Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo muốn phát triển tốt thì đòi hỏi phải phát triển cơ sở vật
chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng cả về mặt chất và mặt lượng. Trong báo
cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI có đoạn: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá
nhà trường, lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng internet, thiết bị học tập và
giảng dạy hiện đại, thư viện …” và “Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy
sáng tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến
thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Như vậy, theo tinh thần nghị quyết của
Đảng, nhà nước sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi vì yêu cầu cấp bách về
chất lượng giáo dục đào tạo không cho phép kéo dài tình trạng CSVC nghèo nàn, thiếu
TBHT tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường CSVC, TBHT trường
học trở thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp
dạy học, đưa việc dạy và học lên một tầm chất lượng mới.
Nghị quyết của Chi bộ Đảng Trường THPT Nậm Tăm cũng đã chỉ rõ: “ Tiếp tục
tăng cường CSVC, TBDH, hoàn thiện và đi vào hoạt động có hiệu quả, phục vụ đắc
lực cho công tác dạy và học”. Để đạt được những mục tiêu nêu trên, ngoài những lý
do khách quan, công tác quản lý cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hiệu quả của CSVC nói chung và TBDH nói riêng.
Nhận thức được rõ vai trò quan trọng của việc tin học hóa trong công tác quản lý,
em đã lựa chọn đề tài: “Ứng dụng Excel trong quản lý trang thiết bị dậy học cho
trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu” nhằm hỗ trợ công tác quản lý trang thiết bị dậy
học cho học sinh tại trường THPT Nậm Tăm trở lên đơn giản và dễ dàng hơn.
2. Ý nghĩa khoa học - thực tiễn
Công tác quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay, người cán bộ quản lý
không chỉ nắm vững pháp luật mà còn phải có các kỹ năng quản lý. Một điều rất đáng
tiếc là trong một thời gian dài, việc quản lý sử dụng TBHT ở trường THPT Nậm Tăm


tuy đã được quan tâm, đầu tư nhưng hiệu quả đem lại chưa thực sự cao. Thiết bị, đồ


dùng dậy học tuy được bảo quản khá tốt nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa thu
hút được giáo viên và học sinh tới mượn. Nhân viên thiết bị có, nhiệt tình với công
việc nhưng nghiệp vụ, kỹ năng còn rất nhiều hạn chế. Kỹ năng quản lý về lĩnh vực này
của người quản lý cũng còn rất nhiều điều phải bàn. Làm thế nào để nâng cao nhận
thức, kỹ năng quản lý thiết bị của cán bộ quản lý, nghiệp vụ của nhân viên thiết bị …
luôn là một câu hỏi day dứt trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp dậy học mà Đảng
và nhà nước đang đề ra yêu cầu nhà trường phải xây dựng hệ thống CSVC cần thiết,
TBHT đảm bảo.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng công tác
quản lý trang thiết dậy học tại trường THPT Nậm Tăm. Từ đó ứng dụng phần mềm
Microsoft Excel xây dựng một số chức năng hỗ trợ việc quản lý trang thiết bị dậy học,
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý trang thiết bị dậy học tại trường
THPT Nậm Tăm – Lai Châu.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý trang thiết bị dậy học tại trường THPT Nậm Tăm và tin học
hóa công tác quản lý trang thiết bị dậy học cho học sinh tại trường THPT Nậm Tăm –
Lai Châu dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Excel.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 3 nhóm phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận;
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn điều tra giáo dục;
- Phương pháp thống kê và các phần mềm.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan cơ sở lý thuyết về quản lý trang thiết bị dậy học cho học
sinh trường THPT.


- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị dậy học cho học sinh

trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu.
- Chương 3: Ứng dụng phần mềm Microsoft Excel trong công tác quản lý trang
thiết bị dậy học cho học sinh trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu.


Chương 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ
DẬY HỌC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT
1.1. Những khái niệm cơ bản
a. Quản lý
“Quản lý là gì” là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng cần
hiểu và mong muốn lý giải. Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Xét trên phương diện
nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa
rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp
nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của
phương thức xã hội hóa sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự
khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý càng trở nên rõ rệt.
b. Quản lý giáo dục
Có thể khẳng định, giáo dục và quản lý giáo dục là tồn tại song hành. Nếu nói
giáo dục là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội loài người thì cũng có thể
nói như thế về quản lý giáo dục. Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh
nghiệm lịch sử – xã hội của loài người, của thế hệ đi trước cho thế hệ sau và để thế hệ
sau có trách nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục
và bản thân con người phát triển không ngừng. Để đạt mục đích đó, quản lý được coi
là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêu trên. Vậy, quản lý giáo dục là gì?
Trước hết, cũng như quản lý xã hội nói chung, quản lý giáo dục là hoạt động có
ý thức của con người nhằm đeo đuổi những mục đích của mình. Chỉ có con người mới
có khả năng khách thể hoá mục đích, nghĩa là thể hiện cái nguyên mẫu lý tưởng của
tương lai được biểu hiện trong mục đích đang ở trạng thái khả năng sang trạng thái

