Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đạo đức người làm báo thời đại cách mạng 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.13 KB, 36 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Không thể phủ nhận sự bùng nổ thành tựu công nghệ kỹ thuật số thời
gian qua đã tác động mạnh mẽ đến báo chí. Thành tựu CNTT đã làm cho thế
giới không còn khoảng cách. Với báo chí, cuộc CMCN 4.0 với sự phát triển
của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật đã và đang làm biến đổi các dòng
chảy trong “xã hội thông tin”. Cuộc cách mạng 4.0 tạo điều kiện cho phát
triển không ngừng của MXH, truyền thông xã hội. CMCN 4.0 sẽ mang đến
những cơ hội rất lớn, đó là sự đa dạng các loại hình báo chí, người làm báo có
thêm nhiều công cụ hỗ trợ, thêm nhiều “vũ khí” tuyên truyền trên mặt trận tư
tưởng và công chúng được tiếp cận thông tin nhanh, thuận tiện, hiệu quả hơn.
Nhiều tờ báo coi MXH như một “mảnh đất” tốt để đưa các sản phẩm
báo chí chính thống đến với người đọc, người xem. Những mặt trái của
MXH, trong đó, rõ nhất là nạn đưa tin giả, tin chưa được kiểm chứng… cũng
đặt ra cho báo chí nhiệm vụ phải phát huy vai trò của mình với những tác
phẩm chính thống để người đọc, người xem, người nghe tin cậy tìm đến.
Thế nhưng, bên cạnh những ưu thế vượt trội của công nghệ thì cũng
đang đặt ra nhiều thách thức cho những người làm báo. Đó không chỉ là
những thách thức về công nghệ khi trí tuệ nhân tạo phát triển, “nhà báo
robot” trở nên phổ biến; không chỉ là sự cạnh tranh thông tin giữa các loại
hình báo chí với nhau, mà đó còn là thách thức trước sự gia tăng đột biến
những lực lượng “làm báo” phi truyền thống, là sự “cạnh tranh” với MXH, là
những cám dỗ, cạm bẫy luôn chờ những nhà báo thiếu bản lĩnh… Đây là một
nguy cơ hiện hữu thực sự.
Rõ ràng, kỷ nguyên số không chỉ khuếch đại tầm ảnh hưởng của thông
tin mà còn khuếch đại cả vấn đề trách nhiệm và đạo đức nhà báo. Nhiều nhà
báo bị chi phối bởi áp lực tin bài, thời gian, đã bỏ qua khâu quan trọng nhất là
1


kiểm chứng độ xác thực của thông tin, gây hệ lụy không nhỏ tới sự ổn định


của xã hội, làm suy giảm lòng tin đối với báo chí và đạo đức nghề nghiệp của
nhà báo. Thực tế, cũng có không ít bài viết, bình luận của nhà báo trên MXH
có tính chất đi ngược lại quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác,
lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề xã hội...
Suy cho cùng, máy móc sẽ khó thay thế được con người và ít nhất với
báo chí cũng là như vậy. Cho dù là CMCN 4.0 hay các cuộc cách mạng về
công nghiệp sau nữa, công nghệ chỉ hỗ trợ cho báo chí, giúp những người làm
báo thực hiện công việc tốt hơn. Công nghệ là yếu tố rất quan trọng, nhưng
cái tâm của người làm báo mới là nền tảng. Nhà báo không thể mải mê công
nghệ mà quên nền tảng, giá trị cốt lõi của báo chí. Bởi người làm báo không
chỉ có ngòi bút, có công nghệ mà quan trọng hơn hết là trí tuệ, bản lĩnh nghề
nghiệp, là tư duy, là sự sáng tạo gắn với đạo đức, trách nhiệm.
Nói về những hành vi vi phạm đạo đức nghề báo phổ biến nhất trong
thời đại truyền thông kỹ thuật số, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt
Nam nhà báo Hồ Quang Lợi cho biết, trong những hành vi không chuẩn mực,
có những hành vi do non yếu về trình độ, bản lĩnh chính trị nhưng cũng có
những hành vi cố tình vi phạm về pháp luật, vi phạm về đạo đức nghề nghiệp.
Ngẫm đến cùng thì chính sự non kém về kỹ năng, kiến thức, bản lĩnh
đã khiến cho không ít nhà báo bị “dẫn dắt” bởi thông tin sai lệch trên MXH,
đưa tin vội vàng, thiếu thẩm định, tin giật gân câu khách gây tác động xấu
đến xã hội. Thậm chí, sự thiếu rèn luyện về đạo đức nghề nghiệp đã khiến cho
một số nhà báo bị “chệch hướng”, sa ngã. Nếu nói việc trau dồi kỹ năng làm
báo trong thời đại CMCN 4.0 là “điều kiện cần” thì rèn luyện đạo đức nghề
nghiệp là “điều kiện đủ”, buộc mỗi nhà báo phải làm thường xuyên, liên tục;
phải luôn giữ được những tiêu chuẩn quan trọng là trung thực, khách quan,
tôn trọng sự thật, tinh thần thượng tôn pháp luật, trách nhiệm với xã hội.
2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1.

Mục đích

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề về đạo đức báo chí; tiểu luận đi sâu
khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đạo đức nhà báo trong thời đại
CMCN 4.0, tìm ra những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức của
nhà báo; hướng tới giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong giai đoạn hiện
nay.
2.2.

Nhiệm vụ

- Nêu bật những vấn đề lý luận chung (cơ sở lý luận) về đạo đức nhà
báo.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá về đạo đức nhà báo trong thời đại
CMCN 4.0.
- Đề xuất và phương hướng nâng cao đạo đức nhà báo trong thời đại
CMCN 4.0.
3. Kết cấu của tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
tiểu luận được trình bày thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về Đạo đức nhà báo
Chương 2. Cơ sở thực tiễn về đạo đức nhà báo trong thời đại CMCN
4.0
Chương 3.Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp nhà báo trong thời
đại CMCN 4.0

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO

3


1.1.

