Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
đất nước ta đang dần đổi mới và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá, vừa xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật vừa phát tri ển nền kinh tế đất n ước.
Do đó, ngành Hệ thống thông tin quản lý không thể thiếu và có vai trò rất quan
trọng trong quá trình xây dựng và phát tri ển đất nước.
Ngày nay, khi công nghệ đã gắn liền với cuộc sống con người ở mọi lĩnh
vực, mọi ngành nghề. Không ai là không biết đến phạm vi ảnh hưởng cũng như
tầm quan trọng của Microsoft Windows. Những ứng dụng cũng như lợi ích mà
nó mang lại cho chúng ta thật sự rất hữu ích. Chính vì vậy mà ngày càng có
nhiều những phần mềm cũng như những ngôn ngữ lập trình ra đời giúp cho tư
duy của chúng ta tăng lên và đem lại giá trị cao cho đời s ống. Trong đó, excel là
cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Khả năng của ngôn
ngữ này cho phép những người chuyên nghiệp hoàn thành bất kỳ điều gì nhờ sử
dụng ngôn ngữ lập trình MSWindows nào khác. Tại Công ty cổ phần đầu tư
thương mại TNG, Thái Nguyên. Công việc phân tích tình hình tài chính là rất
quan trọng, tuy nhiên hiện tại công ty vẫn chưa có một chương trình tính toán
chuyên cho công việc quan trọng này.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng chương trình phân
tích tình hình tài chính dựa trên nhóm ch ỉ số sinh l ợi cho công ty c ổ ph ần đ ầu t ư
và thương mại TNG, Thái Nguyên”làm đề tài thực tập chuyên ngành.
2. Mục đích nghiên cứu

Phân tích, đánh giá được những ưu điểm, nhược điểm, và những ứng dụng
mạnh mẽ của Microsoft excel vào lĩnh vưc kinh tế - xã hội, khoa học – kĩ thuật,
giáo dục.
Nắm vững những kiến thức cơ bản về cơ sở lí thuyết về phân tích tình
hình tài chính trong doanh nghiệp. Hiểu rõ được những ưu điểm, nhược điểm
của hệ thống và phạm vi ảnh hưởng của hệ thống trong kinh tế, xã hội.


Qua đó, xây dựng được một chương trình quản lý tiền lương bằng việc sử
dụng Microsoft và ứng dụng tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG,
Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu xây dựng chương trình
phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần
đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những khái niệm cơ bản và những
ứng dụng của Microsoft excel để áp dụng vào việc xây dựng bài toán phân tích
tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh lợi .
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Với kết quả đạt được, đề tài có thể làm công cụ để phát triển tư duy khoa
học của sinh viên ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành tin h ọc k ế toán
nói riêng. Ngoài ra, đề tài còn có thể ứng dụng vào thực tiễn khi sử dụng chương
trình vào lĩnh phân tích tài chính.
5. Kết cấu

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung chính khóa luận của tôi gồm ba
chương:
Chương 1: Tổng quan về phân tích tình hình tài chính dựa trên nhóm chỉ số sinh
lợi .
Chương 2: Phân tích, thiết kế hệ thống phân tích tình hình tài chính dựa trên
nhóm chỉ số sinh lợi cho công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái
Nguyên.
Chương 3: Xây dựng chương trình trình phân tích tình hình tài chính dựa trên
nhóm chỉ số sinh lợi.

Trong quá trình thực hiện đề tài hực tập chuyên ngành, do những giới hạn
nhất định về tài liệu, kiến thức và thời gian nên tôi không tránh khỏi những sai
sót. Tôi rất mong các thầy cô thông cảm và góp ý.
Thái Nguyên,ngày
00/00/2016
Sinh viên thực hiện

Triệu Hồng Ánh


Chương 1.

TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI.
1.1 Tổng quan về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghi ệp.
1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh

nghiệp.
Phân tích trong lĩnh vực tự nhiên được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó như
phân tích các chất hoá học bằng những phản ứng, phân tích các vi sinh vật bằng kính
hiển vi. Còn trong lĩnh vực kinh tế xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại
bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó việc phân tích phải bằng những phương
pháp trừu tượng. Các Mác đã chỉ ra rằng: " Khi phân tích các hình thái kinh tế xã hội
thì không thể sử dụng hoặc kính hiển vi, hoặc những phản ứng hoá học. Lực lượng
của trừu tượng phải thay thế cái này hoặc cái kia".
Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết
quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp
liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát
triềncủa các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh của con người. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc
phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ giản đơn. Khi nền kinh
tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh tế quốc dân không ngừng tăng
lên. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích
kinh doanh được hình thành và ngày càng hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập.


Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển các bộ môn
khoa học. F Ănghen đã chỉ rõ:
"Nếu một hình thái vận động là do một hình thái vận động khác phát triển lên những
phản ánh của nó, tức là những ngành khoa học khác cũng phải từ ngành này phát
triển ra một ngành khác một cách tất yếu".
( F Ănghen : Phương pháp biện chứng tự nhiên NXB Sự thật 1963 trang 401-402).
Là một môn khoa học độc lập, phân tích kinh doanh có đối tượng nghiên cứu
riêng. Nói chung, lĩnh vực nghiên cứu của phân tích kinh doanh không ngoài các hoạt
động sản xuất kinh doanh như là một hiện tượng kinh tế, xã hội đặc biệt: Để phân chia
tổng hợp và đánh giá các hiện tượng của hoạt động kinh doanh, đối tượng nghiên cứu
của phân tích kinh doanh là những kết quả kinh doanh cụ thể, được thể hiện bằng các
chỉ tiêu kinh tế, với sự tác động của các tác nhân kinh tế.
Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của
từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh như mua hàng, bán hàng,
sản xuất ra hàng hoá, hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp.
Vậy thế nào là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ? Và mục đích
của việc phân tích này ra sao ?
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện
tại của một công ty qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng
những số liệu từ các báo cáo tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,

phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông
tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và
tiềm lực của doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài
chính, quyết định quản lý phù hợp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế có liên quan đ ến
việc hình thành và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Tài chính được bi ểu


hiện dưới hình thức tiền tệ và có liên quan trực tiếp tới hiệu quả s ản xu ất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tài chính doanh nghi ệp, các nhà kinh
tế đã tìm kiếm khái niệm tài chính trên các vấn đề có tính chất nguyên lý
khác nhau của họ mà thường tập trung vào 5 nguyên tắc sau:
+ Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp
+ Sự bảo đảm có lợi ích cho những người bỏ vốn dưới các hình th ức khác
nhau.
+ Khía cạnh thời hạn của các loại vốn.
+ Sự diễn giải các khái niệm về vốn như là tổng giá trị của các lo ại tài s ản
dưới hai dạng vốn trừu tượng và vốn cụ thể.
+ Chỉ ra quá trình thay đổi của vốn trong các trường hợp tăng gi ảm và
thay đổi cấu trúc của nó.
Phân tích tài chính là phân tích các báo cáo tài chính c ủa doanh nghi ệp.
Việc phân tích các báo cáo tài chính là quá trình tìm hi ểu các k ết qu ả c ủa s ự
quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các
báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá nh ững gì đã
làm được, dự kiến những gì sẽ và có thể xảy ra, trên cơ sở đó ki ến ngh ị các
biện pháp để khai thác triệt để các đi ểm mạnh, khắc phục và hạn ch ế các
điểm yếu. Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính là cần ph ải làm sao mà
thông qua các con số “ biết nói ” trên báo cáo đ ể có th ể giúp ng ười s ử d ụng
chúng hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghi ệp và các m ục tiêu, các

phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.
1.1.2

Mục đích của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong

thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái
thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các
mục tiêu- biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước,
các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp
đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu
tư, nhà cho vay, nhà cung cấp.. .Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính


của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm
đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi
nhuận tối đa. Bởi vậy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phải đạt được các
mục tiêu sau:
- Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích
cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết
định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với
những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà
muốn nghiên cứu các thông tin này.
- Phân tích tình hình tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin quan trọng nhất
cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh
giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi.
Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên
quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và

rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
-Phân tích tình hình tài chính cũng phải cung cấp tin về các nguồn lực kinh tế,
vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của các quá trình, các tình huống làm biến đổi
các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Đồng thời qua đó cho biết thêm
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những
nghiệp vụ kinh tế, giúp cho chủ doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát triển
doanh nghiệp trong tương lai.
Qua đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm
tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá
khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu
trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường
các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo
xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


1.1.4 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính
của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình
tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng
bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.


Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích

tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh
nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân
tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt

nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác
nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có
thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm
thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành
cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính,
quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.


Đối với các nhà đầu tư.
Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng

thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình
hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà
đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó
tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.


Đối với các nhà cho vay.


Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc
phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và
các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết
được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầutiên
chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản
cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro

sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay.


Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh

nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết
định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư... người lao động có nhu cầu thông
tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng
hiện tại và tương lai của họ.

Sơ đồ 1: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng khác nhau.

Đối tượng sử dụng
thông tin

Cần quyết định cho
các mục tiêu

Yếu tố cần dự đoán
cho tương lai

Nhà quản trị doanh
nghiệp

Điều hành hoạt
động sản xuất kinh
doanh


Nhà đầu tư

Có nên đầu tư vào
doanh nghiệp hay
không?

Lập kế hoạch cho
tương lai.-Đầu tư
dài hạn-Chiến lược
sản phẩm và thị
trường
Giá trị đầu tư nào sẽ
thu được trong
tương lai. Các lợi
ích khác có thể thu
được

Các câu hỏi trả lời
nhận được từ các
thông tin có dạng
câu hỏi
Chọ phương án nào
sẽ có hiệu quả cao
nhất?
Nên huyđộng nguồn
đầu tư nào?
Năng lực của doanh
nghiệp trong điều
kiện kinh doanh và

huy động vốn như
thế nào?


Nhà cho vay

Có nên cho doanh
nghiệp vay vốn
không?

-Doanh nghiệp có
khả năng trả nợ theo
đúng hợp đồng hay
không ?-Các lợi ích
khác đối với các nhà
cho vay

Cơ quan nhà nước
và người làm công

Các khoản đóng góp
cho nhà nướcCó nên
tiếp tục hợp đồng
hay không

Hoạt động của
doanh nghiệp có
thích hợp và hợp
pháp không?-Doanh
nghiệp có thể tăng

thêm thu nhập cho
người làm công
không?

-Tình hình công nợ
của doanh nghiệp.Lợi tức có được chủ
yếu từ hoạt động
nào ?-Tình hình và
khả năng tăng
trưởng của doanh
nghiệp.
- Có thể có biến
động gì về vốn và
thu nhập trong
tương lai ?

Qua sơ đồ trên cho thấy doanh nghiệp là một tế bào của một nền kinh tế nên hoạt
động của chúng phản ánh tình hình phát triển hay suy thoái của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Qua đó sẽ giúp cho các nhà quản lý tài chính ở tầm vĩ mô thấy được thực
trạng của nền kinh tế quốc gia, xây dựng kế hoạch và các chính sách phù hợp nhằm
làm cho tình hình tài chính doanh nghiệp nói riêng và tình hình tài chính quốc gia nói
chung ngày càng có sự tăng trưởng.
Kết luận: Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác nhau
như với mục đích tác nghiệp ( chuẩn bị các quyết định nội bộ) và với mục đích thông
tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ). Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình
tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thực trạng hoạt động tài chính, từ đó
xác định được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến từng hoạt động kinh doanh.
Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao
chất lượng công tác quản lý kinh doanh /
Qua đó thấy được ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp mà công việc

này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý,
các tổ chức công cộng. Nhất là, thị trường vốn ngày càng phát triển đã tạo nhiều cơ
hội để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiết trong toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.


