Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số cytokin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (650.25 KB, 27 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) hay còn gọi là
viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis: UC) là tình trạng tổn thương ơ
đại tràng trong bệnh cảnh chung của viêm ruột. Bệnh có tính chất tự
miễn, nguyên nhân bệnh sinh cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ và
chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn đặc hiệu. Bệnh thường gặp ơ
châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng thời gian gần đây đang có xu hướng tăng
ơ châu Á. Tổn thương gây loét và chảy máu đại trực tràng, tổn
thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc.
Các bằng chứng cho thấy các phản ứng miễn dịch toàn thân và
tại chỗ liên quan đến sự tiến triển của bệnh. Các phản ứng miễn dịch
trong ruột đóng một vai trò quan trọng trong sinh bệnh học có liên
quan đến các phân tử cytokin và tế bào T helper, các tập hợp con
khác của tế bào T.
Một số công trình nghiên cứu về bệnh VLĐTTCM đã cho thấy
vai trò của các phản ứng miễn dịch rất quan trọng trong bệnh sinh
của bệnh, liên quan đến các cytokin và tế bào T helper và các tập hợp
khác của tế bào T… Kết quả của các nghiên cứu cho thấy có tăng
nồng độ một số cytokin tiền viêm trong huyết thanh, tăng phản ứng
của các tế bào bạch cầu, tế bào nội mô mạch máu và một số cytokine
như TNF-α, IL-6 và IL-8, IL-13 có liên quan tới mức độ bệnh. Đây
chính là nguyên nhân dẫn đến hoại tử và nhiễm trùng trong bệnh
VLĐTTCM thể nặng
Trên cơ sơ những hiểu biết đó, người ta đưa ra các hướng điều trị
thông qua các thử nghiệm lâm sàng dựa trên cơ chế tác động của các
cytokin tiền viêm và ức chế bạch cầu hạt bài tiết một số yếu tố gây viêm
và gây phá hủy tổ chức, ức chế bạch cầu bám dính, ức chế các phân tử
tham gia vào các phản ứng miễn dịch bước đầu thấy có khả quan.
Như vậy, việc nghiên cứu vai trò của cytokin trong bệnh
VLĐTTCM đang là một xu hướng nghiên cứu của y học hiện nay và


rất cần thiết. Qua việc đánh giá vai trò của các cytokine trong cơ chế
bệnh sinh có thể tìm ra một hướng điều trị kháng viêm thông qua sự
tác động trực tiếp các cytokin.


2
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu về cytokine
cho thấy có sự thay đổi và liên quan đến mức độ bệnh. Nồng độ
cytokin phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó mức độ bệnh rất quan trọng,
nó gợi ý cho việc áp dụng các phương pháp điều trị ức chế các yếu tố
miễn dịch nhằm đạt hiệu quả cao trong điều trị tại các bệnh viện lớn
có điều kiện với mục đích giảm các biến chứng và tỷ lệ tử vong do
bệnh gây ra. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng đô
môt số cytokin ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu”
với hai mục tiêu sau:
1. Phân tích đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ TNF-α,
IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10 huyết thanh ở bệnh nhân viêm loét đại
trực tràng chảy máu.
2. Xác định mối liên quan giữa nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8,
IL-10 huyết thanh với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức
độ nặng ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Ý NGHĨA KHOA HỌC
Nhấn mạnh vai trò của một số cytokin trong huyết thanh trong chẩn
đoán, tiên lượng và điều trị bệnh VLĐTTCM.
Ý NGHĨA THỰC TIỄN
Xác định nồng độ các cytokin: TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10
trong huyết thanh ơ bệnh nhân mắc viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Xác định mối liên quan giữa các nồng độ cytokin trên với một số đặc
điểm lâm sàng,cận lâm sàng và mức độ nặng của bệnh.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Là luận án đầu tiên nghiên cứu 5 chỉ số cytokin trong huyết
thanh ơ bệnh nhân VLĐTTCM.
- Góp phần bổ sung thông tin về mạng lưới cytokin của cơ thể, là
cơ sơ khoa học cho việc khuyến cáo lựa chọn liệu pháp điều trị ức
chế các cytokin tiền viêm trong điều trị bệnh VLĐTTCM.


3
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 120 trang: Đặt vấn đề: 02 trang. Tổng quan: 35 trang.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 trang. Kết quả nghiên cứu:
20 trang. Bàn luận: 27 trang. Kết luận: 02 trang. Luận án có 45 bảng, 9
biểu đồ, 6 hình minh họa, 109 tài liệu tham khảo trong đó có 14 tài liệu
tiếng Việt, 95 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Đại cương và dịch tễ học bệnh viêm loét đại trực tràng chảy
máu.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là một bệnh mạn tính được đặc
trưng bơi tình trạng viêm lan tỏa niêm mạc đại tràng và luôn liên
quan đến trực tràng. Bệnh có thể ơ giai đoạn ổn định hoặc giai
đoạn hoạt động. Các triệu chứng bệnh đi từ mức độ nhẹ, trung
bình và đến nặng. Các triệu chứng thường nghèo nàn và không
điển hình ơ mức độ nhẹ. Ngược lại, ơ mức độ nặng thì các dấu
hiệu lâm sàng biểu hiện rõ.
Trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh VLĐTTCM tăng theo thời gian,
khác nhau tuỳ từng vùng địa lý và thay đổi theo chủng tộc người.
Bệnh phổ biến nhất ơ Châu Âu, Vương Quốc Anh và Bắc Mỹ. Tại
Bắc Mỹ, số người mới mắc hàng năm là từ 2,2-14,3/100.000 dân và
số người đã mắc bệnh VLĐTTCM trong cộng đồng là từ 37246/100.000 dân. Châu Âu, tỷ lệ mới mắc là từ 1,5-20,3/100.000 dân.

