Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.24 KB, 50 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN


LỜI NÓI ĐẦU
Chiến tranh đã qua đi nhưng hậu quả mà nó để lại đến bây giờ vẫn chưa hết.
Chiến tranh không chỉ thiệt hại về kinh tế, con người mà còn ảnh hưởng đến cả một
thế hệ sau này. Nhắc đến tội ác chiến tranh để lại chúng ta không thể nào không nhắc
đến chất độc màu da cam. Thứ chất độc mà đế quốc Mỹ giải xuống Việt Nam, thứ đã
gây bao đau thương mất mát cho đất nước chúng ta. Sự mất mát về kinh tế chúng ta có
thể khắc phục dần nhưng hậu quả của chất độc này để lại khiến cho một số người bị
tàn tật, trẻ em sinh ra bị dị tật dị dạng bởi chất độc háo học này. Nếu những ai đã từng
được chứng kiến tội ác chiến tranh để lại hẳn sẽ không thể nào quên những người lính
ngã xuống và nỗi đau còn ở lại. Có những người lính dùng cả thanh xuân để chiến đấu
bảo vệ tổ quốc, sau hòa bình học trở về quê hương và lập gia đình,sinh con. Họ không
thể ngờ rằng mình đã mang chất độc màu da cam từ chiến trường trở về và để lại cho
cả con cháu mình sau này. Thấu hiểu được nỗi đau ấy Nhà nước đã rất quan tâm và tạo
điều kiện để những cựu chiến binh và cả con cái của họ được hưởng những quyền lợi
tốt, mong muốn có thể bù đắp được phần nào mà chiến tranh để lại. Chúng tôi hi
vọng, trong đợt thực hành công tác xã hội cá nhân này, chúng tôi sẽ có cơ hội tìm hiểu
về tâm lý của các em để có thể giúp các em một phần nào đó phát huy được tiềm năng
của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ hội cho chúng tôi được học hỏi, tích luỹ kinh
nghiệm để hoàn thiện bản thân.
Trong quá trình thực hành, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa
Công tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi được tham
gia đợt thực hành bổ ích này. Tôi xin cảm ơn Kiểm huấn viên Nguyễn Thị Thu Huyền
đã nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ,
giáo viên, các mẹ và các em tại làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong quá trình thực hành tại cơ sở. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới cô Đỗ Thị Bích Thảo, giảng viên môn Thực hành công tác xã hội 1 đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ và liên hệ cơ sở thực hành cho chúng tôi.


Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hành
Nguyễn Linh Chi
2


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ, cụm từ

Viết tắt

1

Công tác xã hội

CTXH

2

Nhân viên xã hội

3

Thân chủ

NVXH
TC


4

Sinh viên thực hành

SVTH

5

Cựu chiến binh

CCB

6

Trung tâm giáo dục,
hướng nghiệp và dạy
nghề

TT GD,
HN và DN

7

Giáo dục đặc biệt

GDĐB

8


Thực hành kỹ năng

THKN

9

Thu thập thông tin

TTTT

3


PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
I. TỔNG QUAN VỀ LÀNG HỮU NGHỊ VIỆT NAM:
Làng Hữu Nghị Việt Nam trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt
Nam, được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là
chính phủ).Tại Thông báo số 4475-NC ngày 29 tháng 12 năm 1991 của Văn
phòng Hội đồng Bộ trưởng; là đơn vị sự nghiệp xã hội (phi lợi nhuận), hoạt
động xã hội nhân đạo, tình nghĩa và hữu nghị với sự hỗ trợ của Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính
phủ, các cá nhân có lòng từ thiện và CCB một số nước( Đức, Mỹ, Pháp, Nhật,
Canađa, Anh,…). Nhằm nuôi dưỡng, điều dưỡng, chữa trị, phục hồi chức năng
cho con CCB và CCB do bị hậu quả nhiễm chất độc Da cam/Điôxin trong cuộc
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam hiện đang gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống. Riêng đối với các con CCB nói trên khi về làng còn được giáo dục
đặc biệt, giáo dục hoà nhập, hướng nghiệp, dạy nghề, tạo điều kiện để các cháu
hoà nhập với cộng đồng.
Địa chỉ: Thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.3837.4527 ; 04.33861.329 ; Fax: (84-4) 3765.0213

E-mail:
1. Lịch sử thành lập và cơ sở pháp lí:
Làng Hữu Nghị Việt Nam được thành lập theo nguyện vọng của những người
trước đây đã từng có những suy nghĩ và việc làm sai trái đối với Việt Nam, đã
thức tỉnh lương tâm, ân hận và muốn được hợp tác góp phần xoa dịu nỗi đau của
những nạn nhân trong chiến tranh trước đây. Điều đó hoàn toàn phù hợp với
quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khép lại quá khứ, xoá bỏ hận thù,
hướng tới tương lai.
Nguyện vọng đó đã được sự ủng hộ của những người thành tâm từ các nước
khác nhau. Sự hợp tác của họ trong lĩnh vực nhân đạo là một đóng góp vào việc
4


khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam và tăng cường mối quan hệ đoàn kết
Hữu Nghị giữa các dân tộc.
Sự hợp tác này thể hiện bằng cách thông qua sự tham gia của mỗi cá nhân có
thể tác động và góp phần làm thay đổi được điều gì đó. Đúng như ông George
Mizo một trong những người có sáng kiến lập ra dự án này đã nói “you can
make a difference”. – Bạn có thể làm thay đổi được điều gì đó.
Vào năm 1988, lần đầu tiên trở lại Việt Nam sau 13 năm kết thúc chiến tranh,
ông George Mizo, một CCB Mỹ tham gia chiến tranh ở Việt Nam có nguyện
vọng xây dựng một biểu tượng của sự hàn gắn, hợp tác và hoà giải. Trong những
lần trao đổi đầu tiên với Uỷ ban hoà bình Việt Nam, sáng kiến này được nhiệt
liệt hoan nghênh.
Năm 1989, tại Sứ quán Việt Nam ở Pari, ông George Mizo đã gặp ông Phạm
Bình - đặc sứ Việt Nam tại Pháp và ông George Doussin (ARAC) Hội CCB và
nạn nhân chiến tranh của Pháp. Họ đã cùng nhau bàn việc thành lập một dự án
để giúp trẻ em và CCB Việt Nam – ý tưởng thành lập “Làng Hữu Nghị Việt
Nam” được hình thành từ đó.
Tháng 10/1990 nhóm ủng hộ quốc tế được thành lập tại Pari (Pháp) bao gồm

