Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

MO DUN 24 BD và SC hệ thống nhiên liệu dùng BCHK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.28 MB, 74 trang )

Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Bài 1: THÁO LẮP-NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG
CƠ XĂNG (DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ)
Thời gian: 32 giờ
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
-

Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo, nguyên lý làm việc của hệ thống
nhiên liệu động cơ (dùng bộ chế hòa khí)

-

Tháo lắp được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng yêu
cầu kỹ thuật

-

Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

-

Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:
I. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống nhiên liệu ô tô.
1.Nhiệm vụ
Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng có nhiệm vụ chuẩn bị và cung cấp hổn hợp hơi
xăng và không khí vào xy lanh động cơ, bảo đảm đủ số lượng và thành phần của hòa khí
luôn luôn phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.


2- Yêu cầu
 Có độ tin cậy cao, làm việc êm, an toàn.
 Nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn, trong sản phẩm cháy không có các thành
phần khí thải độc hại ôxytcacbon (co), các loại ôxytnitơ (Nox), và nhiên liệu chưa
cháy hết CmHn
 Điều chỉnh được số lượng hòa khí, đồng thời cả lượng nhiên liệu và lượng không
khí cấp vào động cơ để bảo đảm thành phần hổn hợp yêu cầu. phù hợp với tải
trọng của động cơ.
3. Phân loại
Trên động cơ xăng ngày nay thường sử dụng hai phương pháp cung cấp nhiên liệu:
phương pháp dùng bộ chế hoà khí và phương pháp phun xăng.
4. Hỗn hợp cháy trong động cơ xăng
a. Khái niệm
Hỗn hợp cháy là hỗn hợp hoà trộn giữa xăng và không khí
Tỷ lệ hỗn hợp cháy :
+ Để đốt cháy hoàn toàn 1 kg xăng cần 15 kg không khí, nên tỷ lệ hỗn hợp 1/15 gọi
là hỗn hợp trung bình, có tốc độ cháy khoảng 22 m/s  30 m/s.
Hỗn hợp cháy có:
Tỷ lệ 1/15  1/13 gọi là hỗn hợp giàu hay đậm đặc.

1


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Tỷ lệ 1/13  1/8 gọi là hỗn hợp quá giàu hay quá đậm đặc.
Tỷ lệ 1/15  1/ 17 gọi là hỗn hợp nghèo hay loãng.
Tỷ lệ 1/18  1/21 gọi là hỗn hợp quá nghèo hay quá loãng.
Hỗn hợp có tỷ lệ > 1/5; < 1/22 không cháy được.
Biểu đồ quan hệ tốc độ xe và tỷ lệ hỗn hợp khí :( hình 1.1)


Hình 1.1 Quan hệ tỷ lệ hỗn hợp cháy và tốc độ xe
Khi khởi động ( bướm ga mở nhỏ ) động cơ nguội, yêu cầu hỗn hợp đậm đặc để động
cơ dễ nổ, tỷ lệ từ 1/8  1/12 ( = 0,4  0,8).
Khi chạy không tải ( bướm ga nổ nhỏ ) yêu cầu lượng nhiên liệu ít nhưng cần đậm
đặc, để đảm bảo động cơ chạy cầm chừng, ổn định không sợ chết máy, tỷ lệ khoảng 1/12
 1/13 ( = 0,4  0,8).
Khi chạy tải trung bình: yêu cầu hỗn hợp trung bình, để đảm bảo tính kinh tế, tỷ lệ
khoảng 1/15 ( = 1,07  1,15).
Khi chạy toàn tải: yêu cầu tỷ lệ cao, hỗn hợp đậm đặc để động cơ phát hết công suất,
tỷ lệ khoảng 1/12 ( = 0,75  0,9).
Khi tăng tốc: yều cầu hỗn hợp phải đậm đặc để động cơ phát hết công suất, tăng tốc
nhanh chóng, tỷ lệ khoảng 1/12  1/10 ( = 0,6  0,8).
b. Đặc tính chung của xăng
Xăng là 1 hợp chất cácbuahydrô, được chưng cất từ dầu mỏ, khi cháy toả nhiệt độ
cao. Đặc tính chung của xăng :
Tỷ trọng 0,743 Kg/dm3, có khả năng bốc hơi tốt.
Nhiệt trị 10500  11000 Kalo/ cm3
Cháy kích nổ: là hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu bốc cháy với tốc độ rất nhanh khoảng
2000  3000 m/s, với nhiều mầm lửa xuất hiện cùng một lúc ( không do tia lửa điện)
làm áp suất buồng đốt tăng đột ngột gây xung lực rất mạnh, ảnh hưởng tới sự làm việc
bình thường của các chi tiết và gây phá hỏng chi tiết .

