Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÀ THỊ HỒNG KIM

CÁC NHÂN TỐ THUỘC NỘI DUNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRÀ THỊ HỒNG KIM

CÁC NHÂN TỐ THUỘC NỘI DUNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN ANH HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận văn và kết quả nghiên cứu là của riêng tôi.
Nội dung luận văn có tham khảo, sử dụng tài liệu và các thông tin được đăng tải
trên các trang mạng, các tạp chí theo danh mục tham khảo,

Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng năm 2019

Trà Thị Hồng Kim


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN TÓM TẮT - ABSTRACT
1. Tính thiết thực của đề tài ..................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................3

3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................5
6.1 Về mặt học thuật ..............................................................................................5
6.2 Về mặt thực tiễn...............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN .........................................................................................................................7
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................7
1.1.1 Những nghiên cứu về mối liên hệ của việc áp dụng kế toán quản trị tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..............................7
1.1.2 Những nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị ......................................10


1.1.3 Những nghiên cứu về vai trò của kế toán quản trị ...................................11
1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ..........................................................................12
1.2.1 Những nghiên cứu về mối liên hệ của việc áp dụng kế toán quản trị tác
động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................12
1.2.2 Những nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị......................................13
1.3 Nhận xét tổng quan các nghiên cứu trước...................................................15
1.4 Định hướng nghiên cứu của tác giả..............................................................16
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT NỀN ...................................18
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị......................................................................18
2.1.1 Bản chất kế toán quản trị ..........................................................................18
2.1.2 Định nghĩa kế toán quản trị .......................................................................19
2.1.3 Vai trò kế toán quản trị .............................................................................20
2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............22

2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................................................22
2.2.2 Hiệu suất hoạt động ..................................................................................23
2.3 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................................23
2.4 Lý thuyết nền..................................................................................................24
2.4.1 Lý thuyết dự phòng (Contingency Theory) ..........................................24
2.4.1.1 Nội dung lý thuyết................................................................................24
2.4.1.2 Áp dụng lý thuyết dự phòng vào việc vận dụng KTQT trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .....................................25
2.4.2 Lý thuyết tâm lý (Psychological theory) ................................................25
2.4.2.1 Nội dung lý thuyết................................................................................25
2.4.2.2 Áp dụng lý thuyết tâm lý vào việc vận dụng KTQT trong việc nâng cao
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ............................................26


2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................................27
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................75
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................31
3.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................31
3.1.1 Khung nghiên cứu .....................................................................................31
3.1.2 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................34
3.1.3 Mẫu khảo sát .............................................................................................35
3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính .............................................................37
3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ..........................................................39
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................75
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................46
4.1 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................46
4.1.1 Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................46
4.1.2 Kết quả nghiên cứu định lượng .................................................................46
4.1.2.1 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ....................................................................46
4.1.2.2 Đánh giá thang đo ...............................................................................50

4.1.2.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ...........................................50
4.1.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................54
4.1.2.2.3 Phân tích hồi quy đa biến.................................................................59
4.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu ........................................................................71
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................76
5.1 Kết luận ...........................................................................................................76
5.2 Hàm ý chính sách ...........................................................................................77
5.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................81
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................82


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CEO

: Chief Executive Officer

CP

: Cổ phần

ĐG

: Đánh giá


DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

HTCP

: Hệ thống chi phí

KQ

: Kết quả

KTQT

: Kế toán quản trị

KTTC

: Kế toán tài chính

NS

: Ngân sách

PTCL

: Phân tích chiến lược

ROA


: Return on total assets

ROE

: Return on common equity

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TP

: Thành phố

TT

: Thông tin


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Thang đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................... 39
Bảng 3.2 Thang đo các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị ............................. 41
Bảng 3.3 Bảng ký hiệu các biến trong mô hình ....................................................... 44
Bảng 4.1 Thống kê khảo sát loại hình doanh nghiệp ............................................... 48
Bảng 4.2 Thống kê khảo sát số lượng nhân viên ..................................................... 48
Bảng 4.3 Thống kê khảo sát lĩnh vực kinh doanh .................................................... 49
Bảng 4.4 Thống kê khảo sát thâm niên công tác ..................................................... 49
Bảng 4.5 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố Vận dụng hệ thống
KTQT chi phí ........................................................................................................... 50

