Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ HUYỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHẠM THỊ HUYỀN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM VĂN DƯỢC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019




LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý thầy cô, tôi tên Phạm Thị Huyền, học viên cao học khóa 26Chuyên nghành Kế toán – Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam
đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở Thành phố Hồ Chí Minh”
là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập cả cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Văn Dược. Các số liệu trong bài luận văn là do chính tác giả thu
thập, thống kê và xử lý một cách trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ
công trình nghiên cứu khác.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan trên
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng
Học viên

Phạm Thị Huyền

năm 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN TÓM TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2

3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................... 3
6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................... 3
7. Bố cục của luận văn .................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................. 5
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................................... 5
1.2 Các nghiên cứu trong nước .................................................................................... 9
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu ......................................................................... 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 26
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị ............................................................................... 26
2.1.1 Quá trình hình thành kế toán quản trị ................................................................ 26
2.1.2 Khái niệm kế toán quản trị ................................................................................. 28
2.1.3 Đặc điểm kế toán quản trị .................................................................................. 30
2.1.4 Nội dung kế toán quản trị ................................................................................... 30


2.1.4.1 Hệ thống kế toán chi phí ................................................................................. 30
2.1.4.2. Thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định ........................... 31
2.1.4.3 Dự toán ngân sách ........................................................................................... 32
2.1.4.4 Kế toán trách nhiệm ........................................................................................ 36
2.2 Lý thuyết nền ảnh hưởng đến vận dụng KTQT của các doanh nghiệp ................ 37
2.2.1 Lý thuyết bất định .............................................................................................. 37
2.2.2Lý thuyết quan hệ lợi ích – chi phí (Cost benefit theory) ................................... 38
2.3 Đặc điểm hoạt động DN thương mại ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT ........ 38
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp ................. 39
2.4.1 Quy mô doanh nghiệp ........................................................................................ 40
2.4.2 Trình độ nhân viên kế toán................................................................................. 40
2.4.3 Công nghệ thông tin ........................................................................................... 41

2.4.4 Nhận thức nhà quản lý ....................................................................................... 42
2.4.5 Mức độ cạnh tranh của thị trường ...................................................................... 43
2.4.6 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp ..................... 44
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất.................................................................................. 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................ 48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 49
3.1. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .............................................. 49
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 49
3.1.2 Quy trình nghiên cứu và các bước thực hiện nghiên cứu .................................. 50
3.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 51
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh .............................. 51
3.2.2 Phương trình hồi quy tổng quát.......................................................................... 54
3.3 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi ........................................................ 55
3.4 Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 60


3.4.1 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định tính ................................................. 60
3.4.2 Mẫu khảo sát dùng trong nghiên cứu định lượng .............................................. 60
3.5 Công cụ phân tích và quy trình thu thập, xử lý dữ liệu......................................... 61
3.5.1 Công cụ phân tích dữ liệu .................................................................................. 61
3.5.2 Quy trình thu thập dữ liệu .................................................................................. 61
3.5.3 Quy trình xử lý dữ liệu ....................................................................................... 61
3.6 Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu......................................................................... 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................ 64
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................. 65
4.1 Đánh giá thang đo ................................................................................................. 65
4.1.1 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp ........................ 65
4.1.2 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán .................. 66
4.1.3 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin ............................ 67

4.1.4 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý ......................... 68
4.1.5 Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường ....... 68
4.1.6 Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT
cho DN ........................................................................................................................ 69
4.1.7 Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp thương
mại TP. Hồ Chí Minh .................................................................................................. 69
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị tại các doanh nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh ...................................... 70
4.2.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................... 71
4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường ................................... 74
4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ................................................... 75
4.3.1 Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội .................. 75
4.3.2.Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ......................... 76
4.3.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ............................... 77
4.4 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ........................................ 78


4.5 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy bội ........................................................... 79
4.5.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi........................ 79
4.5.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ........................................... 80
4.5.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập .................. 81
4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .................................................................................. 82
4.7 Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4............................................................................................ 85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 86
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 86
5.2 Kiến nghị cho doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh ....................... 87
5.2.1 Mức độ cạnh tranh của thị trường ...................................................................... 87
5.2.2 Công nghệ thông tin ........................................................................................... 88
5.2.3 Chi phí cho việc tổ chức một hệ thống KTQT cho doanh nghiệp ..................... 89

