Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

luận văn_co so kien nghi va ban hanh luat bieu tinh o nuoc ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.91 KB, 51 trang )

Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
CỞ SỞ KIẾN NGHỊ VÀ BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA

LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các nhóm quyền về chính trị và dân sự thì quyền biểu tình là một trong
những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các Công ước quốc tế, pháp luật
các nước....Ở nước ta quyền này cũng được thừa nhận trong bản Hiến pháp hiện hành.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào để cụ thể
hoá quyền biểu tình nên kể từ khi Hiến pháp có quy định đến nay, quyền biểu tình vẫn
chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân, mặc dù đây là yêu cầu khách quan của tồn
xã hội. Từ đó người viết có những lý do chọn đề tài sau:
Ban hành Luật biểu tình là yêu cầu tất yếu của một xã hội dân chủ hiện đại
Một trong những hình thức thể hiện dân chủ là việc người dân có quyền tham gia
vào của Nhà nước. Quyền lợi hợp pháp của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Chủ
trương và chính sách có liên quan đến người dân thì người dân có quyền được biết và
đóng góp ý kiến, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện có thể để nhân dân thực
hiện quyền của mình. Biểu tình là một hình thức để nhân dân thực hiện sự giám sát đối
với hoạt động của Nhà nước. Nếu người dân không được biểu tình để bày tỏ quan điểm,
thể hiện những bức xúc của mình đối với hoạt động của Nhà nước do chính mình lập nên
thì chưa thể hiện hết sự dân chủ đó trong xã hội.
Ban hành Luật biểu tình là sự địi hỏi của một nền pháp chế XHCN
Thực tế cho thấy muốn xã hội ổn định thì những vấn đề quan trọng liên quan trực
tiếp đến Nhà nước, cơng dân, xã hội… phải được luật hóa và phổ biến một cách đầy đủ,
kịp thời. Biểu tình là một lĩnh vực rất quan trọng có tác động khơng chỉ đến an ninh mà
còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Bởi vậy, khơng có pháp luật về
biểu tình để điều chỉnh trực tiếp là một thiếu sót lớn. Có luật biểu tình thì chúng ta mới
có thể thực thi được quyền biểu tình trên thực tế. Đó khơng chỉ là cơ sở để Nhà nước tổ
chức thi hành luật biểu tình một cách chính thức mà cịn là khn khổ, chuẩn mực để
nhân dân thực hiện quyền biểu tình. Cả Nhà nước và nhân dân đều dựa trên luật biểu tình
để thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. Luật biểu tình khơng có thì không thể xử lý


những vướng mắc phát sinh, nếu để tình trạng đó diễn ra dài khơng những ảnh hưởng
đến tâm lý xã hội mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thống pháp luật của nước ta
2. Mục tiêu nghiên cứu
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 1

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Biểu tình diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam chưa có Luật biểu tình quy định cụ thể
vấn đề này. Đồng thời, đây còn là nhu cầu tất yếu của xã hội, thế nhưng chúng ta chưa có
luật điều chỉnh để đáp ứng đòi hỏi của xã hội.
Qua đề tài này, các tác giả muốn khẳng định:
1. Sự cần thiết phải có luật biểu tình ở Việt Nam. Biểu tình là quyền cơ bản của
cơng dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành. Và nhiệm vụ của Nhà nước là
phải đảm bảo cho quyền này được thực hiện trên thực tế thông qua việc ban hành Luật
biểu tình.
2. Nêu lên những đặc điểm cơ bản của hoạt động biểu tình và các hình thức biểu
tình
3. Phân biệt giữa biểu tình với bạo loạn, bạo động.
4. Phân tích quyền con người, quyền biểu tình và mối quan hệ giữa hai quyền này
5. Trình bày và phân tích các cơ sở lý luận và pháp lý cần thiết cho việc ban hành
Luật biểu tình
6. Đề xuất nội dung khi xây dựng Luật biểu tình
Từ những nội dung trên, người viết kiến nghị việc ban hành Luật biểu tình ở nước ta là
sự cần thiết nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp. Trong đó được

sử dụng như là phương pháp luận để xem xét toàn bộ vấn đề của đề tài. Phương pháp sưu
tầm và tổng hợp các bài nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh, đối
chiếu các vấn đề để hoàn thành một bài luận văn hồn chỉnh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Biểu tình ngày càng trở thành một vấn đề lớn, đánh dấu sự tiến bộ của xã hội loài
người. Đồng thời là một phương thức biểu hiện tính tự do, dân chủ trong đời sống quần
chúng nhân dân. Cho nên, ở đề tài này người viết tập trung vào nghiên cứu về quyền
biểu tình và đưa ra các cơ sở lý luận và pháp lý cho việc kiến nghị ban hành Luật biểu
tình ở nước ta. Song song, người viết cũng đề xuất một số nội dung khi xây dựng Luật
biểu tình nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật khi ban hành.
5. Cấu trúc luận văn
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: Khái quát chung về biểu tình và quyền biểu tình
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 2

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Trong chương này người viết trình bày về các khái niệm: biểu tình, quyền biểu tình,
quyền con người. Nêu lên đặc điểm và các hình thức biểu tình thường thấy hiện nay.
Đồng thời, người viết phân tích sự khác biệt giữa hoạt động biểu tình với bao loạn, bạo
động và mối quan hệ giữa quyền biểu tình với các quyền con người khác.
Chương 2: Cơ sở lý luận và pháp lý cho việc ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Trong chương này người viết đưa ra các cơ sở lý luận và pháp lý, từ đó phân tích và
đánh giá sự cần thiết của việc ban hành Luật biểu tình ở nước ta.
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng Luật biểu tình
Trong chương này người viết đưa ra một số kiện nghị về mặt nội dung và lộ trình

thực thi Luật biểu tình ở nước ta. Từ những nội dung kiến nghị đó, người viết phân tích
và lý giải cho việc kiến nghị đó, nhằm đảm bảo tính khả thi của Luật.
PHẦN KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH VÀ QUYỀN BIỂU TÌNH
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂU TÌNH
1.1.1. Khái niệm biểu tình
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 3

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Theo Bách khoa toàn thư Bắc Mỹ (Encyclopaedia Americana) thì biểu tình được
hiểu là hành động bất bạo lực của một nhóm người, nhằm mục đích đưa đến cộng đồng
một quan điểm hay một cách nhìn về một vấn đề nào đó trong xã hội.1
Ở Việt Nam, theo cách hiểu của một số giới học giả thì, biểu tình là tụ họp với
nhau lại hoặc diễu hành trên đường phố để biểu thị ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương
lực lượng, thường nhầm mục đích gây sức ép gì đó. 2 Hiểu rộng ra, biểu tình là một hình
thức hành động bất bạo động nhằm thể hiện mục đích, bày tỏ quan điểm ủng hộ hoặc
phản đối về một vấn đề cơng cộng nào đó.
Như vậy, xem xét các khái niệm về biểu tình nêu trên, người viết nhận thấy các
định nghĩa đều có chung một số điểm chung về hoạt động biểu tình như: có nhiều người
tham gia, cùng mục đích bày tỏ thái độ, trên tinh thần tự nguyện, phương thức thể hiện là
ơn hịa, bất bạo động.
Từ đó, người viết đã rút ra một khái niệm thống nhất về biểu tình như sau: biểu
tình là bao gồm các hình thức bất bạo động do nhiều người tập hợp nhau lại nhằm mục

