Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Các chuyên đề hóa học 10 Chương III Liên kết hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 44 trang )

NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HĨA HỌC

Nội dung:

- Chun đề 1. Liên kết hóa học
- Chuyên đề 2. Liên kết ion
- Chuyên đề 3. Liên kết cộng hóa trị và liên kết cho nhận
- Chuyên đề 4. Liên kết kim loại
- Chuyên đề 5. Liên kết hiđro
- Chuyên đề 6. Sự lai hóa obitan nguyên tử. Liên kết đơn, đôi, ba
- Chuyên đề 7. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học
- Chuyên đề 8. Hóa trị (Điện hóa trị) và số oxi hóa
CHUN ĐỀ 1. LIÊN KẾT HĨA HỌC
LÝ THUYẾT

1. Khái niệm
- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
- Khi có sựu chuyển các nguyên tử riêng rẽ thành phân tử hay tinh thể tức là có liên kết hóa học thì
ngun tử có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững.
2. Quy tắc bát tử
- Các khí hiếm hoạt động hóa học rất kém, chúng tồn tại trong tự nhiên dưới dạng nguyên tử tự do
riêng rẽ và không liên kết với nhau tạo thành phân tử. Lí do: Khí hiếm có 8 electron lớp ngồi
cùng (He có 2) là cấu hình electron bền vững.
- Quy tắc bát tử (8 electron): Nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các
nguyên tử khác để đạt được cấu hình electron vững bền của các khí hiếm với 8 electron (hoặc
2 electron đối với heli) ở lớp ngoài cùng.
- Quy tắc bát tử giải thích một cách định tính (tương đối) sự hình thành các loại liên kết trong phân
tử, đặc biệt là cách viết công thức cấu tạo trong các hợp chất thông thường.


- Quy tắc bát tử tỏ ra không đầy đủ (hoặc khơng giải thích được) đối với nhiều phân tử phức tạp.
3. Các loại liên kết hóa học
- Có 5 loại liên kết hóa học:
+ Liên kết ion
+ Liên kết cơng hóa trị
+ Liên kết cho nhận (liên kết cộng hóa trị phối hợp hay liên kết phối trí).
+ Liên kết kim loại.
+ Liên kết hiđro
+ Liên kết ion là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích
trái dấu.
+ Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều
cặp electron chung.
+ Liên kết cho nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, khi mà cặp
electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
+ Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong
mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
-------------------------1------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
+ Liên kết hiđro là tương tác tĩnh điện yếu giữa phân tử hiđro mang điện tích dương với
phần tử mang điện tích âm.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------2------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
CHUYÊN ĐỀ 2. LIÊN KẾT ION
I. LÝ THUYẾT
1. Sự hình thành ion, cation, anion
- Sự hình thành ion: Ngun tử trung hịa về điện. Khi ngun tử nhường hay nhận electron thì nó
trở thành phần tử mang điện (nhường electron thì mang điện dương, nhận electron thì mang điện
âm) gọi là ion.
- Cation: Các nguyên tử kim loại dễ nhường 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng để trở thành các ion
mang 1,2,3 đơn vị điện tích dương, gọi là cation.
+ Phương trình khái quát sự nhường electron:
M – ne→Mn+.
+ Ví dụ:
Na – e → Na+.
Mg – 2e → Mg2+.
Al – 3e → Al3+.
+ Tên gọi của cation: Cation + tên kim loại. Ví dụ: Na+ - gọi là Cation natri.
+ Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, ngun
tử kim loại có khuynh hướng nhường electron lớp ngoài cùng cho nguyên tử các nguyên tố
khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là ion dương hay cation.
- Anion: Các nguyên tử phi kim dễ nhận thêm 1, 2, 3 electron để lớp ngồi cùng đạt đến cấu hình
bền của khí trơ tương ứng trở thành các ion mang 1, 2, 3 đơn vị điện tích âm, gọi là anion.
+ Phương trình khái quát sự nhận electron:
X + ne → Xn-.
+ Ví dụ:
F – e → F-.
Cl – e → Cl-.
O – 2e → O2-.
+ Tên gọi: anion + tên gốc axit (Trừ O gọi là anion oxit). Ví dụ: F- - anion florua.
+Kết luận: Trong các phản ứng hóa học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, ngun tử

phi kim có khuynh hướng nhận thêm e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần
tử mang điện âm gọi là ion âm hay anion.
- Ion đơn nguyên tử là các ion tạo nên từ một nguyên tử. Ví dụ: Li+, Mg+, Cl-…
- Ion đa nguyên tử là những nhóm ngun tử mang điện tích dương hay âm. Thí dụ: cation amoni

NH 4 , anion hiđroxit OH  , anion sunfat SO42 .
2. Sự tạo thành liên kết ion
- Khái niệm liên kết ion: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion
mang điện tích trái dấu.
- Điều kiện để hình thành liên kết ion:
+ Liên kết ion dược hình thành giữa kim loại điển hình (Nhóm IA, IIA, IIIA) và phi kim
điển hình (VIA, VIIA).
+ Có sự cho, nhận electron.
+ Có hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn hơn 1,7.
-------------------------3------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
+ Ví dụ: Xét sự hình thành liên kết ion trong phân tử natri clorua (NaCl).
Do đặc điểm cấu tạo nguyên tử và theo quy tắc bát tử, khi các nguyên tử Na (1s22s22p63s1)
và Cl (1s22s22p63s23p5) tiếp xúc với nhau sẽ có sự nhường và nhân electron để trở thành
các ion Na+ (1s22s22p6) và Cl− (1s22s22p63s23p6), có cấu hình electron ngun tử giống cấu
hình electron ngun tử của các khí hiếm Ne (1s22s22p6) và Ar (1s22s22p63s23p6). Các ion
Na+ và Cl− được tạo thành có điện tích trái dấu, hút nhau tạo nên liên kết ion trong phân tử
cũng như trong tinh thể NaCl. Có thể biểu diễn q trình trên như sau:

Na++ Cl-→NaCl
+ Tương tự đối với phân tử nhiều nguyên tử:


Ca2++ 2Cl-→CaCl2.
- Tính chất của liên kết ion: khơng bão hóa và khơng có sự định hướng.
3. Tinh thể và mạng tinh thể
- Khái niệm tinh thể: Tinh thể được cấu tạo từ những nguyên tử, hoặc ion, hoặc phân tử. Các hạt
này được sắp xếp một cách đều đặn, tuần hoàn theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành
mạng tinh thể. Các tinh thể thường có hình dạng khơng gian xác định.
-------------------------4------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
- Mạng tinh thể: Là mơ hình khơng gian mơ tả quy luật hình học về sự sắp xếp các chất điểm trong
vật tinh thể.
- Ví dụ mạng tinh thể NaCl: Mạng tinh thể NaCl có cấu trúc hình lập phương. Các ion Na+ và Cl−
nằm ở các nút của mạng tinh thể một cách luân phiên. Trong tinh thể NaCl, cứ một ion Na+ được
bao quanh bởi 6 ion Cl−. Ngược lại, một ion Cl− được bao quanh bởi 6 ion Na+.

- Tinh thể NaCl được tạo bởi rất nhiều ion Na+ và Cl−, khơng có phân tử NaCl riêng biệt. Tuy vậy
khi viết công thức phân tử muối natri clorua, để đơn giản người ta chỉ viết NaCl. Tương tự đối với
các hợp chất ion khác như: KCl,MgCl2,... cũng viết như vậy.
4. Tính chất chung của hợp chất ion
- Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể lớn.
- Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.
- Khi nóng chảy, khi hịa tan trong nước, chúng tạo thành dung dịch dẫn điện. Ở trạng thái rắn, tinh
thể ion khơng dẫn điện.
II. BÀI TẬP
Bài 1. Hãy giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử MgO?

Bài 2. Viết cấu hình electron của Cl (Z=17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng trong bảng
tuần hồn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Giải thích
sự hình thành liên kết đó?
Bài 3. Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có cơng thức là M2X. Cho biết:
- Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.
- Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
- Trong hợp chất M2X, Tỉ lệ khối lượng của M:X là 8:39.
-------------------------5------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
a) Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.
b) Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.
c) Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong
hợp chất đó.
Bài 4. X, Y, Z là những ngun tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19, 8.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các ngun tố đó. Cho biết tính chất hóa học đặc
trưng của X, Y, Z.
b) Dự đốn liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z. Viết công thức
phân tử của các hợp chất tạo thành.
Bài 5. Trong các hợp chất sau đây, chất nào chứa ion đa nguyên tử, kể tên các ion đa nguyên tử đó:
a) H3PO4.
b) NH4NO3.
c) KCl.
d) K2SO4.
e) NH4Cl.
f) Ca(OH)2
Bài 6. Viết phương trình phản ứng và dùng sơ đồ biểu diễn sự trao đổi electron:

a) Na và F.
b) Ca và Cl.
C) Mg và O.
Bài 7. Cho 5 nguyên tử

23
11

Na ; 1224 Mg ; 147 N ; 168O ; 1735Cl .

a) Cho biết số p, n, e và viết cấu hình electron của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hồn. Nếu tính chất hóa học của chúng.
c) Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong Na2O; MgO; NaCl; MgCl2; Na3N.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------6------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
CHUYÊN ĐỀ 3. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ. LIÊN KẾT CHO NHẬN
I. LÝ THUYẾT
1. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
a) Khái niệm và kí hiệu
- Khái niệm: Liên kết cộng hố trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều
cặp electron chung.
- Kí hiệu: Mỗi cặp electron chung tạo nên một liên kết cộng hoá trị được mã hóa bằng dấu trừ hay
dấu gạch ngang (–), hoặc dấu hai chấm (:).
Ví dụ: Phân tử hiđro: H:H hoặc H–H.

b) Phân loại
- Có 2 loại liên kết cộng hóa trị: liên kết cộng hóa trị khơng phân cực (liên kết cộng hóa trị khơng
cực) và liên kết cộng hóa trị phân cực (liên kết cộng hóa trị có cực).
- Liên kết cộng hóa trị khơng phân cực: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử giống
nhau (hình thành đơn chất) hoặc giữa các nguyên tử khác nhau (hợp chất) khi mà hiệu độ âm điện
giữa 2 nguyên tử nhỏ hơn 0,4.
+ Ví dụ về liên kết cộng hóa trị khơng phân cực của phân tử hiđro: H (Z =1), có cấu
hình electron là 1s1. Cơng thức phân tử là H2. 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau tạo
thành phân tử bằng cách mỗi nguyên tử chia sẻ electron để tạo thành cặp electron dùng
chung. Khi đó mỗi nguyên tử H có 2 electron, giống cấu hình electron bền vững của
khí hiếm heli theo quy tắc bát tử.
H• + •H→ H:H (H-H).
+ Ví dụ về liên kết cộng hóa trị khơng phân cực của phân tử Nitơ: N (Z =7), có cấu
hình electron là 1s22s22p3. Công thức phân tử là N2. 2 nguyên tử Nitơ liên kết với nhau
tạo thành phân tử bằng cách mỗi nguyên tử chia sẻ 3 electron để tạo thành 3 cặp
electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử N có 8 electron lớp ngồi cùng, giống cấu
hình electron bền vững của khí hiếm Neon theo quy tắc bát tử.


















