Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

CÁC YẾU TỐ TRƯỜNG HỌC TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.23 KB, 58 trang )

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH DỰ THI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2018-2019

Tên công trình:

CÁC YẾU TỐ TRƯỜNG HỌC TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH
CHO HỌC SINH
Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa học xã hội

HÀ NỘI - 2019


TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khám phá những yếu tố trường học tạo cảm
xúc dương tính cho học sinh. Mẫu gồm 303 học sinh THCS và THPT, trong đó 64,4%
là học sinh THCS; 56,4% là nam. Bảng hỏi tự điền gồm 1 câu hỏi mở: “Điều gì ở
trường làm con vui vẻ, thích, cảm thấy dễ chịu, hứng thú, tự hào…?” và thông tin cá
nhân. Dữ liệu định tính được mã hóa bởi 2 người độc lập, sau đó, người thứ 3 kiểm tra
sự thống nhất mã của 2 bên và thảo luận những trường hợp khác biệt. Kết quả cho
thấy, từ 1039 câu trả lời gộp thành 23 yếu tố trường học sau đó tổng hợp trong 5 nhóm
yếu tố chính tạo cảm xúc dương tính cho học sinh. Đó là các yếu tố liên quan đến bạn
bè, thầy cô, học tập, bản thân người học và môi trường lớp/trường. Các phát hiện
chính gồm: (1) Trường học có nhiều yếu tố tạo cảm xúc dương tính cho người học; (2)
Có 3 nhóm yếu tố tạo cảm xúc dương tính phổ biến nhất cho đa số học sinh là bạn bè,
môi trường trường học và học tập; (3) Hành vi bạn bè và hoạt động khác ngoài giờ
học, giá trị học tập, cơ sở vật chất trường học là những yếu tố nổi trội tạo nên cảm xúc
dương tính cho học sinh; (4) Yếu tố thầy cô và yếu tố cá nhân học sinh là 2 yếu tố tạo
cảm xúc dương tính cho một phần nhỏ học sinh; (5) Có những sự khác biệt nhất định
về các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh theo giới tính và cấp
học. Đây là những gợi ý cho nhà trường, thầy cô, và chính học sinh để gia tăng những
tình huống tạo ra cảm xúc dương tính ở trường học cho trẻ.




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU......................................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.....................................................2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU......................................................................................2
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TRƯỜNG HỌC TẠO CẢM
XÚC CHO HỌC SINH................................................................................................3
1.1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ...........................................................3
1.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN TRƯỜNG HỌC
TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH Ở HỌC SINH.......................................................5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................8
(1) Nghiên cứu tài liệu...................................................................................................8
(2) Bảng hỏi................................................................................................................... 8
(3) Phân tích dữ liệu......................................................................................................8
CHƯƠNG 3:. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ
TRƯỜNG HỌC TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH CHO HỌC SINH..................10
3.1 Thực trạng các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh............10
3.1.1 Thực trạng chung.........................................................................................10
3.1.2. Các tình huống liên quan tới yếu tố bạn bè nảy sinh cảm xúc dương tính
cho học sinh..........................................................................................................14
3.1.3. Các tình huống liên quan tới yếu tố thầy cô nảy sinh cảm xúc dương tính
cho học sinh..........................................................................................................17
3.1.4. Các tình huống liên quan tới yếu tố học tập nảy sinh cảm xúc dương tính
cho học sinh..........................................................................................................20
3.1.5. Các tình huống liên quan tới yếu tố môi trường nhà trường nảy sinh cảm
xúc dương tính cho học sinh.................................................................................24

3.1.6. Các tình huống liên quan tới yếu tố bản thân nảy sinh cảm xúc dương tính
cho học sinh..........................................................................................................27
3.2. Phân tích đặc trưng về các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính theo các
lát cắt........................................................................................................................ 30


3.2.1 So sánh các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh theo
giới tính................................................................................................................30
3.2.2 So sánh các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh theo
cấp học35
3.2.3 So sánh các tác nhân tạo cảm xúc dương tính tại trường học theo giới tính ở
từng cấp học.........................................................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:.................................................................52
PHỤ LỤC................................................................................................................... 55


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xây dựng trường học hạnh phúc, làm cho học sinh hạnh phúc khi tới trường là
vấn đề rất được quan tâm bởi các nền giáo dục trên thế giới và Việt Nam cũng đang
cùng mối quan tâm đó. “Mỗi ngày đến trường một ngày vui” là khẩu hiệu được treo ở
nhiều trường học tại Việt Nam với hàm ý trường học là nơi để học sinh cảm thấy vui
vẻ, tràn đầy hạnh phúc. Một trong những sứ mệnh của việc tạo dựng trường học hạnh
phúc chính là hình thành và nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực ở học sinh với mục
đích khiến trẻ hứng thú và yêu thích học tập, tiếp nhận không những tri thức được
truyền thụ mà cả sự giáo dục từ thầy cô giáo.
Thực tiễn học đường nước ta hiện nay liệu có thực sự khiến học sinh cảm thấy
thích đến trường, cảm thấy vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi ở trường hay không khi mà
các thông tin về bạo lực học đường tràn lan trên các trang mạng xã hội, trên báo chí?

Vấn nạn bạo lực học đường trong thời gian gần đây gây ra những hệ quả tiêu cực
không chỉ cho xã hội nói chung mà còn cho ngành giáo dục nói riêng. Áp lực thi cử,
sự công bằng trong thi cử liệu có thể làm học sinh tin tưởng, yên tâm và hứng thú với
học tập, trong khi báo đài đang liên tục đề cập đến hiện tượng nâng điểm thi, biến
“không” thành “có”? Liệu học sinh có cô giáo mấy tháng trời lên lớp không nói gì, hay
có cô bắt các em tát bạn, bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, phạt học sinh ăn quà vặt
bằng cách bắt vào nhà vệ sinh ăn túi thạch đông lạnh … có được vui khi tới lớp?… Có
rất nhiều hiện tượng đau lòng diễn ra trong môi trường học đường có thể làm tổn
thương học sinh, tác động không nhỏ đến hiệu quả học tập của các em.
Những thông tin tiêu cực về yếu tố trường học xuất hiện nhiều và phổ biến,
nhưng những thông tin về các yếu tố khiến các em hạnh phúc ở trường lại rất hạn chế.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học
sinh còn chưa nhiều, hệ thống cơ sở lý luận cũng như kết quả khái quát về thực trạng
của vấn đề này vẫn chưa được hình thành rõ nét. Trong khi chúng ta chỉ hiểu rõ điều gì
khiến người học vui vẻ, hạnh phúc khi điều đó được chính các em bày tỏ.
Nghiên cứu những yếu tố trường học làm hình thành cảm xúc dương tính cho
học sinh được đặt ra trong bối cảnh sự an toàn, hạnh phúc ở trường của học sinh đang
được toàn xã hội quan tâm. Kết quả của nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực giúp các nhà
giáo dục nhận diện được thực sự ở trường điều gì khiến các em thấy vui vẻ, tích cực,
thoải mái, hạnh phúc, thích thú …từ góc nhìn và trải nghiệm của các em. Vì lý do này,
nhóm lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính
cho học sinh” . Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
(1) Yếu tố trường học nào tạo nên cảm xúc dương tính cho học sinh?

