Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Đánh giá thực trạng công tác khám - chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến xã của tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.09 KB, 54 trang )

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò và giá trị sử dụng của Y học cổ truyền (YHCT) trên khắp thế giới
ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Hiện nay rất nhiều nước sử dụng YHCT trong
phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xác
định YHCT như là một nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công chiến lược chăm
sóc sức khoẻ ban đầu [25].
Chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng YHCT tại cộng đồng đã là vấn đề được
ngành y tế nước ta chú trọng phát triển từ lâu. Trong những năm của thập kỷ 60 –
70 của thế kỷ trước, nước ta đã xây dựng thành công mô hình YHCT tại các trạm y
tế xã ở các tỉnh phía Bắc. Hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực trong việc
chăm sóc sức khỏe người dân.
Trong chiến lược phát triển YHCT năm 2002 – 2005, WHO tiếp tục khẳng
định vai trò và giá trị của YHCT trong CSSKBĐ cho nhân dân [26] .
Tháng 11 năm 2008, tại Đại hội YHCT toàn thế giới do Tổ chức y tế thế giới
(WHO) tổ chức tại Bắc Kinh đã tuyên bố: trong 50 năm đầu của thế kỷ 21, YHCT
có vai trò quan trọng trong CSSKBĐ nhất là đối với các nước đang phát triển vì tính
hiệu quả và rẻ tiền của nó.
Để phát huy hiệu quả và vai trò của YHCT trong công tác chăm sóc sức
khỏe, trong những năm qua Đảng, Chính Phủ và Bộ Y tế đã ban hành một số văn
bản quan trọng để phát triển và dần hoàn thiện tổ chức quản lý và mạng lưới khám
chữa bệnh bằng YDCT và hệ thống này đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Để có được các mô hình về y tế phù hợp đáp ứng với nhu cầu được bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, mặt khác nhằm phát huy một trong những nét
đặc thù của YHCT là hình thức chữa bệnh từ xa xưa, qua chọn lọc và đúc rút kinh
nghiệm, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và hiện nay nét đặc thù này vẫn
còn lưu truyền trong dân gian. Việc đánh giá đúng thực trạng công tác khám – chữa
bệnh bằng phương pháp YHCT tại tuyến xã là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, hệ
thống này là tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiếp nhận người bệnh từ cộng đồng,




2

giải quyết một số bệnh tật thông thường, truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người
dân trong đó vai trò của Y học cổ truyền trong trạm y tế xã cũng góp phần không
nhỏ vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, góp phần làm giảm bớt sự
quá tải của các tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho cả cơ sở y tế và người bệnh.
Tuy nhiên, để triển khai và thực hiện tốt kế hoạch phát triển y, dược cổ
truyền theo Quyết định số 2166 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành y tế tỉnh Lâm
Đồng cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt và những giải pháp cụ thể để nâng cao chất
lượng, số lượng người bệnh sử dụng dịch vụ y học cổ truyền (đến năm 2020, có
40% số người bệnh đến khám, chữa bệnh tại Trạm y tế).
Chính vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: Đánh giá thực trạng công
tác khám - chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại tuyến xã của tỉnh Lâm Đồng, năm
2012 được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã
của tỉnh Lâm Đồng, năm 2012;
2. Đề xuất một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh
bằng YHCT tại tuyến xã của tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2012 – 2015) và những năm
tiếp theo.


3

Chương I. TỔNG QUAN
1.1 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRONG CHĂM SÓC SỨC
KHOẺ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Vai trò quan trọng của Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe (CSSK ).
Hiện nay YHCT đã được hơn 120 nước trªn thÕ giíi, kể cả các nước phát

triển sử dụng để chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vai trò và hiệu quả của y học cổ
truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nhiều nước thừa nhận và
sử dụng rộng rãi trong phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng cao sức
khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “Cần đề cao và khai thác mạnh mẽ hơn
nữa khả năng và hiệu quả của y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phải đánh giá và công nhận giá trị của nó, làm cho nó ngày càng hữu hiệu hơn. Đó
là hệ thống khám, chữa bệnh mà từ trước tới nay được nhân dân coi như của mình,
chấp nhận một cách gần như đương nhiên. Hơn thế nữa, dù ở đâu, trong hoàn cảnh
nào nó cũng chỉ mang lại lợi ích nhiều hơn so với các phương pháp khác vì nó là
một bộ phận không thể tách rời nền văn hoá cña nhân dân ” [18].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), y dược cổ truyền (YDCT) là những
kiến thức, thái độ và phương pháp thực hành trong y học liên quan đến những
thuốc lấy từ thực vật, động vật, hay khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các bài
tập, các kỹ thuật bằng tay được áp dụng để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh
tật hoặc duy trì sức khỏe của con người [18].
Thuật ngữ y học cổ truyền (YHCT) đề cập đến những phương pháp bảo vệ
và phục hồi sức khỏe, được ra đời, tồn tại trước khi có y học hiện đại (YHHĐ) và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [23].
Y học cổ truyền cũng là một bộ phận của di sản văn hoá phi vật thể của
một số lớn các dân tộc trên trái đất, Y dược học cổ truyền có gốc rễ bám chắc vào
cộng đồng dân cư. Tổ chức y tế thế giới đã đánh giá: “ Hiện nay y học cổ truyền
vẫn đang chăm lo sức khoẻ, đặc biệt là chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho gần 3/4


4

nhõn loi, mt b phn ca nhõn loi ang chu nhiu thua thit v kinh t - xó hi
v ớt cú c may tip cn v hng th nhng thnh qu mi nht ca y hc hin
i [25]. Theo thng kờ ca TCYTTG nm 1999, cú ti 80% ngi dõn c chm

