Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

NGHIÊN cứu THỜI LƯỢNG học tập môn GIÁO dục THỂ CHẤT TRONG TUẦN PHÙ hợp đối với SINH VIÊN các TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN địa bàn TỈNH điện BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.86 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
\\\,ml
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯjuPHẠM HÀ NỘI
---------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THỜI LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TRONG TUẦN PHÙ HỢP ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG
NGHIÊN CỨU THỜI LƯỢNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TRONG TUẦN PHÙ HỢP ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60.14.01.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học

GS. TS Lê Văn Lẫm

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, triển khai nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thời
lượng học tập môn giáo dục thể chất trong tuần phù hợp đối với sinh viên các
trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Điện Biên”, tơi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô thuộc Khoa Giáo dục Thể chất, các phòng
ban của trường Đại học sư phạm Hà Nội; Ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo và
Sinh viên các trường: Cao đẳng Sư Phạm Điện Biên, Cao đẳng Kinh tế - kỹ
thuật Điện Biên, Cao đẳng Nghề Điện Biên và Cao đẳng Y tế Điện Biên. Đến
nay, tôi đã hồn thành đề tài của mình. Với tình cảm chân thành và kính trọng,
tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, các em Sinh viên; các
anh chị em đồng nghiệp và tập thể lớp cao học K25 Khoa Giáo dục Thể chất,
nơi tôi đã học tập và nghiên cứu đề tài tại đây.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới GS.TS

Lê Văn Lẫm, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tơi trong suốt q
trình nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu mà tơi đã chọn phần nào nói lên được sự cố gắng của bản
thân nhưng khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những chỉ dẫn,
góp ý chân thành của các Thầy Cô, anh chị và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
13.

14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22

Tên Viết Tắt

CĐ KT-KT
CĐ N
CĐ Y
CĐSP
ĐB
ĐH
GD&ĐT
GDTC
GS.TS
HN
HK
HSSV
KT
LV ThS
LT
LVĐ
NCKH
NXB

SL
TDTT
TN
TT
TH
LT

Chú giải
Cao đẳng
Cao đẳng Kinh tế -kỹ thuật
Cao đẳng Nghề
Cao đẳng Y tế
Cao đẳng Sư phạm
Điện Biên
Đại học
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục thể chất
Giáo sư tiến sĩ
Hà Nội
Học kỳ
Học sinh, sinh viên
Kỹ thuật
Luận văn Thạc sĩ
Lý thuyết
Lượng vận động
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Số lượng
Thể dục thể thao
Thực nghiệm

Thứ tự
Thực hành
Lý thuyết

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu............................................4


4. Giả thiết khoa học.........................................................................................5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................5
6. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................5
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................5
8. Những đóng góp mới của đề tài..................................................................10
9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu.................................................................11
10. Cấu trúc luận văn.......................................................................................11
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................12
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về công tác GDTC cho thanh niên –
học sinh, sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp.........................................................................................12
1.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng.......22
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................ 22
1.2.2. Nhiệm vụ...............................................................................................22
1.3. Lượng vận động ......................................................................................23
1.3.1. Khái niệm..............................................................................................23
1.4. Đặc điểm lứa tuổi sinh viên (18-22 tuổi).................................................24
1.4.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên (lứa tuổi 18-22)...................................24
1.4.2. Đặc điểm sinh lí của sinh viên (lứa tuổi 18-22)...................................26

1.5. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan...................................................32
Kết luận chương I:...........................................................................................34
Chương II: ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CỦA SV CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN VỚI THỜI LƯỢNG HỌC TẬP MÔN
GDTC KHÁC NHAU TRONG TUẦN............................................................35
2.1. Khái quát về 4 trường Cao đẳng trên địa bàn Tỉnh Điện Biên.................35
2.1.1. Trường Cao đẳng sư phạm Điện Biên...................................................35
2.1.2. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên....................................36
2.1.3. Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên..........................................................37
2.1.4. Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên........................................................39
2.2. Thực trạng về công tác GDTC của 4 trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB......40
2.2.1. Thực trạng chương trình GDTC đối với sinh viên ở các trường CĐ trên
địa bàn Tỉnh Điện Biên...........................................................................40