N  N  N

 
 
 

N ( N  N ) .

+ Nhận xét: Phân tử H2, N2 tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố nên cặp
electron chung khơng bị lệch về phía nào. Đó là liên kết cộng hóa trị khơng phân cực.
+

Ví dụ về liên kết cộng hóa trị khơng phân cực của phân tử Cacbon đioxit CO2: C (Z
=6), có cấu hình electron là 1s22s22p2. O (Z=8) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Công
thức phân tử là CO2 được tạo thành bằng cách một nguyên tử C liên kết với 2 nguyên
tử O. Nguyên tử O chia sẻ 2 electron độc thân lớp ngồi cùng để tham gia liên kết.
Cịn ngun tử C chia sẻ cả 4 electron lớp ngồi cùng. Khi đó ngun tử C và O có
cấu hình bền vững của khí hiếm Neon theo quy tắc bát tử. Trong phân tử CO2 liên kết
giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực, nhưng phân tử CO2 cấu tạo thẳng nên hai
liên kết đôi phân cực (C = O) triệt tiêu nhau, kết quả là phân tử này không bị phân cực.

.
Cơng thức cấu tạo là O=C=O.

-------------------------7------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
- Liên kết cộng hóa trị phân cực: là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử khác nhau (hình
thành hợp chất) khi mà hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn hơn 0,4 và nhỏ hơn 0,7. Liên kết cộng
hóa trị phân cực thường là liên kết giữa phi kim với phi kim, hoặc phi kím với khí hiđro.
+ Ví dụ về liên kết cộng hóa trị phân cực của phân tử hiđro clorua: HCl. Trong đó H
(Z =1), có cấu hình electron là 1s1, Cl (Z=17) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5.
Công thức phân tử là HCl được tạo thành bằng cách nguyên tử hiđro và nguyên tử Clo
cùng chia sẻ 1 electron để tạo thành cặp electron dùng chung. Khi đó nguyên tử H có 2
electron, giống cấu hình electron bền vững của khí hiếm heli, cịn ngun tử Cl có cấu
hình bền vững của khí hiếm argon theo quy tắc bát tử. Trong phân tử HCl cặp electron
chung bị lệch về phía một ngun tử Cl (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng
hoá trị có cực hay liên kết cộng hố trị phân cực.
   H : Cl
  ( H  Cl ) .
H   Cl







2. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
- Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hố trị có thể là chất rắn như đường lưu huỳnh, iot ....
Có thể là chất lỏng như: nước, ancol ... hoặc chất khí như khí cacbonic, clo, hiđro, ...
- Các chất có cực như etanol (rượu etylic), đường, ... tan nhiều trong dung mơi có cực như nước.
- Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi

không cực như benzen, cacbon tetraclorua ...
- Các chất chỉ có liên kết cộng hố trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
3. Liên kết cho nhận
- Liên kết cho – nhận là trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị khi cặp electron dùng chung
chỉ do một nguyên tử đóng góp.
- Nguyên tử đóng góp cặp electron là nguyên tử cho, nguyên tử nhận cặp electron gọi là nguyên tử
nhân.
- Kí hiệu: Liên kết cho – nhận biển diễn bằng mũi tên “ → ”, gốc mũi tên là nguyên tử cho, đầu
mũi tên là nguyên tử nhận.
- Điều kiện hình thành liên kết cho – nhận: Nguyên tử cho phải có cặp electron chưa tham gia
liên kết, nguyện tử nhận phải có obitan trống (hoặc dồn hai electron độc thân lại để tạo ra obitan
trống).
II. BÀI TẬP
Bài 1: Cho H (Z=1), Cl(Z=17). Viết cơng thức hợp chất có thể hình thành và cho biết loại liên kết
hố học hình thành.
Bài 2: Viết công thức electron và CTCT và cho biết cộng hóa trị các nguyên tố trong các của các
phân tử sau: Cl2 , N2 , HCl , NH3 ,F2O, Cl2O, ClF, NCl3, CH4 , C2H4 , C2H2 , HF , F2 , CO2 ,
H2O , H2S , CCl4, PCl3, C2H6, C3H8, C2H6O, CH2O, C2H3O, C2H4O2, C3H6O2, CH5N,
C2H7N.
Bài 3:

Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, S, O, Cl, F. Hãy cho biết cộng hóa trị các
nguyên tố trong các hợp chất và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất: HCl,
NH3, CH4, HF, H2O , H2S
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

