Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học TRIẾT học mác KHÔNG PHẢI là sự “DUNG hợp” GIỮA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY tâm KHÁCH QUAN của hê GHEN và CHỦ NGHĨA DUY vật PHOIƠBẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.7 KB, 19 trang )

TRIẾT HỌC MÁC KHÔNG PHẢI LÀ SỰ “DUNG HỢP” GIỮA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM KHÁCH QUAN CỦA HÊ GHEN VÀ
CHỦ NGHĨA DUY VẬT PHOIƠ BẮC

Sự xuất hiện triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết
học. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học
của nhân loại, trong sự phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế-xã hội, mà trực
tiếp là thực tiễn đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Đó
cũng là kết quả của sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan. trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công
nhân và chính đảng cuả nó để nhận thức và cải tạo thế giới. Sự ra đời của triết
học Mác là một tất yếu lịch sử, không phải là sự hư vô lịch sử. Càng không phải
là sự dung hợp giữa triết học duy tâm khách quan của Hê ghen và chủ nghĩa duy
vật siêu hình PhoiơBắc, mà luôn diễn ra theo đúng quy luật ra đời và phát triển
của triết học nhân loại trong lịch sử. Mặc dù triết học cổ điển Đức, mà trực tiếp
là triết học của Hêghen và triết học nhân bản PhoiơBắc được xem là nguồn gốc
lý luận chủ yếu, trực tiếp của triết học Mác. Nghiên cứu sự ra đời của triết học
Mác ở khía cạnh này ta thấy:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, ở Tây Âu cuộc cách mạng công nghiệp
nổ ra và phát triển mạnh mẽ, thời kỳ này chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai
đoạn phát triển mới. Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn
nhất với nền công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp cũng
đang ở giai đoạn đỉnh cao. Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, mặc dù cuộc
cách mạng công nghiệp diễn ra muộn hơn, nhưng những thành tựu do nó đem lại


cũng đủ làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa có được vị trí ngày càng
lớn trong lòng xã hội phong kiến.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa được thể hiện trên
nhiều lĩnh vực như: Công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp, ngân
hàng... với việc xác lập chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, quan


hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã chiếm địa vị thống trị trong nền kinh tế của các
quốc gia đó. Tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến
được thể hiện một cách rõ rệt. Như Mác đã chỉ ra: "Giai cấp tư sản, trong quá
trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất
nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại"
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền sản xuất Tư Bản chủ nghĩa và sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản tư bản, những mâu thuẫn xã hội vốn có trong
lòng của nó, đó là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, biểu
hiện về mặt xã hội của mâu thuẩn giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất
với quan hệ sản xuất TBCN ngày càng trở nên gay gắt. Chính điều đấy thúc
đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, tuy lúc
đầu cuộc đấu tranh đó diễn ra mang tính tự phát, nhưng càng ngày tính chất
tự giác của nó cũng ngày một rõ ràng hơn. Các cuộc đấu tranh điển hình lúc
đấy là: Khởi nghĩa của công nhân dệt ở Lyông (Pháp) vào các năm 1831 và
1834; phong trào hiến chương Anh cuối những năm 30; cuộc khởi nghĩa của
công nhân nhà máy dệt Xilêdi (Đức )
Cuộc khởi nghĩa của công nhân nghành dệt Lyông đã thực sự vượt ra
ngoài khuôn khổ của những cuộc đấu tranh kinh tế đơn thuần của người lao
động trong nội bộ một ngành, để trở thành cuộc đấu tranh giữa giai cấp của


những người có của với giai cấp của những người không có gì hết trong lòng
xã hội Pháp nói chung.
Phong trào Hiến chương ở Anh vào cuối những năm 30, đã trở thành
Phong trào cách mạng to lớn đầu tiên, thực sự có tính chất quần chúng và có
hình thức chính trị.
Với nước Đức, dù còn đang ở đêm trước của cuộc cách mạng tư sản,
nhưng phong trào vô sản cũng đã được khơi dậy với cuộc khởi nghĩa tự phát
của thợ dệt Xilêđi (1844) và sự xuất hiện sau đó một tổ chức cách mạng của
những người vô sản-tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa.

