Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

MÔ tả KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG và KIỂU mặt THEO CHIỀU ĐỨNG ở một NHÓM NGƯỜI KINH 18 25 TUỔI có KHỚP cắn LOẠI i ANGLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG LỆ THÚY KIỀU

MÔ TẢ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG VÀ KIỂU MẶT
THEO CHIỀU ĐỨNG Ở MỘT NHÓM NGƯỜI KINH
18-25 TUỔI CÓ KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE

LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHÙNG LỆ THÚY KIỀU

MÔ TẢ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG VÀ
KIỂU MẶT THEO CHIỀU ĐỨNG Ở
MỘT NHÓM NGƯỜI KINH 18-25 TUỔI
CÓ KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE
Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số:


CK62.72.28.01
LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, Trường
Đại học Y Hà Nội; Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo và QLKH, Viện Đào tạo
Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS.Võ Trương Như Ngọc người Thầy
đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương đã đóng
góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè đã
quan tâm động viên, giúp đỡ tôi.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bố mẹ kính yêu,
những người thân trong gia đình đã thông cảm, động viên tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày14 tháng 09 năm 2018
Học viên

Phùng Lệ Thúy Kiều
uấn



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Phùng lệ Thúy Kiều, học viên lớp Bác sĩ chuyên khoa II khoá 30
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Võ Trương Như Ngọc
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày14 tháng 09 năm 2018
Học viên

Phùng Lệ Thúy Kiều


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CR

Cung răng

D13

Khoảng cách chiều trước sau của răng nanh

D16

Khoảng cách chiều trước sau của răng hàm thứ nhất


D17

Khoảng cách chiều trước sau của toàn bộ cung răng

FH

Mặt phẳng Frankfort Horizontal.

FMA

Góc giữa mặt phẳng Frankfort và mặt phẳng hàm dưới.

FMIA

Góc giữa mặt phẳng Frankfort và trục răng cửa dưới.

HT

Hàm trên

HD

Hàm dưới

MP

Mặt phẳng

R33


Chiều rộng của hai răng nanh

R66

Chiều rộng của hai răng hàm thứ nhất

R77

Chiều rộng của hai răng hàm thứ hai

TB

Trung bình

TC

Tổng cộng

TQ

Tương quan

TQX

Tương quan xương

TS

Tần số


XHD

Xương hàm dưới

XHT

Xương hàm trên


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục các biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Phim sọ mặt nghiêng và các phương pháp phân tích..............................3
1.1.1 Sự phát triển của phim sọ mặt nghiêng.............................................3
1.1.2. Một số phương pháp phân tích phim sọ nghiêng.............................6
1.1.3. Phân tích Tweed trên phim sọ nghiêng...........................................13
1.2. Khái niệm về khớp cắn.........................................................................18
1.2.1. Khớp cắn lý tưởng..........................................................................18
1.2.2. Đường cắn......................................................................................19
1.2.3. Phân loại lệch lạc khớp cắn............................................................20
1.3. Kích thước cung răng............................................................................23
1.3.1. Hình dạng cung răng......................................................................23
1.3.2. Kích thước cung răng.....................................................................25
1.3.3. Các phương pháp đo đạc, phân tích cung răng...............................27
1.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam...................................31

1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.................................................31
1.4.2. Tại Việt Nam..................................................................................32
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............33
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................33
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................34
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................34
2.3.2. Nội dung nghiên cứu......................................................................34
2.3.3. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu nghiên cứu...........................................35
2.4. Phương tiện nghiên cứu........................................................................36
2.4.1. Vật liệu và trang thiết bị nghiên cứu..............................................36