đích bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nguyện về một vấn đề nào đó trong xã hội.
1.1.2. Đặc điểm và những hình thức biểu tình
1.1.2.1 Đặc điểm
Để tránh nhằm lẫn với hoạt động khác, chúng ta cần xác định rõ ràng một số đặc
điểm cơ bản của biểu tình như sau:
* Hình thức thể hiện là bất bạo động
Điều đầu tiên chúng ta cần thừa nhận rằng hình thức thể hiện của biểu tình là ơn
hịa, bất bạo động. Bất bạo động là không dùng bạo lực, mà dùng biện pháp hịa bình để
giải quyết xung đột, mâu thuẫn giữa các chính thể, phe phái. 3 Nghĩa là đối với hoạt động
biểu tình, đây là phương thức hành động chủ đạo trong suốt quá trình hoạt động của
người biểu tình nhằm bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về một vấn đề mà không dùng
đến bạo lực hoặc gây rối làm mất trật tự xã hội. Người tham gia biểu tình có thể dùng
nhiều phương pháp khác nhau để thể hiện quan điểm của mình bao gồm dưới dạng tuyên
truyền, thuyết phục, gây sức ép... Tùy mỗi hoạt động biểu tình có cách thức thể hiện dưới
mọi hình thức khác nhau, nhưng mọi hoạt đồng đều phải thực hiện một cách công khai.

1

Võ Tấn Lộc- Kim Từ Nga: Quyền biểu tình- những vấn đề lý luận và thực tiễn,
ngày truy
cập 10/8/2012].
2
3

Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng việt, Nxb Văn hóa- thơng tin, tr. 165.
Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, tr.132.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 4


SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Trên thực tế chúng ta thấy có nhiều cuộc biểu tình lúc đầu diễn ra một cách ơn hòa,
bất bạo lực nhưng do những bất đồng căng thẳng cộng với sự kích động của một số đối
tượng nên vào giai đoạn cuối thường xảy ra những hành động bạo lực giữa những người
biểu tình với cảnh sát, hoặc giữa đồn biểu tình này với đồn biểu tình khác. Đến lúc này
tính bạo lực đã hình thành nên chúng ta khơng thể xem đây là cuộc biểu tình mà là nó
một biến tướng của biểu tình. Vì vậy, để coi là cuộc biểu tình thì tình trạng hành động
một cách ơn hịa, bất bạo động của người biểu tình là điều cần thiết nhất. Ví dụ: Ngày
19/10/2011, hơn 120.000 người dân Hy Lạp đã tập trung biểu tình ở thủ đô Aten, nhằm
phản đối kế hoạch “thắt lưng buột bụng” của Chính phủ đã làm ảnh hưởng đến đời sống
của nhân dân
* Do nhiều người cùng tập hợp thực hiện
Biểu tình là một hoạt động mang tính tập thể, mọi ý kiến quan điểm được bày tỏ là
quan điểm chung của số đông được tập hợp lại trên cơ sở những quan điểm cá nhân có
cùng mục đích. Vì vậy, để một cuộc biểu tình nổ ra địi hỏi người tổ chức phải tập hợp
được một lực lượng quần chúng đơng đảo tham gia.
Nét đặc trưng của biểu tình là đấu tranh một cách ơn hịa nên số lượng người tham
càng nhiều sẽ khẳng định được hiệu quả của cuộc biểu tình đó. Một cuộc biểu tình khơng
thể do một người tự đứng ra thực hiện rời rạc để bày tỏ quan điểm của mình mà cần có
sức mạnh tập hợp của đơng đảo những người có cùng quan điểm. Chính bằng sức mạnh
của số đơng quần chúng, người biểu tình sẽ gửi một thơng điệp đến đối tượng mà họ cần
quan tâm đến. Những người tham gia biểu tình đều có chung một điểm đó là, hướng đến
đối tượng mà họ ủng hộ hay phản đối để đòi hỏi những gì mà mình mong muốn, cho
nên, người biểu tình có xu hướng liên kết với nhau lại, tạo nên một khối vững chắc.
Mặc khác, thực tế số lượng người tham gia biểu tình ln có sự thay đổi nhất định.
Khi cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra, số lượng người tham gia có sự giới hạn ở một con số,

nhưng dưới làn sóng của cuộc biểu tình sẽ lan rộng ra nhiều nơi và thu hút đông đảo
quần chúng tham gia. Vì vậy, để đánh giá tồn diện số lượng người tham gia cuộc biểu
tình đó chúng ta cần xem xét tổng thể số lượng người tham gia do ảnh hưởng trong suốt
cuộc biểu tình đó. Ví dụ trong cuộc biểu tình mang tên” Chiếm Phố Wall” ở Mỹ vào
tháng 9/2011. Lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người biểu tình
tại cơng viên Zuccotti- New York, nhưng sau hai tuần phát động, phong trào "chiếm
Phố Wall" đã thu hút hàng ngàn quần chúng tham gia ở hàng chục tiểu bang.4
* Nhằm mục đích bày tỏ quan điểm một cách tự nguyện
4

Nguyễn Viết: Phong trào “Chiếm phố Wall” đang biến đổi về chất và lượng?, báo điện tử Dân Trí, 2012,
[truy
cập ngày 20/8/2012].

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 5

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Biểu tình là một hiện tượng xã hội mà trong đó có sự xung đột lợi ích giữa các giai
cấp, tầng lớp, nhóm xã hội. Mọi người đi biểu tình vì quyền lợi của họ, của chủ thể khác
hoặc của xã hội bị một đối tượng khác xâm phạm. Người biểu tình nhận thấy rằng, nếu
cứ để tình trạng đó diễn ra thì thật sự khơng tốt bằng cách họ tập hợp nhau lại đấu tranh
đòi quyền lợi cho mình.
Vì vậy mục đích của những người biểu tình là họ cần bày tỏ những quan điểm của
mình ủng hộ hay phản đối chính sách của nhà nước, tổ chức hay cá nhân. Đây còn là
phương thức phản biện xã hội nhằm đưa đến một quan điểm, một cách nhìn hồn thiện