hiện thực. Như đã biết, mục đích giáo dục cũng chính là mục đích của quản lý (tuy nó
không phải là mục đích duy nhất của mục đích quản lý giáo dục). Đây là mục đích có
tính khách quan. Nhà quản lý, cùng với đông đảo đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực


lượng xã hội, v.v… bằng hành động của mình hiện thực hoá mục đích đó trong hiện
thực.
Giống như khái niệm "quản lý" đã trình bày ở trên, khái niệm "quản lý giáo
dục" cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Dưới đây tác giả chỉ nêu một vài quan niệm
phù hợp với cuốn sách này.
Sự thực, khái niệm "quản lý giáo dục" có nhiều cấp độ, ít nhất có hai cấp độ chủ
yếu: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Cấp quản lý vĩ mô tương ứng với việc quản lý một đối
tượng có quy mô lớn nhất, bao quát toàn bộ hệ thống. Nhưng, trong hệ thống này lại
có nhiều hệ thống con, tương ứng với hệ thống con này có hoạt động quản lý vi mô.
Sự thực, việc phân chia quản lý vĩ mô và quản lý vi mô chỉ là tương đối. Chẳng hạn,
quản lý ở cấp Sở Giáo dục và Đào tạo, nếu đặt trong phạm vi toàn quốc thì chỉ là cấp
vi mô so với Bộ Giáo dục và Đào tạo (cấp vĩ mô); song, nếu đặt nó trong phạm vi một
tỉnh/ thành phố thì nó lại là cấp vĩ mô so với quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo
(cấp vi mô). Nếu xét theo khía cạnh đối tượng của quản lý sẽ có các cấp quản lý như:
quản lý một ngành học, một bậc học, một cấp học và quản lý các trường học, các cơ sở
giáo dục thuộc ngành học, bậc học, cấp học đó. Cũng như trên, việc phân chia các cấp
quản lý này cũng mang tính tương đối.
Khi đưa ra quan niệm về quản lý vĩ mô và quản lý vi mô trong giáo dục, sẽ có
hai nhóm khái niệm tương ứng: một, cho quản lý một nền / hệ thống giáo dục (quản lý
vĩ mô) và một, cho quản lý một nhà trường (quản lý vi mô).
Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn
yếu tố của quản lý giáo dục, đó là: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý (nói tắt là đối
tượng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ
1.1 sau:


Chủ
thể
quan
ly

Đối
tượng
quan
ly

Mục tiêu
quan ly

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ khái niệm quản lý

Khách
thể


Sự thực, trong thực tiễn, các yếu tố nêu trên không tách rời nhau mà ngược lại,
chúng có quan hệ tương tác gắn bó với nhau. Chủ thể quản lý tạo ra những tác nhân
tác động lên đối tượng quản lý nơi tiếp nhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với
chủ thể quản lý hoạt động theo một quỹ đạo nhằm cung thực hiện mục tiêu của tổ
chức. Khách thể quản lý nằm ngoài hệ thống hệ quản lý giáo dục. Nó là hệ thống khác
hoặc các ràng buộc của môi trường, v.v… Nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở
lại đến hệ thống giáo dục và hệ quản lý giáo dục. Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý
là làm như thế nào để cho những tác động từ phía khách thể quản lý đến giáo dục là
tích cực, cùng nhằm thực hiện mục tiêu chung.
c. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý có hướng

đích của chủ thể quản lý đến GV, HS, các lực lượng XH nhằm huy động và phối hợp
sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường.
d. Thiết bị học tập
Thiết bị học tập là thuật ngữ dùng để chỉ một vật thể hoặc một tập hợp các đối
tượng vật chất mà GV sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận
thức của HS, đối với HS đó là nguồn tri thức, phương tiện giúp lĩnh hội các khái niệm,
định luật …
e. Quản lý thiết bị dạy học
Quản lý thiết bị học tập là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý
lên các ñối tượng quản lý để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu
quả các TBHT.
1.2. Tầm quan trọng của công tác quản lý thiết bị học tập đối với các hoạt động
dậy học của trường THPT
Đổi mới PPDH đang là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc quyết định
chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia trong xu hướng phát triển của thế giới hiện nay.
Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo
dục - đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng qui mô, nâng cao
tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học


hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần
phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và
học là một thành tố quan trọng. Tính chất của phương tiện dạy học biểu thị nội dung
thông tin học, hình thức thông tin và phương pháp cho thông tin chứa đựng trong
phương tiện và phải dưới sự tác động của GV hoặc HS tính chất đó mới đựơc bộc lộ
ra. Như vậy đã có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính chất và chức năng của PTDH.
Nói chung, trong quá trình dạy học, các PTDH giảm nhẹ công việc của GV và
giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các phương tiện thích hợp,
người GV sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm
cho hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho HS