2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu.............................................................37
2.5.1. Khám, lựa chọn đối tượng nghiên cứu...........................................37
2.5.2. Lấy dấu và đổ mẫu.........................................................................39
2.5.3. Chụp phim sọ nghiêng từ xa cho các đối tượng nghiên cứu..........40
2.5.4. Phân tích phim sọ nghiêng và mẫu hàm.........................................41
2.5.5. Xác định các biến nghiên cứu........................................................46
2.5.6. Nhập và xử lý số liệu......................................................................48
2.5.7. Sai số và biện pháp khống chế sai số.............................................48
2.6. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................50
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................51
3.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu...............................51
3.1.1. Phân bố đối tượng theo khớp cắn của Angle..................................51
3.1.2. Phân bố đối tượng theo giới tính....................................................51
3.1.3. Phân bố địa dư................................................................................52
3.2. Mô tả kiểu mặt theo chiều đứng trên phim sọ nghiêng từ xa theo phân tích
Tweed ở một nhóm người kinh 18 -25 tuổi có khớp cắn loại I Angle........53
3.2.1. Giá trị các góc trong tam giác Tweed theo giới tính.......................53

3.2.2. Giá trị các góc trong tam giác Tweed theo tương quan xương.......54
3.2.3. Giá trị các góc trong tam giác Tweed theo vị trí của xương hàm so
với nền sọ..........................................................................................55
3.2.4. Giá trị các góc trong tam giác Tweed theo góc FMA.....................57
3.3. Xác định một số kích thước cung răng của nhóm đối tượng nghiên cứu
trên ở từng kiểu mặt theo chiều đứng....................................................60
3.3.1. Chiều rộng cung răng.....................................................................60
3.3.2. Chiều dài cung răng........................................................................62
3.3.3. Các tỷ lệ..........................................................................................64
3.3.4. Chu vi cung răng............................................................................66
Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................68
4.1. Một số thông tin chung.........................................................................68
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................68
4.1.2. Tỉ lệ nam, nữ...................................................................................69


4.1.3. Đặc điểm địa dư..............................................................................70
4.1.4. Đặc điểm về tương quan xương hàm.............................................70
4.2. Mô tả kiểu mặt theo chiều đứng trên phin sọ nghiêng từ xa theo phân tích
Tweed ở một nhóm người kinh 18 -25 tuổi có khớp cắn loại I theo Angle. .71
4.2.1. Đặc điểm chung của góc Tweed giữa nam và nữ...........................71
4.2.2. Đặc điểm chung của góc Tweed theo tương quan xương...............76
4.2.3. Đặc điểm chung của góc Tweed theo thay đổi vị trí xương hàm và
nền sọ................................................................................................77
4.2.4. Đặc điểm chung của góc Tweed theo kiểu mặt..............................78
4.2. Kích thước cung răng của nhóm đối tượng nghiên cứu trên ở từng kiểu
mặt theo chiều đứng..............................................................................79
4.2.1. Kích thước cung răng của nhóm nghiên cứu theo giới...................79
4.2.2. Kích thước cung răng ở từng kiểu mặt...........................................81
KẾT LUẬN....................................................................................................82

KIẾN NGHỊ....................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các điểm mốc dùng trong phân tích Tweed............................17
Bảng 1.2: Các mặt phẳng, đường thẳng trong phân tích Tweed............17
Bảng 1.3: Các góc trong phân tích của Tweed.........................................18
Bảng 2.1: Các biến số chung dùng trong đề tài.......................................46
Bảng 2.2: Các góc trong phân tích Tweed,sọ mặt nghiêng.....................46
Bảng 2.3.

Các biến của mục tiêu 2............................................................47

Bảng 2.4.

Ý nghĩa của hệ số tương quan..................................................49

Bảng 3.1.

Phân bố tương quan xương theo giới tính..............................52

Bảng 3.2.

Giá trị các góc trong tam giác Tweed......................................53

Bảng 3.3.

Số đo các góc trong tam giác Tweed theo giới tính.................53


Bảng 3.4.

Số đo các góc trong tam giác Tweed theo tương quan xương
.....................................................................................................54

Bảng 3.5.

Giá trị các góc Tweed theo vị trí của xương hàm trên...........55

Bảng 3.6.

Giá trị các góc Tweed theo vị trí của xương hàm trên...........57

Bảng 3.7.

Phân bố kiểu mặt theo giới.......................................................58

Bảng 3.8.

Phân bố kiểu mặt theo tương quan xương..............................59

Bảng 3.9.