CHUYÊN ĐỀ 4. LIÊN KẾT KIM LOẠI
I. LÝ THUYẾT
1. Sự hình thành liên kết kim loại
a) Khái niệm
- Trong tinh thể kim loại, ion dương và nguyên tử kim loại ở những nút của mạng tinh thể. Các
electron hóa trị liên kết yếu với hạt nhân nên dễ tách khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong
mạng tinh thể. Lực hút giữa các electron này và các ion dương tạo nên liên kết kim loại.
- Khái niệm: Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong
mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do.
b) Bản chất của liên kết kim loại
Bản chất của liên kết kim loại chính là liên kết được hình thành bời lực hút tĩnh điện
giữa ion và electron.
c) So sánh liên kết kim loại và liên kết ion
- Giống nhau: Đều được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các phần tử mang điện tích
trái dấu.
- Khác nhau:
+ Liên kết ion: lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.
+ Liên kết kim loại: lực hút tĩnh điện giữa ion dương và electron.
2. Mạng tinh thể kim loại
a) Một số kiểu mạng tinh thể kim loại
- Mơ hình mạng tinh thể lập phương thể tâm (hay lập phương chính tâm): Các nguyên tử nằm
ở các đỉnh và ở giữa các khối của hình lập phương (Fe, Cr, W, Mo…).

- Mơ hình mạng tinh thể lập phương diện tân (hay lập phương tâm mặt): Các nguyên tử nằm ở
các đỉnh và giữa tâm của các mặt (Cu, Ni, Al, Pb…)

-------------------------9------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
- Mơ hình mạng tinh thể lục giác xếp chặt: 12 nguyên tử nằm ở các đỉnh, 2 nguyên tử nằm ở giữa
2 mặt đáy của hình lăng trụ lục giác, 3 nguyên tử nằm ở trung tâm ba khối lăng trụ tam giác cách
nhau (He, Be, Mg, Zn…).

- Kiểu cấu trúc mạng tinh thể phổ biến của một số kim loại trong bảng tuần hồn

- Người ta dùng độ đặc khít ρ là phần trăm thể tích mà các nguyên tử chiếm trong tinh thể để đặc
trưng cho từng kiểu cấu trúc. Với kiểu cấu trúc lập phương tâm khối, ρ=68%; Kiểu cấu trúc lục
phương tâm diện, ρ=74%; Kiểu cấu trúc lập phương, ρ=74%. Phần trăm cón lại trong tinh thể là
khơng gian trống.
b) Tính chất mạng tinh thể kim loại
- Vì trong tinh thể kim loại có những electron tự do, di chuyển được trong mạng nên tinh thể kim
loại có những tính chất cơ bản sau: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có tính dẻo.
-------------------------10------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
3. Các cơng thức
- Khối lượng riêng của nguyên tử:
+ DNT 

m
, (g/cm3).
V

- Thể tích của nguyên tử (thể tích của khối cầu):

+ VNT 

4 3
 RNT , cm3, trong đó RNT – bán kính nguyên tử, đơn vị đo là cm.
3

- Số mol:

m
, mol.
M
V
+ theo thể tích chất khí: n  khi , mol.
22,4

+ theo khối lượng: n 

+ 1 mol chứa 6,022*1023 số hạt đơn vị nguyên tử của nguyên tử hoặc phân tử chất
đó.
- Số mol của khí A đo ở t oC, P atm là:
+ nA 

P *V
, mol. Trong đó T = t + 273 – nhiệt độ tuyệt đối (oK) và
R *T

R =22,4/273=0,0082.
- Tỉ khối của khí A so với khí B:
+ d A/ B 


MA
.
MB

+ nếu B là khơng khí thì d A/ B 

MA
.
29

II. BÀI TẬP
Bài 1. Dựa vào bảng khối lượng của proton, nơtron và electron. Hãy tính khối lượng của nguyên tử
Cl gồm 17p, 18n và 17e.
Bài 2. Biết khối lượng một nguyên tử sắt 93,6736*10-24 gam có 26p, tỉ khối là 7,9. Biết các nguyên
tử sắt trong tinh thể chỉ chiếm 74% thể tích.
a)
Tính tỉ số khối lượng của các electron trong nguyên tử so với khối lượng của toàn nguyên
tử. Từ đó có thể coi khối lượng nguyên tử thực tế bằng khối lượng hạt nhân được không?
b)
Xác định bán kinh nguyên tử gần đúng của sắt.
Bài 3. Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối là 65u. Bán kính ngun tử là 1,38Ao. Hạt
nhân có bán kính là 2*10-5 Ao. Coi nguyên tử và hạt nhân đều có dạng hình cầu.
Tính khối lượng riêng của ngun tử và hạt nhân?

-------------------------11------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

Bài 4. Giữa bán kính của hạt nhân và số khối của nguyên tử nguyên tố X có tỉ lệ là