1


(2) Có sự khác biệt về giới tính và cấp học trong nhận định của học sinh về các
yếu tố trường học tạo nên cảm xúc dương tính không?
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích xác định các yếu tố trường học nào tạo cảm
xúc dương tính cho trẻ, để từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị cho giáo viên, nhà
trường trong việc tổ chức những hoạt động thiết thực mang lại cho học sinh một môi
trường học tập thân thiện , hạnh phúc và vui vẻ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố trường học tạo nên cảm xúc dương tính ở học sinh.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
Gồm 303 học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận
- Khảo sát thực tiễn, phân tích dữ liệu để phát hiện yếu tố trường học cơ bản
tạo cảm xúc dương tính cho học sinh
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các loại cảm xúc dương tính khá nhiều, nhưng nghiên cứu này không xem xét
từng loại cảm xúc mà gộp chung tất cả các cảm xúc cụ thể mang lại cảm giác thoải
mái, vui vẻ, hạnh phúc cho học sinh dưới tên thuật ngữ cảm xúc dương tính.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ TRƯỜNG HỌC
TẠO CẢM XÚC CHO HỌC SINH
1.1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Chủ đề liên quan đến cảm xúc của học sinh được nghiên cứu một cách đa chiều
bởi các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Các tác giả như Pekrun và cộng sự
(2002), Phạm Minh Thu (2017), Poggi và c.s (2003)phân thành 2 loại cảm xúc dương
tính và âm tính, và các loại cảm xúc này có liên quan nghịch về mức độ xuất hiện.
Cảm xúc dương tính là những cảm xúc như hứng thú, hy vọng, tự hào … và những
cảm xúc âm tính là những cảm xúc như thất vọng, nhàm chán, lo lắng, tức giận … Một

số nghiên cứu cho thấy cảm xúc có ảnh hưởng đến học sinh. Ví dụ, ảnh hưởng đến quá
trình học tập hay hứng thú đến trường của trẻ (Dương Thị Diệu Hoa, 2008) hay Quinn
và Duckworth (2007), Tabbodi và cs (2015) cho thấy những học sinh cảm thấy hạnh
phúc tại trường học có khả năng tiến bộ và đạt kết quả học tập cao hơn. Nghiên cứu
của Geise (2008) cũng đã chứng minh việc thường xuyên trải nghiệm các cảm xúc âm
tính như lo lắng, tức giận, sợ hãi, cảm thấy bị đe doạ… có tác động tiêu cực đến hoạt
động học tập của học sinh (Dong và Yu, 2007; Nguyễn Thị Anh Thư, 2016). Một số
khác cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ như trò chơi điện tử (Trần
Thành Nam, 2016); cảm xúc tiêu cực trong trường học có mối liên hệ với điểm mạnh
cá nhân của học sinh (Marco Weber và công sự, 2014). Một số nghiên cứu quan tâm
đến sự khác biệt về trải nghiệm cảm xúc của học sinh theo một số lát cắt như giới tính
và cấp học. Dương Thị Diệu Hoa (2008) chỉ ra rằng có sự khác biệt khá rõ nét ở trẻ
trong hai lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông về yếu tố hình thành cảm
xúc, cường độ, sắc thái của cảm xúc. Một số nghiên cứu được xem xét dưới góc độ
giới tính như Nguyễn Thị Anh Thư (2016) đã cho thấy rõ, trẻ nữ ít chắc chắn, hay thay
đổi cảm xúc hơn trong khi trẻ nam có tham vọng làm chủ cảm xúc. Nghiên cứu của
Nguyễn Phước Cát Tường và Đinh Thị Hồng Vân (2016) cho thấy học sinh nữ tốt hơn
học sinh nam trong kĩ năng tự nhận thức cảm xúc. Gần với quan điểm của nhóm tác
giả này, nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Hoa (2015) cũng phát hiện ra rằng cái tôi
bao gồm cảm xúc của học sinh nữ có phần sâu sắc, phức tạp hơn học sinh nam và
thường phát triển trước học sinh nam. Những nghiên cứu về yếu tố trường học ảnh
hưởng đến cảm xúc của học sinhđã chỉ ra hàng loạt các yếu tố ảnh hưởng như:
a) Yếu tố bạn bè:
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng bạn bè là một trong số những yếu tố
quan trọng giúp trẻ hạnh phúc hơn ở trường học (Phan Thị Mai Hương và cộng sự,
2017; Lei, Cui và Chiu, 2018, O’Rourke và Cooper (2010). Trong khi, những mối
quan hệ không an toàn như bị bắt nạt sẽ khiến trẻ tăng cảm xúc tiêu cực (Sampaio và

3



cộng sự, 2015). Cùng quan điểm của nghiên cứu này, Trương Thị Khánh Hà (2017)
cũng đã cho thấy việc trẻ bị chế giễu, trêu trọc… sẽ khiến các em cảm thấy không an
toàn khi ở trường. những mối quan hệ mới (bạn mới) mà trẻ trải nghiệm trong những
lần làm việc nhóm cũng là điều khiến các em cảm thấy căng thẳng George Essel và
Patrick Owusu (2017).
b) Yếu tố thầy cô
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy mối quan hệ thầy trò tích cực là điều làm
tăng trải nghiệm hạnh phúc của trẻ và thúc đẩy các cảm xúc dương tính của các em khi
ở trường (Lei, Cui và Chiu, 2018; Phan Thị Mai Hương và cộng sự, 2017; Dương Thị
Diệu Hoa, 2008; Dong và Yu, 2007). Ngược lại, sự thiếu hỗ trợ, quan tâm từ phía giáo
viên là điều khiến học sinh cảm thấy bị đe doạ, lo lắng và sợ hãi (Dong và Yu, 2007).
Theo Victori Jones (2015) cho biết, có nhiều lý do để sinh viên cảm thây tích cực, bao
gồm cảm giác an toàn và thoải mái ở trưởng và có mối quan hệ an toàn với thầy cô và
bạn bè.
c) Hoạt động học tập
George Essel và Patrick Owusu (2017) cho rằng khối lượng bài tập/ công việc ở
trên lớp cần phải hoàn thành là nguyên nhân chính gây căng thẳng. Nghiên cứu của
Dương Thị Diệu Hoa (2008) cũng cho thấy việc trẻ làm bài kiểm tra được điểm tốt sẽ
khiến trẻ vui vẻ, hạnh phúc, trong khi việc bị điểm kém sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn
rầu, chán nản, mất hứng thú.
d) Môi trường trường học
Theo K. Dwyer và đồng nghiệp (1998) môi trường trường học hay còn gọi là
khí hậu trường học được sắp xếp thành 4 lĩnh vực: an toàn (ví dụ: quy tắc và tiêu
chuẩn; an toàn về mặt cơ thể và cảm xúc…); mối quan hệ (tôn trọng tính đa dạng; sự
kết nối/ cam kết trường học; hỗ trợ - người lớn; hỗ trợ xã hội- sinh viên); dạy và học
(học tập xã hội, tình cảm và đạo đức); môi trương thể chế (như vật chất xung quanh)
e) Tự đánh giá bản thân và cảm xúc của người học
Bàn về hạnh phúc, C. H. Giacomoni (2016) có nói rằng hạnh phúc cá nhân gắn
liền những cảm giác, tích cực về bản thân và các hoạt động giải trí. Eton đã nhận thấy

rằng một trong 4 yếu tố làm học sinh hạnh phúc hơn ở trường là cảm nhận về năng lực
của bản thân thông qua những thành tích trong các lĩnh vực khác nhau. Trong báo cáo
về nghiên cứu, khi nhắc đến yếu tố bản thân, các em có xu hướng nói về việc được
công nhận trong kết quả học tập hay việc tự nhận thức về vẻ đẹp bề ngoài của mình
(O’Rourke và cộng sự, 2010).

