Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm môn luyện từ và câu TH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.59 KB, 29 trang )

Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của đề tài, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị
Thanh Huyền đã hướng dẫn em tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới tập thể các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học
Trường Cao đẳng Hải Dương đã giảng dạy và giúp đỡ em trong cả khóa học.
Xin chân thành cảm ơn các bạn cùng học lớp CĐTH – K40 – F; Ban giám hiệu ,
Giáo viên, Học sinh trường Tiểu học Ngọc Lâm đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ, động
viên tôi hoàn thành đề tài của mình.
Với khả năng có hạn và trong một thời gian không nhiều, chắc chắn đề tài
không tránh khỏi những hạn chế nhất định, em mong nhận được những ý kiến đóng
góp và nhận xét của các Thầy, Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hải Dương, ngày 15 tháng 6 năm 2019

1

1

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

MỤC LỤC



A - MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng ở nhà trường tiểu học. Nó là môn
học chính, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc
học về sau. Ở tiểu học, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ loại,
câu, … qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về những kiến thức mới.
Trong đó, phần từ loại nói chung và tính từ nói riêng được trải đều trong nội dung
bài học từ lớp 2 cho đến lớp 5.
Nói đến từ loại là nói đến sự phân lớp các từ trong vốn từ vựng của một ngôn
ngữ. Trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, từ loại được phân chia thành : danh
từ, động từ, tính từ, đại từ và quan hệ từ. Các kiến thức về từ loại nói chung, tính từ
nói riêng giúp cho học sinh ở bậc tiểu học phân biệt được các từ loại, cách dùng từ,
đặt câu có ý nghĩa, vận dụng trong viết chính tả, viết văn, làm bài tập Tiếng Việt, …
Không những thế, những kiến thức về từ loại, kiến thức về tính từ sẽ giúp học sinh
phát triển được vốn từ, kĩ năng nhận diện, sử dụng thành thạo trong viết văn, …
Nhưng thực tế cho thấy, những kiến thức về từ loại, về tính từ là rất phong phú và
đa dạng và học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận diện từ loại, phân
loại từ loại, vận dụng từ loại nói chung, tính từ nói riêng trong dùng từ, đặt câu, ....
Nếu không nắm vững những kiến thức cơ bản làm nền tảng thì học sinh rất dễ
nhầm lẫn, mắc phải những lỗi sai cơ bản. Và nếu không được củng cố kiến thức
ngay từ đầu thì học sinh tiểu học sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển ngôn
ngữ viết của mình. Vì thế, đối với giáo viên, việc dạy về từ loại nói chung và tính
từ nói riêng cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng, đang được nhiều người
quan tâm đến. Giáo viên nắm vững những kiến thức và truyền đạt một cách dễ hiểu
cho học sinh, kích thích tính nhanh nhạy của học sinh, phát triển sự sáng tạo, giúp
học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp
2

2


Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh . Mỗi môn học đều góp phần hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết
để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao.
Nghiên cứu đề tài này, tôi hy vọng sẽ giúp giáo viên, học sinh có cái nhìn
tổng quát về hệ thống từ loại nói chung và tính từ nói riêng trong tiếng Việt, giúp
cho việc dạy và học được tốt hơn.
2. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
2.1.Mục đích nghiên cứu:
* Để giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của tính từ trong hệ thống từ
loại Tiếng Việt.
* Để giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức
về tính từ.
2.2.Ý nghĩa nghiên cứu:
Ý nghĩa lý luận : Nghiên cứu vấn đề này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu hơn
những kiến thức về từ loại nói chung và tính từ nói riêng trong môn Tiếng Việt ở
Tiểu học. Đồng thời giúp cho tôi có những kiến thức cơ bản, chính xác cho việc
học hiện tại và việc dạy sau này.
Ý nghĩa thực tiễn : Nghiên cứu vấn đề này giúp cho giáo viên và học sinh hệ
thống được những kiến thức cơ bản về từ loại nói chung và tính từ nói riêng, giúp
cho các em phát triển hơn về vốn từ của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là từ loại tính từ trong chương trình
sách Tiếng Việt ở tiểu học.
4. Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống tính từ trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 2 đến
lớp 5.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng những phương pháp:
- Đọc và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến đề tài.
- Phân tích, tổng hợp những kiến thức đã đọc về từ loại nói chung, về tính từ
nói riêng và tìm hiểu.
3

3

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
- Khảo sát, đánh giá kiến thức về tính từ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu
học.
- Hệ thống những bài tập cơ bản về từ loại tính từ.
6. Cấu trúc bài tập lớn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 mục lớn:
I : Một số lí thuyết về tính từ.
II : Hệ thống tính từ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học.
III: Một số bài giảng minh họa.