ông George Mizo, ông George Doussin (ARAC), ông Len Aldis (Hội Việt Anh) và ông Takeo Yamanchi (Hội hoà bình Nhật).
Tháng 11/1990 nhóm này đã quyết định kế hoạch xây dựng một ngôi Làng ở
Việt Nam. Ông George Mizo được bầu làm chủ tịch, Ông George Doussin làm
Phó làm Phó chủ tịch và ông Nguyễn Phúc kỳ làm thủ quỹ.
Tháng 4/1992 dự án đó được lấy tên là “Làng Hữu Nghị Việt Nam”.
Năm 1993, một số CCB và những người thành tâm ở các nước Đức, Anh,
Pháp, Nhật, Mỹ và Việt Nam cùng bàn bạc ra quyết định thành lập UBQT về
Làng Hữu Nghị Việt Nam, mỗi nước có một uỷ ban quốc gia và Ông George
Mizo là chủ tịch Uỷ ban quốc tế đầu tiên của Làng Hữu Nghị và vào năm 2004,

5


có thêm 1 nhóm ủng hộ Làng ở Canađa, từ đó UBQG Canađa được thành lập và
trở thành thành viên thứ 7 của UBQT về Làng Hữu Nghị.
Chức năng nhiệm vụ của UBQT về Làng Hữu Nghị Việt Nam là soạn thảo
nội dung xây dựng Làng theo bản thoả thuận của dự án và vận động sự ủng hộ
về tài chính để xây dựng cũng như bảo đảm, duy trì, phát triển các hoạt động của
Làng Hữu Nghị. Uỷ ban quốc gia Việt Nam thuộc hội CCBVN có trách nhiệm
chỉ đạo và quản lý mọi hoạt động của Làng Hữu Nghị.
Cũng trong năm 1993, được phép của Chính phủ Việt Nam, Làng Hữu Nghị
Việt Nam đã được khởi công xây dựng trên đất của cánh đồng thuộc xã Vân
Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây nằm bên cạnh trục đường 70 (đường thị xã
Hà Đông đi Nhổn). Cách Trung tâm Hà Nội khoảng 15km.
Ngày 18/3/1998, 6CCB và 9 trẻ em đầu tiên đã được đưa đến Làng. Từ đó
đến nay đã được 10 năm và ngày 18/3 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống
của Làng.
Qua nhiều năm xây dựng và nâng cấp, ngôi làng đã có đầy đủ nhà ở, nhà làm
việc, nhà ăn, thư viện, hội trường, trung tâm Giáo dục và Dạy nghề, trung tâm Y
tế,… cho hơn 250 người trong một quần thể xanh, sạch, đẹp tương đối đầy đủ

tiện nghi trong việc chăm sóc các đối tượng chính sách. Từ lúc ban đầu mới đón
được 6 cựu chiến binh và 9 trẻ em, đến nay (từ năm 1998 đến năm 2012) Làng
đã đón nhận được hơn 3.500 lượt cựu chiến binh, thanh niên xung phong-nạn
nhân chất độc màu da cam của các tỉnh từ Quảng Bình trở ra phía Bắc về chăm
sóc sức khỏe. Hàng tháng, từ chỗ duy trì thường xuyên 40 cựu chiến binh đã đưa
lên 60 đến 80 cựu chiến binh nhằm đưa được nhiều cựu chiến binh về điều
dưỡng, vì đa phần cựu chiến binh tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày một yếu.
Sau một tháng điều trị bệnh dần được ổn định không phát triển them, trung bình
mỗi người tăng từ 1-3kg, các biệt có người tăng lên 6kg. Đời sống tinh thần của
cựu chiến binh cũng được cải thiện. Họ được tận mắt thấy khung cảnh đổi mới
của thủ đô, đất nước, được vào Lăng viếng Bác, tham quan Bảo tàng Hồ Chí

6


Minh, Bảo tàng lịch sử quân đội, được đi nghỉ mát vào mùa hè... làm tăng sự tin
tưởng, nâng cao đời sống tinh thần và kéo dài tuổi thọ.
Cũng trong 15 năm, số lượng các cháu được đón về ở Làng gần 600 cháu
(thời gian mỗi cháu ở Làng từ 2-3 năm) ở 34 tỉnh, thành từ Quảng Nam-Đà
Nẵng trở ra phía Bắc do ảnh hưởng của chất độc màu da cam/Dioxin, các cháu
bị nhiều bệnh tật khác nhau như: khuyết tật về trí tuệ và khuyết tật về than thể
nhưng đa phần là các cháu bị thiểu năng trí tuệ. Các cháu được chăm sóc giáo
dục, phục hồi chức năng và học nghề tùy theo khả năng từng cháu như: Tin học
văn phòng, thêu tranh, học may công nghiệp, làm hoa lụa. Từ 1 lớp giáo dục đặc
biệt, đến nay đã có 5 lớp và 1 lớp thực hành kỹ năng sống với đầy đủ trang bị cơ
sở vật chất, đồ dùng học tập riêng phục vụ cho việc dạy và học cùng với đội ngũ
giáo viên có trình độ cao đẳng và đại học – giúp các em phát triển dần về mặt trí
tuệ, trước hết là tạo thói quen tự phục vụ được bản thân. Đối với một số cháu có
khả năng học văn hóa, Làng đã tổ chức xin cho học ở các trường phổ thông
ngoài Làng. Hiện tại có 10 cháu đang theo học từ lớp 1 đến lớp 8. Năm 2012 có