về một vấn đề nào đó trong xã hội. Bày tỏ quan điểm hay cịn là mục đích của người biểu
tình để bảo đảm cho quyền lợi của mình, của chủ thể khác hoặc của xã hội nói chung.
Mục đích của người biểu tình khơng chỉ đơn thuần là thể hiện sự phản đối một vấn
đề nào đó, mà trong nhiều trường hợp nó cịn bày tỏ sự ủng hộ của quần chúng. Có
những vấn đề người biểu bày tỏ thái độ ủng hộ vì nó phù hợp với thực tế, mang lại lợi
ích cho mình và xã hội. Nếu một tổ chức hoặc cá nhân nào đang có những lựa chọn cách
giải quyết cho một vấn đề nào đó thì sự ủng hộ của người biểu tình sẽ góp phần củng cố
làm cho vấn đề được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn. Chẳng hạn như cuộc biểu tình
vào ngày 4/12/2011 của khoảng 25.000 thành viên thuộc các phong trào thanh niên ở
Nga đã xuống đường hô vang các khẩu hiệu ca ngợi chính phủ, ủng hộ chiến thắng của
Đảng nước Nga thống nhất trong cuộc bầu cử hạ viện.
Mọi sự tụ họp của quần chúng để bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về một vấn
đề thì khơng thể đều coi là biểu tình, mà chỉ khi nào người tham gia có sự nhận thức
được vấn đề là cần phải biểu tình, hoặc có sự tác động từ người khác dẫn đến người bị
tác động tham gia biểu tình nhưng mọi sự tác động đó không phải là ép buộc, đe dọa về
mặt tinh thần hay dụ dỗ, mua chuộc bằng vật chất, tiền bạc. Vì trên thực tế có một số
trường hợp, người dân bị một số đối tượng phản động dùng những thủ đoạn như mua
chuộc, lợi dụng, kích động vì động cơ chính trị. Họ dựa vào sự khơng hiểu biết của
người dân để tuyên truyền những thông tin sai lệch, xuyên tạc nhà nước và kêu gọi người
dân đi biểu tình nhằm âm mưu gây rối trật tự, lật đổ chính quyền nhân dân. Vì vậy, nếu
khơng có sự tự nguyện của người dân thì khơng thể xem sự tụ họp đơng người như vậy
là biểu tình.
1.1.2.2 Hình thức biểu tình
Một cuộc biểu tình trước hết cần phải có sự tụ họp của nhiều người, thể hiện sự
phản đối hoặc ủng hộ một vấn đề của xã hội. Có thể đó là sự tụ họp, bàn bạc, thảo luận
để đưa ra ý kiến mang tính chất đóng góp hay bổ sung một vấn đề. Tuy nhiên, tùy theo
tính chất, mức độ và yêu cầu của người biểu tình mà biểu tình có thể diễn ra bằng nhiều
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 6


SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
cách và sự đa dạng khác nhau nhưng biểu tình phải cơng khai. Trong các xã hội dân chủ
hiện đại, các cuộc biểu tình có thể được thực hiện qua các hình thức sau:
* Diễu hành (hay cịn gọi là mít tinh)
Đây là hành động xuống đường của nhiều người, tất cả mọi người đều di chuyển
trong trật tự từ địa điểm này đến địa điểm khác. Người tham gia diễu hành vừa đi vừa hô
khẩu hiệu theo sự chỉ dẫn của những người tổ chức diễu hành. Ví dụ: năm 1963, dưới sự
lãnh đạo của Martin Luther King, hơn 250.000 người thuộc các chủng tộc khác nhau ở
Hoa Kỳ đã tham gia cuộc diễu hành mang tên “Cuộc Diễu hành đến Washington vì Việc
làm và Tự do”.
Ở nước ta, hình thức biểu tình này được thể hiện dưới dạng ủng hộ một sự kiện hay
một vấn đề nào đó của nhà nước. Thường thì nhà nước là người đứng ra tổ chức và quần
chúng là người tham gia vào các dịp kỉ niệm ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của dân tộc.
* Chiếm đóng (hay thường trực )
Được hiểu là sự bao vây của đông đảo quần chúng tại một địa bàn cố định nào đó
trong một khoảng thời gian dài để đòi yêu sách của mình. Ví dụ như cuối năm 2008,
hàng chục ngàn người tại Thái Lan sau khi đã chiếm giữ Tòa nhà chính phủ suốt từ tháng
8 họ chuyển đến bao vây hai sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Mueang ở thủ đơ
Bangkok. Những người biểu tình đã thề sẽ tiếp tục bao vây, chiếm giữ hai sân bay ở
Bangkok cho đến khi tồn bộ chính phủ Thái Lan phải từ chức.
* Giả chết (Die-in)
Đây là một hình thức biểu tình có tính chất khổ hạnh. Thơng thường người biểu
tình sắp đặt một cảnh tượng chết chóc dùng để phản đối chiến tranh kêu gọi hịa bình,
hay phản đối một hành động gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái…Chẳng hạn như
cuộc biểu tình của khoảng 250 nam nữ thanh niên ở thủ đô Mexico của Mexico vào
tháng 02/2012. Họ đã cùng nhau khỏa thân, bôi máu lên người và nằm giả chết như

những con bị bị giết. Mục đích của những người trẻ tuổi u hịa bình này là chống lại
mơn thể thao đấu bị đầy màu sắc bạo lực.
* Tập họp
Được hiểu là người biểu tình tập họp tại một địa điểm cố định, để nghe diễn thuyết
của một người, và đôi khi là diễn đàn để đưa ra các ý kiến và quan điểm…
1.1.3 Sự khác nhau giữa biểu tình với bạo loạn và bạo động
1.1.3.1 Khái niệm về bạo loạn, bạo động

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 7

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Bạo loạn là nổi dậy dùng bạo lực gây rối. 5 Mục đích của hành động bạo loạn là
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân và do một nhóm người cùng thực hiện. Bạo động là
hành động nổi dậy dùng bạo lực để lật đổ chính quyền. 6 Hiểu rộng ra, Bạo động, bạo
loạn là một hình đấu tranh bằng bạo lực của lực lượng chống đối trong nước, hoặc cấu
kết với người nước ngoài, nhằm gây rối trật tự xã hội, an ninh quốc gia hoặc nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân thành lập nhà nước mới.
Từ những định nghĩa về bạo loạn và bạo động, chúng ta thấy cả hai hành động này
đều có sự tham gia, tụ tập của nhiều người, những người tham gia đều có sử dụng bạo
lực nhằm mục đích gây rối trật tự xã hội, an ninh quốc gia hoặc nhằm chống lại nhà
nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Đây là đặc điểm chung của bạo loạn và bạo động.
1.1.3.2 Sự khác nhau giữa biểu tình với bạo loạn và bạo động
Căn cứ vào tính chất và mục đích giữa biểu tình với bạo loạn, bạo động, chúng ta
thấy có một số đặc điểm khác biệt:
* Tính bạo lực