5.2.4 Trình độ nhân viên kế toán................................................................................. 90
5.2.5 Quy mô doanh nghiệp ........................................................................................ 91
5.2.6 Nhận thức nhà quản lý ....................................................................................... 92
5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5............................................................................................ 94
KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DN: Doạnh nghiệp
DNTM: Doanh nghiệp thương mại
DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
KTQT: Kế toán quản trị
TP: Thành phố


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận dụng
kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ ........................................................ 5
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu .. 15
Bảng 2.1: Sơ đồ tiến hóa của KTQT ........................................................................... 27
Bảng 2.3: Tổng hợp đề xuất các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị ..... 46
Bảng 4.1: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp .................. 66
Bảng 4.2: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố trình độ nhân viên kế toán ........... 66
Bảng 4.3: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố công nghệ thông tin ..................... 67
Bảng 4.4: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố nhận thức nhà quản lý ................. 68
Bảng 4.5: Cronbach’s alpha của thang đo nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường 68
Bảng 4.6: Cronbach’s alpha của thang đo chi phí cho việc tổ chức một hệ thống

KTQT cho DN............................................................................................................. 69
Bảng 4.7: Cronbach’s alpha của thang đo vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp thương mại TP. Hồ Chí Minh ......................................................................... 70
Bảng 4.8: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần ...................................... 71
Bảng 4.9: Bảng phương sai trích ................................................................................. 72
Bảng 4.10: Bảng ma trận xoay .................................................................................... 73
Bảng 4.11 Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS .................................... 75
Bảng 4.12: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ................ 76
Bảng 4.13: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội................... 77
Bảng 4.14: Bảng kết quả các trọng số hồi quy............................................................ 78
Bảng 5.1: Tổng hợp mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh ............................................ 86


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018) ........................................... 9
Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017) .......................... 11
Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)................................. 13
Hình 1.4: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) .................. 14
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 47
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 49
Hình 4.1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ........................ 79
Hình 4.2: Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa............................................... 80
Hình 4.3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................... 81


TÓM TẮT
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương
mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào xây dựng hệ thống
thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế mà

chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc đưa ra chiến lược kinh
doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để phục vụ tình hình kinh
doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi với các đối thủ do không
xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn trong quản lý, thậm chí
nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản, từ đó cho thấy tính cấp thiết trong vận
dụng KTQT ở các doanh nghiệp này.
Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu
định tính được kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn xác định
các nhân tố và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố gồm: Quy mô doanh nghiệp; trình độ
nhân viên kế toán; công nghệ thông tin; nhận thức nhà quản lý; mức độ cạnh tranh
của thị trường; chi phí cho việc tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho doanh
nghiệp đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến vận dụng kế toán quản trị trong các
DNTM ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể mức độ tác động của các nhân tố như sau:
nhân tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh
nghiệp thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh là Mức độ cạnh tranh của thị trường
(  =0.357), tiếp đến là Công nghệ thông tin (  =0.266), Chi phí cho việc tổ chức
một hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp (  =0.259), Trình độ nhân viên kế
toán (  =0.247), Quy mô doanh nghiệp (  =0.224) và cuối cùng là nhân tố Nhận
thức nhà quản lý (  =0.187 ).
Với mỗi nhân tố tương ứng, tác giả đưa ra từng kiến nghị cụ thể mà doanh
nghiệp cần chú ý khi vận dụng kế toán quản trị từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
vận dụng kế toán quản trị vào đơn vị. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong
nghiên cứu này và đưa ra các hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo cho đề tài.