2


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Để tăng khả năng chống cháy kích nổ của nhiên liệu, người ta thường pha vào xăng
1 lượng chì (Cloêtyl chì). Hiện nay không sử dụng xăng pha chì vì độc hại, gây ô nhiễm

môi trường.
Đánh giá khả năng chống kích nổ của xăng bằng trị số ốc tan. Ký hiệu : Xăng A72,
A76, A83, A90, A92 ... Chỉ số ốc tan càng cao thì khả năng chống kích nổ của xăng càng tăng.
II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
1. Loại tiếp vận bằng trọng lực:

Hình 1.2: Động cơ có hệ thống tiếp vận bằng trọng lực
Thùng xăng đặt cao hơn bộ chế hoà khí, xăng chảy xuống bộ chế hòa khí nhờ trọng
lực. Nắp thùng xăng có lỗ thông hơi để luôn có áp suất không khí trong thùng xăng. Khoá
xăng đăt dưới thùng xăng để khoá xăng khi cần sửa chữa. Cách tiếp vận này được áp
dụng cho động cơ cỡ nhỏ và xe gắn máy.
2. Loại tiếp vận bằng bơm xăng:

Hình 1.3: Động cơ có hệ thống tiếp vận dùng bơm xăng
1. lỗ thông khí trời; 2. Thùng chứa; 3. Bơm xăng; 4. Bình lọc xăng;
5. Bình lọc gió; 6. Bộ chế hòa khí; 7. Cam lệch tâm; 8. Khóa xăng
Thùng chứa xăng đặt thấp hơn bộ chế hoà khí, bơm xăng dược dẫn động bằng cam
lệch tâm của trục cam. Bơm xăng hút xăng từ thùng chứa đưa qua bình lọc đến bộ chế
hoà khí, áp suất bơm được thay đổi tùy theo yêu cầu của động cơ thông thường vào
khoảng 23 kg/cm2. Cách tiếp vận này được áp dụng cho động cơ cỡ lớn.

3


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

III. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế
hòa khí)
1. Tháo lắp các bộ phận của hệ thống tiếp vận nhiên liệu xăng
a. Tháo rời động cơ:

- Xả hết xăng khỏi thùng chứa: Chú ý công việc phòng cháy
- Tháo dây âm (-) bình ắc qui
- Tháo các đường ống dẩn xăng: Chỉ tháo các đoạn ống cần thiết
- Tháo thùng chứa
- Tháo bơm xăng: Nếu là bơm dẩn động cơ khí nên quay trục khuỷu cho cam điều
khiển bơm xăng ở vị trí không đội.
b. Tháo rời chi tiết:
(1) Bơm xăng: (bài sau)
(2) Thùng chứa xăng:
- Tháo bộ phận đo mức xăng: Tháo cả cụm đem ra ngoài.
- Tháo van khóa: Trước khi tháo có thể phun dung dịch tẩy rỉ sét cho dễ tháo.
(3) Lọc xăng:
- Đối với lọc xăng chế tạo nguyên khối: Thay mới khi đủ thời gian sử dụng hoặc
khi lọc xăng quá bẩn.
- Đối với lọc xăng loại có thể tháo rời: Tháo đai ốc cốc xăng hoặc đai ốc giữ hộp
ngoài, sau đó tháo phần tử lọc ra ngoài.
(4) ống dẩn xăng:
- Chỉ tháo khi cần thiết.
- Đối với ống cao su có thể xoay ồng 12 vòng trước khi rút ống ra khỏi mối nối.
- Đối với ống kim loại: Khi tháo đai ốc đầu ống phải giữ không cho ống bị
xoay theo.
2. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài.
 Làm sạch bên ngoài bơm xăng, lọc xăng, bộ chế hòa khí
 Kiểm tra rò rỉ xăng ở các đường ống, lọc xăng, bộ chế hòa và thùng chứa.
3. Lắp các bộ phận lên động cơ:
Tiến hành ngược với trình tự tháo sau khi sửa chữa hư hỏng hoặc thay mới, cần
chú ý:
- Thay lọc xăng mới đại tu động cơ.
- Các bộ phận phải đạt yêu cầu kỹ thuật khi lắp trở lại.
- Kiểm tra sự làm kín của hệ thống trước khi cho động cơ vận hành.


4


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

2. Qui trình tháo bộ chế hòa khí
CÁC BỘ PHẬN CỦA BỘ CHẾ HÒA KHÍ

Hình 1.4 Các chi tiết trên nắp bộ chế hòa khí
2.1. Trình tự tháo tháo bộ chế hòa khí ra khỏi động cơ
Để tách bộ chế hòa khí ra khỏi động cơ, trước tiên chúng ta thực hiện một số công
việc sau:
(1) Xả nước làm mát ra khỏi động cơ.
(2) Tháo lọc gió.
(3) Tháo dây ga ra khỏi bộ chế hòa khí.
(4) Tháo dây cáp từ hộp số tự động.
(5) Tháo đầu nối điện đến bộ chế hòa khí.
(6) Tháo các đường ống.
 Đường nhiên liệu cung cấp đến bộ chế hòa khí.
 Ống nối tới bộ OVCV.
 Các đường ống chống ô nhiểm. Cần phải lưu ý vị trí của chúng.

5


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Hình 1.5 Các chi tiết trên thân bộ chế hòa khí
(7) Nới lỏng đều các đai ốc và tháo bộ chế hòa khí ra khỏi đường ống nạp.


(8) Dùng vải che kín đường ống nạp.

6


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

2.2. Tháo rời bộ chế hòa khí
a. Tháo nắp bộ chế hòa khí
1. Tháo các cực điện ra khỏi đầu nối điện và chú ý vị trí của nó.
2. Tháo đường ống chân không đến bộ CB.

3. Tháo cơ cấu truyền động bộ CB.
4. Tháo cơ cấu truyền động từ cam cầm
chừng nhanh.
5. Tháo lò xo.

6. Tháo các con vít lắp ghép phần trên bộ chế hoà khí với thân của nó.
(1) Tấm đánh số.
(2) Giá đở A.
(3) Giá đở B.

7. Nâng phần trên bộ chế hòa khí ra ngoài. Lấy đệm làm kín.
8. Tháo phao xăng và van ra khỏi nắp bộ chế hòa khí.
9. Tháo đế van và đệm làm kín. Cần chú ý là phải lựa chọn tuốc nơ vít cho phù hợp với
công việc.

7



Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

10. Tháo piston của mạch làm đậm.
 Nới lỏng vít giữ.
 Giữ piston và tháo bộ chận piston.
 Tháo piston và lò xo của mạch làm đậm.
11. Tháo bộ OVCV.
12. Tháo tấm đậy.