2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất môn GDTC trong các trường CĐ trên địa bàn
Tỉnh Điện Biên.......................................................................................46
2.3. Thực trạng thời lượng học tập môn GDTC trong tuần ở các trường CĐ
trên địa bàn tỉnh Điện Biên.....................................................................48
2.3.1 Tầm ảnh hưởng của thời lượng học tập trong tuần đến SV....................48
2.3.2. Thực trạng thời lượng học tập môn GDTC trong tuần của 4 trường CĐ
trên địa bàn Tỉnh ĐB..............................................................................50
2.4. Thực trạng thái độ của SV về thời lượng môn học GDTC trong tuần......51
2.5. Thực trạng thể lực của sinh viên ở các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.........................................................................................................54
2.5.1. Thực trạng thể lực của Nữ sinh viên các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện
Biên......................................................................................................... 57
2.5.2. So sánh thể lực theo từng chỉ tiêu của SV Nữ giữa các trường CĐ trên
địa bàn Tỉnh ĐB......................................................................................58
2.5.3. Đánh giá thể lực chung của nữ sinh viên các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh Điện

Biên......................................................................................................... 59
Kết luận chương II..........................................................................................62
Chương III. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT THỜI LƯỢNG HỌC TẬP MÔN
GDTC TRONG TUẦN PHÙ HỢP ĐỐI VỚI SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN.........................................63
3.1. Nghiên cứu thời lượng học tập môn học GDTC trong tuần phù hợp với
SV các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB................................................63
3.1.1. Lựa chọn phương án về thời lượng học tập trong tuần phù hợp với SV
các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB......................................................63
3.1.2. Tổ chức thực nghiệm.............................................................................66
3.1.3. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm...........................................................66
3.1.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm...............................................................66
3.1.5. So sánh thể lực Nữ SV trong từng nhóm trước và sau thực nghiệm.....75
Kết luận chương III.........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BIỂU BẢNG

TT Ký hiệu
1. Bảng 2.1:

Nội dung
Khái quát chương trình mơn GDTC của 4 trường CĐ trên

Trang
41


2.
3.

Bảng 2.2:
Bảng 2.3:

địa bàn Tỉnh ĐB
Nội dung chương trình GDTC trường CĐSP ĐB
Nội dung chương trình GDTC Trường CĐ KT-KT ĐB và

43
44

Bảng 2.4:
Bảng 2.5.

Trường CĐ Y tế ĐB
Nội dung chương trình GDTC Trường CĐ Nghề ĐB
Phản ánh của SV về thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho

45
47

Bảng 2.6:

GDTC của các trương trên địa bàn Tỉnh ĐB.
Tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của thời lượng học

49


Bảng 2.7.

tập trong tuần tới sự phát triển thể chất của SV.
Thời lượng học tập môn học GDTC trong tuần của 4 trường

50

Bảng 2.8:

chuyên nghiệp trên địa bàn Tỉnh Điện Biên
Thái độ của SV 4 trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB về thời

52

4.
5.
6.
7.
8.

lượng học tập môn học GDTC trong tuần và tâm trạng và
9.

Bảng 2.9:

cảm giác của các e sau mỗi buổi học GDTC.
Thực trạng thể lực của nữ Sinh viên các trường CĐ trên địa

55


bàn tỉnh Điện Biên
10. Bảng 2.10: Xếp loại thể lực của Nữ SV các trường Cao đẳng trên địa

56

bàn tỉnh Điện Biên thông qua xếp loại theo từng chỉ tiêu.
11. Bảng 2.11: So sánh phân loại thể lực theo từng chỉ tiêu của Nữ SV giữa

58

4 trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB.
12. Bảng 2.12: Đánh giá xếp loại thể lực chung của nữ SV các trường CĐ

59

trên địa bàn Tỉnh Điện Biên.
13. Bảng 2.13: So sánh thể lực chung của Nữ SV giữa các trường CĐ trên

60

14. Bảng 3.1:

địa bàn Tỉnh ĐB
Phỏng vấn GV về thời lượng học môn GDTC trong tuần

63

15. Bảng 3.2:


học
Nguyện vọng của SV về thời lượng học môn GDTC trong

64

16. Bảng 3.3:

1 buổi và 1 tuần học
So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của 5 nhóm

68

90x2, 90x3, 135x1, 180x1, 225x1.


