Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Đề Cương Môn Hôn Nhân Và Gia Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.17 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN HN&GĐ

Câu 1 Chứng minh hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập ?
Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình
Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thể chế hoá
nhằm điều chỉnh các quan hệvề hôn nhân và gia đình (quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản).
Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những quan hệ xã
hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ
và chồng, giữa cha mẹ và con và giữa những người thân thích ruột thịt khác.
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình đó là các quan hệ nhân thân
và quan hệ tài sản. Quan hệ nhân thân là nhóm quan hệ chủ đạo và có ý nghĩa quyết
định trong các quan hệ hôn nhân và gia đình, theo đó yếu tố tình cảm gắn bó giữa
các chủ thể là một đặc điểm trong quan hệ hôn nhân – gia đình, các quyền và nghĩa
vụ hôn nhân – gia đình bền vững lâu dài, không mang tính chất đền bù ngang giá và
gắn liền với nhân thân các chủ thể không thể chuyển giao cho người khác được
Phương pháp điều chỉnh của luật hôn nhân gia đình
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là những cách thức, biện
pháp mà các quy phạm pháp luật hôn nhân gia đình tác động lên các cơ quan xã hội
thuộc đối tượng điều chỉnh của nó.
Phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình hết sức mềm dẻo, chủ yếu là
khuyến khích các chủ thể thực hiện các nghĩa vụ và quyền hôn nhân – gia đình. Chỉ
trong những trường hợp đặc biệt mới dùng biện pháp cưỡng chế như hủy hôn nhân
trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên,…
> Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy
sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh,
tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh
vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân.
Câu 2 Trình bày khái niêm và Nội dung quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia


đình ?


1 Khái niệm :
Những quan hệ trong xã hội mà được các quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

. Các quan hệ này thông thường chỉ giới hạn trong các thành viên trong gia đình.
• Tuy nhiên, trong một số trường hợp quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình vẫn tồn
tại dù có một người không còn là thành viên trong gia đình nhưng trước đây đã từng
là thành viên trong gia đình.
• Ví dụ: Khi 2 vợ chồng li hôn, sống riêng biệt nhưng vẫn có quan hệ cấp dưỡng lẫn
nhau và với con cái…
2 Nội dung :
Nội dung của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình bao gồm những quyền và nghĩa
vụ của các chủ thể như nghĩa vụ, quyền nhân thân và tài sản giữa vợ - chồng; cha mẹ các con; cũng như các thành viên khác trong gia đình bao gồm:
- Các nghĩa vụ và quyền nhân thân: các nghĩa vụ và quyền nhân thân có đặc trưng
hoàn toàn không có nội dung kinh tế như nghĩa vụ chung thuỷ, thương yêu giữa vợ,
chồng; quyền lựa chọn nghề nghiệp, chỗ ở...
- Các nghĩa vụ và quyền tài sản: nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
đối với tài sản chung hợp nhất.... Các nghĩa vụ và quyền tài sản có đặc điểm gắn liền
với nhân thân của các chủ thể không thể chuyển dịch cho các chủ thể khác thông qua
thoả thuận.
- Quyền chủ thể các các chủ thể pháp luật hôn nhân và gia đình theo bản chất pháp lý
có thể là quyền tương đối hoặc quyền tuyệt đối.
+ Quyền tương đối nghĩa là tương ứng với quyền đồng thời là nghĩa vụ, chủ thể của
Luật Hôn nhân - gia đình luôn luôn tương ứng với một chủ thể nghĩa vụ quyền xác
định và ngược lại. Chẳng hạn: điều 36 Luật hôn nhân - gia đình 2000 quy định: cha
mẹ có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con, con có nghĩa vụ chăm sóc cha
mẹ, đặc biệt khi ốm đau, già yếu...

+ Quyền tuyệt đối: chủ yếu quyền xác định, còn chủ thể nghĩa vụ không xác định.
Chẳng hạn sở hữu riêng của vợ hoặc chồng (xác định) còn vợ hoặc chồng cũng như
những người khác có nghĩa vụ tôn trọng sở hữu tài sản riêng đó. Quyền của vợ chồng
đối với tài sản chung hợp nhất vừa là quyền tuyệt đối vừa là quyền tương đối.

Câu 3 Trình bày khái niệm và Sự kiện pháp lý ,Nêu căn cứ phát sinh ,thay đổi
,chấm dứt và phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình ?


1 khái niệm :
* Những quan hệ trong xã hội mà được các quy định của pháp luật hôn nhân và gia
đình điều chỉnh thì gọi là quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình .
* Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự
xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay
đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật.
- Sự biến là những hiện tượng tự nhiên (không phụ thuộc vào ý chí của con người)
mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự
hình thành ở các chủ thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Như vậy những sự kiện này được pháp luật quy định trong những quan hệ pháp luật
cụ thể, ví dụ: bão, lụt, thiên tai, hoả hoạn,..
Sự biến được chia :sự biến tương đối và sự biến tuyệt đối
+ Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra trong thực tế do hành vi của con người
nhưng quá trình phát sinh thay đổi chấm dứt không phụ thuộc vào ý thức người đó.
Ví dụ: một người đi rừng đốt lửa để sưởi ấm không may làm cháy rừng.

+ Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên thời gian phụ thuộc vào
ý muốn của con người.
Ví dụ: thiên tại, hạn hán, động đất, núi lửa,…
- Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo ý
chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của chủ thể pháp luật, ví dụ: hành vi ký

kết hợp đồng, hành vi trộm cắp, sự bỏ mặc không cứu giúp người đang trong tình
trạng nguy hiểm đến tính mạng,…
Hành vi được chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
_ Trong LHN&GĐ còn một nhóm sự kiện đặc trưng ,nó làm phục quyền và nghĩa vụ
của chủ thể quan hệ pháp luật HNGĐ đã bị mất đi .Nhóm đó gọi là sự kiện pháp lý
phục hồi quan hệ pháp luật . Nhằm làm phục hồi quan hệ hôn nhân giữa vợ và
chồng ,phục hồi quyền làm cha mẹ trong trường hợp hủy bỏ việc nhận nuôi con nuôi .
vd :vợ chồng mất tích sống trở về > phục hồi quan hệ hôn nhân .

Câu 4 Trình bày khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn trong LHN&GĐ ( 2014)
1 Khái niệm :
cspl : k 5 đ 3) :


Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về
điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn.
2 Điều kiện kết hôn :
a. Tuổi kết hôn
• Căn cứ: Quy định tuổi căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lí của con người một cách
khoa học, căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội và tâm tư nguyện vọng của nhân dân
ở mỗi quốc gia.
• Mục đích: Thực hiện chức năng xã hội của gia đình là sinh đẻ và duy trì nòi giống
• Kết hôn đúng độ tuổi, nam và nữ sẽ có suy nghĩ đúng đắn hơn, nghiêm túc hơn
trong việc kết hôn của mình > Đây là cơ sở đảm bảo cho hôn nhân phát triển
bền vững.
• Việt Nam: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 8 Luật Hôn nhân
và gia đình 2014).
b. Phải có sự tự nguyện của hai bên nam và nữ
• Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cản trở hoặc cưỡng ép.

• Việc quy định nguyên tắc tự nguyện thực sự nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong
kiến, hôn nhân của con cái phụ thuộc vào cha mẹ > Xây dựng chế độ hôn nhân và
gia đình xã hội chủ nghĩa trên nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng
bình đẳng
c. Các trường hợp cấm kết hôn ( k2 Đ5 ) .
• Cấm kết hôn với những người đang có vợ hoặc có chồng >Xóa bỏ hoàn toàn chế độ
đa thê.
• Cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn > Không thực hiện được nguyên tắc
tự
nguyện vì người mất năng lực hành vi dân sự không tự nhận thức được hành vi của
mình, do đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của những người khác trong quan hệ
hôn
nhân và gia đình.
• Cấm những người cùng dòng máu về trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời hoặc có
quan
hệ thích thuộc kết hôn với nhau.
• Giữa cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con; ông bà với các cháu
nội, ngoại.
• Bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với
con
riêng của chồng.
• Anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
• Bác ruột, chú ruột, cậu ruột kết hôn với cháu gái; cô ruột, dì ruột kết hôn với cháu
trai.
• Anh chị em con bác, con chú, con cô, con cậu, con dì ruột kết hôn với nhau.


• Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính > Nếu kết hôn sẽ không thực hiện
được chức năng xã hội của gia đình, trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.


Câu 5 Trình bày khái niệm kết hôn trái pháp luật và Căn cứ hủy kết hôn pháp
luật ?
1 Khái niệm :
cspl : (k 6 đ 3 ): Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện
kết hôn theo quy định tại Điều 8 và một phần điều 5 của Luật Hôn nhân và gia
đình.

2 Căn cứ hủy kết hôn trái pháp luật :
Hủy việc kết hôn trái pháp luật là Việc Tòa án tuyên bố việc kết hôn là trái pháp luật
và quyết định những người kết hôn phải chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
Đây là chế tài của Luật Hôn nhân và Gia đình thể hiện việc Nhà nước không công
nhận quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam, nữ khi có sự vi phạm một trong các điều
kiện kết hôn do luật định. Các điều kiện kết hôn bao gồm:
Thứ nhất, nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên
Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép
buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở
Thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn:


Kết hôn giả tạo



Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.



Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống

như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.



Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng
với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng.

=> Vậy khi có sự vi phạm một trong các điều kiện kết hôn ở trên sẽ là căn cứ để
hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Tuy nhiên, trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn và hai bên yêu cầu


công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường
hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn.
Căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên
tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Theo đó cần lưu ý khi xác định các
điều kiện kết hôn như sau:


Trường hợp “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định
tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam
đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo
ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:



Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì
tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;



Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày
sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.



“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b
khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập
quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.



“Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và
gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi
này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.



“Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của
Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:



Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn

nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của
họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết



Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà
chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của
họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết



Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định
của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ
hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và
chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng)
của họ không bị tuyên bố là đã chết.




Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết
hôn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn
cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và
cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã
có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và
gia đình.




×