R  1,5*1013 * A1/3 . Tính khối lượng riêng của X.
Bài 5. Biết bán kính của nguyên tử Ca là 1,97*10-8 cm. Nguyên tử khối của Ca là 40u.
Tính khối lượng riêng của Ca.
Bài 6. Trong tinh thể các nguyên tử Zn chiếm 74 % tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng. Thể tích
1mol tinh thể Zn là 8,382 cm3. Cho biết NA = 6,022*1023 nguyên tử.
Tính bán kính gần đúng của nguyên tử Zn?
Bài 7. Phần rỗng trong tinh thể Cr là 32 %. Khối lượng riêng của Cr là 7,19 g/cm3. Khối lượng
nguyên tử Cr là 52u.
Tính bán kính nguyên tử Cr?
Bài 8. Tính khối lượng riêng của nguyên tử:
a) Zn, biết bán kinh nguyên tử rZn=1,35*10-8 cm, MZn = 65.
b) Al, biết bán kinh nguyên tử rAl=1,43 oA, MZn = 65.
c) Na, biết bán kinh nguyên tử rNa=0,19 nm, MZn = 23.
d) Cs, biết bán kinh nguyên tử rCs=0,27 nm, MZn = 133.
Biết rằng trong tinh thể các kim loại này nguyên tử Zn, Al chiếm 74% thể tích, cịn Na, Cs
chiếm 68% thể tích tinh thể.
Bài 9. Kim loại Na có cấu trúc mạng tinh thể theo kiểu lập phương tâm khối với độ dài cạnh hình
lập phương là a=0,429 nm. Tính:
a) Bán kính ngun tử Na.
b) Khối lượng riêng (g/cm3) của Na. Na có thể nổi trên nước khơng?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-------------------------12------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

CHUYÊN ĐỀ 5: LIÊN KẾT HIDRO
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm, kí hiệu và biểu diễn liên kết hidro
- Khái niệm: Liên kết hidro là tương tác tĩnh điện yếu giữa phần tử hidro mang điện tích dương với
phần tử mang điện tích âm (thường là cặp electron tự do của nguyên tố có độ âm điện lớn như F, O,
N, Cl, S...
- Kí hiệu: Người ta thường kí hiệu liên kết hidro bằng dấu ba chấm (…).
- Biểu diễn liên kết hidro được hình thành giữa các phân tử cùng loại: liên kết giữa các phân tử
H2O, HF, rượu, axit…

H  O  H  O 
|
H

|
H

- Biểu diễn liên kết hidro được hình thành giữa các phân tử khác loại: liên kết giữa các phân tử
H2O và rượu

H  O  H  O 
|
H

|
R

2. Điều kiện để có liên kết hidro
- Điều kiện cần: Trong hợp chất phải có hidro.
- Điều kiện đủ: Hidro phải liên kết trực tiếp với nguyên tố có độ âm điện lớn và trên nguyên tố có

độ âm điện lớn phải có cặp electron tự do.
- Ví dụ: Cho các hợp chất H2O, NH3, CH4, HCHO, CH3COONH4. Số hợp chất có liên kết hidro?
CH4, HCHO khơng có liên kết hidro vì H khơng liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn,
CH3COONH4 tuy có H liên kết với N nhưng trên N khơng cịn cặp electron tự do, Chỉ có H2O, NH3
là có liên kết hidro.
- Nhận xét: + Các axit, rượu, phenol, aminoaxit, amin bậc một, amin bậc hai, nước là các hợp chất
có liên kết hidro
+ Các hidrocacbon, andehit, dẫn xuất halogel, ete, este không tạo được liên kết hidro.
3. Phân loại liên kết hidro
a) Liên kết hidro nội phân tử
- Là liên kết hidro ngay trong phân tử đó.
- Điều kiện cần: Hợp chất phải chứa 2 nhóm chức trở lên..
- Điều kiện đủ: Khi tạo thành liên kết hidro phải được vịng 5 hoặc 6 cạnh.
- Ví dụ:

-------------------------13------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
b) Liên kết hidro ngoại phân tử
- Là liên kết hidro giữa phân tử này và phân tử kia.
- Ví dụ: liên kết giữa các phân tử H2O và rượu

H  O  H  O 
|
|
H


R

4. Đánh giá độ mạnh của liên kết hidro
- Vì liên kết hidro là tương tác tĩnh điện giữa phần từ hidro mang điện tích dương và phần tử mang
điện tích âm. Do vậy muốn xét độ mạnh yêu của liên kết hidro ta phải xét lực tương tác tĩnh điện
giữa 2 phần tử mang điện trái dấu đó. Nếu lực hút đó càng mạnh thì liên kết hidro càng bền và
ngược lại.
- Liên kết hidro càng bền khi hidro càng linh động và phần tử mang điện tích âm càng có cặp e linh
động.
- Ví dụ: Trong rượu etylic và nước hình thành 4 kiểu liên kết hidro:

+ Loại b là liên kết hidro giữa nước và rượu. Đây là loại bền nhất do tương tác tĩnh điện ở đó
lớn nhất. Hidro trong nước linh động nhất, O trong rượu mang điện tích âm lớn nhất, do
rượu etylic có nhóm C2H5 đẩy electron.
+ Trong rượu 90o thì loại d chiếm ưu thế lớn nhất vì rượu 90o chủ yếu là rượu-rượu.
- Chú ý: Liên kết hidro trong axit > trong phenol > trong rượu.
5. Ảnh hưởng của liên kết hidro đến nhiệt độ sơi và tính tan trong nước
- Hợp chất có liên kết hidro thì có nhiệt độ sơi cao hơn hợp chất khơng có liên kết hidro tương ứng.
Vì cần tiêu tón một năng lượng để thắng liên kết hidro.
- Hợp chất tạo được liên kết với hidro thì dễ tan trong nước hơn. Tính tan trong nước cịn phụ thuộc
vào gốc hidrocabon. Nếu gốc càng cồng kềnh, càng lớn (mạch cacbon càng dài, càng phân nhánh
nhiều) thì càng khó tan. Ví dụ: các rượu từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước, từ C4 trở đi thì ít tan
trong nước hơn.
6. Ngun tắc so sánh nhiệt độ sôi
- Nguyên tắc 1: Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất
nào có liên kết hidro bền hơn sẽ có nhiệt độ sơi cao hơn.
-------------------------14------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
+ Ví dụ 1: CH3COOH và C3H7OH đều có khối lượng phân tử bằng 60. Nhưng
CH3COOH có liên kết hidro bền hơn nên nhiệt độ sơi cao hơn.
+ Ví dụ 2: CH3OH có M=32, có liên kết hidro; CH3CHO có M=44, khơng có liên kết
hidro. Nên nhiệt độ sôi của CH3OH cao hơn.
- Nguyên tắc 2: Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hidro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ
có nhiệt độ sôi cao hơn.
- Nguyên tắc 3: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sơi cao hơn
đồng phân trans.
+ Giải thích: Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mơ men
lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis.
- Nguyên tắc 4: Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc
phân tử lớn hơn thì sẽ có nhiệt độ sơi cao hơn.
+ Ví dụ so sánh nhiệt độ sơi của 2 chất sau: Khối lượng bằng nhau, đều khơng có liên
kết hidro, chất B có diện tích tiếp xúc lớn hơn nên có nhiệt độ sơi cao hơn.

- Ngun tắc 5: Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên
kết ion sẽ có nhiệt độ sơi cao hơn.
+ Ví dụ so sánh nhiệt độ sơi của 2 chất sau: CH3COONa, CH3COOH. CH3COONa
có nhiệt độ sơi cao hơn do có liên kết ion giữa Na-O.
- Nguyên tắc 6: Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hidro, có khối lượng xấp xỉ nhau
thì hợp chất nào có tính phân cực mạnh hơn sẽ có nhiệt độ sơi cao hơn.
+ Ví dụ so sánh nhiệt độ sôi của 2 chất sau: HCHO, C2H6. HCHO có nhiệt độ sơi cao
hơn do nó có tính phân cực mạnh hơn.

-------------------------15------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
II. BÀI TẬP

-------------------------16------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

-------------------------17------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

-------------------------18------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10

Đáp án
Câu
1
2
3

4
5
6
7

ĐA
D
A
A
C
C
B
D

Câu
8
9
10
11
12
13
14

ĐA
A
B
D
C
C
A

D

Câu
15
16
17
18
19
20
21

ĐA
A
B
B
B
D
A
D

Câu
22
23
24
25
26
27
28

ĐA

C
D
B
B
A
C
A

-------------------------19------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường

Câu
29
30
31
32
33
34
35

ĐA
C
B
D
D
C
A
D



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
CHUYÊN ĐỀ 6
HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
I. LÝ THUYẾT
1. Độ âm điện
- Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng của nguyên tử của nguyên tố đó trong phân
tử hút electron về phía mình.
- Như vậy độ âm điện của một nguyên tố càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh ; ngược lại độ
âm điện của một nguyên tố càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.
- Vì ngun tố flo là phi kim mạnh nhất, người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 4 để xác định độ
âm điện tương đối của các nguyên tố khác.
- Trong một chu kì, khi đi từ trái sang phải, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.
- Trong một phân nhóm chính, theo chiều từ trên xuống dưới, độ âm điện của các nguyên tố giảm
dần.
2. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị khơng cực
- Trong các phân tử tạo thành bởi hai nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học như H2, O2,
Cl2,...hiệu độ âm điện của các nguyên tử tham gia liên kết bằng 0. Đó là liên kết cộng hóa trị thuần
túy.
Khi các nguyên tử tham gia liên kết có hiệu độ âm điện nhỏ hơn 0,4, độ phân cực của liên kết có giá
trị nhỏ đến mức trong thực tế không xác định được, liên kết vẫn được coi là liên kết cộng hóa trị
khơng cực.
- Như vậy người ta quy ước rằng: Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử nắm trong khoảng từ 0
đến nhỏ hơn 0,4 thì liên kết cộng hóa trị được coi là khơng cực.
3. Hiệu độ âm điện và liên kết cộng hóa trị có cực
- Liên kết cộng hóa trị có cực, tức là liên kết cộng hóa trị mà cặp electron chung bị lệch về phía một
nguyên tử tham gia liên kết, được tạo thành giữa các nguyên tử có hiệu âm điện nằm trong khoảng
từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
- Thí dụ: Liên kết H−Cl với hiệu âm điện của clo và hiđro bằng 0,96 là liên kết cộng hóa trị có cực.
- Liên kết H−O trong phân tử nước với hiệu độ âm điện giữa oxi và hiđro bằng 1,24 cũng là liên kết