những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ
tiếp thu kiến thức mới của HS tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe - thấy - làm
được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì
không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy
học, GV có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của HS và từ đó nâng cao hiệu
quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, kỹ xảo của các
em.
Nhược điểm trong PPDH truyền thống là nặng về truyền đạt một chiều (nổi bật
là thầy đọc trò ghi), lối dạy này trò thụ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng nhiều khả
năng ghi nhớ, sao chép ít được thực hành, thể hiện sự độc lập trong tư duy. Để thực
hiện được việc đổi mới PPDH cần áp dụng nhiều yếu tố, một trong yếu tố rất quan
trọng đó là ứng dụng các trang thiết bị dạy kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy sao cho
hiệu quả luôn được sự quan tâm của các cấp quản lý giáo dục và bản thân mỗi người
GV. Do đó trong quá trình dạy học, vai trò và chức năng của các PTDH thể hiện sự tác
động đạt được mục đích dạy - học.
Phương tiện dạy học bao gồm các chức năng sau:
- Truyền thụ tri thức;
- Hình thành kỹ năng;
- Phát triển hứng thú học tập;
- Tổ chức điều khiển quá trình dạy học.


Do đó, khi dạy các môn học, đặc biệt là bản thân tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn
Toán - Tin là các môn học tự nhiên tôi luôn chú ý đến hai vấn đề chủ yếu sau:
+ HS tri giác (quan sát, sử dụng) trực tiếp các đối tượng. Con đường nhận thức
này được thể hiện dưới dạng HS quan sát các đối tượng nghiên cứu ở trong các giờ
học hay khi đi tham quan.
+ Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tri giác không phải bản thân đối
tượng nghiên cứu mà tri giác những hình ảnh, biểu tượng, sơ đồ phản ảnh một bộ phận
nào đó của đối tượng.

Trên cơ sở phân tích trên ta thấy rằng phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối
với quá trình dạy học:
- Giúp học sinh dể hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn.
+ Phương tiện dạy học tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề
ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng.
+ Phương tiện dạy học giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa
những máy móc và thiết bị quá phức tạp.
+ Phương tiện dạy học giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú
học tập bộ môn, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
+ Phương tiện dạy học còn giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt
là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận
có độ tin cây,...), giúp học sinh hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái
đẹp, cái đơn giản, tính chính xác của thông tin chứa trong phương tiện.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết học. Giúp giáo
viên điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập của học sinh được thuận lợi và có hiệu suất cao.
Có rất nhiều loại phương tiện dạy học với các hình thức và chức năng khác
nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng
biểu,...), những phương tiện khuếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát
khuếch đại âm thanh (máy quay, máy ghi âm, ...).


Vì vậy người GV khi sử dụng phương tiện dạy học phải bảo đảm các nguyên
tắc sử dụng phương tiện dạy học. Phương tiện dạy học có tác dụng làm tăng hiệu quả
của quá trình nhận thức của học sinh, giúp cho học sinh thu nhận được kiến thức về
đối tượng thực tiễn khách quan. Tuy vậy, nếu không sử dụng phương tiện dạy học một
cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng
lên mà còn làm cho học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng... Do đó các nhà sư phạm
đã nêu lên các nguyên tắc đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Như vậy, không phải
bao giờ và bất cứ đâu phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động

nhận thức của học sinh. Nhiều khi, nếu được sử dụng không đúng với những yêu cầu
sư phạm cụ thể, phương tiện dạy học lại có tác dụng theo chiều tiêu cực, làm cho học
sinh hoang mang, hiệu quả tiếp thu kém... để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò
của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu
nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện để việc sử dụng
phương tiện dạy học phải đạt được mục đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu
quả của quá trình dạy học.
1.3. Phân loại thiết bị dậy học tại trường THPT
TBHT được chia làm 4 nhóm sau:
- Nhóm 1: Nhóm TBHT tham gia vào các bài thí nghiệm thực hành.
- Nhóm 2: Nhóm TBHT phục vụ cho GV đổi mới PPDH.
- Nhóm 3: Nhóm TBHT phục vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho HS.
- Nhóm 4: Nhóm các thiết bị dùng chung.
1.4. Nội dung, nguyên tắc và yêu cầu của công tác quản lý trang thiết bị dậy học
cho học sinh trường THPT
1.4.1. Nội dung của công tác quản lý trang thiết bị dậy học tại trường THPT
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cho công tác xây dựng cơ
sở vật chất - thiết bị dậy học:
+ Nâng cao trình độ lý luận nhận thức và hiểu biết về công tác cơ sở vật chất thiết bị dạy học cho cán bộ giáo viên;


+ Tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc xây dựng, bảo quản và
sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học;
+ Có quy định về việc đưa trang thiết bị vào sử dụng trong các giờ học. Xây
dựng nề nếp dạy và học theo hướng kết hợp học thông qua thực nghiệm.
- Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học:
+ Nhà trường cơ những quy định chặt chẽ trong việc giảng dạy các phòng học
bộ môn, sử dụng thiết bị dạy học như: đăng ký học phòng học bộ môn; đăng ký sử
dụng thiết bị dạy học. Việc đăng ký này phải trước 1 ngày với nhân viên quản lý phòng
học bộ môn, nhân viên quản lý thiết bị;