4


1.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CÁC TÁC NHÂN TRƯỜNG
HỌC TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH Ở HỌC SINH
Các quan điểm lý thuyết về cảm xúc đều thống nhất rằng một trong những đặc
trưng cơ bản của cảm xúc là tính tình huống của nó. Cảm xúc không tự nhiên xuất
hiện, mà luôn gắn với một tác nhân nào đó, do tác nhân đó kích hoạt, gắn với một tình
huống cụ thể, một bối cảnh cụ thể. Tình huống, hoàn cảnh, bối cảnh là cái kích hoạt
cảm xúc. Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc là những tình huống cụ thể kích thích sự xuất
hiện cảm xúc, nhưng nó không hoàn toàn là nguyên nhân của cảm xúc.
Cảm xúc hình thành tương ứng với tình huống/ sự kiện diễn ra, ví dụ những
cảm xúc tích cực sẽ được tạo bởi những tình huống/sự kiện tích cực. Cảm xúc tiêu cực
sẽ được taọ bởi những tình huống/ sự kiện tiêu cực. Và tiếp theo đó, cảm xúc lại hình
thành và chi phối đến hành động của con người (Roth, 2007).
Một số mô hình lý thuyết đã được xây dựng để nghiên cứu tác nhân của cảm
xúc. Trong số đó, nhóm nghiên cứu chọn mô hình của Kohu và công sự (2002) bởi mô
hình này đề cập đến những yếu tố trường học có liên quan đến cảm xúc dương tính.

a) Mô hình lý thyết về hạnh phúc ở trường học của Kohu và Rimbela (2002)
Dựa trên mô hình Hạnh phúc của Allardt, và một số mô hình khác, hai tác giả
Kohu và Rimpela (2002) đã đưa ra mô hình hạnh phúc thích hợp cho thiết chế trường
học. Theo mô hình này, trường học vừa là thực thể tương đối độc lập, nhưng nó cũng
chịu tác động của gia đình và các cộng đồng xung quanh trong bối cảnh nghiên cứu

hạnh phúc của học sinh bởi đó là những nhóm có liên quan đến đời sống của chúng..
Theo mô hình này, các yếu tố trường học liên quan đến hạnh phúc ở trường của
học sinh bao gồm (1) Hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên; (2) Hoạt động học
tập của học sinh; (3) Điều kiện của nhà trường (having); (4) Các mối quan hệ xã hội
(loving); (5) Ý nghĩa cho sự hoàn thiện bản thân (being) và (6) Tình trạng sức khỏe
(Health). Theo 2 tác giả, đây là mô hình dựa trên cách nhìn nhận của học sinh. Nếu là
mô hình dành cho giáo viên hay những người khác thì sẽ có chút thay đổi nhất định về
các thành phần này.
b) Áp dụng mô hình của Kohu và cộng sự nghiên cứu các yếu tố trường học tạo
cảm xúc dương tính cho học sinh
Mô hình hạnh phúc ở trường của Kohu và Rimpela đã bao quát được hầu hết
các yếu tố cơ bản ở trường học tạo nên hạnh phúc của học sinh. Các thành phần của
hạnh phúc chính là những yếu tố trong nhà trường tạo nên cảm nhận hạnh phúc của
trẻ. Các thành phần phần này nằm trong mối liên kết chặt chẽ với hoạt động giảng dạy,
giáo dục của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh.

5


Có thể thấy, mô hình này đề cập đến cảm nhận hạnh phúc, chứ không phải cảm
xúc dương tính một cách trực tiếp. Tuy nhiên, hạnh phúc là một khái niệm khá đa diện,
mà theo Diener (2000) thì bao gồm: thường xuyên trải nghiệm các cảm xúc dương
tính, không thường xuyên trải nghiệm các cảm xúc âm tính và về tổng thể là hài lòng
với cuộc sống. Từ đây có thể hiểu cảm xúc dương tính là nổi bật trong khái niệm hạnh
phúc. Có thể tóm lược rằng, người hạnh phúc là người thường có niềm vui, sự thích
thú, hứng khởi, yêu, dễ chịu, hài lòng … Đó là lý do có thể áp dụng mô hình này để
nghiên cứu các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh.
Trong mô hình của Kohu xuất hiện các yếu tố sau:
- Hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên gồm các yếu tố liên quan đến
các hoạt động nghề nghiệp của giáo viên trong trường với đối tượng là học sinh là

giảng dạy và giáo dục
- Hoạt động học tập của học sinh: gồm các yếu tố liên quan đến hoạt động học
tập của học sinh
- Điều kiện nhà trường: là các yếu tố liên quan đến điều kiện vật chất và môi
trường của nhà trường
- Các mối quan hệ xã hội của học sinh bao gồm quan hệ với thầy cô và với bạn bè
- Bản thân: bao gồm các yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh
- Sức khỏe bao gồm tình trạng sức khỏe thể chất của học sinh
Đối với trường học ở Việt Nam, giáo viên và học sinh là hai chủ thể khá khác
biệt, mối quan hệ của học sinh với bạn bè và với thầy cô có những sắc thái riêng biệt.
Vì thế, yếu tố “quan hệ xã hội” sẽ dược tách thành 2 yếu tố là yếu tố giáo viên và yếu
tố bạn bè. Bên cạnh đó, yếu tố giảng dạy và giáo dục của giáo viên sẽ được nhóm gộp
trong yếu tố giáo viên này. Tóm lại, áp dụng mô hình của Kohu vào nghiên cứu này thì
các yếu tố của mô hình gồm:
- Yếu tố giáo viên
- Yếu tố bạn bè
- Yếu tố môi trường nhà trường
- Yếu tố học tập
- Yếu tố bản thân học sinh
- Yếu tố sức khỏe
Toàn bộ các yếu tố này được hiển thị ở hình 3.2 dưới đây.

6


Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương
tính cho học sinh
Các yếu tố trên đây sẽ được sử dụng như những trục chính định hướng công tác
mã hoá dữ liệu về các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh trong đề
tài này.


7


CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
(1) Nghiên cứu tài liệu
Với mục tiêu tìm kiếm các tài liệu cho mục tổng quan các nghiên cứu và xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Các tài liệu sau tìm kiếm được chọn lọc để tìm được
những tài liệu thực sự có liên quan đến đề tài. Các tài liệu này được tóm tắt và tổng
hợp trong một bảng bao gồm các cột: tên tài liệu và tên tác giả; Phương pháp; Kết quả
chính/ luận điểm chính và Ghi chú. Dựa trên bảng tổng hợp này, các thông tin được sử
dụng để phân tích theo các nội dung của đề tài.
(2) Bảng hỏi
Dữ liệu định tính được thu thập bằng qua bảng hỏi bằng câu hỏi mở: “Điều gì ở
trường làm con vui vẻ, thích, cảm thấy dễ chịu, hứng thú, tự hào…?”. Học sinh viết tối
đa 5 điều chúng nhớ nhất khiến chúng có được cảm xúc dương tính ở trường học. Tuy
nhiên, đó không phải là con số cố định. Học sinh có thể viết ít hơn hoặc nhiều hơn số
này. Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân như giới tính, khối lớp cũng được thu thập.
(3) Phân tích dữ liệu
Mã hóa dữ liệu
Trước hết, các mã tác nhân được xác định dựa trên sự tương đồng giữa các tác
nhân cụ thể được báo cáo. Việc mã hoá được thực hiện bởi 2 người, sau đó, 1 người
khác đánh giá độc lập về sự thống nhất giữa hai người trên và thảo luận những trường
hợp khác biệt. Kết quả thu được 5 yếu tố tác nhân chính gồm: bạn bè; thầy cô; bản
thân người học; học tập; môi trường nhà trường/ lớp và 1 mã các tác nhân khác, bao
gồm những mô tả không liên quan đến cảm xúc, và những mô tả vô nghĩa.
1. Yếu tố bạn bè là các yếu tố liên quan đến bạn bè như hành vi, đặc điểm của
bạn bè, cảm xúc và thái độ của bạn bè đối với mình, mình với bạn
2. Yếu tố thầy cô là các yếu tố liên quan đến thầy cô như hành vi, đặc điểm của

thầy cô, thái độ và cảm xúc của thầy cô đối với học sinh
3. Yếu tố bản thân người học là các yếu tố liên quan đến bản thân học sinh bao
gồm năng lực bản thân (ngoài học tập), giá trị của bản thân và cảm xúc hay sở thích
của bản thân
4. Yếu tố học tập là các yếu tố liên quan đến vấn đề học tập của học sinh bao
gồm các môn học, kết quả học tập, giá trị học tập và áp lực học tập
5. Yếu tố môi trường nhà trường là các yếu tố liên quan đến môi trường xung
quanh và các hoạt động nhà trường như cơ sở vật chất nhà trường, hoạt động ngoại
khoá do trường tổ chức và các hoạt động khác trong nhà trường