Giá trị các góc Tweed theo hình dạng mặt..............................60

Bảng 3.10. Chiều rộng cung răng hàm trên giữa nam và nữ ..................60
Bảng 3.11. Chiều rộng cung răng hàm trên giữa từng kiểu mặt ............61
Bảng 3.12. Chiều rộng cung răng hàm dưới giữa nam và nữ .................61
Bảng 3.13. Chiều rộng cung răng hàm dưới giữa từng kiểu mặt............62

Bảng 3.14. Chiều dài cung răng hàm trên giữa nam và nữ......................62
Bảng 3.15. Chiều dài cung răng hàm trên giữa từng kiểu mặt................63
Bảng 3.16. Chiều dài cung răng hàm dưới giữa nam và nữ.....................63
Bảng 3.17. Chiều dài cung răng hàm dưới giữa giữa từng kiểu mặt......64


Bảng 3.18. Tỷ lệ của 3 kích thước giữa chiều rộng và chiều dài cung răng
hàm trên theo giới.....................................................................64
Bảng 3.19. Tỷ lệ của 3 kích thước giữa chiều rộng và chiều dài cung răng
hàm trên giữa từng kiểu mặt....................................................65
Bảng 3.20. Tỷ lệ của 3 kích thước giữa chiều rộng và chiều dài cung răng
hàm dưới theo giới....................................................................65
Bảng 3.21. Tỷ lệ của 3 kích thước giữa chiều rộng và chiều dài cung răng
hàm dưới giữa từng kiểu mặt...................................................66
Bảng 3.22. Chu vi cung răng hàm trên và hàm dưới theo giới................66
Bảng 3.23. Chu vi cung răng hàm trên và hàm dưới giữa từng kiểu mặt
.....................................................................................................67
Bảng 4.1: So sánh kích thước cung răng hàm trên với một số tác giả...80
Bảng 4.2.

So sánh kích thước cung răng hàm dưới với một số tác giả nước ngoài.....80


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Phân tích phim sọ nghiêng theo phương pháp Tweed .................4

Hình 1.2.


Phân tích Wylie.............................................................................7

Hình 1.3.

Phân tích Steiner...........................................................................9

Hình 1.4.

Phân tích Coutand.........................................................................9

Hình 1.5.

Phân tích Sassouni .....................................................................10

Hình 1.6

Phân tích Coben .........................................................................11

Hình 1.7.

Phân tích Wits.............................................................................12

Hình 1.8.

Phân tích Ricketts.......................................................................12

Hình 1.9:

Charles H. Tweed (1895-1970)..................................................13


Hình 1.10. Cung Edgewise ..........................................................................14
Hình 1.11.

Các góc trong tam giác Tweed...................................................15

Hình 1.12. Đường cắn .................................................................................19
Hình 1.13. Khớp cắn trung tính ...................................................................20
Hình 1.14. Sai khớp cắn loại I .....................................................................21
Hình 1.15. Sai khớp cắn loại II.....................................................................21
Hình 1.16. Sai khớp cắn loại III ..................................................................22
Hình 1.17. Đo kích thước gần xa bằng phần mềm OrthoCad- ảnh 3D........29
Hình 1.18. Đo kích thước chiều rộng qua hai răng nanh và hai răng hàm lớn
thứ nhất bằng phần mềm OrthoCad ...........................................29
Hình 1.19. Hệ thống Scanned 3D và hình dạng cung răng hàm trên ..........30
Hình 1.20. Thước trượt điện tử Mitutoyo CD-6 của Nhật Bản....................31
Hình 2.1.

Bộ dụng cụ lấy dấu, đỗ mẫu, đo đạc...........................................36

Hình 2.2.

Máy chụp phim sọ mặt kỹ thuật số ORTHOPOS XG5..............37

Hình 2.3.

Máy vi tính với phần mềm AutoCAD 2013...............................37

Hình 2.5:

Mẫu mã phiếu thu thập...............................................................37


Hình 2.4.

Mẫu hàm tiêu chuẩn...................................................................39

Hình 2.5.

Sơ đồ mô phỏng tư thế chụp phim sọ nghiêng từ xa..................40


Hình 2.6:

Giao diện chính của phần mềm VNCEPH.................................42

Hình 2.7:

Đo đạc phim sọ nghiêng từ xa bằng phần mềm VNCEPH........42

Hình 2.8:

Trích xuất dữ liệu qua Excel.......................................................43

Hình 2.9.