Khái niệm chung về đạo đức báo chí

1.1.1. Đạo đức báo chí là gì?
Tác giả E.P.Prôkhôrốp trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí cho rằng đạo
đức nghề nghiệp của nhà báo là “những quy định đạo đức không được ghi
trong đạo luật, nhưng được chấp nhận trong giới báo chí và được duy trì bởi
sức mạnh của dư luận xã hội, bởi các tổ chức sáng tạo nghề nghiệp, đó là
những nguyên tắc, những quy định và những quy tắc về hành vi đạo đức của
nhà báo”1 .
Trong cuốn Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, tác giả cho rằng đây là
“khái niệm chỉ tư cách, lương tâm nghề nghiệp trong hoạt động báo chí, biểu
hiện qua hành vi, nguyên tắc ứng xử của người làm báo”2 .
Như vậy, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo là những quy tắc, chuẩn
mực quy định thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ
nghề nghiệp.
Trên thực tế hiện nay, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn được gọi
bằng nhiều tên khác nhau với ý nghĩa đồng nhất. Đó là đạo đức nghề báo, đạo
đức báo chí, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đạo đức nhà báo.
Vậy thế nào là nhà báo có đạo đức? Theo Chirist Frost, thuật ngữ “nhà
báo có đạo đức” được hiểu là thu thập thông tin trung thực, chính xác dựa
trên sự thật, giành được sự quan tâm và xuất bản tin tức đó kịp thời cho công
chúng. 3
Bill Kovach và Tom Rosentiel - 2 tác giả cuốn sách “Các yếu tố của
báo chí” khẳng định: Điều bắt buộc đầu tiên của báo chí là sự thật. Đồng
thuận với quan điểm này, nhà báo Peter Arnett, người từng đạt giải Pulizer

(một trong những giải thưởng danh giá nhất về báo chí) năm 1966 với những
1

E.P.Prôkhôrốp: Cơ sở lý luận báo chí, Nxb. Thông tấn, H.2004, t2, tr.294.
Phạm Thành Hưng: Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.2007, tr.75
3
Christ Frost, 2015. Journalism ethics and regulation (Fourth Edition)
2

4


tác phẩm báo chí về chiến tranh Việt Nam cho rằng “phải viết như sự thật vốn
có” mặc dù “nhà báo cần có những phong cách riêng và độc lập”. Ông cũng
nhấn mạnh, phóng viên nên làm việc tích cực, thu thập thông tin, phỏng vấn,
tuân theo các quy định, đưa ra những đánh giá chung về một sự việc một cách
khách quan. Phóng viên phải là người có trách nhiệm vì quần chúng và mang
lại lợi ích cho xã hội.4
Nói đến đạo đức nghề nghiệp, Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, nguyên
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lại nhấn mạnh hai khía cạnh: Đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo khi tác nghiệp và phẩm chất đạo đức của nhà báo.
Theo ông, có phẩm chất đạo đức tốt, có đạo đức nghề nghiệp sẽ hứa hẹn một
nhà báo giỏi, có trách nhiệm với xã hội, với những tác phẩm báo chí chất
lượng. Một nhà báo thiếu phẩm chất đạo đức khi viết bài phê bình các hiện
tượng tiêu cực cũng ví như người đi tuyên truyền, thuyết giảng về giá trị đạo
đức mà bản thân lại thiếu hụt những giá trị đó. Cách nói và làm khác nhau sẽ
rất khó thuyết phục.
Theo tác giả G.V.Ladutina, gắn liền với khái niệm đạo đức nghề nghiệp
của nhà báo còn có các khái niệm bổn phận nghề nghiệp, trách nhiệm nghề
nghiệp và lương tâm nghề nghiệp. Đây là những khái niệm phản ánh các khía

cạnh của các quan hệ đạo đức nghề báo, bắt nguồn từ bản chất công việc của
nhà báo và thể hiện dưới dạng thúc giục các hành động cần thiết cho việc
hoàn thành các nhiệm vụ nghề nghiệp. Bổn phận nghề nghiệp của nhà báo là
“quan niệm do cộng đồng các nhà báo thảo ra về các trách nhiệm trước xã hội
mà nhà báo tự nguyện gánh vác, trên cơ sở phù hợp với vị trí và vai trò của
mình trong đời sống xã hội”.

4
5

5

Kovach, B, and Rosenstiel, T., 2003. The elements of journalism. NewYork: Three Rivers Press
Ladutina, G.V. Những vấn đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo, NXB Lý luận chính trị, H.2004

5


Trách nhiệm nghề nghiệp của nhà báo là sự phụ thuộc trong thực tế
giữa kết quả hoạt động nghề nghiệp của nhà báo và những hậu quả mà nó có
thể gây ra cho xã hội, cho những con người cụ thể. Bản thân những nhà báo
có trách nhiệm nghề nghiệp là những người nhận thức được sự liên quan của
mình tới các hậu quả của hoạt động nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp của
nhà báo là sự định hướng đặc biệt của cá nhân nhà báo về các hoạt động nghề
nghiệp, giống như cái máy chỉ báo, ngăn chặn hoặc xui khiến, thúc đẩy nhà
báo tiến hành những bước đi nghề nghiệp theo hướng tốt nhất .
Cũng giống như đạo đức, bên cạnh những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực đạo đức nghề báo chung cho tất cả nhà báo ở tất cả các quốc gia thì còn
có những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức nghề báo riêng của từng quốc gia,
từng cơ quan báo chí phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển lịch sử của từng

quốc gia, cơ quan báo chí đó. Đương nhiên, những nguyên tắc, chuẩn mực
này vừa bảo đảm cho những hoạt động của nhà báo hòa đồng với xã hội vừa
không vượt quá giới hạn của những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức chung,
đạo đức nghề báo. Chính vì thế, những phẩm chất đạo đức nghề báo như chân
thật, khách quan, lòng trung thành... có nội dung giống nhau nhưng lại có
những yêu cầu cụ thể riêng của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan báo chí trong từng
thời kỳ lịch sử.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nhà báo
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao tầm quan trọng của
báo chí. Người luôn coi báo chí là một vũ khí sắc bén, một bộ phận không thể
thiếu của công tác cách mạng, có sức “ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh”
và có “một địa vị quan trọng trong dư luận”. Người nói: “Tờ báo chỉ là giấy
trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết
những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương”. Đối

6


với Người, báo chí là phương tiện vận động, tập hợp lực lượng cách mạng và
tổ chức thực hiện mục tiêu cách mạng một cách hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, mỗi bài báo của Người đều phù hợp một cách tự nhiên,
nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, cách diễn đạt với trình độ nhận thức, sự hiểu biết
và cách suy nghĩ của từng đối tượng, đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với
những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc, mang cho
người đọc, người nghe lượng thông tin cao và chính xác. Do đó, tư tưởng của
Người, dù là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay
những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại đều được truyền đạt một cách
thấm thía, sâu sắc, dễ hiểu, dễ nhớ, có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Khi nói chuyện ở Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9
năm 1962, Người khẳng định: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng.

Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang
của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng” 6. Trong thư
gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ ngày 25.5.1947, Người viết: “Ngòi
bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ
tà”7.
Nhà báo phải có lập trường chính trị vững vàng, theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh, hoạt động báo chí là hoạt động chính trị-xã hội, nên nhiệm vụ của báo
chí là phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, nhà báo phải là chiến sĩ trên mặt
trận cách mạng. Do đó, lập trường chính trị vững chắc là tiêu chuẩn và là yêu
cầu hàng đầu đối với mỗi người làm báo. Tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo
Việt Nam ngày 16.4.1959, Người nói: “Tất cả những người làm báo (người
viết, người in, người sửa bài, người phát hành...) phải có lập trường chính trị
vững chắc. Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì những việc
6
7

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,H. 2005 tập 10, tr. 616
Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 5, tr.523

7


khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta phải có đường lối chính trị
đúng”8; “Nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang. Muốn hoàn
thành tốt nhiệm vụ ấy thì phải cố gắng học tập chính trị, nâng cao tư tưởng,
đứng vững trên lập trường giai cấp vô sản; phải nâng cao trình độ văn hóa,
phải đi sâu vào nghiệp vụ của mình”9. Tháng 5 năm 1949, trong thư gửi lớp
học viết báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên ở Chiến khu Việt Bắc, Người chỉ rõ:
“Nhiệm vụ của tờ báo là tuyên truyền, cổ động, huấn luyện, giáo dục và tổ
chức dân chúng để đưa dân chúng đến mục đích chung”10.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là
nhân dân làm chủ. Người làm báo từ trung ương đến địa phương đều là đầy tớ
của nhân dân, đều phải một lòng, một dạ phục vụ nhân dân. Trong bài nói
chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam ngày 8.9.1962,
Người nói: “Kinh nghiệm của tôi là thế này: Mỗi khi viết một bài báo, thì đặt
câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu,
ngắn gọn dễ đọc? Khi viết xong, thì nhờ anh em xem và sửa giùm” 11. Trong
nhiều bài viết của mình, luôn nhắc đi nhắc lại yêu cầu đối với các nhà báo
trước khi viết phải trả lời các câu hỏi “Vì ai mình viết? Viết cho ai? Viết để
làm gì?”.
Trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí, Người coi trung
thực là một tiêu chuẩn đạo đức rất quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp
báo chí. Đồng thời, Người cũng đòi hỏi các nhà báo trong mọi trường hợp
khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết
báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỷ. Điều này nằm trong những quy định
về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam: “Nhà báo phải hành
8

Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2005, tập 9, tr.415
Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia H.2005, tập 9, tr.415
10
Hồ Chí Minh. Toàn tập. Nxb Chính trị quốc gia, H. 2005, Tập 9, tr.414
11
Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. tập 10, tr. 615
9

8


nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật”. Nhà báo chân chính phải

chuyên nghiệp trong cách hành nghề, phải trung thực, khách quan, tôn trọng
sự thật. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có
gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra,
chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết” 12. “Viết giản dị thôi, và phải
đúng sự thật. Không được bịa ra”; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái
xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng
mực, chớ phóng đại... Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân
thành, đúng đắn”13. Báo chí phải đem đến cho công chúng niềm tin ở sự thật,
tin ở sự nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, tin vào truyền thống cách mạng và nhân văn của nhân dân ta.
1.1.3. Lịch sử các vấn đề đạo đức báo chí
Đạo đức báo chí Việt Nam được xác lập trên cơ sở thống nhất với báo
chí thế giới và dựa trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam. Ở Việt
Nam, những người làm báo Việt Nam đều là công dân của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam nên đạo đức nghề báo không thể tách rời những
chuẩn mực đạo đức của mỗi con người Việt Nam trong thời kỳ này. Chính vì
thế, những phẩm chất như yêu nước, thương dân, trung thành với chủ nghĩa
xã hội, lòng nhân đạo xã hội chủ nghĩa... phải trở thành nền tảng của đạo đức
nhà báo Việt Nam.
Năm 1994, Đại hội lần thứ 6 Hội Nhà báo Việt Nam đã thông qua Bản
quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam. Đến Đại
hội lần thứ 8 (2007), Hội Nhà báo Việt Nam đã chỉnh lý và sửa đổi thành 9
điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.

12
13

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. tập 5, tr.306
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005. tập 7, tr.118


9


Ở nước ta, đạo đức nghề nghiệp của người làm báo đã được luật hóa
thông qua Luật Báo chí năm 2016 và gắn liền với vai trò của Hội Nhà báo
Việt Nam. Cụ thể, tại điểm b, khoản 2, Điều 8 Luật Báo chí quy định: Hội
Nhà báo Việt Nam “Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề
nghiệp của người làm báo”. Quy định này không chỉ khẳng định đạo đức
nghề nghiệp là yếu tố hết sức quan trọng đối với mỗi người làm báo, tạo ra
hành lang pháp lý đối với người làm báo trong quá trình tác nghiệp mà còn
đồng thời khẳng định yếu tố đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí của
mọi hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, không phân biệt giữa người làm báo có
Thẻ nhà báo, hay người làm báo không có Thẻ nhà báo.
Ngày 16.12.2016, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đã ký
Quyết định số 483/QĐ-HNBVN ban hành Quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo Việt Nam, trong đó nêu rõ: Quy định đạo đức nghề nghiệp
người làm báo Việt Nam gồm 10 điều, có hiệu lực từ ngày 1.1.2017.
10 điều được Hội Nhà báo Việt Nam công bố gồm:
Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi
ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế
Việt Nam trên trường quốc tế.
Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản
quyền và các quy định của pháp luật; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội
quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.
Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi;
Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật,
gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình
đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.