Trong hoàn cảnh lịch sử nói trên, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là
giai cấp cách mạng mà ngược lại trở thành giai cấp phản động, bảo thủ, thoả hiệp
với giai cấp phong kiến quí tộc để đàn áp phong trào công nhân. ở Anh và Pháp,
mặc dù vẫn đang là giai cấp giữ vai trò thống trị xã hội, nhưng giai cấp tư sản đã
đánh mất vai trò cách mạng ban đầu của mình. Do hoảng sợ trước phong trào
đấu tranh của giai cấp vô sản, giai cấp tư sản không những đã thờ ơ với quá trình
cải tạo dân chủ, mà còn hơn thế nữa, bắt đầu dùng bạo lực để trấn áp các cuộc
đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ của các tầng lớp nhân dân lao động. Còn ở
nước Đức, giai cấp tư sản Đức chưa thực hiện được vai trò cách mạng của mình,
với bản chất hèn nhác đã sớm trở thành lực lượng phản cách mạng. Cuộc cách
mạng tư sản ở Đức diễn ra sau các cuộc cách mạng tư sản ở Anh và ở Pháp.
Trong bối cảnh ấy, đáng ra cuộc cách mạng tư sản ở Đức cần phải và có thể
được tiến hành triệt để hơn các cuộc cách mạng trước đó. Nhưng, một mặt, do
yếu kém về thế lực kinh tế và chính trị; mặt khác, do hủ bại về tư tưởng, lại
hoảng sợ trước sự phát triển của phong trào công nhân, nên giai cấp tư sản Đức
đã chọn cho mình một "kế sách" nửa vời. Nó mơ tưởng biến đổi nền quân chủ


phong kiến thành nền quân chủ tư sản một cách hoà bình. Tính chất cải lương,
thiếu triệt để của cách mạng tư sản Đức là một kết cục đã được dự báo trước. Vì
vậy, lần đầu tiên giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ với tư
cách là "kẻ phá hoại" chủ nghĩa tư sản, mà còn là lực lượng tiên phong trong
cuộc đấu tranh cho nền dân chủ-một nền dân chủ được mở ra bởi cuộc cách mạng
tư sản, nhưng bản thân giai cấp tư sản lại không đủ khả năng lãnh đạo công cuộc ấy
đến thắng lợi cuối cùng.
Thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn đấu tranh cách mạng cho thấy, giai cấp
vô sản đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, thật sự trưởng thành, bước lên vũ
đài lịch sử. Chính thực tiễn xã hội đó đã làm nảy sinh yêu cầu khách quan là
phải được soi sáng bằng lí luận khoa học. Đồng thời sự tồn tại và phát triển
của một lực lượng vật chất-xã hội năng động và cách mạng là giai cấp vô sản

là cơ sở khách quan quyết định tính tất yếu của sự ra đời của một hệ tư tưởng
-lí luận cách mạng. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác
nói riêng, chính là sự giải đáp về mặt lí luận khoa học những vấn đề thực
tiễn của thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.
Chủ nghĩa Mác không những là sản phẩm tất yếu của những điều kiện kinh tế
- xã hội của xã hội tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ XIX, mà còn là sự phát triển hợp qui
luật của lịch sử tư tưởng nhân loại. Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác là: Triết
học cổ điển Đức; kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp. Trong đó nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác là triết học Hêghen và chủ
nghĩa duy vật nhân bản PhoiƠBắc.
Tuynhiên ở đây chúng ta cần có nhận thức đúng đắn rằng: Mác và Ăng ghen đã
làm một cuộc cách mạng thật sự trong triết học, chứ không phải như một số quan


điểm cho rằng triết học Mác là sự “dung hợp” giữa triết học Hêghen với triết học
PhoiơBắc. Điều đó được thể hiện:
Nội dung cơ bản của triết học Hêghen :
Hêghen nhà triết học duy tâm khách quan cổ điển đức sinh 1770 trong một gia
đình quan chức cấp cao ở Đức. Ông là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học
mácxít. Ph.Ăngghen nhận xét: Hêghen "không những chỉ là một thiên tài sáng tạo, mà
còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên những phát biểu của ông tạo thành
thời đại".
Hêghen coi nền tảng thế giới quan triết học của mình là tinh thần tuyệt đối,
tinh thần tuyệt đối được hiểu như đấng tối cao, sáng tạo ra giới tự nhiên và con
người. Mọi sự vật, hiện tượng chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối. Con người là
sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của tinh thần tuyệt đối. Hoạt động nhận
thức của con người là công cụ để tinh thần tuyệt đối nhận thức chính bản thân mình.
Tinh thần tuyệt đối của Hêghen được biểu hiện như sự hợp nhất, thống nhất giữa tư
duy và tồn tại, tinh thần và vật chất. Hêghen hiểu sự đồng nhất là kết quả của quá
trình phát triển của tinh thần tuyệt đối: là xuất phát điểm và nền tảng của hiện thực.

Hêghen coi sự phát triển không chỉ là sự tăng, giảm đơn thuần về lượng hay sự dịch
chuyển vị trí của vật trong không gian mà là một quá trình phủ định biện chứng liên
tiếp diễn ra,cái mới thay thế cái cũ, kế thừa những yếu tố có khả năng thúc đẩy phát
triển.

