Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ Bình Định Từ 2008 Đến 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452 KB, 28 trang )

Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo

Trường Đại
Công
Nghệ Tp HCM
BàiHọc
Tiểu
Luận
Đề tài: Kim Ngạch Xuất Khẩu Gỗ của Bình Định từ năm

2008 đến 2018

Sinh viên thực hiện:

MSSV:

1


Mục Lục
Lời Mở Đầu.......................................................................................................................................................5
Năm 2008..........................................................................................................................................................6


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định...................................................6

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:.....................................................................................................7

-



Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:............................................................7

-

Lợi thế và thách thức:........................................................................................................................8

Năm 2009..........................................................................................................................................................8


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định...................................................8

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................10

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................10

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................10

Năm 2010........................................................................................................................................................11


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................11

-


Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................12

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................13

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................13

Năm 2011........................................................................................................................................................13


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................13

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................14

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................15

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................15

Năm 2012........................................................................................................................................................16



Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................16

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................17

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................17

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................18

Năm 2013........................................................................................................................................................18


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................18

-

Kim ngạch xuất khẩu:.....................................................................................................................20

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................20

-


Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................20

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................21

Năm 2014........................................................................................................................................................21


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................21
2


-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................23

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................23

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................23

Năm 2015........................................................................................................................................................24


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................24


-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................25

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................25

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................25

Năm 2016........................................................................................................................................................26


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................26

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................27

-

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..........................................................28

-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................28

Năm 2017........................................................................................................................................................28



Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................28

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................29

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..................................................................30
-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................30

Năm 2018........................................................................................................................................................30


Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.................................................30

-

Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:...................................................................................................31

Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:..................................................................32
-

Lợi thế và thách thức:......................................................................................................................32

Phụ Lục............................................................................................................................................................33

3



Lời Mở Đầu
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định
là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ
Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đới
ẩm, gió mùa. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam, có sườn dốc đứng và có diện tích rừng lên
đến 249.866 ha.
Chính vì điều kiện thời tiết thuận lợi cho các cây rừng nhiệt đới phát triển nên trong những
năm gần đây, tỉnh Bình Định đã bắt đầu phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm
liên quan từ gỗ để phục vụ nhu cầu kinh tế, xã hội.
Nằm dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bình Định và Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định, trong
suốt 20 năm qua, hơn 120 doanh nghiệp chế biến gỗ với hơn 70 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ
đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Bình Định phát triển, tạo công ăn việc làm
cho người dân địa phương, giúp phần giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp trên địa bàn. Trong quá trình
xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể như:
Đã xuất khẩu qua 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn là Châu Âu (82%), Châu Đại Dương
(7,7%), Châu Mỹ (5%), Châu Á (5%) và Châu Phi. Đạt được sự công nhận thương hiệu gỗ Bình
Định từ cộng đồng quốc tế.
Nhằm giúp mọi người có cái nhìn khách quan hơn và hiểu rõ hơn về kinh tế Bình Định, thành
tựu và kim ngạch xuất khẩu gỗ của Bình Định, nhóm chúng em xin được trình bày về đề tài “ Kim
Ngạch Xuất Khẩu Gỗ của Bình Định từ năm 2008 đến 2018 “

4


Năm 2008
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
- Tình hình kinh tế:
Trong năm nay, Giá trị tổng sản phẩm điạ phương của tỉnh 6 tháng đầu năm 2008 tăng 10,8%,

Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 ước đạt 807 USD, gấp 1,93 lần so với năm 2005 . Về cơ
cấu kinh tế, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp ước tính đến cuối năm 2008 chiếm 36,3%; công nghiệp
- xây dựng: 31,7%, dịch vụ: 32%. Điều đáng chú ý là công nghiệp- tiểu, thủ công nghiệp, đặc biệt là
giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình quân ước tăng 22,2%. Tỉnh đã tập trung phát triển
một số ngành công nghiệp có giá trị sản xuất và kim ngạch xuất khẩu lớn; nhiều doanh nghiệp tiếp
tục mạnh dạn đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm mới.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Trong tháng 4.2008, tình hình thị trường, giá cả biến động phức tạp, nhất là giá nguyên vật liệu,
xăng dầu, sắt thép… đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu (XK)
của các doanh nghiệp DN), song hoạt động XK của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Định vẫn giữ
vững và có bước tăng trưởng khả quan.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 781 triệu USD, đạt 52% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
XVII của Đảng bộ tỉnh đề ra trong 5 năm là 1,5 tỉ USD. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 108 doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu (tăng 18 doanh nghiệp so với năm 2005). Một số nhóm hàng xuất khẩu
có lợi thế của tỉnh như nông sản, lâm sản, khoáng sản, công nghiệp chế biến và hàng tiêu dùng được
tập trung đầu tư phát triển và duy trì tốc độ tăng trưởng với các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng
cao hơn, sản phẩm mới và đa dạng hơn; trong đó tỷ trọng giá trị hàng xuất khẩu đã qua chế biến đạt
trên 90%; thị trường xuất khẩu đã được mở rộng tới 83 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Sở Công Thương, trong tháng 4, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) toàn tỉnh ước thực
hiện 31,5 triệu USD; lũy kế 4 tháng đầu năm 2008 ước thực hiện 142,6 triệu USD, đạt gần 40% kế
hoạch năm và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2007. Trong số này, các đơn vị thuộc khối DN có vốn
đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng cao nhất (70,5%); tiếp đó là khối DN ngoài quốc doanh (tăng
gần 16%). Những nhóm mặt hàng có sự tăng trưởng cao là: khoáng sản và vật liệu xây dựng (tăng

