắp và tiêu xương ở bề mặt xương...................................5
Các vùng sụn sợi và hướng tăng trưởng của xương hàm dưới....6
Nguyên tắc chữ " V " trong tăng trưởng xương vùng đầu mặt....8
Nguyên tắc bề mặt trong tăng trưởng vùng đầu mặt....................8
Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng xương theo các giai đoạn tuổi.....9
Ba đỉnh tăng trưởng Berlington tương ứng với ba giai đoạn.....10
Thước cặp điện tử Mitutoyo Absolute.......................................19
Bộ dụng cụ chụp ảnh chuẩn hóa................................................20
Máy chụp X Quang KTS sọ mặt thẳng và nghiêng...................21
Giao diện phần mềm Auto Cad 2015.........................................21
Sắp xếp chụp ảnh chuẩn hóa......................................................22
Căn chỉnh thước thủy bình trên giá kẹp.....................................23
Căn chỉnh ống kính nằm ngang bằng thước thủy thăng bằng....23
Vị trí đặt bàn chân khi chụp ảnh chuẩn hóa nghiêng trái...........25
Tư thế chụp đối tượng nghiên cứu.............................................25
Tư thế chụp phim từ xa bằng máy X Quang kỹ thuật số...........26
Phim chụp từ xa được hiển thị trên màn hình vi tính.................27
Phim chụp từ xa bằng máy X Quang kỹ thuật số.......................28
Các điểm mốc giải phẫu khi đo trực tiếp...................................29
Các kích thước khi đo trực tiếp..................................................31

Các điểm mốc giải phẫu khi đo trên ảnh chuẩn hóa..................33
Các góc mô mềm trên ảnh chuẩn hóa nghiêng trái....................35
Các kích thước ngang đo trên phim sọ mặt thẳng......................37
Các điểm mốc giải phẫu trên phim chụp từ xa...........................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự tăng trưởng hệ thống đầu - mặt là một trong những vấn đề được quan tâm
trong Chỉnh hình răng mặt. Những hiểu biết về quá trình tăng trưởng đầu - mặt có ý
nghĩa lớn đối với nắn chỉnh răng - hàm và nhiều lĩnh vực khác, là một trong những
chìa khóa quan trọng bậc nhất đối với nghiên cứu phát triển cơ thể.
Sự tăng trưởng đều trải qua bốn giai đoạn: Tuổi thơ, thiếu niên, vị thành niên
và trưởng thành [1]. Trong giai đoạn thiếu niên, có sự mọc răng hàm lớn thứ nhất,
răng cửa giữa và bắt đầu tăng trưởng chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo [2],
khi trẻ lên 6-7 tuổi là thời điểm cần thiết đưa trẻ đi kiểm tra chỉnh hình răng mặt lần
đầu tiên để phát hiện sớm sai hình xương hàm [3]. Tại thời điểm 9-10 tuổi, có sự
mọc răng cửa bên, răng nanh và răng hàm nhỏ, thời điểm trước đỉnh tăng trưởng có
ý nghĩa quan trọng trong điều trị chỉnh hình răng mặt phòng ngừa và chỉnh hình
răng mặt can thiệp sớm [4]. Vì vậy, sự tăng trưởng đầu mặt từ 7 đến 9 tuổi có vai trò
quan trọng đối với bác sĩ chỉnh hình răng mặt.
Để nghiên cứu sự tăng trưởng đầu - mặt, có 3 phương pháp chính là: Đo trực
tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa và đo gián tiếp trên phim chụp
từ xa. Sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra đời những thiết bị hiện
đại như: Thước đo nhân trắc điện tử, máy chụp ảnh kỹ thuật số, máy X Quang kỹ
thuật số và phần mềm nha khoa, chúng ta có thể đo và lưu trữ dễ dàng hơn, quan sát
rõ hơn các mốc giải phẫu, nghiên cứu được nhiều, chính xác và nhanh hơn các chỉ số
đầu - mặt. Sự ra đời của cắt lớp vi tính và công nghệ tái tạo hình ảnh 3D giúp cho
việc điều trị và tiên đoán tăng trưởng sinh động hơn nhưng chi phí cao, vì vậy,

phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa và đo gián
tiếp trên phim chụp từ xa phù hợp hơn với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam [5],[6].
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu sự tăng trưởng vùng đầu - mặt dựa vào
những chỉ số đo trên cơ thể sống, đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trên phim chụp từ xa,
từ đó tìm ra được mức độ tăng trưởng, chiều hướng tăng trưởng và các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình tăng trưởng ở nhiều lứa tuổi khác nhau, trong đó có nghiên cứu