13. Tháo bộ điều khiển bướm gió mở toàn phần.
14. Tháo vỏ bộ điều khiển bướm gió mở tự động.
 Tháo ba con vít.
 Lấy vòng chận, vỏ bộ điều khiển bướm gió, đệm kín…

15. Tháo bộ điều khiển bướm gió mở một phần.
 Tháo ba con vít, nắp và đệm kín.
 Tháo vòng chữ E, vòng chận, vòng đệm và màng.

8


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Với kiểu hai màng:

 Tháo 3 con vít, nắp che, lò xo, màng và vỏ bộ CB. Tháo vòng chữ E, vòng
chận và màng.

b. Tháo phần thân bộ chế hòa khí

1. Tháo bộ DP.

2. Tháo các gic lơ và van làm đậm.
 Dùng SST tháo gic lơ chạy chậm (1).
 Tháo van làm đậm (b).
 Tháo gic lơ chính thứ cấp©.
 Tháo đai ốc (d) và đệm làm kín.
 Tháo gic lơ chính sơ cấp (e).

9


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

3. Tháo ống khuếch tán nhỏ thứ cấp.


Tháo hai con vít.

 Tháo ống khuếch tán nhỏ
 Đệm làm kín.

4. Tháo van Solenoid và đệm kín.
5. Tháo bộ điều khiển bướm ga thứ cấp.

 Tháo lò xo.
 Tháo hai con vít.
 Tách mối nối và tháo bộ điều khiển bướm ga thứ cấp.
6. Rã bộ điều khiển bướm ga thứ cấp.



Tháo 4 con vít.



Tháo màng .

7. Tháo bơm tăng tốc.
8. Tháo nút.
10. Tháo mặt kính buồng phao.
11. Tháo đế bộ chế hòa khí.
 Tháo 3 con vít.
 Tách đế bộ chế hòa khí ra khỏi thân.

10


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

12. Dùng hóa chất làm sạch thân bộ chế hòa khí và các mạch nhiên liệu và không khí.
2.3. Lắp bộ chế hòa khí
a. Lắp chi tiết bộ chế hòa khí
1. Lắp đế bộ chế hoà khí vào thân của nó và chú ý vấn đề làm kín.
2. Thay mới O ring và lắp lại mặt kính kiểm tra mức nhiên liệu.

3. Lắp bơm tăng tốc phụ: AAP
(1) Màng.
(2) Lò xo.
(3) Nắp.


4. Lắp nút.
5. Lắp bơm tăng tốc.

(1) Lò xo
(2) Màng
(3) Nắp.
6. Lắp bộ điều khiển bướm ga thứ cấp.

11


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

(1) Nắp đậy.
(2) Lò xo.
(3) Màng.
(4) Nắp che.
(5) Kẹp.
(6) Móc dây.
7. Thay mới đệm kín và lắp bộ điều khiển bướm ga thứ cấp vào bộ CHK.
 Thay đệm làm kín.
 Lắp bộ điều khiển bướm ga thứ cấp.
 Lắp lò xo hồi vị.

8. Lắp van solenoid.
Thay mới O Ring.
Lắp van với một đệm kín mới.

9. Lắp ống khuếch tán nhỏ thứ cấp với một đệm kín mới.


10. Lắp các gic lơ và van làm đậm.
 Gic lơ chính thứ cấp với một đệm mới.

12


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

 Gic lơ chính sơ cấp với một đệm mới.
 Van làm đậm.
 Đai ốc với đệm kín mới.
 Lắp gic lơ chạy chậm với O-ring mới.

11. Lắp bộ DP
b. Lắp các bộ phận trên nắp bộ chế hòa khí
1. Lắp bộ CB ( Kiểu một màng).
 Đưa màng vào vị trí của nó và lắp miếng chận, lò xo với một vòng chữ E.
 Đưa trục của màng vào lỗ của nó.
 Lắp lò xo, nắp của bộ CB.