17. Bảng 3.4:

So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của 5 nhóm 90x2,

71

18. Bảng 3.5:

90x3, 135x1, 180x1, 225x1.
Kết quả phân loại thể lực chung của Nữ SV 5 nhóm thực

73

19. Bảng 3.6:


nghiệm.
So sánh kết quả phân loại chung của Nữ SV các nhóm thực

74

20. Bảng 3.7:

nghiệm thơng qua chỉ số X2.
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

75

21. Bảng 3.8.

nhóm 90x2
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

76

22. Bảng 3.9.

nhóm 90x3
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

77

nhóm 135x1
23. Bảng 3.10. So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

78


nhóm 180x1
24. Bảng 3.11. So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của

79

nhóm 225x1


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

TT
Ký hiệu
1 Biểu đồ 2.1:
2
3
4

Nội dung
Thực trạng thể lực của Nữ SV các trường CĐ trên địa

Trang
60

Biểu đồ 3.1:

bàn Tỉnh Điện Biên
Phân loại thể lực chung của 5 nhóm Nữ SV trước thực

69


Biểu đồ 3.2:

nghiệm
Thể lực chung của Nữ Sv tập luyện với các thời lượng

74

Biểu đồ 3.3:

khác nhau trong tuần.
Nhịp tăng trưởng bình quân của kết quả kiểm tra các

80

chỉ tiêu khảo sát ở các nhóm tập với thời lượng trong
tuần khác nhau.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống Giáo dục - Đào tạo nước ta, Giáo dục thể chất là một bộ
phận của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm đào tạo họ thành những chủ
nhân tương lai đất nước, có trình độ chun mơn vững vàng, có sức khỏe, tự chủ,
năng động, sáng tạo, có đạo đức, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhất là từ những năm
đổi mới, công tác thể dục thể thao trường học đã được Đảng và Nhà nước đặc
biệt quan tâm. Đảng và Nhà nước ta đã đặt thể dục thể thao trường học vào vị trí
cực kỳ quan trọng của toàn bộ sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà, cũng như
trong chiến lược quốc gia về sức khỏe thể chất con người Việt Nam trước yêu

cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh- sinh viên là góp phần
đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, bền vững, ở nước ta giáo dục thể
chất trường học là một nội dung bắt buộc của hệ thống giáo dục quốc dân và
điều đó đã được khẳng định tại điều 41- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (1992) [21]. Chất lượng Giáo dục thể chất trong các bậc học,
ngành học của nước ta hiện nay đã có những chuyển biến, đổi mới đáng ghi
nhận, Giáo dục thể chất trường học đã thực sự trở thành một mặt của sự nghiệp
giáo dục và đào tạo, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất cho học
sinh, sinh viên. Thực tiễn giáo dục đã chứng minh, giáo dục thể chất luôn gắn
liền với việc giải quyết những nhiệm vụ giáo dục chung, nhằm hình thành nhân
cách cho học sinh, sinh viên, phát triển ý thức xã hội, rèn luyện đạo đức, ý chí,
khả năng trí lực, óc thẩm mỹ. Phát triển giáo dục thể chất trường học góp phần
quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào
tạo nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Giáo dục thể chất (GDTC) trong các trường Đại học, Cao đẳng là một bộ
phận quan trọng của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục

1


toàn diện cho thế hệ trẻ, tạo ra lớp người trí thức mới, có năng lực, phẩm chất, có
sức khỏe, đó là những con người “ Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.[17]
Trong những năm qua, đã có khơng ít những đề tài, những cơng trình
nghiên cứu khoa học về GDTC ở các bậc ĐH, CĐ. Đến nay, hầu hết các trường
ĐH,CĐ đều thực hiện những biện pháp đổi mới và cải tiến chương trình GDTC
trong nhà trường về phương pháp, nội dung giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất...
và đã có những bước tiến rõ rệt trong việc giảng dạy môn học GDTC. Tuy
nhiên bên cạnh những đổi mới và tiến bộ, công tác GDTC trong các trường Đại

học, Cao đẳng vẫn tồn tại nhiều hạn chế với những khó khăn, bất cập, nên chưa
thể đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục đào tạo và phát triển sự nghiệp
TDTT của cả nước và chưa đạt được nhiệm vụ của GDTC trong trường ĐH,
CĐ đó là phát triển thể chất, nâng cao năng lực hoạt động thể chất để tiến tới
sự hoàn thiện thể chất của SV dẫn đến thể lực và thể hình của SV nước ta thua
kém SV của nhiều nước trong khu vực, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động
tập luyện thể dục thể thao vẫn còn nhiều hạn chế, nên chưa phát huy được hết
khả năng vận động và sáng tạo trong mỗi môn thể thao.
Điện Biên - Một Tỉnh Miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, là Tỉnh
đang trên đà phát triển nên các vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục
và đặc biệt là TDTT rất được quan tâm và đẩy mạnh.Trong đó nổi bật là sự phát
triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao trong khối trường chuyên nghiệp bao
gồm các trường: Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Cao đẳng Kinh tế- kỹ thuật
Điện Biên, Cao đẳng Y tế Điện Biên và Cao đẳng Nghề Điện Biên - đây là 4
trường chuyên nghiệp nằm trên địa bàn Tỉnh với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là
đào tạo cán bộ cho Tỉnh và các khu vực Bắc Lào.
Bốn trường đã không ngừng phát triển và khẳng định vị trí trọng điểm trong
việc đào tạo cung, cấp nguồn nhân lực có trình độ cao. Chính vì vậy, trường khơng
những phải đào tạo con người có trình độ cao mà cịn phải có sức khỏe tốt.