10


Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không
xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ
chức và cá nhân.
Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia MXH và các phương
tiện truyền thông khác.
Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của
pháp luật.
Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.
Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các
giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy
định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách
nhiệm của người làm báo.
Trước thực trạng MXH thực sự trở thành một yếu tố rất quan trọng
trong việc thu hút sự tương tác, số người sử dụng, cũng như trở thành một
nguồn tin quan trọng cho báo chí, nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống báo chí, đặc biệt những tờ báo gánh vác nhiệm vụ chính trị và
định hướng người đọc, Thường trực Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã
xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể hóa Điều 5 Quy định đạo đức nghề
nghiệp người làm báo Việt Nam “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia
MXH và các phương tiện truyền thông khác”. Ngày 25.12.2018, Hội Nhà báo
Việt Nam đã tổ chức họp báo công bố “Quy tắc sử dụng MXH của người làm
báo Việt Nam” và từ ngày 1.1.2019, Bản Quy tắc bao gồm 3 Chương 7 Điều,
trong đó, quy định cụ thể 4 việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi


11


tham gia MXH và 8 việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi
tham gia MXH đã có hiệu lực.
Điều 3. Những việc/điều người làm báo Việt Nam cần làm khi tham gia
MXH
1. Sử dụng tài khoản MXH của cá nhân mình để tương tác, chia sẻ,
đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước.
2. Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách
nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
3. Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị
phát tán trên MXH có ảnh hưởng xấu, gây tổn hại đến lợi ích của cộng đồng,
đất nước, uy tín của tổ chức, cá nhân.
4. Phát hiện, khai thác có kiểm chứng, có chọn lọc thông tin về những
vấn đề mới của xã hội để phục vụ tác nghiệp báo chí.
Điều 4. Những việc/điều người làm báo Việt Nam không được làm khi
tham gia MXH
1. Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên
mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu, tài liệu; quy định về bảo vệ bí mật
thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của
pháp luật.
2. Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên MXH vì mục đích tống
tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
3. Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên MXH, đưa ra các bình
luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến
trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; trái với nội
dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết
và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.


12


4. Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi
kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần
tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng
thuận xã hội.
5. Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có
được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
6. Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong
nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho
hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc người thi hành công vụ; gây tổn hại về
thể chất, danh dự, nhân phẩm của công dân; tuyên truyền, kích động bạo lực,
cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan, các hành vi tiêu cực, phân biệt
đối xử về giới, vùng miền, dân tộc, chủng tộc.
7. Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tội ác, thông
tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc
và đạo đức xã hội.
8. Sử dụng logo, hình ảnh, thông tin dữ liệu của tổ chức Hội Nhà báo
Việt Nam; sử dụng danh nghĩa Hội Nhà báo Việt Nam khi tham gia các diễn
đàn, trang MXH khi chưa được phép.
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi khẳng
định, đây là cơ sở quan trọng để người làm báo Việt Nam thực hiện trong sử
dụng MXH, khen thưởng những người thực hiện đúng, tốt, là cơ sở để răn đe,
xử lý vi phạm đạo đức của người làm báo khi tham gia MXH, góp phần giữ
gìn và bảo vệ đạo đức nghề nghiệp và uy tín của người làm báo Việt Nam.
1.2. Đạo đức nhà báo trong thời đại CMCN 4.0
1.2.1. CMCN 4.0 là gì?


13


Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế
Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản về CMCN 4.0 như sau:
“CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự
động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc CMCN lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách
mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa
vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.
Tóm lại, CMCN 4.0 chính là xu hướng hiện tại của tự động hoá và trao
đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý,
mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo
điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy
số”. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích
hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hoá quy trình, phương thức sản
xuất.
Ngoài ra, liên kết, xử lý thông tin thông qua MXH hay nền tảng web
cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn trong kỷ nguyên số. Các nền tảng này
được xây dựng dựa trên mạng các dịch vụ, dữ liệu và con người.
1.2.2. CMCN 4.0 với đạo đức người làm báo
Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, CMCN 4.0 đã và đang tác động
trực tiếp đến sự “sinh tồn” của các phương tiện truyền thông truyền thống,
ảnh hưởng mạnh mẽ đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Sự ảnh hưởng ở
đây với cả 2 khía cạnh: kỹ thuật báo chí và đạo đức báo chí.
Ở khía cạnh kỹ thuật báo chí, CMCN 4.0 đòi hỏi người làm báo không
chỉ cần trang bị những kỹ năng cơ bản truyền thống như viết, chụp ảnh, quay
video clip mà còn phải liên tục cập nhật các ứng dụng công nghệ mới vào
sáng tạo tác phẩm báo chí, đưa thông tin đến công chúng bằng những phương