Đo chiều rộng phía trước cung răng...........................................44

Hình 2.10. Đo chiều rộng phía sau cung răng..............................................44
Hình 2.11.

Đo chiều dài phía trước cung răng.............................................44


Hình 2.12. Đo chiều dài phía sau cung răng.................................................45
Hình 2.13. Chu vi cung răng trên.................................................................45
Hình 2.14. Chu vi cung răng dưới................................................................45
Hình 2.15: Cách xác định các góc trong mục tiêu1......................................47
Hình 2.16: Cách xác định các kích thươc cung răng....................................48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới tính..............................................................51
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo địa dư..................................................................52
Biểu đồ 3.3. Giá trị các góc Tweed của nam và nữ so với giá trị chung......54
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ phân bố vị trí của xương hàm trên so vơi sền sọ.............55
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ phân bố vị trí của xương hàm dưới so vơi sền sọ............56
Biểu đồ 3.6. Phân bố kiểu mặt theo góc FMA.............................................57
Biểu đồ 4.1: Giá trị các góc Tweed qua các nghiên cứu...............................71


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta ngày càng một phát triển và ngày càng hiện đại, nhu cầu về
chất lượng cuộc sống nói chung và nhu cầu vẻ đẹp hoàn mỹ của con người
Việt Nam ta ngày càng được chú trọng và quan tâm hơn, đặc biệt là thẩm mỹ
khuôn mặt và nụ cười. Nụ cười với hàm răng đều đặn sẽ giúp con người trở
nên hấp dẫn và tự tin hơn trong giao tiếp, bên cạnh đó còn tạo nên thẩm mỹ
cho khuôn mặt.Điều trị chỉnh nha là một trong những biện pháp mang lại cân
bằng và hài hòa của khuôn mặt cũng như đạt được khớp cắn lý tưởng, mang
lại nhiều lợi ích về sức khỏe răng miệng song song đó, chỉnh hình răng mặt

cũng đang là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội và là một hướng
phát triển đầy triển vọng của ngành Răng Hàm Mặt.
Lệch lạc khớp cắn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của
bác sỹ cũng như bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng lệch lạc
khớp cắn rất phổ biến trên thế giới,đặc biệt là các nước châu Á. Theo nghiên
cứu của Đồng Khắc Thẩm, khảo sát tình trạng khớp cắn ở người Việt trong độ
tuổi 17-27(2000) thì tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là 83,2%, trong đó có 71,3% sai
khớp cắn loại I, 7% sai khớp cắn loại II và 21,7% sai khớp cắn loại III [1].
Cùng với sự phát triển của phim X-quang sọ nghiêng, nhiều nhà nghiên
cứu đã sáng tạo ra nhiều phương pháp phân tích Steiner, Downs, Ricketts,
Tweed [2],[3],[4] …Tuy nhiên mỗi phương pháp phân tích có ưu và nhược
điểm. Trong đó phân tích Tweed là một trong những phương tiện hữu ích phục
vụ cho nghiên cứu dọc và nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tweed đã xây dựng 1
phương pháp có thể áp dụng vào thực hành lâm sàng để mô tả các đặc điểm của
sọ mặt dựa trên các mặt phẳng và các góc. Ông phát triển phân tích của mình
dựa vào 3 góc của 1 tam giác lấy các cạnh là mặt phẳng Frankfort, mặt phẳng
hàm dưới và trục răng cửa hàm dưới. Dựa vào số đo trong tam giác này để


2

đánh giá xu hướng phát triển của sọ mặt, trợ giúp việc lên kế hoạch điều trị
trong chỉnh nha, tiên lượng vị trí răng cửa dưới trước và sau khi điều trị.
Lứa tuổi 18-25 là lứa tuổi mà sự phát triển sọ mặt gần như hoàn chỉnh ,
[5] Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào mô tả,phân tích kiểu mặt
theo chiều đứng nhằm phục vụ công tác điều trị, phục hình thẩm mỹ.
Xuất phát từ những lý do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Mô
tả kích thước cung răng và kiểu mặt theo chiều đứng ở một nhóm người
kinh 18 – 25 tuổi có khớp cắn loại I Angle” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả kiểu mặt theo chiều đứng trên phin sọ nghiêng từ xa theo phân tích