Tỷ lệ bệnh VLĐTTCM đang tăng lên rất nhanh tại Nhật Bản, Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên, Singapore, Bắc Ấn độ, và Mỹ La Tinh, những
vùng mà trước đây cho rằng có tỷ lệ bệnh thấp.
Tại Việt Nam trước đây, bệnh VLĐTTCM hiếm gặp nhưng gần
đây bệnh có xu hướng gia tăng. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào
công bố có tính hệ thống. Điều này, cho thấy việc nghiên cứu bệnh
VLĐTTCM tại Việt Nam chưa được quan tâm nhiều và vấn đề dịch
tễ học về bệnh VLĐTTCM cần phải được điều tra nghiên cứu cụ thể
về tỷ lệ hiện mắc trong những năm tới.
1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực
tràng chảy máu.


4
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Các triệu chứng toàn thân thường gặp là sốt, sút cân, thiếu máu.
Các triệu tại đường tiêu hóa thường gặp nhất là đau bụng, tiêu
chảy liên tục, có máu và/hoặc chất nhầy trong phân. Trong đó, đại tiện
phân máu là triệu chứng chính.
Các triệu tại đường tiêu hóa bao gồm: viêm khớp, loét miệng,loãng
xương, viêm xơ đường mật tiên phát, viêm màng bồ đào, ...
Các biến chứng hay gặp bao gồm: chảy máu, thủng đại tràng, ...
1.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng
Các xét nghiệm huyết học và sinh hóa máu thường được sử dụng
để đánh giá như tốc độ máu lắng, CRP có thể tăng, công thức máu có
thể thấy thiếu máu do mất máu mạn tính và qua công thức máu cũng
có thể phát hiện số lượng bạch cầu tăng cao.
Các xét nghiệm về miễn dịch có giá trị trong chẩn đoán, tiên
lượng và điều trị như: các kháng thể Ig, điện di protein và các
Interleukine. Trong VLĐTTCM tăng IgE, thay đổi các phần

protein như α1, α2 và γ, các cytokin IL-6 và IL-8 tăng rõ rệt.
Hình ảnh niêm mạc đại tràng trên nội soi cho mất cấu trúc mạng
lưới mạch máu bình thường dướ niiêm mạc; niêm mạc mất rãnh ngang,
phù nề, xung huyết kèm theo ổ loét nông có giả mạc bám chiếm tỷ lệ
khá cao.
Mô bệnh học có tổn thương ơ lớp niêm mạc, dưới niêm mạc,
không tổn thương đến lớp cơ; biểu mô phủ bong tróc, mất bằng phẳng;
cấu trúc khe tuyến bất thường, tương bào thâm nhập xuống mô đệm; áp
xe khe hốc; xuất huyết niêm mạc, các mạch máu xung huyết.
1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu
Trong VLĐTTCM có phản ứng viêm liên quan chủ yếu đến
niêm mạc đại tràng. Biểu hiện bệnh là kết quả của sự tác động qua lại
giữa các yếu tố gen, môi trường và quá trình hoạt hóa liên tục của hệ
miễn dịch niêm mạc ruột. Nhiều tác giả cho rằng, niêm mạc của bệnh
nhân Crohn bị chi phối bơi tế bào (TB) lympho CD4 với phenotyp Th1
mà sản phẩm đặc trưng là Interferon và IL-2. Ngược lại, niêm mạc của
bệnh nhân VLĐTT CM được chi phối bơi TB lympho CD4 với


5
phenotyp Th2 mà sản phẩm đặc trưng là yếu tố tăng trương  (TGF-)
và IL-5, nhưng không có IL-4.
1.3.1. Bản chất của cytokin
Có nhiều loại tế bào khác nhau tham gia vào đáp ứng miễn
dịch, chủ yếu là các tế bào dạng lympho, các tế bào viêm và các tế
bào tạo máu khác. Những tương tác phức tạp xảy ra giữa các tế bào
này với nhau được thực hiện thông qua một nhóm các protein được
gọi chung là các cytokin.
Bản chất cytokin là protein hay glycoprotein do nhiều tế bào
tiết ra, có khả năng điều hòa và khuyếch đại phản ứng miễn dịch, phản

ứng viêm và tăng cường khả năng tạo máu, chúng có vai trò quan
trọng trong đề kháng của cơ thể chống nhiễm trùng và ung thư.
1.3.2. Nguồn gốc của cytokin
Cytokin được xác định là những protein giống hormon, có
trọng lượng phân tử thấp, được sản xuất chủ yếu bơi lympho bào hoạt
hóa và đại thực bào. Ngoài ra còn được sản xuất bơi một số tế bào
khác như tế bào thần kinh, biểu bì, nguyên bào xơ, biểu mô tuyến,….
Các cytokin được sản xuất từ tế bào lympho hoạt hóa thì
được gọi là lymphokin và từ đại thực bào thì được gọi là monokin.
Hoạt động của các cytokin có thể phân thành các loại sau đây: Một số
cytokin hoạt động theo kiểu tự tiết (autocrine) có nghĩa là chúng sẽ
bám lên chính tế bào đã tiết ra chúng; Một số khác thể hiện hoạt động
theo kiểu cận tiết (paracrine) có nghĩa là chúng bám vào các tế bào
lân cận. Và một số trường hợp các cytokin thể hiện hoạt động
kiểu nội tiết (endocrine), có nghĩa chúng bám vào các tế bào ơ xa nơi
chế tiết. Các cytokin điều hoà cường độ và thời gian của đáp ứng
miễn dịch bằng cách kích thích hoặc ức chế sự tăng sinh của các tế
bào khác nhau hoặc bằng cách điều hoà sự tiết các kháng thể hoặc
các cytokin khác.
1.3.3. Vai trò của một số cytokin
* Yếu tố hoại tử u alpha (Tumor Necrosis Factor Alpha-TNF- α)


6
TNF-α sản xuất chủ yếu từ đại thực bào và bạch cầu đơn nhân.
Là một cytokin tiền viêm có vai trò quan trọng trong việc duy trì và
tăng quá trình viêm niêm mạc ơ bệnh VLĐTTCM do có tác dụng như
một protein hòa tan hoặc xuyên qua màng bằng cách truyền tín hiệu
thay đổi từ hoạt hoá tế bào, tăng sinh đến gây độc và tham gia vào
quá trình chết theo chương trình của tế bào.