súc sc kho bng YHCT. Con s ny núi lờn s tin tng ca ngi dõn i vi
YHCT cng nh tớnh ph cp ca YHCT trong chm súc sc kho ca ngi dõn ti
cng ng [26].
Mt trong cỏc quc gia tiờu biờu cú h thng YHCT phỏt triờn cao l Trung
Quc. quc gia ny, vic cha tr bng YHCT tr nờn ph bin trong cỏc c s y
t v cng ng. õy l mt quc gia cú nn YDCT (cũn gi l Trung y) phỏt
triờn lõu i vo bc nht thế gii. Nm 2004, Trung Quc cú 2973 bnh vin
Trung y vi 450.000 cỏn b YHCT v 300.000 ging bnh. Trung bỡnh mt bnh
vin mi nm khỏm v iu tr cho khong 200 triu lt bnh nhõn ngoi tru v 3
triu lt bnh nhõn ni tru. Ngoi ra 95% cỏc bnh vin YHH Trung Quc cú
khoa YHCT. Cỏc bỏc s trong cỏc bnh vin YHH cú thờ s dng thnh tho cỏc
ch phm thuc YHCT [1], [23].
Vi lch s phỏt triờn YHCT trờn 1400 nm, hin nay Nht Bn l nc
cú t l ngi dõn s dng YHCT cao nht trờn th gii [24]. Thuc c truyn ca
Nht Bn l s kt hp gia thuc c truyn ca ngi Trung Quc v thuc dõn
gian ca Nht Bn gi chung l Kampo, phn ln di dng thc phm chức
năng, tiêu chuẩn chất lng c giám sát chặt chẽ. iu ú ó to c hi
cho ngi dõn s dng thuc YHCT mt cỏch thun li. Minh chng cho iu ú l
nm 2003, sn phm thuc c truyn của Nhật Bản cú doanh thu là 898 trm t
Yờn, tng ng 898 t Đụ La. Nht Bn tip tc u t, t chc ỏnh giỏ tớnh an
ton v hiu lc ca cỏc sn phm thuc c truyn theo hng dõn ca T chc Y t
Th gii ờ khuyn khớch vic s dng trong nc v xut khu.
Theo kt qu ca mt s nghiờn cu nm 1995 Australia, 48,5% dõn s
s dng ớt nht mt loi hỡnh cha bnh theo phng phỏp YHCT [21].
Ti Cam Pu Chia, t nc chựa thỏp ny ó s dng thuc tho dc hng
ngn nm. Nm 1950, y hc hin i ó thõm nhp mnh m vo Cm Pu Chia
nhng ch nhng ngi giu mi cú kh nng s dng dch v YHH, cũn phn ln


5


người dân khi ốm đau vẫn phải nhờ tới y học cổ truyền. Người C¨m Phu Chia cũng
đã biết phát huy thế mạnh về nguồn dược liệu của mình. Đại diện cho Y học cổ
truyền của Căm Phu Chia là kinh nghiệm chữa bệnh bằng thảo dược của người
Kh¬mer. Người Kh¬mer của Căm Phu Chia có thể sử dụng thảo dược của mình
điều trị được hơn 100 loại bệnh khác nhau [22] .
Tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, YHCT là một bộ phận quan trọng trong
m¹ng lưới CSSK nhân dân. Người dân vùng nông thôn và vùng núi của Lào
thường sử dụng dược liệu địa phương để phòng và chữa các bệnh thông thường.
Nước Lào có khoảng 24.000 thày thuốc YHCT. Chính phủ Lào rất quan tâm đầu tư
và tạo điều kiện để ph¸t triển nền YHCT phục vụ CSSK nhân dân.
Các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh, đặc biệt là các bộ lạc người
dân ở đây từ lâu đã biết làm các phương thuốc từ cây cỏ sẵn có tại nơi sinh sống để
phòng và chữa các bệnh thông thường ở cộng đồng mình. Hiện nay tại Châu Phi có
tới 80 - 85% dân số sử dụng YHCT để chăm sóc sức khoẻ [27].
1.1.2 Những tồn tại trong việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại một
số nước trên thế giới .
Những nghiên cứu gần đây trên thế giới cho thấy một phần rất lớn người
dân quan niệm rằng thuốc YHCT có nguồn gốc từ thiên nhiên nên việc sử dụng
chúng sẽ an toàn và không độc hại [18]. Nhưng đây là quan niệm chưa hoàn toàn
đúng, bởi các thuốc YHCT cũng có thể gây ra các phản ứng có hại cho con người,
thậm chí ở mức độ nặng có thể tử vong [19],[21],[24].
Bên cạnh đó tại nhiều quốc gia đang phát triển, người hành nghề YDCT
là nguồn nhân lực chủ yếu để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng. Tuy
nhiên phần lớn số này không được đào tạo chính thức trong công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng [20]. Đây là một trong những rào cản làm hạn chế
hiệu quả sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng YHCT ở các nước này.
Nhật Bản, quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng thuốc YHCT cao nhất trên
thế giới, thuốc YHCT rất thông dụng ở đây và được coi là thuốc rất an toàn. Trên
thực tế, theo một báo cáo theo dõi về phản ứng bất lợi trong bệnh viện năm 1989,



6

thuốc YHCT chiếm 1,3% tổng số ca có phản ứng bất lợi. Bộ Y tế đã thành lập tổ
chức chuyên theo dõi các phản ứng có hại liên quan đến thuốc YHCT, đặc biệt phổ
biến với các thuốc YHCT tự mua không cần đơn [11].
Với những kết quả trên thuốc cổ truyền không phải tuyệt đối an toàn như đa
số người dân, thậm chí cả nhân viên y tế vẫn thường quan niệm. Vì vậy việc
sử dụng hợp lý, an toàn thuốc YHCT là vấn đề được Tổ chức y tế thế giới và các
quốc gia hết sức quan tâm [11].
Năm 1992, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đó đưa ra
các tiêu chuẩn và nguyên tắc cơ bản trong việc hướng dẫn đánh giá thuốc YHCT.
Mục tiêu chính là để đảm bảo an toàn, hiệu quả, đẩy mạnh sử dụng hợp lý và cung
cấp các chỉ tiêu nghiên cứu trong đánh giá chất lượng thuốc YHCT nhằm tạo ra một
rào chắn pháp lý để kiểm soát sử dụng hợp lý an toàn thuốc YHCT núi chung [26].
Gần đây xu hướng hội nhập và sự phát triển lưu thông, trao đổi dược liệu
trên thế giới đòi hỏi có sự thống nhất về các tiêu chuẩn chất lượng. Theo ý kiến của
Tổ chức y tế thế giới các nước Tây Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, Singapore và Việt Nam…..) thành lập diễn đàn hòa hợp về tiêu
chuẩn chất lượng và quy chế đối với các loại dược liệu. Nội dung hoạt động của
diễn đàn là tiêu chuẩn hóa dược liệu, thống nhất về phương pháp đánh giá, thiết lập
thống nhất về chuẩn đối chiếu và quy chế quản lý chất lượng dược liệu [19].
1.2.

TÌNH HÌNH KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE Ở VIỆT NAM
1.2.1 Sơ lược quá trình phát triển của y học cổ truyền Việt Nam
Việt Nam là một nước có nền YHCT lâu đời. Trải qua hàng ngàn năm lịch

sử, YHCT Việt Nam đã đúc kết được những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh có
hiệu quả. Việt Nam có nhiều danh y không những nổi tiếng trong nước mà còn được
lưu danh trên thế giới như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác, Nguyễn
Đại Năng, Hoàng Đôn Hoà ,… Các danh y của Việt Nam đã để lại cho đời những
tác phẩm Y Dược học cổ truyền nổi tiếng không những có giá trị trong lĩnh vực y
học mà còn là di sản văn hoá của dân tộc [8].