ABSTRACT
Currently, Vietnamese enterprises in general and Ho Chi Minh City
commercial enterprises in particular, mainly focus on building a financial accounting

information system for the preparation of financial statements and reports. tax that
has not really paid attention to management accounting, leading to the introduction of
a little business strategy based on the information provided by management
accounting to serve the business situation, there is a high risk of lagging. , do not
compete with rivals due to the lack of a reasonable price policy and lack of vision in
management, even in many cases of closure and bankruptcy, thus showing the
urgency in designing applications. Management math at these businesses.
By a mixed research method, in which qualitative research methods are
combined with quantitative research methods, the thesis identifies the factors and
measures the impact of factors on accounting application governance in commercial
enterprises in Ho Chi Minh City.
Research results indicate 6 factors including: Enterprise size; accounting
staff qualifications; Information Technology; manager awareness; the level of
market competition; The cost of organizing a management accounting system for
businesses has a positive effect on the use of management accounting in
commercial enterprises in Ho Chi Minh City. Specifically, the impact level of
factors is as follows: the factor that has the strongest influence on applying
management accounting in commercial enterprises in Ho Chi Minh City is Market
Competition (β= 0.357), followed by Information Technology (β = 0.266), Cost for
organizing an enterprise accounting management system (β= 0.259), Accounting
staff qualification (β= 0.247), Business scale career (β= 0.224) and finally the
manager Awareness factor (β= 0.187).
For each corresponding factor, the author gives each specific recommendation that
enterprises need to pay attention when applying management accounting, thereby
contributing to improving the effectiveness of applying management accounting to
the unit. The author also points out the limitations in this study and provides further
research directions for the topic.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành thương mại thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch dựa trên 4 lĩnh
vực cốt lõi, bao gồm xuất khẩu; hậu cần (logistics); hội chợ triển lãm và lĩnh vực
bán buôn - bán lẻ (). Ngành được xác định là
có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, góp phần đưa thành phố trở thành trung tâm thương mại trọng
yếu ở khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên thương mại cũng là ngành luôn phải đối mặt
với môi trường cạnh tranh gay gắt như sự hình thành và phát triển của các đối thủ
cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh về giá, nhiều sức ép trong sự tiến bộ
nhanh chóng của kỹ thuật tự động hóa các quá trình sản xuất kinh doanh, phân phối,
thương mại điện tử, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng…
những điều này bắt buộc các DNTM muốn tồn tại và phát triển thì phải nắm trong
tay những công cụ cung cấp thông tin quan trọng, chất lượng, kịp thời để đưa ra
quyết định kinh doanh phù hợp (Trần Thế Nữ, 2011).
Trên thực tế, việc đưa ra các quyết định kinh tế, điều hành doanh nghiệp luôn
đòi hỏi nhà quản lý phải dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, bao gồm cả
thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm đạt được kết quả tốt nhất
trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình. Kế toán quản trị là một
bộ phận cung cấp thông tin quan trọng, không thể thiếu hỗ trợ cho doanh nghiệp
trong việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành đơn vị, kiểm tra và đánh giá kết quả thực
hiện, cũng như đưa ra các quyết định trong quản lý doanh nghiệp, qua đó góp phần
khẳng định vai trò quan trọng, cần thiết của nó cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các
doanh nghiệp thương mại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, chủ yếu tập trung vào
xây dựng hệ thống thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài
chính, báo cáo thuế mà chưa thực sự quan tâm đến kế toán quản trị, dẫn đến việc
đưa ra chiến lược kinh doanh ít căn cứ vào thông tin do kế toán quản trị cung cấp để
phục vụ tình hình kinh doanh, nên có nhiều nguy cơ tụt hậu, không cạnh tranh nổi



2

với các đối thủ do không xây dựng được chính sách giá hợp lý và thiếu tầm nhìn
trong quản lý, thậm chí nhiều trường hợp phải đóng cửa, phá sản.
Thêm vào đó, DNTM nói chung tình hình thị trường trong lĩnh vực thương
mại có tính cạnh tranh cao do đó cần nhu cầu thông tin KTQT để ra các quyết định
kinh doanh mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại, tiếp nữa các
doanh nghiệp này đa phần là DNNVV quy mô không lớn cho nên cũng ảnh hưởng
đến mối quan hệ lợi ích – chi phí trong việc tổ chức hệ thống KTQT, nên cần nâng
cao nhận thức nhà quản lý để xác định nhu cầu thông tin và ý thức trong việc tổ
chức hệ thống KTQT cho từng doanh nghiệp. Từ đó cho thấy nhà quản trị doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mạinói riêng cần hơn nữa những
công cụ quản lý, phục vụ đắc lực cho việc quản trị doanh nghiệp, làm tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp và kế toán quản trị là một công cụ cần thiết phải áp dụng.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng KTQT trong các doanh
nghiệp thương mại như vừa nêu, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng
đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí
Minh” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu này được thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu
cụ thể như sau:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Câu hỏi 1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh?