2


Tuy nhiên trong nhiều năm qua chất lượng và hiệu quả cơng tác Giáo dục
thể chất bốn trường cịn chưa cao được thể hiện ở kết quả học tập môn Giáo dục
thể chất và kết quả rèn luyện thân thể của sinh viên chưa đáp ứng kỳ vọng của
nhà trường và xã hội. Chúng tôi cho rằng, hiệu quả công tác giảng dạy môn
GDTC phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ, sự
quan tâm đầu tư thích đáng của các cấp lãnh đạo, chương trình, thời lượng học
tập.... Và một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học

tập mơn GDTC của SV đó là việc xắp xếp thời lượng các tiết học trong một buổi
học và trong một tuần học môn Giáo dục thể chất hiện nay tại bốn trường chưa
khoa học, chưa phù hợp với đặc điểm, năng lực đối tượng tập luyện là SV nên
chưa phát huy được tính tích cực của SV và chưa giúp SV phát triển thể lực một
cách tối đa nhất trong quá trình được đào tạo tại nhà trường mà nhiệm vụ của
môn GDTC nhà trường là giúp SV phát triển toàn diện các tố chất thể lực.
Căn cứ vào “Quyết định số 43/2007/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 08 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành qui chế đào tạo Đại Học và
Cao Đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ” [42]quy định về nội dung chương
trình GDTC ở mỗi bậc học, đối với bậc Đại học chính quy là 150 tiết tương
đương với 5 tín chỉ, bậc Cao Đẳng chính quy là 90 tiết tương đương với 3 tín chỉ.
Hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học
phần cho phù hợp với đặc điểm trường. Chính vì vậy nên có sự phân bổ khác
nhau về thời lượng môn GDTC giữa bốn trường CĐ trên địa bàn Tỉnh.
Trong thực tế phát triển thể chất và năng lực hoạt động thể chất phụ thuộc
đáng kể vào thời gian học tập nội khóa trên lớp và thời gian tập luyện ngoại khóa
trong một tuần học, nếu thời gian học tập trong một buổi học hoặc một tuần học
quá ít thì khơng đủ để SV nắm vững được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vận
động cơ bản chứ khơng nói đến tập luyện nâng cao trình độ phát triển thể chất
cho SV, nhưng nếu thời gian tập luyện quá dài trong một buổi hoặc một tuần học
thì lại gây cho SV sự chán nản, mệt mỏi không hứng thú trong tập luyện nữa. Vì

3


vậy nghiên cứu thời lượng học tập môn Giáo dục thể chất trong tuần phù hợp
với SV là một thử nghiệm cần thiết nhằm góp phần đổi mới hoạt động đào tạo
của nhà trường theo định hướng phát triển một cách tồn diện thể chất cho SV.
Thơng qua đó tích cực hóa q trình học tập của sinh viên, nâng cao chất lượng
và hiệu quả đổi mới hoạt động dạy và học môn Giáo dục thể chất. Hiện nay trên

địa bàn tỉnh Điện Biên cũng chưa có bất kỳ một cơng trình nào nghiên cứu về
thời lượng học tập trong tuần phù hợp với Sinh viên các trường Cao đẳng chuyên
nghiệp trong Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thời lượng học tập môn giáo dục thể chất trong tuần phù
hợp đối với sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Điện Biên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng phân bổ các tiết học GDTC trong mỗi buổi
học và trong một tuần học và đánh giá sự phát triển thể chất của Nữ SV ở các
trường CĐ trên địa bàn Tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất về thời lượng học tập
môn GDTC trong tuần phù hợp đối với SV nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
cơng tác GDTC trong các trường ĐH,CĐ nói chung và phát triển thể chất của
SV nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thời lượng học tập môn giáo dục thể chất trong tuần phù
hợp đối với sinh viên các trường Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Điện Biên
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Khảo sát: 200 SV nữ năm thứ nhất của 4 trường CĐ trên địa bàn Tỉnh
Điện Biên.
- Thực nghiệm: 120 SV Nữ năm thứ nhất của trường CĐ SP Điện Biên.
- Phỏng vấn: 400 SV của 4 trường CĐ trên địa bàn tỉnh ĐB (mỗi trường
100SV), và 21 Giáo viên của 4 trường CĐ trên địa bàn Tỉnh ĐB.