7

Thời kỳ Hồng Bàng và các Vua Hùng, nhân dân ta đã biết ăn trầu để làm ấm
người, phòng chống ngã nước (sốt rét), nhuộm răng để làm chắc chân răng, chống
sâu răng, viêm lợi; ăn gừng , ăn tỏi để chống rối loạn tiêu hoá.
Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, ông tổ của thuốc Nam (thế kỷ XIV) được
nhân dân suy tôn là “Thánh thuốc Nam”. Vào thời mà hầu hết các nước Đông Nam
Á đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền YHCT Trung Hoa thì Tuệ Tĩnh đã đưa ra
quan điểm “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam chữa bệnh cho người Nam). Đây
là quan điểm hết sức khoa học, vừa thể hiện tính nhân văn, nhân bản cao, vừa thể
hiện được tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường dân tộc [8].
Dưới triều đại nhà Lê có đại danh y Lê Hữu Trác, Hiệu là Hải Thượng Lãn
Ông. Ông là người tâm huyết với nghề thuốc cứu người. Trong cuộc đời làm nghề y,
Ông đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm để lại cho đời sau những tài sản vô giá như
bộ “ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” có 28 tập, gồm 66 quyển dạy nghề làm thuốc;
“Vệ Sinh Yếu Quyết” chỉ cho người ta cách giữ gìn vệ sinh để phòng bệnh; “9 điều
Y Huấn Cách Ngôn”, đó là 12 điều y đức của người thầy thuốc [16].
Dưới thời Pháp thuộc (1884-1945), Thực dân Pháp đã đưa YHHĐ vào Việt
Nam và loại YHCT ra khỏi vị trí Nhà nước, đồng thời tìm mọi cách cấm đoán,
kìm hãm sự phát triển của YHCT Việt Nam. Tuy vậy YHCT vẫn được người dân
đặc biệt là dân nghèo thành thị và hầu hết người dân nông thôn sử dụng mỗi khi đau
ốm, nhờ vậy mà nó được bảo tồn và phát triển.

Hòa bình lập lại, đánh giá cao vai trò và tiềm năng của nền YHCT trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, Đảng và Nhà nước đã cho thành lập
Hội Đông y Việt Nam, Viện Đông Y Việt Nam và Vụ Đông y - Bộ Y tế , nhằm mục
đích đoàn kết giới lương y, những người hành nghề đông y với người hành nghề
Tây y thực hiện đường lối “Kế thừa, phát huy, phát triển YHCT, kết hợp với YHHĐ,
xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng”[5], [8].
Trong những năm của thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80, Việt
Nam đã xây dựng được m¹ng lưới kh¸m, ch÷a bÖnh b»ng YHCT từ trung
ương đến địa phương. TÊt c¶ c¸c tỉnh, thành phố trùc thuéc trung ư¬ng


8

®Òu có bệnh viện YHCT; trên 90% các bệnh viện y học hiện đại có khoa YHCT
trong đó có những khoa YHCT mạnh như khoa YHCT bệnh viện Vân Đình; đặc
biệt có trên 60% trạm y tế xã của huyện Vân Đình, tỉnh Hà Tây đã đạt tiêu chuẩn
dứt điểm thuốc Nam và Châm Cứu [9]. Tuy nhiên vào những năm cuối của thập kỷ
80 vµ những năm đầu của thập kỷ 90, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, do ảnh
hưởng bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường mà ngành y tế cũng như một số ngành
khác chưa chuyển đổi kịp nên số trạm y tế xã, phường có hoạt động YHCT trong cả
nước giảm mạnh, trung bình cả nước chỉ còn 12% số trạm y tế xã, phường còn hoạt
động khám, chữa bệnh bằng YHCT [4],[5],[6].
1.2.2 Chính sách YHCT và hệ thống tổ chức và quản lý y học cổ truyền trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.2.2.1 Các chính sách về phát triển y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất coi trọng việc phát triển nền YDCT và
chủ trương kế thừa, phát triển mạnh mẽ YDCT, kết hợp chặt chẽ YHCT với YHHĐ
trong đó những nội dung về công tác phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng
đồng là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Chủ trương này đã được cụ

thể hóa bằng các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, Thông tư của Ban Bí thư TW
Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, của liên Bộ, ngành và của Bộ Y tế…qua từng thời
kỳ để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội, của ngành y tế nói chung và lĩnh
vực YDCT nói riêng.
- Ngày 4/7/2008, Ban Bí thư trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 24CT/TW về phát triển nền Đông y Việt nam và hội đông y trong tình hình mới [2].
- Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Kế hoạch của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền đến năm
2020 [17]. Có quy định:
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn có tổ chức khám chữa bệnh bằng YHCT do
một thầy thuốc YHCT (y sỹ hoặc lương y trở lên) trong biên chế của trạm phụ
trách. Trạm y tế xã, phường trị trấn có vườn cây thuốc.


9

+ Chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YHCT: tại tuyến xã đến năm 2015 đạt
30% và đến năm 2020 đạt 40% số người được khám và điều trị.
- Để tăng cường vai trò và dần chuẩn hóa hệ thống y tế tuyến xã, Bộ
trưởng Bộ Y tế Việt Nam có Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002
ban hành chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001 - 2010, bao gồm 10 chuẩn trong
đó có 01 chuẩn dành riêng cho YHCT.
- Nhằm kế thừa và bảo tồn những bài thuốc hay của 54 dân tộc Việt Nam
đang lưu truyền trong cộng đồng, một nét đặc thù của YHCT Việt Nam, ngày
12/11/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 39/2007/QĐ-BYT ban hành
quy chế xét cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”. Quy định này ra đời đã tạo
điều kiên thuận lợi cho các thầy thuốc có các bài thuốc gia truyền được hành nghề
một cách hợp pháp và là cơ sở giúp cho các nhà quản lý nhà nước về hành nghề
YHCT tư nhân.
Có thể nói, hệ thống văn bản về công tác YDCT tại Việt Nam cho đến nay
đã tương đối hoàn chỉnh, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền

cũng như sự nỗ lực của ngành y tế do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
YHCT tại tuyến y tế cơ sở ngày càng phát triển. Có nhiều xã đạt tiêu chuẩn xã tiên
tiến về YHCT, là tiêu chuẩn cơ bản để phấn đấu đạt các tiêu chí trong Quyết định
2166 vào năm 2015 [3, 17].
1.2.2.2 Hệ thống tổ chức và quản lý y học cổ truyền của Việt Nam
Hệ thống y học cổ truyền Việt Nam là một khối thống nhất trong hệ thống y
tế quốc gia
Việt Nam có một hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền từ Trung
ương đến địa phương, bao gồm cả hệ thống y tế nhà nước và tư nhân:
1.2.2.3 Hệ thống Y tế Nhà nước:
- Bệnh viện Y học cổ truyền; gồm các bệnh viện YHCT tuyến Trung ương,
tuyến tỉnh, thành phố và BV YHCT của các Bộ, ngành