2

từ 7 đến 9 tuổi [7],[8],[9],[10]. Những nghiên cứu này được các bác sỹ chỉnh hình
răng mặt sử dụng trong điều trị dự phòng và can thiệp vào thời điểm khác nhau.
Tuy nhiên, những phân tích này chủ yếu tiến hành trên chủng người Caucasian nên
áp dụng cho người Việt Nam thì không hoàn toàn phù hợp, vì sự tăng trưởng chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp khác nhau. Sinh ra và lớn lên trong điều kiện
địa lý, sinh thái và tập quán sinh hoạt khác nhau, cơ thể con người trong đó vùng
đầu - mặt tăng trưởng theo đặc điểm riêng tạo nên những chủng tộc khác nhau [11],
[12].
Tại Việt Nam, chúng ta cũng đã có những nghiên cứu sự tăng trưởng đầu mặt đo trực tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa và phim chụp từ
xa, Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ theo 3 phương
pháp trên mà chỉ dừng lại ở một phương pháp riêng lẻ, số lượng nghiên cứu tăng
trưởng đầu- mặt chưa nhiều, trong đó chưa có nghiên cứu tăng trưởng ở trẻ em từ 7
đến 9 tuổi [13], [14],[15],[16],[17],[18].
Ngày nay, chỉnh hình răng mặt trở thành nhu cầu của xã hội, trong đó từ 7
đến 9 tuổi là một trong những giai đoạn quan trọng trong điều trị dự phòng và can
thiệp sớm, nhờ vào đánh giá sự tăng trưởng và đặc điểm kết cấu đầu - mặt mà các
bác sỹ lâm sàng có thể hiểu rõ hơn tình trạng bệnh lý, tiên lượng được xu hướng
tăng trưởng để quyết định kế hoạch điều trị và có thể hình dung được khuôn mặt
trong tương lai về chiều cao, chiều rộng và chiều ngang. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài: "Nghiên cứu dọc sự tăng trưởng và đặc điểm kết cấu đầu mặt ở trẻ

em Việt Nam từ 7 đến 9 tuổi" với ba mục tiêu sau đây:
1. Xác định đặc điểm kết cấu đầu - mặt ở trẻ em Việt Nam 7, 8 và 9 tuổi bằng
phương pháp đo trực tiếp, đo trên ảnh chuẩn hóa và đo trên phim chụp từ xa.
2. Đánh giá sự thay đổi tăng trưởng của cấu trúc đầu - mặt ở trẻ em Việt Nam
từ 7 đến 9 tuổi.
3. Đánh giá mối tương quan giữa ba phương pháp đo: Đo trực tiếp, đo trên
ảnh chuẩn hóa và đo trên phim chụp từ xa.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự tăng trưởng phức hợp đầu mặt
1.1.1. Sự tăng trưởng của xương sọ
Từ khi sinh ra, xương sọ là một xương xốp được bao bọc bởi màng xương,
vào tuần thứ 8 thai kỳ, vùng màng liên kết xương sọ phát triển về phía trước tạo
thành vùng dạng mũi, kéo dài về phía sau tạo thành vùng dạng chẩm. Vào tuần thứ
12 thai kỳ, trung tâm cốt hóa đã xuất hiện trong cấu trúc màng liên kết lỏng lẻo,
hình thành cấu trúc xương sọ, các mảng xương sọ liên kết với nhau bởi các thóp,
dần dần các thóp cốt hóa trở thành xương sọ hoàn chỉnh (hình 1.1) [19].

Hình 1.1: Các thóp của xương sọ
(Hình ảnh trích dẫn từ Proffit W. R [19])
Xương sọ tăng trưởng dựa vào hai hiện tượng:
- Sự đắp xương bề mặt: Xương sọ có hiện tượng bồi đắp xương ở mặt ngoài
làm tăng thể tích khối lượng xương sọ, tuy vậy, do sự gia tăng khối lượng não bộ
bên trong nên có hiện tượng tiêu xương sọ.
- Sự tạo xương ở các đường khớp: Hiện tượng tạo xương từ mô liên kết
tại các đường khớp xương làm cho xương phát triển theo các đường thẳng góc

với khớp.


4

1.1.2. Sự tăng trưởng của nền sọ

Hình 1.2: Các khớp sụn của nền sọ
(Hình ảnh trích dẫn từ Sridhar Premkumar [20])
Xương nền sọ cũng được hình thành từ sụn cốt hóa, sự tăng trưởng của nền sọ
chủ yếu tại khớp sụn giữa hai xương bướm, giữa xương bướm và xương sàng, khớp
xương bướm và xương chẩm, và vùng sụn mặt trong xương chẩm (hình 1.2). Sự tăng
trưởng nền sọ phụ thuộc vào: Sự thay thế xương do tăng trưởng thùy não, do tăng trưởng
và cốt hóa tại các đường khớp sụn, do quá trình sửa chữa vỏ não (hình 1.3) [20],[21].