Cả hai hình thức bạo loạn và bạo động là một phương thức phản kháng mãnh liệt
của một nhóm người mang tính chống đối với nhà nước, nên ngày từ lúc lên kế hoạch
chuẩn bị, tính chất bạo lực của hoạt động đã bắt đầu manh nha và diễn ra xuyên suốt
trong quá trình hành động. Sử dụng bạo lực được xem là một hành động chủ đạo của bạo
loạn và bạo động, vì người tham gia cho rằng chỉ khi nào sử dụng bạo lực thì u cầu
của họ mới có thể đạt được. Chẳng hạn như cuộc bạo động năm 2003 tại Gia Lai và Đắc
Lắc là một ví dụ điển hình. Hàng ngàn người dân tộc thiểu số với vũ khí các loại đã tập
trung chiếm trụ sở của chính quyền, đập phá nhiều cơng trình cơng cộng, địi thành lập
nhà nước mới cho mình.
Khác với bạo loạn, bạo động, biểu tình chỉ thể biểu thị bằng hiện diện, hình ảnh,
tiếng nói của người tham gia biểu tình. Họ hành động một cách ơn hịa, bất bạo động.
Người tham gia biểu tình ln tn thủ theo pháp luật và đảm bảo trật tự xã hội. Bản
thân người tham gia biểu tình khơng hề muốn xảy ra hành động bạo lực trong biểu tình,
vì chính hành động bạo lực sẽ làm ảnh hưởng đến sự an toàn và tổn hại lợi ích của bản
thân họ, làm bất ổn xã hội.
* Mục đích của hành động.
Mục đích cuối cùng của người tham gia bạo loạn, bạo động là nhằm để chống đối
lại nhà nước, gây rối an ninh chính trị, trật tự xã hội, hoặc lật đổ chính quyền thành lập
nhà nước mới. Trong khi đó, mục đích của người biểu tình khơng phải để gây rối an ninh
5
6

Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, tr.113.
Nguyễn Như Ý: Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, tr.113.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 8

SVTH: Phạm Văn Nghĩa



Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
chính trị hoặc lật đổ chính quyền mà họ địi hỏi quyền lợi cho mình, cho chủ thể khác
hoặc cho tồn xã hội thơng qua đấu tranh ơn hịa. Đây cịn được coi là hình thức phản
biện xã hội của người biểu tình nhằm hướng đến một xã hội phát triển tồn diện về mọi
mặt.
Tóm lại, để so sánh sự khác biệt giữa hoạt động biểu tình với bạo loạn, bạo động.
Chúng ta cần xem xét đầy đủ tính chất và mục đích của hành động để từ đó có cách nhìn
nhận đúng đắn về bản chất của hoạt động biểu tình, tránh nhầm lẫn giữa các hành động
với nhau.
1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH
1.2.1 Khái niệm quyền con người và quyền biểu tình
1.2.1.1 Quyền con người
Trong tiếng Anh thuật ngữ human rights được dịch là quyền con người- theo tiếng
thuần Việt hoặc nhân quyền- theo Hán Việt. Như vậy, nhân quyền chính là quyền con
người, xét về mặt ngôn ngữ học, đây là hai từ đồng nghĩa. Do đó, chúng ta hồn tồn có
thể sử dụng cả hai từ này trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động thực tiễn về quyền
con người.
* Quyền con người trên thế giới
Chủ thể của quyền con người là mỗi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã được tạo hoá
ban cho họ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Quyền này gắn liền
với mỗi con người từ khi họ sinh ra và mất đi, tồn tại mặc nhiên mà không thể trao đổi
hoặc chuyển giao cho ai.
Quyền con người là một phạm trù đa diện, tùy theo cách nhìn nhận chủ quan của
mỗi cá nhân mà quyền con người có những cách định nghĩa khác nhau. Hiện nay, trong
giới học giả có rất nhiều cách định nghĩa về quyền con người, nhưng mỗi định nghĩa tiếp
cận vấn đề từ một góc độ khác nhau, chỉ ra những thuộc tính nhất định nên chưa có sự
thống nhất một định nghĩa nào hoàn thiện về quyền con người.
Theo Văn phịng Cao ủy Liên Hiệp Quốc thì “Quyền con người là những đảm bảo

pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành
động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ
bản của con người“. Như vậy, quyền con người đều có khi con người vừa được sinh ra,
bởi họ là con người và quyền đó được cơng nhận trên phạm vi toàn cầu. Dựa vào định
nghĩa này có hai quan điểm nhìn nhận: Quan điểm coi quyền con người là quyền tự
nhiên và quan điểm coi quyền con người là quyền pháp lý.
Quan điểm coi quyền con người là quyền tự nhiên
GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 9

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Những học giả theo quan điểm coi quyền con người là quyền tự nhiên cho rằng,
quyền con người được hình thành một cách bẩm sinh vốn có và tất cả mọi người đều
được tạo hóa ban tặng cho quyền này. Bởi là con người nên, quyền này được cơng nhận
trên phạm vi tồn cầu, nó khơng phụ thuộc vào bất cứ điều kiện truyền thống, văn hóa,
cộng đồng, nhà nước nào. Nó khơng thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai,
hoặc không thể phân chia và hạn chế bất cứ một phần hay toàn bộ các quyền con người
nào.7
Theo quan điểm này, rõ ràng, nhà nước hay một chủ thể nào khác không ban phát
hay tước bỏ những quyền bẩm sinh đó của cá nhân. Các chính phủ chẳng qua là một khế
ước xã hội trong đó mỗi cơng dân kỳ vọng và mong muốn được bầu ra chính phủ để là
phương tiện bảo vệ các quyền tự nhiên của họ chứ không phải để ban phát, quy định các
quyền cho họ.
Quan điểm coi quyền con người là quyền pháp lý
Quan điểm này cho rằng quyền con người phải do các nhà nước xác định và cụ thể
hóa bằng các quy phạm pháp luật, nó khơng phải là bẩm sinh, vốn có một cách tự nhiên.

Quyền này mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa và chính trị. Như vậy,
theo học thuyết về quyền pháp lý, phạm vi, giới hạn và ở góc độ nhất định, cả thời hạn
hiệu lực của các quyền con người phụ thuộc vào ý chí của tầng lớp thống trị và các yếu
tố như phong tục, tập quán, truyến thống…8
Nhân loại đến nay vẫn còn nhiều khác biệt từ hai quan điểm gốc này. Nhưng dù
sao, cộng đồng quốc tế cũng đều thống nhất bằng Tuyên ngôn quyền con người năm
1948 rằng Quyền con người là quyền bẩm sinh vốn có, bình đẳng với tất cả mọi người.
Nó khơng thể bị tước đoạt hay hạn chế tùy tiện bởi bất cứ ai, nhà nước nào, nó khơng thể
phân chia và hạn chế bất cứ một phần hay tồn bộ các quyền con người nào.
Tun ngơn toàn thế giới về quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm 1948 và
Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự và Cơng ước quốc tế về các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966 được coi là những văn bản pháp lý quan trọng nhất về
quyền con người của thế giới. Hiện nay, hầu hết các nước đều là thành viên của các công
ước này, trong đó có Việt Nam đều đã tham gia và đang hiện thực hóa cơng ước trong
thực tế. Điều này có nghĩa rằng, các nước có nghĩa vụ tơn trọng, không can thiệp vào
việc cá nhân hưởng thụ quyền con người. Nhà nước phải ngăn chặn và phòng ngừa sự vi
7

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 43.
8

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 44.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 10