cộng hóa trị có cực.
Hiệu độ âm điện càng lớn thì độ phân cực càng mạnh.
4. Hiệu độ âm điện và liên kết ion
- Khi hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥1,7, nguyên tử có độ âm điện lớn (khả
năng hút electron mạnh) đủ khả năng nhận hoàn toàn electron của nguyên tử liên kết với nó để trở
thành ion âm, còn nguyên tử mất electron sẽ trở thành ion dương, tức là xảy ra sự tạo thành liên kết
ion.
- Thí dụ: Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na là 3,16−0,93=2,23, liên kết giữa Na và
Cl là liên kết ion.
- Trong phân tử MgO, hiệu độ âm điện của O và Mg là 3,44−1,31=2,13, liên kết giữa O và Mg là
liên kết ion.
-------------------------20------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
5. Hiệu độ âm điện và nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy
- Hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử càng lớn => sự phân cực của phân tử càng lớn.
- Phân tử càng phân cực thì nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi càng cao.
- Phân tử càng phân cực càng tan tốt trong nước do hình thành liên kết hidro với nước. Phân tử đó
có nhiệt độ sơi cao hơn.
- Các hợp chất ion có nhiệt độ sơi và nhiệt độ nóng chảy khá cao.
- Thí dụ:
+CH3NH2 là phân tử phân cực, có liên kết hidro N-H khối lượng xấp xỉ bằng với
CHF3. CHF3 là phân tử phân cực, có liên kết C-F => CH3NH2 có nhiệt độ sơi cao
hơn.
+ Hai phân tử PH3 và NH3 đều có liên kết hidro N-H và P-H. Nhưng NH3 có hiệu
độ âm điện là 0,84 > 0,01 (hiệu độ âm điện của PH3) nên liên kết N-H phân cực
mạnh hơn nên có nhiệt độ sôi cao hơn.


II. BÀI TẬP
Bài 1.Dựa vào độ âm điện, hãy nêu bản chất liên kết trong các phân tử và ion: HClO, KHS, HCO3-.
(Cho: nguyên tố: K
H
C
S
Cl
O
Độ âm điện:
0,8
2,1
2,5
2,5
3,
3,5).
Bài 2. Dựa vào độ âm điện, hãy sắp xếp theo chiều tăng độ phân cực của liên kết giữa 2 nguyên tử
trong phân tử các chất sau:CaO, MgO, CH4, AlN, N2, NaBr, BCl3, AlCl3. Phân tử chất nào
có chứa liên kết ion? Liên kết cộng hố trị khơng cực, có cực?
(Cho độ âm điện của O = 3,5; Cl = 3,0; Br = 2,8; Na = 0,9; Mg = 1,2; Ca = 1,0; C = 2,5;
H = 2,1; Al = 1,5; N = 3; B = 2,0).
Bài 3. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ và clo đều bằng 3,0 nhưng ở điều kiện thường N2
có tính oxi hố kém Cl2?
Bài 4. Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố, hãy cho biết loại liên kết trong các chất sau
đây: AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3.
Bài 5. X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.
a) Viết cấu hình electron ngun tử của các ngun tố đó.
b) Dự đốn liên kết hóa học có thể có giữa cặp X và A; A và Z; Z và X.
Bài 6. Dựa vào giá trị độ âm điện (F: 3,98; O: 3,44; Cl: 3,16; N: 3,04) hãy xem xét tính phi kim
thay đổi như thế nào của các nguyên tố sau: F, O, N, Cl. Dựa vào hiệu độ âm điện cho biết

liên kết hóa học của các phân tử sau: N2; CH4; H2O, NH3.

-------------------------21------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
CHUYÊN ĐỀ 7
SỰ LAI HĨA OBITAN NGUN TỬ. LIÊN KẾT ĐƠN, ĐƠI, BA
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Để hiểu được khái niệm về sự lai hóa các obitan, ta xét liên kết trong phân tử
cấu tạo:

Cấu hình electron ngun tử

CH4. Cơng thức

C (ở trạng thái kích thích):

- Trong phân tử CH4 có 4 liên kết C−H tạo thành bởi 4 obitan hóa trị (mỗi obitan có một electron
độc thân) của nguyên tử C (một obitan 2s và ba obitan 2p) xen phủ với 4 obitan 1s của 4 nguyên tử
H. Như vậy đáng lẽ trong phân tử CH4 phải có 2 loại liên kết khác nhau là: 1 liên kết s−s và 3 liên
kết p−s. Tuy nhiên thực nghiệm cho biết 4 liên kết C−H trong phân tử CH4 giống hệt nhau có
góc liên kết là 109o28‘.

- Để giải thích trường hợp trên đây và các trường hợp tương tự, các nhà hóa học Mĩ Slây-tơ
(J.Staler) và Pau-linh đã đề ra thuyết lai hóa. Theo thuyết này, khi nguyên tử C tham gia liên kết với
bồn nguyên tử H tạo thành phân tử CH4 thì obitann2s đã tổ hợp "trộn lẫn" với ba obitan 2p tạo

thành bốn obitan mới giống hệt nhau.
- Khái niệm: Sự lai hóa obitan nguyên tử là sự tổ hợp "trộn lẫn" một số obitan trong một
nguyên tử để được từng ấy obitan lai hóa giống nhau nhưng định hướng khác nhau trong
không gian.
- Nguyên nhân của sự lai hóa là các obitan hóa trị ở các phân lớp khác nhau có năng lượng và hình
dạng khác nhau cần phải đồng nhất để tạo được liên kết bền với các nguyên tử khác.
- Chú ý:
+ Điều kiện lai hóa: Các obitan tham gia lai hóa có mức năng lượng sấp xỉ nhau.
+ Số obitan lai hóa thu được bằng tổng số obitan tham gia lai hóa.
+ Các obitan lai hóa thu được có hình dạng, kích thước giống nhau nhưng khác nhau về
hướng trong khơng gian.
-------------------------22------------------------HĨA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
2. Các kiểu lai hóa
a) Lai hóa sp (lai hóa đường thẳng)
- Khái niệm: Lai hóa sp là sự tổ hợp 1 obitan s với 1 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết
tạo thành 2 obitan lai hóa sp nằm thẳng hàng với nhau về 2 phía, đối xứng nhau, góc hợp bởi 2
obitan lai hóa là 180o.