Hình 1.3: Đường khớp sụn
(Hình ảnh trích dẫn từ Proffit W. R [19])
1.1.3. Sự tăng trưởng của phức hợp mũi hàm trên
Xương hàm trên hình thành từ xương màng, không có sự thay thế sụn nên
xương hàm trên tăng trưởng theo hai cơ chế: Sự bồi đắp tại đường khớp nối giữa
xương hàm trên và nền sọ của xương sọ, sự bồi đắp và tiêu xương trên bề mặt
xương hàm trên [19],[21].
Theo chiều rộng: Do tăng trưởng đường khớp tại các vị trí: Đường khớp
giữa, đường khớp chân bướm - khẩu cái, đường khớp xương sàng, xương lệ, xương


5

mũi. Do bồi đắp mặt ngoài thân xương hàm trên, và sự tạo xương ổ răng do quá
trình mọc răng xảy ra, đồng thời có sự tiêu xương ở mặt trong và ở giữa xương hàm

tạo thành xoang hàm (hình 1.4).

Hình 1.4: Sự bồi đắp và tiêu xương ở bề mặt xương
(Hình ảnh trích dẫn từ Proffit W. R [19])
Theo chiều cao: Do sự tăng trưởng phối hợp của nhiều yếu tố như: Sự phát
triển của nền sọ, sự tăng trưởng của vách mũi (xương sàng, xương khẩu cái và
xương lá mía), sự tăng trưởng tại các đường khớp xương: Khớp trán - hàm trên,
khớp gò má - hàm trên, khớp chân bướm - khẩu cái, sự phát triển xướng dưới của
mấu khẩu cái xương hàm trên và mấu ngang xương khẩu cái. Nhưng chủ yếu do sự
tăng trưởng của xương ổ răng về phía mặt nhai.
Theo chiều trước - sau: Toàn bộ cấu trúc bao gồm: Xương hàm trên, xương
trán và cung tiếp di chuyển ra phía trước do:Sự di chuyển ra trước của nền sọ, sự
tăng trưởng của hố não giữa, sự tạo xương tại các đường khớp của xương vùng đầu
mặt: Vòm miệng - chân bướm, bướm - sàng, gò má - thái dương, đường khớp giữa
xương bướm, đường khớp giữa hai xương hàm trên, xương hàm trên và xương gò
má, xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái, đường nối xương tiền hàm và
xương hàm trên.Sự mọc răng vĩnh viễn làm cho xương hàm trên phát triển ra trước
làm tăng chiều dài cung răng.
1.1.4. Sự tăng trưởng của xương hàm dưới
Khi mới sinh, xương hàm dưới ngắn, lồi cầu phát triển tối thiểu, chỉ có lớp
sụn sợi và mô liên kết bao quanh xương hàm dưới. Sự tăng trưởng của xương hàm


6

dưới dựa vào sự tăng trưởng màng và sụn, tế bào sụn phát triển tại các vùng chuyên
biệt: Lồi cầu, mỏm vẹt và góc hàm. Sự tăng trưởng xương hàm dưới dựa trên sự
tăng trưởng sụn xương và sự bồi đắp - tiêu xương trên bề mặt xương (hình 1.5) [20].

Hình 1.5: Các vùng sụn sợi và hướng tăng trưởng của xương hàm dưới

(Hình ảnh trích dẫn từ Sridhar Premkumar [20])
Sự tăng trưởng xương hàm dưới ảnh hưởng đến tầng dưới mặt theo ba
chiều trong không gian:
Theo chiều rộng: Sự tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào quá trình
tiêu xương ở mặt trong và bồi đắp xương ở mật ngoài.
Theo chiều cao: Sự tăng trưởng theo chiều cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Sự tăng trưởng của xương ổ răng, sự đắp xương mới ở bờ dưới mặt ngoài
xương hàm dưới, ở bờ trên cành lên xương hàm dưới.
Theo chiều trước sau: Phụ thuộc vào: Sự tăng trưởng ở cành lên (có sự bồi
đắp xương ở phía sau và tiêu xương ở phía trước), do đó, cũng làm tăng chiều sâu
xương hàm dưới. Do đầu lồi cầu nghiêng ra ngoài và ra sau, góc tạo bởi nhánh đứng
và nhánh ngang xương hàm dưới nên sự tạo xương ở lồi cầu làm tăng kích thước
nhánh đứng theo chiều trước sau nhiều hơn theo chiều cao.Chịu ảnh hưởng gián tiếp
tiếp từ sự tăng trưởng của đường khớp nền sọ: Khớp giữa hai xương bướm, và khớp
bướm - chẩm.
1.1.5. Sự tăng trưởng mô mềm vùng đầu mặt
- Sự tăng trưởng của mũi: Sự tăng trưởng diễn ra đều đặn từ 1 đến 18 tuổi.
Sự tăng trưởng mũi xuống dưới và ra trước. Xương chính mũi quy định hướng tăng
trưởng, sự tăng trưởng của xương chính mũi nằm trong khối tăng trưởng chung của