5


30,4%); công nghiệp tiêu dùng (tăng gần 48%); lâm sản (tăng 14,3%); thủy hải sản (tăng 2,4%)…

Biểu đồ tăng t rưởng kim ngạch xuất khẩu của Bình Định năm 200 8


2.52%
15.04%
31.97%

50.47%

Khoáng sản & Vật liệu xây dựng
Lâm sản

Công nghiệp tieu dùng
Thủy hải sản

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Năm 2008, cả tỉnh Bình Định có 110 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gỗ, Đạt tổng kim
ngạch xuất khẩu 205,6 triệu USD, tăng 6 % so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 54,1%
trong cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh Bình Định và giải quyết việc làm cho gần 4 vạn lao động ở
địa phương. Nhằm phấn đấu và góp phần đưa tổng sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Bình
Định năm 2009 đạt 400 triệu USD. Chủ tịch Hiệp hội sản xuất, xuất nhập khẩu gỗ và chế biến
lâm sản Bình Định cho biết: Hiệp hội đã đề ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành xuất
khẩu gỗ. Theo đó, Hiệp hội cùng các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm thị trường mới như các
nước A Rập, Liên Xô cũ, Nhật Bản và Hàn Quốc..; tăng cường tiêu thụ nội địa; chấn chỉnh quản
lý định mức, sắp xếp lại lao động hợp lý... Để thanh toàn vốn đã vay ngân hàng, các doanh
nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và nguồn vốn tài
trợ từ bên ngoài; tích cực tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, hoán đổi nguyên liệu sản xuất và tổ
chức liên kết các doanh nghiệp...
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Sản lượng gỗ năm nay tăng chậm hơn các năm trước vì năm nay Bình Định hứng phải
đợt nắng hạn khá lớn, dẫn đến các vụ cháy rừng tăng nhiều, công tác phòng cháy chữa cháy
rừng còn gặp nhiều hạn chế. Một số doanh nghiệp phá lén rừng, làm giảm diện tích rừng để

phục vụ việc kinh doanh, tiêu biểu như Công ty thủy điện Trà Xom. Đồng thời, Tổ chức môi
trường EIA và Telapak (một tổ chức phi chính phủ) của Indonesia đã công bố một báo cáo 24
trang, trong đó có nhiều điểm bất lợi cho ngành chế biến gỗ (CBG) Việt Nam.
-

Lợi thế và thách thức:

Lợi thế:
6


+ Diện tích rừng đang được mở rộng và bảo vệ.
+ Công tác phòng hộ rừng được nâng cao.
+ Các doanh nghiệp nông sản và lâm sản tăng cường hợp tác để mở rộng quy mô.
+ Các mặt hàng chế biến gỗ đa dạng, được nhiều người ưa chuộng.
+ Nguồn gỗ được xuất khẩu có chứng nhận nguồn gốc rừng bền vững; cũng như giám sát chi
tiết, chặt chẽ quy trình sản xuất.
Thách Thức:
+ Rừng bị khai thác quá mức bởi lâm tặc.
+ Bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, dẫn đến cháy rừng.
+ Ảnh hưởng bởi các công bố của EIA và Telapak.
+ Đối mặt với sự ảnh hưởng của cơn khủng hoảng, suy thoái kinh tế.
+ Thị trường còn lệ thuộc vào nước ngoài.

Năm 2009
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Trong những tháng đầu năm, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang có tác động mạnh,
ngành công nghiệp Bình Định phát triển chậm, với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp
(GTSXCN) quý I chỉ tăng 2,7%. Tuy nhiên, bước sang quý II, khi những nền kinh tế lớn trên thế

giới bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, cùng với việc triển khai quyết liệt các giải pháp của Chính phủ,
công nghiệp Bình Định đã có bước phát triển khả quan hơn, với tốc độ tăng trưởng GTSXCN đạt
4,6%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2009 ước tăng 5,32%, trong đó công nghiệp và xây
dựng tăng 5,52% (riêng công nghiệp tăng 3,98%). Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng
7,6% so với thực hiện năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội cả năm ước đạt
khoảng 1.197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2008. CPI cả năm tăng 6,88% so với tháng
12 năm 2008.
- Kim ngạch xuất khẩu:

7


Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) Quý I năm 2009 của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Định thực hiện 98,6 triệu USD, giảm 11,2% so với Quý I năm 2008 (111 triệu USD) và đạt
24,7% kế hoạch năm.
KNXK tháng 4 năm 2009 ước thực hiện 18,7 triệu USD, luỹ kế 4 tháng đầu năm 2009 ước thực hiện
117,3 triệu USD, đạt 29,3% kế hoạch năm và giảm 22% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó cơ cấu
các nhóm hàng xuất khẩu trong 4 tháng gồm: nhóm hàng nông sản ước thực hiện 19,3 triệu USD,
đạt 35,2% kế hoạch năm (giảm 16,3% so với cùng kỳ năm 2008), nhóm hàng lâm sản 80,3 triệu
USD, đạt 31,5% kế hoạch năm (giảm 25%), nhóm hàng thuỷ hải sản 8,2 triệu USD, đạt 25,7% kế
hoạch năm (tăng 27,6%), nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng 3,5 triệu USD, đạt 10% kế
hoạch năm (giảm 60%), nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng đạt 6 triệu USD, đạt 25,8% kế hoạch

Triệu US D

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Bình Định năm 20 0 9
90
80
70

60
50
40
30
20
10
0

80.3
19.3
ng


s

ản

m


s

ản

Th


yh

8.2

ản
is

tl
Vậ

iệ

u

yd


ư

ng

&

k

án
ho

g

3.5
n
sả


ng


h
ng



ti

êu



6
ng

Nhóm ngành

năm (tăng 24,7% ).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu phải kể đến là mặt hàng gạo, sắn lát, hải sản đông, gỗ các loại, giày
dép, đá xây dựng Granite.
Trong quý I năm 2009 tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) của toàn tỉnh thực hiện 16,1 triệu USD.
KNNK tháng 4 năm 2009 ước 5 triệu USD, lũy kế 4 tháng đầu năm 2009 ước thực hiện 21,2 triệu
USD, đạt 12,8% kế hoạch năm, giảm 63,3% so với cùng kỳ năm 2008.
- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Năm 2009, cả tỉnh có 8 nhà máy dăm gỗ với lượng dăm xuất khẩu khoảng 189 nghìn tấn, với kim
ngạch xuất khẩu gần 22 triệu USD. 4 tháng đầu năm 2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ chỉ đạt 774 triệu
USD, giảm 18.1% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:

Nhiều chuyên gia lý giải, việc kim ngạch xuất khẩu của ngành bị giảm là do nhận tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế cho thấy, không chỉ ngành xuất khẩu gỗ, nhiều ngành khác
của nông nghiệp, ngư nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là Hoa Kì, chiếm hơn 39%
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam, do kinh tế khó khăn, mức tiêu thụ đồ gỗ đã bị sụt giảm
đáng kể.
8


Ngoài ra, trong đợt lũ lụt vừa qua, cả tỉnh thiệt hại hơn 150ha rừng phòng hộ và rừng dân sự,
việc này dẫn đến các nguồn cung cấp gỗ cũng bị hạn chế.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Hiện nay, số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ đang tăng lên.
+ Chất lượng gỗ và sản phẩm từ gỗ ngày càng được cải thiện.
+ Trình độ tay nghề và kỹ thuật ngày càng nâng cao.
Thách thức
+ Tình hình suy thoái kinh tế còn nhiều ảnh hưởng.
+ Công tác bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
+ Hàng hóa chưa được lưu thông, còn tồn, ứ đọng.

Năm 2010
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Trong năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Định đạt 6.545 tỷ đồng, tăng 2,1 lần
so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2005-2010) đạt 16%/năm. Trong đó,
công nghiệp chế biến đạt 5.966 tỷ đồng, chiếm 91,2% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. 3
tháng đầu năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước đạt 1.647,9 tỷ đồng, tăng 16,5% so
với cùng kỳ năm 2010, trong đó, công nghiệp chế biến tăng hơn 18%. Sản lượng lương thực có hạt
năm 2010 đạt khoảng 689.500 tấn (tăng 128.500 tấn so với năm 2005), giá trị sản xuất nông nghiệp
bình quân hàng năm tăng 7,5%. Lượng khách du lịch của Bình Định tăng bình quân hàng năm

22,1%, doanh thu du lịch tăng 24,8%. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt khoảng 2.840 tỷ
đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005.
Nhiều công trình hạ tầng có tác động lớn đến đến dân sinh, làm thay đổi bộ mặt của Bình
Định như cầu đường Quy Nhơn - Nhơn Hội, hồ thủy lợi Định Bình, đường Xuân Diệu, tượng đài
Hoàng đế Quang Trung (Bảo tàng Quang Trung), nhà văn hóa trung tâm… đã được đưa vào sử
dụng. Năm 2010, TP Quy Nhơn được Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đánh dấu
một mốc son trên hành trình phát triển của Bình Định.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt xấp xỉ 430 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình
quân đầu người đạt 287,9 USD/người, gấp 2 lần năm 2005 và gấp 4,1 lần năm 2000, đã tạo ra
nhiều mặt hàng có khối lượng xuất khẩu lớn từ thế mạnh kinh tế của địa phương.
9