1.1.2. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính.
1.1.2.1 Phương pháp chung.
Là phương pháp xác định trình tự bước đivà những nguyên tắc cần phải
quán triệt khi tiến hành phân tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó.
Với phương pháp này là sự kết hợp triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của triết học Mác- LêNin làm cơ sở. Đồng th ời phải dựa vào các chủ
trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ. Phải phân tích đi từ chung đến
riêngvà phải đo lường được sự ảnh hưởng và phân loại ảnh hưởng.
Tất cả các điểm trên phương pháp chung nêu trên chỉ được thực hiện khi
kết hợp nó với việc sử dụng một phương pháp cụ thể. Ngược lại các phương
pháp cụ thể muốn phát huy tác dụng phải quán triệt yêu cầu của phương pháp
chung.
1.1.2.2 Các phương pháp cụ thể.
Đó là những phương pháp phải sử dụng những cách thức tính toán nhất
định. Trong phân tích tình hình tài chính, cũng như phạm vi nghiên cứu của lu ận
văn, em xin được đề cập một số phương pháp sau:
1.1.2.3 Phương pháp so sánh.
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác
định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để ti ến hành so
sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện
đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về
không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng th ời theo
mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.
-Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số

gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so v ới năm
trước ) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình
quân.
-Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
-Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:


+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay
giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét v ề xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp
với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác đ ể thấy mức độ ph ấn
đấu của doanh nghiệp được hay chưa được.
+So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng
thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng
và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
1.1.2.4 Phương pháp cân đối.
Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp
người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản
và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các lo ại tài
sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về
sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.1.2.5 Phương pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó
dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan h ệ
tài chính.

Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số
liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi th ời gian liên
tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được
cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá
trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng để đánh giá khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu
này phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính.
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc
trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.


+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
tổng hợp nhất của doanh nghiệp.
Kết luận: Các phương pháp trên nhằm tăng hiệu quả phân tích. chúng ta
sẽ sử dụng kết hợp và sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ khác như
phương pháp liên hệ phương pháp loại trừ nhằm tận dụng đầy đủ các ưu điểm
của chúng để thực hiện mục đích nghiên cứu một cách tốt nhất.

1.1.3. Hệ thống tài liệu sử dụng.
1.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán.
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng th ể, là b ảng tổng h ợp - cân
đối tổng thể phản ánh tổng hợp tình hình vốn kinh doanh của đơn vị cả về tài
sản và nguồn vốn hiện có của đơn vị ở một thời điểm nhất định. Th ời đi ểm quy
định là ngày cuối cùng của một kỳ báo cáo.
Thực chất của bảng cân đối kế toán là bảng cân đối gi ữa tài s ản và ngu ồn
hình thành tài sản của doanh nghiệp cuối kỳ hạch toán. S ố li ệu trên B ảng cân
đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghi ệp theo c ơ c ấu
tài sản , nguồn vốn, và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài s ản đó. Căn c ứ vào

Bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính
của doanh nghiệp .
Khi phân tích bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên c ứu các
vấn đề cơ bản sau:
-

Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng lo ại tài s ản. Qua đó
thấy được quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của công ty.

-

Xem xét cơ cấu có hợp lý không? Cơ cấu vốn có tác động nh ư th ế nào đ ến
quá trình kinh doanh.

-

Khái quát xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của
doanh nghiệp.

-

Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chi tiêu, các khoản mục.


-

Phân tích các chi tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài chính

1.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,

phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của
doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính. Nói cách khác báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năng sinh l ời và
thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét
và nghiên cứu các vấn đề cơ ản sau:
-

Xem xét sự biến động từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm này v ới năm
trước. Đặc biệt chú ý đến doanh thu, doanh thu thuần, l ợi nhuận g ộp, l ợi
nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.

-

Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi
phí, kết quả kinh doanh của công ty.

1.1.5 Nhóm chỉ số sinh lợi
- Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng:

Tỷ nhuận

Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)

LN trên
tổng

=

nguồn


Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)

vốn
-

Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng:

Tỷ suất

=

Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)


LN từ
KD trên

Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)

tổng
VCSH
-

Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất
LN trên

Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)

=

VCSH
-

Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất
LN từ
KD trên

Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)
=

Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

VCSH
-

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu::

Tỷ suất

Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)

lợi nhuận
trên
doanh


=

Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)

thu
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình
hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.


Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược
lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro,
đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục.

1.2 Công cụ hỗ trợ.

1.2.1 Giới thiệu về Microsoft execl.
Microsoft Excel là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft
Office của hãng phần mềm Microsoft được thiết kế để giúp ghi lại, trình bày các
thông tin xử lý dưới dạng bảng, thực hiện tính toán và xây dựng các s ố li ệu
thống kê trực quan có trong bảng từ Excel. Cũng như các chương trình bảng
tính Lotus 1-2-3, Quattro Pro… bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được
tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel
cũng có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có
giao diện rất thân thiện với người dùng.
1.2.2 Các hàm trong Microsoft execl.
-

Hàm COUNT


Hàm này dùng để đếm các ô chứa dữ liệu kiểu số trong dãy
Cú pháp: COUNT(Value1, Value2, …)
Với các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ li ệu.
-

Hàm COUNTA

Đếm tất cả các ô chứa dữ liệu.
Cú pháp: COUNTA(Value1, Value2, …)
Các tham số: Value1, Value2… là mảng hay dãy dữ li ệu.
-

Hàm COUNTIF

Hàm này có chức năng đếm các ô chứa giá trị số theo một điều ki ện cho tr ước.
Cú pháp: COUNTIF(Range, Criteria)
Các tham số:
- Range: Dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm.


- Criteria: Là tiêu chuẩn cho các ô được đếm.
-

Hàm VLOOKUP(lookup_value,table_array,col_index_num,[range_lookup])

Trong Đó:
lookup_value: Giá trị dùng để dò tìm
table_array: Bảng giá trị dò, để ở dạng địa chỉ Tuyệt đối (có dấu $ phía trước
bằng cách nhấn F4)
col_index_num: Thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị dò.

range_lookup: Phạm vi tìm kiếm, TRUE tương đương với 1 (dò tìm tương đối),
FALSE tương đương với 0 (dò tìm tuyệt đối)
-

Hàm HLOOKUP

Cú Pháp: Hlookup (giá trị đem dò, bảng giá trị dò, số thứ tự hàng cần lấy, phạm
vi tìm kiếm)
Trong Đó:
Bảng giá trị dò: Phải để ở dạng địa chỉ tuyệt đối (bằng cách chọn bảng và nhấn
F4), khi chọn không quét tiêu đề.
Phạm vi tìm kiếm: Nếu là False (0) thực hiện dò tìm chính xác, ngược l ại, True
(1) là dò tìm tương đối.


Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN TÍCH TÌNH

HÌNH TÀI CHÍNH DỰA TRÊN NHÓM CHỈ SỐ SINH LỢI CHO CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG, THÁI NGUYÊN.
2.1 Khái quát về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái Nguyên.
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái nguyên .
 Tên công ty : công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, Thái

nguyên
 Địa chỉ : 160 Đường Minh Cầu , Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên
 Điện thoại : : (+84) 280 3858 508
 Website : www.
* Ngày thành lập.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG (viết tắt là công ty TNG) được
thành lập ngày 22/11/1979, khi đó là Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
.
*

Quy trình hình thành và phát triển.

Trên chặng đường 34 năm xây dựng và phát triển, công ty TNG có một số dấu mốc quan trọng
như sau:
Ngày 2/1/2003: Công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, 100% là vốn của các cổ
đông; từ đó công ty TNG trở thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh thuộc sở hữu tư nhân.
Ngày 22-11-2007: Cổ phiếu TNG được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.