8


Các phép phân tích
Phân tích nội dung theo nguyên tắc tương đồng, và sắp xếp dữ liệu được áp
dụng cho phân tích định tính, nhằm mô tả các tác nhân trường học tạo cảm xúc dương
tính cho học sinh. Phần mềm Excel được ứng dụng để lọc, sắp xếp, và trích rút dữ liệu.
Phân tích thống kê với các mã tác nhân trường học ở trên được thực hiện với
thống kê mô tả (số lượng, tỷ lệ %) và phân tích bảng chéo (csosstabs) với sự hỗ trợ của
phần mềm SPSS.
Do các mô tả tác nhân tạo cảm xúc dương tính do học sinh đưa ra là đa dạng,
mỗi học sinh đưa ra nhiều mô tả nên phép phân tích với câu hỏi đa phương án
(Multiple responses) được áp dụng. Với phân tích câu hỏi đa phương án, 2 chiều
cạnh phân tích số liệu được thực hiện là phân tích theo số câu trả lời , và phân tích
theo số người. Tổng số câu trả lời là 1039, và tổng số người là 292. Biểu đồ sau
phản ánh phân bố số câu trả lời/ số mô tả về tác nhân tạo cảm xúc dương tính ở
trường học của học sinh.
Tổng số câu trả lời nhận được là 1039 câu. Trung bình mỗi học sinh trả lời là 3
câu (trung bình = 3,4). Số câu trả lời nhiều nhất là 6 câu (1 người) chiếm 0.3%, số
người không trả lời là 11 chiếm 3.6% . Số người trả lời 5 câu chiếm nhiều nhất là 117

người (38.6%). Nếu chỉ tính riêng những người có câu trả lời có ý nghĩa thì số câu trả
lời trung bình của mẫu nghiên cứu là khoảng 4 câu (trung bình = 3,6)
Khi so sánh, các mã yếu tố tác nhân trên được lọc theo giới tính, cấp học và giới
tính của từng cấp học, kèm theo đó là những mô tả cụ thể. Dựa vào đây, những đặc
điểm khác biệt hay tương đồng của các tác nhân tạo cảm xúc dương tính được xác
định khái quát hơn.

9


CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ CÁC YẾU TỐ TRƯỜNG HỌC
TẠO CẢM XÚC DƯƠNG TÍNH CHO HỌC SINH
3.1 Thực trạng các yếu tố trường học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh
3.1.1 Thực trạng chung
Do mỗi học sinh được đưa ra nhiều phương án trả lời, nên phân tích mô tả này
được thực hiện với 2 chiều cạnh: tỉ lệ % theo số người và tỉ lệ % theo số câu trả lời. Tỷ
lệ % theo số người được tính toán dựa trên số câu trả lời ở từng yếu tố và tổng số
người trong mẫu phân tích (292 người), còn tỷ lệ % theo số câu trả lời được tính toán
dựa trên số câu trả lời ở từng yếu tố và tổng số câu trả lời của mẫu (1039 câu).
Bảng 3.1: Bảng phân bố các nhóm yếu tố trường học tạo cảm xúc dương
tính
Số câu trả lời
Tỉ lệ % số
Số lượng
Tỉ lệ %
người
Yếu tố bạn bè
349
33.6

119.5
Yếu tố môi trường nhà trường
257
24.7
88.0
Yếu tố học tập
240
23.1
82.2
Yếu tố thầy cô
82
7.9
28.1
Yếu tố bản thân
36
3.5
12.3
Khác
75
7.2
25.7
Tổng
1039
100.0
355.8
Ghi chú: Do mỗi học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời cho 1 yếu tố nên tỷ lệ
% trên số người lớn hơn 100%
Dựa vào bảng số liệu 1, ta có thể thấy, trung bình trong tổng số 292 học sinh
trong mẫu phân tích, thì mỗi em nêu ra 4 tác nhân trường học tạo ra cảm xúc dương
tính. Chỉ có 1 em trả lời: ở trường không có điều gì làm em thấy vui vẻ, hạnh phúc, 10

em không có câu trả lời. Từ đây, chúng ta có thể thấy, phần lớn học sinh đến trường đều
có những điều khiến các em cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, thích, thoải mái, hứng thú…
Nhưng 1 em, dù là con số rất nhỏ, không thấy gì vui thú ở trường học là điều rất đáng
quan tâm mà các nhà giáo dục và các nhà tâm lý học đường cần đặc biệt quan tâm.
Bảng 1 cho thấy, yếu tố bạn bè chiếm số lượng câu trả lời nhiều nhất trong 6
yếu tố (349/1039) chiếm 33.6% tổng số câu trả lời và toàn mẫu đều chỉ ra yếu tố này là
yếu tố khiến các em vui vẻ, thích thú nhất khi tới trường. Đa số các em học sinh tới
trường cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi ở cạnh bạn bè, được chơi đùa cùng
bạn. Ngược lại, yếu tố cũng được đề cập tới nhưng có số lượng ít nhất là yếu tố bản
thân (75/1039) đạt 3.5% tổng số câu trả lời. Yếu tố này có đem lại cảm xúc dương tính
cho các em nhưng không nhiều.
10


Hai yếu tố học tập và yếu tố môi trường nhà trường cũng chiếm tỉ trọng tương
đối cao là những yếu tố khiến các em hạnh phúc. Học tập dường như cũng đem lại
cảm xúc dương tính cho học sinh, cũng có những em cảm thấy thoải mái khi mình
được học mà không phải là ép buộc bị học.
Bảng 3.2: Bảng phân bố các tác nhân trường học cụ thể tạo cảm xúc dương tính
Số câu trả lời
Tỉ lệ %
Số lượng Tỉ lệ % số người
Bạn bè hành vi bạn bè đối với mình, mình với bạn
305
29.4
104.5
đặc điểm bạn bè
34
3.3
11.6

cảm xúc/ thái độ bạn bè đối với mình/ mình
10
1.0
3.4
với bạn
Môi trường cơ sở vật chất của trường
77
7.4
26.4
72
6.9
24.7
nhà trường hoạt động ngoại khoá trường tổ chức
hoạt động khác trong nhà trường
108
10.4
37.0
Học tập môn học
54
5.2
18.5
kết quả học tập
75
7.2
25.7
giá trị học tập
89
8.6
30.5
áp lực học tập

22
2.1
7.5
Thầy cô hành vi thầy cô
32
3.1
11.0
đặc điểm thầy vô
32
3.1
11.0
thái độ/ cảm xúc thầy cô đối với học sinh
18
1.7
6.2
Bản thân năng lực bản thân (ngoài học tập)
5
0.5
1.7
giá trị bản thân
18
1.7
6.2
cảm xúc/ sở thích của bản thân
13
1.3
4.5
Khác các câu không liên quan
23
2.2

7.9
các yếu tố khác về bạn bè
22
2.1
7.5
các yếu tố khác về thầy cô
26
2.5
8.9
các yếu tố khác về bản thân
3
0.3
1.0
không có
1
0.1
0.3
Tổng
1039
100.0
355.8
Ghi chú: Do mỗi học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời cho 1 yếu tố nên tỷ lệ
% trên số người có thể lớn hơn 100%
Môi trường nhà trường là một yếu tố tác động khá lớn vào cảm xúc dương tính
của học sinh. Các em thấy vui vẻ khi được học trong môi trường năng động, đồng thời,
cũng thấy dễ chịu khi học ở một không gian thoáng mát, sạch sẽ. Một môi trường như
vậy là một yếu tố lớn trong việc thúc đẩy, tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Tỷ
lệ học sinh chỉ ra các yếu tố này là trên 80%. Trong khi đó, các yếu tố liên quan đến
thầy cô và đến bản thân học sinh chỉ khiến cho khoảng từ 11% số học sinh trở xuống
có cảm xúc dương tính. Rõ ràng, so với bạn bè, môi trường nhà trường và học tập thì

vai trò của các yếu tố này còn hạn chế. Yếu tố trạng thái sức khỏe của học sinh, dù có
Các yếu tố