Bảng 4.6 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố Lập dự toán ngân sách
.................................................................................................................................. 51
Bảng 4.7 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố Vận dụng kỹ thuật phân
tích thông tin ............................................................................................................ 52
Bảng 4.8 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố Phân tích chiến lược . 52
Bảng 4.9 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố Đánh giá hiệu suất hoạt
động .......................................................................................................................... 53
Bảng 4.10 Kiểm định độ tin cậy (Cronbach's Alpha) nhân tố hiệu quả hoạt động
kinh doanh ................................................................................................................ 54
Bảng 4.11 Hệ số KMO và kiểm định Barlett (Biến độc lập) ................................... 55
Bảng 4.12 Bảng phương sai trích lần thứ nhất (Biến độc lập) ................................. 55
Bảng 4.13 Bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated component matrix)....................... 56


Bảng 4.14 Hệ số KMO và kiểm định Barlett (Biến phụ thuộc) ............................... 58
Bảng 4.15 Bảng phương sai trích (Biến phụ thuộc)................................................. 58
Bảng 4.16 Bảng ma trận nhân tố (Biến phụ thuộc) .................................................. 59
Bảng 4.17 Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................... 61
Bảng 4.18 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình .................................................. 63
Bảng 4.19 Tổng kết mô hình .................................................................................... 64
Bảng 4.20 Phân tích phương sai ANOVA ............................................................... 64
Bảng 4.21 Kết quả các trọng số hồi quy .................................................................. 65
Bảng 4.22 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố từ cao xuống thấp ................ 67


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 29
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 33
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 34

Hình 4.1 Kết quả mô hình hồi quy ........................................................................... 67
Hình 4.2 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram .......................................... 69
Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot ........................................... 70
Hình 4.4 Biểu đồ phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư .................................... 71


PHẦN TÓM TẮT
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm kiểm định sự tác động của các nhân
tố thuộc nội dung kế toán quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Mô hình và các giả
thuyết nghiên cứu được kiểm định qua phần mềm SPSS 22 với 211 mẫu nghiên cứu
được thu thập từ các đối tượng là các nhà lãnh đạo, giám đốc tài chính, kế toán
trưởng hoặc các chuyên viên tài chính có quyền ra quyết định tài chính tại các
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Vận dụng hệ thống KTQT chi phí
có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (2) Lập
dự toán ngân sách có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp; (3) Vận dụng kỹ thuật phân tích thông tin có tác động dương đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (4) Phân tích chiến lược có tác động
dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; (5) Đánh giá hiệu suất
hoạt động có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu trên tác giả đưa ra một số hàm ý, chính sách cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong việc vận dụng kế toán quản trị để cải thiện
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Từ khóa:
Vận dụng hệ thống KTQT chi phí, Lập dự toán ngân sách, Đánh giá hiệu
suất hoạt động kinh doanh, Vận dụng kỹ thuật phân tích thông tin, Phân tích chiến
lược, Đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh


ABSTRACT


The purpose of the research is to test the impact of factors applying management
accounting affecting the business performance of small and medium firms in the Ho
Chi Minh City. The research model and research hypothesis have been tested
through SPSS 22 software with 211 research samples are collected from subjects
who are leaders, financial directors, chief accountants or financial experts with
rights to make financial decisions at the firms. The research results show that: (1)
Costing system has a positive impact on business performance of firms; (2)
Budgeting has a positive impact on business performance of firms; (3) Information
for decision making have a positive impact on business performance of firms; (4)
Strategic analysis has a positive impact on business performance of firms; (5)
Business performance has a positive impact on business performance of firms. The
research results will provide some implications and policies for small and medium
firms in Vietnam in applying management accounting to increase business
performance of firms

