Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.36 KB, 5 trang )

Chuyên đề: Kinh tế học

GV: PGS.TS. Đinh Đăng Quang

CHUYÊN ĐỀ MÔN KINH TẾ HỌC
Câu 1: Vì sao hàm tiêu dùng Keynes được một số nhà kinh tế học cho là
đúng đắn nhưng lại có một số nhà kinh tế học khác cho là không đúng
trong mọi trường hợp.
Trả lời:
- Hàm tiêu dùng Keynes:
Trong đó:
: Tiêu dùng của nền kinh tế.
: Hằng số - tiêu dùng tối thiểu.
: Thu nhập cho phép sử dụng của người tiêu dùng.
MPC: Khuynh hướng tiêu dùng cận biên. (Mức gia tăng tiêu dùng khi thu nhập
tăng 1 đơn vị)
khi

- Các phỏng đoán của Keynes về hàm tiêu dùng:
 Khuynh hướng tiêu dùng cận biên .
 Khuynh hướng tiêu dùng bình quân APC giảm khi thu nhập tăng:
 Tiêu dùng ảnh hưởng chủ yếu là thu nhập.
- Các thành công của Keynes về hàm tiêu dùng dẫn đến việc một số nhà kinh
tế học cho là đúng đắn:
 Điều tra số liệu tiêu dùng của các gia đình cho thấy phỏng đoán đúng.
 Thu nhập ảnh hưởng đến tiêu dùng (Có tích lũy khi thu nhập tăng).
- Vấn đề nan giải của tiêu dùng làm một số nhà kinh tế học cho rằng hàm
Keynes không đúng trong dài hạn:
 Giả thiết về sự đình trệ muôn thủa bắt nguồn từ hàm Keynes:
Khi thu nhập tăng thì tiêu dùng tăng, do đó tiết kiệm tăng. Từ đó sẽ không đủ
nhà đầu tư thu hết toàn bộ lượng tiết kiệm này. Nó sẽ làm giảm tổng cầu trong



Trần Châu An – KTHN1805

1


Chuyên đề: Kinh tế học

GV: PGS.TS. Đinh Đăng Quang

nền kinh tế. Dẫn đến việc khu vực sản xuất giảm hay tổng cung giảm xuống, sẽ
gây nên nền kinh tế suy thoái.
Thế nhưng nền kinh tế thế giới không suy thoái sau khi chiến tranh thế giới
thứ 2 kết thúc. Trong khi đó trong thời kì này thu nhập trong nền kinh tế tăng
theo thời gian => Xem lại hàm Keynes.
 Nhà kinh tế học Simon đã công bố kết quả nghiên cứu về tiêu dùng trên
cơ sở số liệu dài hạn của nền kinh tế Mỹ từ năm 1869-1940 có thu nhập cho
phép sử dụng của người tiêu dùng (Y) tăng nhưng APC= const. Do đó Hàm tiêu
dùng của Keynes chưa đúng trong dài hạn mà chỉ đúng trong ngắn hạn.
 Có thể sẽ tồn tại một hàm tiêu dùng trong dài hạn.
Câu 2: Hiểu như thế nào là nợ chính phủ? Quan điểm của Ricado về nợ
chính phủ khác với quan điểm truyền thống như thế nào?
Trả lời:
- Nợ chính phủ là một phần của nợ công (nợ quốc gia). Phản ánh tổng giá trị
các khoản tiền mà chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương đi vay.
- Lý do chính phủ phải đi vay:

Thu thuế (Thu chính phủ)
(T)


Chi tiêu (Chi tiêu chính phủ)
(G)

 T > G: Thặng dư ngân sách chính phủ.
 T = G: Cân bằng ngân sách chính phủ.
 T < G: Thâm hụt ngân sách chính phủ => Chính phủ phải đi vay.
- Quan điểm truyền thống về nợ chính phủ:
Chính phủ giảm thuế để vay nợ sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế cả
trong dài hạn và ngắn hạn.
 Trong dài hạn:
Việc giảm thuế sẽ khuyến khích tăng tiêu dùng => Tiết kiệm giảm => Lãi suất
tăng lên => Đầu tư nền kinh tế giảm xuống.
Do Giảm đầu tư nên phải khắc phục bằng việc nợ nước ngoài tăng => Tích
lũy nên kinh tế giảm.