4


4. Giả thiết khoa học
Kết quả học tập nói chung và mơn GDTC nói riêng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có thời lượng học tập trong một buổi học và trong một tuần học,

vì vậy nếu trong một buổi học cũng như trong một tuần học môn GDTC được
sắp xếp thời lượng hợp lý thì chắc rằng kết quả học tập và thể lực các SV sẽ có
sự phát triển như mong đợi.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thể lực của SV các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh
Điện Biên với thời lượng học tập môn GDTC khác nhau trong tuần
Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu đề xuất thời lượng học tập môn GDTC trong tuần
phù hợp đối với SV ở các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Nữ SV các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh Điện Biên.
- Thời lượng học tập môn GDTC trong một buổi học và trong một tuần
học ở một số trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
7. Phương pháp nghiên cứu. [25] [45] [53]
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, quá trình nghiên cứu đề
tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu là một phương pháp quan
trọng hàng đầu trong mọi cơng trình nghiên cứu nhằm thu thập các tài liệu, tổng
hợp các nguồn thơng tin hiện có trong và ngồi nước đã được cơng bố trên các
sách báo, tạp chí khoa học. Từ đó giúp người nghiên cứu có được cái nhìn tổng
thể, toàn diện vấn đề nghiên cứu đồng thời cũng là chỗ dựa để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.

5


Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ
yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Các tài liệu chun

mơn có liên quan được lấy từ các nguồn tài liệu khác nhau, từ các tạp chí Khoa
học TDTT các sách báo có liên quan, cũng như các chủ trương đường lối của
Đảng và Nhà nước về công tác GDTC.
7.2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Phương pháp phỏng vấn có 2 loại: Phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián
tiếp. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng cả 2 phương pháp phỏng vấn gián tiếp
bằng phiếu hỏi và phương pháp tọa đàm.
Đối tượng phỏng vấn và tọa đàm là các nhà khoa học, các giáo viên dạy
GDTC trong và ngoài trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Sư Phạm Thái
Nguyên, Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội, Cao Đẳng Sư phạm Điện Biên... xoay
quanh các vấn đề về:
Thời lượng học tập môn Giáo dục thể chất trong một buổi học và trong một
tuần học ở một trường CĐ hiện nay có phù hợp hay khơng, nếu phải thay đổi thì
cần phải thay đổi như thế nào.
Ngồi ra đề tài còn tiến hành phỏng vấn SV đối với các vấn đề liên quan
đến việc học tập môn GDTC.
7.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Phương pháp quan sát sư phạm là phương pháp được sử dụng rất rộng rãi
trong các cơng trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực giảng dạy và huấn luyện
TDTT. Đặc điểm nổi bật của phương pháp quan sát sư phạm là người nghiên cứu
tiếp cận trực tiếp, quan sát đối tượng và khách thể nghiên cứu, nắm bắt được các
diễn biến trong thực tiễn GDTC và trong khi tiến hành thực nghiệm.
Trong nghiên cứu này, phương pháp quan sát sư phạm được thực hiện bằng
hai cách theo dõi và ghi nhận trực tiếp các hiện tượng nghiên cứu như tình hình
tập luyện của SV trong giờ học, biểu hiện về trạng thái của các em trong khi lên
lớp giờ học GDTC...

6



7.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm [43]
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng các test đánh giá tham khảo từ Viện
Khoa Học TDTT dùng trong điều tra thể chất nhân dân năm 2001 và được Bộ
Giáo dục và Đào tạo sử dụng trong việc đánh giá phân loại tiêu chuẩn rèn luyện
thể lực của HS – SV theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 18
tháng 9 năm 2008, để giúp người nghiên cứu xác định và đánh giá thể lực của
SV, gồm các test như sau:
7.4.1. Nằm ngửa gập bụng(số lần trong 30 giây)
Mục đích: Để đánh giá sức mạnh bền nhóm cơ bụng.
Dụng cụ kiểm tra: Thảm vng kích thước 1,5m x1,5m
Cách tiến hành kiểm tra: Người được kiểm tra nằm trên nền sân trải thảm.
Chân co 90 độ ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lịng
bàn tay áp chặt sau đầu. Người giúp đỡ ngồi lên mu bàn chân, 02 tay giữ cổ chân
để không cho bàn chân người được kiểm tra xê dịch hoặc tách ra khỏi sàn. Khi
nghe khẩu lệnh" bắt đầu" thì người được kiểm tra làm động tác gập bụng thành
ngồi để 2 khuỷu tay chạm đùi, sau đó động tác trở về tư thế ban đầu, mỗi chu kỳ
như vậy được tính 1 lần. Cứ thế người được kiểm tra tiến hành trong 30s để tính
số lần đạt được.
7.4.2. Bật xa tại chỗ (cm)
Mục đích: Để đánh giá sức mạnh bột phát của chân
Dụng cụ kiểm tra: Thước dây và hố nhảy.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra đứng 2 chân tự nhiên, 2 mũi bàn chân
đặt sát mép vạch xuất phát, 2 tay giơ lên cao, rồi hạ thấp trọng tâm, gấp khớp
khuỷu, gập thân, người hơi lao về phía trước, đầu hơi cúi, 2 tay hạ xuống dưới ra
sau, dùng hết sức phối hợp toàn thân bật mạnh chân, càng xa càng tốt, đồng thời
2 tay vung về phía trước khi bật nhảy và khi tiếp đất 2 chân tiến hành đồng thời
cùng một lúc. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến điểm chạm
gần nhất của bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể, chiều dài lần nhảy được tính
bằng đơn vị cm. Thực hiện hai lần lấy lần xa nhất.