Keywords: Costing system, Budgeting, Performance evaluation, Information for
decision making, Strategic analysis, Business performance


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thiết thực của đề tài
Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong những năm vừa
qua có tốc độ tăng mạnh. “Tính đến thời điểm 01/01/2017 cả nước có hơn 10 nghìn
doanh nghiệp lớn, tăng 29% so với năm 2012 và chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp,
giảm so với 2,3% của năm 2012. Doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, doanh nghiệp nhỏ
tăng 21,2% và doanh nghiệp siêu nhỏ tăng tới 65,5% và chiếm 74% tổng số doanh
nghiệp. Đáng chú ý là tỷ trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng tới 6 điểm phần

trăm so với năm 2012 trong khi tỷ trọng lao động giảm 0,8 điểm phần trăm cho thấy
qui mô doanh nghiệp đang nhỏ dần” 1
Tp. Hồ Chí Minh là một trong những Thành phố có tốc độ phát triển mạnh
của quốc gia. Nghị quyết số 16 ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị định hướng “xây
dựng Tp. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn cho khu vực và cả
nước, từng bước trở thành trung tâm hàng đầu về kinh tế, tài chính, thương mại,
khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á”. Hòa trong xu hướng
phát triển đó đòi hỏi nhiều doanh nghiệp tại khu vực nói chung cũng như các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực TP. Hồ Chí Minh nói riêng phải tối đa hóa chi phí,
quản lý hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Hiện nay, phần lớn các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp xoay quanh
vấn đề xử lý thông tin và ra các quyết định chiến lược. Do đó để có thông tin chính
xác, kịp thời trong ra quyết định của các nhà quản trị thì vai trò cung cấp thông tin
của kế toán quản trị là hết sức cần thiết. Quá trình ra quyết định có thể được xử lý từ
bước lập kế hoạch, tổ chức công tác điều hành, kiểm soát hoạt đồng và ra quyết
định chiến lược. Như vậy, để thực hiện tốt các vai trò của thông tin kế toán quản trị
đòi hỏi nhiều doanh nghiệp cần phải xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến
thông tin kế toán đặc biệt là kế toán quản trị là hết sức quan trọng.
1

Tổng cục thống kê
(Truy cập lúc 10h ngày 09/06/2018)


2

Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy kế toán quản trị là lĩnh vực
được nhiều tác giả quan tâm và chọn lựa để nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu
chỉ tập trung phổ biến ở các dòng nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp

dụng kế toán quản trị. Số ít nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc áp dụng kế toán
quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Từ các
nghiên cứu tác giả được tiếp cận, tác giả nhận thấy rằng phần lớn các quan niệm cho
rằng kế toán quản trị chỉ quan trọng trong doanh nghiệp có quy mô lớn và có hoạt
động sản xuất kinh doanh phức tạp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đa phần hạn chế
về vốn kinh doanh hoặc phần nhiều là các doanh nghiệp mới thành lập nên hoạt
động kinh doanh tại các doanh nghiệp này thông thường là đơn giản, ít nghiệp vụ
phát sinh. Giải pháp về kế toán mà DNNVV hiện tại sử dụng là thuê dịch vụ kế toán
từ bên ngoài như các nhân viên làm thêm giờ có nghiệp vụ giỏi hoặc các công ty
chuyên về dịch vụ kế toán với chi phí hợp lý. Song song đó hệ quả tất yếu về hệ
thống kế toán tại các DNNVV khá rời rạc, hoạt động kém hiệu quả và cung cấp
thông tin thiếu chính xác, kịp thời trong ra quyết định của các nhà quản trị. Trên hết
các doanh nghiệp này cho rằng doanh nghiệp mình không có sức ảnh hưởng nhiều
đến xu hướng phát triển của thị trường cũng như tầm ảnh hưởng của mình đến các
đối thủ cạnh tranh. Do vậy, bản thân các DNNVV chưa thực sự quan tâm tới việc sử
dụng công cụ kế toán quản trị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đối mặt với
các hạn chế trên các DNNVV phải tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắn để tồn
tại và phát triển, một trong các vấn đề mà doanh nghiệp nhỏ và vừa phải xem xét là
tối ưu hóa chi phí hoạt động kinh doanh bên cạnh việc nâng cao hiệu quả quản lý
kết hợp áp dụng các giải pháp để mang lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp là sử
dụng kịp thời nguồn thông tin kế toán quản trị cần thiết cho các hoạt động hoạch
định, điều hành, kiểm soát và ra quyết định chiến lược của các nhà quản trị doanh
nghiệp
Như vậy, từ thực tiễn rất ít nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc áp dụng kế
toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Song song vai trò rất quan trọng mà thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cho các
hoạt động hoạch định, điều hành, kiểm soát và ra các quyết định chiến lượt của các
nhà quản trị. Để phát triển bền vững đòi hỏi DNNVV phải trang bị cho doanh