* Interleukin - 1 (IL-1)
IL-1 sản xuất chủ yếu bơi các đại thực bào, bạch cầu đơn nhân
được kích thích. Đây là một chất điều hòa chính quan trọng trong
phản ứng viêm và miễn dịch.
* Interleukin - 6 (IL-6)
IL-6 được tổng hợp bơi nhiều loại tế bào khác nhau, nhưng chủ
yếu từ bạch cầu đơn nhân và đại thực bào khi các tế bào này bị kích
hoạt. Chức năng chính của IL-6 là điều hòa quá trình viêm và có ảnh
hương tới hệ miễn dịch. Tác dụng thích ứng miễn dịch đặc biệt được
thực hiện sau khi hoạt hóa tế bào lympho B và T, nó tạo ra bước cuối
cùng của việc phát triển tế bào lympho B ngoại vi trong tế bào huyết
tương và đóng một vai trò quan trọng đối với việc sản xuất protein
giai đoạn cấp tính trong tế bào gan
* Interleukin-8 (IL- 8)
IL-8 sản xuất từ tế bào đơn nhân, đại thực bào, tế bào nội mạc,
IL-8 là một cytokin hoạt động rất mạnh có nồng độ cao trong máu và
dịch viêm ơ bệnh nhân VLĐTTCM. IL-8 là yếu tố khuyếch đại phản
ứng viêm và có vai trò trong viêm mạn bơi sự xâm nhiễm lymphocyt,
monocyt, đồng thời nó làm mất hạt của bạch cầu ái toan và ái kiềm.
* Interleukin 10 (IL-10)
IL-10 là một trong những cytokine chống viêm quan trọng nhất
và được biết rõ nhất. Các cytokin chống viêm tác động tới cả sản xuất
lẫn hoạt động của các cytokin viêm. IL-10 được sản xuất bơi các tế
bào T, tế bào B, tế bào đơn nhân và các đại thực bào, có khả năng ức


7
chế sự giải phóng và chức năng của một số cytokin viêm chủ chốt
như TNF-, IL-1, IL-6 và IL-8 (đây là một hoạt động đối kháng với
IL-4)

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nhóm bệnh
Gồm 78 BN được chẩn đoán đến khám và điều trị tại khoa khám
bệnh và khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai từ từ 5/2014 - 12/2016
Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh VLĐTTCM
- Về lâm sàng: gồm có 1 triệu chứng bắt buộc là đại tiện phân máu và
có thể kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
+ Rối loạn phân: đại tiện phân táo/ lỏng thất thường hoặc phân
lỏng kèm theo nhầy và số lần đại tiện 1 - 2 lần tới vài chục lần/ngày.
+ Có thể có đau bụng, mót rặn.
+ Có thể có sốt.
+ Có thể có sút cân.
- Về hình ảnh nội soi đại tràng toàn bộ:
Bao gồm hai tiêu chuẩn bắt buộc sau:
+ Mất cấu trúc mạng lưới mạch máu bình thường dưới niêm mạc.
+ Niêm mạc phù nề xung huyết.
Và có thể kèm theo một trong các dấu hiệu sau:
+ Ổ loét nông hoặc sâu ơ trực tràng, có thể tập trung thành từng
đám hoặc rải rác, ổ loét có thể thấy ơ cả đại tràng sigma, đại tràng
xuống hoặc lan tỏa khắp đại tràng. Trên ổ loét có giả mạc bám, có thể
gặp hình ảnh giả polyp gồ vào trong lòng đại tràng.
- Về hình ảnh mô bệnh học: sử dụng tiêu chuẩn Nottingham.
2.1.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Loại khỏi nghiên cứu các bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư.
- Bệnh nhân kèm theo mắc các bệnh tự miễn khác (viêm khớp
dạng thấp, lupus ban đỏ, Crohn,…)



8
- Bệnh nhân có sử dụng thuốc corticoid và pentase trong 3
tháng trước khi tham gia nghiên cứu.
- Mô bệnh học còn nghi ngờ Crohn, lao, ung thư, viêm đại tràng
do vi khuẩn hoặc amip, viêm đại tràng giả mạc, u lympho đại tràng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.1. Nhóm chứng
Gồm 30 người đến khám bệnh vì kiểm tra sức khỏe:
- Không mắc các bệnh tự miễn
- Được hỏi bệnh tỉ mỉ và khám lâm sàng kỹ lưỡng thấy hoàn toàn
khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính.
- Được làm các xét nghiệm AST, ALT, ure, creatinin, công thức
máu và CRP trong giới hạn bình thường.
+ Tình nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Nhóm chứng chọn chỉ dùng để khảo sát hàm lượng TNF-α, IL-1β,
IL-6, IL-8, IL-10 trong huyết thanh ơ người khỏe mạnh, không dùng
để so sánh với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh
nhân mắc bệnh VLĐTTCM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiến cứu, có nhóm chứng so sánh.
2.2.2. Cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu mô tả một giá trị trung bình.

Trong đó:
n: Số bệnh nhân VLĐTTCM cần nghiên cứu.
Z1-α/2 : Hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95%  Z1-α/2 = 1,96
: Nồng độ cytokine trung bình ơ bệnh nhân VLĐTTCM ước tính
theo các nghiên cứu trước.
: độ lệch chuẩn của cytokine từ nghiên cứu trước

: độ chính xác tương đối, chọn = 0,2
Nghiên cứu này mong muốn xác định nồng độ một số cytokine
như TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10.


