Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Hướng dẫn học sinh sử dụng cấu trúc lặp giải các bài toán trong lập trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.91 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG CẤU TRÚC LẶP
GIẢI CÁC BÀI TOÁN TRONG LẬP TRÌNH

Người thực hiện:
Lê Chí Cường
Chức vụ:
Giáo viên
SKKN thuộc môn: Tin Học

0


THANH HÓA NĂM 2019

1


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU............................................................................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài....................................................................................2
1.2. Mục đích nghiên cứu..............................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN..................................................................3


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM....................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................4
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................4
2.3. Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề......................................................5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm....................................................17
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................21
3.1. Kết luận................................................................................................21
3.2. Kiến nghị..............................................................................................21

2


I. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, kiến thức không
còn là tài sản riêng. Học sinh có thể tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nhiều
nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin phong phú, đa chiều mà người học có thể
tiếp nhận đã đặt giáo dục trước yêu cầu cấp bách là cần phải đổi mới cách dạy
và học.
Công nghệ thông tin không chỉ có chức năng cung cấp thông tin mà nó
còn là công cụ hỗ trợ tích cực trong dạy và học; là phương tiện dạy học hiện đại,
hữu ích và hiệu quả. Công nghệ thông tin giúp cho người học mở rộng sự hiểu
biết với tầm nhìn xa, trông rộng qua hệ thống mạng kết nối trong nước và toàn
thế giới.
Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh tự lực chiếm lĩnh
kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo
dục nói chung, nhà trường và giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người
mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm

lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.
Trước vấn đề đặt ra nêu trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hướng dẫn
học sinh sử dụng cấu trúc lặp giải các bài toán trong lập trình”. Thông qua
hướng dẫn này các em học sinh sẽ phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, sáng
tạo trong quá trình học về ngôn ngữ lập trình nói chung, cấu trúc lặp nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
-

Sáng kiến kinh nghiệm của tôi nhằm mục đích:
Nâng cao hiệu quả học tập của học sinh khi học môn Tin học 11;
Giúp học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức về cấu trúc lặp.
Giúp học sinh nhanh chóng xác định được công việc lặp trong bài toán.
Giúp học sinh dễ dàng diễn đạt cấu trúc lặp bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể
Giúp học sinh không còn e ngại khi học về cấu trúc lặp nói riêng và ngôn ngữ
lập trình nói chung, tạo sự ham muốn, hứng thú khi học Tin học.
Rèn luyện khả năng giao tiếp, diễn đạt của học sinh
Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Chương trình tin học 11;
- Học sinh khối 11 năm học 2018-2019 tại trường THPT Yên Định 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Qua thực tiễn giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1;
- Qua việc tham khảo các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên, các bài viết
và các tư liệu trên mạng internet, đặc biệt là bài viết và các tài liệu về đổi mới
phương pháp dạy học môn Tin học;
3


- Tham khảo các ý kiến của đồng nghiệp, lấy ý kiến từ phía học sinh;

- Vận dụng sáng kiến vào giảng dạy trên lớp, đánh giá, rút kinh nghiệm sau
mỗi giờ dạy có vận dụng sáng kiến để có những điều chỉnh phù hợp.
Trong các tiết dạy giáo viên tiến hành đặt vấn đề, hướng dẫn gợi mở để học
sinh tích cực, chủ động phát hiện và giải quyết được vấn đề đặt ra thông qua các
câu hỏi, thảo luận, hình ảnh, video minh họa.
1.5. Những điểm mới của SKKN
- Sáng kiến kinh nghiệm này đã phân tích tất cả các bài toán về cấu trúc lặp có
trong SGK Tin học 11, từ những bài toán ở phần ví dụ đến những bài toán ở
phần bài tập. Sau một số bài toán có nhận xét về tình huống lặp trong bài
toán đó.
- Sáng kiến kinh nghiệm còn có một bài toán điển hình (không có trong SGK)
để làm rõ về hai dạng của cấu trúc lặp đó là lặp với số lần lặp đã biết và lặp
với số lần lặp chưa biết trước.
- Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để diễn đạt, tôi còn dùng ngôn
ngữ lập trình C++ (một ngôn ngữ lập phổ biến hiện nay) để diễn đạt, coi đây
là tư liệu cho học sinh khá, giỏi và các giáo viên khác cùng tham khảo.