3

nghiệp mình bộ máy kế toán quản trị hiệu quả. Bên cạnh tốc độ phát triển vượt bậc
của các DNNVV đã chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp tại khu
vực Thành Phố Hồ Chí Minh thì các DNNVV đóng góp khá nhiều về mặt kinh tế,
ổn định không nhỏ về nguồn lực lao động trong khu vực. Chính vì các lý do trên tác
giả đã chọn đề tài "Các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực
Thành Phố Hồ Chí Minh"
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài xác định các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản
trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đo lường mức
độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Qua đó đưa ra các hàm ý chính
sách về việc vận dụng các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. Hồ Chí
Minh
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Xác định các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Đo lường mức độ tác động của các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
3. Câu hỏi nghiên cứu
Trên nền tảng mục tiêu nghiên cứu tác giả xác định các nhân tố thuộc nội
dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả



4

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn TP. Hồ Chí
Minh?
+ Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn TP. Hồ
Chí Minh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xác định các nhân tố thuộc nội dung kế
toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Giai đoạn 02 năm từ 2017 đến năm 2018
Không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. Hồ
Chí Minh
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực
tiếp và gửi qua email cho các đối tượng khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu
Từ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu của đề tài
+ Phương pháp định tính: Đầu tiên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính để trả lời câu hỏi thứ nhất "Các nhân tố nào thuộc nội dung kế toán
quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh?” Bằng cách thực hiện thảo luận nhóm với các
chuyên gia gồm: Các lãnh đạo, giám đốc tài chính, kế toán trưởng hoặc các


5


chuyên viên tài chính có quyền ra quyết định tại các doanh nghiệp lớn cũng như các
doanh nghiệp nhỏ và vừa để nhận diện các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản
trị đang hiện hữu tác động đến hiệu suất hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Sau đó, để gia tăng độ tin cậy của thang đo thu thập được từ
khảo sát đầu tiên, tác giả thực hiện tiếp khảo sát bằng cách xây dựng bảng câu hỏi
khảo sát chuyên gia để điều tra mức độ đồng ý hay không đồng ý với các biến thu
thập được thuộc kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. HCM
+ Phương pháp định lượng: Từ kết quả thu thập được ở trên, tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để trả lời câu hỏi thứ hai về “Mức độ
tác động của các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn TP. Hồ Chí Minh?”. Bằng
cách sử dụng bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ để thu
thập dữ liệu. Đồng thời sử dụng kết hợp phần mềm SPSS 22 để phân tích, xử
lý, kiểm định số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu về mức độ tác động của các
nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực TP. HCM
6. Đóng góp của đề tài
6.1 Về mặt học thuật
+ Nghiên cứu khái quát thực trạng việc áp dụng các nội dung thuộc kế toán
quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
tại khu vực TP. HCM
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp về việc vận dụng các nội dung thuộc kế
toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong khu vực Tp. Hồ Chí Minh
6.2 Về mặt thực tiễn
+ Nghiên cứu đóng góp vào nguồn tài liệu tham khảo về việc áp dụng các nhân