3

+ Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh như thế nào?
4. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các
nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương
mại ở TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không giannghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các doanh nghiệp
thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện năm 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng phương pháp hỗn hợp trong nghiên cứu. Tức là kết hợp
hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như sau:
- Phương pháp định tính: tổng hợp cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước
trong và ngoài nước, đồng thời dùng công cụ phỏng vấn kết hợp với xin ý kiến
chuyên gia để xác định các nhân tố có thể tác động đến vận dụng KTQT trong các
doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Từ nội dung trao đổi, tác giả sẽ sử
dụng kết quả thảo luận cuối cùng để làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi phục vụ
cho công tác khảo sát.
- Phương pháp định lượng: dùng công cụ khảo sát để tập hợp các dữ liệu
bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng có liên quan
đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh,
từ đó tiếp tục dùng công cụ phần mềm SPSS 22.0 để kiểm định dữ liệu được tập

hợp từ các cuộc khảo sát để kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo các nhân tố tác
động đến việc vận dụng KTQT ở doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh,
đồng thời tìm ra các nhân tố mới và đo lường mức độ tác động của chúng. Các công
cụ sử dụng bao gồm Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân
tích hồi quy đa biến.
6. Ý nghĩa nghiên cứu


4

Vấn đề đặt ra cho đề tài giải quyết là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến vận
dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Bên
cạnh đó, cũng cần làm sáng tỏ các mục tiêu nghiên cứu khác đã đặt ra như: đo
lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, xác định các nhân tố nào ảnh hưởng
mạnh, nhân tố nào ảnh hưởng yếu đến việc vận dụng kế toán quản trị tại các doanh
nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh. Qua kết quả nghiên cứu đó, đề tài có ý
nghĩa thực tiễn là đề xuất các kiến nghị hoặc các gợi ý chính sách nhằm giúp cho
các nhà quản lý nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng nâng cao việc
vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thương mại ở TP. Hồ Chí Minh.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Phần này tác giả trình bày một số các nghiên cứu tiêu biểu trước đây, trong
và ngoài nước có liên quan đến đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán
quản trị, từ đó góp phần hệ thống tổng quan về tình hình nghiên cứu, qua đó xác
định khe hổng nghiên cứu cho đề tài. Cụ thể như sau:
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004. The Future of Management
accounting: A South Australian Perspective.Journal of Management Accounting
Research, 2: 55-70. Tạm dịch: Tương lai của kế toán quản trị: Một quan điểm Nam
Úc. Thông qua việc xem xét các tài liệu học thuật thực nghiệm được thực hiện bởi
các cơ quan kế toán chuyên nghiệp ở Anh, Mỹ và Úc về bản chất của sự thay đổi
trong mức độ vận dụng kế toán quản trị, các tác giả này nhận thấy rằng mức độ vận
dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp chịu sự tác động của hai nhóm yếu tố là:
nhóm các yếu tố môi trường và nhóm các yếu tố tổ chức. Các yếu tố tác động đến
mức độ vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp được tập hợp theo bảng sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong mức độ vận
dụng kế toán quản trị được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ
NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG:
• Toàn cầu hóa thị trường
• Những tiến bộ trong công nghệ thông tin và
sản xuất
• Gia tăng cạnh tranh
CÁC NHÂN TỐ TỔ CHỨC: Nhấn mạnh hơn
về tổ chức:
• Năng lực cốt lõi
• Quan hệ khách hàng và nhà cung cấp
• Thu hẹp, sự giảm biên chế
• Gia công
• Cấu trúc tổ chức phẳng hóa
• Tinh thần hợp tác đồng đội


Mức độ vận
dụng kế toán
quản trị được
báo cáo tại
Úc, Anh và
Mỹ.