+ Nhà trường quy định với mọi giáo viên phải dùng có hiệu quả mọi thiết bị
vốn có;
+ Lãnh đạo thường xuyên kiểm tra việc đăng ký và việc giảng dạy theo đăng ký
của giáo viên.
- Quản lý về mặt hành chính thiết bị dạy học chặt chẽ, hợp lý và khoa học.
Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập,
mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất
mát hoặc giảm chất lượng. Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất
cần thiết.
- Coi trọng việc tự làm đồ dùng dạy học và động viên mọi thành viên của tập
thể sư phạm tham gia xây dựng, quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.
1.4.2. Nguyên tắc quản lý trang thiết bị dạy học tại trường THPT
Trong công tác quản lý CSVC - TBHT, người quản lý phải quán triệt các
nguyên tắc sau:
- Trang bị đầy đủ và đồng bộ các CSVC - TBHT (Đồng bộ giữa trường sở phương thức tổ chức dạy học; chương trình, SGK và TBHT; trang thiết bị và điều kiện
sử dụng; trang bị và bảo quản giữa các thiết bị với nhau …).
- Tạo môi trường sư phạm thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.


- Bố trí hợp lý các CSVC trong khu trường, trong lớp học, trong phòng bộ
môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành,…
- Tổ chức bảo quản trường sở và các phương tiện vật chất, kỹ thuật của nhà
trường.
1.4.3. Yêu cầu của công tác quản lý trang thiết bị dậy học tại trường THPT
Tất cả TBHT của một cơ sở giáo dục phải được sắp đặt khoa học, dễ sử dụng và
có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống
mối, mọt, dụng cụ phòng chữa cháy. Tùy theo tính chất, quy mô của thiết bị mà bố trí
diện tích phòng và địa điểm thích hợp, bảo đảm cho giáo viên và học sinh thao tác, đi
lại thuận tiện và an toàn khi sử dụng. Các thí nghiệm có độc hại, gây tiếng ồn phải
được bố trí và xử lý theo tiêu chuẩn quy định để dẩm bảo an toàn lao động và vệ sinh

môi trường.
TBHT phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội
dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. TBHT phải được
làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh
kiện, vật tư tiêu hao.
Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý
tài sản.
Trong công tác quản lý CSVC - TBHT, người quản lý cần nắm vững:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý.
- Các chức năng và nội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung
quản lý, các mặt quản lý (Trường học, sách – thư viện, TBHT)
- Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện vật chất để thực
hiện chương trình.
- Có ý tưởng đổi mới và thực hiện ý tưởng bằng một kế hoạch khả thi.
- Biết huy động mọi tiềm năng có thể của tập thể sư phạm và cộng đồng cho
công việc.


Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NẬM TĂM – LAI CHÂU
2.1. Tổng quan về trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu
Giới thiệu về trường THPT Nậm Tăm và mô hình quản lý
2.1.1. Khái quát chung về trường THPT Nậm Tăm
-

Tên trường (theo quyết định thành lập): THPT Nậm Tăm

-


Năm thành lập: Căn cứ vào NĐ số 166/2004/NĐ – CP ngầy 16/09/2004, thành
lập ngày 01/09/2005

-

Cơ quan chủ quản: Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ

-

Hiệu trưởng: Phạm Đức Cường

-

Địa chỉ: Xã Nậm Tăm, Huyện Sìn Hồ.

2.1.2. Lịch sử hình thành của trường THPT Nậm Tăm
Nậm Tăm là một xã nhỏ, nằm ở phía Tây Bắc huyện Sìn Hồ, Tỉnh Lai Châu.
Với điều kiện địa lý là ở địa bàn vùng đặc biệt khó khăn, giáp ranh tỉnh Điện Biên,
dân cư thưa thớt, đời sống kinh tế khó khăn, phương tiện giao thông phức tạp, núi
non hiểm trở.
Dân cư khu vực ngày càng tăng, nền giáo dục đã trở thành vấn đề cấp thiết lúc bấy
giờ, mà trường Nậm Cuối thì phải chịu quá tải với lượng học sinh đông. Trước tình
trạng đó, Nhà nước đã ra quyết định thành lập trường cấp 3 mang tên Trường
THPT Nậm Tăm.
Những năm đầu thành lập Trường THPT Nậm Tăm chỉ có khoảng 10 cán bộ công
nhận viên cùng với những trang thiết bị thôi sơ
Trường lúc đó chỉ có hai lớp 10, hai lớp 11, hai lớp 12, cơ sở vật chất trường nghèo
nàn, chỉ là nhà tranh, không có cổng trường, không bảo vệ, có khu nhà tập thể cho
giáo viên ở, đồng lương ít ỏi, nhiều người đã bỏ trường về lại thành phố, vẫn có
một số người yêu nghề bám trụ ở lại.