9
Theo nghiên cứu trước, nồng độ TNF-α là 17,78 ± 11,62, chọn
α=0,05, =0,2, thay vào công thức trên, tính được n= 42.
Tương tự với các cytokin khác như sau:
Nồng độ IL-1β là 1,35±1,21, n=78
Nồng độ IL-6 là 26 ± 10, n= 14
Nồng độ IL-8 là 204 ± 138,0, n= 44
Nồng độ IL-10 là 4,40±1,55, n=12
Như vậy để cỡ mẫu đủ lớn cho việc xác định nồng độ các
cytokin, nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu n =78.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện có chủ đích,
trong quá trình thu thập số liệu đã chọn 78 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
bệnh VLĐTTCM, đối chiếu với cỡ mẫu được tính theo công thức
tính trên thì số lượng bệnh nhân như vậy đảm bảo độ tin cậy.
- Nhóm chứng: chọn 30 người đến khám bệnh vì kiểm tra sức khỏe.
2.3. Kỹ thuật nghiên cứu
2.3.1. Kỹ thuật nội soi
Kỹ thuật tiến hành nội soi tại khoa Tiêu hóa và Trung tâm nội
soi tiêu hóa Việt Nam - Nhật Bản Bệnh viện Bạch Mai.
2.3.2. Kỹ thuật sinh thiết làm mô bệnh học
Vị trí sinh thiết: là vùng tổn thương của đại trực tràng. Sinh
thiết ít nhất 03 mảnh ơ các vị trí khác nhau.
2.3.3. Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm sinh hóa, huyết học, miễn dịch
Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán VLĐTTCM trên lâm
sàng và nội soi tiến hành lấy máu làm các xét nghiệm công thức máu,

máu lắng, CRPhs, albumin, điện giải đồ, globulin miễn dịch, điện di
protein và các cytokin.
2.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Khai thác bệnh sử và diễn biến các triệu chứng: đau bụng,
phân máu,…, khám lâm sàng, làm bệnh án của nhóm nghiên cứu.
- Vào viện với các triệu chứng nghi ngờ bệnh VLĐTTCM: có
đại tiện phân máu.


10
- Bệnh nhân từ các cơ sơ y tế khác chuyển đến với chẩn đoán
VLĐTTCM.
Bước 2:
- Bệnh nhân được nội soi đại tràng toàn bộ ơ nhóm bệnh và đều
được nghiên cứu sinh giải thích kỹ và hợp tác tiến hành nội soi.
- Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán VLĐTTCM trên lâm sàng
và nội soi tiến hành lấy máu làm các xét nghiệm công thức máu, máu
lắng, CRP, albumin, kali, globulin miễn dịch và điện di protein. Lấy
thêm 2ml máu vào ống nghiệm không có thuốc chống đông sau đó ly
tâm tách lấy huyết thanh để xét nghiệm cytokine.
Bước 3: Lựa chọn các bệnh nhân nghiên cứu khi có đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán VLĐTTCM, bệnh nhân không thuộc nhóm có các
tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu.
Bước 4: Ly tâm tách huyết thanh mẫu máu của bệnh nhân được
chọn vào nghiên cứu để xét nghiệm cytokine. Huyết thanh được đựng
vào ống eppendorf có ghi mã số và được bảo quản liên tục ơ nhiệt độ
âm 700C cho đến khi xét nghiệm.
2.5. Nôi dung nghiên cứu
* Nghiên cứu lâm sàng: Tuổi, giới, thời gian mắc bệnh, sốt, sút cân,
phân máu, số lần đại tiện, mức độ mất máu, mức độ bệnh phân loại

theo Surtheland.
* Nghiên cứu huyết học và sinh hóa: Công thức máu, máu lắng,
kali, CRP.
* Nghiên cứu miễn dịch: Bao gồm các Ig, điện di protein và các
cytokin (TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10).
Xét nghiệm định lượng TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10 trong
huyết thanh tiến hành sau khi thu thập đủ số lượng mẫu huyết thanh
nghiên cứu và thực hiện xét nghiệm tại Labo bộ môn Miễn dịch Học
viện Quân Y.
TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10 được phân tích bằng phương
pháp miễn dịch huỳnh quang sử dụng công nghệ xét nghiệm miễn
dịch dựa trên nền tảng kỹ thuật phân tích dòng chảy (Flowcytometry-


11
assisted immunoassay) trên hệ thống Luminex 200 và phần mềm điều
khiển đi kèm do hãng Luminex (Mỹ) chế tạo và cài đặt với sinh
phẩm đồng bộ do R&D (Mỹ) cung cấp. Kết quả được phân tích bơi
Tiến sĩ Đỗ Khắc Đại - Phó bộ môn Miễn dịch.
Chúng tôi dựa trên so sánh với kết quả xét nghiệm ơ nhóm
chứng vì các cytokin không có hàm lượng chuẩn.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
- Sử dụng kiểm định Pearson với cặp biến chuẩn và Spearman
với cặp biến không chuẩn.
- Với các phân phối chuẩn: so sánh trung bình của 2 nhóm độc
lập bằng T-test, so sánh trung bình của 2 nhóm bằng phân tích
phương sai anova.
- Với các phân phối không chuẩn so sánh trung vị của 2 nhóm
độc lập bằng kiểm định Mann - Whiney, test Anova, so sánh trung vị
2 nhóm bằng phân tích Kruskal - Wallis.

- Phân tích hồi qui đơn biến với các phân phối không chuẩn
bằng cách sử dụng hệ số tương quan Spearman’s. Sau đó sử dụng
bảng đánh giá hệ số tương quan để xác định 2 tổng thể có tương quan
với nhau hay không
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm loét
đại trực tràng chảy máu.
78 bệnh nhân VLĐTTCM được đưa vào nghiên cứu. Số bệnh
nhân nam chiếm tỷ lệ 44,9%%, số bệnh nhân nữ 55,1%. Tuổi trung
bình 45,3 ±13,6.
Bảng 3.2. Các biểu hiện các triệu chứng lâm sàng bệnh VLĐTTCM
Triệu chứng
n
Tỷ lệ
Sốt
18
23,1
Lâm sàng
Sút cân
53
67,9
Đau bụng
58
74,4
Rối loạn phân
62
79,5
Đau khớp
6
7,7



12
Các bệnh nhân có triệu chứng sốt chiếm 23,1%, sút cân chiếm tỷ lệ
67,9%, đau bụng chiếm 74,4%, rối loạn phân chiếm tỷ lệ 79,5%.
Bệnh nhân có triệu đau khớp gặp 6 trường hợp chiếm tỷ lệ 7,7%.
Bảng 3.4. Đặc điểm các yếu tố viêm
Đặc điểm
n
Tỷ lệ
>1
33
42,3
CRP (mg/dl)
n = 78
1
45
57,7
Trung bình(min - max)
2,84 ± 3,03 (0,0 - 14,79)
≥ 20
53
67,9
Máu lắng 1h (mm/h)
n = 78
< 20
25
32,1
Trung bình (min-max)
32,18 ± 20,56 (2 - 85)

Chỉ số CRP > 1 mg/dL chiếm tỷ lệ 42,3%, trung bình là 2,84 ±
3,03và nồng độ CRP cao nhất là 14,79 mg/dL. Có 67,9% bệnh nhân
có máu lắng 1h >20 mm/h, trung bình là 32,18 ± 20,56 và tốc độ
máu lắng cao nhât là 85 mm/h.