4


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
- Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy được tầm quan trọng của ngành Tin
học và đã đưa môn học này vào nhà trường phổ thông như những môn khoa học
khác bắt đầu từ năm học 2006-2007.
- Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành giáo dục giai đoạn 2008-2011.
- Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh

trong hoạt động học tập. Điều 24.2 của Luật giáo dục đã nêu rõ : “Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Như vậy, chúng ta
có thể thấy định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được khẳng định,
không còn là vấn đề tranh luận. Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thông là giúp học sinh hướng tới việc học tập chủ động, chống lại
thói quen học tập thụ động.
- Dạy theo định hướng năng lực cho phép cá nhân hóa việc học: Trên cơ
sở mô hình năng lực, người học sẽ bổ sung những thiếu hụt của cá nhân để thực
hiện nhiệm vụ cụ thể của mình.
- Dạy theo định hướng năng lực chú trọng vào kết quả đầu ra.
- Dạy theo định hướng năng lực còn có khả năng cho việc xác định một
cách rõ ràng những gì cần đạt và những tiêu chuẩn cho việc đo lường kết quả.
+ Sau khi hoàn thành chuyên đề này học sinh có thể tự học, tự rèn luyện
và chủ động làm được các bài tập có liên quan đến cấu trúc lặp.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Yên Định 1 trong các năm qua (từ
năm 2006 đến nay), tôi nhận thấy khi học đến chương trình Tin học lớp 11 thì đa
số học sinh đều kêu khó, khô khan, cứng nhắc. Học sinh thường ngại khi đến tiết
Tin học 11.
Qua những năm dạy Tin học 11 tôi nhận thấy học sinh gặp rất nhiều khó
khăn khi học về cấu trúc lặp. Học sinh khó xác định được công việc lặp đi lặp lại
nhiều lần trong một bài toán, học sinh gặp khó khăn trong việc diễn đạt cấu trúc
lặp vào NNLT cụ thể.
Tuy nhiên cũng có một số ít học sinh rất yêu thích môn Tin học, thích tìm
hiểu những bài toán khó nằm ngoài phạm vi sách giáo khoa. Đây cũng là cơ sở,
là nền tảng để cá nhân tôi lựa chọn và ôn luyện đội tuyển HSG Tin học cho
trường trong những năm qua.


5


Cấu trúc lặp là cấu trúc cơ bản, thường gặp và thường dùng. Hầu hết các
bài toán trong thực tiễn hàng ngày đều có sự xuất hiện của cấu trúc lặp. Nếu học
sinh tiếp thu tốt, nắm vững, khắc sâu kiến thức về cấu trúc lặp sẽ là cơ sở, là nền
tảng vững chắc cho việc học tập, tiếp thu những kiến thức tiếp theo, đặc biệt là
khi tiếp thu kiến thức về kiểu mảng, kiểu xâu, ...
2.3. Giải pháp sử dụng giải quyết vấn đề
Dưới đây là hướng dẫn học sinh sử dụng cấu trúc lặp giải một số bài toán
trong lập trình.
Bài toán 1: Các em ngồi đây, em nào cũng đã trãi qua bậc tiểu học, em nào cũng
đã một thời học bảng cửu chương. Và có em đã từng bị thầy giáo, cô giáo phạt
khi không thuộc bảng cửu chương. Có nhiều hình thức mà các thầy giáo, cô giáo
phạt các em, dưới đây là 2 hình thức phạt thông dụng nhất:
Cách 1: Giáo viên phạt học sinh về viết lại bảng cửu chương 100 lần.
Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh về viết đi viết lại bảng cửu
chương cho đến khi ghi nhớ thì thôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 1 lên màn hình - Tiếp thu đề bài toán 1
rồi đọc để học sinh nghe và theo dõi.
- Hỏi: Hãy xác định công việc học sinh - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
phải thực hiện lặp đi lặp lại?
câu trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý

+ Chính xác câu trả lời: Viết lại bảng
+ Tiếp thu câu trả lời
cửu chương.
- Hỏi: Hãy cho biết bảng cửu chương - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
được viết lặp đi lặp lại bao nhiều lần câu trả lời
trong cách phạt 1 và cách phạt 2?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác câu trả lời: Trong cách
+ Tiếp thu câu trả lời
phạt 1 là 100 lần, trong cách phạt 2
là chưa biết.
- Kết luận: Có 2 dạng lặp:
- Chú ý lắng nghe giáo viên giảng
+ Dạng 1: Lặp với số lần lặp đã biết bài và khắc sâu về hai dạng lặp
+ Dạng 2: Lặp với số lần lặp chưa thông qua bài toán 1.
biết trước.
Để diễn đạt những tình huống được lặp đi Tiếp thu kiến thức, ghi nhớ để biết
lặp lại nhiều lần với số lần lặp biết trước khi nào dùng câu lệnh FOR, khi
ta dùng câu lệnh FOR.
nào dùng câu lệnh WHILE trong
Để diễn đạt những tình huống được lặp đi ngôn ngữ lập trình.
lặp lại nhiều lần với số lần lặp chưa biết
ta dùng câu lệnh WHILE.
6


Nhận xét: Sau bao nhiêu năm giảng dạy tôi thấy bài toán 1 là bài toán quen

thuộc đối với mỗi học sinh, giúp học sinh thấy rõ về hai dạng của cấu trúc lặp.
1
a