"Hiện tượng học tinh thần" thể hiện sự khái quát quá trình lịch sử nhân loại
mà Hêghen coi là hiện thân của tinh thần tuyệt đối, được trình bày theo cơ cấu:
Tinh thần chủ quan, tinh thần khách quan, tinh thần tuyệt đối.
Tinh thần chủ quan là tinh thần thuần tuý, là tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn
phát triển sơ khai. Tinh thần khách quan là giới tự nhiên, là giai đoạn tinh thần


tuyệt đối tha hoá ra dạng tồn tại khác, là các sự vật tự nhiên. Tinh thần tuyệt đối
là sự thống nhất của cả tinh thần chủ quan và tinh thần khách quan.
Theo Hêghen, trong thế giới ngoài tinh thần tuyệt đối và các biểu hiện của
nó, không còn gì khác. Ba giai đoạn phát triển của tinh thần tuyệt đối là quá trình
nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập vật chất và tinh thần,
khách thể và chủ thể.
Khoa học lôgíc là bộ phận quan trọng nhất của triết học Hêghen, nghiên
cứu tinh thần tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai nhất, là điểm xuất phát nền tảng của
toàn bộ hệ thống. Theo Hêghen, lôgíc học từ trước tới giờ có nhiều hạn chế: Các
phạm trù của lôgíc học trước đây tách rời với nội dung sự vật mà chúng thể hiện,
chưa thấy sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan trong các phạm trù lôgíc
học.
Theo Hêghen, lôgíc học là khoa học về tư duy, về những phạm trù và quy
luật của tư duy. Tư duy với tư cách là đối tượng của khoa học lôgíc được Hêghen
hiểu là tư duy thuần tuý, là tinh thần tuyệt đối. Lôgíc học là khoa học về vương
quốc của tư tưởng thuần tuý.
Hêghen phân biệt hai loại tư duy: tư duy tự nó là tinh thần tuyệt đối tạo
thành bản chất của toàn bộ hiện thực và tư duy cho nó là tư duy con người. Đây

là tư duy tự nó ở giai đoạn phát triển cao nhất. Tư duy của mỗi người phải hoạt
động theo những quy luật khách quan chung của tư duy (tư duy tự nó). Ông cho
rằng, giới tự nhiên cũng chỉ là tư duy thể hiện dưới dạng các sự vật vật chất, còn
gọi là tư duy khách quan vô thức. Sự thống nhất giữa tư tưởng và hiện thực, tinh
thần và vật chất được gọi là nguyên lý cơ bản của tư duy lôgíc.
Lôgíc học thực chất là hệ thống các phạm trù của tư duy. Luận điểm xuyên


suốt lôgíc học và toàn hệ thống của Hêghen "Cái gì hợp lý thì hiện thực và cái gì
hiện thực thì hợp lý". Đó là luận điểm thể hiện lập trường 2 mặt, vừa cách mạng,
khoa học vừa bảo thủ, phản động của ông về mặt triết học.Theo Hêghen, mâu
thuẫn là bản chất của mọi sự vật, mọi tư tưởng và khái niệm; mâu thuẫn là quá
trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Hêghen cho rằng, giữa 3 quy
luật (mâu thuẫn, lượng chất, phủ định) gắn bó hữu cơ với nhau trên mọi giai
đoạn phát triển của sự vật và khái niệm; Sự thống nhất giữa tính lịch sử và tính
lôgíc trong phát triển của các phạm trù lôgíc của ông. Đó là sự diễn lại một cách
khái quát quá trình phát triển tư tưởng nhân loại.
Triết học tự nhiên của Hêghen.Triết học tự nhiên là sự nghiên cứu lý luận
về giới tự nhiên, được hiểu như sự tồn tại khách quan của tinh thần, sự tồn tại
tinh thần dưới dạng vật chất. Quá trình hình thành giới tự nhiên là quá trình tinh
thần biểu hiện ra thành tự nhiên. Theo Hêghen, thế giới là một chỉnh thể thống
nhất, liên hệ hữu cơ không ngừng vận động và phát triển, tồn tại nhiều cấp độ
phát triển khác nhau về chất của giới tự nhiên như: cơ học, vật lý, hoá học, địa
chất, sự sống...
Nhìn chung, triết học tự nhiên của Hêghen đem lại cho con người cách nhìn
biện chứng về giới tự nhiên. Mặc dù vậy, giới tự nhiên, theo Hêghen cũng chỉ là
sự tồn tại của tinh thần dưới dạng tồn tại khác. Sự phát triển của khoa học kỹ
thuật hiện đại ngày càng chỉ ra sự bất lực của cách giải thích duy tâm về giới tự
nhiên của Hêghen.
Triết học pháp quyền của Hêghen. Trong triết học pháp quyền và triết học

lịch sử, Hêghen thể hiện những quan niệm cơ bản về các vấn đề xã hội. Hêghen
cho rằng; nhà nước là "sự ngao du" của chúa trời trong xã hội loài người, là sự thể
hiện tinh thần tuyệt đối. Ông cho rằng, con người về bản tính vốn là bất bình đẳng.