Bảng 3.6. Vị trí và hình ảnh tổn thương đại trực
tràng trên nôi soi
Đặc điểm

CRP(mg/l)
n=78

Máu lắng
1h(mm/h)
n=78

n

Tỷ lệ

>1

45

57,7

1

33


42,3

Tổng

78

100

≥ 20

53

67,9

< 20

25

32,1

Tổng

78

100

Trung bình
(min-max)
4,61 ± 2,84
(1,30 - 14,79)

0,33 ± 0,29
(0,00 - 0,96
2,84 ± 3,03
(0,0 - 14,79)
42,07 ± 17,30
(4 - 85)
11,20 ± 5,69
(2 - 19)
32,18 ± 20,56
(2 - 85)


13
Tổn thương đại tràng toàn bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 52,6,7%, đại
tràng phải trái 33,3%, đơn độc ơ trực tràng chiếm 14,1%. Mất mạng
máu bình thường dưới niêm mạc và niêm mạc phù nề xung huyết gặp
100%, loét nông và có giả mạc chiếm 74%, giả polyp gặp 38,5%.
Bảng 3.8. Phân loại mức độ bệnh theo Surtheland
Mức đô

n

Tỷ lệ

Nhẹ

20

25,6


Vừa

32

41,0

Nặng

26

33,3

Tổng

78

100

Có 33,3% bệnh nhân ơ mức độ nặng, 41,0% bệnh nhân ơ mức
độ vừa, mức độ nhẹ găp 25,6%.


14

Bảng 3.9. Đặc điểm mô bệnh học
Cấu
trúc
Viêm mạn
Bạch cầu đa
nhân

Thay đổi Thay đổi
biểu mô phối hợp

biểu mô

Đặc điểm
Không đều, chia nhánh khe tuyến khu trú
Không đều, chia nhánh khe tuyến lan tỏa
Giảm số lượng khe tuyến/teo
Khu trú hoặc chắp vá:
Tương bào, lympho bào nằm ơ vùng đáy
khe tuyến
Viêm nông lan tỏa:
Viêm xuyên niêm mạc lan tỏa
U hạt
Trong mô đệm niêm mạc
Khu trú (1 hoặc 2 ổ) trong biểu mô khe
tuyến
Lan tỏa trong biểu mô khe tuyến
Áp xe khe tuyến
Dịch rỉ bạch cầu đa nhân
Bị bào mòn (trợt)/loét
Mất chất mucin
Dị sản tế bào Paneth
Tăng lympho nội biểu mô
Tăng colagen dưới biểu mô

n
5
70

75
7

Tỷ lệ
6,7
89,7
96,2
9,3

75

96,2

1
66
0
70

1,3
88,0
0
93,3

41

54,7

8
15
25

70
75
0
1

10,7
20,0
33,3
93,3
96,2
0
1,3

1

1,3

Thay đổi về cấu trúc: cấu trúc không đều chia nhánh các khe tuyến
lan tỏa (89,7%), giảm số lượng các khe tuyến/teo (96,2%). Viêm
mạn: xâm nhập bạch cầu lympho và tương bào vùng đáy niêm mạc
(96,2%), không thấy u hạt. Bạch cầu đa nhân xâm nhập nhiều ơ mô
đệm niêm mạc và khe tuyến (93,3% và 54,7%), áp xe khe tuyến
(20,0%), dịch rỉ bạch cầu 33,3%. Thay đổi ơ biểu mô chủ yếu là tình
trạng bào mòn/loét và mất chất mucin (93,3% và 96,2%). Thay đổi
phối hợp ơ biểu mô: tăng lympho bào nội biểu mô và tăng collagen
dưới biểu mô chiếm 1,3%.


15


Bảng 3.12. Đặc điểm điện di protein huyết thanh
Các phần protein (%), (n= 78)
n
Tỷ lệ
<2
1
1,3
α1
2 - 3,5
13
16,7
> 3,5
64
82,1
<7
3
3,8
α2
7 - 11
6
7,7
> 11
69
88,5
<7
2
2,6
β
7 - 14
31

39,7
> 14
45
57,7
<8
γ
8 - 18
8
10,3
> 18
70
89,7
Nhìn chung các bệnh nhân có tăng các phần protein sau khi điện
di bằng phương pháp miễn dịch cố định. Trong đó γ chiếm tỷ lệ cao
nhất sau đó đến α2.
Bảng 3.12. Nồng độ một số cytokin ở nhóm nghiên cứu và

nhóm chứng

Nhóm
Cytokine
(pg/ml)
TNF -α
IL - 1β
IL-6
IL-8
IL-10

Nhóm bệnh
(n=78)

Med (Min - Max)
3,06
(0,07 - 17,46)
0,37
(0,03 - 4,77)
3,85
(0,15 - 132,01)
17,41
(3,5 - 185,18)
0,27
(0,06 - 98,66)

Nhóm chứng
(n=30)
Med (Min - Max)
1,14
(0,07 - 5,9)
0,03
(0,03 - 0,37)
1,59
(1,15 - 5,08)
6,33
(2,97 - 13,58)
0,27
(0,06 - 0,27)

p*
<0,001
<0,01
<0,001

<0,001
>0,05


16
Nồng độ cytokin trong huyết thanh ơ bệnh nhân VLĐTTCM cao hơn
trong huyết thanh ơ người khỏe mạnh, sự khác biệt có ý nghĩa ơ các
chỉ số TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8. Không có sự khác biệt IL-10 ơ
nhóm bệnh và nhóm chứng.
3.2. Mối liên quan giữa nồng đô cytokin với đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và mức đô nặng ở bệnh nhân VLĐTTCM.
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với triệu chứng

lâm sàng

Cytokine
Triệu
chứng

TNF-α
Med
(min - max)