7


7.4.3. Chạy 30m xuất phát cao(s)
Mục đích: Để đánh giá sức nhanh và sức mạnh tốc độ:
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành kiểm tra: 2 người kiểm tra 1 người đứng ở vạch xuất phát,
1 người đứng ở ngang vạch đích theo dõi bấm giờ người được kiểm tra. Khi có
lệnh "vào chỗ" người được kiểm tra đi vào vạch xuất phát, chân trước và chân
sau cách nhau khoảng rộng bằng vai, trọng tâm hơi đổ về trước, 2tay thả lỏng tự
nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe khẩu
lệnh "sẵn sàng ", hạ thấp người, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước, tay hơi co
khuỷu đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân
giữ yên, tập trung chú ý đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh "chạy" lập tức lao nhanh
về phía đích, khi ngực hoặc vai của người chạy cách mặt phẳng đích 20cm thì
bấm đồng hồ và kết thúc. Kiểm tra 2 lần lấy lần có kết quả tốt nhất.
7.4.4. Chạy con thoi 4x10m (s)
Mục đích: Để đánh giá khả năng phối hợp vận động và sức nhanh.
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, cọc tiêu, cờ lệnh.
Cách tiến hành: Người được kiểm tra thực hiện các thao tác "vào chỗ-sẵn
sàng-chạy" giống như chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m chỉ cần
1chân chạm vạch lập tức quay người thật nhanh chạy về vạch xuất phát, đến khi
1chân chạm vạch lại lặp lại tương tự như lần đầu, sau đó kết thúc. Thành tích
được tính từ khi có lệnh xuất phát đến khi đối tượng kiểm tra chạy hết 4x10m.
Mỗi SV thực hiện 1 lần duy nhất để lấy kết quả.
7.4.5. Chạy 5 phút tùy sức (m)
Mục đích:Để đánh giá sức bền chung (khả năng ưa khí).
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ, số đeo và tích kê ứng với số đeo.
Cách tiến hành: Mỗi người được kiểm tra có một số đeo ở ngực và tay
cầm 1Tíchkê có số tương ứng. Khi bắt đầu tiến hành test chạy 5phút các thao tác

của người được kiểm tra và người kiểm tra giống như "chạy con thoi". Khi có

8


lệnh "chạy" người được kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng
trái qua vật chuẩn, chạy lặp lại trong khoảng thời gian 5phút. Trong khi chạy nếu
mệt q có thể đi bộ, khỏe lại thì tiếp tục chạy cho đến khi hết giờ. . Khi có lệnh
báo hết 5 phút lập tức thả ngay Tíchkê của mình xuống dưới chân để đánh dấu
quãng đường chạy được, sau đó chạy chậm dần và thả lỏng. Kết quả kiểm tra
được tính bằng số vịng cộng với số lẻ đạt được. Mỗi SV thực hiện 1 lần duy
nhất và kết thúc kiểm tra.
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm xác định hiệu quả ứng dụng các
thời lượng học tập môn GDTC trong tuần khác nhau lên thể lực SV. Thực
nghiệm sư phạm được tổ chức dưới hình thức so sánh song song giữa các nhóm
tham gia thực nghiệm. Họ vừa là nhóm thực nghiệm vừa là nhóm đối chứng.
Trong đó, mỗi nhóm thực nghiệm thực hiện học tập môn GDTC trong tuần với
các thời lượng khác nhau.
7.6. Phương pháp toán học thống kê [7] [26] [50]
Đề tài sẽ tiến hành sử dụng các cơng thức sau:
n