1 cháu thi đỗ vào ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, 1 cháu thi đỗ vào trường
cao đẳng công nghiệp, 1 cháu thi đỗ vào trường Trung cấp Y Nghệ An, 1 cháu
hoàn thành khóa học lập trình viên quốc tế ở Trung tâm Aptech - đại học bách
khoa và đang làm trợ giảng ở lớp vi tính. Số cháu trở về đa phần tự phục vụ
được bản thân giúp gia đình được các công việc lặt vặt trong nhà, nhiều cháu đã
và đang làm việc ở một số cơ sở may, thêu, làm hoa lụa tự nuôi sống được bản
thân. Điều quan trọng là các trẻ có khả năng hòa nhập với cộng đồng, xóa đi
những mặc cảm làm dịu đi nỗi đau da cam. Bên cạnh đó, công tác chăm sóc điều
trị y tế ở Làng cũng được quan tâm đặc biệt, nhất là phục hồi chức năng. Từ 1
trạm xá nhỏ đến nay Làng đã có 1 Trung tâm y tế với đầy đủ thiết bị tương đối
hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của việc khám, điều trị bệnh tật cho cựu chiến
binh và các cháu. Làng đã gửi đi bệnh viện tuyến trên phẫu thuật chỉnh hình
chân, tay cho 50 cháu. Từ chỗ không vận động được hoặc vận động khó khăn,
các cháu đã có thể tự mình vận động được. Cùng với sự hỗ trợ của chuyên gia
Đức, Làng đã mở văn phòng tư vấn miễn phí, chẩn đoán sớm, điều trị phục hồi
7


chức năng cho trẻ sơ sinh, trẻ bị chậm phát triển cho hơn 100 cháu ở khu vực
ngoài Làng.
Bằng những việc làm thực tế có hiệu quả trong việc chăm sóc cựu chiến
binh và các cháu, Làng Hữu Nghị VN đã tạo được lòng tin cũng như sự tín
nhiệm của Ủy ban quốc tế Làng Hữu Nghị. Hàng năm Ủy ban quốc tế vẫn quyên
góp ủng hộ gần 50% kinh phí dành cho việc nuôi dưỡng các đối tượng đến
Làng. Làng Hữu Nghị dần dần đã trở thành điểm hẹn đến thăm, giao lưu của bạn
bè quốc tế trên thế giới đủ thành phần, lứa tuổi, học sinh, sinh viên, công chức,
phóng viên, nhà khoa học, doanh nghiệp, cựu chiến binh… Từ năm 2007 trở lại
đây hàng năm có khoảng 1000 khách nước ngoài từ 50 nước đến thăm. Làng đã
đón ông Darrell Steiberg, chủ tịch thượng viện bang California - Mỹ và Tiến sĩ
Philips Rosler, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ Cộng hòa

Liên bang Đức đến thăm, các ông đều rất ấn tượng về những công việc của Làng
đang làm trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và cầu chúc cho hòa bình
hạnh phúc. Ở trong nước, ngoài các cơ quan, đoàn thể tổ chức xã hội còn có
hàng nghìn tình nguyện viên của các câu lạc bộ, đội tình nguyện, sinh viên, học
sinh đến giao lưu tham gia các hoạt động của Làng. Đặc biệt Làng luôn được sự
quan tâm trực tiếp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
2. Cơ sở vật chất của trung tâm:
Làng Hữu Nghị có diện tích là 2,7ha được quy hoạch, xây dựng hợp lý.
Bao gồm:
- 01: Nhà điều hành
- 01: Trung tâm y tế
- 01: Biệt thự
- 01: Trạm xá
- 01: Nhà ăn cho cán bộ công nhân viên nghỉ trưa (G2)
- 02: Nhà cựu chiến binh (G6, G7 )
8


- 01: Nhà ăn cho cựu chiến binh
- 06: Nhà ở cho các cháu (T1 - T6)
- 01: Thư viện
- 01: Khu lớp học và trung tâm dạy nghề
Ngoài ra trong khuôn viên của làng còn có sân vui chơi cho trẻ em, sân
thể dục thể thao và có vườn rau sạch. Các trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm
bảo hoạt dộng của làng.
Đội ngũ cán bộ tại làng gồm 62 người trong đó trình độ đào tạo Đại học,
Cao đẳng chiếm 45%, trung cấp chiếm 30%, lao động phổ thông là 25%. Làm
việc tại các bộ phận:
-


Ban giám đốc
Trung tâm y tế
Trung tâm giáo dục, hướng nghiệp
Phòng tài chính
Phòng hành chính
Quản trị
Phòng hậu cần
Tổ bảo mẫu 1
Tổ bảo mẫu 2
Nguồn ngân kinh phí hoạt động của làng từ ngân sách nhà nước chiếm
50%, nguồn ngân sách tài trợ của các nước thành viên của ủy ban quốc tế làng
hữu nghị chiếm 50% ( Đức, Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, Canada). Ngoài ra làng còn
nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các cá nhân tổ chức trong và ngoài
nước. quy chế và mô hình quản lý tài chính thực hiện đúng quy chế quản lý của
Nhà nước.

9


3. Mục tiêu và chức năng:
3.1. Mục tiêu:
Giúp các em nhiễm chất độc da cam, trẻ khuyết tật và những cựu chiến
binh đến làng được nuôi dưỡng, chăm sóc và điều trị y tế . Đồng thời đẩy mạnh
hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em khuyết tật và cựu chiến binh nhằm tạo điều
kiện cho họ có thể tái hòa nhập cộng đồng .
3.2. Chức năng :
- Đón các em nhiễm chất độc da cam, trẻ em khuyết tật được nuôi dưỡng, chăm
sóc và điều trị y tế, có các lớp hướng nghiệp, dạy nghề giúp các em có thể nuôi
sống bản thân .
- Đón các đoàn cựu chiến binh trên cả nước về đây nghỉ ngơi, tham quan và điều

dưỡng sức khỏe .

10


4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động:
4.1. Cơ cấu tổ chức
Làng Hữu nghị Việt Nam trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt
Nam.

BAN GIÁM ĐỐC

CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG

TÂM Y-TẾ
PHÒNG HÀNH CHÍNH
BAN HÂU CÂNPHÒNG TÀI CHÍNH
TRUNG TÂM GD, HN VÀ TRUNG
DN

4 LỚP GDĐB

2 LỚP KN CÁC LỚP NGHỀ

Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của làng Hữu Nghị

∗ Ban giám đốc:
- 01 Giám đốc: Đại tá, Kỹ sư Đinh Văn Tuyên
- 02 Phó Giám đốc: Bác Nguyễn Thăng Long và Đại tá Nguyễn Cao Cử.
∗ Phòng ban chức năng

- Chịu trách nhiệm trước thường trực trung ương Hội quản lý, điều hành, tổ chức
xây dựng, quản lý và hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Làng.