IL-1β
Med
(min max)

IL-6
IL-8
IL-10

Med
Med
Med
(min - max) (min - max) (min - max)

Không
3,06
0,37
2,64
16,35
0,27
(n=60) (0,07 - 13,98) (0,03 - 3,46) (0,15 - 26,48) (3,5 - 185,18) (0,06 - 12,95)
Sốt

Có
3,39
0,37
6,11
30,82
0,27
(n=18) (0,07 - 17,46) (0,03 - 4,77) (0,15 - 132,01) (4,5 - 160,79) (0,06 - 98,66)

Sút cân

p*

>0,05

<0,05


<0,05

>0,05

>0,05

Không
(n= 25)

3,06

0,37

2,15

17,52

0,06

(0,07 - 13,1)

(0,03 - 3,46) (0,15 - 10,18) (4,71 - 129,24) (0,06 - 12,95)

Có
2,97
0,37
4,54
17,29
0,27
(n= 53) (0,07 - 17,.46) (0,03 - 4,77) (0,15 - 132,01) (3,5 - 185,18) (0,06 - 98,66)


Đau bụng

p*

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

>0,05

Không
(n= 20)

2,89

0,37

4,47

15,52

0,27

(0,07 - 9,54)


(0,03 - 2,42) (0,15 - 20,55)

(4,5 - 48,28) (0,06 - 98,66)

Có
3,23
0,37
3,62
18,21
0,27
(n= 58) (0,07 - 17,46) (0,03 - 4,77) (0,15 - 132,01) (3,5 - 185,18) (0,06 - 12,95)
p*

>0,05

>0,05

>0,05

<0,05

>0,05

Phân
máu

Có
2,58
0,05
2,36

12,78
0,27
(n=78) (0,07 - 17,46) (0,03 - 4,77) (0,15 - 132,01) (2,97 - 185,18) (0,06 - 98,66)


17
Có mối liên quan giữa nồng độ IL-1β và IL-6 với triệu chứng
sốt, liên quan giữa IL-8 với triệu chứng đau bụng (p<0,05) khi phân
tích bằng test kiểm định Man-Witney.


18
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với các yếu tố viêm
Cytokine

TNF-α
IL-1β
Med
Med
(min - max) (min - max)

IL-8
Med
(min - max)

IL-10
Med
(min - max)

CRP


0,37
1,78
16,12
0,06
(0,03 – 3,46) (0,15 – 11,31) (4,71 - 129,24) (0,06 – 12,95)
0,37
5,41
20,83
0,27
(0,03 – 4,77) (0,15 – 132,01) (3,5 – 185,18) (0,06 – 98,66)
>0,05
<0,001
>0,05
<0,05

Máu lắng 1h

Đặc điểm
1
3,06
(n= 45) (0,07 – 13,1)
>1
3,06
(n= 33) (0,07 - 17,46)
>0,05
P*
< 20
3,06
(n= 25) (0,07 – 11,33)

≥ 20
3,06
(n= 53) (0,07 – 17,46)
>0,05
p*

IL-6
Med
(min - max)

0,37
1,69
15,19
0,06
(0,03 – 3,46) (0,15 – 5,45) (5,46 – 122,58) (0,06 – 0,58)
0,37
5,25
19,41
0,27
(0,03 – 4,77) (0,15 – 132,01) (3,5 – 185,18) (0,06 – 98,66)
>0,05
<0,001
>0,05
<0,005

Có mối quan giữa nồng độ IL-6 và IL-10 với CRP (p < 0,001 và
p<0,05); mối liên quan giữa IL-6 và IL-10 với máu lắng (p <0,001 và
p<0,005).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin với mức độ mất máu
Mức đô

Cytokine
(pg/ml)
TNF-α
IL-1β
IL-6
IL-8
IL-10

Bình thường
(n = 42)

Nhẹ
(n= 23)
Med
(min - max)

3,65

2,71

(0,07 – 13,98) (0,07 – 10,44)

Vừa
(n= 12)
Med
(min -max)
2,4
(0,13 – 17,46)

0,37


0,05

0.05

(0,03 – 3,46)

(0,03 – 0,61)

(0,03 – 4,77)

2,64

5,41

2,96

(0,15 – 22,24) (1,6 – 132,01)
16,88

16,5

(4,5 – 185,18) (3,5 – 122,58)

(0,15 – 22,14)
26,22
(6,43 – 79,33)

0.06


0.27

0,27

(0,06 – 12,95)

(0,06 – 5,37)

(0,06 – 7,67)

Nặng
(n=1)
Med
(min - max)

p*

1,66

>0,05

2,42

>0,05

5,41

<0,05

48,28


>0,05

98,66

<0,005

Có mối liên quan giữa nồng độ IL-6 và IL-10 với mức độ mất
máu (p<0,005).


19
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa nồng độ cytokin theo các mức độ bệnh

Surtheland

Mức đô
Cytokine
(pg/ml)
TNF-α
IL-1β
IL-6
IL-8
IL-10

Nhẹ (n=20)
Med
(min - max)

Vừa (n= 36)

Med
(min - max)

Nặng (n= 22)
Med
(min - max)

5,43

2,58

2,89

(0,07 – 13,98)

(0,07 – 10,44)

(0,13 – 17,46)

0,37

0,37

0,05

(0,03 – 3,46)

(0,03 – 2,11)

(0,03 – 4,77)


1.9

4,2

4,67

(0,15 – 13,08)

(0,15 - 132,01)

(0,15 – 26,48)

14,62

19,19

25,2

(4,71 – 100,21)

(4,5 – 185,18)

(3,5 – 122,58)

0,06

0,27

0,27


(0,06 – 0,58)

(0,06 – 12,95)

(0,06 – 98,66)

p*

>0,05
>0,05
<0,05
>0,05
<0,001

Có mối liên quan giữa nồng độ IL-6, IL-10 với giữa các mức độ
của bệnh (p<0,05 và p<0,001).