10

- Khoa hoặc tổ Y học cổ truyền trong bệnh viện hiện đại tại các bệnh viện
Trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện
- Bộ phận khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm y tế xã phường.
Hệ thống này có mối tương quan và tác động qua lại lẫn nhau thể hiện qua sơ đồ
sau :
1.2.2.4 Hệ thống Hội nghề nghiệp lĩnh vực y dược cổ truyền: Song song tồn tại
cùng với hệ thống y tế nhà nước về YHCT, Việt Nam còn có một hệ thống các Tổ
chức Hội nghề nghiệp chuyên môn trong đó Hội Đông Y và Hội Châm cứu là Hội
có hoạt động mạnh từ Trung ương đến địa phương [13].
1.2.2.5 Hoạt động hành nghề Y dược cổ truyền tư nhân : Bao gồm các hình
thức hoạt động như sau : Bệnh viện YHCT tư nhân, phòng chẩn trị YHCT, các cơ sở
kinh doanh, sản xuất thuốc YHCT, các cơ sở cung cấp dịch vụ YHCT bằng các
phương pháp không dùng thuốc, các ông lang, bà mế, người hành nghề bằng bài
thuốc gia truyền ...

1.2.3 Hệ thống quản lý về y học cổ truyền:
1.2.3.1 Hệ thống Y tế Nhà nước.

Sơ đồ Hệ thống khám chữa bệnh Y học cổ truyền Nhà nước


11

BỘ QUỐC PHÒNG, CÔNG AN

BỘ Y TẾ

Bệnh viện
YHCT TW

Bệnh viện CC
TW

Bệnh viện
YHCT nghành

SỞ Y TẾ TỈNH, TP
BV Đa khoa tỉnh, TP

BV YHCT
tỉnh, TP
Bệnh viện huyện, thị

Khoa YHCT


Khoa YHCT
Trạm y tế xã, phường

- Tuyến trung ương:
Có Vụ Y-Dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh
đạo Bộ Y tế về công tác quản lý nhà nước về Y-Dược cổ truyền trên phạm vi cả
nước.
- Tuyến địa phương:
+ Tuyến tỉnh:
Có phòng quản lý Y-Dược cổ truyền hoặc chuyên viên chuyên trách quản lý về YDược cổ truyền tại Sở Y tế.
+ Tuyến huyện:
Phòng y tế huyện (hoặc) Trung tâm y tế, có chuyên viên chuyên trách hoặc bán
chuyên trách quản lý nhà nước về Y-Dược cổ truyền trực tiếp chỉ đạo quản lý nhà
nước về hoạt động YHCT tại trạm y tế xã.


12


Tổ chức Hội nghề nghiêp/người hành nghê YHCT tư nhân: (Hội Đông y, Hội

Châm cứu) Được hình thành theo 4 cấp từ Trung ương đến địa phương, phối hợp
với ngành y tế trong quản lý hành nghề và công tác bồi dưỡng chuyên môn cho các
hội viên [12,13,15].
1.2.3.2 Thành tựu của Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng YHCT đã là vấn đề được ngành Y
tế Việt Nam chú trọng phát triển từ lâu. Trong những năm của thập kỷ 60 - 70 của
thế kỷ trước, Việt Nam đã xây dựng thành công mô hình YHCT tại các trạm y tế
xã ở các tỉnh phía Bắc, hoạt động này đã đem lại hiệu quả thiết thực trong chăm sóc
sức khỏe cộng đồng.

Tuy nhiên hoạt động này đã tạm lắng xuống trong những năm của Thập kỷ
90 và một số năm đầu của Thế kỷ 21. Hoạt động KCB bằng YHCT tại trạm y tế
xã, phường đã phát triển trở lại sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách
quốc gia về Y dược cổ truyền và một số các văn bản về công tác YDCT, hoạt động
này thể hiện qua các số liệu sau: năm 2005 số trạm y tế triển khai hoạt động khám
chữa bệnh bằng YHCT chỉ đạt tỷ lệ 27% trên tổng số gần 11.000 xã phường trong
cả nước, năm 2006 tỷ lệ này là 58,7% và năm 2007 số trạm y tế tế xã, phường có
hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT đã đạt tỷ lệ 60%; năm 2009 tỷ lệ này đã đạt
76,2%; số trạm có triển khai trồng vườn thuốc mẫu năm 2009 đạt 69,3% [4, 13].
Điều này cho thấy các chính sách của Việt Nam trong công tác phát triển YHCT nói
chung và YHCT tuyến cơ sở nói riêng đã có tính khả thi tương đối cao
Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT trên tổng số khám, chữa bệnh chung tại
trạm y tế cũng tăng dần: năm 2006 tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện chính sách
quốc gia về y dược học cổ truyền tỷ lệ này là 16,9% [4]. năm 2009 tỷ lệ này đã đạt
20,6% [6]. Nhiều trạm y tế xã đã phát huy rất tốt hiệu quả của bộ phận khám chữa
bệnh bằng YHCT, đưa tỷ lệ người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bằng
YHCT tại trạm y tế xã đạt tỷ lệ trên 30%. Một số địa phương tỷ lệ người dân trong
cộng đồng tự sử dụng các phương pháp phòng và điều trị một số chứng bệnh bằng
YHCT thông thường chiếm tỷ lệ trên 50%.