- Lai hóa sp được gặp trong phân tử BeH2 như hình dưới và trong các phân tử C2H2, BeCl2,...

- Lai hóa sp trong phân tử BeCl2

-------------------------23------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường



NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUN ĐỀ HĨA HỌC 10
b) Lai hóa sp2 (lai hóa tam giác)
- Khái niệm: Lai hóa sp2 là sự tổ hợp 1 obitan s với 2 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết
tạo thành 3 obitan lai hóa sp2 nằm trong một mặt phẳng, định hướng từ tâm đến đỉnh của tam giác
đều, góc tạo bởi 2 obitan lai hóa là 120o.

- Lai hóa sp2 trong các phân tử BF3:

c) Lai hóa sp3 (lai hóa tứ diện)
Lai hóa sp3 là sự tổ hợp 1 obitan s với 3 obitan p của một nguyên tử tham gia liên kết tạo thành 4
obitan lai hóa sp3 định hướng tử tâm đến 4 đỉnh của hình tứ diện đều, các trục đối xứng của chúng
tạo với nhau một góc 109o28’.

- Lai hóa sp3 được gặp ở các nguyên tử O, N, C nằm trong các phân tử H2O, NH3, CH4 và ankan.
-------------------------24------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HĨA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


NGUYỄN VĂN CẢNH
CÁC CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 10
d) Một số kiểu lai hóa khác
- Lai hóa sp3d (lai hóa lưỡng chop tam giác)
1AO s + 3AO p + 1AO d => 5 AO sp3d.
- Lai hóa dsp2 (lai hóa vng phẳng)
1AO d + 3AO s + 2AO p => 4 AO sp2d.
- Lai hóa sp3d2 (lai hóa lưỡng chop tứ giác hay lai hóa bát diện)
1AO s + 3AO p + 2AO d => 6 AO sp3d2.
Kiểu phân tử Kiểu lai hóa ở A

Hình dạng phân tử Góc hóa trị
AB2
sp
Đường thẳng
180o
2
AB3
sp
Tam giác
120o
AB4
sp3
Tứ diện
109o28’
2
AB4
dsp
Vuông phẳng
90o
AB5
sp3d
Lưỡng chop
90o và 120o
AB6
sp3d2
Bát diện
90o

Các phân tử ví dụ
BeCl2, ZnCl2, CO2 …

BF3, BCl3, SO3…
CH4, CCl4, NH4+…
PtCl42-, Cu(NH3)42-…
PCl5
SF6, Sì62-…

- Kiểu lai hóa phụ thuộc vào cấu tạo ngun tử nguyên tố trung tâm nên sẽ phụ thuộc vào vị trí của
ngun tố trong bảng tuần hồn. Bảng dưới đây hệ thống lại khả năng lai hóa các obitan của nguyên
tử các nguyên tố và số phối trí tối đa mà nguyên tử có theo chu kỳ.
Nguyên tố chu kỳ
Kiểu lai hóa và số phối trí (viết trong ngoặc)
Chu kỳ II
sp (2); sp2 (3); sp3 (4)
Chu Kỳ III
sp3 (4); dsp3 (5); d2sp3 (6); sp3d2 (6)
Chu kỳ IV
sp3 (4); dsp3 (5); d2sp3 (6); sp3d2 (6)
Chu kỳ V
d2sp3 (6); d2sp3f (7)
Chu kỳ VI
d2sp3 (6); d2sp3f (7)
e) Cách phát hiện kiểu lai hóa và dạng hình học của một số phân tử đơn giản
- Kiểu lai hóa và hình dạng phân tử phụ thuộc vào số liên kết σ và số cặp electron hóa trị khơng
tham gia liên kết của ngun tử trung tâm.
- Xét phân tử có dạng AXnEm, với A là nguyên tử trung tâm liên kết với n nguyên tử X bằng n liên
kết σ và A có m cặp electron hóa trị khơng tham gia liên kết thì:
+ Nếu n+m = 2 thì A có lai hóa sp.
+ Nếu n+m = 3 thì A có lai hóa sp2.
+ Nếu n+m = 4 thì A có lai hóa sp3.
+ Nếu n+m = 5 thì A có lai hóa sp3d.

+ Nếu n+m = 6 thì A có lai hóa sp3d2.
n+m có thể gọi là số nhóm định cư xung quanh ngun tử trung tâm.
f) Giải thích sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử theo thuyết lai hóa obitan
ngun tử
- Thiết lập cơng thức cấu tạo, có lưu ý đến các cặp electron tự do.
- Xác định tổng số nhóm định cứ xung quanh nguyên tử trung tâm: Mỗi nguyên tử hay nhóm
nguyên tử liên kết với nguyên tử trung tâm và mỗi cặp electron tự do của nguyên tử được coi là một
nhóm định cư.
- Dựa vào số nhóm định cư, xác định kiểu lai hóa
- Việc xác định dạng hình học phụ thuộc vào số cặp electron tự do ở nguyên tử trung tâm:
-------------------------25------------------------HÓA HỌC 10 – CHƯƠNG III – LIÊN KẾT HÓA HỌC
Nơi nào có ý chí, nới đó có con đường


×