Các thành phần của từng yếu tố

11


trong mô hình lý thuyết đã đề cập ở chương 1 cơ sở lý luận nhưng không học sinh nào
coi đó là điều khiến các em hạnh phúc ở trường.
Có thể thấy, 3 yếu tố quan trọng tạo cảm xúc dương tính cho đa số học sinh
nhất là: bạn bè, môi trường nhà trường và học tập, còn yếu tố thầy cô và bản thân
thì chỉ tạo niềm vui cho một số ít học sinh. Bảng 3.2 sẽ xem xét cụ thể từng thành phần
của các yếu tố.
Như đã đề cập, yếu tố bạn bè là yếu tố tạo nên cảm xúc dương tính phổ biến
nhất ở học sinh. Dữ liệu chỉ ra 3 thành phần chính của yếu tố này. Đó là:
- Hành vi của bạn bè đối với mình và của mình đối với bạn: là những hành
vi hoạt động giao lưu, chia sẻ của bạn bè dành cho nhau như đi chơi cùng nhau, vui
chơi, nói chuyện, tâm sự với nhau, giúp đỡ nhau
- Đặc điểm bạn bè: là những đặc điểm về mặt con người như tốt bụng, xin
đẹp, tin cậy….
- Cảm xúc/ thái độ của bạn bè đối với mình và của mình đối với bạn: là
những tình cảm, cách ứng xử thân ái, tốt đẹp của bạn bè
Trong số các yếu tố này, hành vi bạn bè khiến các em vui vẻ, hạnh phúc chiếm
số lượng rất lớn (305/1039 câu) đạt 29.4% tổng số câu trả lời. Cảm xúc dương tính của
các em học sinh dường như bị ảnh hưởng rất lớn bởi những hành vi của bạn bè, dù chỉ
là những hành động nhỏ nhưng cũng có thể vì thế mà làm các em vui vẻ cả ngày. Đặc
điểm bạn bè và cảm xúc bạn bè ít phổ biến hơn,
Yếu tố thầy cô cũng gồm 3 thành phần tương tự như yếu tố bạn bè (do đều là
mối quan hệ trong nhà trường). Trong đó, thành phần hành vi thầy cô và đặc điểm của

thầy cô chiếm số lượng câu trả lời bằng nhau (32/1039 câu). Học sinh cảm thấy thích
thú khi cảm thấy mình và thầy cô gần gũi nhau hơn. Hay học sinh thấy phấn khởi, có
động lực hơn khi được thầy cô khen. Đó có thể nó là lời khen thoáng qua nhưng có thể
từ đó học sinh lấy làm bàn đạp để thúc đẩy bản thân mình hơn. Tuy nhiên., dữ liệu cho
thấy, yếu tố thầy cô khiến học sinh thấy vui vẻ, hứng thú, hạnh phúc khi đến trường là
không phổ biến ở học sinh, ở cả 3 thành phần này.
Môi trường nhà trường là 1 trong ba nguồn tạo cảm xúc dương tính phổ biến
ở nhiều em. Cấc yếu tố môi trường nhà trường gồm 3 thành phần:
- Cơ sở vật chất của trường: là các điều kiện vật chất của nhà trường như
canteen, nhà vệ sinh sạch sẽ, máy lạnh, thang máy, sân trường, vẻ đẹp bên ngoài của
nhà trường …
- Hoạt động ngoại khoá do trường tổ chức: bao gồm các hoạt động tập thể
mà nhà trường tổ chức cho học sinh ngoài chương trình học tập

12


- Hoạt động khác trong nhà trường: là những hoạt động mà học sinh thực
hiện ở trường hay trong lớp không liên quan đến học tập như nói chuyện riêng, trong
giờ học, được nghỉ tiết, được ăn miễn phí …
Trong các yếu tố môi trường trường học thì yếu tố được nhắc đến nhiều nhất
là những hoạt động khác trong nhà trường này. Các hoạt động này chiếm 10.4% tổng
số câu trả lời và được hơn 1/3 số học sinh cho là những điều khiến chúng vui vẻ. Các
yếu tố này thể hiện chất học trò nghịch ngợm của các em. Bên cạnh việc đến trường
để học thì các em rất thích những khoảng thời gian được chơi đùa với bạn bè ngoài
giờ học thậm chí là trong giờ học. Việc được làm việc riêng trong giờ học khiến các
em cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đây cũng là điều các giáo viên nên lưu ý việc thay
đổi phương pháp giảng dạy và nên tạo điều kiện cho các em trò chuyện, bàn luận,
hùng biện.
Yếu tố học tập gồm 4 thành phần. Đó là

- Môn học: Là các môn học khiến các em thích, có hứng thú. Các môn này có
thể là các môn mà các em vốn thích, có khả năng, nhưng cũng có thể là các môn mà
giáo viên dạy hay, truyền được cảm hứng để các em thích
- Kết quả học tập: điểm số môn học cao làm các em vui, hài lòng và hạnh
phúc
- Giá trị học tập: cảm nhận được giá trị của học tập đối với bản thân mình
như học để có kiến thức, để làm người có ích
- Áp lực học tập: là không có áp lực của lượng bài học, của thành tích
Trong yếu tố học tập, giá trị học tập mang lại cảm xúc dương tính cho học sinh
nhiều nhất đạt 8.6% tổng số câu trả lời, và có ở hơn 30% số học sinh . Các em đã nhận
thức được rằng việc học có đem lại giá trị nhất định cho bản thân mình mà không phải
mình học cho ai đó. Điều đáng lưu ý là áp lực học tập vốn bị cho là vấn đề học đường
hiện nay, với một số ít học sinh (khoảng 7,5% mẫu nghiên cứu) thì giảm áp lực học tập
sẽ khiến các em có hứng thú, vui vẻ hơn.
Yêu tố bản thân học sinh là yếu tố được nhắc đến khá ít, bao gồm trong đó 3
thành phần. Đó là:
- Năng lực bản thân ngoài học tập, hay được gọi là những tài lẻ như thể thao,
chơi game….
- Giá trị bản thân: Cảm nhận được những giá trị của bản thân trong tập thể
- Cảm xúc/ sở thích của bản thân: là những cảm xúc và sở thích của học
sinh, đáp ứng nhu cầu của cá nhân các em.

13


Trong yếu tố bản thân thì giá trị bản thân được các em đề cập đến nhiều nhất
chiếm 1.7% tổng số câu trả lời, và có ở 6,2% số người trả lời. Các em học sinh đã hiểu
rõ về giá trị của bản thân cảm thấy tự hào về chính bản thân mình.
Như vậy, có thể thấy như sau
- Đa số học sinh đều có yếu tố nào đó của nhà trường khiến các em có cảm xúc

dương tính. Số em không thấy yếu tố trường học khiến mình thấy vui vẻ, hạnh phúc là
rất ít, nhưng là điều cần quan tâm
- Trong số các yếu tố trường học, có 3 yếu tố tạo ra cảm xúc dương tính phổ
biến nhất cho đa số học sinh là bạn bè, môi trường trường học và học tập
- Hành vi bạn bè, hoạt động khác ngoài giờ học mà học sinh đã thực hiện trong
nhà trường, giá trị của học tập và cơ sở vật chất nhà trường là những yếu tố nổi trội,
tạo cảm xúc dương tính cho học sinh
- Yếu tố thầy cô, yếu tố cá nhân học sinh là hai yếu tố tạo ra cảm xúc dương
tính cho một phần nhỏ học sinh
3.1.2. Các tình huống liên quan tới yếu tố bạn bè nảy sinh cảm xúc dương
tính cho học sinh
Là một trong 3 yếu tố cơ bản tạo nên cảm xúc dương tính cho học sinh, yếu
tố bạn bè có tác động tới nhiều học sinh nhất. Vậy, yếu tố này có những biểu hiện
cụ thể nào?
Bảng 3.3: Phân bố các yếu tố bạn bè (theo số câu trả lời)
Các yếu tố
Số lượng
Tỉ lệ %
Hành vi bạn bè đối với mình, của mình đối với bạn
305
87.4
Đặc điểm bạn bè
34
9.7
Cảm xúc/ thái độ bạn bè đối với mình/ mình với bạn
10
2.9
Tổng
349
100