6

tố thuộc nội dung kế toán quản trị tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Kết quả nghiên cứu làm rõ thực trạng việc áp dụng các nhân tố thuộc nội
dung kế toán quản trị và đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó làm nổi bật nhu cầu
thông tin mà kế toán quản trị cung cấp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu kết quả nghiên cứu được các doanh nghiệp nhỏ và vừa
quan tâm có thể thúc đẩy việc áp dụng các nhân tố thuộc nội dung kế toán quản trị
trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam nếu vận dụng tốt các nhân tố thuộc nội dung kế toán
quản trị có thể giúp doanh nghiệp mình nâng cao tính cạnh tranh trên thương trường và
phát triển bền vững trong tương lai


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN
Từ thực trạng của nền kinh tế và hướng phát triển của kế toán quản trị, đến
nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu trong cũng như ngoài nước về việc áp
dụng kế toán quản trị. Để có cái nhìn tổng quát, các công trình nghiên cứu dưới đây
được tác giả tiếp cận và tổng hợp. Đồng thời phát triển thêm hướng nghiên cứu theo
mục tiêu riêng của đề tài đã đặt ra
1.1

Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Những nghiên cứu về mối liên hệ của việc áp dụng kế toán quản trị

tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
[1]. Oestrich-Winkel, May 2004. The use of management accounting
information, learning and organizational performance. European Business School
Working Papers on Management Accounting & Control, No. 11 (Revised Version)
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa việc sử dụng thông tin kế toán
quản trị của các CEO tại các công ty sản xuất ở Đức trong việc rèn luyện kiến thức
cá nhân của nhân viên và hiệu suất hoạt động của các tổ chức.
Nghiên cứu đề cập một số giả thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa việc sử
dụng thông tin kế toán quản trị trong việc rèn luyện kiến thức cá nhân và hiệu suất
hoạt động kinh doanh cuả các tổ chức. Các lập luận trong nghiên cứu cho rằng các
loại thông tin khác nhau được sử dụng (ra quyết định, theo dõi và kiểm soát) ảnh
hưởng đến việc rèn luyện kiến thức cá nhân của nhà quản lý trong việc xử lý thông
tin và ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, Nghiên cứu đề xuất thêm
việc sử dụng thông tin kế toán quản trị có tác động tích cực đến hiệu suất hoạt động
của tổ chức cả trực tiếp lẫn gián tiếp thông qua các quy trình rèn luyện kiến thức
được đề cập trong nghiên cứu.
Mối quan hệ đề xuất trong nghiên cứu được kiểm nghiệm bằng cách sử
dụng mô hình phương trình cấu trúc (LISREL). Dữ liệu lấy từ một cuộc khảo sát


8

thực nghiệm giữa các CEO của các công ty sản xuất của Đức (cỡ mẫu là 449 các tổ
chức). Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại hình doanh nghiệp sử dụng thông tin kế
toán quản trị khác nhau có các hiệu ứng khác nhau đối với việc duy trì và xây dựng
kiến thức của các CEO cũng như về hiệu suất hoạt động của tổ chức.
[2]. Peter Mwangi Gichaaga D63/60087/2013. Effects of management
accounting practices on financial performance of manufacturing companies in
kenya. A research project submitted in partial fulfillment of the requirements for the
award of the degree of master of science in finance degree, school of business,