Bài toán 2 (trang 42 SGK tin 11): Tính tổng S  
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên chiếu bài toán 2 lên màn hình
máy chiếu rồi đọc cho học sinh nghe và
theo dõi.
- Hỏi: Hãy xác định công việc được lặp
đi lặp lại trong bài toán trên?
Gợi ý: Ban đầu khởi tạo tổng S bằng 0.
Mỗi lần ta chỉ cộng thêm một phần tử vào
tổng S. Vậy ta phải cộng bao nhiêu lần?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: 101 lần
Vậy công việc được lặp đi lặp lại của bài
toán 2 là gì?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Cộng thêm
một phần tử vào tổng S, tức là
S:=S+1/(a+i); với i=0, 1, 2, ..., 100.
- Hỏi: Như vậy số lần lặp của bài toán 2
là đã biết. Vậy ta dùng câu lệnh gì để
diễn đạt bài toán này?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Lệnh FOR

- Yêu cầu: Hãy viết đoạn chương trình
tính tổng S trên.
+ Gọi học sinh lên bảng viết
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:

1
1
1

 ... 
a 1 a  2
a  100

Hoạt động của học sinh
- Tiếp thu bài toán
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
câu trả lời
Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm

câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Vận dụng kiến thức về câu lệnh
FOR để viết đoạn chương trình.
+ Lên bảng viết
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu đoạn chương trình

S:=0;
for i:=0 to 100 do
S:=S+1/(a+i);

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
S=0;
for (i=0; i<=100; i++)
S=S+1/(a+i);

- Giáo viên mở và thực hiện chương - Xem giáo viên thực hiện, củng cố
7


trình đã viết trước cho học sinh xem.

kiến thức.
1
a

Bài toán 3 (trang 42 SGK tin 11) : Tính tổng S  

đến khi

1
1
1

 ... 
cho
a 1 a  2
aN

1
 0,0001
aN

Hoạt động của giáo viên
Cũng như bài toán 2, công việc lặp đi lặp
lại trong bài toán 3 là: S=S+1/(a+i);
- Hỏi: Số lần lặp đi lặp lại trong bài toán
3 đã biết chưa?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Chưa biết
- Hỏi: Với những bài toán lặp mà số lần
lặp chưa biết ta dùng câu lệnh gì?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: WHILE
- Hỏi: Công việc lặp sẽ dừng lại khi nào?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời

+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung

Hoạt động của học sinh
Chú ý theo dõi, tiếp thu kiến thức

- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
1
+ Tiếp thu câu trả lời
 0,0001
+ Chính xác câu trả lời:
a i

Điều kiện đặt trong câu lệnh WHILE sẽ Lắng nghe, tiếp thu cách tìm điều
là phủ định của của điều kiện dừng, tức là kiện của câu lệnh WHILE.
1
0,0001 .
a i


- Yêu cầu: Từ phân tích trên em hãy viết - Tiếp nhận yêu cầu, vận dụng kiến
đoạn chương trình cho bài toán 3.
thức về câu lệnh WHILE để viết.
+ Gọi học sinh lên bảng viết
+ Lên bảng viết
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác đoạn chương trình
+ Tiếp thu đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:
S:=0; i:=0;
While 1/(a+i)>=0.0001 do
begin
S:=S+1/(a+i);
i:=i+1;
end;

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
S=0; i=0;
While (1/(a+i)>=0.0001)
{
S=S+1/(a+i);

8


i=i+1;
}

Bài toán 4 (Ví dụ 2 trang 45 SGK tin 11): Tính tổng các số chia hết cho 3 hoặc 5

trên đoạn  M ; N 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 4 lên màn hình - Tiếp thu bài toán 4
máy chiếu rồi đọc cho học sinh nghe và
theo dõi.
- Hỏi: Hãy xác định công việc được lặp - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
đi lặp lại trong bài toán trên?
câu trả lời
Gợi ý: Giả sử M=4; N=10. Ta làm như Chú ý lắng nghe, theo dõi để biết
sau:
cách làm.
+ Khởi tạo tổng S:=0;
+ Kiểm tra số 4, thấy rằng số 4
không chia hết cho 3 và cũng không
chia hết cho 5 nên bỏ qua.
+ Kiểm tra số 5, thấy rằng số 5 chia
hết cho 5 nên cộng số 5 vào tổng S
+ Kiểm tra số 6, thấy rằng số 6 chia
hết cho 3 nên cộng 6 vào tổng S.
+ Kiểm tra số 7, thấy rằng số 7
không chia hết cho 3 và cũng không
chia hết cho 5 nên bỏ qua.
+ Kiểm tra số 8, thấy rằng số 8
không chia hết cho 3 và cũng không
chia hết cho 5 nên bỏ qua.
+ Kiểm tra số 9, thấy rằng số 9 chia
hết cho 3 nên cộng 9 vào tổng S.
+ Kiểm tra số 10, thấy rằng 10 chia
hết cho 5 nên cộng 10 vào tổng S.