7

phức hợp xương hàm trên. Tăng trưởng xương mũi hoàn tất lúc 10 tuổi, sau đó tăng
trưởng chỉ xảy ra ở sụn mũi và mô mềm vùng mũi [22].
- Sự tăng trưởng của môi: Sơ đồ tăng trưởng của môi trên và môi dưới giống
nhau nhưng cường độ tăng trưởng môi trên gấp đôi môi dưới. Hai môi đều lùi cùng
với tuổi so với đường thẩm mỹ vì sự tăng trưởng của mũi mạnh hơn của cằm [22].
- Sự thay đổi chiều dày của mô mềm: Mô mềm tăng trưởng chiều dày rất
nhanh từ khi sinh đến 3 tuổi, phát triển đều ở tuổi dậy thì và kết thúc tăng trưởng ở

tuổi trưởng thành. Sự tăng trưởng của mô mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Cấu
trúc mô mềm, sự tăng trưởng của nền xương, hoạt động chức năng nhai của hệ
thống cơ nhai, hoạt động của các cơ bám da mặt, sự mọc răng ở cả hai hàm [19],
[20],[22].
1.2. Cơ chế tăng trưởng xương vùng đầu mặt
Sự tăng trưởng xương vùng đầu mặt theo 3 cơ chế: Tăng trưởng tại các
đường khớp, tăng trưởng sụn và tăng trưởng do bồi đắp xương/ tiêu xương.
1.2.1. Tăng trưởng tại các đường khớp
Sự tăng trưởng theo hướng thẳng góc với đường khớp giúp cho xương vùng
đầu mặt tăng trưởng theo 3 chiều trong không gian [19],[22],[23].
1.2.2. Tăng trưởng sụn
Sự tăng trưởng xuất hiện ở các vùng sụn chứa tế bào sụn, các vùng sụn
không có mạch máu nuôi dưỡng, sự nuôi dưỡng do khuếch tán qua các lớp mỏng
lúc ban đầu. Tạo xương từ sụn không phải là sụn chuyển thẳng thành xương mà sụn
chết đi được thay thế dần dần bởi xương mới xâm lấn vào mẫu sụn (dọc bờ và bên
trong mẫu sụn), các xương tạo nên gọi là xương sụn [22].
1.2.3. Tăng trưởng do quá trình bồi đắp xương/ tiêu xương ở màng xương ngoài
và màng xương trong
Tăng trưởng tái tạo cũng là cơ chế tăng trưởng chính của hệ thống xương đầu
- mặt ở giai đoạn trễ khi sự tăng trưởng sụn và tăng trưởng ở các đường khớp đã
chậm lại. Sự tăng trưởng bồi đắp xương/ tiêu xương dựa trên nguyên tắc chữ V và
nguyên tắc bề mặt [19],[20]:


8

- Nguyên tắc chữ V: Kiểu tăng trưởng này đúng với xương đầu- mặt hình chữ
V, có sự tiêu xương ở mặt ngoài và bồi đắp ở mặt trong nhưng theo hướng mở của
chữ V. Xương hàm dưới có kiểu tăng trưởng theo nguyên tắc hình chữ V (hình 1.6).


Hình 1.6: Nguyên tắc chữ " V " trong tăng trưởng xương vùng đầu mặt
(Hình ảnh trích dẫn từ Sridhar Premkumar [20])
- Nguyên tắc bề mặt: có sự bồi đắp xương/ tiêu xương và mở rộng tất cả các
hướng trong không gian (hình 1.7).

Hình 1.7: Nguyên tắc bề mặt trong tăng trưởng vùng đầu mặt
(Hình ảnh trích dẫn từ Sridhar Premkumar [20])
1.3. Sự tăng trưởng vùng đầu mặt theo ba chiều trong không gian
Sự tăng trưởng được thể hiện qua ba hiện tượng chủ yếu: Sự dịch chuyển, sự
xoay và sự phát triển của bộ răng, những hiện tượng này giúp thay đổi vị trí của
xương vùng đầu mặt trong không gian ba chiều dựa theo ba cơ chế tăng trưởng:
Tăng trưởng ở đường khớp, tăng trưởng sụn và bồi đắp xương/ tiêu xương ở bề mặt
xương [22].