14


tiện truyền tải mới. Một nghiên cứu gần đây của hãng tin Reuters được nhiều
trường đào tạo báo chí đưa vào giảng dạy cho đội ngũ làm báo trẻ đã nhận
định: “Công nghệ đang làm thay đổi hầu hết các phương án tác nghiệp truyền
thống của bất kỳ cơ quan báo chí nào, loại hình báo chí nào. Những người
làm báo không nắm bắt và sử dụng được công nghệ, một cách đa năng chỉ
còn một biện pháp: Đổi nghề!”
Thời đại công nghệ 4.0 đòi hỏi một thế hệ nhà báo đa phương tiện,
nhạy bén và cấp tiến về mặt công nghệ. Nhà báo lúc này không còn chỉ đơn
thuần là một người viết mà còn phải kiêm cả một kỹ thuật viên công nghệ,
biết sử dụng, vận hành thành thạo, thậm chí có những sáng tạo về mặt công
nghệ với mục đích đưa tác phẩm báo chí đến với công chúng hiệu quả nhất.
Thực hiện được điều đó cũng là bảo đảm quy tắc đạo đức của nhà báo, đó là
“Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn
đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại”.
CMCN 4.0 kéo theo sự ra đời của các phương tiện truyền thông mới
làm cho các sản phẩm báo chí truyền thống đối mặt với sự cạnh tranh mang
tính sống còn. Với đặc thù nhanh - cập nhật - đa dạng - phong phú, các
phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là MXH và truyền thông xã hội đã
làm cán cân của các phương tiện truyền thông thay đổi nhanh chóng. Hiện
nay, ở nước ta, MXH và truyền thông xã hội đang dần lấn lướt các hoạt động
báo chí – truyền thông truyền thống. MXH có ưu điểm thông tin được cập
nhật, lan truyền nhanh, đa dạng, phong phú, có những tác động mạnh mẽ đến
đời sống xã hội nhưng cũng mang lại nhiều mặt trái. Đặc biệt, các thế lực thù
địch, các phần tử cơ hội, chống đối chính trị đã và đang triệt để lợi dụng
những công cụ này để thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Công tác quản lý thông tin trên MXH, định hướng dư luận ở nước ta hiện nay


15


đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức do sự tác động của quá trình
toàn cầu hóa thông tin, sự “bùng nổ” các phương tiện truyền thông Internet.
Điều này cũng tác động không nhỏ tới đạo đức người làm báo. Những
người làm báo hiện nay, phổ biến nhất là những người làm báo trẻ rất dễ ỷ lại
vào công nghệ, vào MXH... để cóp nhặt và xào xáo lại thông tin, lười biếng
và ít đầu tư vào các tác phẩm báo chí. Thậm chí, nhiều trường hợp còn sử
dụng luôn những thông tin trên MXH, thiếu kiểm chứng để nhào nặn trở
thành những thông tin đăng tải chính thức trên báo, gây hoang mang và nhiễu
loạn dư luận. Thời đại 4.0 đòi hỏi người làm báo phải có bản lĩnh, có đạo đức
và trí tuệ để biến ứng dụng công nghệ thành công cụ phục vụ công chúng.

16


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ BÁO
TRONG THỜI ĐẠI CMCN 4.0
2.1. CMCN 4.0 với kỹ năng tác nghiệp của nhà báo
Cuộc CMCN 4.0 đã và đang tác động trực tiếp đến sự sinh tồn và phát
triển của các phương tiện truyền thông truyền thống, ảnh hưởng mạnh mẽ đến
kỹ năng tác nghiệp của những người làm báo. Điều này có thể hiểu là người
làm báo vừa phải có chuyên môn nghiệp vụ một cách “lành nghề” nhưng
cũng phải biết sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ phù hợp với đòi hỏi
yêu cầu ngày càng cao của độc giả. Nhà báo hiện đại không chỉ biết kỹ năng
3 trong 1 (viết báo hay, chụp ảnh đẹp, quay video ngắn). Ngoài ra, họ cần
phải biết những kỹ năng khác như tương tác MXH, lập trình… Do đó, các
nhà báo cần được học vấn đề này ở mức độ nhất định bởi việc tương tác với
MXH là cần thiết để bài báo được lan tỏa rộng rãi. Bởi lẽ, nghiêm túc với

nghề, không ngừng trau dồi kỹ năng tác nghiệp cũng là thể hiện đạo đức
người làm báo.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi khẳng
định, một nhà báo không chỉ cần thành thạo kỹ năng viết tin, bài, chụp ảnh
mà còn phải biết quay video clip về cùng một sự kiện, bảo đảm rằng sản
phẩm của mình có thể được sử dụng cho cả báo in, báo điện tử, báo hình và
phát thanh. Nhà báo cần phải biết sử dụng chiếc điện thoại thông minh như
một “tòa soạn thu nhỏ”, nhanh chóng chuyển tác phẩm về tòa soạn và sau đó,
đến bạn đọc dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trên thực tế, các phóng viên một số tờ báo đã biết tận dụng nhiều mặt
tiện ích của công nghệ cao trong thời đại 4.0 để cung cấp ngay tại chỗ những
thông tin đắt giá cho công chúng mà không cần phải chạy hàng chục, hàng
trăm, thậm chí hàng nghìn km để về tòa soạn, về đài… thực hiện các bước
làm báo truyền thống như nhiều năm trước đây. Chính sự phát triển của công
17


nghệ và sự nhanh nhạy của các cơ quan báo chí, đặc biệt là sự năng động,
“hợp thời” của nhiều phóng viên mà công việc làm báo trở nên cực nhanh,
cực hiệu quả.
Nguyên Phó Tổng Giám đốc TTXVN Lê Duy Tuyên từng chia sẻ câu
chuyện về những người làm báo thời đại công nghệ, những người biết vận
dụng tốt MXH để mang lại hiệu quả truyền thông tích cực cho người dân và
cho xã hội. Đó là từ nhiều năm trước khi một số đơn vị của TTXVN đã nhiều
lần sử dụng MXH như một môi trường để tác nghiệp. Những năm tháng ấy,
TTXVN từng được đánh giá là cơ quan báo chí đầu tiên ở Việt Nam tích hợp
MXH trong tác nghiệp để đưa tin về thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật
Bản (tháng 3 năm) cũng như về hoạt động cứu trợ các nạn nhân thảm họa này.
Khi đó, MXH đã trở thành phương tiện kết nối nhanh nhất giữa tòa soạn với
các phóng viên, cộng tác viên tại Nhật Bản. Sau khi động đất xảy ra chỉ