B – NỘI DUNG
I . MỘT SỐ LÍ THUYẾT VỀ TÍNH TỪ.
1. Khái niệm tính từ:
Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
Ví dụ: yêu, thích, ghét, ngọt....

Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, … để tạo thành cụm
tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, đừng, chớ, của tính từ rất hạn chế.
Ví dụ: Hãy yêu mến, vẫn đắng...
Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ
của tính từ hạn chế hơn động từ.
+ Các loại tính từ : có hai loại chính:
Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ).
2. Phân chia từ loại tính từ và khả năng kết hợp.
* Phân chia từ loại:
Tính từ có ý nghĩa khái quát là chỉ tính chất, đặc điểm của sự vật, của hoạt
động, của trạng thái. Cũng giống như động từ, tính từ có thể làm vị ngữ trực tiếp.

4

4

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
Ngoài ra trong câu, tính từ có thể đảm nhiệm chức năng cú pháp của nhiều thành
phần khác.
VD: + Làm định ngữ : Đó là phim mới .
+ Làm bổ ngữ : Anh nói nhanh như gió.
+ Làm trạng ngữ : Xưa có một người nông dân nghèo.
+ Làm chủ ngữ : Hiếu thảo là đức tính tốt của những người con.
Căn cứ vào ý nghĩa khái quát của các tiểu phạm trù, có thể phân biệt 2 loại tính
từ. Các tính từ biểu hiện các đặc điểm về chất. Những đặc điểm này không thể

“lượng hoá" được, mà chỉ có thể được sắc thái hoá. Đó là các nhóm tính từ :
+ Chỉ mầu sắc : xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng, ...
+ Chí kích thước, hình dáng : to, nhỏ, lớn, bé, ...
+ Chỉ mùi vị : cay, đắng, ngọt, bùi, mặn, chát chua, thơm, thối, hắc, ...
+ Chỉ tính chất vật lí : cứng, mềm, dẻo, giòn, rắn, căng, chùng, nhão, nát, …
+ Chỉ phẩm chất của sự vật : tốt, xấu, hay ,dở, xinh, đẹp, tồi, .....
+ Chỉ đặc điểm tâm lí : hiền, ác, dữ , lành, điềm đạm, nóng nảy, cục, phúc hậu
+ Chỉ đặc điểm sinh lí : khoẻ, yếu, mạnh, cường tráng, tráng kiện, ốm yếu ,...
+ Chỉ đặc điểm trí tuệ : ngu, đần, dốt ,thông minh, lanh lợi. khôn khéo, mưu trí,
xảo trá, gian dối, . . .

5

5

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
+ Chỉ cách thức hoạt động : nhanh, chậm ,vững, thạo, bền, chắc, rề rà, chậm
chạp ….
Các tính từ chỉ đặc điểm về lượng. Những đặc điểm này có thể "lượng hoá"
(nhờ một thành tố phụ có số từ chính xác đi sau : dày 400 trang).
VD: cao, thấp, nông, sâu, rộng, hẹp, ngắn, dài, nặng, nhẹ, mỏng, dày, xa, gần,...
Căn cứ vào nét nghĩa mức độ và khả năng thể hiện ý nghĩa mức độ nhờ các
thành tố phụ, có thể phân biệt hai nhóm tính từ : Các tính từ chỉ đặc điểm, tính chất
có các thang độ khác nhau. Tuỳ theo thang độ của các đặc điểm tính chất mà các
tính từ đó có thể kết hợp với các thành tố phụ khác nhau : khá, ít, rất, lắm, vô cùng,
cực, cực kỳ, tuyệt, …

VD: rất đẹp; khá hay; vô cùng dũng cảm; cực kì thông minh.
Có thể thể hiện mức độ nhờ sự kết hợp với các thành tố phụ khác.
VD: đẹp như tiên, cao như núi; sâu đến ngực, cao đến lưng trời; sâu thăm thẳm, cao
vời vợi.
Các tính từ chỉ đặc điểm không phân biệt theo các thang độ khác nhau. Các
tính từ này không kết hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ. Có hai loại :
+ Các tính từ chỉ tính chất được phân hoá thành hai cực rõ rệt, giữa hai cực đó
không có các thang độ chuyển tiếp.
VD: đực/cái, trống/mái, riêng/chung, công/tư, âm lịch/dương lịch.
+ Các tính từ được cấu tạo theo phương thức ghép, trong đó các hình vị đi sau
vừa sắc thái hoá ý nghĩa cho hình vị đi trước, vừa chỉ mức độ cao nhất của đặc
điểm tính chất mà hình vị đi trước biểu hiện.
6

6

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
VD: xanh lè, đen kịt, cao ngất, thơm phức , đỏ au, trắng xoá, bạc phếch, trọc lốc,
xanh um, vàng xuộm, tím ngắt, nhỏ xíu, ...
Ý nghĩa ngữ pháp của từ có những mức độ khác nhau. Trong ý nghĩa ngữ pháp
chung của một từ loại có các nhóm ý nghĩa bộ phận mà ý nghĩa khái quát ở mức độ
thấp hơn, chẳng hạn ý nghĩa chỉ đặc điểm của sự vật hiện tượng thường được xem
là ý nghĩa khái quát chung của tính từ. Có hai loại tính từ chính: Tính từ chỉ đặc
điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ); Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối
( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ). Các ý nghĩa khái quát là một căn cứ để
phân chia một từ loại thành các tiểu loại.