13

Bên cạnh những thành tựu về chăm sóc sức khỏe cộng đồng của hệ thống
các trạm y tế của Nhà nước, Việt Nam còn phải kể đến sự đóng góp tích cực của
Hội Đông y, Hội Châm cứu. Trong đó đặc biệt là vai trò của Hội Đông Y. Hội Đông
y Việt Nam được tổ chức theo 4 cấp từ Trung ương hội, Tỉnh Hội; Huyện, thị hội;
chi hội Đông y xã phường và luôn hoạt động trên nguyên tắc có sự chỉ đạo thống
nhất từ trên xuống dưới, các hội viên luôn hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn,
cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn

và chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Hoạt động của Hội tập trung vào các
nội dung:
Duy trì, bảo tồn, phát huy phát triển các bài thuốc hay, những cây thuốc
quí của địa phương.
Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
Nghiên cứu khoa học, dịch thuật, biên soạn tài liệu...
Tất cả các hoạt động trên nhằm mục đích nâng cao vai trò của YHCT trong
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở Hội Đông
Y Việt Nam đã thu hút được đông đảo số hội viên tham gia, hiện tại có trên 50.000
hội viên sinh hoạt tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước.. (Hội Đông Y tỉnh Lâm
Đồng có 400 hội viên) .
Ngoài hệ thống YHCT Nhà nước và Hội chuyên môn, Việt Nam còn có
một lực lượng đông đảo các thầy thuốc Y học cổ truyền tư nhân. Đội ngũ này cũng
góp phần rất lớn trong sự nghiệp CSSKCĐ với hơn 10.000 cơ sở hành nghề YHCT
tư nhân, nhiều Ông Lang, bà mế ở những vùng dân tộc ít người, vùng núi có những
bài thuốc hay, những cây thuốc quý [10];
1.2.3.3 Một số mô hình y học cổ truyền tại cộng đồng đang tồn tại ở Việt Nam
và hoạt động có hiệu quả
Những mô hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại cộng đồng ở Việt
Nam rất đa dạng và phong phú, có thể nêu ra một số mô hình chính hiện đang hoạt
động như sau:


14

Mô hình y học cổ truyền trong hệ thống y tế Nhà nước:
a) Trạm y tế xã
Hoạt động YHCT do cán bộ trong biên chế của trạm phụ trách:
- Thành phần: Bộ phận YHCT tại trạm do cán bộ có trình độ là y sỹ YHCT
hoặc y sỹ đa khoa có học thêm định hướng về YHCT thuộc biên chế của trạm đảm

nhiệm công tác YHCT.
- Cơ chế hoạt động: Bộ phận này là một phần cấu thành tổ chức bộ máy của
trạm y tế, Phòng y tế /quận/huyện/thị chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước và
Trung tâm y tế có trách nhiệm quản lý về chuyên môn. Ngoài ra Bộ phận này còn
nhận được sự chỉ đạo chuyên môn về YHCT của BV YHCT tỉnh và khoa YHCT của
Bệnh viện đa khoa huyện. Ngân sách hoạt động được trích một phần trong ngân
sách Nhà nước cấp cho trạm.
- Hiệu quả, thách thức
+ Hiệu quả: Nơi thu hút nhiều người đến khám và chữa bệnh về YHCT tại cộng
đồng là trạm y tế. Bộ phận YHCT trong trạm y tế xã đã trực tiếp khám chữa bệnh
cho người dân tại cộng đồng bằng các phương pháp chữa bệnh của YHCT (dùng
thuốc và không dùng thuốc), tổ chức truyền thông giáo dục cho người dân các kiến
thức cơ bản về YHCT để phòng và chữa một số bệnh thông thường. Hướng dân
nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam tại nhà, mở các lớp tập dưỡng sinh, khí công,
kết hợp với chi hội đông y xã kế thừa, bảo tồn, phát huy, phát triển những bài thuốc
hay, cây thuốc quý. Có một điều hết sức thuận lợi của mô hình này là bảo hiểm y tế
tại Việt Nam hiện nay chiếm 60 dân số, trong đó nhiều tỉnh Miền núi và vùng dân
tộc thiểu số có nơi trên 90% dân số có thẻ BHYT. Trạm y tế là nơi mà người có thẻ
bảo hiểm y tế được cơ quan BHYT chi trả 100% tiền khám chữa bệnh, vì vậy đây
cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển công tác KCB bằng YHCT tại trạm [6].
Trong những năm gần đây nhiều trạm y tế hoạt động theo mô hình này và đã
đạt được hiệu quả tốt như: Thị trấn Đồng Nai, Cát Tiên; Phòng khám Đa khoa Xuân
Trường, Đà Lạt; Khoa Nội – Đông Y, TT Y tế Di Linh …


15

+ Thách thức: Đội ngũ cán bộ làm công tác khám chữa bệnh YHCT tại trạm
y tế còn thiếu về số lượng, trình chuyên môn và kinh nghiệm chưa đáp ứng được
với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Theo thống kê số cán bộ làm công tác

YHCT tại tuyến xã năm 2007 là 11% và năm 2009 là 12% trong tổng số nhân lực
tại trạm y tế trên toàn quốc [4]. Mặt khác nhiều trạm y tế xã cơ sở vật chất xuống
cấp, trang thiết y tế còn thiếu và lạc hậu do đó tại trạm không bố trí được phòng
riêng và cũng không đầu tư trang thiết bị cho YHCT.
Hướng giải quyết: Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã và đang quan tâm đến
công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cho tất cả các lĩnh vực và các tuyến. Đối với
nhân lực YHCT tại trạm, giao cho các trường cao đẳng, trung cấp y của các tỉnh, TP
trực thuộc trung ương đào tạo đội ngũ y sỹ chuyên khoa YHCT hoặc định hướng
chuyên khoa. Ngoài ra, hiện nay Việt Nam còn có một hệ thống các trường trung
cấp YHCT tư nhân cũng đang triển khai đào tạo loại hình này, trong tương lai sẽ
góp phần cung cấp đủ nguồn nhân lực YHCT cho các trạm y tế xã. Về cơ sở vật
chất trang thiết bị YHCT cho trạm y tế, tranh thủ các nguồn đầu tư cho trạm từ
nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn viện trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
b) Hoạt động YHCT tại trạm cho hợp đồng với Lương y:
- Thành phần: bộ phận này là do một hoặc vài lương y có uy tín trong
khám và điều trị bệnh bằng YHCT tại địa phương ( Tram Y tế Phước Cát, Cát
Tiên), là hội viên của Chi Hội Đông y xã/phường, được trạm y tế ký hợp đồng
và mời đến khám chữa bệnh bằng YHCT tại trạm.
- Cơ chế hoạt động: trạm y tế dành riêng phòng và đầu tư một số trang thiết
bị khám, chẩn đoán bệnh bằng YHCT cho lương y. Thuốc YHCT và một số trang
thiết bị bào chế thuốc là do lương y tự cung cấp. Các lương y này hoạt động theo
cơ chế tự hạch toán kinh phí và hoạt động tự chủ.
- Hiệu quả, thách thức và hướng giải quyết:
+ Hiệu quả: Huy động được nguồn nhân lực sẵn có tại cộng đồng, các lương
y thường là những người cao tuổi, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị,
hiệu quả điều trị đối với một số bệnh tốt, có uy tín trong cộng đồng nên tỷ lệ người