Do vậy, sự bất công, tệ nạn xã hội là tất yếu của sự phát triển xã hội, những mâu
thuẫn, xung đột giữa các đẳng cấp, tầng lớp xã hội không ngừng nảy sinh và chính
sự nảy sinh và giải quyết những mâu thuẫn trong xã hội là nguồn gốc, động lực
thúc đẩy xã hội phát triển. Hêghen cho rằng, nhà nước là tổng thể các quy chế, kỷ
cương, chuẩn mực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hoá. Hơn nữa, Hêghen còn
khẳng định nhà nước tồn tại trên mọi giai đoạn phát triển của lịch sử.
Khi giải quyết mối quan hệ giữa lập trường chính trị bảo thủ, phản động của
Hêghen với mặt cách mạng trong phép biện chứng, ông thừa nhận mâu thuẫn là
động lực phát triển, Hêghen gặp phải mâu thuẫn không thể giải quyết được.
Theo tư tưởng biện chứng thì bản thân nhà nước Phổ cũng sẽ tự phủ
định, nó phải vượt qua chính bản thân nó, nhà nước Phổ tất yếu phải nhường
chỗ cho nhà nước khác phát triển hơn, điều này trái với lập trường chính trị
của ông.
Quan niệm của Hêghen về lịch sử. Hêghen cho rằng, mỗi con người là sản
phẩm của một thời đại lịch sử nhất định, không ai có thể nhảy ra khỏi thời đại
mình như nhảy ra khỏi cửa sổ. Mỗi dân tộc cũng phát triển trong khung cảnh lịch
sử toàn thế giới nói chung, tham dự vào lịch sử toàn nhân loại, theo xu hướng
chung của cả thời đại. Lịch sử thế giới diễn ra thông qua lịch sử từng quốc gia,
dân tộc riêng lẻ và đồng thời mỗi quốc gia dân tộc phải tuân thủ toàn bộ tiến
trình lịch sử. Như vậy, Hêghen đã tiếp cận được vai trò tích cực của hoạt động
thực tiễn và nền tảng kinh tế đối với sự phát triển của đời sống xã hội cũng như
tiến trình lịch sử. Tuy nhiên, dưới góc độ duy tâm, hoạt động thực tiễn của con
người vẫn bị Hêghen coi là dạng hoạt động tinh thần. Ông chưa đánh giá đúng
vai trò của sản xuất vật chất đối với sự phát triển của xã hội.



Tự do với tư cách là chuẩn mực cơ bản để đánh giá tiến trình lịch sử chưa
được Hênghen cụ thể hoá. Song, ở mức độ nhất định, đó là sự biểu hiện của một
tư tưởng sâu sắc của Hêghen. Ông khẳng định tự do cũng như trình độ giải
phóng con người và chinh phục tự nhiên là một trong những tiêu chuẩn cơ bản
để đánh giá tiến bộ lịch sử.
Quan niệm của Hêghen về thẩm mỹ. Hoạt động nghệ thuật là một bộ phận,
một hình thức thể hiện tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Hêghen cho
rằng, nghệ thuật là một trong những phương thức "tự sản xuất" của con người
nhằm thoả mãn những nhu cầu tinh thần của mình trong thế giới hiện thực. Nghệ
thuật khám phá chân lý luôn là sự thống nhất giữa tư tưởng và hiện thực, cái đẹp
là bản thân chân lý nhưng dưới dạng nghệ thuật. Hêghen khẳng định sự sáng tạo
nghệ thuật vừa mang tính chủ quan của con người vừa mang tính nội dung khách
quan.
Dưới hình thức duy tâm, Hêghen coi nghệ thuật là hình thức thể hiện tinh
thần tuyệt đối thông qua các hình tượng nghệ thuật, Hêghen đóng vai trò to lớn
trong sự phát triển tư tưởng thẩm mỹ, đem lại cách nhìn biện chứng về tiến trình
phát triển nghệ thuật nhân loại.
Như vậy, nghiên cứu toàn bộ hệ thống triết học của Hêghen chúng ta nhận
thấy rằng Hêghen đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc khái quát triết
học. Đặc biệt Hêghen đã xây dựng nên một hệ thống phép biện chứng khá toàn
diện, đã đưa ra những khái niệm, phạm trù, nguyên lý của phép biện chứng…
Tuy nhiên điểm hạn chế lớn nhất trong triết học của Hêghen là sự mâu thuẫn
giữa hệ thống duy tâm, bảo thủ với phương pháp biện chứng mang tính cách
mạng. Do vậy, đánh giá toàn diện hệ thống triết học này, như Mác chỉ ra có tới