9

1.3.1. Sự dịch chuyển của xương vùng đầu mặt
Có hai loại dịch chuyển: Dịch chuyển tiên phát và dịch chuyển thứ phát.
Dịch chuyển tiên phát do sự tái tạo mới thông qua quá trình bồi đắp xương/ tiêu
xương ở bề mặt xương. Sự dịch chuyển thứ phát (còn gọi là sự chuyển chỗ) là kết
quả của sự tăng trưởng không đồng đều của các xương kế cận nhau, các xương
xung quanh tăng trưởng nhiều hơn, nhanh hơn làm xương bị di chuyển một cách thụ
động [22],[23].
1.3.2. Sự xoay của xương hàm và hướng mọc răng
Björk và cộng sự đã nghiên cứu sự xoay của hai xương hàm khi sử dụng
implant trong quá trình xương hàm dịch chuyển khi tăng trưởng. Có hai kiểu xoay
xương hàm dưới: Xoay ra trước và xoay ra sau [24],[25].
1.4. Các giai đoạn tăng trưởng vùng đầu mặt theo tuổi sinh
1.4.1. Các giai đoạn tăng trưởng chung của cơ thể

Sự tăng trưởng hệ thống xương của cơ thể có thể chia thành 4 giai đoạn: Tuổi
thơ (Infancy and childhood) có độ tuổi từ 0-7 tuổi; thiếu niên (Juvenile) có độ tuổi từ
7-10 tuổi đối với nữ và từ 7-12 tuổi đối với nam; vị thành niên (Aldolescence) có độ
tuổi từ 10-19 tuổi đối với nữ và 12-20 hoặc 21 tuổi đối với nam; trưởng thành
(Adulthood) sau 19 tuổi đối với nữ và sau 20 hoặc 21 tuổi đối với nam (hình 1.8) [1],
[26],[27],[28].

Hình 1.8: Đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng xương theo các giai đoạn tuổi
(Hình ảnh trích dẫn từ Borgin B [1])


10

1.4.2. Các giai đoạn tăng trưởng vùng đầu- mặt
Nghiên cứu Berlington chỉ ra rằng: Ở nữ giới, trong giai đoạn thiếu niên bắt
đầu tăng trưởng mạnh hơn lúc 6 tuổi, đạt đỉnh tăng trưởng khoảng 8 tuổi, sau đó
giảm dần. Ở nam giới, trong giai đoạn thiếu niên thường bắt đầu tăng trưởng mạnh
lúc 7 tuổi và đạt đỉnh tăng trưởng khoảng 9 tuổi, sau đó giảm dần (hình 1.9) [19],
[20].

Hình 1.9: Ba đỉnh tăng trưởng Berlington tương ứng với ba giai đoạn (giai
đoạn tuổi thơ, giai đoạn thiếu niên và giai đoạn vị thành niên)
(Hình ảnh trích dẫn từ Sridhar Premkumar [20])
1.5. Các phương pháp nghiên cứu sự tăng trưởng đầu - mặt
Có 3 phương pháp nghiên cứu tăng trưởng đầu - mặt thường được sử dụng:
Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống, đo gián tiếp trên ảnh chuẩn hóa và đo
gián tiếp trên phim X Quang chụp từ xa.
1.5.1. Phương pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống
Phương pháp sử dụng dụng cụ nhân trắc đo trực tiếp các chỉ số trên khuôn
mặt, bộ dụng cụ nhân trắc cổ điển Martin bao gồm: Thước đo chiều dài, thước đo

khoảng cách, thước đo góc độ, dây đo chu vi. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, các loại thước đo điện tử cho kết quả với độ chính xác rất cao. Phương
pháp đo trực tiếp trên cơ thể sống cho biết chính xác kích thước thật, chỉ số trung
thực hơn, tuy nhiên, mất nhiều thời gian và cần nhiều kinh nghiệm trong việc xác
định điểm mốc chuẩn trên khuôn mặt [29],[30].