SVTH: Phạm Văn Nghĩa



Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
phạm quyền con người của các bên thứ ba. Nhà nước phải chủ động thực hiện các kế
hoạch bảo đảm cho mọi cơng dân có thể hưởng thụ cao nhất quyền con người.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra Tuyên bố Viên và Chương trình hành
động cũng chỉ ra mối liên hệ trực tiếp giữa nhân quyền, dân chủ và phát triển quốc tế
trong phần I, điều 8 rằng : Dân chủ, sự phát triển và việc tôn trọng các quyền và tự do cơ
bản của con người phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung cho nhau. Dân chủ phải được xây
dựng trên nền tảng ý chí được bày tỏ một cách tự do của nhân dân khi lựa chọn hệ thống
chính trị, kinh tế, xã hội và văn hố cho nước mình, và dựa trên sự tham gia đầy đủ của
nhân dân vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Theo nghĩa này, việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người
trên bình diện quốc gia và quốc tế cần mang tính tồn cầu và phải được thực hiện không
kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Cộng đồng quốc tế cần ủng hộ việc tăng cường và thúc
đẩy dân chủ, sự phát triển và việc tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người trên
toàn thế giới.9
* Quyền con người ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có sự thống nhất về định nghĩa quyền con người nên, quyền con
người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý
quốc tế.
Sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi, các quyền con
người và quyền tự do cơ bản của nhân dân Việt Nam đã được trân trọng ghi trong bản
Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và cơng bố vào ngày 2 tháng 9
năm 1945. Trong Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do".
Trên tinh thần đó, Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định quyền con người: Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế,

văn hóa và xã hội được tơn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong
Hiến pháp và luật. 10
Việc ghi nhận một điều nói về quyền con người với tư cách là một quy định chung
trước khi ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hiến pháp năm 1992 thể
hiện một bước tiến mới về tư duy lý luận và sự kế thừa một cách sâu sắc giá trị tiến bộ
9

Trung tâm nghiên cứu pháp luật về quyền con người và quyền công dân- ĐH Luật TPHCM: Tuyên bố Viên và
Chương trình hành động năm 1993, />[truy cập ngày 25/8/2012].
10
Hiến pháp năm 1992, điều 50.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 11

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
của tư duy chính trị - pháp lý của nhân loại. Phải thừa nhận rằng, cá nhân con người với
tư cách là một thực thể tự nhiên - xã hội, có những quyền cơ bản xác định. Việc thừa
nhận các quyền này đã được cộng đồng loài người ghi nhận trong nhiều công ước quốc
tế.
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã khẳng định mục tiêu của Tuyên ngôn
là làm cho mỗi quốc gia, dân tộc tôn trọng và đảm bảo thực hiện quyền con người. Trên
tinh thần đó, luật pháp quốc tế cũng như luật pháp Việt Nam xác định quyền con người
bao gồm các quyền cơ bản như: quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ, quyền được tự do đi lại và cư trú, quyền
tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt…

Mặc khác, quyền con người còn là tổng hợp các quyền và các tự do cơ bản được
thừa nhận về mặt địa vị pháp lý của cá nhân. Quyền con người mang thuộc tính cá nhân,
nhưng các cá nhân lại là thành viên của một xã hội, một quốc gia cụ thể nên quyền ấy có
tính phổ biến, lại vừa mang đặc trưng tự nhiên, vừa mang đặc trưng xã hội. Quyền con
người mang tính phổ biến vì là sản phẩm của văn minh nhân loại, là những giá trị xã hội
trên bình diện pháp lý và bình diện đạo đức.
Ở mỗi thời đại, mỗi quốc gia, quyền con người được ghi nhận và bảo đảm thực
hiện ở những mức độ khác nhau. Điều cần lưu ý là cùng với quyền, bao giờ cũng phải
gắn với nghĩa vụ, quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Khi thực hiện
quyền của mình, mọi người đều có nghĩa vụ tơn trọng các quyền của người khác, của
cộng động đồng và rộng ra là của tồn xã hội.
Như vậy, nhìn ở góc độ nào và cấp độ nào thì quyền con người cũng được xác định
như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn
mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người,
cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân
loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của
cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất
định, một điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và
bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.11
1.2.1.2 Quyền biểu tình
Quyền là điều mà pháp luật, xã hội, phong tục hay bản chất của con ngưởi cho
phép hưởng thụ, vận hạnh, thi hành… và khi thiếu được yêu cầu để có, nếu bị tước đoạt
có thể địi hỏi giành lại. 12 Khái niệm “quyền” chỉ liên quan đến hành động, mà cụ thể là
11

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Cơng Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 42.
12
Nguyễn Văn Đạm: Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thơng tin, tr. 675.


GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 12

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
liên quan đến tự do hành động, nghĩa là thoát khỏi những cưỡng chế về mặt thể xác,
thoát khỏi tình trạng bị ép buộc hay bị can thiệp bởi hoặc từ những người khác.
Do đó, đối với mỗi cá nhân, quyền là sự thừa nhận về mặt đạo đức đối với một sự
chọn lựa tích cực, được tự do hành động theo lý trí, vì các mục tiêu riêng, do sự lựa chọn
riêng tự nguyện, không bị cưỡng ép. Về phần những người xung quanh, các quyền của
cá nhân đó khơng áp đặt nghĩa vụ nào lên những người xung quanh ngoại trừ một quyền
phủ quyết, họ không được vi phạm các quyền của cá nhân đó.13
Từ khái niệm quyền là gì, kết hợp với khái niệm biểu tình, chúng ta có thể hiểu:
Quyền biểu tình là khả năng được phép thực hiện của mỗi cá nhân đối với hoạt động có
nội dung biểu tình. Quyền này được thừa nhận rộng rãi và được bảo vệ bởi pháp luật
quốc tế và quốc gia.
Biểu tình chính là nội dung của quyền biểu tình- quyền con người được thơng qua
những hình thức của hoạt động biểu tình trong thực tiễn. Nếu khơng có biểu tình thì sẽ
khơng bao giờ có quyền biểu tình, vì, biểu tình trở thành một nhu cầu tất yếu của con
người trước mọi vấn đề mà họ quan tâm trong cuộc sống hằng ngày, biểu tình được ghi
nhận từ chính thực tế cuộc sống của con người.
Quyền biểu tình là một phần của quyền con người, quyền con người bao hàm cả
quyền biểu tình, và, quyển biểu tình là quyền con người của một cá nhân có được từ khi
họ sinh ra. Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 cũng là một sự
khẳng định đối với việc bảo vệ những quyền cơ bản của con người trong đó có quyền
biểu tình. “Khơng được hạn chế hoặc huỷ bỏ bất kỳ quyền cơ bản nào của con người mà
đã được công nhận hoặc hiện đang tồn tại ở bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công