Tweed ở một nhóm người kinh 18 -25 tuổi có khớp cắn loại I theo Angle.
2. Xác định một số kích thước cung răng của nhóm đối tượng nghiên
cứu trên ở từng kiểu mặt theo chiều đứng.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phim sọ mặt nghiêng và các phương pháp phân tích
1.1.1 Sự phát triển của phim sọ mặt nghiêng
Trước đây, hình thái đầu mặt được biết đến qua phân tích trên xương sọ
khô, đến năm 1899, Manouvrier và Broca đã phát triển từ đo đạc trên xương
sọ khô sang đo đạc trên cơ thể người sống.
Năm 1931, sự ra đời của phép đo sọ trên phim tia X đã đem lại nhiều ý
nghĩa đối với chỉnh hình răng mặt, Holly Broadbent (Mỹ) và Hofrrath (Đức)
giới thiệu về phim sọ nghiêng với mục đích nghiên cứu các hướng phát triển
của phức hợp sọ - mặt. Nhưng rất nhanh chóng, nó được sử dụng với mục
đích đánh giá sự cân đối của hàm mặt và làm sáng tỏ cơ sở giải phẫu của
khớp cắn. Hàng loạt những nghiên cứu về sọ - mặt đã được đánh giá qua phân
tích trên phim.
Mục đích đầu tiên của phép đo sọ là định vị khớp cắn trong bản vẽ nét
của xương mặt và cấu trúc mô mềm. Việc phân tích được bắt đầu với việc
dùng các điểm chuẩn trong phép đo sọ tiêu chí để vẽ các đường, các góc và
các mặt phẳng tưởng tượng đo đạc để đánh giá mối liên hệ răng và mặt trên
phim X-quang. Các số liệu có được sẽ được so sánh với các giá trị bình
thường và từ đó lập kế hoạch điều trị riêng biệt cho từng cá nhân. Nhiều tác
giả đã nghiên cứu sự cân bằng, sự hài hòa, tăng trưởng và phát triển của mặt
theo nghiên cứu cắt ngang hay theo nghiên cứu cắt dọc trên phim sọ thẳng
hay phim sọ nghiêng[6].

Việc chồng phim giúp đánh giá hướng phát triển của xương hàm trên,
xương hàm dưới để tiên lượng và đánh giá quá trình điều trị.


4

Trong quá trình đánh giá, mối tương quan răng mặt theo chiều trước sau
là quan trọng nhất do tác dụng của nó đối với vị trí thăng bằng sinh lý của mô
mềm, đối với sự ổn định cung răng và đối với nét thẩm mỹ.
Mặt khác, các vấn đề chỉnh hình phức tạp thưởng xảy ra ở các kích
thước thể hiện tương quan theo chiều trước sau và theo chiều đứng nên phim
sọ nghiêng đã giúp chúng ta nhiều thông tin hữu ích[6],[7]
Các dạng phân tích đo sọ thể hiện ở ba dạng chủ yếu:
- Các phân tích kích thước: nhằm mục đích đánh giá vị trí cấu trúc khác
nhau của mặt theo sự liên hệ với các đường các mặt phẳng tham chiếu (phân
tích của Steiner, Downs, Ricketts,..)
- Các phân tích thể loại dạng mặt: không nhằm so sánh với một cá thể
với những chuẩn thống kê mà đánh giá thể loại mặt của một cá thể từ đó định
hướng điều trị tối ưu cho cá thể đó.
- Các phân tích cấu trúc: phân tích Coben.