Năm 2004, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng sửa chữa mới vào Trường THPT
Nậm Tăm và đầu năm 2016 trường được đầu tư thêm về trang thiết bị, cơ sở vật
chất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học.
Đến năm 2008, trường được xây nhà kiên cố với tổng số 20 phòng học với đội ngũ
giáo viên và nhân viên là 32 người. Sau 15 năm xây dựng và phát triển trường đã
có cơ sở vật chất khang trang; với 20 phòng học cao tầng, 05 phòng học bộ môn,
01 phòng thư viện chuẩn, 01phòng tin học, 01 phòng truyền thống, 01 phòng đoàn
đội; khu hiệu bộ đầy đủ phòng làm việc của BGH, tổ chuyên môn, tổ hành chính và
phòng họp .
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý trường THPT Nậm Tăm

Hình: Tổ chức bộ máy quản lý trường THPT Nậm Tăm
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận quản lý:


- Hiệu trưởng: Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường. Xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện nhiệm vụ năm học. Quản lý giáo viên, nhân viên, quản lý chuyên môn, phân
công công tác, kiểm tra đánh giá. Thực hiện chế độ chính sách của nhà nước đối với
giáo viên, nhân viên và học sinh, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường,
thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Trực tiếp phụ trách công tác
chính trị và tư tưởng, tổ chức cán bộ, kế hoạch, thi đua, chủ nhiệm lớp, tài chính, hành
chính, xây dựng cơ sở vật chất. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động
vủa nhà trưòng.
- Hiệu phó: Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu
trưởng phân công. Cùng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc
được phân công. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được
Hiệu trưởng ủy quyền. Phó Hiệu trưởng trực tiếp quản lý chuyên môn, phổ cập
GDTHCS, các chính sách an sinh xã hội, Thư viện, Thiết bị dạy học, vệ sinh môi

trường, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, Y tế học đường. Xây dựng
kế hoạch chuyên môn, tổng hợp báo cáo các nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn, dự
và kiểm tra quy chế chuyên môn của giáo viên theo quy định, kiểm tra sổ điểm, sổ đầu
bài, sổ báo giảng, các loại hồ sơ về chuyên môn của giáo viên. Tổ chức sinh hoạt
chuyên môn và chỉ đạo các tổ sinh hoạt chuyên môn theo quy định. Duyệt kế hoạch
gia đoạn, tổ chức thi lại, duyệt học bạ của học sinh cuối năm học.
- Bộ phận văn phòng: có nhiệm vụ giải quyết ngân sách thu chi tài chính, quản lý tài
sản, tiền vốn, vật tư trong trường.
- Thư viện: có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp sách nhằm phục vụ cho quá trình giảng
dạy của giáo viên cũng như quá trình học tập của học sinh.
- Phòng thiết bị: Lưu trữ bảo trì các thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập
- Các tổ: Phải có đủ hồ sơ của tổ theo qui định. Xây dựng được kế hoạch công tác của
tổ, thực hiện nghiêm túc quy chế. Thường xuyên theo dõi đôn đốc các từng thành viên
trong tổ. Xây dựng chuyên đề, bồi dưỡng giáo viên giỏi các cấp. Thống nhất chương
trình, bài mới, bài khó, thiết kế bài dạy đổi mới phương pháp. Thảo luận và lên lớp
chuyên đề, chuẩn bị đồ dùng và làm đồ dùng dạy học. Chuẩn bị các hội thi. Tích cực


tham gia các phong trào thi đua, các Hội thi từ cấp trường trở lên. Đề xuất khen
thưởng, kỷ luật với giáo viên.
- Bộ phận tạp vụ: giữ gìn vệ sinh trong trường.
- Bảo vệ: có trách nhiệm giữ gìn an ninh trật tự trong trường.
- Tổ chức công đoàn: Là bộ phận tiến hành các dịch vụ xã hội cho công nhân viên nhà
trường, giải quyết các chính sách về lao động.
2.2. Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị dậy học tại trường THPT Nậm
Tăm
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công tác quản lý trang thiết bị dậy học,
trong thời gian vừa qua, công tác quản lý trang thiết bị dậy học cho học sinh trường
THPT Nậm Tăm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên
công tác quản lý trang thiết bị dậy học được thực hiện tốt, hiệu quả lý các trang thiết bị

học tập ngày càng đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng sử dụng của cán bộ, giáo viên
và học sinh trong toàn trường.
Quy trình quản lý trang thiết bị dạy học tại trường THPT Nậm Tăm được thực
hiện như sau:
2.2.1. Quy trình mua, tiếp nhận trang thiết bị dậy học mới
Quy trình mua, tiếp nhận trang thiết bị học tập mới tại trường THPT Nậm Tăm
được thực hiện theo sơ đồ 2.2 như sau:


Trách nhiệm

Công việc

Biểu mẫu/Tài liệu

Xây dựng kế hoạch mua sắm trang
thiết bị

Bản kế hoạch
mua sắm BMQTTB01

Phòng Quản trị Trang thiết bị
Trình lãnh đạo Nhà trường

Bản kế hoạch
mua sắm BMQTTB02

Không
Phê duyệt


Lãnh đạo Nhà
trường

- Phòng Quản trị Trang thiết bị;
- Đơn vị sử dụng;
- Nhà cung cấp.