90 phần trăm là cạn bã, muốn sử dụng nó phải tiến hành cải tạo một cách căn
bản. Và về thực tế Mác Ăngghen đã tiến hành một cuộc cách mạng trong triết
học, sáng tạo ra một hệ thống triết học mới trên cơ sở kế thừa những giá trị, tinh

hoa trong tư tưởng triết học nhân loại mà trực tiếp là cải tạo phép biện chứng duy
tâm trong triết học của Hêghen.
Nội dung cơ bản của triết học của Phoiơbắc
Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872) nhà triết học duy vật cổ điển Đức, cũng là
nhà duy vật lớn nhất của triết học thời kỳ trước Mác. Công lao vĩ đại của
Phoiơbắc là chỗ: trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm và thần học,
ông đã khôi phục lại địa vị xứng đáng cho triết học duy vật; đã giáng một đòn rất
nặng vào triết học duy tâm của Hêghen và chủ nghĩa duy tâm nói chung. Triết
học của Phoiơbắc đối lập với triết học của Hêghen.
Phoiơbắc chứng minh rằng, thế giới là vật chất; giới tự nhiên không do ai
sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết
học nào. Do đó, cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự
nhiên. Chống lại hệ thống duy tâm của triết học Hêghen - hệ thống coi giới tự
nhiên là "sự tồn tại khác" của tinh thần, phê phán Hêghen quan niệm về con
người một cách trìu tượng và thần bí, Phoiơbắc đã phủ nhận luôn cả thành tựu vĩ
đại nhất của Hêghen là phép biện chứng, không nhìn thấy hạt nhân hợp lý trong
triết học Hêghen. Phoiơbắc cho rằng, triết học mới phải có tính chất nhân bản,
phải kết hợp với con người và khoa học tự nhiên.
Phoiơbắc cho rằng, con người không phải là nô lệ của Thượng đế hay nô lệ
của tinh thần tuyệt đối mà là kết quả phát triển của tự nhiên. Nhận thức con
người là nền tảng để nhận thức thế giới. Chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản của


triết học trên cơ sở nhận thức con người. Phoiơbắc cho rằng, con người là sự
thống nhất giữa vật chất và tinh thần. Phoiơbắc đã biến vấn đề cơ bản của triết
học thành vấn đề quan hệ giữa các khoa học giải phẫu và sinh lý, cấu trúc và
chức năng. Ông khẳng định: chỉ có thể giải quyết quan hệ vật chất và ý thức
trong nhân bản học. Nguyên lý nhân bản của triết học Phoiơbắc xoá bỏ sự tách
rời giữa tinh thần và thể xác do triết học duy tâm và triết học nhị nguyên tạo ra.
Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoiơbắc còn thể hiện ở chỗ, ông đấu

tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt
quan niệm về Thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và
thần học cho rằng, Thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con
người sáng tạo ra Thượng đế; bản chất thần thánh không là cái gì khác, mà là
bản chất con người được tinh chế, khách quan hoá, tách rời con người hiện thực
bằng xương, bằng thịt; tôn giáo là bản chất con người đã bị tha hoá. Phoiơbắc
cho rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện,
nghĩa là hướng tới cái gì đẹp nhất trong một hình tượng đẹp nhất về con người,
nhưng trong thực tế, những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất
cả ước muốn của mình vào hình tượng Thượng đế; Phoiơbắc phủ nhận mọi thứ
tôn giáo và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra
con người, chi phối cuộc sống con người. Ông cho rằng, những điều kiện sống,
môi trường và hoàn cảnh có tác động to lớn đối với tư duy và ý thức con người.
ở trong cung điện người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh. Phơ Bách
không thấy bản chất xã hội của con người, cũng như vai trò hoạt động thực tiễn
trong nhận thức và cải tạo thế giới của con người.
Tuy nhiên, triết học nhân bản của Phoiơbắc bộc lộ những hạn chế. Khi ông
đòi hỏi triết học mới - triết học nhân bản - phải gắn liền với tự nhiên thì đồng


thời đã đứng luôn trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọi hiện
tượng thuộc về con người và xã hội. Phoiơbắc là ngưòi duy vật không triệt để,
duy vật về tự nhiên và duy tâm về xã hội; Khi ông nghiên cứu xã hội thì ông
không còn là duy vật. Con người trong quan niệm của Phoiơbắc là con người
trừu tượng, phi lịch sử, mang những thuộc tính sinh học, bẩm sinh. Triết học
nhân bản của Phoiơbắc chứa đựng những yếu tố của chủ nghĩa duy tâm.
Phoiơbắc cho rằng, các thời đại khác nhau là do sự khác nhau của các tôn giáo,
muốn thay đổi xã hội cũ bằng một xã hội mới chỉ cần thay đổi tôn giáo cũ bằng
một tôn giáo mới là có xã hội mới tốt đẹp. Do vậy, thay thế cho thứ tôn giáo
sùng một vị Thượng đế cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu

của con người. Ông cho rằng, cần phải biến tình yêu thương giữa con người
thành mối quan hệ chi phối mọi quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội.
Công lao của Phoiơbắc là ở chỗ, ông không chỉ đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm mà còn đấu tranh chống lại những người duy vật tầm thường. Phoiơbắc
đã có cống hiến cho chủ nghĩa duy vật khi ông chỉ ra nguồn gốc tự nhiên của ý
thức. Tư duy, ý thức con người là sự phản ánh của dạng vật chất tổ chức cao nhất
là óc người về thế giới. Ông đã phê phán kịch liệt những người theo chủ nghĩa
hoài nghi và thuyết không thể biết. Trong khi phát triển lý luận nhận thức duy
vật, Phoiơbắc đã biết dựa vào thực tiễn, nhưng ông chỉ mới hiểu được thực tiễn
là tổng hợp những yêu cầu của con người về tinh thần, về sinh lý con người.
Mặc dù triết học của Phoiơbắc có những hạn chế, nhưng cuộc đấu tranh của
ông chống lại chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo đã có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Vì vậy,
triết học duy vật của Phoiơbắc là một trong những nguồn gốc lý luận của triết
học Mác.
Như vậy, triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn


nhưng nó đã tạo ra những thành quả kỳ diệu trong lịch sử triết học nhân loại.
Trước hết, nó đã từng bước khắc phục những hạn chế siêu hình của triết học duy
vật thế kỷ XVII - XVIII. Thành quả lớn nhất của nó là những tư tưởng biện
chứng, đạt tới trình độ một hệ thống lý luận và kế thừa phát triển chủ nghĩa duy
vật nên trình độ mới, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Triết học cổ
điển Đức là tiền đề lý luận trực tiếp cho sự xuất hiện triết học Mác.

Khi nghiên cứu về triết học cổ điển Đức, C. Mác và Ph. Ăngghen đánh giá
cao tư tưởng biện chứng của triết học Hêghen và chủ nghĩa duy vật PhoiơBắc.
C.Mác cho rằng, tính chất thần bí mà phép biện chứng mắc phải ở triết học
Hêghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày
một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng
ấy. Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, hạn chế lớn nhất của triết học

Hêghen, là mâu thuẫn sâu sắc giữa hệ thống duy tâm mang tính chất bảo thủ với
phương pháp biện chứng, cách mạng. ở Hê-ghen, phép biện chứng "bị lộn đầu
xuống đất", do đó, chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của
nó đằng sau lớp vỏ thần bí. Và về thực tế trong quá trình hoạt động khoa học,
Mác và Ăngghen đã tiến hành cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đặt
nó đứng trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Quá trình cải tạo đó, là quá trình
cắt lọc, loại bỏ những cặn bã, hạn chế của phép biện chứng duy tâm, thông qua
việc phê phán, chỉ ra những thiếu sót, sai lầm của hệ thống triết học đó.
Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, C.Mác đã dựa vào
truyền thống duy vật triết học mà trực tiếp là chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc;
đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính chất siêu hình và
những hạn chế lịch sử của nó.


Theo đó, C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng nên học thuyết triết học mới, mà
ở đó, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Đó
chính là chủ nghĩa duy vật biện chứng - một hình thức mới, một giai đoạn phát
triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học, mà trước Mác-Ăngghen, trong lịch sử
triết học chưa từng có, biểu hiện ở chỗ:
Trong lịch sử, ngay từ khi mới xuất hiện, các học thuyết triết học duy vật
cũng đã chứa đựng không ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh thần biện
chứng. Ví du , thời cổ đại đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng trong triết học
phương đông. Đó là tư tưởng của các nhà triết học thuộc phái Âm Dương, Ngũ
hành, Nho, Phật… với các quan niệm vô thường, vô ngã, biến dịch, luân hồi,
nghiệp chướng, sự chuyển hoá , sinh khắc-khắc sinh….
Ở Phương tây cổ, trung đại có nhiều nhà triết học, mà điển hình là nhà biện
chứng Hê raclit, với luận điểm nổi tiếng không ai tắm hai lần trên một dòng
sông; thế giới này đã, đang và mãi mãi là ngọn lửa bùng cháy, không tàn lụi…
Nhà triết học duy vật Đê Môcrit với học thuyết nguyên tử luận đã thể hiện khá
đúng đắn tư tưởng biện chứng khi trình bày cơ sở của quá trình vận động, biến