Dựa theo bảng dữ liệu, yếu tố hành vi bạn bè đối với mình, mình với bạn là yếu
tố chiếm tỉ trọng lớn nhất trong yếu tố bạn bè (87%). Các em học sinh dường như bị
tác động cảm xúc rất lớn bởi yếu tố này. Các em rất để ý hành vi của bạn bè mình, nó
có thể là những hành vi rất nhỏ nhặt, nhưng đó lại là những hành động, lời nói làm
động lực rất lớn cho các em học sinh tới trường và mở rộng mối quan hệ hơn. Bên
cạnh đó, đặc điểm bạn bè cũng chiếm tỉ lệ là 9.7% trong yếu tố bạn bè. Có thể không
cần hành vi nào đó từ bạn bè của mình, chỉ cần là người đó xuất hiện là cũng đủ khiến
các em hạnh phúc rồi. Đây cũng là một trong những đặc điểm tâm lý điển hình của các
em độ tuổi dậy thì, lúc này các em bắt đầu có những rung động cảm xúc trước người
mình thích. Người đó cũng có thể là người đem lại động lực đến trường cho các em.
Ngoài ra, cảm xúc thái độ của bạn bè đối với mình ít xuất hiện nhưng cũng có trường
hợp này xảy ra chiếm 2.9% trong yếu tố bạn bè. Được bạn bè tôn trọng, quý mến cũng

14


là một điều khiến các em học sinh vui vẻ, sung sướng, các em hài lòng về điều đó. Đối
chiếu với thực trạng hiện nay xuất hiện nhiều trên báo chí như bạo lực học đường thì ta
có thể thấy bạn bè không phải lúc nào cũng tiêu cực như vậy mà yếu tố bạn bè là một
yếu tố rất lớn trong việc tác động vào cảm xúc dương tính của các em học sinh. Các
hộp dưới đây mô tả rõ hơn các yếu tố bạn bè này.
Hộp 3.1: Các yếu tố về hành vi liên quan đến bạn bè tạo cảm xúc dương tính
1. Giao lưu: được gặp bạn bè, nói chuyện, tâm sự, chia sẻ, than vãn, tranh luận, tạo
câu chuyện cười với bạn bè, kết bạn với nhiều người, làm quen với bạn, trêu các bạn
những lúc rảnh rỗi, được giao lưu gặp gỡ nhiều người bạn mới, nói chuyện với
người bạn mà em yêu quí, Có nhiều bạn bè, chơi với bạn thân, lúc nào cũng có bạn
xung quanh chơi với mình, Được gặp người mình thích, Được gặp bạn bè, Ngồi
cạnh bạn thân
2. Vui chơi: vui chơi, cười đùa, chơi trò chơi cùng bạn bè, rủ được bạn bè đi chơi,
dc chơi cùng bạn bè

3. Lợi ích vật chất: được ăn ké đồ ăn các bạn, được bạn bao đồ ăn
4. Hoạt động chung: cùng với cả lớp chiến thắng cuộc thi, học cùng bạn, Được xem
đá bóng với bạn, Được cạnh tranh với các bạn, Chửi nhau với lũ bạn, Cùng bạn thân
nói xấu đứa khác, cùng Hóng drama, Có những kỉ niệm đẹp bên bạn bè, Được thử
những điều mới cùng bạn
5. Chỗ dựa: lúc gặp khó khăn được các bạn giúp đỡ, tương trợ, Được bạn bè khen,
Bạn bè luôn đoàn kết, Được các bạn bảo vệ, được chăm sóc, được bạn bè lắng nghe
Hộp 3.1 cho thấy rất đa dạng tình huống xảy ra khiến học sinh có cảm xúc
dương tính trong yếu tố hành vi bạn bè đối với mình, mình với bạn. Dữ liệu cho thấy,
bè là người giao lưu, người cùng chơi, cùng hoạt động, là chỗ dựa, có lợi ích vật chất
nho nhỏ đối với các em lứa tuổi vị thành niên. Chừng đó thôi cũng khiến các em hạnh
phúc. Bạn bè là người mà học sinh tiếp xúc nhiều nhất trong môi trường nhà trường,
lớp học nên là yếu tố xảy ra nhiều nhất cũng là điều dễ hiểu. Những hành động nhỏ
của các bạn như: được bạn lắng nghe hay được chơi cùng bạn bè và đơn giản hơn nữa
là có bạn là khiến em vui vẻ, hạnh phúc. Các em rất biết trân trọng từng khoảnh khắc
với bạn bè, khi mà trả lời câu hỏi trong một khoảng thời gian rất ngắn, nhưng các em
đã gợi nhớ kí ức về bạn bè một cách nhanh chóng, chứng tỏ đó không phải là điều gì
thoáng qua và tạm bợ, mà các em thực sự rất thích thú và cảm thấy hạnh phúc khi có
bạn bè ở bên cạnh mình.
Hộp 3.2: Các yếu tố về đặc điểm của bạn bè tạo cảm xúc dương tính

15


1. Đặc điểm bên trong: bạn bè tốt bụng, thân thiện, Bạn bè tốt, hiểu ý em, Bạn bè
hoà đồng, vui vẻ, đoàn kết, Có nhiều bạn bè, Có người bạn tin tưởng, thân thiết, Bạn
bè luôn lắng nghe em
2. Đặc điểm bên ngoài: Có bạn mình thích, bạn bè cùng cấp 1 học chung, xinh, đẹp,
có người yêu học cùng trường, các bạn nữ, có những chị/em lớp trên/lớp dưới khiến
em tâm đắc

Đặc diểm bạn bè, dù bên trong hay bên ngoài, cũng có thể khiến các em vui vẻ,
thoải mái. Tuy ít hơn yếu tố hành vi, nhưng yếu tố đặc điểm của bạn bè cũng xuất
hiện. Các em học sinh cảm thấy vui sướng khi có người mình thích học cùng mình, đó
là một động lực to lớn đối với các em khi đến trường mỗi ngày. Hay khi được học
cùng với những người bạn cũ của mình lúc sang trường mới, các em thấy mình dường
như đã bỏ qua được bước làm quen và thấy gần gũi hơn với bạn bè. Khi đã được thích
ứng từ trước thì các em học sinh sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với bạn bè
xung quanh mà không bị ngại ngùng, xấu hổ. Nhu cầu trò chuyện được thể hiện rất rõ
khi các em cảm thấy hài lòng khi có người lắng nghe và trò chuyện với mình. Đôi khi
đến lớp các em chỉ để được trò chuyện với bạn bè, thậm chí có những em sẵn sàng nói
chuyện riêng trong giờ học để bị cô giáo nhắc nhở. Từ đây, các thầy cô cũng nên chú ý
và sử dụng hiệu quả phương pháp giảng dạy làm kích thích học sinh học tập vào đúng
thời điểm mà không bị lãng phí.
Hộp 3.3: Các yếu tố về cảm xúc/ thái độ bạn bè đối với mình/ mình với bạn
tạo cảm xúc dương tính
Được bạn bè quan tâm
Được bạn bè tôn trọng

Được các anh chị lớp trên yêu thương quan tâm
Các bạn quý mến em, mọi người yêu quí

Là yếu tố xuất hiện ít nhất trong yếu tố bạn bè, nhưng chúng ta cũng không thể
bỏ qua. Các cảm xúc, thái độ của bạn bè như được bạn bè quan tâm, tôn trọng, yêu
thương, quý mến đã góp phần làm các em học sinh có cảm xúc dương tính khi tới
trường. Nếu như theo lý thuyết của Maslow trong tháp nhu cầu, tôn trọng là nhu cầu
cao nhất của con người, thì ở đây các em học sinh đã thể hiện rất rõ nhu cầu của mình.
Bên cạnh đó, nó cũng là sự thoả mãn, hài lòng khi có người quan tâm đến mình. Từ
đó, chúng ta có thể thấy, chúng ta cần quan tâm, để ý đến những người xung quanh
mình hơn một chút. Tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng nó cũng góp phần hỗ trợ cho
mỗi chúng ta một tinh thần tốt hơn mỗi ngày.