ước này trên cơ sở luật, điều ước, các quy định pháp luật hoặc tập quán, với lý do là
Công ước này không công nhận những quyền ấy hoặc công nhận ở một mức độ thấp
hơn”. 14 Thế giới ngày càng văn minh. Việc đảm bảo quyền con người là một tất yếu vì
thế địi hỏi phải mở rộng dân chủ hơn hay ít nhất cũng phải duy trì những quyền đã được
thừa nhận.
Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền đã khẳng định mọi người có quyền tự do
ngơn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm khơng có sự
can thiệp, tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông qua bất kỳ phương
tiện nào và biên giới nào. Đây được xem một dấu ngoặc lớn trong quá trình phát triển và
hoàn thiện các quyền cơ bản của con người. Khác hẳn với nhà nước phong kiến chuyên
13

14

Công tác xã hội VN: Quyền con người, cập ngày 30/7/2012].
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, điều 5.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 13

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
chế khi các quyền của người dân đều bị bó buột trong một khn khổ nhất định, trong xã
hội dân chủ hiện đại mọi quyền của người dân cần được tơn trọng và bảo vệ, trong đó
bao gồm quyền được bày tỏ quan điểm- quyền biểu tình của người dân.
Ngày nay, hoạt động biểu tình tồn tại một cách dai dẳng trong đời sống kinh tế xã
hội và càng trở nên gần gũi cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Nó trở

thành một hiện tượng tự nhiên, gắn liền với nhu cầu phát triển của con người mà khơng
thể có đối tượng nào ngăn cản sự phát triển của hiện tượng tự nhiên đó. Vì đó là hành
động mang tính bản năng của con người, giống như những hành động khác (ăn ở, đi lại,
lao động…), được tạo hóa ban tặng cho mỗi con người, mà không phải nhà nước, hay
một tôn giáo, thế lực nào quy định sẵn.
Mặc dù sự thừa nhận trong pháp luật của mỗi nhà nước có mức độ khác nhau
nhưng biểu tình là một phương thức thể hiện tiếng nói của quần chúng, cộng đồng nhằm
địi hỏi sự khách quan, chống lại sự bất bình đẳng trong xã hội, để hướng tới một xã hội
hồn thiện. Nó trở thành một quyền cơ bản- quyền biểu tình của một cá nhân cụ thể tồn
tại trong mỗi nhà nước, mỗi thời đại.
Một khi biểu tình đã là quyền cơ bản của con người thì, quyền đó cần được đối xử
một cách bình đẳng, trân trọng như những bản năng của thuộc tính con người. Nó sẽ trở
thành đối tượng được chi phối bởi pháp luật, nghĩa là thuộc chức năng trách nhiệm của
chính quyền phải bảo đảm được thực hiện quyền đó cho người dân.
Chính vì vậy, đối với quyền biểu tình của người dân, mỗi nhà nước cần nhận thức
được tầm quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn không chỉ đến kinh tế mà cả chính trị xã
hội. Từ đó, nhà nước buộc phải thừa nhận và nâng chúng lên thành luật, nhằm ổn định
trật tự xã hội và áp đặt ý chí lên giai cấp khác nhằm điều chỉnh hệ tư tưởng theo đúng
quỹ đạo của mình.15

1.2.2 Mối quan hệ giữa quyền biểu tình và những quyền con người khác
Theo Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc các quyền và tự do cá nhân được
chia theo 5 nhóm quyền: quyền dân sự, quyền chính trị, quyền kinh tế, quyền xã hội và
quyền văn hóa. Nhóm quyền chính trị bao gồm: quyền tự do ngôn luận; quyền tự do lập
hội; quyền tự do hội họp một cách hòa bình; quyền tham gia vào đời sống chính trị.
Trong đó quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp có quan hệ mật thiết, tương
quan với nhau. Đồng thời hai quyền này được xem là tiền đề quan trọng để hình thành
nên quyền biểu tình của mỗi cá nhân.
15


Võ Tấn Lộc- Kim Từ Nga: Quyền biểu tình- những vấn đề lý luận và thực tiễn,
ngày truy
cập 10/8/2012].

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 14

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
1.2.2.1 Mối quan hệ với quyền tự do ngôn luận.
Tự do ngôn luận là sự tự do phát biểu mà không bị kiểm duyệt hoặc hạn chế. Thuật
ngữ này đồng nghĩa với tự do biểu đạt (freedom of expression), đơi khi cịn được dùng
để nói đến cả hành động tìm kiếm, tiếp nhận, và chia sẻ thơng tin hoặc quan niệm, bất kể
bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông nào.16
Quyền tự do ngôn luận được thừa nhận như là một quyền con người trong Tuyên
ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR). Công ước ICCPR thừa
nhận quyền tự do ngôn luận là "quyền giữ quan điểm mà không bị can thiệp. Mọi người
đều có quyền tự do ngơn luận".17
Quyền này bao gồm quyền được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin
tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng
hình thức nghệ thuật, hoặc thơng qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào.
Trong số những hình thức thể hiện quyền này thì hoạt động biểu tình là một phần trong
đó. Vì tự do ngôn luận gắn liền với mỗi cá nhân, mang màu sắc cá thể, là quyền của mỗi
cá nhân được tự do biểu đạt ý kiến, quan điểm của mình trước một vấn đề hay sự kiện
nào đó trong xã hội mà mình quan tâm. Và quyền biểu tình cũng thường được hiểu là
một quyền có mang tính chất tương tự như vậy. Mặc khác, hoạt động biểu tình được số

đơng quần chúng tham gia bày tỏ quan điểm ý kiến của mình ở góc độ rộng lớn hơn, có
sự tập hợp nhiều người có cùng quan điểm nên mang tính tập thể hơn.
Quyền tự do ngôn luận là một trong những tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân có
được quyền biểu tình. Biểu tình là một hành động của nhiều cá nhân tụ họp lại với nhau
có cùng chung mục đích tại một địa điểm cố định, nhằm bày tỏ quan điểm của mình về
một vấn đề trong xã hội. Cho nên, trước hết mỗi cá nhân để có thể biểu tình đều phải có
quyền được tự do biểu đạt, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình mà khơng bị hạn
chế.
Khi đã có quyền được tự do biểu đạt, tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình,
mỗi cá nhân sẽ có xu hướng liên kết lại với nhau, tạo nên một cộng đồng đông đảo để thể
hiện sự đòi hỏi mạnh mẽ trước vấn đề mà mình quan tâm đến dưới các hình thức của
biểu tình. Do đó, sự tự do để bày tỏ ý kiến quan điểm của mỗi cá nhân là cơ sở để xây
dựng nên quyền biểu tình của mình. Với những phân tích trên, ta có thể kết luận rằng
biểu tình là một trong những hình thức thể hiện của quyền tự do ngôn luận và quyền tự
do ngôn luận là tiền đề của quyền biểu tình.
1.2.2.2 Mối quan hệ với quyền tự do hội họp
16
17

Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948, điều 19.
Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, điều 19.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 15