Từ vựng tiếng Việt không có sự biến đổi hình thái để biểu hiện ý nghĩa ngữ
pháp. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào ý nghĩa ngữ pháp thì chưa đủ để phân định từ loại
của từ. Do đặc điểm là một ngôn ngữ đơn lập nên trong tiếng Việt, tiêu chuẩn về
hình thức ngữ pháp được xem xét ở hai góc độ là khả năng kết hợp và chức vụ cú
pháp của từ.

* Khả năng kết hợp
Mỗi một lớp từ có những khả năng kết hợp khác nhau. Khả năng kết hợp của từ
không tách rời ý nghĩa ngữ pháp của nó. Khả năng kết hợp hay còn gọi là thế phân
bố của từ được xem xét ở góc độ khả năng kết hợp với yếu tố đứng ngay trước hoặc
đứng ngay sau đó.
Thực chất của khả năng kết hợp này của từ là khảo sát sự phân bố các lớp từ
trong một đơn vị cấu trúc (lớn hơn từ) có sẵn ở tiếng Việt, có khuôn hình riêng cho
mỗi loại (ngữ tính từ, …). Ngữ là một đơn vị cú pháp (ít nhất có từ hai từ trở lên).
Các yếu tố trong cấu trúc ngữ, hình thành quan hệ ngữ pháp chính - phụ, có thành
7

7

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
tố là thực từ ở vị trí trung tâm và kèm theo các thành tố phụ ở vị trí đứng trước
hoặc sau thành tố trung tâm.
Gần gũi với động từ, tính từ cũng có khả năng kết hợp với các phụ từ .Tuy
nhiên, thường tính từ rất ít kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh, ngược lại phần
lớn các tính từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ. Nói' cách khác tính từ có
thể đảm nhiệm vai trò thành tố chính của một cụm từ chính phụ mà các thành tố

phụ là các phụ từ, trong đó khá tiêu biểu là các phụ từ chỉ mức độ.
Sự phân bố vị trí cho mỗi lớp từ (trên trục hệ hình) trong cấu trúc ngữ là có tính
quy tắc khách quan hệ thống chứ không phải là ngẫu nhiên tùy tiện, có thể dựa vào
vị trí được phân bố của các lớp từ mà ta xem xét khả năng kết hợp của lớp từ này
với lớp từ khác để thấy được đặc điểm ngữ pháp của mỗi lớp từ .
-

Dựa vào sự chi phối của lớp từ ở trung tâm để nhận biết từ loại của lớp từ
làm thành tố phụ.

-

Dựa vào khả năng kết hợp của các lớp từ làm thành tố phụ để xác định từ
loại lớp từ ở trung tâm.

-

Dựa vào đặc điểm của lớp thành tố phụ này để nhận ra đặc điểm từ loại của
các lớp thành tố phụ khác .

Khi xem xét khả năng kết hợp giữa các lớp từ trong cấu trúc ngữ, cần quan tâm
đầy đủ đến các dạng thức, các trường hợp có thế xảy ra, xem khả năng kết hợp đó
là bắt buộc hay không bắt buộc, các lớp từ có khác nhau về nhu cầu kết hợp hay
không, xem khả năng kết hợp đó là trực tiếp hay gián tiếp, ở vị trí trước hay sau từ
trung tâm, sự kết hợp đó có dẫn đến sự biến đổi nghĩa, thay đổi chức vụ cú pháp
của từ hay không …
* Ví dụ 1 : rất xanh lè, hơi trắng phau, khá đỏ .