16


dân đến khám tại các mô hình này tương đối cao. Điển hình một số tỉnh thực hiện
tốt mô hình này như: Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nam...
+ Thách thức: do các lương y không thuộc biên chế của trạm do đó nếu gặp
khó khăn hay vì một lý do nào khác họ sẽ có thể nghỉ việc bất cứ khi nào dẫn đến
tình trạng trạm sẽ không chủ động trong công việc. Mặt khác họ thường là những
người lớn tuổi, ít được đào tạo bài bản qua các trường lớp do đó hầu hết họ chỉ sử
dụng đơn thuần YHCT trong khám và điều trị, điều này đôi lúc sẽ xảy ra bất cập khi
cần có sự kết hợp của YHCT với YHCT trong khám, chẩn đoán và điều trị. Một
thách khác do hoạt động theo cơ chế tự hạch toán và tự chủ về tài chính do đó đôi
khi giá các dịch vụ còn chưa phù hợp. Đặc biệt là người dân đến khám và điều trị
bằng YHCT tại các mô hình này không được hưởng chế độ BHYT.
+ Hướng giải quyết: Hiện nay, Bộ Y tế Việt Nam đang xây dựng Kế hoạch
phát triển Y dược cổ truyền Việt nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong
đó chú trọng đến nội dung Xây dựng mã ngạch viên chức cho đội ngũ lương y và
khung chương trình đào tạo đội ngũ này để đội ngũ lương y cũng sẽ là lực lương
tham gia công tác khám chữa bệnh bằng YHCT trong các cơ sơ y tế của Nhà nước
[2],[12],[17].
Mô hình hoạt động y học cổ truyền tư nhân
a) Trung tâm thừa kế ứng dụng YHCT thuộc Hội Đông y tỉnh/ thành phố
- Thành phần: Gồm các bộ phận chính như sau:
+ Bộ phận thừa kế;
+ Bộ phận chẩn trị YHCT;
+ Bộ phận điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng YHCT;
Tùy theo điều kiện, trung tâm có thể có thêm bộ phận sau:
+ Bộ phận bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn YHCT (hoạt động theo quy
định của Luật Giáo dục).


17


+ Bộ phận bào chế sản xuất kinh doanh thuốc YHCT
+ Bộ phận nuôi trồng dược liệu
- Cơ chế hoạt động: Thực hiện theo các quy định về hành nghề YHCT tư
nhân của Việt Nam. Được cấp giấy phép đủ điều kiện hành nghề YHCT tư nhân và
chịu sự quản lý Nhà nước của ngành Y tế. Chịu sự quản lý về chuyên môn cảu
ngành y tế và của Hội Đông y.
- Hiệu quả và thách thức:
+ Hiệu quả: mô hình này hoạt động thực sự đạt hiệu qủa tại các địa phương
có mật độ dân số đông hoặc những địa phương chưa có bệnh viện YHCT tỉnh,
Trung tâm này đã trực tiếp tham gia công tác khám chữa bệnh bằng YHCT cho
người dân tại cộng đồng.
+ Thách thức: Hiện tại các trung tâm này chưa có Bác sĩ chuyên khoa
YHCT , nên việc Khám chữa bệnh bằng YHCt còn gặp nhiều khó khăn.
b) Mô hình phòng chẩn trị YHCT có giấy phép (thuộc Hội Đông y, hoặc
của cá nhân).
- Thành phần: là các bác sỹ, y sỹ chuyên khoa YHCT hoặc lương y, người
hành nghề bằng bài thuốc gia truyền có đủ các điều kiện theo quy định của Pháp
luật Việt Nam và được ngành y tế Việt Nam cấp giấy phép đủ điều kiện hành nghề
YHCT tư nhân và/ hoặc chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng YHCT tư nhân.
- Cơ chế hoạt động: hoạt động theo cơ chế tự hạch toán và tự chủ hoàn toàn
về tài chính và nhân lực, chịu sự quản lý nhà nước của ngành y tế.
- Hiệu quả: Mô hình này có ở khắp nơi, nhiều phòng chẩn trị YHCT hoạt động
24/24 giờ do đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở cộng đồng có thể khám và
điều trị bệnh bất cứ khi nào. Trung bình một phòng chẩn trị YHCT tư nhân mỗi năm
khám chữa bệnh cho khoảng gần 1,500 lượt người bệnh, đã góp phần đáng kể làm
giảm bớt sự quá tải cho các cơ sở y tế của Nhà nước.


18


- Thách thức: hầu hết đội ngũ hành nghề theo mô hình này là các lương y,
trình độ chuyên môn không đồng đều, chưa được cập nhật các kiến thức
về YHHĐ do vậy lực lượng này chi hành nghề YHCT đơn thuần, chưa thực hiện
được chủ trương kết hợp với YHHĐ trong chẩn đoán và điều trị…
c) Điều trị một số chứng bệnh tại địa phương theo kinh nghiệm của người
dân bản địa:
- Thành phần: những lương y, những ông lang, bà mế tại địa phương, là
những người có bài thuốc gia truyền hoặc một số kinh nghiệm điều trị một số
chứng bệnh thông thường tại địa phương nhưng có thể chưa có giấy phép hành nghề
hoặc chưa phải là hội viên hội đông y. Họ thường sử dụng các cây thuốc bản địa
hoặc một số biện pháp thay thế khác như giác, chích lể, nắn bó, đắp thuốc….để
chữa bệnh.
- Cơ chế hoạt động: mô hình này thường hoạt động tự phát do người dân tại
cộng đồng tự tìm đến những người có uy tín và kinh nghiệm chữa bệnh tại cộng
đồng hoặc gần địa bàn họ sinh sống để khám chữa bệnh.
- Hiệu quả: Mô hình hoạt động này đã giúp ngành y tế giải quyết một số
bệnh thông thường tại cộng đồng hoặc một số bệnh khó nhưng lại là thế mạnh của
YHCT do những người hành nghề đã có kinh nghiệm được lưu truyền trong dân
gian hoặc do tích lũy trong quá trình hành nghề với những cây, con làm thuốc mang
tính đặc trưng của từng vùng miền như: nẵn bó gãy xương, điểu trị vô sinh, rắn độc
cắn, sỏi tiết niệu…
- Thách thức: Hiện nay ngành Y tế Việt nam chưa thể kiểm soát chặt chẽ
được đội ngũ này về trình độ chuyên môn, phạm vi hành nghề cũng như tính an
toàn và hiệu quả của loại hình này do đó ở một số địa phương vẫn còn các trường
hợp giả danh người có bài thuốc gia truyền để hành nghề và thu lợi bất chính…
- Hướng giải quyết: Bộ Y tế đang phối hợp với các bộ ngành có liên quan,
Hội Đông y, Hội châm cứu xây dựng các chính sách phù hợp để phát huy sức mạnh
của mô hình này đồng thời có các biện pháp để tăng cường công tác quản lý nhà