11


- Làm tham mưu cho Thường trực trung ương Hội về chủ trương Hội, kế hoạch tổ
chức xây dựng và hoạt động của Làng, về các chế độ, chính sách đối với các cán bộ
công chức, viên chức, các đối tượng nuôi dưỡng và chữa trị tại Làng.
- Giữ mối quan hệ của Làng với các Ban của cơ quan Trung ương Hội, với địa
phương và các cơ quan đoàn thể, các tổ chức và các cá nhân có liên quan đến
Làng.
- Có 2 Trung tâm và 3 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 3 đội nuôi dưỡng.
 Trung tâm giáo dục, dạy nghề và hướng nghiệp có nhiệm vụ:
+ Chăm sóc quản lý các cháu.
+ Tổ chức dạy văn, giáo dục hoà nhập cộng đồng.
+ Giáo dục chuyên biệt và dạy nghề.
 Trung tâm y tế: (có 1 trung tâm trưởng và 1 phó trung tâm) có nhiệm vụ:
+ Khám và điều trị phục hồi chức năng cho các đối tượng về Làng theo
tiêu chuẩn quy định.
+ Khám, tư vấn sức khoẻ ban đầu ch Cựu chiến binh và đối tượng
chính sách, cán bộ nhân viên ở Làng.
+ Tuyên truyền đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng dịch, công tác dân số
kế hoạch hoá gia đình và trẻ em trong cơ quan; ngăn chặn, bao vây dập tắt dịch
bệnh kịp thời (nếu có); tích cực tham gia hoạt động y tế cộng đồng.
+ Thực hiện công tác an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.
+ Quản lý, phát huy hiệu quả các trang thiết bị, dụng cụ y tế hiện có.
+ Quan hệ với các bệnh viện, Trung tâm y tế khu vực, tranh thủ sự
giúp đỡ về chuyên môn và trang thiết bị y tế.
+ Quản lý theo dõi hồ sơ bệnh án chặt chẽ và khoa học.

+ Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và huấn luyện chuyên môn
trong ngành.
12




Phòng Hành chính - Quản trị

- Có 1 Trưởng phòng
- Nhiệm vụ:
+ Đối ngoại, lễ tân, tiếp khách, phiên dịch.
+ Thư viện, truyền thống câu lạc bộ.
+ Văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ, lái xe.
+ Tổ chức, Lao động


Phòng Hậu cần - Đời sống

- Có 1 Trưởng phòng
- Nhiệm vụ:
+ Quản lý và đảm bảo ăn, ở, nuôi dưỡng, sinh hoạt làm việc của Làng.
+ Tổ chức tăng gia, lao động sản xuất, cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức,
viên chức và đối tượng nuôi dưỡng.
+ Quản lý công tác xây dựng cơ bản, cải tạo sửa chữa các hạng mục công trình của
Làng.
+ Đảm bảo điện nước và quản lý các tài sản, vật tư, trang thiết bị về công tác hậu
cần của Làng.



Phòng Tài chính:

- Có 1 Trưởng phòng
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch dự toán công tác Tài chính hàng năm, quý.
+ Quản ký cơ sở vật chất của Làng.
+ Kiểm tra giám sát chi tiêu, kế toán tài chính.


3 đội nuôi dưỡng

13


- 1 đội CCB, 2 đội các cháu.
+ Mỗi đội phân công 1 đồng chí đội trưởng: Đội Cựu chiến binh do Cựu chiến
binh luân phiên nhau làm đội trưởng, 2 đội các cháu mỗi đội có 1 đồng chí đội
trưởng kiêm bảo mẫu có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp quản lý tổ chức sinh hoạt, tham gia xây dựng đội, Làng về mọi mặt.
+ Duy trì, thực hiện các chế độ quy định của Làng.
+ Báo cáo phản ánh với Ban giám đốc những nội dung do Ban giám đốc quy định.
4.2. Các hoạt động và dịch vụ chăm sóc tại làng
- Đối tượng tiếp nhận:
+ Trẻ là con , cháu của cựu chiến binh ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
+ Trẻ em bị khuyết tật, chậm phát triển trí tuệ.
+ Đoàn cựu chiến binh ở độ tuổi 60 trở lên từ các tỉnh trên cả nước.
- Làng hữu nghị là nơi nuôi dưỡng đón nhận những trẻ em bị nhiễm chất độc màu
da cam. Hằng năm thông qua Hội Cựu Chiến Binh ở các tỉnh Quảng Ngãi trở ra
làng tiến hành xuống từng tỉnh để đón các cháu về nuôi.
- Mỗi ngày trẻ được nhận chế độ ăn uống là 50.000 đồng chia làm 4 bữa sáng,

trưa, chiều, tối. Làng có bộ phận hậu cần để lo ăn uống cho các trẻ em, mỗi nhà
có 2 mẹ nuôi trông coi và chăm sóc các em. Bữa sáng và tối các em được phát
đồ ăn như xôi, bánh mỳ, sữa…Bữa trưa và chiều các em được ăn cơm tại nhà ăn
của làng.
- Làng có các lớp dạy văn hóa cho trẻ, lớp giáo dục đặc biệt từ 1 tới 4, những trẻ
thuộc từ lớp 5 trở đi sẽ được làng gửi đi học bên ngoài và có những chính sách
đưa đón đi học.
- Nếu các em bị ốm đau nặng thì sẽ được làng đưa đi khám tại các bệnh viện quân
đội mà không phải chi trả viện phí và các khoản chi phí khác.
- Tại đây các em còn được học nghề với 4 lớp nghề là: làm hoa, may, thêu và học
vi tính. Nếu các sản phẩm các em làm ra tiêu thụ được thì các em được hưởng.
14