đổi của thế giới các sự vật hiện tượng là do sự kết hợp và vận động chuyển hoá
của các nguyên tử…Mà đỉnh cao là phép biện chứng duy tâm khách quan của
Hêghen và chủ nghĩa duy vật siêu hình của PhoiơBắc. Song, do hạn chế của điều
kiện xã hội và của trình độ phát triển khoa học với nhiều lý do khác nữa, nên
chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử luôn tách rời nhau. Nếu phép
biện chứng thì lại là phép biện chứng duy tâm (phép biện chứng duy tâm của
Hêghen), còn chủ nghĩa duy vật lại là chủ nghĩa duy vật siêu hình( chủ nghĩa duy
vật thế kỷ XV-XVII; ngay cả triết học duy vật của Phoiơbắc, cũng chưa vượt
triết học duy vật thế kỷ XV-XVII ). Chưa khi nào trong lịch sử triết học có sự kết


hợp giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật. Theo Mác: "khuyết điểm chủ
yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước tới nay- kể cả chủ nghĩa duy vật của
Phoiơbắc - là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình
thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động
cảm giác của con người, của thực tiễn" (1). Khắc phục nhược điểm của chủ nghĩa
duy vật Phoiơbắc là quan điểm triết học nhân bản, xem xét con người tộc loại,
phi lịch sử, phi giai cấp, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng chủ nghĩa duy vật
triết học chân chính khoa học bằng cách xuất phát từ con người thực hiện -con
người hoạt động thực tiễn mà trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn
đấu tranh chính trị - xã hội. Nói cách khác, chủ nghĩa duy vật cũ là chủ nghĩa
duy vật bị "cầm tù" trong cách nhìn chật hẹp, phiến diện của phép siêu hình và
duy tâm về xã hội. Trong khi đó, phép biện chứng lại được phát triển trong cái
vỏ duy tâm thần bí của một số đại biểu triết học cổ điển Đức, đặc biệt trong triết
học Hêghen. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra cơ sở duy tâm của triết học
Hêghen, vạch ra mâu thuẫn chủ yếu giữa hệ thống triết học bảo thủ, giáo điều
với phương pháp biện chứng cách mạng. Hệ thống triết học của Hêghen đã coi
thường nội dung đời sống thực tế và xuyên tạc bức tranh khoa học hiện thực.
Phép biện chứng duy tâm của Hêghen đã bất lực trước sự phân tích thực tiễn,
phân tích sự phát triển của nền sản xuất vật chất và đặc biệt là bất lực trước sự

phân tích các sự kiện chính trị. Với việc kết hợp một cách tài tình giữa việc giải
phóng chủ nghĩa duy vật khỏi tính chất trực quan, máy móc siêu hình và giải
phóng phép biện chứng khỏi tính chất duy tâm thần bí, Mác và Ph.Ăngghen, lần
đầu tiên trong lịch sử, đã sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó
là chủ nghĩa duy vật biện chứng.( đó là quá trình cải tạo phép biện chứng duy
(1)

C.Mác và PH.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.3, tr.


tâm của Hêghen, đặt nó trên nền tảng chủ nghĩa duy vật và cải tạo chủ nghã duy
vật siêu hình PhoiơBắc thành chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Trong quá trình xây dựng thế giới quan mới, C.Mác và Ph.Ăngghen không
hề phủ nhận, mà trái lại, đã đánh giá cao vai trò của các nhà triết học và các học
thuyết triết học tiến bộ trong sự phát triển xã hội. Tuy vậy, các ông cũng khẳng
định rằng, khuyết điểm chủ yếu của các học thuyết duy vật trước Mác là chưa có
quan điểm đúng đắn về thực tiễn, do đó, thiếu tính triệt để, chỉ duy vật về tư
nhiên, chưa thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử xã hội. Trong lúc đó , phép
biện chứng duy tâm của Hêghen coi sự vận động phát triển theo qui luật biện
chứng là ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới, phủ nhận quá trình vận động biện
chứng của thực tiễn lịch sử xã hội. Mác và Ph. Ăngghen đã vận dụng quan điểm
duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội và mở rộng vào nghiên cứu
một lĩnh vực đặc thù của thế giới vật chất là tồn tại có hoạt động con người, tồn
tại thống nhất, khách quan-chủ quan. Với việc kết hợp một cách thiên tài giữa
quá trình cải tạo triệt để chủ nghĩa duy vật và cải tạo những quan điểm duy tâm
về lịch sử xã hội, Mác và Ph.Ăngghen đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận
thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất
của tư tưởng khoa học.
Sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết

học nhân loại. Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy triết
học nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học mới về chất, hoàn bị nhất,
triệt để nhất trong đó thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng,
giữa quan niệm duy vật về tự nhiên với quan niệm duy vật về đời sống xã hội,
giữa việc giải thích hiện thực về mặt triết học với cuộc đấu tranh cải tạo hiện