Kiểu hai màng
 Đưa màng trong vào vị trí của nó và lắp miếng chận với vòng chữ E.
 Đưa trục màng bên trong vào lỗ của nó.
 Lắp các bộ phân còn lại gồm:
(1) Lò xo.
(2) Vỏ
(3) Màng ngoài.
(4) Nắp

13



Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

2. Lắp vỏ bộ điều khiển buớm gió tự động.

 Thay đệm kín mới.
 Đưa lò xo lưỡng kim vào cần điều khiển bướm gió và lắp vỏ điều khiển bướm gió tự
động.
 Lắp dấu trên vỏ trùng với dấu trên đế của nó và xiết chặt.
3. Lắp cơ cấu điều khiển bướm gió mở toàn phần CO với vít và móc khóa.
4. Lắp tấm đậy với đệm kín mới.

5. Lắp bộ OVCV với 3 con vít.
6. Lắp pison làm đậm.
 Đưa lò xo và piston làm đậm vàp lỗ của nó.
 Xiết chặt con vít với tấm chận.

14


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

7. Lắp đế van kim với một đệm kín mới.
8. Lắp van và phao.

 Lắp lò xo, piston vào van.
 Lắp bộ van kim vào đế van cho đúng.
 Lắp phao xăng và trục của nó.
9. Điều chỉnh mức phao.

 Kiểm tra khe hở giữa nắp và phao.
 Nếu không đúng điều chỉnh vị trí A của phao xăng.

10. Nâng phao và dùng thước kẹp kiểm tra khoảng cách giữa mặt nắp bộ chế hoà khí và
đáy của phao.
 Xác định khoảng cách..

15


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

 Nếu không đúng, điều chỉnh phần B của phao.

11. Lắp lại van và phao xăng.
12. Thay mới đệm kín và lắp nắp vào thân bộ chế hòa khí.

(1) Giá B.
(2) Giá A.
(3) Miếng nhôm ( Number plate).
 Lắp lò xo.
 Nối cần điều khiển cầm chừng nhanh.
 Nối cần điều khiển của bộ CO.
 Móc dây.
15. Lắp đường ống chân không của bộ CB.
16. Đưa các cực điện vào đầu nối của nó.

16



Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

c. Điều chỉnh bộ chế hòa khí
1. Kiểm tra điều chỉnh bướm ga sơ cấp.
a. Góc mở là 90° từ phương nằm ngang.
b. Điều chỉnh bằng cách uốn cần bướm ga sơ cấp như hình vẽ.

c. Với bướm ga sơ cấp mở hoàn toàn, bướm ga thứ cấp mở hoàn toàn và kiểm tra góc mở
của bướm ga thứ cấp.
 89° từ mặt nằm ngang.
 Điều chỉnh bằng cách uốn cần bướm ga thứ cấp.
2. Kiểm tra và điều chỉnh khe hở bướm ga thứ cấp.
 Mở bướm ga sơ cấp tối đa.
 Dùng SST kiểm tra khe hở giữa bướm ga thứ cấp và thân bộ CHK.
 Khe hở từ 0,35 – 0,55 mm.
 Điều chỉnh bằng cách uốn cần đẩy lên của bướm ga thứ cấp.

17


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

3. Kiểm tra điều chỉnh góc chạm thứ cấp.
 Kiểm tra góc mở của bướm ga sơ cấp mà tại vị trí đó cần sơ cấp chạm vào cần
của bướm ga thứ cấp.
 Từ 67 - 71° từ phương nằm ngang.
 Điều chỉnh bằng cách uốn cần chạm sơ cấp.

4. Điều chỉnh bướm gió tự động.
 Xoay dấu trên vỏ bộ lò xo lưỡng kim trùng với dấu của nó.

 Bướm gió sẽ đóng hoàn toàn khi nhiệt độ môi trường là 20°C hoặc 25°C.