11

1.5.2. Phương pháp đo trên ảnh chụp chuẩn hóa
Phương pháp này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về hình thái vùng
đầu- mặt, đánh giá tính đẹp và không đẹp của khuôn mặt, tuy vậy, còn ít sử dụng trong
nghiên cứu tăng trưởng đầu - mặt. Sự chuẩn hóa ảnh trong nghiên cứu của Claman
(1990) giúp cho ảnh chuẩn hóa có giá trị hơn, đáng tin cậy hơn trong nghiên cứu [31],
[32],[33].
- Trục tham chiếu: Trục tham chiếu trên ảnh chuẩn hóa là trục ngoài sọ giúp
phân tích mô mềm một cách thống nhất và quy chuẩn. Có hai trục cho mỗi loại ảnh
chuẩn hóa thẳng và nghiêng.
Ảnh chuẩn hóa thẳng: Trục ngang tham chiếu là trục đi qua hai điểm khóe
mắt ngoài (Ex - Ex), song song với nền nhà và song song với trục hoành trên máy vi
tính. Trục dọc tham chiếu là trục thẳng góc với trục ngang tham chiếu, song song
với trục tung trên màn hình vi tính.
Ảnh chuẩn hóa nghiêng: Trục ngang tham chiếu là trục đi qua hai điểm Po
và Or (mặt phẳng Frankfort), song song với nền nhà và song song với trục hoành
trên máy vi tính. Trục dọc tham chiếu đi qua điểm Ex và thẳng góc với trục ngang
tham chiếu, song song với trục hoành trên màn hình máy tính [34].
- Tư thế đầu: Tư thế đầu trong ảnh chuẩn hóa là tư thế đầu tự nhiên (Natural
Head Position - NHP), được coi là chìa khóa trong phân tích phức hợp đầu-mặt trên
ảnh chụp. Tư thế đầu tự nhiên là sự tái lập và chuẩn hóa vị trí đầu trong không gian
khi mắt nhìn vào một điểm ở xa ngang tầm mắt. Khái niệm tư thế đầu tự nhiên được

giới thiệu lần đầu vào năm 1861 bởi Vonbaer và Wagner, tiếp theo được định nghĩa
bởi Broca (1862) là vị trí đầu khi cơ thể đứng thẳng và đường thẳng đi qua hai đồng
từ nằm ngang. Tiếp theo được phát triển bởi Molhave và Down gợi ý rằng: Đối
tượng nên đi lại thư giãn, mắt nhìn thẳng vào mắt của mình trong gương đặt phía
trước, ở vị trí cơ thể thoải mái tối đa. Nguyên tắc tái lập tư thế đầu tự nhiên được
đưa vào chỉnh hình răng mặt năm 1958 bởi Moorrees và Kean: Trong khi chụp, đối
tượng nhìn thẳng vào mắt của mình trong gương được đặt ngang tầm mắt, thiết bị
hỗ trợ được đặt vào hai lỗ tai ngoài, chạm nhẹ vào da phía trước trong vành tai giữ


12

đầu đúng theo mặt phẳng ngang, đối tượng thư giãn, hai tay xuôi dọc cơ thể, chân
hình chữ V nhẹ hướng ra trước, đầu không xoay và không nghiêng. Tư thế tái lập
đầu tự nhiên được phát triển bởi Sollow và Tallgren (1971), hai tác giả yêu cầu đối
tượng đi bộ nhẹ nhàng và thư giãn, mắt nhìn thẳng vào hình phản chiếu trong gương
đặt cách đối tượng 137cm theo mặt phẳng dọc giữa, đối tượng được yêu cầu cúi đầu
ra trước và ngửa đầu về sau trước khi trở về tư thế tự cân bằng (self balance
position). Tiếp theo được phát triển và chuẩn hóa bởi các tác giả khác như: Siers
baek - Nielsen và Sollow (1988), Lundström A và Lundström F (1992), Preston
(1997), Peng và Cooke (1999), Bister và cộng sự (2002), Usumez và Orhan (2003).
Nhìn chung, các phương pháp chuẩn hóa tư thế đầu tự nhiên đều có những điểm
chung: Cơ thể đứng thẳng hoặc ngồi tựa thẳng lưng, hai tay xuôi dọc cơ thể, đối
tượng đi bộ nhẹ nhàng và thư giãn, tập cúi đầu ra trước và ngả ra sau một số lần
trước khi để đầu ở tư thế tự nhiên, đầu được điều chỉnh không xoay và không
nghiêng, mắt nhìn vào ảnh phản chiếu trong gương đặt cách xa 1-2m ngang tầm
nhìn hoặc nhìn vào một điểm ở xa ngang tầm mắt được đặt trên mặt phẳng dọc giữa
của cơ thể [33],[34],[35],[36],[37].
1.5.3. Phương pháp đo trên phim chụp từ xa
Năm 1931, khi Broadent mô tả kết cấu vùng đầu - mặt chủ yếu trên phim