Nguồn: Lobo, M.X., Tilt, C. and Forsaith D., 2004)


6

Như vậy với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát thông
qua việc gửi thư đến các thành viên CPA Australia, những người đang làm việc
hoặc các chuyên gia có mối quan tâm về kế toán quản trị, các tác giả xác định được
2 nhóm nhân tố môi trường và nhân tố tổ chứccó ảnh hưởng đến sự thay đổi trong
mức độ vận dụng KTQT được báo cáo tại Úc, Anh và Mỹ.
Kosaiyakanont A., (2011) “SME Entrepreneurs in Northern Thailand:
Their Perception of and Need for Management Accounting”. Journal of Business
and Policy Research, 6: 143-155. Tạm dịch: Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở miền Bắc
Thái Lan: Nhận thức và nhu cầu về kế toán quản trị. Mục tiêu nghiên cứu này xác
định và đo lường mức độ nhận thức về tầm quan trọng của kế toán quản trị và nhu
cầu vận dụng kế toán quản trị giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng Thượng
Bắc Thái Lan (miền bắc Thái Lan). Dữ liệu được thu thập được thông qua bảng câu
hỏi khảo sát gửi đến cho các doanh nghiệp và kích thước mẫu chính thức cho
nghiên cứu là 422 doanh nghiệp SME ở miền bắc Thái Lan, tiếp đó các tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả bao gồm tần suất, tỷ lệ phần trăm, trung bình và
độ lệch chuẩn, và hệ số tương quan được sử dụng để phân tích mối quan hệ và mức
độ tác động của các nhân tố đến vận dụng kế toán quản trị. Kết quả của nghiên cứu

này cho thấy rằng các doanh nghiệp SME chỉ nhận thức một cách vừa phải về vai
trò của kế toán quản trị, liên quan đến lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định.
Nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều của nhận thức về tầm quan
trọng của kế toán quản trị của nhà quản lý và nhu cầu vận dụng kế toán quản trị,
đồng thời các DN có quy mô vừa thì nhận thức (am hiểu) về tầm quan trọng và tính
hữu ích của KTQT cũng như nhu cầu về vận dụng KTQT cao hơn các DN có quy
mô nhỏ.
Ahmad, Kamilah (2012) với nghiên cứu “The use of management
accounting practices in Malaysian SMES”. Tạm dịch: Việc sử dụng các phương
pháp kế toán quản trị trong các DNNVV ở Malaysia. Mục tiêu của nghiên cứu này
là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các
DNNVV và kiểm tra mối quan hệ giữa vận dụng kế toán quản trị và hiệu quả hoạt


7

động của các DNNVV. Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả đã gửi bảng câu hỏi
khảo sát cho 1.000 doanh nghiệp nhỏ ở Malaysia trong lĩnh vực sản xuất, và thu về
160 bảng câu hỏi được trả lời hợp lệ và sử dụng chúng để tiếp tục nghiên cứu. Kết
quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều tổ chức vận dụng kế toán quản trị, chỉ
khác nhau là sẽ lựa chọn vận dụng kế toán quản trị truyền thống (gồm: nhận diện và
xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi phí
giữa thực tế với định mức), hay vận dụng kế toán quản trị phức tạp (gồm: nhận diện
và xác lập định mức chi phí; dự toán ngân sách; phân tích, đánh giá chênh lệch chi
phí giữa thực tế với định mức; hỗ trợ ra quyết định; kế toán quản trị chiến lược) và
thực tế thì các doanh nghiệp được khảo sát vận dụng MAP truyền thống nhiều hơn
là vận dụng MAP phức tạp. Việc này được giải thích rằng các công ty có quy mô
lớn hơn thì nhu cầu vận dụng kế toán quản trị cũng nhiều hơn. Kết quả của nghiên
cứu này cũng cho thấy rằng MAP đóng vai trò rất quan trọng trong hiệu quả quản lý
các SME của Malaysia. Nghiên cứu kết luận rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến

vận dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp gồm: quy mô của công ty, mức độ
cạnh tranh thị trường; sự tham gia của chủ sở hữu/ người quản lý trong việc phát
triển MAP và công nghệ sản xuất tiên tiến. Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ
tích cực giữa việc vận dụng MAP và hiệu quả hoạt động của các DNNVV. Nghiên
cứu góp phần hệ thống cơ sở lý luận về kế toán quản trị và thúc đẩy sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu ở Malaysia cũng như các nhà nghiên cứu trên thế giới về
vận dụng kế toán quản trị.
Alper Erserim (2012) “The Impacts of Organizational Culture, Firm's
Characteristics and External Environment of Firms on Management Accounting
Practices: An Empirical Research on Industrial Firms in Turkey”. Tạm dịch: Tác
động của văn hóa tổ chức, đặc điểm của công ty và môi trường bên ngoài của các
doanh nghiệp về thực hành kế toán quản trị: Một nghiên cứu thực nghiệm ở các
doanh nghiệp công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu này thực hiện khảo sát với
mẫu bao gồm 84 công ty thuộc lĩnh vực công nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả lần
lượt đưa ra và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu như: Giả thuyết 1: Việc vận


8

dụng kế toán quản trị chịu tác động bởi văn hóa doanh nghiệp với (a) văn hóa tổ
chức hỗ trợ, (b) văn hóa tổ chức sáng tạo, (c) văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc và
(d) văn hóa tổ chức dựa trên mục tiêu; Giả thuyết 2: Việc vận dụng kế toán quản trị
chịu tác động bởi thiết kế tổ chức doanh nghiệp với (a) mức độ tập trung kinh
doanh, (b) mức độ chính thức hóa kinh doanh, (c) mức độ cạnh tranh được nhận
thức và (d) mức độ không chắc chắn về môi trường.Với phương pháp nghiên cứu
định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa văn hóa tổ chức hỗ
trợ; quan hệ giữa văn hóa tổ chức dựa trên quy tắc, văn hóa tổ chức theo định hướng
mục tiêu; quan hệ giữa chính thức hóa đến việc áp dụng KTQT.
Kamilah Ahmad, Shafie Mohamed Zabri, (2015) “Factors explaining the
use of management accounting practices in Malaysian medium-sized firms”. Tạm

dịch: Các yếu tố giải thích việc vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp vừa
của Malaysia. Mục đích của nghiên cứu này là để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến áp dụng kế toán quản trị (MAP) trong các doanh nghiệp vừa của Malaysia trong
lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, theo
đó tác giả đã gửi bảng câu hỏi khảo sát đến 500 doanh nghiệp vừa của Malaysia
trong lĩnh vực sản xuất để điều tra ảnh hưởng của các nhân tố chính đến MAP, kết
quả thu về 110 bảng khảo sát hợp lệ để sử dụng cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu
cho thấy quy mô công ty, mức độ cạnh tranh thị trường, cam kết của chủ sở
hữu/người quản lý, công nghệ sản xuất tiên tiến có ảnh hưởng đáng kể đến MAP.
Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có hạn chế là chỉ tập trung vào các doanh nghiệp
vừa trong lĩnh vực sản xuất, đo đó, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có thể thiếu tính
tổng quát đối với tất cả các doanh nghiệp vừa của Malaysia. Nghiên cứu này lấp đầy
khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị,
và cung cấp một sự hiểu biết sâu hơn về MAP trong các doanh nghiệp vừa.
Kamisah Ismail, Che Ruhana Isa, Lokman Mia (2018). “Market
Competition, Lean Manufacturing Practices and The Role of Management
Accounting Systems (MAS) Information”. Tạm dịch: Cạnh tranh thị trường, thực
hành sản xuất tinh gọn và vai trò của các hệ thống kế toán quản trị (MAS). Theo các


9

tác giả này thì việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến là một trong những chiến
lược giúp các công ty sản xuất duy trì khả năng cạnh tranh và đạt được kết quả
mong muốn. Nghiên cứu này lập luận rằng các hệ thống kế toán quản lý truyền
thống (MAS) không còn có khả năng cung cấp thông tin cần thiết để hoạt động
trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. Vì thế nghiên cứu này xem xét vai trò
của thông tin MAS trong mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh thị trường, sản xuất
tinh gọn và hiệu quả của tổ chức. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng bảng
câu hỏi khảo sát gửi đến các công ty sản xuất Malaysia (FMM). Kết quả cho thấy

mối quan hệ cùng chiều giữa sản xuất tinh gọn và MAS, cũng như giữa MAS và
hiệu quả của tổ chức. Kết quả của nghiên cứu được thể hiện dưới đây:
Mức độ cạnh tranh thị
trường