8


8

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
Các kết hợp này không được chấp nhận trong tiếng Việt vì các tính từ xanh lè,
trắng phau, đỏ au... là những tính từ chỉ mức độ tuyệt đối, do đó không thể kết hợp
với các phụ từ chỉ mức độ.
* Ví dụ 2: rất xanh, hơi trắng, khá đỏ .
Các kết hợp này được chấp nhận trong tiếng Việt.
Có lớp từ vừa có tác dụng vạch ra thế đối lập giữa các phạm trù từ loại, vừa có
khả năng làm căn cứ để chia một từ loại thành các kiều loại, ngược lại, có lớp từ chỉ
có tác dụng ở một bình diện cấu trúc. Chính vì vậy đặc trưng về khả năng kết hợp
của các lớp từ là dấu hiệu chủ yếu về ngữ pháp, có tác dụng quyết định trong việc
phân định, quy loại các lớp từ Tiếng Việt về mặt từ loại nói chung và tính từ nói
riêng.
3. Khả năng đảm nhiệm cương vị thành tố trong cụm từ:
Khả năng kết hợp của từ còn được nhìn nhận dưới góc độ khả năng làm thành
tố chính hay phụ trong cụm từ. Các từ loại như tính từ, động từ ... đều có khả năng
ngữ pháp khác nhau khi xuất hiện trong cụm từ. Chẳng hạn động từ làm thành tố
phụ trong cụm tính từ; tính từ làm thành tố chính trong cụm tính từ, làm thành tố
phụ trong cụm danh từ; hoặc các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời
gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ
định; … Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi
hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; …
Ngoài ra trong Tiếng Việt có lớp từ tượng thanh, tức những từ mà âm thanh của
nó mô phỏng các âm thanh của tự nhiên. Các từ láy tượng thanh được các nhà
nghiên cứu tiếng Việt quan niệm khác nhau : hoặc là động từ, hoặc là tính từ. Nếu

căn cứ vào công dụng ý nghĩa của chúng (chúng thường miêu tả tính chất của một
hoạt động, một quá trình : chim hót líu lo, nước chảy róc rách) và chức năng
9

9

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
thường làm thành tố phụ cho động từ (như phần lớn các tính từ) thì có thể quan
niệm các từ láy tượng thanh là tính từ. Nhưng xét về nét nghĩa mức độ, thì các từ
láy tượng thanh này, rõ ràng không hàm chứa nét nghĩa mức độ. Chúng không kết
hợp với các thành tố phụ chỉ mức độ.
*Ví dụ :
* chăm chỉ học tập (Đg làm thành tố phụ trong CTT)
Đg
* đẹp vô cùng (T làm thành tố chính trong CTT)
T
* rất chăm chỉ học hành (T làm thành tố phụ trong cụm TT)
T
II. HỆ THỐNG TÍNH TỪ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU
HỌC.
1. Tìm hiểu về tính từ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học:
Trong chương trình và sách Tiếng Việt Tiểu học hiện hành, tính từ được đưa
vào nội dung dạy học ngữ pháp cho học sinh. Chương trình và sách giáo khoa sắp
xếp các bài học về từ loại tính từ ngay từ lớp 2 dưới hình thức của kiểu bài lý
thuyết (là các khái niệm, cách phân loại ... học câu, đoạn, thực hành, vận dụng). Ở
các lớp 2, lớp 3 các kiến thức về từ loại tính từ nói riêng và ngữ pháp nói chung

được dạy học thông qua các bài tập thực hành. Đến lớp 4, lớp 5 kiểu bài lý thuyết
mới xuất hiện nhưng ít hơn so với thực hành. Các dạng bài tập được phân loại để
giúp học sinh dễ dàng trong việc làm bài tập. Bài tập về từ loại tính từ trong
chương trình Tiểu học có các dạng bài tập như: bài tập nhận diện, bài tập phân loại,
bài tập vận dụng.
2. Khảo sát
10

10

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, hệ thống từ loại tính từ bao gồm:
tính từ, cụm tính từ .
a) Khái niệm:
* Tính từ là lớp từ loại có ý nghĩa chỉ đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện
tượng, hành động, trạng thái, quá trình.
* Cụm tính từ bao gồm tính từ và các từ kèm theo nó. Mô hình đầy đủ của
cụm tính từ gồm phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn
tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; khẳng định hay phủ định; …
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi
hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất; …
b) Đặc điểm ngữ pháp:
- Khả năng kết hợp:
+ Trước tính từ:



Phụ từ tình thái : còn (rất ), đã, không, đều,…

* Ví dụ :
Vẫn còn rất sớm
Đã gan dạ
Cả hai cái áo đều mới


Phụ từ chỉ mức độ : hơi, khá, rất, cực kì, tương đối, …

* Ví dụ :
Hơi xấu, rất đẹp, bài hát cực kì hay, …
Cô ấy vẫn còn đang rất trẻ
11

11

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
+ Sau tính từ:

Đề tài nghiên cứu khoa học

Có thể là thực từ hoặc hư từ, có thể thuộc những từ loại khác.
* Ví dụ :
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

Rộng thênh thang tám mét.
- Khả năng đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp:
+ Làm vị ngữ
* Ví dụ :
* Hoa cà /tim tím
Hoa mướp /vàng vàng.
* Ngôi nhà này / đẹp.
+ Làm chủ ngữ : có quan hệ từ “là’’ đứng sau:
* Ví dụ :
* Ngoan nhất nhà / là bé Lan.
- Phân loại tính từ
Tính từ được phân chia thành hai nhóm chính : tính từ đánh giá được về mức
độ và tính từ không đánh giá được về mức độ.