- Các em thường xuyên được làng tổ chức đi chơi, thăm quan cũng như xem và
tham gia các trương trình giải trí.
- Các em được thanh toán tiền tàu xe mỗi khi về các dịp lễ tết.
- Các em được hưởng đầy đủ các hoạt động giải trí như xem phim, chơi thể
thao…
- Các em được làng hô trợ hoàn toàn về quần áo và đồ dung sinh hoạt hàn ngày.
- Các em thường xuyên nhận được quà từ các đoàng tình nguyện và các tổ chức
tình nguyện vào thăm.
- Ngoài ra các em còn được hưởng rất nhiều chính sách khác.
5. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh của cộng đồng:
Làng Hữu Nghị Việt Nam đã góp một phần lớn cùng với Đảng, Nhà nước
và các tổ chức xã hội khác xoa dịu nỗi đau thương, mất mát của CCB và trẻ em
nhiễm chất độc da cam. Đưa những số phận kém may mắn hòa nhập với cộng
đồng xã hội, giúp cho những người là nạn nhân của chiến tranh có một cuộc
sống tốt hơn, đào tạo nghề, phục hồi chức năng để họ có thể tự chăm sóc bản
thân, lao động giảm bớt gánh nặng gia đình. Bên cạnh đó, kêu gọi tinh thần đoàn

kết, tương thân tương ái trong cộng đồng thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Đây là nơi được biết đến như một kiểu mẫu về sự hợp tác quốc tế trong
lĩnh vực nhân đạo nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh. Những hoạt động có
hiệu quả đã cho thấy, nơi này thực sự là một ngôi làng sống động, ở đó, các
CCB và trẻ em bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin được nuôi dưỡng, chăm sóc,
chia sẻ cuộc sống với nhau.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng được sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của
Hội cựu chiến binh Việt Nam và sự động viên, giúp đỡ tích cực về tài chính của
Ủy ban Quốc tế Làng Hữu Nghị Việt Nam, các bộ, ban, ngành T.Ư và các địa
phương, đặc biệt là Bộ Quốc phòng đã tặng Làng 120 giường, 60 tủ bằng Inox,
thay thế cho số giường tủ bị hư hỏng do trận mưa lụt lịch sử năm 2008 gây ra;
15


tặng một xe ô tô 29 chỗ và hàng năm tiếp tục hỗ trợ xăng dầu, thuốc chữa bệnh
phục vụ cho các đối tượng ở Làng. Bên cạnh đó là sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ
của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, sự cộng tác tích cực của các
tình nguyện viên, sự tận tâm phục vụ của cán bộ, nhân viên của Làng, nên các
hoạt động ở đây đã phát triển tốt đẹp với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao,
gây được ấn tượng sâu sắc ở trong nước và quốc tế.
Hàng chục nghìn lượt người từ các quốc gia trên thế giới và trong nước đã
đến thăm, tặng quà và chia sẻ mọi khó khăn. Nhờ đó, Làng Hữu Nghị đã làm tốt
nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng là nạn nhân chất độc da cam/đi-ôxin được đưa đến Làng, góp phần xoa dịu nỗ đau da cam.
Trong nuôi dưỡng và phục hồi chức năng, Làng Hữu Nghị luôn chú trong
việc điều chỉnh mức ăn do biến động của giá cả thị trường, đồng thời duy trì
vườn rau hữu cơ vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa có rau sạch cung cấp cho
bếp ăn, mỗi năm thu được từ 3 đến 3,5 tấn rau.
Chăm sóc, chữa trị bệnh tật là vấn đề luôn được chú trọng bằng phương
pháp đông tây y kết hợp, đã góp phần phục hồi chức năng cho cựu chiến binh và
các cháu bước đầu đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, Làng Hữu Nghị đã khám, điều

trị tại Làng cho đối tượng CCB gần 600 lượt người; đưa đi khám và điều trị ở
các bệnh viện quân đội hơn 50 lượt người; cấp thuốc điều trị hàng ngày cho hơn
10.000 lượt người. Đối với trẻ em, đã khám và điều trị cấp tỉnh cho hơn 1.000
trẻ em, đưa đi chỉnh hình cho 4 em…
Công tác giáo dục dạy nghề luôn được xác định là một nhiệm vụ trung tâm
của Làng Hữu Nghị, bởi nơi đây sẽ giúp các cháu xóa đi những mặc cảm về tật
nguyền, vươn lên trong học tập để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng. Để duy trì
được 5 lớp giáo dục đặc biệt và 4 lớp tin học, may thêu, làm hoa lụa, mỗi lớp từ 12
đến 15 cháu, đòi hỏi các giáo viên ở đây phải có lòng kiên trì, giàu lòng yêu trẻ, coi
các cháu như con mình. Các lớp thêu, may, làm hoa đã tạo ra được gần 20.000 sản
phẩm các loại với nhiều mẫu mã mới… Những cháu có khả năng học tập đã được
16


gửi học ở các trường phổ thông. Hiện có 3 cháu khiếm thính theo học ở Trường
câm điếc Xã Đàn, 2 cháu học tiểu học, 5 cháu học phổ thông cơ sở, 4 cháu học phổ
thông trung học, một cháu học năm cuối Trường đại học Khoa học xã hội nhân văn.
Những kết quả đạt được trong mấy năm qua đã góp phần cải thiện đời sống vật
chất tinh thần cho các CCB và các cháu tại Làng Hữu Nghị.
Những ảnh hưởng của Làng Hữu Nghị đã vang xa và ngày càng có nhiều
tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đến thăm, tìm hiểu, giúp đỡ về nhiều mặt.
Trong 3 năm, có gần 2.000 lượt khách của 250 đoàn từ 35 quốc gia trên thế giới
đã đến thăm Làng. Nhiều tổ chức và cá nhân bày tỏ nguyện vọng mở rộng các
dịch vụ, ủng hộ dự án này trong tương lai và đóng góp cho sự phát triển của
Làng thông qua việc hợp tác, xây dựng cơ sở vững chắc, khắc phục những khó
khăn trong quá trình thực hiện trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo
dục đặc biệt, dạy nghề, tương lai của vườn rau hữu cơ, xử lý nước thải, an toàn
về điện… Đồng thời hoàn thành việc xuất bản cuốn lịch sử về quá trình hình
thành và phát triển của Làng Hữu Nghị.
Những hoạt động thành công của Làng Hữu Nghị những năm qua đã gây