khoảng 30 phút, TTXVN đã có những bài viết, hình ảnh đầu tiên của người
Việt Nam gửi về từ vùng động đất cùng với những thông tin của phóng viên
thường trú tại Nhật Bản. Ngay sau đó, một diễn đàn được tạo ra để chia sẻ
thông tin về du học sinh Việt Nam, những người Việt Nam đang sinh sống và
làm việc tại Nhật Bản, những địa chỉ liên hệ mà những người Việt Nam đang
ở trong vùng thảm họa có thể nhận được sự hỗ trợ từ người làm công tác bảo
hộ lãnh sự đối với công dân Việt Nam tại Nhật Bản. Những thông tin này đã
nhanh chóng lan tỏa trong cộng đồng mạng. Bằng cách đó, những người Việt
Nam còn đang mắc kẹt ở các vùng vừa trải qua thảm họa cũng như gia đình
họ đã nhanh chóng ra khỏi “khủng hoảng tâm lý”.
CMCN 4.0 tạo ra không gian kết nối thông tin, nhất là kết nối kho tàng
dữ liệu thông tin không giới hạn. Đây vừa là cơ hội cho nhà báo, nhưng cũng
là môi trường dễ làm cho nhà báo lười suy nghĩ, lười khám phá, lười tìm
kiếm, lười học hỏi. Đó cũng là thách thức lớn khiến nhà báo dễ tụt hậu trong
18


thế giới phẳng. Hiện tại, áp lực của báo điện tử là rất lớn, nhiều phóng viên
phải chịu áp lực lớn từ định mức tin bài, rồi áp lực của sự cạnh tranh thông tin
đối với các báo bạn, đối với đồng nghiệp nên sự phát triển của cuộc CMCN
4.0 sẽ hỗ trợ lớn đối với sự phát triển của sự đa năng của một nhà báo, phóng
viên.
Tuy nhiên, có một thực tế rằng khi công nghệ càng hiện đại, chúng ta
lại càng có xu hướng hời hợt và dễ dãi, thậm chí là ỷ lại vào những tiện ích
ấy. Điều này hoàn toàn có thể dẫn tới những “bi kịch” trong nghề nghiệp là
vắng bóng dấu ấn cá nhân và lối mòn trong sáng tạo. Thành thạo công nghệ
hiện đại, song không phải nhà báo nào cũng sử dụng lợi thế này để làm báo
chuyên nghiệp. Có thể chỉ cần có một chiếc laptop, thậm chí chỉ cần có một
chiếc điện thoại thông minh (smartphone) kết nối Internet, thì rất có thể ngồi
một chỗ sáng tác ra nhiều bài báo khác nhau. Thực tế đã có một dạng phóng

viên lợi dụng công nghệ để thực hiện công việc làm báo mỗi ngày, ngang
nhiên sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm báo chí của người khác, rồi
biến thành bài của mình một cách tài tình, nhờ sự trợ giúp của công nghệ.
Đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bản quyền tác giả. Hay có
trường hợp phóng viên khi viết về một vấn đề nào đó nhưng không đủ thông
tin, nên đã tìm kiếm trên mạng hoặc trên sách báo để “đắp thịt” cho bài viết
của mình dày dặn và hấp dẫn hơn. Nếu như truy cập vào một vài tờ báo mạng
điện tử, so sánh các bài viết cùng một chủ đề sẽ thấy nhiều bài chỉ khác nhau
về tít, còn nội dung thì tương tự, hoặc giống nguyên xi và chỉ thay đổi đôi
chỗ. Đây là hành vi vi phạm đạo đức rất tinh vi, tác giả và độc giả cũng khó
lòng phát hiện ra.
Ở các nước phát triển, vấn đề này được coi là rất nghiêm trọng, có thể
dẫn đến kiện tụng, gây thiệt hại rất lớn cho tờ báo vi phạm. Cách đây mấy

19


năm, một tờ báo ở Mỹ bị tờ “Vietmercury” kiện, phải bồi thường khá nhiều
tiền chỉ vì ăn cắp một câu trong bài viết của họ.
2.2. Xử lý thông tin
Đạo đức của người làm báo không chỉ là có mặt đúng lúc và đưa ra
những thông tin chính xác một cách kịp thời đến độc giả mà còn phải giúp
công chúng chọn lựa, phân loại đúng đắn nhất những thông tin phục vụ cho
mục đích lâu dài của họ từ những nguồn tin riêng biệt, giúp họ trở thành
những công dân tốt, có trách nhiệm. Tuy nhiên, trong điều kiện của thời đại
thông tin kỹ thuật số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển của MXH có thể coi là
“con dao hai lưỡi”, vì thế thông tin cần phải được kiểm chứng rõ ràng, không
làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân. Vấn đề là nhà báo sẽ tỉnh táo lọc sự
kiện, xác minh hay chạy đua với Internet về thời gian, bất chấp đúng sai, lướt
web mỗi ngày tìm các tài khoản của sao để săn tin hay bổ sung phân tích,

nhận định cho những sự kiện nóng sốt trên MXH vẫn là những mối quan tâm
và sự tự vấn của các nhà báo ở khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.
Khai thác, nhặt nhạnh thông tin từ MXH rồi xào xáo, thậm chí sử dụng
nguyên xi để biến thành tin tức, bài vở đưa lên trang báo đang trở thành một
xu hướng “tác nghiệp” được một số người làm báo theo đuổi. Và từ sự tùy
tiện này, họ không chỉ bỏ qua vai trò xã hội nghề nghiệp, mà còn vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, trực tiếp làm suy giảm niềm tin trong người đọc...
Đơn cử như bài viết về Giáo sư Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong lên “dạy
học” ở bản Lũng Luông cùng các bức ảnh với chú thích đại loại như “Một
câu hỏi của GS Châu đố học sinh vùng cao, mời các em lên bảng thực hiện”
được báo điện tử nọ công bố, lập tức thông tin và các bức ảnh được khai thác,
xào xáo đưa lại trên một số báo, trang tin điện tử để ra đời các bài, như “GS
Ngô Bảo Châu đi dép tổ ong, dạy học trò nghèo”, “Hình ảnh GS Ngô Bảo
Châu đi dép lê dạy trẻ em miền núi gây xúc động” hay “GS Ngô Bảo Châu
20