Tính từ đánh giá được về mức độ.

Tính từ không đánh giá được
về mức độ.

*Khái niệm : Là những tính từ có thể *Khái niệm : Là những tính từ không
12

12

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học


dùng kèm với từ chỉ mức độ như : rất, thể đi kèm với những từ chỉ mức độ
hơi, lắm, quá, …

như : rất, hơi, lắm, quá, …

Tính từ chỉ màu sắc:

Tính từ chỉ màu sắc : đỏ au, đỏ thắm,

xanh, đỏ, tím, vàng, …

xanh ngắt, vàng khè, …

*Ví dụ : Tường rất trắng.

*Ví dụ : khăn quàng đỏ thắm.

Trời xanh quá.
Tính từ chỉ kích thước : gần, xa, dài, to, Tính từ chỉ kích thước : gần gũi, xa xôi,


rộng rãi, …

*Ví dụ : Ngôi nhà to quá.

*Ví dụ : Căn nhà rộng rãi.

Con đường dài quá.
Tính từ chỉ số lượng : ít, nhiều, ...


Tính từ chỉ số lượng : ít ỏi, nhiều nhặn,

*Ví dụ: Số điểm 10 của lớp còn ít quá, …
các em cần cố gắng hơn nữa.

*Ví dụ : Số tiền ít ỏi này, cháu hãy cầm
tạm mà lo chữa bệnh cho mẹ đi.

Tính từ chỉ trọng lượng : nặng, nhẹ, …

Tính từ chỉ trọng lượng : nặng trịch,

*Ví dụ : Bịch lúa này nặng lắm, hai nhẹ tênh, …
người mới nhấc nổi.

*Ví dụ : Hòn đá nặng trịch.

Tính từ chỉ phẩm chất : tốt, xấu, …

Tính từ chỉ phẩm chất : tốt tươi, xấu xa,
….

*Ví dụ : Bạn Hòa là người bạn rất tốt.

*Ví dụ : Cánh đồng lúa tốt tươi.

3. Đánh giá
Tính từ trong chương trình Tiểu học được phân bố đều trong nội dung
chương trình Tiếng Việt học từ lớp 2 đến lớp 5. Tính từ được đưa vào nội dung học

cho học sinh từ mức độ đơn giản đến phức tạp hơn, nội dung được trải đều trong
13

13

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
chương trình, không quá chú trọng, quá cụ thể vào một lớp học nào, tạo điều kiện
cho học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Ở lớp 2, lớp 3 tính từ được đưa vào đưới dạng bài tập : Tìm từ chỉ tính chất
qua kiểu câu : Ai (con gì,cái gì) thế nào?; Lên lớp 4, lớp 5 học sinh chính thức được
học khái niệm về tính từ và luyện tập về sử dụng tính từ. Tính từ có thể kết hợp với
các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, … để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với
các từ hãy, đừng, chớ, … của tính từ rất hạn chế.
Trong chương trình tiểu học, chưa có những dạng bài tập về phân loại tính từ.
4. Các dạng bài tập về tính từ:
4.1. Bài tập nhận diện và phân loại:
a) Khái niệm:
Bài tập nhận diện và phân loại từ loại tính từ là dạng bài tập yêu cầu học sinh
phải nhận diện ( tìm ra từ loại tính từ) trong các bài thơ, đoạn thơ, đoạn văn, bài
văn, … sau đó vận dụng những kiến thức về từ loại tính từ để phân loại chúng hoặc
phân loại các từ loại tính từ trong các từ đã cho sẵn .
b) Bài tập:
Bài tập 1.
Xác định tính từ trong hai câu thơ sau và phân loại chúng:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh )
* Hướng dẫn thực hiện:
Ở bài tập này học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và
các khả năng kết hợp của từ rồi phân loại chúng.
14