Ghi nhận những thành tựu đó, năm 2009 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng Nhì cho công ty và cho cá nhân đồng chí Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Thời
Huân chương lao động hạng Ba.
Qui mô Công ty: Đến nay TNG có 11 nhà máy may với 181 chuyền may, 2 nhà máy phụ trợ nhà máy
thêu, giặt công nghiệp, sản xuất thùng túi, bao bì carton và nhà máy sản xuất bông, chần bông. Tổng
số lao động là 10600 người. TNG hiện đang sở hữu khối tài sản gần 1.000 tỉ đồng, mỗi năm doanh
thu trên 1200 tỉ đồng, được xếp hạng “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” và “TOP 10 doanh
nghiệp lớn nhất nghành dệt may Việt Nam”.
Công ty quản trị doanh nghiệp bằng hệ thống ERP kết nối 12 phân hệ phần mềm để quản lý xuyên
suốt toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty với thông tin nhanh, kịp thời, chính
xác, để gia tăng thêm hiệu quả bền vững.
- Công ty cổ phần TNG luôn đi đầu trong lĩnh vực quản trị bằng việc áp dụng quản lý theo 9 K bao
gồm


K1: Chỉ tiêu thực hiện doanh số sản xuất




K2: Chỉ tiêu kiểm soát chất lượng



K3: Chỉ tiêu tích lũy nguồn tiền lương



K4: Chỉ tiêu thực hiện giao hàng



K5: Chỉ tiêu tuyển dụng lao động



K6: Chỉ tiêu thực hiện doanh thu sản xuất



K7: Chỉ tiêu thực hiện kết quả đánh giá nhà máy



K8: Chỉ tiêu rút ngắn số giờ làm việc




K9: Chỉ tiêu tăng năng suất

*

Kết quả kinh doanh

Sản phẩm chủ lực: Áo jkt bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc các
loại, váy, hàng trẻ em, quần áo nỷ, dạ, hàng dệt kim
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là doanh nghiệp hoạt động đa
nghành.


Sản xuất bông tấm.



Sản xuất túi PE



Sản xuất thùng carton



Gia công trần bông.





Thêu công nghiệp



Giặt công nghiệp.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cũng như các công ty khác có phát hành cổ phiếu, hàng quý công ty đều công
bố các báo cáo tài chính lên hệ thông websize của công ty để những nhà đầu tư, khách
hàng( những người quan tâm đến tình hình tài chính của công ty ) có thể theo dõi.


Hình 2.2: Bảng cân đối kế toán


Hình 2.3: Báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 năm 2014

Hình 2.4: Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV năm 2013.


Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty quý IV năm 2013 là 394330703
đồng. Lợi nhuận sau thuế quý IV năm 2014 là 14057216474 đồng. Năm 2014 lợi
nhuận sau thuế tăng 10113885771 đồng so với năm 2013.
Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận sau thuế chính là:
-

Doanh thu tiêu thụ tăng 48% so với cùng kỳ năm 2013.

-


Chi phí tài chính giảm trên 3% do lãi suất ngân hàng thay đổi.

-

Về công tác quản trị, các phần mềm quản lý đơn hàng,sản xuất kỹ
thuật,chất lượng…đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng do đó tiết
kiệm được thời gian và chi phí.

-

Ngoài ra việc thực hiện tiết kiệm chi phí đồng bộ từ đầu năm đến cuối
năm nên chi phí quản lý của doanh nghiệp cũng giảm trên 1,5%.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty.
Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh:
Chủ tịch HĐQT

Tổng giám đốc

Giám đốc
chi nhánh

Phòng kế toán

Phòng kinh doanh

Phòng thiết kế

Phòng marketing


Phòng quản lý


Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần đầu tư và thương mại
TNG- Thái Nguyên
 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý
-

Tổng giám đốc của công ty: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của
công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật, công ty và tập thể lao động.

-

Giám đốc chi nhánh: là người đứng đầu chi nhánh, điều hành mọi hoat động của chi
nhánh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chi nhánh công ty và tập thể lao động

-

Công ty có phó giám đốc giúp đỡ việc quản trị, điều hành, giám sát mọi hoạt động
kinh doanh của công ty.

-

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá các hoạt động kinh doanh đối
với các nhà cung cấp nhằm đạt được mục tiêu có nguồn hàng ổn định, chất lượng tốt,
đồng thời tối thiểu hóa chi phí.

-

Phòng kinh doanh: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động tiếp thị, tìm kiếm

khách hàng và khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu về
doanh số, thị phần.

-

Phòng quản lý: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu
cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực hợp lý.