Vậy công việc lặp đi lặp lại là gì?
Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác câu trả lời: Kiểm tra
+ Tiếp thu câu trả lời
một số trên đoạn [M;N] xem số đó
có chia hết cho 3 hoặc cho 5 hay
không? Nếu có thì cộng vào tổng S.
- Hỏi: Số lần lặp là bao nhiêu lần?
- Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác câu trả lời: N-M+1 lần
+ Tiếp thu câu trả lời
- Hỏi: Dùng câu lệnh gì để diễn đạt tình - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm
huống lặp trong bài toán này?
câu trả lời
9


+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác câu trả lời: Lệnh FOR

+ Tiếp thu câu trả lời
- Hỏi: Em nào có thể viết đoạn chương - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ viết
trình diễn đạt đoạn tính tổng các số chia đoạn chương trình.
hết cho 3 hoặc cho 5 trên đoạn [M; N]?
+ Gọi học sinh lên bảng viết
+ Lên bảng viết
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác hóa đoạn chương trình
+ Tiếp thu đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:
S:=0;
For i:=M to N do
if (i mod 3=0) or (i mod 5=0) then
S:=S+i;

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
S=0;
For (i=M; i<=N; i++)
if (i%3==0 || i%5==0)
S=S+i;

- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị cho học sinh xem.
viên thực hiện, củng cố kiến thức.
Bài toán 5 (Ví dụ 2 trang 47 SGK tin 11: Tìm ước chung lớn nhất của
hai số nguyên dương M và N.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 5 lên màn - Tiếp nhận bài toán 5

hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
- Giới thiệu thuật toán tìm UCLN:
- Chú ý lắng nghe, theo dõi giáo viên
Ta nhận thấy rằng UCLN của hai số giảng bài để hiểu về thuật toán tìm
bằng nhau thì bằng chính nó. Vì vậy khi UCLN của hai số nguyên dương.
tìm UCLN của hai số nguyên dương
khác nhau ta tìm cách biến đổi về hai số
bằng nhau. Cụ thể, ta giữ lại số bé và
thay số lớn bằng số lớn trừ số bé. Ví dụ
để tìm UCLN của 36 và 54 ta làm như
sau: (36;54)=(36,18)=(18;18)=18
Như vậy, công việc được lặp đi lặp lại Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trong bài toán này là gì?
trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác câu trả lời: Thay số
+ Tiếp thu câu trả lời
lớn bằng số lớn trừ số bé.
- Hỏi: Số lần thay số lớn bằng số lớn trừ - Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
10


số bé là bao nhiêu lần?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Chưa biết

- Hỏi: Dùng câu lệnh nào để diễn đạt
bài toán này?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: WHILE
- Hỏi: Điều kiện dừng của bài toán?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Hai số
bằng nhau.
- Hỏi: Điều kiện đặt vào câu lệnh
WHILE là gì?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác câu trả lời: Phủ định
của điều kiện dừng, tức là hai số
khác nhau.
- Hỏi: Từ những phân tích trên em nào
có thể viết đoạn chương trình tìm UCLN
của 2 số nguyên dương M và N?
+ Gọi học sinh lên bảng viết
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:

trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu

trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ viết
đoạn chương trình tìm UCLN của 2
số nguyên dương.
+ Lên bảng viết
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu đoạn chương trình

While M<>N do
If M>N then
M:=M-N
Else
N:=N-M;
UCLN=M;

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
While (M!=N)
If (M>N)
M=M-N;

Else
N=N-M;
UCLN=M;

- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã viết trước cho học sinh xem.
viên thực hiện, củng cố kiến thức.

11


Nhận xét: Ta cũng có UCLN của 0 và a bằng a. Vì vậy khi tìm UCLN của hai số
nguyên dương khác nhau ta tìm cách biến đổi để một số về 0. Cụ thể ta giữ lại số
bé và thay số lớn bằng số dư của số lớn chia cho số bé. Ví dụ để tìm UCLN của
54 và 12 ta làm như sau: (54;12)=(6;12)=(6;0)=0. Khi dùng phép chia lấy dư thì
thuật toán tìm UCLN sẽ nhanh cho kết quả hơn.
50

n
n 1 n  1

Bài toán 6 (Câu 5a trang 51 SGK Tin 11) : Tính S 

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 6 lên màn - Tiếp nhận bài toán 6
hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
Tổng S có thể được viết như sau:
Tiếp thu dạng viết khác của tổng S

1
2
3
50
S


 ... 
1 1 2 1 3 1
50  1

- Tương tự như bài toán 2, em hãy cho
biết:
+ Công việc lặp đi lặp lại trong bài
toán này là gì?
+ Số lần lặp đi lặp lại trong bài
toán này là bao nhiêu lần?
+ Dùng câu lệnh gì để diễn đạt?
- Gọi học sinh lên bảng viết đoạn
chương trình tính tổng S trên.
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:

- Dựa vào bài toán 2 để trả lời các
câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

- Vận dụng câu lệnh FOR để viết
đoạn chương trình tính tổng S.

S:=0;
for i:=1 to 50 do

S:=S+i/(i+1);

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
S=0;
for (i=1; i<=50; i++)
S=S+i/(i+1);

- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị trước cho học sinh viên thực hiện, củng cố kiến thức.
quan sát.
1
1!