14

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
* Tính từ : hay

Đề tài nghiên cứu khoa học

Bài tập 2.
Tìm tính từ trong đoạn trích dưới đây và phân loại chúng:
… Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận
này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết hung tợn hơn. Tưởng như biển bao nhiêu
nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền.
* Hướng dẫn thực hiện:
Cách làm tương tự bài tập 1.
* Tính từ: Rả rích, tối tăm, thối, ráo riết, hung tợn.
Bài tập 3:
Xác định từ loại tính từ trong các từ sau : vui , buồn, đau khổ, đẹp, niềm vui, nỗi
buồn, cái đẹp, sự đau khổ, yêu thương, đáng yêu, vui tươi.
* Hướng dẫn thực hiện :
Để xác định được từ loại của các từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ
hành động, chỉ trạng thái hay chỉ tính chất...) cũng như khả năng kết hợp của

chúng.
Ta thấy, vui, buồn, đau khổ, là động từ chỉ trạng thái ; đẹp là tính từ .
Từ : sự, cuộc ,nỗi niềm đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một
danh từ, đó là các danh từ trừu tượng : niềm vui, nỗi buồn, sự đau khổ, cái đẹp
Ta xác định được các tính từ sau : đẹp, đáng yêu, vui tươi.

4.2. Bài tập vận dụng:
a) Khái niệm:
15

15

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
Bài tập vận dụng là dạng bài tập sử dụng các từ loại tính từ đã học để đặt
câu, viết thành câu văn, đoạn văn, bài thơ, đoạn thơ, …
b) Bài tập:
Bài tập 1
Đặt câu với các tính từ sau: thông minh, ngoan ngoãn, sạch sẽ, xinh xắn.
* Hướng dẫn thực hiện:
Hướng dẫn học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, phù hợp với ngữ cảnh, các vế
câu logic với nhau. Có thể đặt như những câu sau:
* Bạn An rất thông minh.
* Anh Thư là một cô bé ngoan ngoãn.
* Hôm nay, ngôi nhà rất sạch sẽ.
* Hoa là một cô bé xinh xắn.
Bài tập 2:

Sử dụng các từ sau để viết thành một đoạn văn : cao, bé, xanh ngắt, rực rỡ, đỏ
rực, mỏng manh, đẹp.
Hướng dẫn thực hiện :
Đối với bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh chọn ra một đề tài đơn
giản, thích hợp có sử dụng các từ loại tính từ đã cho để viết thành đoạn văn.
Đoạn văn :
Không biết cây được trồng từ lúc nào mà giờ đây cây đã cao đến gác hai của
trường em. Gốc phượng sù sì, chỉ vừa vòng tay của em mà sao cành và lá nhiều đến
thế. Cứ đến đầu tháng hai phượng bắt đầu nảy lộc, lúc đầu lá chỉ là những chồi non
bé tí tẹo, ba, bốn hôm sau đã xanh ngắt một màu. Khoảng tháng ba, tháng tư khi
ánh nắng chan hòa rực rỡ, báo hiệu mùa hè đã đến. Hoa phượng lác đác, rồi bỗng
16

16

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương
Đề tài nghiên cứu khoa học
đỏ rực từng chùm, như những chùm pháo Tết. Những bông phượng đỏ thắm có
năm cánh, mỏng manh như những cánh bướm xếp khít vào nhau, ôm lấy như tơ nhị
vàng trông thật lộng lẫy, hương phượng dìu dịu, phảng phất khắp trường.
Em thích cây phượng lắm, phượng chẳng những cho chúng em bóng mát vui
chơi mà còn làm quang cảnh trường em thêm đẹp. Những giờ ra chơi mà được ngồi
dưới gốc phượng hóng mát, ngắm hoa và chơi chọi gà thì thật là thú vị.

III - MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA.

1.


Luyện từ và câu - Lớp 2 - Tuần 15
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO ?

I/ MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :
- Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
- Luyện tập về kiểu câu Ai thế nào ?
2. Kĩ năng : Đặt câu kiểu Ai thế nào ?
3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao
tiếp.
II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Tranh minh hoạ nội dung bài tập1 - Viết nội dung bài tập 2 vào
giấy khổ to.
2. Học sinh : Sách giáo khoa, vở BT Tiếng Việt, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV
17

HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
17

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương


Đề tài nghiên cứu khoa học

1. Kiểm tra bài cũ :
- Tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu - 1 em lên bảng làm. Lớp làm nháp.
giữa anh chị em?
- Sắp xếp từ ở 3 nhóm thành câu (STV/ tr - Chị em giúp đỡ nhau.
116)
- Nhận xét, khích lệ.
2. Dạy bài mới :
- Giới thiệu bài.

- HS nhắc lại tên bài.

Hoạt động 1 : Làm bài tập.
Bài 1 :
- Đề bài yêu cầu gì ?

- 1 em đọc đề bài: Dựa vào tranh,
chọn 1 từ trong ngoặc đơn để trả lời
câu hỏi.

- Trực quan : Cho HS quan sát tranh và - Quan sát, suy nghĩ.
trả lời câu hỏi.

- Chia nhóm : Hoạt động nhóm.

- GV nhắc : mỗi câu hỏi có nhiều câu trả
lời đúng.
- GV hướng dẫn sửa bài.