được những ấn tượng sâu sắc đối với dư luận trong nước và quốc tế về một biểu
tượng của sự hợp tác quốc tế vì hòa bình, nhân ái nhằm khắc phục hậu quả chiến
tranh, đặc biệt đối với nạn nhân chất độc da cam/đi-ô-xin. Xây dựng Làng Hữu
Nghị thành một làng kiểu mẫu trong hoạt động từ thiện, biểu tượng của tình hữu
nghị hợp tác và hòa giải để biến giấc mơ của ông Gióoc-giơ Mai-dô thành hiện
thực về “Một tượng đài sống để minh chứng những gì mà con người trên thế
giới có thể thực hiện khi họ cùng làm việc trong tư thế bạn bè”.
6. Ý kiến đánh giá và nhận xét của sinh viên về cơ sở thực hành:
Làng Hữu nghị Việt Nam luôn luôn đặt lên hàng đầu việc chăm sóc sức
khỏe, phục hồi chức năng cho các em và các bác CCB. Làng tổ chức cho các
em được vui chơi, được học tập, được chăm sóc. Với thái độ làm việc chuyên
nghiệp, nghiêm túc và tận tình trong công việc thì Làng thực sự là một trung tâm
17


có môi trường làm việc hết sức tiến bộ và là địa chỉ tin cậy của các phụ huynh
và cộng đồng.
Các nhân viên cùng với đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, có lòng
yêu nghề và yêu trẻ, luôn mong muốn làm việc lâu dài với trẻ em để có thể giúp
cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ phục hồi chức năng, bỏ qua mặc cảm phát
huy năng lực của các trẻ.
Đặc biệt là các mẹ nuôi của trẻ luôn yêu thương và chăm sóc các em như
con cháu của mình. Các mẹ đã hi sinh hạnh phúc cá nhân, dành tất cả thời gian ở
bên, chăm sóc cho trẻ cảm nhận được mái ấm gia đình khi được đưa vào Làng
sống.
Về cơ sở, vật chất được trang bị đầy đủ và không ngừng nâng cao đảm
bảo cho việc học tập, vui chơi và sức khỏe cho các em cũng như của các bác
cựu chiến binh. Nhất là hệ thống y tế, đội ngũ cán bộ y bác sĩ và các công cụ
máy móc hiện đại luôn túc trực và làm việc tận tình.
Làng còn có các câu lạc bộ, khu vui chơi…cho đời sống tinh thần thêm

phong phú hơn. Đó là những điều mà bản thân cảm nhận được khi tìm hiểu về
Làng, với những chiến lược, mô hình và điều kiện cơ sở vật chất hiện đại…đó là
những điều kiện tốt phục vụ các trẻ và các đoàn CCB khi đến với Làng, những
con người nơi đây vẫn hàng ngày, hàng giờ cống hiến hết mình vì sự phát triển
bền vững, lâu dài của các trẻ và niềm vui của các phụ huynh, người thân của họ.
Đây thật sự là một ngôi nhà mang đến niềm tin hạnh phúc cho gia đình và cộng
đồng, xã hội. Một điểm đặc biệt đó là Làng kết hợp việc nhận nuôi, chăm sóc
giáo dục không chỉ đối với trẻ ảnh hưởng bởi chất độc da cam mà còn hàng năm
còn đón các đoàn cựu chiến binh ở các tỉnh thành về đây nghỉ ngơi, điều trị.
Qua các kênh thông tin đại chúng, sự chia sẻ của ban giám đốc trung tâm
và đặc biệt là thông qua quá trình thực hành trong vòng 4 tuần tại trung tâm thì
bản thân tôi nhận thấy trung tâm có những thuận lợi và khó khăn như sau:

18


6.1. Về thuận lợi
- Trung tâm có bộ máy lãnh đạo và quản lý chặt chẽ, khoa học. Công tác quản lý
được thực hiện tốt.
- Trung tâm có sự quan tâm và hỗ trợ nguồn kinh phí của nhà nước và các tổ chức
cá nhân trong và ngoài nước. Tạo điều kiện tốt để trung tâm có thể hoạt động và
phát triển.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật tại trung tâm được quan tâm đầu tư, cơ sở vật chất tốt
góp phần tạo điều kiện cho việc phục vụ sinh hoạt và đời sống của các thành
viên trong trung tâm.
- Ngay tại trong trung tâm có sẵn một trung tâm y tế, điều này tạo thuận lợi cho
việc khám chữa bệnh kịp thời, đảm bảo tất cả mọi người có cơ hội tiếp cận với
dịch vụ y tế tốt nhất.
- Trung tâm giáo dục có đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Có
nhiệt huyết và lòng yêu nghề góp phần chăm sóc và dạy dỗ tốt cho các em tại

trung tâm.
- Trung tâm giáo dục ngoài các lớp GDĐB ra thì còn có các lớp nghề, các lớp tự
lực và lớp nấu ăn. Tạo điều kện tốt cho các em ngoài công việc học kiến thức cơ
bản thì còn được học những kỹ năng cần thiết để có thể thự phục vụ cho bản
thân và gia đình khi tái hòa nhập cộng đồng,
- Là một trung tâm hiện đại với những chuyên gia giàu kinh nghiệm, đội ngũ các
bộ giảng viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình và tâm huyết với nghề.
- Phong cách làm việc của các cán bộ trong trung tâm vô cùng chuyên nghiệp
nhưng cũng rất gần gũi, thân thiện.
- Không gian sống, học tập và làm việc tại làng rất trong lành, bình yên tạo cho
mỗi vị khách khi đến với Làng có cảm giác thoải mái và dễ chịu.

19


6.2. Về khó khăn:
- Nguồn ngân sách của trung tâm còn hạn chế, do đó gây khó khăn cho cả quá
trình đánh giá, can thiệp cũng như chế độ dành cho cán bộ giảng viên của trung
tâm. Ngân sách hạn chế cũng gây khó khăn cho việc đầu tư trang thiết bị, đồ
dùng cho việc đánh giá và can thiệp cho trẻ.
- Thiếu nguồn nhân lực đặc biệt là nhân lực nam (trung tâm giáo dục).
- Thiếu nhân viên công tác xã hội, các chuyên viên tâm lý và các giáo viên
chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Đặc biệt là thiếu mất vai trò của Tham vấn viên
trong việc hỗ trợ cho bản thân những em nhỏ và những CCB ở đây, những thân
nhân, người nhà của những đối tượng đó.
- Thiếu giáo viên, tình trạng 1 lớp 1 giáo viên trong khi đó số lượng học sinh có
lớp lại lên tới hơn 10 em, không có thời gian chỉ dạy các em một cách chi tiết.
Trong khi đó đối tượng trẻ ở tại trung tâm thì rất đặc biệt, hầu hết các em đều có
nhiều vấn đề.