- Giá trị trung bình cộng:

- Phương sai:



- Độ lệch chuẩn:


2

x

i

x 

 (x


i

i 1

n

 x) 2

n

(Với n ≥ 30)

  2

- So sánh 2 số trung bình quan sát:

t


x A  xB

 A2  B2 (Với nA, nB ≥ 30)

n A nB

9


-

So sánh giá trị TB của 2 mẫu liên quan:
t=

Xd
X d. n

d
d
n

Trong đó :

Xd

 d và

n

Xd 


-

1
d  
n


1
n

d2 



d

2



 
d

n

2







( d ) 2
n

Công thức so sánh 2 tần số quan sát (X2)

(Qi  L i )2
 = �
Li
2

Trong đó:

Qi - Tần số quan sát
Li - Tần số lý thuyết
 2 - Chỉ số đánh giá

-

Nhịp tăng trưởng:

W 

V2  V1
.100%
0,5(v 2  v1 )

Trong đó:

- W: Nhịp tăng trưởng (%).
- V1: Kết quả kiểm tra lần trước của các chỉ tiêu.
- V2: Kết quả kiểm tra lần sau của các chỉ tiêu.
- 100 và 0,5: Các hằng số.
8. Những đóng góp mới của đề tài.
- Đánh giá thực trạng về thể lực của SV các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh
Điện Biên với thời lượng học tập môn GDTC khác nhau trong tuần của các
trường.
- Đề xuất thời lượng học tập môn GDTC trong tuần phù hợp đối với SV.

10


9. Kế hoạch và tổ chức nghiên cứu
9.1. Kế hoạch nghiên cứu
Giai

Nội dung nghiên cứu

đoạn
Chuẩn Chọn đề tài và xây dựng
bị
đề cương nghiên cứu
Phần cơ Giải quyết nhiệm vụ 1
Giải quyết nhiệm vụ 2
bản
Chỉnh sửa luận văn
Phần kết
Báo cáo luận văn trước
thúc

hội đồng khoa học

Thời gian Thời gian
bắt đầu

kết thúc

10/2016

12/2016

12/2016
02/2017
07/2017

02/2017
07/2017
07/2017

9/2017

10/2017

Sản phẩm thu được
Đề cương được thơng
qua
Hồn thành nhiệm vụ 1
Hồn thành nhiệm vụ 2
Có luận văn
Luận văn được chấp

thuận

9.2. Địa điểm nghiên cứu
- Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- Các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện Biên bao gồm trường CĐ SP, CĐ
KT- KT, CĐ Nghề và CĐ Y tế.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn được
trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luân các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đánh giá thể lực của SV các trường CĐ trên địa bàn Tỉnh Điện
Biên với thời lượng học tập môn GDTC khác nhau trong tuần.
Chương 3: Nghiên cứu đề xuất thời lượng học tập môn GDTC trong tuần
phù hợp đối với SV ở các trường CĐ trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

11


Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về công tác GDTC
cho thanh niên – học sinh, sinh viên trong các trường Đại
học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Quan điểm phát triển TDTT của Đảng và Nhà nước ta xuất phát từ những
quan điểm TDTT của chủ nghĩa Mác – Lênin và căn cứ vào điều kiện lịch sử
kinh tế xã hội cụ thể nước ta. Nó được xây dựng và phát triển theo các giai đoạn
cách mạng và lịch sử nhất định nhằm phục vụ chiến lược của Đảng và dân tộc ta.
Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh: Tất cả tập trung cho con người, vì
"con người là quyền lực tự nhiên với sức lực của bản thân, chân tay đầu óc con
người vận động để thích nghi với tự nhiên cần thiết cho cuộc sống của mình".

Như vậy C.Mác cho rằng, con người cần phải phát triển cả về thể lực và trí tuệ.
C.Mác đã viết: "Kết hợp lao động sản xuất với trí dục và thể dục. Đó khơng
những là những biện pháp đẻ tăng thêm sức sản xuất của xã hội mà còn là biện
pháp duy nhất để đào tạo con người toàn diện". Về vị trí của TDTT trong tương
lai ơng cũng nhấn mạnh: "Trong nền giáo dục của xã hội tương lai, lao động và
khoa học sẽ chiếm địa vị ngang nhau, TDTT, lao động chân tay và lao động trí óc
sẽ phải bổ trợ cho nhau bởi vì đó là phương pháp duy nhất để phát triển con
người toàn diện và cũng là biện pháp đáng tin cậy nhất để tăng cường sản xuất
của xã hội". Ănghen phê phán mạnh mẽ việc tách rời việc đào tạo thể chất với trí
tuệ: "Sự đào tạo chỉ một hoạt động đơn thuần sẽ làm tổn thương đến tất cả kỹ
năng về thể chất và trí tuệ con người". [6]
Lênin – Người sáng lập Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới và một lãnh
tụ thiên tài của giai cấp vô sản, Lê-Nin tiếp tục đi sâu và phát triển sáng tạo học
thuyết về giáo dục toàn diện của C. Mác và Ăng-ghen. Là người coi trọng hoạt
động TDTT, Người coi sự phát triển TDTT là hết sức cần thiết cho xã hội, cho bảo