Bài toán 7 (Câu 5b trang 51 SGK Tin 11) : Tính e 1  
khi

1
1
 ...  
cho đến
2!
n!

1
 2 10  6
n!

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 7 lên màn - Tiếp nhận bài toán 7

hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
- Tương tự như một số bài toán trên, em - Dựa vào các bài toán trên để trả lời
hãy cho biết:
các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
12


+ Công việc lặp đi lặp lại trong bài
toán này là gì?
+ Số lần lặp là bao nhiêu lần?
+ Dùng câu lệnh gì để diễn đạt?
+ Điều kiện dừng là gì?
+ Điều kiện đặt trong câu lệnh
WHILE là gì?
- Cái khó của bài toán này là làm thế
nào để tính n!
Để tính n! ta dùng thêm biến p.
+ Ban đầu p gán bằng 1.
+ Biến p này sẽ lần lượt lưu giá trị
của 1! rồi đến 2! rồi đến 3! ... và
cuối cùng là n!
Ta thấy nếu biến p đang lưu giá trị của
(n-1)! thì để tính giá trị của n! ta chỉ cần
gán p bằng p*n.
- Với bài toán này ta sẽ khởi tạo e bằng
1 và khi đó ta chỉ phải cộng các phân số
đứng sau vào e.
- Gọi học sinh lên bảng viết đoạn
chương trình tính tổng S trên.

- Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung nếu có
- Chính xác hóa đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:

- Chú ý theo dõi, lắng nghe giáo viên
giảng bài để biết cách tính n!

- Chú ý nghe giảng và tiếp thu kiến
thức
- Vận dụng câu lệnh WHILE để viết
đoạn chương trình tính tổng S.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
- Tiếp thu đoạn chương trình

e:=1;
p:=1;
n:=1;
While 1/p>=2e-6 do
begin
e:=e+1/p;
n:=n+1;
p:=p*n;
end;

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
e=1;
p=1;
n=1;
While (1/p>=2e-6)
{

e=e+1/p;
n=n+1;
p=p*n;
}

13


- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị trước cho học sinh viên thực hiện, củng cố kiến thức.
quan sát.
Bài toán 8 (Câu 6 trang 51 SGK Tin 11) : Lập trình để giải bài toán sau:
Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn
Hỏi có bao nhiêu con mỗi loại?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 8 lên màn - Tiếp nhận bài toán 8
hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
Bài này có nhiều cách để lập luận và Chú ý theo dõi, lắng nghe giáo viên
dưới đây là một trong những cách đó.
giảng bài để xác định công việc lặp
Gọi x là số con chó;
đi lặp lại trong bài toán, số lần lặp, ...
Suy ra số con gà là 36-x
Mỗi con chó có 4 chân, mà tổng số chân
gà và chó là 100. Suy ra số con chó

nhiều nhất là 25 con. Vậy ta sẽ lần lượt
kiểm tra xem trong số các cặp (1 con
chó, 35 con gà), (2 con chó và 34 con
gà), ...(25 con chó và 11 con gà) cặp nào
có đúng 100 chân thì thỏa mãn.
- Hỏi: Giáo viên đặt câu hỏi
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, dựa
+ Công việc lặp đi lặp lại của bài vào các bài toán đã học và cách phân
toán này là gì?
tích trên để trả lời các câu hỏi mà
+ Số lần lặp là bao nhiêu lần?
giáo viên đưa ra.
+ Dùng câu lệnh nào để diễn đạt?
- Gọi học sinh lên bảng diễn đạt bằng - Lên bảng viết đoạn chương trình
ngôn ngữ lập trình cụ thể.
diễn đạt cách tìm số gà và chó.
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý nếu có
+ Chính xác đoạn chương trình
+ Tiếp thu đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:
For x:=1 to 25 do
If x*4+(36-x)*2=100 then
Writeln(‘co’,x, ‘con cho va’,36-x, ‘con ga’);

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:

For (x=1;x<=25;x++)
If (x*4+(36-x)*2==100)
cout<<”co”<


- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị trước cho học sinh viên thực hiện, củng cố kiến thức.
14


quan sát.
Bài toán 9 (Câu 7 trang 51 SGK Tin 11) : Nhập từ bàn phím tuổi của
cha và con (hiện tại tuổi cha lớn hơn hai lần tuổi con và tuổi cha
hơn tuổi con ít nhất là 25). Đưa ra màn hình câu trả lời cho câu
hỏi “Bao nhiêu năm nữa thì tuổi cha gấp đôi tuổi con”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 9 lên màn - Tiếp nhận bài toán 9
hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
- Giáo viên lấy ví dụ: Hiện tại cha 32 - Tiếp nhận ví dụ giáo viên đưa ra,
tuổi, con 5 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm suy nghĩ tìm số năm trong ví dụ của
nữa tuổi cha gấp đôi tuổi con.
giáo viên.
Để tìm ra số năm ta lần lượt kiểm tra:
Học sinh biết rằng có thể tìm ra số
năm bằng cách lần lượt thử.
Tuổi Tuổi
Sau
Kết luận
cha
con
1 năm
33