Hình 1.1. Phân tích phim sọ nghiêng theo phương pháp Tweed [7]


5

Hàng loạt các phương pháp phân tích trên phim sọ nghiêng đã ra đời từ
nhiều thập niên qua để khảo sát và mô tả các đặc điểm của cấu trúc sọ mặt
răng. Tác giả của mỗi phương pháp có một cơ sở lý luận riêng trong việc chọn
các điểm chuẩn, mặt phẳng tham chiếu và cách đánh giá các đặc điểm hình

thái sọ mặt cũng đa dạng.
Coben sử dụng hệ thống tọa độ để phân tích và tính theo tỷ lệ phần
trăm các kích thước được chiếu lên trục tung và trục hoành để mô tả một
cấu trúc trong hệ thống hàm mặt.
Sassouni đo đặc theo các vòng cung có cùng một vấn đề để xác định
vị trí bất hài hòa của từng thành phần trong hệ thống sọ mặt.
Downs W. B. đã mô tả phương pháp phân tích của mình để xác định
mẫu răng và mặt của người bình thường tương quan răng và xương ổ răng
với mặt.
Steiner phân tích sự tương quan giữa xương hàm và xương sọ, vị trí răng
cửa theo tương quan với xương ổ răng và phân tích mô mềm. Nhiều phân tích
của các tác giả khác như Mc Namara, Ricketts, Tweed, Wits, Wylie… cũng
được sử dụng rộng rại và ứng dụng nhiều trong nghiên cứu hình thái cũng như
trong chuẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, các phương có những
đặc trưng khác nhau, cũng như có ưu và khuyết điểm riêng.
Như vậy, phim sọ nghiêng có những công dụng sau:
-

Quan sát hệ thống sọ- mặt- răng.
Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ- mặt- răng.
Xác định các chuẩn bình thường của dân số.
Phân tích, chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và tiên đoán kết quả điều

trị.
- Phân tích quá trình điều trị.
- Phân tích quá trình tăng trưởng.
- Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị. [8]
1.1.2. Một số phương pháp phân tích phim sọ nghiêng



6

Đầu tiên, phim sọ nghiêng dùng để đánh giá dạng tăng trưởng của phức
hợp sọ mặt. Sau đó phim được dùng để phân tích tỉ lệ các thành thần sọ mặt
và xác định vị trí sai hình khớp cắn. Bất kỳ một sai hình khớp cắn nào cũng
do tương tác giữa vị trí hàm và vị trí răng mọc lên. Do đó phim sọ nghiêng sẽ
đánh giá toàn diện hơn.
Về mặt lâm sàng, phân tích trên phim sọ nghiêng giúp xác định và đánh
giá những thay đổi do quá trình điều trị chỉnh hình. Qua phim sọ nghiêng có
thể phát hiện những bất thường của sọ, nền sọ, hàm và các đốt sống cổ. Tuy
nhiên vì mục đích chẩn đoán, phim sọ nghiêng có vai trò chính là giúp xác
định tương quan răng và hàm của bệnh nhân so sánh với các dữ liệu chuẩn
của từng nhóm dân tộc, để có hướng điều trị thích hợp: có thể điều trị chỉnh
hình hay chỉnh hình kết hợp phẫu thuật. Như vậy phân tích phim sọ nghiêng
giúp đánh giá tương quan theo chiều trước sau cũng như theo chiều đứng của
các thành phần chức năng chính của sọ mặt bao gồm: sọ và nền sọ, khối
xương hàm trên, xương hàm dưới, răng hàm trên và xương ổ răng hàm trên,
răng hàm dưới và xương ổ răng hàm dưới.
Phân tích trên phim sọ nghiêng có hai hướng cơ bản. [7],[9],[10]
- Một là dựa vào số đó góc và đoạn thẳng của bệnh nhân để đưa ra
những so sánh với chuẩn bình thường bằng phép tính toán.
- Hai là dựa vào các dữ liệu của bệnh nhân để so sánh với các mô hình
chuẩn qua đó có thể thấy được sự khác biệt với chuẩn bình thường mà không
cần phải làm các phép tính toán.
1.1.2.1 Phân tích Down
Downs thực hiền nghiên cứu trên 20 trẻ em nam và nữ tuổi 12-17 có
khớp cắn hoàn hảo và hài hòa về mặt sinh lý của hệ thống cơ mặt. Lấy mặt
phẳng Frankfort làm mặt phẳng tham chiếu và ông đo đạc 10 kích thước định
lượng (5 về xương và 5 về răng) [11].