Biểu đồ 3.8: Mối tương quan giữa nồng độ IL-6 với số lượng hồng cầu
Nhận xét: Có mối tương quan nghịch yếu giữa IL-6 với số lượng
hồng cầu khi sử dụng test kiểm định Pearson với cặp biến chuẩn và
Spearman với cặp biến không chuẩn (r = -0,273).


20

Biểu đồ 3.9: Mối tương quan tuyến tính giữa nồng độ các cytokine
với các mức độ nặng của bệnh nhân VLĐTTCM
Nồng độ TNF-α có mối tương quan thuận vừa với IL-1β và IL-8
(r=0,306 và r=0,404); TNF-α ó mối tương quan nghịch yếu với IL-10 (r=

-0,285). Nồng độ IL-6 có mối tương quan thuận yếu với IL-8 (r=
0,290); IL-6 có mối tương quan nghịch yếu với IL-10 (r= -0,013).


21
Chương 4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng đô TNF-α, IL-1β,
IL-6, IL-8, IL-10 ở bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
4.1.1 Tuổi và giới
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi từ 30-59 là hay gặp,
tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 45,3 ±13,6 tuổi. Số bệnh nhân
nam chiếm tỷ lệ 44,9%, số bệnh nhân nữ chiếm 55,1%.
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng
Tỷ lệ bệnh nhân có sụt cân chiếm tỷ lệ 67,9%, triệu chứng sốt
chiếm tỷ lệ 22,1%. Tiếp theo là các dấu hiệu kèm theo là đau bụng
chiếm 58(74,4%), rối loạn phân là 62(79,5%) (bảng 3.2). Tỷ lệ sốt
chúng tôi gặp cao hơn nhiều so với Yasemin Ozin (6,0%) nhưng thấp
hơn Pongprasobchai và CS bệnh nhân có biểu hiện sốt (27,5%),
Diefenbach (34%). Triệu chứng sốt là một trong những dấu hiệu
trong đợt tiến triển của bệnh hay phản ánh tình trạng viêm tiến triển.
4.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng
Về các bilan viêm, chúng tôi thấy bệnh nhân có máu lắng tăng
≥20 mm/h là 53(67,9%) bệnh nhân có CRP > 1 mg/dl là 33(42,3%)
(bảng 3.4). Người ta cho rằng, IL-1β có thể gây sốt và sản xuất CRP vì
sự xâm nhập các tế bào viêm vào mô ruột là đặc tính của viêm ruột, hơn
nữa sự xâm nhiễm của BCĐNTT và sự bài tiết của các loại oxy phản ứng
gây độc trong niêm mạc đại tràng có liên quan đến tổn thương mô.
Chúng tôi ghi nhận hầu hết các bệnh nhân có tăng các phần
protein sau khi điện di bằng phương pháp miễn dịch cố định. Trong
đó, α1, α2 và đặc biệt là γ chiếm tỷ lệ lần lượt là 82,1%, 88,5% và

89,7% (biểu đồ 3.6). Lý giải cho kết quả này là do niêm mạc đại
tràng viêm và các yêu tố gây viêm tác động lên hệ thống miễn dịch
toàn thân của cơ thể là tăng cường sản xuất các phần protein và các
phần protein đi vào hệ tuần hoàn.


22

100% bệnh nhân có mất cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc và
niêm mạc phù nề xung huyết. Loét nông và giả mạc gặp ơ hầu hết
các trường hợp chiếm tỷ lệ cao 97,4%. Giả polyp gặp 38,5%
(bảng 3.6).
Hình ảnh tổn thương mô bệnh học là một trong những tiêu chuẩn
bắt buộc để chẩn đoán xác định bệnh VLĐTTCM. Kết quả của chúng
tôi cho thấy đa số bệnh nhân bị Thay đổi về cấu trúc: cấu trúc không
đều chia nhánh các khe tuyến lan tỏa (89,7%), giảm số lượng các khe
tuyến/teo (96,2%). Viêm mạn: xâm nhập bạch cầu lympho và tương
bào vùng đáy niêm mạc (96,2%), không thấy u hạt. Bạch cầu đa nhân
xâm nhập nhiều ơ mô đệm niêm mạc và khe tuyến (93,3% và
54,7%), áp xe khe tuyến (20,0%) (bảng 3.9). Tỷ lệ này tương đương
với các nghiên cứu ơ trong nước.
Có rất nhiều tiêu chuẩn để phân loại mức độ bệnh VLĐTTCM và
mỗi một tiêu chuẩn đều có ưu việt riêng. Điều quan trọng chúng ta
nên lựa chọn tiêu chuẩn nào phù hợp với đặc điểm bệnh trên đối
tượng chúng ta nghiên cứu, dễ ứng dụng trong thực hành lâm sàng.
Chúng tôi phân loại mức độ nặng của bệnh dựa vào tiêu chuẩn
Surtheland. Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ mức độ nhẹ vừa và nặng lần lượt
là 25,6% - 41,0% và 32,3% (bảng 3.8).
Trong nghiên cứu của chúng tôi nồng độ TNF- được định lượng
ơ 78 bệnh nhân. Tại thời điểm giai đoạn cấp, lúc bệnh nhân nhập viện

nồng độ TNF- trung vị là 3,06(0,07-40,07), nồng độ này cao hơn so
với nhóm chứng 1,14(0,07-5,90) với P<0,001, IL-1β có sự gia tăng ơ
nhóm bệnh so với nhóm chứng với P=0,01, nồng độ IL-6 và IL-8 cao