Trần Châu An – KTHN1805

2


Chuyên đề: Kinh tế học

GV: PGS.TS. Đinh Đăng Quang

 Trong ngắn hạn:
Giảm thuế => khuyến khích chi tiêu tiêu dùng => Doanh nghiệp gia tăng đầu
tư.
Kích thích tiêu dùng tăng => Tiết kiệm giảm => Lãi suất tăng => Đầu tư trong
nước tăng => Đầu tư nước ngoài tăng.
- Quan niệm Ricado về nợ chính phủ:

 Người tiêu dùng biết nhìn xa trông rộng hiểu được rằng việc vay nợ
chính phủ hôm nay đồng nghĩa với mức thuế cao hơn trong tương lai. Chính
sách cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chính phủ không làm giảm gánh nặng
thuế khóa, nợ chỉ làm cho nó giãn ra. Cho nên thu nhập thường xuyên của người
tiêu dùng không tăng và bởi vậy tiêu dùng cũng không tăng.
 Chúng ta hãy giả sử chính phủ vay nợ 1 triệu đồng của một người dân
(bằng cách bán cho anh ta 1 tờ trái phiếu trị giá 1 triệu đồng), sau đó cắt giảm 1
triệu đồng tiền thuế mà anh ta đáng lẽ phải nộp. Về thực chất, chính sách này
giống như việc đưa anh ta món quà là trái phiếu chính phủ 1 triệu đồng. Một mặt
của trái phiếu ghi “chính phủ nợ bạn, người giữ trái phiếu một khoản 1 triệu
đồng cộng với lãi suất”. Mặt kia của trái phiếu ghi rằng “bạn, người đóng thuế,
nợ chính phủ 1 triệu đồng cộng với lãi suất”. Như vậy quà tặng là một trái phiếu
của chính phủ được trao cho người dân điển hình không làm cho anh ta giàu lên
hay nghèo đi, vì giá trị của trái phiếu được bù lại bằng nghĩa vụ nộp thuế trong
tương lai.
 Nguyên tắc chung là nợ chính phủ tương đương với thuế trong tương lai,
và nếu người tiêu dùng biết nhìn xa trông rộng, thì anh ta phải nhận định rằng
thuế trong tương lại tương đương với cách tài trợ cho nó bằng thuế.
 Hàm ý tương đương của Ricado là chính sách cắt giảm thuế được tài trợ
bằng nợ không tác động tới tiêu dùng. Các hộ gia đình sẽ tiết kiệm phần thu
nhập sử dụng tăng thêm để sau nay trả cho phần nợ thuế đã hàm chứa ngay tỏng
chính sách cắt giảm thuế. Như vậy, sự gia tăng tiết kiệm các nhân vừa đủ để bù
lại sự giảm sút trong tiết kiệm công cộng. Tiết kiệm quốc dân tức tổng của tiết
kiệm các nhân và tiết kiệm công cộng vẫn giữ nguyên như cũ. Chính sách cắt

Trần Châu An – KTHN1805

3



Chuyên đề: Kinh tế học

GV: PGS.TS. Đinh Đăng Quang

giảm thuế do đó không gây ra tác động như phương pháp phân tích truyền thống
dự báo.
Câu 3: Các nhà kinh tế học giải thích như thế nào về hiện tượng: “Đầu tư
tăng trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng”.
Trả lời:
- Đầu tư là hoạt động mua “tư bản hiện vật” nhằm thay thế một phần tài sản
đã hao mòn nhằm nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Đầu tư nói chung là hy sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành hoạt động nào
đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực bỏ
ra nhằm đạt được kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt
được kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải
gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, tài
nguyên thiên nhiên hoặc là sức lao động trí tuệ.
- Kinh tế phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp
chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Sự
gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân
trên đầu người. Đây là tiêu thức thể hiện quá trình biến đổi về lượng của nền
kinh tế, là điều kiện để nâng cao mức sống vật chất.
- Theo Keynes, khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể
xuất hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt
đối được nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập
và tiêu dùng. Đặc biệt khi người ta đạt đến sự tiện nghi nào đó, thì họ sẽ trích từ
phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn. Đây
là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes,
khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng
tiêu dùng. Song do quy luật tâm lý nêu trên, nên sự gia tăng tiêu dùng nói chung

chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng tăng theo tốc độ
gia tăng thu nhập. Nói cách khác, tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh
hơn. Keynes cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là xu hướng của mọi
Trần Châu An – KTHN1805

4


Chuyên đề: Kinh tế học

GV: PGS.TS. Đinh Đăng Quang

xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nhanh tích lũy.
Tăng tích lũy sẽ làm tăng sự đầu tư.
- Mặt khác, trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng làm cho thu nhập tăng lên. Đến
lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là quá trình
số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư
mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới - nền kinh tế tăng trưởng. Quá trình
này được tính toán như sau:
K = dR/dI
Trong đó:
dR là gia tăng thu nhập
dI là gia tăng đầu tư.
K là số nhân.
Vì dI = Ds nên K = dR/dI = dR/dS = dR/(dR-dC) = 1/(1-dC/dR)
(dC: là gia tăng tiêu dùng; dS: là gia tăng tiết kiệm)
- Hơn nữa, giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích
đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta sẽ tiếp tục đầu tư, chừng nào
hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường. Mà khi kinh tế tăng
trưởng tích lũy lớn sẽ làm lãi suất thị trường giảm sẽ kích thích đầu tư.


Trần Châu An – KTHN1805

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×