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta

Quyền tự do hội họp là quyền của mỗi cá nhân được phép liên kết, tập hợp lại với
nhau trước một vấn đề nào đó mà họ quan tâm, nhằm mục đích tiến hành hội họp để trao
đổi, chia sẻ ý kiến với nhau, với những người có cùng suy nghĩ, quan điểm với mình. Tự
do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người và được ghi nhận rộng rãi
trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền ở khoản 1, điều 20 của tuyên ngôn này: Mọi người
đều có quyền tự do hội họp và tham gia hội họp một cách hịa bình. Đây được xem là cơ
sở quan trọng để hình thành nên quyền biểu tình của người dân.
Biểu tình là một hoạt động mang tính cộng đồng rộng rãi, nét đặc trưng của hoạt
động cũng như để đạt được hiểu quả biểu tình là bằng sức mạnh của đông đảo quần
chúng. Mặt khác, để có được sức mạnh của quần chúng thì cần có sự tụ họp của đơng
đảo người dân tham gia biểu tình, cho nên quyền được tụ họp có vai trị quyết định tạo
nên quyền biểu tình của mỗi cá nhân.
Quyền biểu tình của một cá nhân ln gắn liền với quyền tụ họp của họ, chúng có
quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời hai quyền này ra hoặc là chúng chỉ tồn
tại độc lập. Quyền tự do hội họp là cơ sở quan trọng để một cá nhân có được quyền biểu
tình. Nếu khơng có tự do hội họp sẽ khơng bao giờ có được quyền biểu tình và hoạt động
biểu tình. Vì mỗi cá nhân một khi đã có được sự tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm của
mình, với việc được phép tự do hội họp với những người có cùng quan điểm, cùng suy
nghĩ với mình để bàn luận, chia sẻ về một vấn đề cùng quan tâm thì khi đó biểu tình mới
có thể diễn ra. Chính vì vậy, bất cứ ai muốn biểu tình thì trước tiên phải có quyền được
tự do hội họp.
Từ những ghi nhận của quốc tế về quyền tự do hội họp. Việc luật hóa quyền biểu
tình có ý nghĩa quan trọng trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật ở quốc gia. Đặc biệt
trong bối cảnh nước ta đang theo đuổi mục tiêu xây dựng một mơ hình Nhà nước pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Quy định về quyền biểu tình một cách cụ thể là việc đảm bảo cho
các quyền tự do dân chủ của nhân dân được thực thi trong cuộc sống. Vì vậy, quyền tự
do ngơn luận, quyền tự do hội họp, quyền biểu tình của người dân là khơng thể thiếu.18
1.2.2.2 Mối quan hệ với quyền tự do lập hội
Quyền tự do lập hội (freedom of association), cùng với quyền tự do hội họp một
cách hịa bình, đầu tiên được ghi nhận trong điều 20 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền

năm 1948. Ngồi việc quy định mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một
cách hoà bình, Điều này cịn nêu rõ: khơng ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ hiệp
hội nào.
18

Võ Tấn Lộc- Kim Từ Nga: Quyền biểu tình- những vấn đề lý luận và thực tiễn,
ngày truy
cập 10/8/2012].

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 16

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR) tái khẳng định
và cụ thể hóa quy định về quyền tự do lập hội trong điều 20, Tuyên ngôn Quốc tế nhân
quyền năm 1948, trong đó nêu rõ: Mọi người có quyền tự do lập hội với những người
khác, kể cả quyền lập và gia nhập các cơng đồn để bảo vệ lợi ích của mình. Việc thực
hiện quyền này khơng bị hạn chế, trừ những hạn chế do pháp luật quy định và là cần
thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích an ninh quốc gia, an toàn và trật tự công cộng,
và để bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức của công chúng hay các quyền và tự do của người
khác. Điều này không ngăn cản việc đặt ra những hạn chế hợp pháp trong việc thực hiện
quyền này đối với những người làm việc trong các lực lượng vũ trang và cảnh sát. 19
Khi xem xét quyền tự do lập hơi với quyền biểu tình chúng ta ta chúng có mối hệ
tương quan với nhau. Biều tình là một hoạt động mang tính cộng đồng, có sự tham gia
của nhiều người, nhiều thành phần, tuy nhiên, những người tham gia biểu tình đều có
cùng chung mục đích là bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về một vấn đề. Cho nên,

trong trường hợp này, để tìm kiếm những người có cùng chung mục đích với nhau thì
khả năng người biểu tình tổ chức, thành lập các hội là điều đương nhiên.
Việc lập hội sẽ tạo sự đồng thuận mạnh mẽ, có tính thống nhất cao trong nội bộ
người biểu tình. Từ đó hoạt động biểu tình sẽ được đảm bảo tổ chức theo sự mong muốn
của người biểu tình. Vì vậy, để bảo đảm quyền con người được thực hiện thì quyền lập
hội và quyền biểu tình của người dân không thể bị tách rời nhau ra.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT
BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC BAN HÀNH LUẬT BIỂU TÌNH Ở NƯỚC TA
2.1.1 Phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
2.1.1.1 Lịch sử hoạt động biểu tình ở nước ta
Trước năm 1945, thực dân Pháp thống trị nước ta. Bất bình trước chính sách cai trị
của thực dân Pháp và chính quyền ta sai, hàng trăm cuộc đấu tranh chống lại thực dân
19

Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 591.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 17

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Pháp dưới các hình thức bất bạo động do lực lượng tiến bộ phát động đã nổ ra. Tiêu biểu
là các cuộc đấu tranh như: phòng trào chống sưu thuế ở Trung Kì (năm 1908), phong

trào đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu (năm 1925), cuộc tuần hành của
hơn 14 vạn quần chúng ở Sài Gòn tham dự lễ tang cụ Phan Châu Trinh (năm 1926). 20
Đặc biệt nhất, cuộc mít tinh của hàng ngàn quần chúng ở Hà Nội vào ngày 17/8/1945.
Lúc đầu đây là cuộc mít tinh được tổ chức bởi Tổng hội viên chức nhằm ủng hộ chính
phủ Trần Trọng Kim, nhưng ngay sau đó tranh thủ tinh thần yêu nước của đông đảo
quần chúng, Ủy ban khởi nghĩa đã quyết định biến cuộc mít tinh ủng hộ chính phủ bù
nhìn thành cuộc mít tinh ủng hộ cách mạng của quần chúng. 21 Thắng lợi cuộc mít tinh đã
có ý nghĩa to lớn cổ vũ tinh thần cách mạng của nhân dân, đồng thời cuộc mít tinh cịn
góp phần giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc Tổng khởi nghĩa của cách mạng Việt Nam.
Thắng lợi trên chiến trường Điện Biên Phủ tháng 7/1954 của nhân dân Việt Nam,
buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tháng 10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Ngày 1/1/1955, 250.000 quần chúng thủ đô
Hà Nội đã tiến hành cuộc mít tinh tại vườn hoa Ba Đình để chào đón Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đơ sau 9 năm xa cách.22
Sau năm 1954, Việt Nam tạm thời chia cắt thành 2 miền Nam- Bắc. Ở miền Nam,
Nhà nước Việt Nam Cộng Hịa được thành lập do Ngơ Đình Diệm làm tổng thống. Dưới
chính sách quản lý đất nước của Ngơ Đình Diệm đã vấp phải sự phản đối của nhân dân
miền Nam, nổ ra hàng loạt cuộc đấu tranh của quần chúng như: cuộc tuần hành đòi
quyền tự do dân chủ của hàng ngàn cơng nhân ở Sài Gịn- Chợ Lớn (tháng 5/1960),
phong trào kéo vào thị xã đòi quyền tự do tín ngưỡng của 20.000 đồng bào Khơ-me,
trong đó có hàng ngàn sư sãi ở Trà Vinh (tháng 9/1960), cuộc kéo vào thị xã đòi hủy bỏ
Luật 10/59 của 60.000 đồng bào ở Bến Tre (tháng 10/1960). Riêng ở Trung Nam Bộ,
trong năm 1960, hàng ngàn cuộc biểu tình lớn nhỏ của hơn 600.000 quần chúng phản đối
chính sách của tổng thống Ngơ Đình Diệm đã diễn ra.23
Tháng 8/1963, trước chính sách hạn chế quyền tự do tín ngưỡng của đồng bào Phật
giáo của Chính quyền Sài Gịn. Ở Huế, đã bùng nổ cuộc xuống đường hô vang khẩu hiệu
phản đối chính quyền Sài Gịn cấm treo cờ Phật trong ngày Phật Đản của 20.000 tăng ni