6
Loại
2 năm
34
7
Loại
3 năm
35
8
Loại
4 năm
36
9
Loại
...
...
...
...
22 năm
54
27 Thỏa mãn
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ, dựa
- Qua ví dụ trên, em hãy xác định:
vào các bài toán đã học và thông qua
+ Công việc lặp đi lặp lại?
ví dụ trên để trả lời các câu hỏi mà
+ Số lần lặp đi lặp lại?
giáo viên đưa ra.
+ Câu lệnh dùng để diễn đạt?
- Chuẩn xác các câu trả lời, tiếp thu

- Giáo viên chính xác hóa câu trả lời
+ Lặp: Kiểm tra xem sau x năm có kiến thức
thỏa mãn hay không?
+ Số lần lặp là không biết trước
+ Dùng câu lệnh WHLE diễn đạt
- Hỏi: Điều kiện dừng trong bài toán - Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
này là gì?
+ Đứng dậy trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Tiếp thu câu trả lời
+ Chính xác câu trả lời: Tuổi cha
gấp đôi tuổi con.
- Hỏi: Điều kiện đặt vào câu lệnh - Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
WHILE là gì?
+ Đứng dậy trả lời
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Tiếp thu câu trả lời
+ Chính xác câu trả lời: Tuổi cha
không gấp đôi tuổi con, tức là tuổi
15


cha khác hai lần tuổi con..
- Dùng biến a để lưu tuổi cha, biến b để - Lắng nghe, tiếp nhận yêu cầu, vận
lưu tuổi con và biến x lưu số năm cần dụng kiến thức về câu lệnh WHILE
tìm. Em hãy viết đoạn chương trình tìm để diễn đạt cách tính số năm.

số năm cho bài toán trên.
+ Gọi học sinh lên bảng viết đoạn
+ Lên bảng viết đoạn chương
chương trình cho bài toán trên
trình
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Chính xác đoạn chương trình
+ Tiếp thu đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:
x:=1;
While a<>2*b do
begin
x:=x+1;
a:=a+1;
b:=b+1;
end;

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
x=1;
While (a!=2*b)
{
x=x+1;
a=a+1;
b=b+1;
}

- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị trước cho học sinh viên thực hiện, củng cố kiến thức.
quan sát.

Nhận xét: Nếu vận dụng kiến thức toán học thì bài toán này không cần dùng
đến cấu trúc lặp. Cụ thể ta lập luận như sau:
Gọi x là số năm cần tìm, ta có:
x  a 2( x  b)
 x  a 2 x  2b
 x a  2b

Như vậy để tìm ra số năm ta chỉ cần lấy tuổi cha hiện tại trừ đi 2 lần tuổi con
hiện tại là xong.
Bài toán 10 (Câu 8 trang 51 SGK Tin 11): Một người gửi tiết kiện không
kỳ hạn với số tiền A đồng với lãi suất 0,3% mỗi tháng. Hỏi sau
bao nhiêu tháng, người đó rút hết tiền thì sẽ nhận được số tiền
ít nhất là B đồng? Biết rằng với việc gửi tiết kiện không kỳ hạn
thì lãi không được cộng vào vốn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giáo viên chiếu bài toán 10 lên màn - Tiếp nhận bài toán 10

16


hình máy chiếu rồi đọc cho học sinh
nghe và theo dõi.
- Để xác định công việc lặp giáo viên
lấy ví dụ cụ thể.
Giả sử A=500 triệu; B=520 triệu. Thì
phải gửi bao nhiêu tháng?
Hỏi: Sau 1 tháng gửi có bao nhiêu tiền?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung

+ Chính xác hóa câu trả lời:
500 triệu (gốc) + 1,5 triệu (tiền lãi).
Hỏi: Theo đề bài tiền lãi có được cộng
vào vốn không?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa câu trả lời: Không
Hỏi: Sau 2 tháng gửi có bao nhiêu tiền?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa câu trả lời:
500 triệu (gốc) + 3 triệu (tiền lãi).
...
- Hỏi: Vậy công việc lặp đi lặp lại ở bài
toán này là gì?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa câu trả lời: Đem
tiền gửi tiết kiệm và tính tiền lãi
sau mỗi tháng.
- Hỏi: Việc gửi tiết kiệm (tính tiền lãi)
sẽ dừng lại khi nào?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa câu trả lời: Khi số
tiền có lớn hơn hoặc bằng B.
- Hỏi: Dùng câu lệnh gì để diễn đạt tình
huống lặp của bài toán này?
+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung

+ Chính xác hóa câu trả lời: câu
lệnh WHILE.
- Hỏi: Điều kiện đặt trong câu lệnh
WHILE là gì?