23

hơn so với nhóm chứng với p=0,001. Nồng độ IL-10 không có sự
khác biệt với nhóm chứng (bảng 3.12).
4.2. Liên quan giữa nồng độ TNF-α, IL-1β, IL-6, IL-8, IL-10 huyết
thanh với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng ở
bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu.
4.2.1 Bàn luận về mối liên quan với đặc điểm lâm sàng
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan
giữa IL-1β và IL-6 với triệu chứng sốt, liên quan giữa IL- 8 với đau
bụng (bảng 3.16). Lý giải cho điều này, chúng tôi cho rằng IL-6
khuếch đại phản ứng viêm và nồng độ IL-6 càng tăng thì phản ứng
viêm càng mạnh,... IL-6 là yếu tố có khả năng kích hoạt mạnh, gây
viêm điển hình và thúc đẩy quá trình viêm làm gia tăng mức độ nặng
của chảy máu. IL-1β và IL-6 tham gia vào đáp ứng miễn dịch tại gan,
được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào bài tiết khi có tác động của
chất sinh nhiệt ngoại sinh (pyrogens), IL-1β và IL-6 sau khi được
sinh ra được máu đưa khu diều hòa thân nhiệt ơ vùng dưới đồi thị rồi
gắn vào các noron cảm nhận nhiệt độ trước thị giác của đồi thị và
“đặt lại chuẩn” của trung tâm điều hòa thân nhiệt lên ức cao hơn.
Ngoài ra IL-1β còn kích thích tổng hợp Prostaglandin E1 (PGE1) gây
hoạt hóa quá trình sinh nhiệt huy động các bạch cầu từ kho dự trữ
trong tủy xương, gây hoạt hóa ứng động bạch cầu tới các nơi vi
khuẩn xâm nhập làm tăng giải phóng enzim, tăng hoạt tính thực bào
của bạch cầu.

Chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa nồng độ IL-8 với triệu
chứng đau bụng. Các nghiên cứu về cytokine đã chỉ rõ IL-8 là
cytokin hoạt động rất mạnh, khuếch đại phản ứng viêm tại niêm mạc


24

đại tràng. Chúng tôi cho rằng: khi tổn thương viêm đại tràng càng
mạnh sẽ dẫn đến co thắt đại tràng gây nên triệu chứng đau bụng.
4.2.2 Bàn luận về mối liên quan với đặc điểm cận lâm sàng
- Trong giai đoạn cấp tính của VLĐTTCM, CRP được bài tiết từ
gan để đáp ứng với các cytokin, và xét nghiệm đo nồng độ các
cytokin trong huyết thanh là một phương tiện có giá trị để đánh giá
bệnh viêm ruột. CRP là một thành phần nổi bật tham gia vào đáp ứng
giai đoạn cấp tính trong bệnh VLĐTTCM đang hoạt động. Chúng tôi
ghi nhận có mối liên quan giữa IL-6, IL-10 với máu lắng và CRP, giữa
IL-8 với máu lắng (bảng 3.18). Điều này, chứng minh rằng sự bài tiết IL6 từ bạch cầu đơn nhân, và khả năng kích thích tổng hợp CRP của tế bào
gan ơ bệnh nhân VLĐTTCM. Hơn nữa IL-6 và IL-8 là hai cytokin hoạt
động rất mạnh, làm tăng phản ứng viêm trong giai đoạn cấp.
- Có mối liên quan giữa nồng độ IL-6 và IL-10 với mức độ thiếu
máu (bảng 3.20). Một số nghiên cứu cho rằng TNF-α có thể là một
trong các cytokin gây ra hoặc hoạt hóa các cytokin khác như IL-6 và
IL-8 do tác động lên việc sinh tổng hợp các yếu tố tham gia vào việc
tạo máu như ức chế hấp thu sắt, ức chế tổng hợp erythropoietin.
4.2.3 Với mức độ nặng của bệnh
Nghiên cứu của Holtkamp và CS cho thấy có mối tương quan
giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với mức độ hoạt động của bệnh được
phát hiện thấy ơ những bệnh nhân bị VLĐTTCM (thể hoạt động: 26
±10 pg/ml, thể không hoạt động: <10 pg/ml, p = 0,004)
Taka B và CS (2014) cho thấy IL-6 huyết thanh là một tham số

lâm sàng liên quan đến bệnh Crohn, VLĐTTCM và có tương quan
mạnh với hoạt động viêm của bệnh.
Khi đối chiếu nồng độ một số cytokin vào mức độ nặng của
bệnh, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa nồng IL-6, IL-10 với


25

mức độ nhẹ, vừa, nặng (bảng 3.21).
Chúng tôi thấy có mối tương quan nghịch yếu giữa nồng độ IL10 với Hb (r= -0,393. Khi xét về các cặp tương quan tuyến tính cho
thấy có mối tương quan thuận vừa giữa TNF-α với IL-1β, IL-8 lần
lượt (r= 0,306, p=0,006; r= 0,404, p= 0,000), mối tương quan nghịch
yếu với IL-10 (r= -0,285, p= 0,011). Có mối tương quan thuận yếu
giữa IL-6 với IL-8 (r= 0,290, p= 0,010), mối tương quan nghịch yếu
giữa IL-6 với IL-10 (r= 0,013, p=0,910).
Hiện tại chúng tôi chưa tham khảo được nghiên cứu nào đề cập
về mối tương quan này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và nồng độ
một số cytokin ơ 78 bệnh nhân VLĐTTCM chúng tôi rút ra một số
kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng đô TNF-α, IL-1β,
IL-6, IL-8, IL-10 ở bệnh nhân VLĐTTCM.
* Tuổi và giới
- Tuổi trung bình 45,3 ±13,6, lứa tuổi thường gặp từ 30 - 59 tuổi.
- Nam chiếm tỷ lệ 44,9%, nữ chiếm tỷ lệ 55,1%.
* Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp: phân máu chiếm 100%, rối
loạn phân chiếm 79,5%.
- Thiếu máu mức độ nhẹ (51,3%), vừa (20,5,3%) và nặng (28,2%).

- Nồng độ IgE chiếm tỷ lệ 70,5%, nồng độ γ chiếm tỷ lệ 89,7%.
- Chỉ số kali huyết ≤ 2,5 mmol/l chiếm 2,6%, albumin < 30g/l
chiếm 6,4%.
- Thể tổn thương trực tràng chiếm tỷ lệ 52,6%, đại tràng trái
33,3%, toàn bộ 14,1%.


×