-

Phòng phân tích thiết kế: Có nhiệm vụ phân tích số liệu, xây dựng các kế hoạch và
thiết kế các dự án, ước lượng cầu từng mặt hàng cụ thể của công ty trong dài hạn và
ngắn hạn.

-

Phòng maketing: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng.
Đứng đầu công ty là hội đồng quản trị, sau đó đến tổng giám đốc trực tiếp phân
quyền cho phó tổng giám đốc và các phòng ban.
Công ty có cách bố trí các phòng ban riêng biệt có ưu điểm là tạo nên tính độc
lập giữa các phòng ban, hạn chế những tác động gây cản trở do mỗi phòng ban có
những chức năng nhiệt vụ riêng biệt, công việc của từng người riêng biệt khác nhau.


2.2 Phân tích,thiết kế hệ thống.
- Hệ thống là một tập hợp các phần tử có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau và
cùng hoạt động cho một mục tiêu nào đó.
- Phân tích hệ thống từ hai phương diện:
+ Phân tích hệ thống về mặt chức năng.
+ Phân tích hệ thống về mặt dữ liệu.

- Sử dụng phương pháp phân tích Top - Down (phân tích từ trên xuống).
Kỹ thuật "Phân tích từ trên xuống" là tiến hành sự phân tích chức năng bằng
cách đi dần từ mô tả tổng thể đến những mô tả chi tiết thông qua nhi ều mức.
Sự dịch chuyển từ một mức tới một mức tiếp theo thực chất là sự phân dã mỗi
chức năng ở mức trên thành một số chức năng con ở mức dưới. Vậy đây là quá
trình triển khai theo một cây và phương pháp này gọi là phương pháp phân tích
có cấu trúc.
2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
* Biểu đồ phân cấp chức năng (BDF):là một sơ đồ hình học dùng để mô tả sự
phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi ti ết. Mỗi nút
trong biểu đồ là một chức năng, các chức năng này có quan hệ bao hàm v ới nhau
và chúng được nối với nhau bằng các cung để tạo nên một cấu trúc cây.
Biểu đố phân cấp chức năng (BDF) là công cụ khởi đầu do công ty IBM phát
triển. Nó diễn tả sự phân rã dần dần các chức năng của hệ thống từ đại thể đến
chi tiết. Mỗi chức năng có thể gồm nhiều chức năng con, và mỗi nút trong bi ểu
đồ diễn tả một chức năng con. Quan hệ duy nhất giữa các chức năng được bi ểu
diễn bới các cung nối liền các nút quan hệ bao hàm. Như vậy BDF tạo thành c ấu
trúc cây chức năng. Việc phân tích liệt kê các chức năng có dạng nh ư sau: nút
gốc, là chức năng tổng quát của hệ thống. Các mức tiếp theo được phân rã
(Decomposition) tiếp tục và mức cuối cùng là chức năng nhỏ nhất không phân rã
được nữa.
* Mục đích của biểu đồ phân cấp chức năng
-Xác định phạm vi mà hệ thống cần phân tích
-Tiếp cận logic tới hệ thống mà trong đó các chức năng được làm sáng tỏ để s ử
dụng cho các mô hình sau này.


Từ việc phân tích cụ thể các yêu cầu của bài toán, nếu có hệ th ống ch ỉ bao g ồm
một chức năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa các thực th ể v ới h ệ
thống và ngược lại, ta sẽ có mô hình chung của hệ th ống vào gọi là bi ểu đ ồ

luồng luồng dữ liệu mức đỉnh và mức dưới đỉnh tương ứng với các chi ti ết của
hệ thống.
Qua phân tích các thông tin đầu vào, thông tin đầu ra và các thông tin c ần thi ết
có liên quan đến hệ thống, ta có thể xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng như
sau:
* Biểu đồ phân cấp chức năng

* Phương thức hoạt động của các chức năng
- Chức năng cập nhập:
Chức năng này có thể thực hiện các yêu cầu sau: Cập nhật các yêu cầu về
báo cáo kết quả kinh doanh trong đó lưu các thông tin : lợi nhuận ròng, lợi
nhuận sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu,... của công ty.


×