“đứng lớp” ở bản vùng cao”,... Rồi tất cả trở thành câu chuyện bi hài khi GS
Ngô Bảo Châu đăng một status trên facebook của ông và cho biết đại ý: ông
cùng đoàn thiện nguyện đến Trường tiểu học Lũng Luông (Võ Nhai, Thái
Nguyên), vì đường lên bản phải vượt qua hai con suối, 7 km dốc đá hộc và
bùn, giày bị ướt nên phải mượn dép, người ta đưa cho dép nào thì ông đi dép
ấy. Ông chỉ nhân thể nói chuyện với mấy học sinh còn lại trong lớp, kiểm tra
xem các em có biết đánh vần, biết viết tên mình hay có biết làm tính cộng,
chứ không dạy gì cả. Ðặc biệt, ông viết rất rõ: “Chuyến đi không hề có các
nhà báo đi cùng nên nhóm từ thiện không chịu trách nhiệm về các bài viết
dựa trên trí tưởng tượng của một số nhà báo”.
Hóa ra, bài và ảnh đó được một số phóng viên khai thác từ facebook
của một người nổi tiếng đi cùng GS Ngô Bảo Châu đến Lũng Luông, sau đó
họ chế tác thành... bài báo! Ðáng tiếc là đến nay, những bài báo viết từ “trí

tưởng tượng” này vẫn tiếp tục tồn tại trên nhiều tờ báo, trang điện tử. Chẳng
hạn từ chuyện một nữ sinh hệ cao đẳng gặp một số vấn đề nhỏ trong học
hành, nghề nghiệp bỏ lên Đà Lạt chơi; rất nhiều “tờ báo” đã dựng lên câu
chuyện ly kỳ, bí hiểm rằng nữ sinh này mất tích. Rồi từ một bức thư được
ngụy tạo - Thư gửi bố ở Trường Sa, một số trang báo đã không kiểm chứng,
vô tư đăng lại như một phát hiện chấn động, thu hút sự quan tâm của không ít
người. Khi MXH xuất hiện clip “người nông dân đổ vải thiều xuống sông”,
một số báo chưa kiểm chứng đã viết ngay những bài về “vải thiều được mùa
mất giá”, dễ dẫn đến tư thương ép giá, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất, tiêu
thụ vải thiều của nông dân. Đã có không ít nhà báo bị rút thẻ, thậm chí phải
ngồi tù vì không giữ vững phẩm chất đạo đức người làm báo cũng là những
vụ việc hết sức đau lòng trong làng báo.
Có một thực tế trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay là, một số tờ
báo và một số nhà báo đang “hành nghề” theo lối viết lại những gì thấy trên
21


MXH, thay vì phải thâm nhập thực tế để phát hiện, kiểm chứng, phân tích qua
đó phản ánh đúng đắn, trung thực, chính xác về sự kiện - hiện tượng. Ðặc
biệt, nhất cử nhất động của "người nổi tiếng" từ việc họ yêu người này bỏ
người khác, ăn gì mặc gì, đến mua gì sắm gì, vui buồn hay nói xấu người
khác ra sao,... đều được săm soi kỹ lưỡng, đến mức có trang điện tử trở thành
địa chỉ để “người nổi tiếng” phát ngôn và khoe của. Hiện nay, đang dày đặc
những bài viết khai thác tận cùng đời tư của người nổi tiếng hay đăng tải phát
ngôn gây sốc kéo theo đó là bình luận có thể gây tổn hại không hề nhỏ trong
cảm xúc của người đọc chân chính. Sự thật các bài này mang tới cho người
đọc chỉ là thông tin vô bổ, cái nhìn lệch lạc, tiêu cực về mọi mặt của đời sống
xã hội, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi trong nhân dân. Trong khi đó,
những vấn đề đang ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước, làm xói mòn lòng
tin lại ít được nhắc đến. Thậm chí, với nhiều sự kiện chính trị lớn, ảnh hướng

đến toàn xã hội, nhiều “báo” chỉ đăng tin theo kiểu “đăng cho có”.
Không dừng lại ở những thông tin “vô thưởng vô phạt”, nghiêm trọng
hơn là trong thời đại CMCN 4.0, nhiều nhà báo khai thác tin từ MXH và
nhiều nguồn tin khác nhau nhưng không kiểm chứng, đã tác động tiêu cực
đến tâm lý xã hội, làm cho người dân tiếp cận thông tin không chuẩn mực bị
phân tâm, hoang mang hay hiểu sai về chính sách, chủ trương, quan điểm của
Đảng, Nhà nước. Điển hình là vào cuối năm 2016, 50 cơ quan báo chí bị xử
lý khi đăng thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín
(asen) vượt ngưỡng quy định. Từ một kết quả khảo sát, nhiều cơ quan báo chí
đã đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, thậm chí đưa cả lên MXH chia sẻ
bài viết; trên MXH lan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng khi
dùng nước mắm truyền thống. Hậu quả của việc thông tin đã làm dư luận xã
hội hết sức hoang mang, các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người dùng
tẩy chay, không đưa được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước
22


mắm truyền thống càng khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự
cố môi trường biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến
người tiêu dùng và việc sản xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của
người Việt Nam cũng như thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên
thị trường quốc tế. Vụ việc nghiêm trọng tới mức Thủ tướng Chính phủ đã
phải chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét nội dung này trên báo
chí.
Hay vào tháng 4 năm 2018, vụ cà phê trộn pin lan truyền trên báo chí,
sau đó là trên MXH với tốc độ chóng mặt mà phần đông là “nghe nói, nghe
đồn, nghe báo đăng…”. Vụ việc ầm ĩ đến mức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc cho rằng vụ việc gây mất uy tín hàng Việt và yêu cầu cần điều tra,
khởi tố vụ việc. Khi vụ “cà phê pin” chưa kịp lắng xuống, thì báo mạng lại
một lần nữa nóng lên với những thông tin phát hiện hạt tiêu trộn bột pin và có