0.036
0.081
MAS

0.415

Hiệu quả tổ chức
(R2=0.507)

(R2=0.427)
0.572

Sản xuất tinh gọn

0.616

(R2=0172)
0.174

Hình 1.1: Kết quả nghiên cứu của Kamisah Ismail (2018)
(Nguồn: Kamisah Ismail (2018))
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng
đến việc áp dụng sản xuất tinh gọn của công ty. Đồng thời kết quả trên cũng chỉ ra
rằng mức độ cạnh tranh thị trường và việc thực hiện sản xuất tinh gọn ảnh hưởng
đến việc sử dụng thông tin quản trị của các nhà quản lý.

1.2 Các nghiên cứu trong nước
Trần Thế Nữ (2011) “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ,
trường đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu này mang đến những đóng góp quan


10

trọng như: góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các
doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ; Trình bày được thực trạng kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam;
từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị
chi phí tại những doanh nghiệp này. Theo tác giả này thì vận dụng kế toán quản trị
chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ Việt Nam vẫn còn
nhiều hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ: kế toán quản trị chi phí
vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các chủ doanh nghiệp; hay với các
doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống kế toán quản trị chi phí thì chỉ mới bước vào
giai đoạn đầu triển khai, nội dung đơn giản, còn thiên nhiều về kế toán tài chính;
hay việc vận dụng kế toán quản trị chi phí vẫn còn rất ngẫu hứng, manh mún, chưa
được tổ chức một cách khoa học, hiệu quả. Tác giả cũng kiến nghị rằng việc tạo ra
môi trường kinh tế cạnh trạnh lành mạnh sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng trong việc vận dụng kế
toán quản trị, bởi khi đó các doanh nghiệp rất cần các thông tin kinh tế, các thông
tin kế toán quản trị để phát huy hết các thế mạnh của doanh nghiệp mình.
Bùi Thị Nhân (2015) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực
TP. Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp,
trong đó nghiên cứu định tính được dùng để xác định mô hình các nhân tố tác động
đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp lĩnh vực công
nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ khảo

sát, cũng như đưa ra các giả thuyết nghiên cứu; với nghiên cứu định lượng, tác giả
dùng công cụ phần mềm SPSS để kiểm định dữ liệu được tập hợp được, kiểm tra lại
độ tin cậy của các thang đo, với các công cụ sử dụng bao gồm Chi bình phương
(Chisquare), Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi
quy đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa các nhân
tố: Quy mô DN, trình độ chuyên môn và kỹ thuật sản xuất tiên tiến với vận dụng
KRQT chi phí trong các DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí


11

Minh. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu R2=68.4%, tức là
3 nhân tố vừa nêu trên quyết định 68.4% đến việc vận dụng KTQT chi phí trong các
DN lĩnh vực công nghệ thông tin khu vực TP. Hồ Chí Minh, còn 31.6% còn lại là
do các nhân tố khác quyết định, chưa được nghiên cứu trong đề tài này.
Nguyễn Ngọc Vũ (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế
toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực phi tài chính ở
Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu được thực hiện với phương pháp nghiên
cứu định lượng, và sử dụng phần mềm SPSS là công cụ phân tích dữ liệu. Nghiên
cứu giải quyết các mục tiêu như nhận diện và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa
ở thành phố HCM. Thông qua việc trình bày các nghiên cứu trước trong và ngoài
nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả xác định mô hình các nhân tố tác
động đến việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các DN nhỏ và vừa ở thành phố
Hồ Chí Minh gồm: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh, cam kết
của chủ sở hữu/ nhà quản lý, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhân tố cam kết của chủ sở hữu/ nhà quản lý không ảnh hưởng đến
việc áp dụng công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả của nghiên cứu này được thể hiện theo mô hình dưới đây:
Quy mô

(=2.073)
Trình độ nhân viên kế toán

Vận dụng KTQT

(=2.044)

trong DN

Mức độ cạnh tranh trong

(R2=0.805)

ngành
(=1.380)
Áp dụng công nghệ sản xuất
tiên tiến (=0.623)

Hình 1.2: Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ (2017))