university of Nairobi
Nghiên cứu với mục tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng kế
toán quản trị đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty sản xuất ở Kenya.
Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả với mẫu nghiên cứu là 455 công ty sản xuất ở
Kenya. Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng đã được áp dụng để đưa ra kích
thước mẫu, do cỡ mẫu trong các công ty sản xuất khác nhau được coi là không đồng
nhất, ngụ ý rằng một mẫu ngẫu nhiên đơn giản là không thể hiện được. Do đó,
nghiên cứu có sự tham gia của 46 công ty sản xuất Nairobi. Nghiên cứu thu thập dữ
liệu chính từ những người trả lời. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm
định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu cho rằng nhân tố thông tin trong việc
ra các quyết định được sử dụng nhiều nhất tại các công ty sản xuất ở Kenya, sau đó
là nhân tố phân tích chiến lược, lập dự toán ngân sách, đánh giá hiệu suất hoạt động,
Phân tích chi phí. Nghiên cứu tiếp tục kết luận rằng các yếu tố quan trọng nhất của
việc áp dụng kế toán quản trị tại các công ty sản xuất ở Kenya là thông qua việc áp
dụng kế toán quản trị các công ty xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp phải cải
thiện.
[3]. Mustafa İyibildiren, Fehmi Karasioğlu, 2017. Effects Of Management
Accounting Practices And Performance Measurement On The Perception Of
Business Performance: Field Study On Organized Industrial Zone Of Konya.
Journal Of Knowledge Management, Economics And Information Technology . Vol.
Vii, Issue 4, August 2017


9

Nghiên cứu nhằm mục đích khám phá các công cụ liên quan đến đo lường
hiệu suất hoạt động và việc áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ở Khu
công nghiệp tại Konya. Trong bối cảnh này, Nghiên cứu xác định mức độ áp dụng
và ảnh hưởng của các công cụ liên quan đến đo lường hiệu suất hoạt động vào việc

áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp tại Konya
Nghiên cứu tiến hành xác định mức độ áp dụng các công cụ kế toán quản trị
tại các doanh nghiệp ở Konya. Mẫu nghiên cứu gồm 385 doanh nghiệp, trong đó
nghiên cứu thu thập đươc mẫu là 220 doanh nghiệp với độ tin cậy là 95%. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa tích cực được xác định giữa việc áp
dụng các công cụ kế toán quản trị như đo lường hiệu suất hoạt động với hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp tại Konya.
[4]. Eugine Tafadzwa Maziriri1, Miston Mapuranga2, 2017. The impact of
management accounting practices (Maps) on the business performance of small and
medium enterprises within the Gauteng province of South Africa. Journal of
accounting and management, J AM vol .7, no . 2 (2017)
Nghiên cứu kiểm tra các yếu tố tác động đến việc áp dụng kế toán quản trị
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực
South Africa. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu
được thu thập từ 380 nhà quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh
nghiệp này được chọn lọc bằng phương pháp kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên kết hợp
sử dụng phần mềm thống kê (SPSS) phiên bản 24.0 để phân tích dữ liệu. Phân tích
hồi quy được thực hiện để kiểm tra mối liên hệ giữa việc áp dụng kế toán quản trị
và hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các mối quan hệ
của giả thuyết trong mô hình nghiên cứu được đánh giá bằng cách sử dụng phân
tích hồi quy. Kết quả cho thấy việc áp dụng kế toán quản trị có ảnh hưởng tích cực
đến hiệu suất hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nghiên cứu xác nhận rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng kế toán
quản trị có thể nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên
cứu có ý nghĩa về mặc lý thuyết và thực tiễn. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu là sự


10

tiến bộ đáng chú ý trong khái niệm quản lý tài chính bằng cách kiểm tra các phương

pháp tương tác giữa thực tiễn kế toán quản trị và hiệu suất hoạt động kinh doanh.
Như vậy, nghiên cứu có thể xem đã đóng góp khá quan trọng trong các tài liệu hiện
có về chủ đề này. Nghiên cứu cũng gợi ý về định hướng nghiên cứu mới trong việc
áp dụng kế toán quản trị bằng cách mở ra cuộc thảo luận về tầm quan trọng của kế
toán quản trị trong thực tiễn nhằm phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các
nước đang phát triển như Nam Phi.
1.1.2 Những nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị
[1].

Mike

Tayles,

managementaccounting

Richard

practices

and

H.