20


PHẦN 2. BÁO CÁO THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÁ NHÂN
1. BỐI CẢNH CHỌN THÂN CHỦ:
TT GD, HN và DN của làng Hữu Nghị có 4 lớp GDĐB và các lớp nghề,
trong đợt thực hành này NVXH làm việc với các em tại lớp THKN3. Trong lớp
có 10 em, các em trong lớp là những em lớn và mức độ nhận thức của các em là
hơn so với mặt bằng chung trong 4 lớp GDĐB. Tuy nhiên cũng có rất nhiều khó
khăn trong quá trình lựa chọn thân chủ của NVXH. Tuần đầu tiên, NVXH đã
dành thời gian để quan sát, làm quen và trò chuyện với các em trong lớp. Sau
một tuần tìm hiểu về các em, chia sẻ khó khăn và được sự giúp đỡ của Kiểm
huấn viên, NVXH đã quyết định giúp đỡ 1 em tại lớp, quá trình chọn thân chủ
cụ thể như sau:
- Ngày đầu tiên đến cơ sở thực hành, tâm trạng của NVXH có chút lo lắng, hồi
hộp. Sau khi họp với Lãnh đạo Làng, trưởng nhóm Kiểm huấn viên và Giáo viên
hướng dẫn xong, NVXH được phân vào lớp THKN3 cùng với 5 bạn khác.
NVXH bước vào lớp lúc 16 giờ, lúc đó các em đang dọn vệ sinh lớp. Trái ngược
với sự lo lắng của NVXH, các em trong lớp rất thân thiện, cười nói với NVXH,
hơn nữa Kiểm huấn viên cũng rất nhiệt tình giới thiệu chung về lớp cho NVXH,
làm vơi đi sự hồi hộp, lo lắng của NVXH. Buổi đầu tiên kết thúc sau khi cả
nhóm NVXH gặp gỡ các em và cùng các em tan học. NVXH đặc biệt chú ý đến
1 em nam dáng người nhỏ nhỏ nhưng rất khỏe, em xách một xô nước đầy bằng
một tay để giúp các bạn vệ sinh và lau dọn lớp.
- Qua 1 tuần quan sát, tiếp xúc trò chuyện cùng các em, được sự giúp đỡ của
Kiểm huấn viên, tôi đã quyết định lựa chọn em Lý Xuân Mưu làm thân chủ của
mình. Trong lớp THKN3, có thể nói tất cả các em đều có những vấn đề cần giải
quyết, đều cần tới sự giúp đỡ của NVXH, nhưng Mưu là em nhỏ đặc biệt và để
lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi, và chúng tôi lại có một kỉ niệm đáng nhớ ngay

từ buổi gặp mặt đầu tiên và tôi nghĩ đó là cái duyên để chúng tôi có thể làm quen
21


và giúp đỡ em. Bản thân em gặp những khó khăn cũng hết sức đặc biệt và cần
tới sự giúp đỡ kịp thời của nhân viên xã hội.
2. HỒ SƠ XÃ HỘI CỦA THÂN CHỦ:
* Thông tin cá nhân TC
Họ và tên: Lý Xuân Mưu
Giới tính: Nam
Ngày tháng năm sinh: 18/01/2010
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Tam Mò – Yên Định – Bắc Mê – Hà Giang
Ngày vào làng: 12/10/ 2016
Trình độ văn hóa trước khi đến Làng: Đang học lớp 1
Dạng khuyết tật: Thiểu năng trí tuệ
* Thông tin gia đình TC
Họ và tên bố: Lý Văn Dũng (đã mất)
Họ và tên mẹ: Lý Thị Quây ( đã lấy chồng mới và có thêm 2 người con)
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Số điện thoại liên lạc:
Chỗ ở hiện nay: Nhà T3
* Các thông tin khác của thân chủ
- Tình trạng sức khỏe thể chất của TC: thể chất khá tốt với lứa tuổi, khả năng vận
động tốt.
- Tình trạng sức khỏe tâm thần: TC chậm thiểu năng trí tuệ, khả năng ghi nhớ
kém, trí nhớ ngắn hạn và dài hạn kém.
- Tình trạng mối quan hệ tại trung tâm: TC ở tại nhà T3 của khu nhà dành cho các
em. TC do mẹ Thúy chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. Trong ngôi nhà chung,
TC thân thiết với tất cả các bạn trong nhà. Trên lớp, TC có mối quan hệ tốt với

các bạn và chơi thân với bạn Thắng ở lớp GDDB 2.
- Gia đình TC: bố TC đã mất, mẹ TC dọn đến nơi khác ở. TC có 2 người em cùng
mẹ khác cha hiện đang ở cùng mẹ. TC được ông nội đón về 1 lần là vào dịp Tết
Nguyên Đán, thi thoảng TC được ông nội đến thăm .
- Tại Làng, TC ở nhà T3, được mẹ nuôi, giáo viên, cán bộ Làng quan tâm chăm
sóc, được vui chơi với bạn bè.
* Vấn đề của TC:
22


- Từ những thông tin ban đầu thu được, có thể khái quát vấn đề mà thân chủ đang
gặp phải hiện tại:
+ Tư duy chậm phát triển, khả năng ghi nhớ kém
+ TC phát âm khó khăn, có thể nói được câu ngắn nhưng, đứt quãng,âm
lượng chậm.
+ Không viết và đánh vần được những chữ có 2,3 âm tiết.
3.KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP:
Xx

Tuần 1
(tư
ngày
19/3
đến
22/3):
chiều
thứ 3,
chiều
thứ 5 và
sang

thứ 6

Tuần 2
(tư
ngày 26/3
đến
29/3):
chiều thứ 3,
chiều
thứ 5 và

Hoạt động
- Buổi đầu đến cơ sở thực
hành:
+ Chào hỏi, làm quen với
ban lãnh đạo, các cán bộ,
kiểm huấn viên và các em
tại Làng.
+ Được nghe bác Giám
đốc của Làng giới thiệu và
tự tìm hiểu về trung tâm
(lịch sử hình thành, cơ sở
vật chất, cơ cấu tổ chức,
…)
- Tìm hiểu thông tin cụ thể
hơn về cơ sở thực hành.
- Trò chuyện, tiếp xúc với
các em, đem lại cho các
em sự an toàn và thân
thiện.