19

nước đối với những người đang hành nghề YHCT tư nhân chưa được phép của
Ngành y tế.
d) Mô hình tổ chức tự lực công đồng ( Nhà chùa, Tuệ Tĩnh đường, Tịnh độ
cư sỹ phật giáo Việt nam…)
Thành phần: Tại nhiều địa phương, một số nhà chùa, hệ thống Tuệ Tĩnh
Đường cũng tham gia khám chữa bệnh miễn phí bằng YHCT do các nhà sư có
nhiều kinh nghiệm và được đào tạo truyền nghề từ đời này qua đời khác hoặc các
nhà sư được tham gia các khóa đào tạo bác sỹ, y sỹ YHCT trực tiếp khám chữa
bệnh [8].
Cơ chế hoạt động: Khám chữa bệnh nhân đạo, từ thiện và miễn phí,
chủ yếu dùng thuốc nam và các phương pháp không dùng thuốc. Nguồn thuốc tại
đây do nhà chùa tự nuôi trồng, thu hái, do người dân tại cộng đồng hoặc những nhà
hảo tâm mang đến quyên góp cho nhà chùa. Thông qua các tổ chức công giáo, nhiều
người hoạt động YHCT tại hệ thống này đã được tham gia các khóa đào tạo chuyên
môn về YHCT một cách chính thống bài bản và có bằng cấp, chứng chỉ [15]…
Hiệu quả, thách thức:
Mô hình này đã giúp những người dân nghèo có cơ hội được điều trị bệnh
và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt hệ thống này còn nhận điều trị và chăm sóc những
bệnh hiểm nghèo, bệnh khó, bệnh xã hội như: HIV/AIDS; người tàn tật…
Ngoài những mô hình khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tại cộng đồng
như đã nêu ở trên, tại mỗi địa phương của Việt nam ý thức và kiến thức về YHCT
tại cộng đồng dân cư rất phong phú với những bài thuốc hay, cây thuốc quý, những
phương pháp chữa bệnh độc đáo của cộng đồng 54 dân tộc người Việt đã làm nên
một nét truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người Việt nam [10],
[14].
1.3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI Y
HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG



20

1.3.1 Vài nét về địa lý – kinh tế văn hóa xã hội tỉnh lâm Đồng
Tỉnh Lâm đồng nằm ở khu vực Nam Trung bộ (miền Trung), nằm trên cao
nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 mét so với mặt
nước biển). Phía bắc Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía đông giáp
Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía tây là
tỉnh Bình Phước.
Phía bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam
có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Lang Bian cao 2163 mét, Hòn Giao cao
1948 mét. Phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà
Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét,
địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.
Diện tích: 9764,8 km2 ; Gồm 10 huyện, 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Dân số
1.186.786 người ( Nông thôn 62,46 %, thành thị 37,57%). Các tộc người: Kinh,
Cơho, mạ, nùng. GDP là 19 triệu/ người/năm [7].
Tài nguyên Dược liệu Lâm Đồng gồm 3 phần: (Thực vật làm thuốc: 1664 loài; động
vật làm thuốc: 165 loài; Khoáng vật làm thuốc: 21 loại) [Ds Nguyễn Thọ Biên];
1.3.2 Sơ lược về mạng lưới YHCT tại tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm đồng có 2 bệnh viện YHCT tỉnh, Khoa YHCT bệnh viện đa khoa
II Lâm Đồng, một số khoa/tổ YHCT tại bệnh viện đa khoa huyện, thị, trên 60% số
trạm y tế xã có hoạt động YHCT.
Hệ thống YHCT của Tổ chức Hội và Tư nhân: Cũng giống như đại đa số
các tỉnh, thành phố trong cả nước, các tỉnh Lâm Đồng có các phòng chẩn trị YHCT
tư nhân có giấy phép hoặc không có giấy phép, ngoài ra do đặc thù của vùng địa lý
còn có các ông lang, bà mế, những người có kinh nghiệm chữa bệnh bằng YHCT tại
cộng đồng, hình thức này tương đối phổ biến đối với những địa bàn vùng sâu, vùng
xa của tỉnh.



21

Để có được các mô hình về y tế phù hợp đáp ứng với nhu cầu được bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, mặt khác nhằm phát huy một trong những nét
đặc thù của YDCT là nền Y học được hình thành, đúc rút từ những kinh nghiệm,
thực tế cuộc sống và đã tồn tại, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và hiện
nay nét đặc thù này vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Việc đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến xã là tuyến y tế trực tiếp gần
dân nhất, hệ thống này là tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiếp nhận người bệnh từ
cộng đồng, giải quyết một số bệnh tật thông thường, truyền thông giáo dục sức khoẻ
cho người dân trong đó vai trò của Y học cổ truyền trong trạm y tế xã cũng góp
phần không nhỏ vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, góp phần làm
giảm bớt sự quá tải của các tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho cả cơ sở y tế và người
bệnh.
Mặt khác để góp phần phấn đấu đạt được những chỉ tiêu về khám chữa bệnh
bằng YHCT tại tuyến xã như mục tiêu mà Chính sách quốc gia đã đề ra đến năm
2020, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe cho người dân tại cộng đồng, giảm
bớt sự quá tải và gánh nặng về y tế cho các tuyến trên đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho người dân sống ở những vùng điều kiện địa lý phức tạp, có rừng núi hiểm
trở, điều kiện kinh tế khó khăn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
bằng YHCT. Đề tài này nghiên cứu thực trạng hoạt động khám - chữa bệnh bằng
YHCT tại tuyến xã của tỉnh Lâm Đồng theo một số quy định, mục tiêu và quy
chuẩn của Chính phủ Việt Nam và Bộ Y tế về thực trạng hoạt động YHCT như:
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị, mô hình bệnh tật, tình hình cung ứng
và sử dụng thuốc YHCT, sự tác động của các cơ chế, chính sách đối với công tác
YHCT... trên cơ sở đó hoạch định các chính sách và tìm kiếm các giải pháp hữu
hiệu để YHCT phát triển.
1.4 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan:

Những nghiên cứu về thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT ở VN còn
khá hạn chế.