 Tùy thuộc vào điều kiện hoạt động của xe, xoay vỏ lò xo lưỡng kim để điều chỉnh
hỗn hợp khi khởi động động cơ.
 Xoay theo chiều kim đồng hồ thì hỗn hợp giàu.
 Xoay ngược chiều kim đồng hồ thì hỗn hợp nghèo.

5. Kiểm tra điều chỉnh cầm chừng nhanh.

18


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

 Mở nhẹ bướm ga và dùng tay đẩy
bướm gió đóng
 Giữ bướm gió đóng và buông bướm ga.
 Kiểm tra cần cầm chừng nhanh ở vị trí
thứ nhất của cam cầm chừng nhanh.
 Với bướm gió đóng hoàn toàn, kiểm
tra góc mở bướm ga sơ cấp.
 Từ 20° đến 23° tính từ mặt nằm ngang.
 Điều chỉnh bằng cách xoay vít chỉnh
cầm chừng nhanh.

6. Kiểm tra – Điều chỉnh cơ cấu không tải.
 Với bướm ga sơ cấp mở hoàn toàn, kiểm tra góc mở của bướm gió.
 Từ 38° đến 42° từ mặt nằm ngang.
 Điều chỉnh bằng cách uốn cần không tải.


7. Điều chỉnh bộ điều khiển bướm gió mở toàn phần: CO
a. Xoay nhẹ bướm ga sơ cấp và dùng tay đẩy bướm gió đóng. Buông bướm ga sơ cấp.
b. Cần cam phải ở vị trí thứ 1 của cam cầm chừng nhanh.
c. Cung cấp chân không tới màng bộ CO.
d. Kiểm tra sự mở của bướm gió và cam cầm chừng nhanh được nhả từ vị trí thứ 3.

19


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

e. Điều chỉnh bằng cách uốn cần CO.

8. Kiểm tra điều chỉnh bộ điều khiển bướm gió mở một phần: CB
a. Mở nhẹ bướm ga sơ cấp, dùng tay đẩy bướm gió đóng và nhả bướm ga sơ cấp.
b. Đối với kiểu một màng. Cấp chân không đến bộ CB.
c. Kiểm tra góc mở bướm gió : 39° đến 43°.
d. Tháo bộ điều khiển bướm gió tự động và điều chỉnh bằng cách uốn cần bướm gió.

Đối với kiểu hai màng:
 Cung cấp chân không tới màng B.
 Kiểm tra góc mở của bướm gió.
 Từ 37° đến 39°.
 Tháo bộ điều khiển bướm gió tự động
và điều chỉnh cần bướm gió nếu góc
mở là không đúng.
 Cung cấp chân không đến màng A và
B của bộ CB
 Góc mở bướm gió là 58 - 62° từ mặt nằm ngang.
 Điều chỉnh bằng cách xoay vít điều chỉnh CB.


20


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

9. Kiểm tra và điều chỉnh bơm tăng tốc.
a. Xoay trục bướm ga sơ cấp và kiểm tra sự
hoạt động bình thường của màng bơm
tăng tốc.
b. Xoay trục bướm ga và kiểm tra hành
trình của trục bơm tăng tốc. Khoảng 3,5
mm hoặc 2,67mm.
10. Điều chỉnh lại vít điều chỉnh cầm chừng.
 Mở bướm ga sơ cấp và đóng với bướm gió mở hoàn toàn.
 Cam cầm chừng nhanh phải không hoạt động.
 Kiểm tra góc mở bướm ga sơ cấp: 14°.
 Điều chỉnh bằng cách xoay vít điều chỉnh tốc độ cầm chừng.

11. Điều chỉnh lại vít điều chỉnh hỗn hợp cầm chừng.

21


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

a. Xoay vít điều chỉnh hỗn hợp cầm chừng đóng hoàn toàn.
b. Xoay vít ngược trở ra là 3 vòng.
12. Kiểm tra điều chỉnh bộ Dash Pot (DP).
 Mở bướm ga cho đến khi cần bướm ga tách khỏi đầu bộ DP.