12


vệ thành quả cách mạng, cho giáo dục toàn dân, cho sự phát triển các điều kiện
sống và lao động. Quan điểm của Người là kết hợp giữa giáo dục và đào tạo toàn
diện là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chun mơn và
nâng cao năng suất lao động nói chung. Lê nin rất coi trọng sự phát triển thể chất,
và đặc biệt quan tâm đến tương lai của thế hệ trẻ và cuộc sống của họ. Người nói:
"Thanh niên cần sự vui vẻ trong cuộc sống và cần có sức sống cao. Thể thao lành
mạnh – thể dục – bơi lội – đi bộ, các loại bài tập thể chất đa dạng về sở thích ,
cơng tác tư tưởng, học tập, nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nhiều các khác
nữa cần cho họ". [52]
Như vậy theo các nhà sáng lập ra học thuyết Mác – Lênin thì TDTT là
một bộ phận khơng thể thiếu được trong đời sống con người, góp phần nâng cao

chất lượng sống, lao động....
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa
của thế giới, cũng là người đã lãnh đạo toàn dân đứng lên chống giặc ngoại xâm
bảo vệ đất nước. Mặc dù luôn bận rộn với công việc chính trị nhưng Bác ln
dành khá nhiều thời gian để rèn luyện thân thể, chính Bác là người đã khơi dậy
phong trào trào tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Và Bác
cũng chính là người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, Bác coi nhân tố phát triển
xã hội là con người, Bác khẳng định TDTT là phương thức để phát triển con
người tồn diện, nó là phương tiện phục vụ lợi ích giai cấp, lợi ích xã hội. .
Sinh thời Bác đã chỉ rõ: “TDTT cũng là một trong những cơng tác cách
mạng”.[1] Vì vậy vào tháng 3 năm 1941, trong chương trình cứu nước của mặt
trận Việt Minh, Bác đã viết:"Khuyến khích và giúp đỡ nền thể dục quốc dân"và
"trẻ em được Chính phủ đặc biệt chăm sóc về thể dục, trí dục và đức dục".[14]
Năm 1946 Bác đã ký sắc lệnh thành lập Nha thể dục trung ương thuộc Bộ
Thanh niên, trên cơ sở: "Xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng cường sức khỏe
quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam".[1]

13


Ngày 27/03/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác đã
viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần
có sức khỏe mới làm thành cơng. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu
ớt, mỗi người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe. Vậy nên luyện tập thể
dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước...Dân cường
thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào
cũng tập.”[31] . Tư tưởng quan điểm về TDTT của Bác không những được thể
hiện ở những ý kiến và sự quan tâm của Bác đối với TDTT mà còn được thể hiện
bằng hành động thực tế của Bác trong việc rèn luyện thân thể.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: "Đức dục, trí dục rất quan

trọng nhưng thiếu thể dục khơng thể được, không phục vụ công tác cách mạng,
phục vụ sản xuất được". Đồng chí Đỗ Mười – Nguyên Tổng bí thư ĐCS Việt Nam
đã khẳng định: "Chăm lo phát triển sự nghiệp TDTT, coi đó là biện pháp hàng
đầu để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật".[1]
Trong suốt chặng đường hơn 60 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn
quan tâm lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển nền TDTT một cách toàn
diện, đã được thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc. Những
quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung, về GDTC
trong các trường CĐ, ĐH nói riêng được xuất phát từ những cở sở tư tưởng, lý
luận của học thuyết Mác- Lê Nin về con người và sự phát triển toàn diện con
người, về giáo dục thế hệ trẻ trong XHCN.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác đã nhiều năm qua, Đảng và Nhà
nước ta rất coi trọng công tác GDTC trường học, nhằm đào tạo những lớp người
phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp Cách mạng, xây dựng kinh tế theo định
hướng XHCN và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng văn minh. Những tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt
trong suốt thời kỳ lãnh đạo Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây
dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hoá qua các kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, các

14


×