- Hỗ trợ kiểm huấn viên
trong việc dạy và quản lý
lớp học.
- Quan sát các em để chọn
thân chủ.
Bước đầu tiếp cận với thânchủ thông qua trò chuyện.
Tìm hiểu thông tin cơ bảncủa thân chủ (tên, tuổi,
quê quán, hoạt động
thường ngày)…
Trò chuyện , cùng TC
tham gia các hoạt động tại
lớp để có thể hiểu rõ hơnvề TC cũng như mong

Mục đích

Kỹ năng

Tạo dựng mối
quan hệ thân thiết
với cơ sở.
Học hỏi kinh
nghiệm từ kiểm
huấn viên để chủ
động hơn trong
thời gian tới.
Chọn thân chủ
thích hợp

Kĩ năng giao tiếp để làm
quen và tạo ấn tượng ban

đầu với cơ sở.
Kỹ năng quan sát, lắng
nghe để có cái nhìn tổng
quát về cơ sở thực hành
và đặc thù các đối tượng.
Kỹ năng thu thập thông
tin để có những thông tin
đầy đủ và chính xác nhất
về cơ sở thực hành.

Tiếp cận thânchủ.
Nhận biết đượctâm lý, thái độ
của thân chủ.
Xác định các vấn
đề thân chủ đanggặp phải.
Xác định vấn đề
ưu tiên của thân

Kỹ năng giao tiếp để làm
quen với thân chủ.
Kĩ năng quan sát, lắng
nghe, tóm lược thông tin
để tóm tắt những thông
tin ban đầu về thân chủ.
Kĩ năng đặt câu hỏi
nhằm khai thác những
thông tin cần thiết cho
tiến trình trợ giúp sau

23



muốn của TC.
sáng
thứ 6

- Phân tích vấn đề, đặt ra
mục tiêu cụ thể, phương
hướng thực hiện kế hoạch
Tuần 3
đã xây dựng để tiến hành
(tư
trợ giúp thân chủ.
ngày
- Trao đổi với kiểm huấn
2/4 đến
viên để tìm điểm mạnh
5/4):
yếu, thuận lợi và khó khăn
chiều
của thân chủ trong quá
thứ 3,
trình tác nghiệp.
chiều
Bàn với giáo viên hướng
thứ 5 và
dẫn và kiểm huấn viên để
sáng
đưa ra những khó khăn và
thứ 6

biện pháp khắc phục trong
quá trình thực hành.
Trò chuyện, trợ giúp thân
chủ.
Tuần 4
(tư
ngày
9/4 đến
12/4):
chiều
thứ 3,
chiều
thứ 5 và
sáng
thứ 6
Tuần 5
(tư
ngày
16/4
đến
19/4):
chiều
thứ 3,
chiều
thứ 5 và

chủ để giải quyết này.
trong thời gian- Kĩ năng xây dựng kế
thực hành.
hoạch phù hợp với hoàn

cảnh của thân chủ và
năng lực bản thân.

- Đưa ra những
phương án trợ
giúp tốt nhất cho
thân chủ.
- Từng bước giải
quyết vấn đề
chính mà thân
chủ gặp phải.
- Tìm ra sự thay
đổi ở bản thân TC
qua các buổi phúc
trình vấn đàm.

Tiếp tục trợ giúp TC.
Tạo môi trường để TC thể
hiện bản thân (như tổ chức
hoạt động tập thể)
Theo dõi và phát hiện sự
thay đổi của thân chủ về
tâm lý cũng như hành
động qua quá trình tiếp
xúc.
tiến hành vấn đàm
Lượng giá

Giải quyết vấn đề
chính của TC

Lượng giá những
thay đổi ban đầu
của thân chủ và
hiệu quả bước
đầu của kế hoạch
tác nghiệp.

Giai đoạn kết thúc kế
hoạch trợ giúp cho thân
chủ:
Cùng kiểm huấn viên, giáo
viên hướng dẫn lượng giá
hiệu quả của toàn bộ tiến
trình trợ giúp.
Đánh giá, nhận xét sự thay
đổi của thân chủ sau quá
trình thực hiện kế hoạch

Lượng giá đượckết quả trong toànbộ đợt thực hànhtại cơ sở (lượnggiá về sự thay đổi
của thân chủ vàcủa bản thân)
Rút ra bài học
kinh nghiệm cho
bản thân
24

Tuân thủ các nguyên tắc
trong công tác xã hội cá
nhân (như giữ bí mật,
chấp nhận thân chủ, …)


Kỹ năng tổ chức hoạt
động tập thể
Kỹ năng vấn đàm
Kỹ năng lượng giá

Kĩ năng giao tiếp
Kỹ năng ra quyết định.
Kĩ năng tổ chức mít tinh.
Kỹ năng lượng giá và tự
lượng giá.
Kĩ năng tổng hợp.


trợ giúp.
Đánh giá sự thay đổi của
cả ngày
bản thân sau quá trình tác
thứ sáu
nghiệp.

Tuần 6
(tư
ngày
23/4
đến
26/4):
chiều
thứ 4 và
chiều
thứ 5


Kết thúc đợt thực hành tại
trung tâm cơ sở:
+ Cùng giáo viên hướng
dẫn và kiểm huấn viên
lượng giá kết quả của toàn
bộ đợt thực hành.
+ Tổ chức tổng kết chia
tay thân chủ và trung tâm.
+ Hoàn thiện báo cáo thực
hành và các văn bản liên
quan đến đợt thực hành.

Tổng kết quá
trình thực hành
và rút ra được
những kiến nghị
đối với khoa
CTXH và cơ sở
thực hành

4. TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC VỚI THÂN CHỦ:
a. Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ
Tiếp cận thân chủ là bước đầu tiên và quan trọng trong tiến trình CTXH
cá nhân. NVXH cần tạo dựng được một mối quan hệ tốt với thân chủ, như vậy
mới có thể khai thác được những thông tin chính xác nhất và nhìn nhận được
những cảm xúc chân thật nhất từ phía thân chủ. Có thể nói những thông tin mà
tôi thu được hầu hết là được kiểm huấn viên cung cấp. Với TC, tôi luôn cố gắng
cùng em viết bài, tập tô,hay luôn luôn động viên khích lệ khi em thực hiện các
kĩ năng tự phục vụ: đánh răng, rửa mặt, gội đầu, nhặt rau,rửa bát, cắm cơm,...

Nhìn chung trong giai đoạn tiếp cận TC, tôi sử dụng các kỹ năng nhập cuộc:
quan sát, lắng nghe, chia sẻ và trò chuyện để tác nghiệp trực tiếp với TC.
25


×