12

Như vậy qua nghiên cứu tác giả đã xác định được vận dụng kế toán quản trị
trong doanh nghiệp chịu sự tác động của các nhân tố theo thứ tự tác động giảm dần
của các nhân tố như sau: Quy mô, trình độ nhân viên kế toán, mức độ cạnh tranh
trong ngành và cuối cùng là áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến.
Nguyễn Vũ Thanh Giang (2017) “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận
dụng kế toán quản trị trong DN tại địa bàn TP.HCM”. Nghiên cứu này sử dụng

phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời công cụ phần mềm
SPSS để kiểm định dữ liệu với mẫu gồm 98 doanh nghiệp. Đối tượng khảo sát được
chọn bao gồm giám đốc, kế toán trưởng và những người trược tiếp tham gia vào
công tác kế toán của doanh nghiệp. Qua các giai đoạn nghiên cứu và thực hiện
phương pháp kiểm định, bài nghiên cứu đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến
việc vận dụng KTQT vào trong doanh nghiệp (X) bao gồm: nhận thức của chủ
doanh nghiệp (PERC), chiến lược kinh doanh (STRA), quy mô doanh nghiệp
(SIZE), văn hóa doanh nghiệp (CULT), trình độ nhân viên kế toán (QUAL), và chi
phí tổ chức kế toán quản trị (COST). Kết quả nghiên cứu này cho ra R2= 0.525 hay
có thể hiểu rằng việc vận dụng kế toán quản trị vào trong doanh nghiệp thì 6 nhân tố
vừa nêu trên giải thích được 52.5%, còn 47.5% còn lại là do các nhân tố khác tác
động và chưa được nghiên cứu trong nghiên cứu này. Cụ thể, mức độ tác động của
các nhân tố như sau: PERC tác động mạnh nhất ( = 0.267); tiếp đó là các nhân tố
nhưSIZE ( =0.231); COST ( =0.231); QUAL ( =0.212),STRA ( =0.167); và
nhân tố CULT tác động yếu nhất với ( =0.097).
Trần Thị Yến (2017), “Nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản
trị trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định”. Tạp chí công thương (2017). Đối
tượng khảo sát của nghiên cứu này bao gồm: nhà quản lý, kế toán trưởng; giảng
viên thực hiện công tác giảng dạy về KTQT trên địa bàn tỉnh Bình Định, và tiến
hành chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện, phi xác suất. Do kích thước mẫu dùng
cho nghiên cứu chính thức là 75 (tương đối nhỏ) nên dẫn đến hạn chế là tính tổng
quát của đề tài không cao. Nghiên cứu này cũng kiểm định chất lượng thang đo
bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Mô hình nghiên cứu


13

đề xuất của tác giả này bao gồm 4 nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định: quy mô doanh nghiệp, trình độ nhân
viên kế toán trong DN, mức độ cạnh tranh của thị trường và nhận thức của người

chủ/điều hành DN, tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức của
người chủ/điều hành DN không ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Định. Cụ thể kết quả nghiên cứu được trình bày theo
mô hình như sau:
Quy mô doanh nghiệp
( =0.030)
Trình độ nhân viên kế toán
trong DN ( =0.031)

Vận dụng kế toán
quản trị trong các
doanh nghiệp tại
tỉnh Bình Định
(R2=0.514)

Mức độ cạnh tranh
( =0.727)

Hình 1.3: Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017)
(Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả Trần Thị Yến (2017))
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao việc vận dụng KTQT trong các DN tại tỉnh Bình Định, góp phần hoàn
thiện hệ thống thông tin hỗ trợ cho nhà quản lý trong điều hành hoạt động công ty.
Nguyễn Thị Mai Trâm (2018) “Các nhân tố tác động đến công tác kế toán
trách nhiệm tại các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM”.
Theo tác giả này thì nội dụng của kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế
toán quản trị, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của kế toán quản trị.
Luận văn được thưc hiện nhằm mục tiêu xác định các nhân tố tác động và mức độ
tác động của từng nhân tố đến công tác kế toán trách nhiệm tại các công ty niêm yết
trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Kết quả nghiên cứu được thể hiện theo

mô hình dưới đây:


×