- Đại diện các nhóm trình bày.
- Em bé xinh/ Em bé rất đẹp./ Em bé
rất dễ thương.
- Con voi rất khoẻ/ Con voi rất to/
Con voi chăm chỉ làm việc.
- Quyển vở này màu vàng/ Quyển vở
kia màu xanh/ Quyển sách này có rất
nhiều màu.
- Cây cau rất cao/ Hai cây cau rất
thẳng/ Cây cau thật xanh tốt.

18

18

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Nhận xét, kết luận bài đúng.

- HS nhận xét.

- Chốt kiến thức về từ chỉ đặc điểm tính - HS theo, ghi nhớ.
chất.
Bài 2 : (HS làm vào giấy khổ to).
- Bài tập yêu cầu gì ?


- Tìm những từ chỉ đặc điểm của
người và vật.

- Yêu cầu học sinh thực hiện yêu cầu của - Hoạt động nhóm : Các nhóm thi
đề bài trong nhóm.

làm bài. Mỗi nhóm thảo luận ghi kết
quả ra giấy khổ to.

- Cho học sinh chia sẻ trước lớp.

- Đại điện các nhóm lên dán bảng.

- Nhận xét, hướng dẫn sửa bài , chốt lời - Nhận xét. HS đọc lại các từ vừa
giải đúng.

tìm về tính tình, về màu sắc, về hình
dáng.
Tính tình : tốt, xấu, ngoan, hư, hiền,
chăm chỉ, chịu khó, siêng năng, cần
cù, lười biếng, khiêm tốn, kiêu
căng…
Màu sắc : trắng, trắng muốt, xanh,
xanh sẫm, đỏ, đỏ tươi, tím, tím
than….
Hình dáng : cao, dong dỏng, ngắn,
dài, thấp, to, béo, gầy, vuông, tròn
….


Bài 3 :(HS làm vào vở)
- Bài tập yêu cầu gì ?

- Chọn từ thích hợp rồi đặt câu với
từ ấy để tả: mái tóc, tính tình, bàn
tay, nụ cười.

19

19

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Hướng dẫn phân tích : Mái tóc của ai ? - 1em đọc câu mẫu: Mái tóc ông em
Mái tóc ông em thế nào ?

bạc trắng.

- Khi viết câu em chú ý điều gì ?

- Viết hoa đầu câu, đặt dấu chấm kết
thúc câu.

- GV kiểm tra vị ngữ có trả lời câu hỏi thế
nào được hay không : Bố em/ là người rất

vui vẻ (đó là câu theo mẫu Ai là gì?).
- Kiểm tra vở một số HS.
- Cho HS chữa bài.

- 3 - 4 em lên bảng làm. Lớp làm vở.

- Nhận xét, chốt bài đúng..
3. Ứng dụng, dặn dò:
- Tìm những từ chỉ đặc điểm. Đặt câu - 1 em thực hiện.
theo mẫu Ai thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- Học bài.

*************************************

2.

Luyện từ và câu - Lớp 3 - Tuần 14
ÔN TẬP TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM – KIỂU CÂU AI THẾ NÀO ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ (Bài tập 1).
2. Kĩ năng : Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào
(Bài tập2). Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? thế nào?
(Bài tập 3).
3. Thái độ: Yêu thích môn học, có ý thức rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu.
20


20

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở BT Tiếng Việt..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động khởi động:
- Cho HS hát bài : “Quả”

- HS hát.

- Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên làm bài tập.

- HS ôn lại kiến thức bài cũ.

- Nhận xét, khen học sinh.
- HS ghi tên bài vào vở.


- Giới thiệu bài mới.
2. Bài mới :
a. Hoạt động 1: Ôn về từ chỉ đặc điểm .
* Mục tiêu: HS tìm được các từ chỉ đặc điểm,
xác định đúng phương tiện so sánh
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong các
câu thơ .
- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Gọi 1HS đọc đoạn thơ.

- 1 HS đọc

- Đặt hệ thống câu hỏi để HS tìm ra các từ chỉ - Học cá nhân
đặc điểm.
- Gọi HS lên bảng kẻ chân những từ chỉ đặc - 1 HS lên bảng kẻ chân từ theo yêu
cầu.
điểm .
- Nhận xét, kết luận bài làm đúng.
- Làm bài vào vở

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
KL: Các từ: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh
ngắt là từ chỉ đặc điểm của tre, lúa, sông
máng, trời mây, mùa thu.
21


21

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

Bài tập 2: Trong các câu thơ sau, các sự vật
được so sánh với nhau về nhưng đặc điểm gì?
- Mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Mời 1 HS đọc câu a:

- 1HS đọc câu a).

- Hỏi:

- Học nhóm 2.