thực bởi thực tiễn cách mạng. Sự ra đời của triết học Mác cũng đã tạo nên bước
ngoặt cách mạng trong sự phát triển lí luận khoa học về chiến tranh và quân đội,
đặt nền móng cho sự ra đời của học thuyết quân sự vô sản. Với lập trường nhất
nguyên duy vật và phương pháp biện chứng cách mạng, lần đầu tiên khoa học
quân sự đã giải quyết một cách đúng đắn, khoa học các vấn đề về tính chất xã hội
của chiến tranh; về nguồn gốc, bản chất của chiến tranh, của quân đội; chỉ ra mối
liên hệ nội tại và sự phụ thuộc tất yếu của chiến tranh, của quân đội vào chính trị,
vào cơ sở kinh tế..., do đó, cũng tạo ra những nhận thức có tính bước ngoặt trong
quá trình xây dựng quân đội kiểu mới, chuẩn bị tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa và con đường loại trừ chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội.
Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo ra một triết học hoàn toàn mới, chính là việc
các ông đã khám phá ra bản chất, vai trò của thực tiễn, luôn gắn bó một cách hữu
cơ giữa quá trình phát triển lí luận với thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động. Thống
nhất giữa lí luận và thực tiễn là động lực chính để Mác và Ph.Ăngghen sáng tạo
ra một triết học chân chính khoa học, đồng thời trở thành một nguyên tắc, một
đặc tính mới của triết học duy vật biện chứng. Đây cũng chính là một nội dung
quan trọng của bước ngoặt cách mạng trong triết học do Mác và Ph.Ăngghen
thực hiện.
Triết học Mác không chỉ có chức năng giải thích thế giới hiện tồn, mà đã
trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới thông qua tiến trình
cách mạng. "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác
nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới"


(1)

. Luận điểm đó của Mác không những

chỉ ra sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết học của các ông với tất cả các học
(1)

C.Mác và PH.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.1995, t.3, tr. 12.


thuyết triết học trước đó, mà còn là sự khái quát một cách cô đọng, sâu sắc thực
chất cuộc cách mạng do các ông thực hiện trong lĩnh vực này.
Mác và Ph.Ăngghen đã công khai tính đảng của triết học, biến triết học của
mình thành vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản. Do gắn bó mật thiết với cuộc
đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản- giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất,
một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và sự
phát triển xã hội - mà triết học Mác, đến lượt nó, lại trở thành hạt nhân lí luận
khoa học cho thế giới quan cộng sản của giai cấp công nhân. ở triết học, tính
đảng và tính khoa học thống nhất hữu cơ với nhau. Sự kết hợp một cách nhuần
nhuyễn giữa lí luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo nên
bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác- một điều
kiện tiên quyết để giai cấp công nhân thực hiện được sứ mệnh lịch sử vĩ đại của
mình.
Triết học Mác ra đời cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học
muốn biến triết học thành "khoa học của mọi khoa học", đứng trên mọi khoa
học, xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa triết học với khoa học cụ thể. Trên thực
tế, Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng lí luận triết học của mình trên cơ sở khái
quát các thành tựu của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Ph.Ăngghen đã
vạch ra rằng, mỗi lần có phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa

học tự nhiên, thì chủ nghĩa duy vật không trách khỏi phải thay đổi hình thức của
nó. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và
phương pháp luận chung cần thiết cho sự phát triển của mọi khoa học cụ thể. Sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết phải có tư
duy biện chứng duy vật và ngược lại, chỉ có dựa trên những thành tựu của khoa


học hiện đại để phát triển thì triết học Mác mới không ngừng nâng cao được sức
mạnh "cải tạo thế giới" của mình.
Triết học Mác còn mang tính sáng tạo,tính nhân đạo cộng sản. Sự ra đời và
phát triển của triết học Mác là kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học công phu
và sáng tạo của Mác và Ph.Ăngghen. Lịch sử hình thành, phát triển của triết học
Mác cho thấy đây chính là một học thuyết triết học chân chính khoa học đã và
đang phát triển giữa dòng văn minh nhân loại, gắn với thực tiễn sinh động của
phong trào công nhân. Sáng tạo chính là đặc trưng chủ yếu ngay trong bản chất
của triết học Mác - một học thuyết phán ánh thế giới vật chất luôn luôn vận động
phát triển. Triết học Mác là một hệ thống mở luôn luôn được bổ sung, phát triển
bởi những thành tựu khoa học và thực tiễn.. Không được coi những nguyên lý
triết học Mác là những giáo điều, mà chỉ là kim chỉ nam cho nhận thức và hành
động, cần phải vận dụng một cách sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh cụ
thể.
Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như
một tất yếu lịch sử, không những vì nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất
là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp
lôgíc của lịch sử tư tưởng nhân loại. Càng không phải là sự kết hợp cơ học
giữa phép biện chứng duy tâm của Hêghen với chủ nghĩa duy vật nhân bản
của Phoiơbắc như một số quan điểm đã đưa ra. Trong quá trình nghiên cứu
lý luận và hoạt động thực tiễn cách mạng Mác và Ăngghen đã biết “đứng
trên vai những người khổng lồ của thời đại” để thực hiện cuộc cách mạng
trong triết học




×