Tiếp nhận trang thiết bị mới

Không

- Phòng Quản trị Trang thiết bị;

Kiểm tra

- Đơn vị sử dụng.
Đạt
- Đại diện Phòng
Quản trị - trang
thiết bị;
- Đơn vị lắp đặt,;
- Đơn vị sử dụng
thiết bị.

Đơn vị sử dụng
tráng thiết bị

Nghiệm thu

Lập hồ sơ, đưa thiết bị vào sử dụng


BM-QTTB23

-

BM-QTTB23;
BM-QTTB24;
BM-QTTB27;
BM-QTTB-28.


Sơ đồ 2.2. Quy trình mua, tiếp nhận trang thiết bị mới
2.2.2. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch
Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị học tập theo kế hoạch tại trường
THPT Nậm Tăm – Lai Châu được thực hiện như sơ đồ 2.3 dưới đây.
Trách nhiệm

Công việc

Biểu mẫu/Tài liệu

Phòng Quản trị - Trang
thiết bị

Lập bản danh mục thiết bị

BM-QTTB27

Phòng Quản trị - Trang
thiết bị


Lập kế hoạch sửa chữa
Duyệt

BM-QTTB26
Sai

BM-QTTB26

Ban giám hiệu Nhà
trường
Đúng
Đơn vị quản lý thiết bị

Các qui trình bảo
dưỡng, sửa chữa liên
quan

Tiến hành công tác bảo
dưỡng/sửa chữa
Không

Đại diện:
- Đơn vị quản lý thiết bị;
- Đơn vị sử dụng;

Nghiệm thu

- Đơn vị thực hiện công
việc



Đại diện:
- Đơn vị quản lý thiết bị;
- Đơn vị sử dụng;

Lập biên bản nghiệm thu và đưa thiết bị vào

BM-QTTB25
BM-QTTB24

hoạt động

- Đơn vị thực hiện công
việc.

Sơ đồ 2.3. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa theo kế hoạch
2.2.3. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất
Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị học tập cho học sinh đột xuất tại
trường THPT Nậm Tăm – Lai Châu được thực hiện như sơ đồ 2.4 dưới đây.


Trách nhiệm

Công việc

- Đơn vị sử dụng trang
thiết bị;

Biểu mẫu/Tài liệu

Phát hiện sự cố
BM-VP-22

- Phòng Quản trị - Trang
thiết bị.
Đơn vị sử dụng trang
thiết bị.

Lập phiếu đề nghị sửa chữa

BM-VP-21

Trình chủ trưởng chọn đơn vị sửa
Phòng Quản trị - Trang
thiết bị

chữa

Khônng

Duyệt
Lãnh đạo Nhà trường

- Phòng Quản trị - Trang
thiết bị;


Thực hiện sửa chữa

- Đơn vị thực hiện công

việc.
Đại diện:

Không

- Đơn vị sử dụng;

Nghiệm thu

- Phòng Quản trị - Trang
thiết bị;

BM-VP-25

- Đơn vị sửa chữa.
Đại diện:



- Đơn vị sử dụng;

Bàn giao, lưu hồ sơ

- Phòng Quản trị - Trang
thiết bị;
- Đơn vị sửa chữa.

Sơ đồ 2.4. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa đột xuất

2.2.4. Thu hồi, kiểm kê tài sản

a. Kiểm kê

BM-V-26;
BM-VP-27


- Định kỳ hàng năm Bộ phận kế toán, Phòng Quản trị - Trang thiết bị tiến hành kiểm
kê, ít nhất là một lần vào cuối năm để xác định rõ số lượng tài sản, trang thiết bị thuộc
phạm vi Nhà trường quản lý.
- Công tác kiểm kê tài sản thực hiện theo qui định theo BM-QTTB27.
b. Thu hồi thiết bị
- Khi thiết bị đã cũ, hỏng hoặc không phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh
của đơn vị. Căn cứ vào đề nghị của đơn vị sử dụng, Phòng Quản trị - Trang thiết bị lập
kế hoạch thanh lý hoặc nhập kho vật tư của Nhà trường.
- Trong trường hợp thiết bị là TSCĐ, Phòng Quản trị - Trang thiết bị có nhiệm vụ
làm thủ tục tăng, giảm TS cho đơn vị sử dụng theo quy định hiện hành.
2.3. Đánh giá công tác quản lý trang thiết bị dậy học cho học sinh trường THPT
Nậm Tăm – Lai Châu
2.3.1. Ưu điểm
Số lượng các phòng học, phòng làm việc và phòng chức năng của nhà trường
năm học 2016-2017:

CSVC ( SỐ PHÒNG )
Phòng

NĂM
HỌC

Hiệu
bộ


thực
hành
máy

Phòng
học

tính
2016-2017

03

03

16

Phòng

Phòng

ĐoànTN,

thiết bị, thí

phòng

nghiệm,

hành


thực hành,

chính

phòng kho

05

04

Phòng
thư viện

01

Phòng
ứng dụng
CNTT

03

Trường THPT Nậm Tăm sau một quá trình nỗ lực phấn đấu, được sự quan tâm
của cấp trên, dần dần các khu chức năng, bao gồm các phòng thiết bị thực hành, thí
nghiệm, phòng kho, phòng thư viện; khu hành chính, bao gồm các phòng làm việc độc
lập của BGH, phòng Đoàn, phòng Kế toán, Văn thư, phòng họp liên tịch, phòng hội