+ Tác giả so sánh những sự vật nào với
nhau?
+ Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với
nhau về đặc điểm gì?

- HS làm bài vào vở


- Cho HS chia sẻ trước lớp.

- Đại diện học sinh chia sẻ bài làm
của nhóm mình trước lớp.

- Nhận xét, chốt lại bài đúng.

- HS nhận xét, bổ sung cho nhau.

b. Hoạt động 2: Ôn câu Ai thế nào?
* Mục tiêu: Giúp HS tìm đúng bộ phận trong
câu trả lời câu hỏi Ai? và Thế nào?
* Cách tiến hành:
Bài tập 3: Tìm bộ phận của câu.
- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- Hỏi cả 3 câu trên viết theo mẫu câu nào?

- 1HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm .

- 2 HS trả lời.

- Cho 2 nhóm thi đua sửa bài tiếp sức

- HS học nhóm .

- Nhận xét, chốt lời giải đúng:


- Mỗi nhóm cử 3 bạn thi tiếp sức.
- HS nhận xét.

a. Anh Kim Đồng / rất nhanh trí và dũng cảm.
Ai?
thế nào?
b. Những hạt sương sớm / long lanh như những bóng đèn pha lê.
Cái gì?
thế nào?
c. Chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ / đông nghịt người.
Cái gì?
thế nào?
22

22

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

- Chốt KT câu kiểu Ai thế nào?

- HS theo dõi, ghi nhớ.

3. Hoạt động ứng dụng, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.


- 1 HS thực hiện.

- Dặn HS xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

- HS thực hiện ở nhà.

****************************************

3.

Luyện từ và câu – Lớp 4 – Tuần 11
TÍNH TÖØ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt
động trạng thái,… (ND Ghi nhớ ).
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn ( đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục
III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2).
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học, tự giác học tập và vận dụng.
II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK, Bảng phụ.
- HS: SGK, Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ho¹t ®éng CỦA GV


Ho¹t ®éng CỦA HS

A. Hoạt động khởi động.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi : Truyền - Trưởng ban Học tập cho HS chơi.
điện:
+ Đặt câu có những từ bổ sung ý nghĩa
23

23

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

cho động từ.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài.

- HS ghi tên bài vào vở.

B. Hoạt động hình thành kiến thức
mới.
*Tìm hiểu ví dụ::
- GV yêu cầu HS làm các bài tập1, 2, 3 - HS làm việc nhóm và báo cáo cô
phần Nhận xét ,trang 110/ SGK.

giáo.


- GV theo dõi , giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV đến kiểm tra một số nhóm.
* Câu hỏi KT:
Bài tập 1; 2 .
- Câu chuyện kể về ai?

- Kể về nhà bác học nổi tiếng người
Pháp tên là Lu-i Pa-xtơ.
- HS làm bài vào VBT .

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- HS chia sẻ.

- GV nhận xét.

- HS nhận xét, bổ sung cho bạn.

Kết luận: Những từ chỉ tính tình, tư chất - HS theo dõi.
của cậu bé Lu-i, chỉ màu sắc của sự vật
hoặc hình dáng, kích thước và đặc điểm
của sự vật được gọi là tính từ.
Bài tập 3
* Câu hỏi KT:
- Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ - Bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại .
nào?
- Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế - Gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh
nào?
trong bước đi .

Kết luận: Những từ miêu tả đặc điểm,
24

24

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ


Trường Cao đẳng Hải Dương

Đề tài nghiên cứu khoa học

tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái - Lắng nghe.
của người, vật được gọi là tính từ.
- Tính từ là gì?
- Là những từ miêu tả đặc điểm
hoặc tính chất của sự vật, hoạt
- Hãy đặt câu có tính từ ?

động, trạng thái, ...
+ Bạn Thuý lớp em có mái tóc rất
đẹp.

C. Hoạt động thực hành kĩ năng .

+ Bạn Thành rất thông minh.

- GV yêu cầu HS làm các bài tập1, 2 trang
111- 112 SGK.


- HS làm bài 1/ Cá nhân ; bài 2/

- GV theo dõi , giúp đỡ HS gặp khó khăn.

nhóm 2 – NT báo cáo cô giáo.

- GV đến kiểm tra một số nhóm.
* Câu hỏi KT:
Bài 1:
- Y,C HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS đọc Y/C.
- HS làm bài vào VBT.
- HS tìm tính từ:
a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao,
trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm
ấm, khúc chiết, rõ ràng
b) quang, sạch bóng, xám, trắng,
xanh, dài, hồng, to tướng, dài, thanh
- Nhận xét, KL bài làm đúng.

mảnh
- HS nhận xét từ của bạn tìm có phải

Bài 2:
25

là tính từ không.
25

Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọ



×