- Lắng nghe, theo dõi ví dụ cụ thể để
xác định công việc lặp.
Tiếp nhận ví dụ cụ thể
Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
Tiếp nhận câu hỏi, tìm câu trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
...
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý

+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu
trả lời
17


+ Gọi học sinh đứng dậy trả lời
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa câu trả lời: Phủ
định của điều kiện dừng, tức A- Dùng biến t để lưu số tháng, biến A là
số tiền hiện có, biến B là số tiền cần đạt
đến. Em hãy viết đoạn chương trình tính
số tháng gửi tiết kiệm cho bài toán trên?
+ Gọi học sinh lên bảng viết
+ Lấy ý kiến nhận xét, bổ sung
+ Chính xác hóa đoạn chương trình
Đoạn chương trình diễn đạt bằng Pascal:

+ Đứng dậy trả lời
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu câu trả lời
- Theo dõi, lắng nghe, vận dụng kiến
thức câu lệnh WHILE, thông qua các
bài toán trước để viết đoạn chương

trình tính số tháng phải gửi tiết kiệm.
+ Lên bảng diễn đạt
+ Nhận xét, bổ sung ý
+ Tiếp thu đoạn chương trình

t:=0;
tlai:=0.003*A;
While Abegin
t:=t+1;
A:=A+tlai;
end;
Write(‘Sau’,t,’thang’);

Đoạn chương trình diễn đạt bằng C++:
t=0;
tlai=0.003*A;
While (A{
t=t+1;
A=A+tlai;
}
Cout<<”Sau”<
- Giáo viên mở và thực hiện chương - Quan sát chương trình, xem giáo
trình đã chuẩn bị trước cho học sinh viên thực hiện, củng cố kiến thức.
quan sát.
Nhận xét: Với bài toán gửi tiết kiện này, do tiền lãi không cộng vào vốn nên ta
có thể tính được số tháng mà không cần dùng đến cấu trúc lặp. Để bắt buộc phải
dùng cấu trúc lặp, đề bài nên cho dữ kiện lãi cộng vào vốn sau mỗi tháng.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp,
đến nay sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã hoàn thành và được vận dụng vào
giảng dạy cho học sinh, giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học 11.
Chất lượng các giờ học có vận dụng sáng kiến cho thấy các em hứng thú
học tập hơn, học sinh hiểu bài sâu sắc hơn, học sinh không còn thụ động chép
bài và làm theo giáo viên nữa. Thay vào đó các em tích cực, chủ động tìm hiểu,

18


vận dụng kiến thức đã học để giải các bài toán. Mỗi khi gặp bài toán có sử dụng
cấu trúc lặp, các em đều chủ động suy nghĩ trả lời cho 3 câu hỏi:
- Công việc lặp đi lặp lại trong bài toán này là gì?
- Số lần lặp đi lặp lại là bao nhiêu lần?
- Sử dụng câu lệnh nào để diễn đạt?
Việc thực nghiệm được tiến hành vào năm học 2018-2019 tại trường THPT
Yên Định 1, chọn các lớp 11A3, 11A7 tiến hành thực nghiệm giảng dạy theo
sáng kiến kinh nghiệm, lớp đối chứng với lớp 11A2, 11A6 giảng dạy bình
thường theo truyền thống.
Lớp thực nghiệm

Ban

Lớp đối chứng

Tên lớp

Sĩ số


Tên lớp

Sĩ số

Tự nhiên

11A3

44

11A2

41

Cơ bản

11A7

42

11A6

40

Trong quá trình giảng dạy, tôi theo dõi đánh giá tính tích cực, chủ động
tiếp thu kiến thức của học sinh. Kết thúc thực nghiệm tôi tiến hành phân tích, xử
lý kết quả từ các mẫu báo cáo bằng phương pháp toán học.
Kết quả học lực môn Tin học
Kết quả học lực môn Tin học
Ban


Tự
nhiên

bản

Lớp

Sĩ số

Trung bình

Khá

SL

%

SL

Thực nghiệm 11A3

44

11

25.0

27


Đối chứng 11A2

41

14

34.2

23

Thực nghiệm 11A7

42

13

31.0

24

Đối chứng 11A6

40

17

42.5

21


Thực nghiệm

86

24

27.9

51

Đối chứng

81

31

38.3

44

Tổng

%
61.
4
56.
1
57.
1
52.

5
59.
3
54.
3

Giỏi
SL

%

6

13.6

4

9.8

5

11.9

2

5.0

11

12.8


6

7.4

19


Quan sát bảng và biểu đồ trên ta thấy, kết quả học lực môn Tin học của
lớp thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng.
Kết quả hứng thú học tập của học sinh
Mức độ hứng thú (%)
Ban