chụp sọ mặt từ xa. Phim X Quang sọ mặt chụp từ xa giúp chúng ta nghiên cứu
những đặc điểm tăng trưởng, đánh giá các cấu trúc mô cứng và mô mềm khi chẩn
đoán và lên kế hoạch điều trị, định hướng các thủ thuật điều trị chỉnh hình và phẫu
thuật, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị. Một số phân tích đưa ra những tiêu
chuẩn và sử dụng để xác định phương án điều trị trong chỉnh nha như phân tích
Tweed (1954), Steiner (1960) và Ricketts (1961). Một số phân tích nhằm mục đích
tìm hiểu về ảnh hưởng qua lại giữa các thành phần vùng đầu - mặt như phân tích
Bjork (1947), Down (1948), Enlow (1971) và McNamara (1984).
Có 28 phương pháp khác nhau phân tích phim chụp từ xa, trong đó có một số
phương pháp thường được sử dụng như [5],[38],[39],[40],[41]:


13

1.5.3.1. Phân tích của Down
Phân tích của Down dựa trên mặt phẳng tham chiếu Frankfort và các đường
phân tích như: NA, AB, A-Pog, N-Pog, S-Gn (trục Y). Dựa vào đa giác Down mà
phác họa một cách tổng quát tương quan giữa hai hàm, răng - xương hàm trên và
răng - xương hàm dưới. Tuy nhiên, rất khó để xác định chính xác điểm Po và Or
trên phim và mặt phẳng Frankfort không phải luôn luôn nằm ngang mà có thể dịch
chuyển lên xuống.
1.5.3.2. Phân tích của Steiner
Phân tích của Steiner dựa trên mặt phẳng tham chiếu S-N trong đó các điểm
mốc S, N dễ xác định trên phim chụp từ xa. Các mặt phẳng khớp cắn, mặt phẳng
xương hàm trên, mặt phẳng xương hàm dưới và các đường NA, NB, trục răng cửa hai
hàm được sử dụng trong phân tích tương quan giữa xương ổ răng hai hàm, răng - răng,
răng - xương hàm và phân tích mô mềm nhờ đường thẩm mỹ S (S line). Tuy nhiên, mặt
phẳng S-N thay đổi theo từng cá thể vì vậy cần phối hợp với các phương pháp phân
tích khác.
1.5.3.3. Phân tích của Tweed

Phương pháp dựa trên góc nghiêng giữa xương hàm dưới và mặt phẳng
Frankfort, trục răng cửa hàm dưới. Mục tiêu của phương pháp này là xác định vị trí răng
cửa hàm dưới sau khi điều trị và tiên lượng kết quả điều trị dựa trên tam giác Tweed.
1.5.3.4. Phân tích của Björk
Phương pháp dựa trên những mối tương quan giữa các xương hàm, xương
hàm - răng và răng - răng theo mặt phẳng đứng dọc và đứng ngang. Björk thực hiện
nghiên cứu trên 500 đối tượng trẻ em Đan Mạch chưa điều trị chỉnh nha, mỗi đối
tượng được gắn thanh kim loại vào xương hàm và chụp phim đến năm 18-20 tuổi.
1.5.3.5. Phân tích của Coben
Phương pháp này lấy điểm Basion (Ba) làm gốc trục tọa độ giả định, hướng
phân tích theo chiều trước sau, chọn đường Ba-N làm chuẩn để so sánh, phân tích theo
chiều cao chọn đường Ba-M làm chuẩn để so sánh. Mục đích của phương pháp này là
tìm hiểu chiều hướng tăng trưởng vùng đầu - mặt và tương quan so với điểm mốc Ba.


14

1.5.3.6. Phân tích của Wits
Phương pháp dựa vào góc ANB và hình chiếu điểm A, B lên mặt phẳng cắn.
Mục đích của phương pháp này là để tránh nhược điểm của góc ANB trong việc
đánh giá sự bất hài hòa theo chiều trước - sau của xương hàm, bổ sung cho phân
tích Steiner và rất có ích trong việc đánh giá sự phát triển bất thường của hệ thống
xương hàm theo chiều trước - sau.
1.5.3.7. Phân tích của Ricketts
Tác giả dùng 10 thông số đo để xác định vị trí của cằm, xương hàm trên,
xương hàm dưới và định vị trí của răng. Dựa vào các mặt phẳng như: Mặt phẳng
mặt, mặt phẳng Frankfort, mặt phẳng hàm dưới, mặt phẳng PtV, mặt phẳng Ba-N và
đường thẩm mỹ E để đánh giá tương quan xương hàm dưới và nền sọ, đưa ra tỷ lệ
vàng trên khuôn mặt, đồng thời đưa ra dự đoán tăng trưởng của cấu trúc sọ - mặt răng theo độ tuổi khác nhau.
1.6. Tình hình nghiên cứu sự tăng trưởng hệ thống đầu-mặt trên thế giới và ở