Pike,

corporate

2006.

Intellectual


capital,

performancePerceptions

of

managers.
Nghiên cứu nhằm mục đích kiểm tra và làm cách nào mà các nhà quản lý
nhận thấy được doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm (IC) ảnh
hưởng tích cực đến việc áp dụng kế toán quản trị. Cụ thể việc áp dụng kế toán quản
trị nghiên cứu đo lường hiệu suất hoạt động, lập kế hoạch và kiểm soát, lập dự toán
ngân sách và quản lý rủi ro. Nghiên cứu tìm hiểu các công ty như vậy có thể đáp
ứng tốt với những thay đổi của kinh tế và thị trường hay không. Nó có thể lường
trước các rủ ro và đạt được hiệu suất cao hơn trong lĩnh vực của họ hay không.
Những phát hiện trong nghiên cứu cho thấy sự cải tiến trong việc áp dụng
kế toán quản trị cho các công ty đầu tư mạnh vào trình độ và kinh nghiệm của đội
ngũ nhân viên. Những phát hiện được thảo luận và khám phá thêm thông qua các
cuộc phỏng vấn ở một số doanh nghiệp được nghiên cứu
[2]. Chidinma Caroline Maduekwe, 2015. The Usage Of Management
Accounting Tools By Small And Medium Enterprises In Cape Metropole, South
Africa. Thesis submitted in fulfilment of the requirement for the degree
MagisterTechnologiae At the Cape Peninsula University of Technology, Cape Town
Nghiên cứu nhằm xác định mức độ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cape
Metropole sử dụng công cụ kế toán quản trị (MATs), cụ thể là công cụ lập dự toán


11

ngân sách, đo lường hiệu suất hoạt động (PMT) và công cụ định giá. Nghiên cứu

xác định các loại công cụ kế toán quản trị được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ
và vừa. Nhận thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về hiệu quả của các công cụ kế
toán quản trị và các yếu tố có thể ngăn cản các doanh nghiệp sử dụng các công cụ
kế toán quản trị.
Nghiên cứu cho thấy hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công cụ
kế toán quản trị ở mức độ nào đó. Phát hiện cho thấy các doanh nghiệp sử dụng
công cụ kế toán quản trị chủ yếu cho mục đích đo lường và giám sát hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Riêng biến hiệu quả của các công cụ kế toán quản trị mang lại có
kết quả vừa phải, hiệu quả vượt trội hơn là biến đo lường hiệu suất tiếp theo là công
cụ định giá, cuối cùng là công cụ lập dự toán ngân sách. Liên quan đến các yếu tố
còn hạn chế tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Cape Metropole về sử dụng công cụ
kế toán quản trị phát hiện cho thấy phần nhiều các hạn chế xuất phát từ sự thiếu
hiểu biết và sự hỗ trợ của các cấp quản lý là vấn đề hạn chế chính
1.1.3 Những nghiên cứu về vai trò của kế toán quản trị
[1]. Robert Chenhall and Kim Langfield-Smithf, 1998. Factors influencing
the role of management accounting in the development of performance measures
within organizational change programs. Management Accounting Research, 1998,
9, 36 1-386.
Nghiên cứu tìm hiểu vai trò của kế toán quản trị trong việc phát triển hệ
thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nghiên cứu
được tiến hành trên năm công ty đã triển khai các chương trình thay đổi hoạt động
sản xuất kinh doanh và điển hình tại một doanh nghiệp sản xuất lớn đã thực hiện
các thay đổi bao gồm phát triển cấu trúc nhóm, áp dụng chiến lược tập trung vào
khách hàng và hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh mới tại doanh
nghiệp. Trong các doanh nghiệp này phương pháp hoạt động và các ưu tiên chiến
lược chưa có sự tích hợp, do đó vấn đề này được cho là yếu kém của các nhóm hoạt
động với chiến lược tổng thể. Bài báo đề xuất năm yếu tố liên quan nhằm giải thích



×