7

Kết quả nghiên cứu so sánh với các nghiên cứu tương tự đã giúp
Downs đưa ra các kết luận:
Có một mẫu đại diện cho dạng trung bình ở các cá thể có khớp cắn
hoàn hảo.
Có một sự dao động đáng kể ở hai bên số trung bình của mẫu đại diện.
Điều này cho thấy khi đánh giá sự cân bằng và hài hòa của khuôn mặt
sự thay đổi với giá trị trung bình là rất thường gặp.
Sự thay đổi quá mức so với trị số trung bình là bằng chứng của sự hài
hòa hay bất tương xứng của những vùng riêng lẻ.
Vorhies và Adams đã mô tả đa giác minh họa những số đo sọ theo phân
tích Downs và gọi là đa giác Downs.
Một người có đường biểu diễn lien tục trong giới hạn của đa giác cho
thấy sự thăng bằng và hài hòa của khuôn mặt và ngược lại.
1.1.2.2. Phân tích Wylie
Để đánh giá bất thường theo chiều trước sau của mặt, Wylie đo khoảng
cách các hình chiếu trên mặt phẳng Frankfort của các điểm: điểm sau nhất của
lồi cầu, tâm hố yên, rãnh chân bướm hàm, rãnh ngoài của răng cối lớn thứ
nhất hàm trên. Ngoài ra, ông còn sử dụng khoảng cách về hình chiếu của
điểm sau nhất lồi cầu và điểm trước nhất của cằm lên đường thẳng tiếp xúc
với bờ dưới xương hàm dưới [6].

Hình 1.2. Phân tích Wylie [7]


8

Sự tăng chiều cao toàn bộ mặt nhìn nghiêng của bệnh nhân thể hiện

một sự cân bằng không tốt của mặt. Khuôn mặt càng cải thiện thì tỷ lệ phần
trăm của tầng mặt trên càng lớn và phần trăm của tầng mặt dưới càng nhỏ
lại. Như vậy, đây là phương pháp mang tính thuần túy về đo đạc chiều dài,
liên quan trực tiếp tới độ phóng đại của phim tia X và kỹ thuật chụp phim.
Sau khi nghiên cứu Wylie nhận thấy có những trường hợp bệnh nhân có
khuôn mặt hài hòa nhưng tất cả các giá trị đo đạc đều không giống các số đo
đã đưa ra. Tuy nhiên, nếu xét về mặt tương quan thì các giá trị có sự tương
đồng hoàn hảo. Sau này Wylie và cộng sự đã hoàn chỉnh lại phương pháp
phân tích và nó trở thành cơ sở và nền tảng của phân tích Coben và các phân
tích khác.
1.1.2.3. Phân tích Steiner
Steiner Ông đã lựa chọn trong có nghiên cứu của Downs, Wylie W.,
Thomson, Brodie, Riedel, Holdawway những yếu tố có ý nghĩa để giải thích
những vấn đề chỉnh hình răng hàm mặt. Các giá trị trung bình trong phương
pháp Steiner được rút ra từ những người có khớp cắn bình thường. Để đánh
giá trên phim sọ nghiêng, Steiner đã đề nghị phân tích ba phần riêng biệt:
xương, răng, mô mềm. Phân tích xương gồm phân tích tương quan giữa hàm
trên và nền sọ, tương quan giữa hàm dưới với nền sọ và tương quan giữa hàm
trên với hàm dưới. Phân tích răng gồm phân tích tương quan răng cửa trên với
xương hàm trên, tương quan giữa răng cửa dưới và hàm dưới, tương quan
giữa răng cửa trên với răng cửa dưới. Phân tích mô mềm đánh giá sự thăng
bằng và hài hòa của nét mặt nhìn nghiêng [7].


9

Hình 1.3. Phân tích Steiner [7]
Steiner chọn mặt phẳng S- Na làm mặt phẳng tham chiếu. Hai điểm
chuẩn này được cho là ít bị lệch dù tư thế đầu có bị xoay khi chụp phim.
1.1.2.4. Phân tích Coutand

Điểm nổi bật của phân tích này là việc tìm ra điểm C.
Nó được xác định: D là giao điểm của mặt phẳng khẩu cái (đi qua điểm
gia mũi trước và gai mũi sau) và mặt phẳng hàm dưới (theo Downs).
Từ D vẽ đường phân giác DZ của góc vừa tạo. Các đường thẳng góc từ
điểm A xuống mặt phẳng khẩu cái và từ điểm B xuống mặt phẳng hàm dưới
cắt nhau tại điểm C. Bình thường điểm C nằm cách đường DZ từ 3mm đến
5mm về phía trên.