Việt Nam
1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay hai khu vực có nhiều nghiên cứu tăng trưởng đo trên cơ thể sống là
khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) và khu vực Trung Đông Âu (gồm Cộng hòa
Séc và Croatia), ngoại trừ nghiên cứu của Ngnim và Farkas thực hiện nghiên cứu
tăng trưởng đầu - mặt người Trung Hoa định cư tại Singapore.
- Nghiên cứu của Farkas (1994): Nghiên cứu trên 2326 người Caucasian ở
Bắc Mỹ trong đó có 1096 nam và 1230 nữ từ sơ sinh đến 25 tuổi, tác giả chia thành
3 nhóm tuổi: 0-3 tuổi, 4-18 tuổi và 19-25 tuổi đánh giá sự tăng trưởng đầu - mặt ở
cả hai giới.
Vùng đầu: Lúc 1 tuổi chiều rộng đầu đạt 83,8% kích thước trưởng thành, Lúc
5 tuổi đạt 92,7% kích thước trưởng thành, tăng trưởng chiều rộng đầu từ 1-18 tuổi
là 23,9 mm, ở nữ đạt kích thước trưởng thành lúc 14 tuổi và ở nam là 15 tuổi. Lúc 1
tuổi chiều dài đầu đạt 87,1% kích thước trưởng thành, lúc 5 tuổi đạt 95,2% kích
thước trưởng thành, mức độ tăng trưởng từ 1-18 tuổi là 24,5 mm, ở nữ đạt kích


15

thước chiều dài đầu trưởng thành lúc 10 tuổi và ở nam là 14 tuổi. Tăng trưởng vòng
đầu từ 1-18 tuổi là 69,1 mm.
Vùng mặt: Lúc 1 tuổi, chiều rộng hàm dưới đạt 80,2% kích thước trưởng
thành, chiều cao hàm dưới đạt 66,6% kích thước trưởng thành. Vào lúc 12 tuổi,
chiều cao mặt trên, chiều cao hàm dưới và chiều rộng mặt đạt kích thước trưởng
thành ở nữ. Lúc 15 tuổi, chiều cao mặt, chiều rộng mặt và chiều trước - sau hàm
dưới đạt kích thước trưởng thành [42].
- Nghiên cứu của Bishara (1995): Nghiên cứu dọc sự thay đổi 3 dạng mặt
từ 5-25 tuổi, cho thấy đa số dạng mặt có khuynh hướng duy trì theo thời gian (77%
có cùng dạng mặt từ 5-25 tuổi). Trong cùng một dạng mặt, có sự biến thiên rất lớn
giữa các cá thể về kích thước và tương quan giữa các thành phần vùng đầu- mặt

cũng như sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ [43],[44].
- Nghiên cứu của Thordason (2006): Nghiên cứu dọc mẫu 55 nam và 56 nữ
ở hai nhóm tuổi 6 và 16 tuổi, cho thấy độ nhô hàm dưới tăng nhưng tương quan hai
hàm theo chiều trước - sau, góc hàm dưới và góc nền sọ đều giảm ở cả hai giới [45].
1.6.2. Một số nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Lê Đức Lánh (2002): Nghiên cứu đặc điểm hình thái đầu
- mặt và cung răng ở 140 trẻ từ 12-15 tuổi bằng cách đo trực tiếp và trên mẫu hàm
thạch cao rút ra kết luận sau: kích thước đầu - mặt ở nam lớn hơn nữ, các kích thước
tăng trưởng chậm từ 12-15 tuổi, chiều cao tầng mặt giữa đặc biệt chiều cao mũi tăng
trưởng nhiều nhất, chỉ số đầu có xu hướng giảm cả hai giới để chuyển từ dạng đầu
ngắn sang ranh giới giữa đầu ngắn và trung bình ở người trưởng thành [14].
- Nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi (2009): Đánh giá thay đổi cấu trúc sọ mặt trên phim sọ nghiêng theo phân tích Ricketts từ 10-14 tuổi. Kết quả cho thấy
không có sự khác biệt về hình dạng sọ mặt giữa nam và nữ, chỉ khác nhau về kích
thước sọ mặt của nam lớn hơn nữ, một số đặc điểm cấu trúc sọ - mặt khác nhau giữa
người Việt và người Trung Quốc và Cuba [16].
- Nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm (2010): Nghiên cứu dọc trên phim sọ
nghiêng từ 3-13 tuổi về mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng


×