Như vậy, những điều học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc nhất ở bạn bè là
những hành vi cùng nhau giao lưu, cũng vui chơi, cùng cùng nhau hoạt động, là chỗ
dựa tinh thần của nhau mỗi khi khó khăn, động viên nhau mỗi ngày.

16


3.1.3. Các tình huống liên quan tới yếu tố thầy cô nảy sinh cảm xúc dương
tính cho học sinh
Bảng 3.4 cho thấy các yếu tố thầy cô tạo ra cảm xúc dương tính cho học sinh.
Bảng 3.4: Phân bố các yếu tố thầy cô (theo số câu trả lời)
Các yếu tố
Hành vi thầy cô
Đặc điểm thầy vô
Thái độ/ cảm xúc thầy cô đối với học sinh
Tổng

Số lượng
32
32
18
82

Tỉ lệ %
39.0
39.0
22.0
100

Trong môi trường học tập, các em học sinh THCS và THPT ở trong nhiều mối

quan hệ, trong đó mối quan hệ với thầy cô là một trong hai mối quan hệ chính của các
em trong trường học và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến cảm xúc của các em. Người nhà
giáo vừa là người dẫn dắt các em, đặt những bước nền móng khi các em còn ngồi trên
ghế nhà trường và là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho các em. Bởi vậy nghiên
cứu đã thu được 82 câu trả lời của các em học sinh ở cả 2 cấp học cho rằng thầy cô là
một trong những yếu tố nổi bật đem lại cảm xúc dương tính và ham muốn đến trường
cho các em. Yếu tố lớn này được chia thành các khía cạnh nhỏ xếp theo thứ tự tỉ lệ từ
thấp đến cao bao gồm: thái độ/ cảm xúc thầy cô dối với học sinh, hành vi thầy cô đối
với học sinh và đặc điểm của thầy cô. Trong đó, hành vi thầy cô và đặc điểm thầy cô
có cùng tỉ lệ là 39.0% số câu trả lời. Cùng với đó, 18 câu trả lời của các em học sinh
thcs và thpt cho rằng thái độ/ cảm xúc của thầy cô đối với học sinh là khía cạnh đem
lại cảm xúc dương tính cho các em, chiếm 22.0% tổng số câu trả lời. Có thể thấy các
khía cạnh được báo cáo phân bố tương đối đồng đều và đặc biệt được các em học sinh
chú trọng ở hành vi và đặc điểm của thầy cô. Vậy những yếu tố nhỏ đó bao gồm những
gì, được hiện hữu và thể hiện như thế nào cũng như tại sao lại có sự tương đồng và
chênh lệch như vậy. Nghiên cứu sẽ đi sâu hơn vào các biểu hiện của từng khía cạnh ở
dưới đây.

17


Hộp 3.4: Các yếu tố về hành vi liên quan đến thầy cô tạo cảm xúc dương tính

Không bị mắng
Được thầy cô giúp đỡ khích lệ, động viên, dạy bảo
Được thầy cô an ủi
Được thầy cô khen
Thầy cô giảng tốt, quan tâm đến học sinh.
Giáo viên khao ăn
Giờ thi các cô trông dễ

Nghe cô giáo môn Văn giảng bài
Nói chuyện, tâm sự với thầy cô
Cô giáo cho em tan học sớm
Có thể nói, mọi dụng ý và suy nghĩ sẽ dễ dàng được biểu hiện qua hành vi cũng
như mọi mục tiêu, mục đích cần được thực hiện thông qua hành vi. Bởi vậy thông qua
hành vi, học sinh có thể cảm nhận được sự quan tâm của người giá viên và từ đó đem
lại cảm xúc dương tính cho các em. Đôi khi những sự quan tâm đó có thể được biểu
hiện qua những lời giúp đỡ khích lệ, động viên, dạy bảo hay những lúc được nói
chuyện, tâm sự với thầy cô. Những giây phút ấy dù không nhiều nhưng tiếp sức, tiếp
động lực vô cùng to lớn cho các em. Và thậm chí đơn giản hơn chỉ là những lúc được
nghe cô giảng bài, khen và quan tâm. Những biểu hiện có thể không chỉ xuất hiện ở lời
nói mà còn ở cả hành động, như khi được người giáo viên khao ăn, trông kiểm tra dễ
và cho tan học sớm vì biết các em có nhiều áp lực và cũng đang cố gắng hết sức. Có
những em nhận thấy rằng, xuyên suốt những cố gắng, những áp lực và cả những lỗi
lầm, sự vị tha của thầy cô cũng khiến các em cảm thấy vui vẻ hơn, làm gia tăng cảm
xúc dương tính và ham muốn đến trường trong các em
Hộp 3.5: Các yếu tố về đặc điểm của thầy cô tạo cảm xúc dương tính

1. Giảng dạy tốt: Thầy dạy hay; Giáo viên dạy dễ hiểu; Bài giảng hay, Cô giáo dạy
toán, Cô giáo dạy hay
2. Tính cách: vui vẻ, tuyệt vời, chiều học sinh, vui tính, nhiệt tình, quan tâm học
sinh, tốt, hiền, hài ước, tâm lý, thân thiện, chia sẻ cởi mớ, cô dễ mến, có tâm huyết
với công việc, gần gũi với học sinh, thầy cô hăng hái
3. Được giao lưu: Gặp thầy cô, Được nghe cô giáo chủ nhiệm nói
Bản thân người giáo viên cũng có khả năng đem đến những cảm xúc dương tính
cho học sinh. Nghe đơn giản nhưng đây là yếu tố đứng đồng hạng nhất trong tỉ lệ về
mối quan hệ giữa thấy cô với cảm xúc dương tính của học sinh. Yếu tố này được biểu
hiện ở ngay chính sự xuất hiện của người giáo viên, vốn đã tạo được ấn tượng với học
sinh, bởi vậy, cứ mỗi tiết học của một người giáo viên nhất định đó là sẽ đem lại được
hứng thú cho người học. Ấn tượng ở đây có thể bởi sự vui tính, hăng hái, nhiệt tính, tốt

18


bụng, tâm lý và hiền lành. Hoặc một tính chất, đặc điểm mà người giáo viên nào cũng
luôn muốn cố gắng đạt được, đó là có thể truyền tải những bài học một cách hay nhất
đến cho người học hay chính là các em học sinh thcs và thpt. Có thể thấy, yếu tố về
đặc điểm của người giáo viên đôi khi bắt nguồn ngay từ tính cách, cung cách làm việc
và cách truyền đạt với học sinh. Tất cả những điều đó dù khó thay đổi nhưng đều là
những yếu tố khiến tình thầy trò tốt lên và khiến các em học sinh có hứng thú học tập
tốt hơn.
Hộp 3.6: Các yếu tố về thái độ/ cảm xúc thầy cô đối với học sinh tạo cảm xúc
dương tính