 Nhả dần bướm ga và kiểm tra góc mở của bướm ga khi nó vừa chạm vào bộ DP.
 19 - 21° từ mặt nằm ngang.
 Nếu không đúng thì điều chỉnh lại vị trí của bộ DP.

13. Lắp bộ chế hòa khí vào động cơ.
IV. Tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng
1. Thực hành tháo lắp hệ thống nhiên liệu xăng
2. Phương pháp tìm mạch xăng trong bộ chế hòa khí
(1) Mạch xăng chính: Từ chổ co hẹp nhất của họng khếch tán ta xác định dược vòi
phun chính, ta tìm dần về buồng phao sẽ tìm thấy ziclơ không khí mạch
xăng chính và ziclơ xăng chính.
(2) Mạch xăng không tải: Ta đóng bướm ga, ở dưới bướm ga ta tìm thấy lỗ không tải
có vít điều chỉnh không tải. Từ đó tìm dần về buồng phao sẽ thấy ziclơ không khí
của mạch không tải, van solenoid (nếu có) và ziclơ xăng không tải. Cũng từ lỗ
không ta xác định được các lỗ cầm chừng nhanh.
(3) Mạch gia tốc: Từ bơm gia tốc tìm dần về họng bộ chế hòa khí ta xác định được
van thoát và vòi phun gia tốc. Đối với bơm gia tốc dẫn động bằng chân không, từ
piston chân không ta tìm dần về chân bộ chế hòa khí ta xác định được đường chân

22


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

không ở bên dưới bướm ga.
(4) Mạch làm đậm: Đối với hệ thống làm đậm dẫn động bằng chân không, ta tìm được
đường dẫn chân không như trên.
Ở một số bộ chế hòa khí mới khi làm việc ở chế độ cầm chừng lâu, nhiệt độ động cơ
tăng cao do đó có bố trí thêm van hạ nhiệt cầm chừng. Để tránh làm ô nhiểm môi
trường do xăng bốc hơi trong buồng phao nên có bố trí thêm van thu hồi hơi xăng.

V. Nhận dạng các bộ phận và chi tiết

Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
(DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ)
Thời gian: 24 giờ
Mục tiêu:
-

Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu
động cơ xăng (dùng chế hòa khí)

-

Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình,
quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng

-

Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

-

Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.

Nội dung:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
 Chủ yếu là kiểm tra, phát hiện những hư hỏng đột xuất, kiệp thời bảo dưỡng, điều
chỉnh, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật các chi tiết, bộ phận trong hệ thống nhiên liệu
xăng làm giảm tiêu hao nhiên liệu, nên giảm giá thành vận chuyển

 Nâng cao được tuổi bền, giảm chi phí do không phải tháo lắp và giảm được hao
mòn chi tiết của trong hệ thống nhiên liệu xăng.
2. Yêu cầu.

23


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

 Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật qua hoạt động của động cơ, phân tích khí xả
…không cần thiết bị
 Chăm sóc, bảo dưỡng, đều chỉnh các bộ phận của hệ thống nhiên liệu xăng để đảm
bảo chúng làm việc an toàn và không bị hư hỏng.
 Sửa chữa các chi tiết, bộ phận của hệ thống nhiên liệu xăng nhằm khôi phục khả
năng làm việc của chúng.
II. Quy trình bảo dưỡng
1. Bảo dưỡng thùng chứa, đường ống dẫn và cốc lọc
Thường xuyên kiểm tra làm sạch lỗ thông hơi ở thùng chứa, siết chặt các đầu nối để
tránh nước lọt vào đường ống và thùng chứa
Định kỳ tháo cặn bẩn ở thùng chứa, cốc lọc, thổi sạch các đường ống bằng khí nén.
2. Kiểm tra, bảo dưỡng bơm xăng