hẳn cơ sở sản xuất bột pin để phục vụ hoạt động này. Được sự chỉ đạo của
Thủ tướng, các ngành chức năng rốt ráo vào cuộc. Cuối cùng sự thật được
làm rõ là Bột pin được trộn vào phụ phẩm hạt cà phê và đá sỏi vụn không
phải để làm cà phê, mà là làm… hạt tiêu giả. Sự thiếu kiểm chứng thông tin
trong thời đại CNTT, không chỉ phá hoại ghê gớm nền sản xuất, mà trong vụ
“cà phê pin - hạt tiêu pin” này, giá trị hàng hóa của hạt cà phê, hạt tiêu sụt
giảm, chất lượng bị nghi ngờ, thậm chí bị tẩy chay, đẩy rất nhiều người liên
quan vào cảnh bị liên lụy, khốn cùng.
2.3. Ứng xử và phát ngôn trên MXH
Đời sống xã hội càng phát triển, việc tham gia MXH của người làm
báo không chỉ là vấn đề mang tính cá nhân mà có khả năng dẫn dắt, định
hướng dư luận. Song, có một xu hướng đáng lo ngại hiện nay là có nhiều
phóng viên, nhà báo tham gia MXH nhưng quên mất mình không chỉ là một
công dân bình thường mà còn là nhà báo, nên đã bộc lộ rất nhiều các quan
23


điểm cá nhân trái ngược với quan điểm của cơ quan báo chí nơi họ làm việc.
Khi lên MXH bằng những “status”, những bình luận “comments”, nhà báo có
tác động nhất định thậm chí là khá lớn trong việc dẫn dắt cộng đồng mạng,
dẫn dắt những nhà báo xung quanh mình. Từ đó mà có những vụ việc nhà báo
gây ảnh hưởng đến những người bạn bè xung quanh một cách tiêu cực, đưa
những quan điểm vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp và những quy định
nội bộ của tòa soạn.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi từng
nói, “về mặt lương tâm không thể hai mặt, không thể hai con người được.
Nhà báo viết, chiến đấu, bảo vệ một cái gì đó phải chính trực, không thể lúc
thế này, lúc thế kia được”. Bởi trong nền tảng đạo đức nghề nghiệp của người
làm báo, chính trực là một nét cơ bản, cần thiết của hoạt động báo chí, là biết
nhận thức điều đúng đắn, nhất quán và có trách nhiệm đến cùng với tác phẩm

của mình. Tiếc rằng phẩm chất ấy những năm trở lại đây đã bị lung lay ít
nhiều, vẫn có những nhà báo khi viết cho báo chí chính thống thì viết đúng
quan điểm, tôn chỉ, mục đích nhưng khi viết blog, facebook, MXH thì viết sai
sự thật, thậm chí xuyên tạc sự thật. Trong khi đó người đọc chỉ hiểu rằng nhà
báo đó viết chứ không phân biệt được tác phẩm báo chí và thông tin mạng cá
nhân dù cá nhân đó là nhà báo.
Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, không ít nhà báo đã bị Bộ Thông tin và
Truyền thông thu hồi thẻ nhà báo vì những nội dung mà họ đăng tải, chia sẻ
trên Facebook. Thế nhưng, các sai phạm này dường như chưa mấy tác động
đến một số người nấp sau danh nghĩa người làm báo để mưu cầu mục đích
thiếu trong sáng trên MXH. Cá biệt, sau khi bị kỷ luật vì đăng tải nội dung sai
trái trên MXH, có nhà báo còn cảm thấy “hãnh diện” vì facebook của mình
“được quan tâm”. Họ làm vậy bởi họ cảm thấy mình có một dạng quyền lực
khác trên MXH, có thể chỉ là cảm giác được nhiều “like” trong chốc lát,
24


nhưng quyền lực đó, ảnh hưởng đó cũng có thể được quy ra những lợi ích vật
chất rất cụ thể. Có nhiều nhà báo coi việc tham gia MXH là hoạt động chính
và thậm chí là mang lại thu nhập chính.
Không chỉ dung chứa số nhà báo tồn tại theo lối “hai mặt”, MXH còn
là nơi dung chứa một số người từng làm nghề báo nhưng đã bị cơ quan chủ
quản thải hồi vì yếu kém trong đạo đức hoặc kỹ năng nghề nghiệp, nay bày
trò “đánh lận con đen”. Chưa kể, một số người do yếu kém về nhận thức, về
các vấn đề chính trị - xã hội, đã vô tình “tiếp tay” cho các thế lực thù địch,
cho đối tượng xấu qua việc tham gia ủng hộ xu hướng chống phá, nói xấu
lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tham gia kiến nghị, và phản đối ban hành Luật An
ninh mạng; kích động chống phá các trạm thu phí BOT giao thông; ngăn cản
thu thuế kinh doanh trên MXH; vào hùa tẩy chay một số doanh nghiệp trong
nước... Đơn cử như thông tin phản cảm như hình ảnh một nhà báo bên nhiều

cọc tiền lẻ, trên một ô tô chuẩn bị đi qua trạm thu phí BOT Cai Lậy, đã tạo ra
tác động và hệ lụy tiêu cực với những cái “like dạo” và comment (bình luận)
ngợi ca từ người theo dõi trang cá nhân của anh ta.
Thậm chí, có một số trang (fanpage), nhóm (group) được lập ra với
mục đích để chia sẻ thông tin, kêu gọi sự đoàn kết của người làm báo vì mục
tiêu cao cả là đi tìm sự thật cũng đã bị một số nhà báo lạm dụng để kết bè,
kéo cánh và khủng bố, trù dập, công kích người không đáp ứng yêu cầu của
họ, hoặc làm họ không vừa ý. Khi được thỏa mãn yêu sách, họ sẵn sàng “gỡ
bài”, “xóa trạng thái”, thậm chí “trở bàn phím” ca tụng người trước đó còn bị
họ hoạnh họe bằng thứ ngôn từ mạt sát. Đáng quan ngại là trong khi MXH có
khả năng lan truyền thông tin với tốc độ chóng mặt, thì khi cần, người tạo ra
loại chủ đề đó lại có thể xóa bỏ dấu vết nhanh chóng. Trong bối cảnh các thế
lực thù địch, một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam, đang ra
sức tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, hình ảnh
25


×