đồng...đã được xây dựng và đưa vào sử dụng. Các hạng mục khác như tường thành,
cổng trường, các khu vệ sinh cũng đã hoàn thành, tạo ra một không gian liên hoàn

tương đối thuận lợi cho các hoạt động dạy và học cũng như các hoạt động giáo dục
khác.
Tuy nhiên, so với yêu cầu và nhu cầu của đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và
học hiện nay thì khối công trình dành riêng cho khu chức năng đã không còn đáp ứng
tốt nhất cho đòi hỏi mới của giáo dục hiện đại. Các phòng thí nghiệm thực hành nhỏ
bé, không đạt chuẩn, phòng học bộ môn, nhà đa chức năng chưa có làm ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động dạy và học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường
đã phải cố gắng sắp xếp một cách tối ưu nhất để làm sao sử dụng các phòng hiện có
một cách hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí và phát huy tối đa cơ sở vật chất hiện có.
Công tác quản lý CSVC nói chung, TBHT nói riêng những năm gần đây đã
được lãnh đạo nhà trường quan tâm hơn trước. Đặc biệt, năm học 2016-2017, với cơ
sở vật chất hiện có, chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, hội đồng sư phạm nhà trường quyết
tâm xây dựng, bảo quản và sử dụng tốt TBHT. Có thể tóm lược những kết quả đạt
được của trường về công tác quản lý TBHT như sau:
+ Trường đã có phòng TBHT, có các phòng học thực hành được trang cấp trang
thiết bị mới, dù chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của một phòng học bộ môn, song
cũng đã khắc phục được tình trạng thiếu thiết bị dạy học cơ bản đối với các môn học
thực nghiệm.
+ Nhà trường đã được trang cấp hai bảng tương tác thông minh, nhiều projector,
mua sắm thêm nhiều máy vi tính, kết nối mạng internet cáp quang nhằm phục vụ cho
việc dạy và học theo hướng đổi mới hiện nay.
+ Tận dụng một số phòng học để làm phòng ứng dụng CNTT (03 phòng) nhằm
nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học cho giáo viên.
+ Trong hai năm trở lại đây, trường đã cử nhân viên TBHT đi bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ ngắn hạn, cơ bản phục vụ được yêu cầu của các tiết dạy thực hành.
Bên cạnh đó, nhờ tăng cường vai trò quản lý đối với các tiết thực hành nên vấn đề thực


hành của các tiết được tiến hành bài bản, giáo viên đã ý thức được vai trò quan trọng
của việc sử dụng TBHT vào các giờ dạy, nhờ đó hiệu quả giảng dạy được nâng cao,

học sinh tích cực hơn trong quá trình tham gia vào bài học.
+ Cũng trong thời gian gần đây, nhà trường đã có kế hoạch đầu tư ngân sách
tăng cường vào TBHT. Năm học 2016-2017 nhà trường tiếp tục làm kế hoạch trình lên
cấp trên để xin tiếp tục xây dựng các phòng học bộ môn phục vụ cho các môn học thực
hành, phòng thiết bị, nhà đa chức năng...
+ Nhà trường hàng năm cũng đã phát động phong trào làm đồ dùng dạy học.
Hiện một số thiết bị do giáo viên tự làm vẫn có thể áp dụng tốt vào trong các tiết dạy.
+ Công tác quản lý TBHT trong những năm gần đây đã được quan tâm hơn, đã
hình thành hệ thống sổ sách quản lý thiết bị bài bản, cơ cấu tổ chức của BGH có một
thành viên trực tiếp phụ trách mảng này.
+ Những năm học vừa qua, TBHT của nhà trường chủ yếu tiếp nhận từ nguồn
ngân sách hỗ trợ của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo; ngoài ra, việc xã hội hóa trong
vấn đề tăng cường cơ sở vật chất thiết bị dạy học bước đầu cũng đã tạo nên những thay
đổi tích cực đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
2.3.2. Nhược điểm
Năm học 2016-2017, trường THPT Nậm Tăm đã có cơ sở vật chất tương đối
khang trang và đồng bộ. Tuy nhiên, công tác quản lý CSVC, TBHT của cán bộ quản
lý, nhân viên còn rất nhiều hạn chế cần phải thay đổi. Mặc dù bộ phận làm công tác
TBHT nhiệt tình với công việc nhưng hiệu quả thực tế vẫn chưa ngang tầm.
- Cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, kiêm nhiệm nhiều công việc, không phải
lúc nào cũng toàn tâm toàn ý cho công tác quản lý TBHT và các hoạt động liên quan
việc sử dụng TBHT trong quá trình giảng dạy.
- Chất lượng thiết bị được trang cấp chưa đảm bảo, một số thiết bị không đạt
chuẩn, độ chính xác không cao, các hóa chất đã quá hạn sử dụng không đảm bảo hiệu
quả thí nghiệm.