Được thầy cô yêu mến, yêu quý
Được thầy cô đối xử công bằng
Được các cô giáo dạy dỗ, dạy bảo, yêu thương
Thầy cô giáo quan tâm tới em, cô để ý tới, được giúp đỡ
Yếu tố cuối cùng về thái độ/ cảm xúc của thầy cô đối với các em cũng được
đánh giá theo tiêu chí đứng từ cảm nhận của người học. Những thái độ, cảm xúc này
có thể được cảm nhận là sự quý mến, sự quan tâm, yêu thương. Những điều này chỉ
được cảm nhận thông qua cảm giác của các em những cũng có những hành động cụ
thể khiến các em cảm thấy như vậy, chẳng hạn như khi được dạy dỗ, chỉ bảo, được để
ý tới, được giúp đỡ hay thậm chí là khi được đối xử công bằng, Đó là những điều đơn
giản nhưng tương tự như việc công nhận các em, quan tâm và thể hiện tình cảm với
các em, khiến học sinh cảm thấy gần gũi và yêu thích đến trường hơn, từ đó kích thích
các cảm xúc dương tính.
Như vậy, không chỉ việc hiểu rõ và nắm chắc kiến thức mà mình giảng dạy,
người giáo viên còn có vai trò, trách nhiệm quan tâm, bảo ban các em học sinh, nhất là
ở lứa tuổi dậy thì này. Các em là những cá nhân cần được quan tâm và luôn muốn nhận
được sự thông cảm cũng như dẫn dắt của những người trưởng thành đáng tin cậy mà

trong trường học, không ai khác chính là những người giáo viên luôn ở bên, sát sao
các em không chỉ trong việc học tập mà cả đời sống tâm lý cá nhân. Học sinh thcs và
thpt luôn muốn dành thời gian để được tâm sự và nhận được lời khuyên nhủ của thầy
cô. Các em nhận thấy mình được công nhận và gần gũi với giáo viên hơn khi được dẫn
dắt, khen thưởng khi cần và đặc biệt là được công nhận những sự cố gắng. Việc được
quan tâm trong quá trình học tập tại trường là vô cùng quan trọng với các em, khiến
các em cảm thấy hứng thú hơn với việc đến trường và đặc biệt được hậu thuẫn, ủng hộ
của người thầy cô chịu trách nhiệm trong quá trình học tập trên ghế nhà trường của các
em. Điều này được thể hiện rõ ràng ở việc, chỉ cần là môn học của những người giáo

19


viên các em yêu quý, chưa xét đến yếu tố môn học, đã có thể tạo cảm hứng và đem lại
cảm xúc dương tính trong học tập.
3.1.4. Các tình huống liên quan tới yếu tố học tập nảy sinh cảm xúc dương
tính cho học sinh
Bảng 3.5: Phân bố các yếu tố học tập (theo số câu trả lời)
Các yếu tố
Môn học
Kết quả học tập
Giá trị học tập
Áp lực học tập
Tổng

Số lượng
54
75
89
22

240

Tỉ lệ %
22.5
31.2
37.1
9.2
100

Yếu tố học tập có 240 câu trả lời, cho rằng là những điều đem đến cảm xúc
dương tính cho các em. Yếu tố này có thể được chia thành nhiều lát nhỏ hơn được xếp
theo thứ tự tỉ lệ từ thấp đến cao như sau: áp lực học tập, môn học, kết quả học tập, giá
trị học tập. Yếu tố áp lực học tập gồm 22 câu mô tả chiếm 9.2% tổng số câu trả lời. 54
câu trả lời đề cập đến vấn đề, hứng thú đến trường của các em có sự tác động của yếu
tố môn học, tương ứng với tỉ lệ là 22.5%. Cùng với đó, yếu tố về kết quả học tập
chiếm tỉ lệ 31.2%, tức 75 câu trả lời. Cuối cùng, chiếm tỉ lệ cao nhất, 37.1% là yếu tố
về giá trị học tập. Yếu tố này đã được xác nhận bới 89 trên tổng số 240 câu. Có thể
thấy các lất cắt trong yếu tố lớn về học tập đã được dàn trải tương đối đều và được các
em nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và đa chiều. Yếu tố được đánh giá cao theo số đông là
yếu tố về giá trị học tập. Vậy yếu tố này cùng 3 yếu tố còn lại bao gồm những gì, đem
lại ý nghĩa thế nào cho các em học sinh? Bài nghiên cứu sẽ trình bày rõ hơn ở những
hộp cụ thể sau.
Hộp 3.7: Các môn học tạo cảm xúc dương tính cho học sinh

Giờ thể dục
Học lịch sử
Học toán
Văn
Công nghệ
Mỹ thuật

Học vật lý
Giờ âm nhạc giúp thư giãn, hạnh phúc

Được học môn Tiếng Anh
Khi trường tăng cường môn tin học
Học hoá
Được học những tiết ngoài trời
Tiết học thực hành
Giờ học nhóm
Thứ 7 có giờ sinh hoạt lớp
Không phải học văn

Có thể thấy, giống như tên gọi của nó, yếu tố môn học là tổng hợp các môn học
đã đem lại cảm xúc dương tính cho các em học sinh. Đó là những môn học các em yêu
thích, hoặc có thể là những môn học đem đến cho các em sự thư giản, thoải mái sau
20


những giờ học căng thẳng, hay những môn học giúp các em vận động sau nhiều giờ
ngồi học. Các em đã có những câu trả lời tương đối xúc tích và chi tiết về tên môn học,
nhưng có em thì chỉ cần là môn học có tính chất mà em thích (ngoài trời) chứ không cụ
thể, chi tiết vào 1 môn học và một số em còn đặc biệt nêu lí do và thậm chí ham thích
khi môn học được kéo dài nhiều hơn so với thời khóa biểu. Không chỉ có những môn
học cụ thể cần kiểm tra, cần thi và có tên trên thời khóa biểu là đem lại cảm xúc dương
tính cho các em học sinh mà ngay cả những giờ sinh hoạt hay thực hành cũng khiến các
em cảm thấy hứng thú và được kích thích ham muốn đến trường. Hơn thế nữa, không
chỉ có sự xuất hiện của các môn học yêu thích là khiến cho các em cảm thấy phấn khở,
vui vẻ, Ngược lại, đối với những môn học không phù hợp với bản thân hoặc không
thuộc sở thích, các em có phần cảm thấy vui vẻ khi đột nhiên được trống tiết.
Hộp 3.8: Các yếu tố về kết quả học tập tạo cảm xúc dương tính cho học sinh

Được điểm cao
Được nhiều điểm tốt
Nhà trường tuyên dương
Được cộng điểm
Được điểm tốt
Điểm kiểm tra tốt

Được đứng nhất lớp
Làm được bài kiểm tra, bài thi
Đầu học kì, giành 3 con điểm 10
Đạt danh hiệu học sinh giỏi

Kết quả học tập của các em không phải lúc nào cũng phải là những con số hay
những đánh giá trên bảng điểm. Mặc dù đó là hình thức trực tiếp nhất để đánh giá một
kết quả học tập và cũng là yếu tốt đã được các em nhắc đến nhiều. Nhưng cùng với
hình thức đó, các em còn có mưu cầu về sự công nhận từ phía bạn bè, thầy cô và nhà
trường thông qua việc được tuyên dương, khen thưởng, được đứng nhất lớp hay đạt
danh hiệu học sinh giỏi . Đôi khi có thể là sự công nhận đến từ chính bản thân các em
như là việc làm được các bài kiểm tra, bài thi bằng những gì các em đã học. Có thể
thấy, hình thức để đánh giá về kết quả học tập của học sinh thcs và thpt là đa dạng, có
thể hiện hữu trên văn bản hoặc mang tính chất tinh thần, nhưng nhìn chung đã đem
đến được cho các em những cảm xúc dương tính khi các em tự nhận thấy mình đã làm
tốt và được thỏa mãn trên phương diện được chính mình hoặc người khác công nhận.

21


×