Lớp

Tự Thực nghiệm 11A3
nhiên Đối chứng 11A2
Cơ Thực nghiệm 11A7
bản Đối chứng 11A6
Thực nghiệm
Tổng
Đối chứng


số

Rất hứng
thú


44
41
42
40
86
81

SL
12
3
9
2
21
5

%
27.
3
7.3
21.
4
5.0
24.
4
6.2

Hứng
thú
SL
23

18
18
14
41
32

%
52.
3
43.
9
42.
9
35.
0
47.
7
39.
5

Bình
thường
SL
9
20
15
23
24
43


%
20.
4
48.
8
35.
7
57.
5
27.
9
53.
1

Không
hứng thú
SL
0
0
0
1
0
1

%
0
0
0
2.5
0

1.2

20


Từ bảng và biểu đồ trên cho ta thấy: Mức độ hứng thú học tập của học
sinh giữa hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau. Tỷ lệ học
sinh biểu hiện trong các mức độ hứng thú học tập ở hai nhóm lớp có sự chênh
lệch đáng kể.
Qua quá trình phân tích kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Kết quả học tập của học sinh ở những lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối
chứng. Trong đó tỷ lệ học sinh đạt kết quả loại khá, giỏi ở lớp thực nghiệm là
cao hơn hẳn.
- Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh lớp thực nghiệm cũng cao
hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu bài
hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề tốt hơn lớp đối chứng.
- Trong giờ dạy thực nghiệm học sinh có hứng thú học tập hơn, nguyên nhân
chủ yếu là do học sinh được tham gia nhiều hoạt động tích cực trong giờ học,
không khí lớp học sôi nổi và bài học thực sự mang lại cho các em những kiến
thức bổ ích, kích thích tính sáng tạo, tự lực, chủ động tìm tòi của học sinh.
- Kết quả thực nghiệm chứng tỏ việc áp dụng dạy học theo sáng kiến kinh
nghiệm trên sẽ giúp học sinh tăng cường mức độ hoạt động trong giờ học,
học sinh tích cực tham gia vào tiến trình bài học một cách tự giác. Nâng cao
tính chủ động của học sinh, góp phần tạo sự cộng tác chặt chẽ giữa giáo viên
và học sinh, giữa học sinh với học sinh trong giờ học. Tăng cường khả năng
chú ý của học sinh với tiến trình bài học, tăng cường thời gian duy trì trạng
thái tích cực hoạt động và chú ý của học sinh trong giờ học.

21



III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau khi kết thúc các tiết dạy thực nghiệm Tin học 11 theo sáng kiến kinh
nghiệm trên tôi nhận thấy hiệu quả học tập môn Tin học 11 của học sinh được
nâng lên rõ rệt.
- Các em đã phát huy tốt khả năng tự học, chủ động, tích cực, sáng tạo trong
quá trình giải các bài toán.
- Các em đã nhanh chóng xác định được công việc lặp đi lặp lại trong bài toán
và biết cách dùng câu lệnh nào trong ngôn ngữ lập trình để diễn đạt.
- Các em không còn e ngại khi đến tiết Tin học 11, góp phần tạo sự ham muốn,
hứng thú khi học.
- Giúp các em xây dựng lối sống hòa nhập, tinh thần hợp tác, kĩ năng giao tiếp
và hỗ trợ lẫn nhau trong học tập.
- Giúp học sinh thoải mái hơn, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của bản
thân, biết lắng nghe ý kiến của những học sinh khác, xây dựng một lớp học
thân thiện, học sinh tích cực.
Đối với giáo viên: Đứng trước một bài toán cụ thể, chúng ta có nhiều cách
để tiếp cận bài toán. Sáng kiến kinh nghiệm trên là một cách giúp cho học sinh
dễ dàng sử dụng được cấu trúc lặp để giải các bài toán một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, đi cùng với sáng kiến kinh nghiệm này là các đoạn chương trình chính
của các bài toán có trong sáng kiến. Mỗi bài toán có hai đoạn chương trình: một
đoạn chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal, một đoạn chương trình
viết bằng ngôn ngữ C++ xem đây là tư liệu để giáo viên tham khảo.
3.2. Kiến nghị
- Sở GD&ĐT Thanh Hóa cần mở nhiều hơn các chu kỳ bồi dưỡng thường
xuyên để giáo viên tiếp cận nhiều phương pháp dạy học mới và đưa vào thực tế
dạy học ở các trường THPT.
- Nhà trường tạo điều kiện về trang thiết bị dạy học để GV
có điều kiện thực hiện các phương pháp dạy học mới.

XÁC NHẬN CỦA
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 5 năm 2019
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.

Lê Chí Cường

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên Sách

Nhà xuất bản

1

Sách giáo khoa Tin học 11

Bộ giáo dục và đào tạo

2

Sách giáo viên Tin học 11
Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Tin học 11

Dạy và học tích cực – một số phương pháp và
kĩ thuật dạy học
Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên
về dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh theo định hướng năng lực
Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ
chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn
học sinh tự học môn Tin học

Bộ giáo dục và đào tạo

3
4
5
6

Đại học sư phạm
Đại học sư phạm
Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo

23


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Chí Cường
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường THPT Yên Định 1.


TT

1.

Tên đề tài SKKN

Kết quả
Cấp đánh
đánh giá
giá xếp loại
Năm học đánh
xếp loại
(Phòng, Sở,
giá xếp loại
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)

Nâng cao hiệu quả dạy học
Sở GD&ĐT
tin học 12 bằng phương pháp
Thanh Hóa
thảo luận nhóm.

C

2015 - 2016

24