Bơm xăng ở một số xe có thể dùng kiểu bơm màng dẫn động bằng cơ khí hoặc
một số xe khác dùng bơm xăng điện dạng cuộn dây hút và lõi thép điều khiển bằng
má vít hoặc mạch bán dẫn.
Hình 2.1. Áp lực kế
1: Đồng hồ đo áp suất;
2: giá treo;
3: đường ống;
4: van ba ngả;

5: đường ống nối với bộ chế hòa khí

Bơm xăng có thể kiểm tra đơn giản ngay trên xe khi không có thiết bị
chuyên dùng.
Tháo đường xăng ra từ bơm lên chế hòa khí, bơm xăng bằng cần bơm tay, nếu thấy
xăng phụt mạnh ở đường ống ra là bơm còn tốt.
3. Kiểm tra, bảo dưỡng bộ chế hòa khí.
Hấu hết các trạm bảo dưỡng, sửa chữa đều kiểm tra, bảo dưỡng từng phần việc cụ
thể bằng thiết bị chuyên dùng sau đó lắp ráp lại và kiểm tra tổng hợp tình trạng kỹ thuật
của bộ chế hòa khí trên động cơ đang hoạt động bằng thiết bị phân tích khí xả. Việc kiểm
tra trên băng thử ít được sử dụng.
+ Kiểm tra, điều chỉnh mức xăng trong buồng phao.
Việc kiểm tra, điều chỉnh mức xăng trong buồng phao tùy thuộc vào kết cấu cụ thể
của từng lọai chế hòa khí.

24


Mô đun SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG

Hình 4.2 giới thiệu một số cách kiểm tra mức xăng trong buồng phao của một số
lọai chế hòa khí.

Hình 2.2. Kiểm tra mức xăng trong buồn phao.
a) Đo khoảng cách một từ mặt thoáng nhiên liệu trong buồng phao tới bề mặt lắp ghép
giữa thân và nắp bộ chế hòa khí theo phương pháp bình thông nhau
b) Loại chế hòa khí có tính kiểm tra: mức xăng ngang với mép dưới của lỗ;
c) Loại chế hòa khí có vít kiểm tra: ta tháo vít kiểm tra (1) mức xăng phải xấp xỉ ở ren
dưới của vít
Nếu khi kiểm tra mức xăng không đúng với những tiêu chuẩn trên thì có thể do điều

chỉnh cần giữ phao không đúng hoặc van kim bị hở hoặc trọng lượng phao không đúng
(do phao nứt, xăng rỉ vào trong phao).
Nếu van kim ba cạnh và phao tốt ta điều chỉnh lại mức xăng trong buồng phao
bằng cách:
Thay đổi đệm điều chỉnh (2), (hình 4.2a) hoặc thay đổi chiều cao của lưỡi gà nâng
kim van ba cạnh (hình 4.2b).
 Điều chỉnh chạy chậm không tải
Đối với những trạm bảo dưỡng có thiết bị hiện đại người ta kiểm tra và điều chỉnh
chế độ chạy chậm không tải, kết hợp giữa điều
chỉnh với phân tích thành phần khí xả… trên
các thiết bị chuyên dụng. Nhưng đại bộ phận
sau khi bảo dưỡng, sửa chữa người ta điều
chỉnh chạy chậm không tải ngay trên xe, theo
kinh nghiệm khi điều chỉnh chạy chậm không
tải yêu cầu tình trạng kỹ thuật của các hệ
thống (đánh lửa, góc đánh lửa sớm, khe hở
bugi, má vít phải tốt, đúng tiêu chuẩn) đều
phải tốt. Điều chỉnh chạy chậm không tải
bằng kinh nghiệm ta tiến hành theo các bước
sau: (trên hình 43 giới thiệu vị trí điều chỉnh
của loại chế hòa khí hai họng nạp).
Hình 2.3. Vị trí điều chỉnh chạy không tải.

25


×