Nhóm hàng nông sản ước thực hiện 55,5 triệu USD, đạt 79,3% kế hoạch năm, tăng 12,8% so
với cùng kỳ năm 2009.
Nhóm hàng lâm sản ước thực hiện 151,3 triệu USD, đạt 74,2% kế hoạch năm, tăng 46,9% so
với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, dăm bạch đàn: khối lượng 219,8 nghìn tấn (tăng 147,2 nghìn tấn),
giá trị 23,7 triệu USD (tăng 15,7 triệu USD), gỗ tinh chế ngoại thất: khối lượng 85,5 nghìn m3
(tăng 33,2 nghìn m3), giá trị 120,1 triệu USD (tăng 28,7 triệu USD), gỗ tinh chế nội thất: khối lượng
3,1 nghìn m3 (tăng 1,1 nghìn m3), giá trị 4,2 triệu USD (tăng 963 nghìn USD).
Nhóm hàng thuỷ hải sản ước thực hiện 22,6 triệu USD, đạt 70,6% kế hoạch năm, tăng 38,7%
so cùng kỳ năm 2009.
Nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ước thực hiện 16,8 triệu USD, đạt 70,3% kế
hoạch năm, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng ước thực hiện 11,7 triệu USD, đạt 58,5% kế hoạch năm, giảm
4,8% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó giày dép các loại: khối lượng 882 nghìn đôi (giảm 81
nghìn đôi), giá trị 4,6 triệu USD (giảm 720 nghìn USD); sản phẩm may mặc: khối lượng 829 nghìn
sản phẩm (giảm 557 nghìn sản phẩm), giá trị 1,3 triệu USD (giảm 1,1 triệu USD).


Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Bình Định năm 2010 ( DVT: Triệu USD )
160
140
120
100
80
60
40
20
0

151.3
55.5

22.6

16.8

11.7

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu của Bình Định năm 2010 ( DVT: Triệu USD )

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Hiện, trên địa bàn có gần 160 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, với tổng
công suất đạt khoảng 345.000m3/năm, sản lượng đạt hơn 8 triệu sản phẩm/năm, tăng gấp 2 lần so
với năm 2005. Trong giai đoạn 2006- 2010, kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ đạt
hơn1.085 triệu USD, chiếm tỷ trọng 61% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn tỉnh; tốc độ
tăng trưởng bình quân 16%/năm, gấp 2,4 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Riêng năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ và nguyên liệu giấy của tỉnh đạt gần 270 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng
kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.

- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:

10


Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến của tỉnh Bình Định rất phát triển, tốc độ
tăng trưởng luôn cao hơn so với các ngành công nghiệp khác và chiếm tỷ trọng hơn 91% trong toàn
ngành công nghiệp.
Với ngành chế biến gỗ, tỉnh Bình Đinh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có; đầu
tư chiều sâu hoặc đầu tư mới một số nhà máy sản xuất chế biến gỗ cao cấp quy mô lớn tại Khu công
nghiệp Phú Tài và Long Mỹ để chuyển sang sản xuất đồ gỗ nội thất.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã bắt đầu ổn định sau sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
thế giới.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Được chú trọng đầu tư, mở rộng. Nhiều nhà máy sản xuất và chế biến gỗ cao cấp đi vào
hoạt động.
+ Ngành công nghiệp chế biến đã được xác định là ngành có lợi thế cạnh tranh hàng đầu
trong các ngành công nghiệp của Bình Định.
Thách thức:
+ Trên 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian.
+ Sự sống còn luôn phụ thuộc vào các kênh phân phối.
+ Nhu cầu tiêu dùng đồ gỗ nội thất tại thị trường nội địa mỗi năm đạt khoảng 3 tỉ USD,
nhưng gần 80% trong số đó là hàng của Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan...

Năm 2011
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
9 tháng đầu năm 2011, tổng sản phẩm địa phương ước đạt 7.954,4 tỉ đồng, tăng 10,2% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 4,13%; công nghiệp và xây dựng

tăng 14,2%; dịch vụ tăng 13,91%. UBND tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 28 dự án với
tổng số vốn trên 2.685,7 tỉ đồng.
Về công nghiệp, hiện nay, Bình Định đang tập trung xây dựng và phát triển KKT Nhơn Hội
trở thành một là trung tâm và động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định và của khu vực
miền Trung. Đến với KKT này, các doanh nghiệp có thể đầu tư quy mô lớn vào các ngành kinh tế
mũi nhọn và công nghệ cao như xây dựng cảng biển nước sâu, đóng mới và sửa chữa tàu biển, lọc
và hoá dầu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải,
thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông... đồng thời có thể lựa chọn đầu tư
trong khu thuế quan, khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan.
11


Kim ngạch xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh bình quân tăng 10,2%/năm. 9 tháng đầu năm 2011, kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 304,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu tăng
như: cà phê tăng 298,7%, gạo tăng 8,5%, hàng dệt may tăng 38,7%, khoáng sản tăng 9,8%, dăm gỗ
tăng 23,9%, hàng thủy sản tăng 3,7%... song có một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ như: sản
phẩm bằng gỗ giảm 6,8%, giày dép các loại giảm 2,9%, thuốc tây các loại giảm 5,2%.
- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Do nhập khẩu tới 80% gỗ nguyên liệu nên lợi nhuận ròng của ngành đạt thấp, khoảng 57%. Doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt kim ngạch cao nhất năm 2011 chiếm 26,8% tổng kim
ngạch, đạt 510,22 triệu USD. Đa số các doanh nghiệp nội địa chỉ sản xuất đủ năng lực và chủ yếu
chuẩn bị cho việc tái cơ cấu Về cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu: đồ gỗ ngoại thất chiếm tỷ trọng hơn
72% trong cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu, dăm và thanh gỗ làm nhiên liệu chiếm 18% trong tổng cơ