22

1.4.1 Phần lớn các NC tập trung nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến tình hình
sử dụng thuốc YHCT tại tuyến xã và hộ gia đình trong đó có các NC sau:
- Năm 1996 Đỗ Thị Phương nghiên cứu “Hiện trạng sử dụng thuốc YHCT
và tác dụng điều trị của tám chế phẩm thuốc nam ở một số cộng đồng nông thôn”.
Trong đó tập trung mô tả hiện trạng sử dụng thuốc YHCT ở các trạm y tế xã và của
người dân trong cộng đồng [14].
- Năm 1998: Trần Thuý và cộng sự triển khai nghiên cứu “đánh giá hiện
trạng nhân lực và sử dụng thuốc YHCT”, trong đó tình hình sử dụng thuốc YHCT
ở các tuyến trung ương, tỉnh và cộng đồng được khảo sát khá toàn diện. Tuy nhiên
kết quả khảo sát tập trung thống kê về số lượng là chính, còn đánh giá về chất lượng
nguồn nhân sự cũng như chất lượng sử dụng thuốc chưa được đề cập đến [15].
- năm 2006, Nguyễn Thị Nga tiến hành nghiên cứu “khảo sát thực trạng
cung cấp dịch vụ YHCT tại các xã huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” [13] .
- Năm 2008, Phạm Vũ Khánh và cộng sự đã tiến hành Nghiên cứu “Thực
trạng sử dụng sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc YHCT ở các tỉnh
phía Bắc”. [11].
Các NC đều tập trung mô tả thực trạng sử dụng thuốc tại một số cơ sở y học
công truyền công lập, y học cổ truyền tư nhân và tại hộ gia đình.
1.4.2 Một số nhỏ NC đã đề cập đến trình độ chuyên môn kiến thức và kỹ năng
thực hành dùng YHCT nói chung và thuốc YHCT nói chung của các CBYT làm
YHCT. Các NC đã làm gồm:
- Năm 2006, Hoàng Thị Hoa Lý tiến hành nghiên cứu “Khảo sát thực trạng
nguồn nhân lực và sử dụng YHCT ở 1 số địa phương tỉnh Bắc Ninh” [12]: Một
phần nội dung NC đã đề cập dến kiến thức và kỹ năng sử dụng YHCT bao gồm

dùng thuốc YHCT của cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện và xã.
1.4.3 Một số các NC đề cập về tình hình dược liệu và chất lượng sử dụng dược
liệu. Các NC sau đây:


23

- Năm 2003: Nguyễn Thanh Bình - Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc
YHCT và tân dược ở khu vực Hà Nội” NC đã mô tả thực trạng sử dụng thuốc của
nguời dân tại các cơ sở y tế YHCT tư nhân và bước đầu đánh giá chất lượng sử
dụng thuốc của người cung cấp dịch vụ YHCT ở các phòng chẩn trị YHCT.
- Năm 2005, Trần Công Khánh tiến hành NC “ GAP & sự tiêu chuẩn hóa
quy trình trồng cây thuốc”. Nội dung NC tập trung mô tả về nguồn dược liệu, số
lương, nguồn gốc và chất lượng dược liệu [10].

CHƯƠNG II


24

§èi tƯîng, chÊt liÖu, ®Þa ®iÓm vµ thêi gian nghiªn cøu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nhóm 1. Nhóm cung cấp dịch vụ YHCT tại tuyến xã gồm: Khám chữa bệnh
bằng YHCT tại trạm y tế (Nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc YHCT).
Nhóm 2. Nhóm sử dụng dịch vụ YHCT tại tuyến xã: là người dân tại địa bàn
nghiên cứu.
2.2 Chất liệu nghiên cứu:
Bao gồm: Hồ sơ bệnh án, sổ sách, phiếu nghiên cứu, thuốc YHCT dùng
trong phòng và điều trị bệnh, báo cáo có liên quan đến hoạt động YHCT.
2.3 Địa diểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã/huyện, thị thuộc

tỉnh Lâm Đồng (Đã được lựa chọn theo cách tiếp cận)
2. 4 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2012 đến tháng 12/2013.
2.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5.1 Thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
2.5.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Nghiên cứu điều tra cắt ngang: Khảo sát thực tế tại 3 xã/ phường của 12 huyện, thị
của mỗi Trung tâm y tế, tổng số xã nghiên cứu là 36 xã (có danh sách kèm theo)
- Chọn 01 xã đạt tiêu chuẩn “ xã tiên tiến về Y học cổ truyền” bốc thăm ngẫu
nhiên đơn (nếu huyện không có xã Tiên tiến thì chọn ngẫu nhiên một xã khác);
- Chọn 01 xã tại thị trấn ( trung tâm huyện, thị)
- Chọn 01 xã còn lại bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên đơn trong số xã còn lại.


25

- Phía cung cấp dịch vụ YHCT tại mỗi huyện: lập danh sách các xã, chọn 3
trạm y tế xã đại diện mỗi huyện, thị trên địa bàn nghiên cứu. Tổng số xã/ phường là
36 (đánh giá thực trạng công tác KCB tại trạm ) theo Phiếu điều tra.
- Người nhận dịch vụ YHCT: chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn
Tính cỡ mẫu theo công thức ngẫu nhiên đơn:
d= 0,04; p=0,5
Ta có: n= (1,96)2 x (0,5 x 0,5)/ 0/16 = 600
Vì đây chọn mẫu cụm nên nhân hệ số thiết kế (design effect) = 2
Ta có 600 x 2 = 1200
Như vậy mỗi cụm xã chọn 33 người, để cho đủ 1200 người thì phải có 12 xã
phỏng vấn 34 người (có độ tuổi từ 18 trở lên) đến khám, chữa bệnh ở trạm tại thời
điểm nghiên cứu.
2.5.3 Các chỉ số và biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin
2.5.3.1 Đánh giá thực trạng công tác khám chữa bệnh bằng YHCT tại tuyến xã :

- Điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động YHCT tại các cơ sở YHCT tại địa
bàn nghiên cứu (bao gồm cả cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ).
+ Điều kiện về nhân lực, có sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế:
-

Cán bộ chuyên trách; Mối quan hệ giữa có cán bộ chuyên trách với tình

hình hoạt động YHCT tại tuyến xã.
-

Phòng khám bệnh riêng;

-

Giường châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt;

-

Máy điện châm;

-

Bàn cân thuốc;

-

Giá kệ đựng dược liệu;

-


Tủ nhiều ngăn đựn thuốc;


×