20
21

22

23

Đinh Xuân Lâm: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007,tr. 156, 257, 258.
Đinh Xuân Lâm: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 366.
Lê Mậu Hãn: Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 137.
Lê Mậu Hãn: Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3 Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 169.

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 18

SVTH: Phạm Văn Nghĩa


Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
Phật tử. Cuộc xuống đường lan rộng khắp phạm vi cả nước và nhiều nước trên thế giới,
nhất là ở Sài Gịn.24
2.1.1.2 Tình hình phát triển hoạt động biểu tình trên thế giới hiện nay
Trong thời kì hiện nay, do trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật khơng ngừng
nâng cao, cùng với trình độ tri thức của đông đảo người dân được cải thiện rõ rệt, trong
đó bao gồm các quyền tự do hội họp, tự do biểu đạt ý kiến…được ghi nhận rộng rãi
trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia tại các nước đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt
động biểu tình của các nhân dân trên thế giới.
Nội dung biểu tình của nhân dân các nước ngày càng phong phú, không chỉ tồn tại
ở một quốc gia mà còn vượt ra cả thế giới, với các hình thức khác nhau. Mục đích của
người tham gia biểu tình khơng chỉ là sự địi hỏi, yêu cầu bảo vệ lợi ích cá nhân của họ,
mà cịn là lợi ích của tồn xã hội, của quốc gia và của nhân loại.
* Ở Mỹ

Mỹ là một quốc gia dân chủ hiện đại có lịch sử hình thành hàng trăm năm. Tại đây
mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân đều được đảm bảo, giống như bản Tun ngơn
độc lập trong thời kì lập quốc năm 1776 đã khẳng định: "Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Trong thời gian gần đây, ở Mỹ nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình của quần chúng phản
đối các vấn đề nảy sinh của xã hội. Nổi bật nhất là phong trào biểu tình mang tên "Chiếm
Phố Wall" đã thu hút hàng ngàn quần chúng tham gia trên khắp cả nước và lan rộng trên
thế giới.
Phong trào"Chiếm Phố Wall" được tổ chức Adbusters 25 phát động trên các mạng
internet từ ngày 13/7/2011. Cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra vào ngày 17/9/2011, do một
nhóm nhỏ sinh viên khoảng một chục người tại công viên Zuccotti- New York, với tấm
áp phích mang hình ảnh một nữ diễn viên ba lê nhảy múa trên tượng con bò bằng đồng –
biểu tượng của Phố Wall.
Khẩu hiệu của phong trào là “99%”, tức là 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn,
trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người. Khẩu hiểu này phản ánh một thực tế bất

24
25

Lê Mậu Hãn: Đại cương lịch sử Việt Nam- tập 3, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2007, tr. 190.
Adbusters: một tổ chức phản đối tư bản chủ nghĩa, có trụ sở tại Vancouver (Canada).

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 19

SVTH: Phạm Văn Nghĩa



Cơ sở và kiến nghị ban hành Luật biểu tình ở nước ta
công hiện nay ở nước Mỹ là, 1% người giàu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Mỹ.
Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. 26
Sau hai tuần phát động, phong trào "chiếm Phố Wall" đã thu hút hàng ngàn quần
chúng tham gia ở hàng chục tiểu bang. Những người tham gia biểu tình trong phong trào
chủ yếu tập trung trước các ngân hàng hoặc công ty tài chính lớn. Thành phần tham gia
rất đa dạng, họ bao gồm là những cựu chiến binh, học sinh, sinh viên, công nhân, y tá,
linh mục hay ngay cả những giáo sư ở các trường đại học.
Hưởng ứng phong trào "Chiếm Phố Wall" tại Mỹ, ngày 15/10/2011, tại các thành
phố lớn trên thế giới, quần chúng đã xuống đường để phản đối các chính sách cứu trợ từ
các ngân hàng và chính trị gia của chính phủ: Auckland ( New Zealand), Taipei (Đài
Loan), Lisbon , Oporto (Bồ Đào Nha), Madrid (Tây Ban Nha), Frankfurt (Đức), Seoul
(Hàn Quốc), London (Anh)…
* Ở Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là một quốc gia nằm ở Châu Âu lục địa, giống như những nước khác
tại Châu Âu, nền kinh tế Tây Ban Nha gặp nhiều khó khăn và đang trong giai đoạn
khủng hoảng hiện nay, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, cao nhất trong số 17 quốc gia
sử dụng đồng euro.27
Ngày 12/5/2012, ở khắp các thành phố Tây Ban Nha, hơn 100.000 người đã xuống
đường biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ Tây Ban Nha và

và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao.
Những người biểu tình ở thủ đơ Madrid đã căng rộng một tấm vải có in các ký tự
15M, tượng trưng cho ngày 15/5, ngày khai sinh phong trào "Indignants". Đợt tuần hành
lần này của những người biểu tình Tây Ban Nha sẽ kéo dài trong 4 ngày và kết thúc vào
ngày 15/5, để kỷ niệm một năm ngày phong trào "Indignants" ra đời. Không chỉ diễn ra
ở Tây Ban Nha, việc kỷ niệm một năm phong trào "Indignants" còn được tổ chức tại
nhiều thành phố ở nhiều nước châu Âu như: Marseille (Pháp), Brussels( Bỉ)… 28


26

Nguyễn Viết: Phong trào “Chiếm phố Wall” đang biến đổi về chất và lượng? Báo điện tử Dân Trí, 2012,
cập
ngày 20/8/2012]
27

Tổng hợp: Biểu tình rầm rộ ở Tây Ban Nha, Báo điện tử Thanh Niên,
cập ngày 24/8/2012].

GVHD: Đinh Thanh Phương

Trang 20

SVTH: Phạm Văn Nghĩa



×