Tỷ trọng các mặt hàng gỗ xuất khẩu
10.00%

18.00%

72.00%


Đồ gỗ ngoại thất

Dăm và thanh gỗ

Khác

cấu sản phẩm.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong năm vừa qua nhưng ngành chế biến gỗ vẫn còn bộc lộ
nhiều yếu kém và sự phát triển mang tính thiếu bền vững, cụ thể là chất lượng sản phẩm sản xuất
có giá trị chưa cao, thiếu thông tin trên thị trường, thiếu nguồn vốn đầu tư và máy móc thiết bị và
tay nghề lao động còn lạc hậu, chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm, không chủ động được
nguồn nguyên liệu mà phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài với khoảng 7080% nhu cầu nguyên liệu gỗ của cả nước, sản phẩm bị cáo buộc về việc sử dụng nguồn nguyên
liệu bất hợp pháp, chưa khai thác hết khả năng vốn có để nâng cao hiệu quả, hầu hết các doanh
nghiệp chế biến gỗ đều có quy mô vừa và nhỏ, chưa có sự liên kết với nhau.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:

12


+ Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều
sâu.
+ Nguồn lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ tăng lên đáng kể.
Thách thức:
+ Lực lượng lao động chế biến gỗ có trình độ đại học và cao đẳng còn ít.
+ Số công nhân kỹ thuật và công nhân lao động trực tiếp được đào tạo ở các nghề đòi hỏi
trình độ chuyên môn sâu về chế biến gỗ không nhiều.

+ Chưa có thương hiệu riêng cho sản phẩm.

Năm 2012
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Năm 2012, toàn tỉnh có 97,7% lao động từ 15 tuổi trong lực lượng lao động có việc làm; tỷ số
việc làm trên dân số từ 15 tuổi trở lên là 78,5%.
Về trồng trọt: Tính đến ngày 19/8, tổng diện tích gieo trồng lúa hè thu ước đạt 42.941,1 ha, tăng
578,4 ha so với cùng kỳ. diện tích lúa thu tăng 4.736,3 so với cùng cùng kỳ năm ngoái do các địa
phương chuyển đổi từ diện tích 3 vụ sang vụ.
Về chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi của tỉnh gặp rất nhiều khó khăn, thời tiết diễn biến bất lợi,
dịch bệnh luôn tìm ẩn và có nguy cơ bùng phát trở lại. Nhất là các bệnh lở mồm long móng gia súc,
cúm gia cầm, tai xanh ở lợn.
Về lâm nghiệp: Theo kế hoạch của tỉnh niên vụ 2012 sẽ trồng 8.018 ha rừng tập trung. Đến nay
đã chuẩn bị được 662 ha đất trồng rừng thiết kế 2.059 ha xử lý thực bì 17512 và cuốc hố 26 ha. Tiếp
tục thực hiện khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Về thủy sản: Sản lượng khai thác thủy sản 8 tháng ước đạt 100.650 tấn tăng 15% so với cùng kỳ.
Trong đó, riêng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương đạt 6,985 tấn tăng 82,2% giá bán cá ngừ đại
dương đang ở mức cao 105-115 ngàn đồng/kg nên hầu hết các tàu đánh bắt đều có lãi từ 40 đến 50
triệu đồng cho mỗi chuyến ra khơi.
Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 17% với các sản phẩm tăng đáng kể như: quặng Titan và
tinh quặng Titan tăng 57,2%. Tuy nhiên có một số sản phẩm giảm mạnh như đá xây dựng khai thác
giảm 26% đá Granite giảm 18,3%.
Công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,8% với các sản phẩm tăng giảm: cá ướp đông tăng 17,5%,
bia đóng chai tăng 27,0%, áo sơ mi người lớn tăng 25,4%, thức ăn gia súc tăng 13,2%, hộp thùng,
bìa cứng tăng 18,8%.
13


- Kim ngạch xuất khẩu:

Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) Quý I năm 2012 ước thực hiện 124 triệu USD, đạt 25,8% kế
hoạch năm, tăng 0,1% so với quý I năm 2011 (123,9 triệu USD).
Nhóm hàng nông sản ước thực hiện 21,2 triệu USD, đạt 26,4% kế hoạch năm, giảm 20,3% so với
cùng kỳ năm 2011.
Nhóm hàng lâm sản ước thực hiện 69,9 triệu USD, đạt 25,4% KH năm, giảm 7,2% so với cùng
kỳ năm 2011.
Nhóm hàng thuỷ hải sản ước thực hiện 10,9 triệu USD, đạt 27,4% KH năm, tăng 23,3% so với
năm 2011.
Nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng ước thực hiện 7,7 triệu USD, đạt 15,4% KH năm,
giảm 10,2% so với năm 2011.
Nhóm công nghiệp chế biến tiêu dùng ước thực hiện 14,3 triệu USD, đạt 40,9% KH năm, tăng
168,7%
so
với
năm
2011.
Tỷ t rọng kim ngạch xuất khẩu của Bình Định năm 20 12
Nông sản
Khoáng sản và vật liệu xây dựng