- Các phòng thực hành chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của một phòng học
bộ môn, nhưng không có cách nào khác là phải tận dụng tối đa để nâng cao chất lượng
các môn học thực nghiệm, dù vậy, hiệu quả thực chất vẫn còn là một điều cần phải bàn

đến nhiều...
2.3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thiết bị học tập
tại trường THPT Nậm Tăm
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà trường
cần phải thực hiện được những công việc sau:
+ Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị, hướng
dẫn…của các cấp liên quan đến vấn đề CSVC, TBHT để cán bộ, giáo viên, nhân viên
học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.
+ Kịp thời cập nhật, giới thiệu các danh mục TBHT mà trường hiện có hoặc
mới được cung cấp.
+ Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải sử
dụng TBHT.
+ Biểu diễn các tính năng đưa lại hiệu quả dạy học đối với các TBHT đang có.
+ Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về kế hoạch
sử dụng, bảo quản TBHT. Đây là một việc làm rất cần thiết cho công tác quản lý, vừa
bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBHT trong các giờ lên lớp.
+ Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp kiểm tra và tổng hợp những tiết
trong chương trình môn học cần sử dụng TBHT để từ đó cán bộ phụ trách thiết bị dựa
vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ sở để Ban giám
hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng TBHT trong tiết dạy hay
không.
+ Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học, trao
đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sử dụng TBHT có hiệu quả trong
công tác dạy và học.


+ Tổ chức các đợt tham quan học hỏi về lĩnh vực này tại các đơn vị có kinh
nghiệm, có thành tích trong huyện, tỉnh.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo

viên, nhân viên phụ trách TBHT:
+ Đối với cán bộ quản lý:
Như trong phần thực trạng đã trình bày, cán bộ quản lý kinh nghiệm còn hạn
chế. Điều đó ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác quản lý của trường, trong đó có quản
lý TBHT. Mặt khác, những cán bộ quản lý mới được bổ nhiệm trong những năm gần
đây chưa được đào tạo quản lý một cách khoa học, bài bản. Họ quản lý dựa trên kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn, qua kinh nghiệm của những người đi trước. Vì vậy, theo
chúng tôi, để nâng cao kỹ năng quản lý trường học nói chung, kỹ năng quản lý TBHT
nói riêng họ cần phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao năng lực. Để giải quyết
vấn đề này, bằng nhiều cách khác nhau, cán bộ quản lý cần phải trau dồi, nâng cao
nghiệp vụ quản lý của mình. Cụ thể phải:
- Nắm vững cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để chỉ đạo công tác TBHT.
- Lập ra kế hoạch, biện pháp quản lý TBHT khoa học và có hiệu quả.
- Lập hồ sơ, sổ sách theo dõi TBHT trên các mặt: xây dựng, bảo quản, sử dụng.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện những kế hoạch đã đề ra theo tuần, tháng, quý, kỳ,
năm.
- Kiểm tra việc thực hiên kế hoạch của nhân viên thiết bị, của giáo viên để kịp
thời uốn nắn, sửa chữa.
- Đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch. Rút ra kinh nghiệm để quản lý tốt
hơn các năm học tiếp theo.
+ Đối với nhân viên phụ trách TBHT:
Hiện nay nhà trường có hai nhân viên phụ trách TBDH nhưng chưa qua đào tạo
đúng chuyên ngành, họ là những giáo viên thuộc chuyên môn KTCN và Sinh học,
được tuyển dụng làm công tác TBHT, phụ trách các phòng thực hành Lý, Hóa, Sinh,
họ chỉ được tập huấn, bồi dưỡng qua các lớp do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Vì


vậy, để đáp ứng nhu cầu dạy và học hiện nay, điều cấp thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng
kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên, giáo viên phụ trách TBHT.
- Tổ chức quản lý TBDH hiệu quả, khoa học, quy cũ, nề nếp, có kế hoạch.

- Sắp xếp, phân loại TBHT; Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.


Chương 3
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSOFT EXCEL TRONG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TRANG THIẾT BỊ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRƯỜNG
THPT NẬM TĂM – LAI CHÂU
3.1. Giới thiệu về Micrrosoft Excel 2010
3.1.1. Khái quát về Microsoft Excel
Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi chạy
chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp ta dễ dàng
hơn trong việc thực hiện:
- Tính toán đại số, phân tích dữ liệu
- Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách
- Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau
- Vẽ đồ thị và các sơ đồ
- Tự động hóa các công việc bằng các macro
- Và nhiều ứng dụng khác để giúp chúng ta có thể phân tích nhiều loại hình bài
toán khác nhau.
Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm việc
(tính toán, vẽ đồ thị, …) và lưu trữ dữ liệu. Vì mỗi workbook có thể chứa nhiều sheet
(bảng tính), do vậy bạn có thể tổ chức, lưu trữ nhiều loại thông tin có liên quan với
nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet hay chart
sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn.
Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ và làm việc với dữ liệu, nó còn
được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành
các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa được
16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ chứa được 256 cột và 65,536 dòng).
Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ thị.
Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ thị.



×