Hình 1.4. Phân tích Coutand [7]


10

Vị trí của điểm C phụ thuộc vào vị trí tương đối của mặt phẳng khẩu
cái, mặt phẳng hàm dưới, vị trí điểm A và điểm B. Điểm C có khuynh hướng
lên trên cao khi mặt phẳng khẩu cái nghiêng xuống dưới và ra sau, góc giữa
mặt phẳng hàm dưới và mặt phẳng Frankfort nhỏ hơn 250 điểm A ở trước
điểm B (hạng II xương) và ngược lại. Ngoài ra, Coutand còn đưa ra quan
điểm về tương quan cân bằng giữa nền xương hàm trên và nền xương hàm
dưới. Khi không có bất thường đáng kể của mặt thì tam giác được tạo bởi mặt
phẳng khớp cắn, mặt phẳng hàm dưới và đường thẳng đi qua chóp răng cửa
trên và răng cửa dưới là tam giác cân (cạnh đáy là đường thẳng đi qua chóp
hai răng cửa). Khi sự khác nhau giữa hai góc ở cạnh đáy càng lớn thì sự bất
thường càng tăng. [7]
1.1.2.5. Phân tích Sassouni
Theo Sassouni có vùng O mà ở đó có bốn mặt phẳng hội tụ: Mặt phẳng
nền sọ (là mặt phẳng đi qua điểm Si và song song với mặt phẳng Supra –
Orbital là mặt phẳng đi qua mào yên trước và điểm cao nhất của trần ổ mắt),
mặt phẳng khẩu cái, mặt phẳng cắn khớp, mặt phẳng hàm dưới.


Hình 1.5. Phân tích Sassouni [7].


11

Nếu sự hội tụ không xảy ra thì nó thể hiện sự rối loạn trạng thái cân bằng
của mặt. Đồng thời Sassouni nhận thấy rằng ở một khuôn mặt cân bằng góc
giữa mặt phẳng nền sọ và mặt phẳng khớp cắn bằng góc giữa mặt phẳng khớp
cắn và mặt phẳng hàm dưới.
1.1.2.6 Phân tích Coben
Nhằm tìm hiểu chiều hướng tăng trưởng của sọ mặt và tương quan của
nó với điểm Basion, điểm được Coben xem như là chìa khoá của phân tích.
Với phân tích này Coben đã phát triển hệ trục toạ độ mà điểm Basion là gốc
toạ độ và sử dụng “cái khung qua đó xác định những giá trị cần tìm.
– Đối với hướng phân tích theo chiều trước sau chọn Ba–N là giá trị
chuẩn để so sánh.
– Đối với phân tích theo chiều cao chọn M–N là giá trị chuẩn để so sánh.

Hình 1.6 Phân tích Coben [7]
1.1.2.7 Phân tích Wits
Phép đo được giới thiệu bởi Jacobson A., mục đích để tránh nhược điểm
của góc ANB trong việc đánh giá sự bất hài hòa chiều trước sau của xương
hàm. Sự bổ sung cho phân tích Steiner rất có ích trong việc đánh giá sự phát
triển bất thường của hệ thống xương hàm theo chiều trước sau và quyết định
sự tin cậy của góc ANB [7].


12

Hình 1.7. Phân tích Wits [7]

1.1.2.8. Phân tích Ricketts
Năm 1961, trên cơ sở tổng hợp những nghiên cứu của các phân tích
trước đây, Ricketts R. M. đã phân tích trên mẫu lớn với nhiều điểm chuẩn, tác
giả tập trung đánh giá tương quan và vị trí của xương hàm dưới so với nền sọ
và đồng thời đưa ra khả năng tiên đoán sự tăng trưởng của cấu trúc sọ mặtrăng theo tuổi.

Hình 1.8. Phân tích Ricketts.[7]


×