Lâm sản
Công nghiệp chế biến

Thủy hải sản

5.40%
15.40%

26.40%


27.40%
25.40%

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
8 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc đạt
496,3 triệu USD, tăng 14,43% so với cùng kỳ năm trước, Nhật Bả, đạt kim ngạch 425,5 triệu USD,
Hoa Kỳ tăng 4,76% so với tháng 7, đạt 165,5 triệu USD.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Trong những năm qua, ngành này đã có những bước phát triển vượt bậc, gỗ và sản phẩm gỗ chế
biến đang trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam.
Năng lực chế biến của toàn bộ doanh nghiệp chế biến gỗ hiện nay khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn
mỗi năm. Các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về kích thước, màu
sắc như: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, sản phẩm bàn ghế ngoài trời, ván sàn…
14


Mặc dù dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến gỗ chưa đạt được trình độ tiên tiến thế giới
nhưng cũng đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao, đủ đáp ứng việc sản xuất các sản phẩm đạt
tiêu chuẩn quốc tế.
Thị trường xuất khẩu gỗ không ngừng được mở rộng, nếu năm 2003 sản phẩm gỗ của nước ta chỉ
xuất khẩu đi 6 nước trên thế giới thì đến nay đã có mặt ở 120 quốc gia, trong đó 3 thị trường chính
là Hoa Kỳ (chiếm 38 – 44%), EU (chiếm 28 – 30%), Nhật Bản (12 – 15%).
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Thị trường xuất khẩu gỗ không ngừng được mở rộng.
+ Đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao.
+ Các sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về kích thước, màu
sắc.
Thách thức:
+ Dây chuyền công nghệ thiết bị chế biến gỗ chưa đạt được trình độ tiên tiến thế giới.

+ Chất lượng tăng trưởng thấp và không bền vững.
+ Phụ thuộc vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ nước ngoài.
+ Hiệu quả sản xuất còn thấp, sức cạnh tranh yếu.

Năm 2013
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2013 theo giá so sánh 1994 ước đạt 12.110 tỷ đồng,
tăng 8,56% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, đóng
góp 0,85 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của tỉnh; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng
tăng 9,46%, đóng góp 3,08 điểm phần trăm; nhóm các ngành còn lại tăng 12,15%, đóng góp 4,63
điểm phần trăm.
Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 3.362 tỷ đồng, tăng 2,9% so với cùng
kỳ. Nhóm ngành này tăng chậm do giá trị tăng thêm (VA) của ngành nông nghiệp chỉ tăng 0,7%
chủ yếu vì diện tích gieo trồng lúa năm 2013 giảm 8.696 ha so với năm trước. Trong đó, diện tích
lúa Đông Xuân giảm 1.926 ha, diện tích lúa Hè Thu giảm 4.751 ha và diện tích lúa Vụ Mùa giảm
15


2.019 ha đã làm cho sản lượng lúa cả 3 vụ giảm hơn 45 ngàn tấn. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi
trồng thủy sản cũng gặp không ít khó khăn.
Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng ước đạt 3.983 tỷ đồng, tăng 9,46% so với cùng kỳ,
riêng giá trị tăng thêm (VA) ngành công nghiệp tăng 8,17%. Nhìn chung sản xuất công nghiệp trên
địa bàn tỉnh trong năm đã duy trì được mức tăng trưởng tích cực. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA)
ngành công nghiệp khai khoáng tăng 6,89%, ngành công nghiệp chế biến tăng 9,21%, riêng ngành
sản xuất và phân phối điện chỉ tăng 2,96% vì thiếu hụt nguồn nước.
Nhóm các ngành còn lại ước đạt 4.765 tỷ đồng, tăng 12,15% so với cùng kỳ. Trong đó,
ngành thương nghiệp tăng 10,23%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 10,18%, ngành vận tải
kho bãi tăng 10,48%, ngành hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 2,54%...


Cơ cấu kinh tế (%)
Năm 2012 Năm 2013
TỔNG SỐ
Chia ra: - Nông, lâm, thủy sản
- Công nghiệp - Xây
dựng
- Các ngành còn lại

Tăng (+)
giảm (-)

100,0

100,0

-

33,6

29,6

- 4,0

26,9

31,1

+ 4,2

39,5


39,3

- 0,2

- Kim ngạch xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 620 triệu USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ. Trong
đó, kinh tế Nhà nước chiếm 10,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng trưởng -10%; kinh
tế tư nhân chiếm 84,3%, tăng trưởng 11,7%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,8%, tăng
trưởng -4,3% so với cùng kỳ.

16


Hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu có giá trị cao đều đạt tăng trưởng khá. Trong đó, nhóm các
sản phẩm bằng gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất 32,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng
8,9%; nhóm hàng nông sản khác chiếm 16,1%, tăng trưởng 15,3%; dăm gỗ chiếm 10,8%, tăng
trưởng 18,8%; hàng thủy sản chiếm 9,5%, tăng trưởng 13,0%; hàng dệt may chiếm 7,1%, tăng
trưởng 25,7%…
Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm như thuốc tây giảm 51,8%; khoáng
sản giảm 24,2%; gạo giảm 20%...
- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Khai thác gỗ và lâm sản khác đạt 196 tỷ đồng, tăng 8,3%; thu nhặt các sản phẩm từ rừng và dịch
vụ lâm nghiệp 42 tỷ đồng, tăng 0,7% so với cùng kỳ.
Sản lượng khai thác gỗ ước năm 2013 ước đạt 447.546 m3, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Trong đó,
khai thác gỗ rừng tự nhiên ước đạt 4.000 m3, giảm 41,1%; khai thác gỗ rừng trồng 443.546 m3, tăng
12,0% so với cùng kỳ.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Từ đầu năm 2013, ngành Lâm nghiệp đã tiến hành khảo sát và thiết kế nội dung về kỹ thuật lâm
sinh, bố trí vùng trồng, khoán quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, chuẩn bị

vật tư, cây giống cho công tác trồng và chăm sóc rừng.
Sản phẩm tăng khá do chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ ổn định.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Diện tích đất rừng đang được củng cố và bảo vệ.
+ Chuẩn bị vật tư, cây giống cho công tác trồng và chăm sóc rừng.
Khó khăn:
+ Chi phí đầu vào tăng cao như điện, nước, xăng dầu, dịch vụ vận chuyển...
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm, nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ không ổn định.
+ Doanh nghiệp quá phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Châu Âu, hiện tại sức mua giảm so với
nhiều năm trước.

Năm 2014
17


 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân tập trung chăm sóc các loại cây trồng vụ Mùa. Chăn
nuôi đang dần hồi phục và phát triển.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 6,49% so với cùng kỳ và tăng 6,11% so với
tháng trước; tính chung 10 tháng tăng 7,01%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 giảm 0,4% so với tháng
trước và tăng 11,7% so với cùng kỳ; tính chung 10 tháng tăng 11,6%.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,02% so với tháng trước; bình quân 10 tháng đầu
năm 2014 tăng 4,82% so với cùng kỳ.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 ước đạt 48 triệu USD, tăng 7,9% so với tháng trước và tăng 2,3%
so với cùng kỳ.

Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 493 triệu USD, so với cùng kỳ
4,3%. Trong đó, kinh tế Nhà nước ước đạt 44 triệu USD, chiếm 8,8% tổng kim ngạch
khẩu, bằng 76,9% so với cùng kỳ; kinh tế tư nhân ước đạt 419 triệu USD, chiếm 85,0%,
trưởng 7,0% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 30 triệu USD, chiếm 6,2%,
trưởng 25,2% so với cùng kỳ.

tăng
xuất
tăng
tăng

Nhóm hàng công nghiệp ước đạt 95 triệu USD, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu,
tăng trưởng 68,9% so cùng kỳ. Trong đó, ngành may mặc tăng 50,6%; ngược lại mặt hàng giày
dép da các loại giảm 35,6%, cao su giảm 41,6% so cùng kỳ.
Hàng thủy hải sản: Ước đạt 54 triệu USD, chiếm 10,9% tổng giá trị xuất khẩu, tăng trưởng
15,7% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm đông lạnh tăng 1,2%, cá đông lạnh tăng 20%. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu là Pháp và Tây Ban Nha, chiếm lần lượt 12,2% và 9,5%.
Hàng khoáng sản: Ước đạt 36 triệu USD, chiếm 7,3% tổng giá trị xuất khẩu, giảm 39,3%.
Trong đó, hàng Ilmenite ước đạt 16 triệu USD, giảm 64,9% so cùng kỳ.
Hàng lâm sản: Ước đạt 212 triệu USD, chiếm 43,1% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng
10,6% so với cùng kỳ. Nhóm này xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm bằng gỗ ước đạt 155 triệu
USD, tăng 16,8%, dăm gỗ ước đạt 57 triệu USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ.
Hàng nông sản: Ước đạt 96 triệu USD, chiếm 19,3% tổng giá trị xuất khẩu, so cùng kỳ giảm
19,1%. Mặt hàng này trong những năm qua tăng trưởng không ổn định và phụ thuộc lớn vào
nhu cầu nhập khẩu của các nước. Một số mặt hàng như: Sắn lát giảm 17,2%; gạo các loại ước
đạt 20 triệu USD, giảm 30,4%.
18


Biểu đồ t ỷ t rọng xuất khẩu của Bình Định năm 20 14

19.40%

19.30%

10.90%

7.30%
43.10%

Công nghiệp

Thủy hải sản

Khoáng sản

Lâm sản

Nông sản

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Ước tính sản lượng gỗ rừng trồng khai thác 10 tháng đầu năm 2014 đạt 453.201 m 3, tăng 16,3%
(+63.543 m3) so với cùng kỳ.
Ước sản lượng củi khai thác 10 tháng đầu năm 2014 đạt 454.215 ster, tăng 6,8% (+29.059 ster)
do lượng gỗ rừng trồng khai thác tăng khá so với cùng kỳ.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Sản lượng khai thác đã tăng trong năm nay do mức độ đẩy nhanh xuất khẩu gỗ ra các thị trường
khác. Một số khu vực trồng cây lâm sản, rừng sản xuất đã được đưa vào sử dụng kinh tế.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Thị trường đang được mở rộng.

+ Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.
+ Nhiều đơn vị cung cấp cây trồng để tái sinh rừng được hỗ trợ bởi chính phủ.
+ Chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khó khăn:
+ Trong 10 tháng đầu năm 2014 thời tiết trong tỉnh nắng nóng kéo dài.
+ Tình hình chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn xảy ra ở một số địa phương trong tỉnh gây hư
hại và thất thoát rừng.
+ Thị trường xuất khẩu giảm nhu cầu.
19


Năm 2015
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Tổng sản phẩm trong (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với năm 2014, trong đó quý I
tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay
cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014 cho thấy nền kinh tế
phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng
góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
- Kim ngạch xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) năm 2015 của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
thực hiện 108,6 triệu USD, giảm 11,5% so với năm 2014 và đạt 24,7% kế hoạch năm.
KNXK tháng 4 năm 2015 ước thực hiện 38,7 triệu USD, luỹ kế 4 tháng đầu năm 2015 ước thực hiện
117,3 triệu USD, đạt 29,3% kế hoạch năm và giảm 22% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó cơ cấu
các nhóm hàng xuất khẩu trong 4 tháng gồm: nhóm hàng nông sản ước thực hiện 14,3 triệu USD,
đạt 36,2% kế hoạch năm (giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2014), nhóm hàng lâm sản 70,3 triệu
USD, đạt 34,5% kế hoạch năm (giảm 25%), nhóm hàng thuỷ hải sản 11,2 triệu USD, đạt 21,7% kế
hoạch năm (tăng 27,6%), nhóm hàng khoáng sản và vật liệu xây dựng 4,5 triệu USD, đạt 12% kế


20


hoạch năm (giảm 50%), nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng đạt 7 triệu USD.

Triệu USD

Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của tỉnh Bình Định năm 2015
80
70
60
50
40
30
20
10
0
ng


sả

n
m


sả

n


Th

y

i
hả

sả

n

g
án
o
Kh

sả

n



tl
vậ

i

ệu



yd


ng

ng


ng

hi

ệp

tiê

u



ng

Nhóm ngành
Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của tỉnh Bình Định năm 2015

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Hoa Kỳ là thị trường đạt kim ngạch cao nhất 2,6 tỷ USD, chiếm 38,2% tổng kim ngạch, tăng
18,22%. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, tăng 9,50% đạt trên 1 tỷ USD. Tuy có vị trí thuận lợi
trong việc giao thương hàng hóa nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc chỉ đứng thứ

ba trong bảng xếp hạng, đạt 982,6 triệu USD, tăng 12,72% so với năm 2014.
Nhìn chung, năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng
dương, số thị trường này chiếm 56,7%, trong đó xuất sang thị trường Thái Lan tăng trưởng mạnh
vượt trội, tăng 49,3%, kế đến là thị trường Mehico tăng 36,79%, Saudi Arabia tăng 34,42%.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Trong năm 2015, do thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, Bình Định quyết định từ năm
2015 sẽ chuyển sang chế biến sâu mặt hàng dăm gỗ, thay vì xuất thô như hiện nay. Chính vì vậy đã
ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của ngành. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu thay đổi
công nghệ cho phù hợp. Điều này khiến cho một lượng lớn gỗ ở địa phương bị tồn đọng.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Các doanh nghiệp đang đầu tư công nghệ mới, sản phẩm và mẫu mã mới.
+ Nguồn cung nguyên liệu đang được mở rộng.
Thách thức:
+ Giá trị ngoại tệ đang bị ảnh hưởng bởi các biến động chính trị và kinh tế trên thế giới.
21


+ Các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ xuất khẩu trong tỉnh thường xuyên bị phía Trung Quốc
ép giá.
+ Lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc gây ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu và đời
sống bà con nông dân.

Năm 2016
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.
Tình hình kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 44.523,2 tỷ đồng,
tăng trưởng 7,53% so với cùng kỳ, vượt 0,03% so với kế hoạch (kế hoạch tăng trưởng GRDP năm
2016 là 7,5%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,12%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng 9,17%, riêng công nghiệp tăng 8,6%; khu vực dịch vụ tăng 8,52%; thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm tăng 6,18%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt 10.189,9 tỷ đồng, tăng 4,12% so với cùng kỳ.
Trong đó, ngành nông nghiệp đạt 6.631,2 tỷ đồng, tăng 3,74%; ngành lâm nghiệp đạt 523,4 tỷ
đồng, tăng 6,75%; ngành thủy sản đạt 3.035,3 tỷ đồng, tăng 4,51%.
Tác động vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp chủ yếu là hoạt động trồng trọt và chăn
nuôi. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt và chăn nuôi (theo giá so sánh 2010) có mức tăng so cùng
kỳ lần lượt 1,8% và 5,8%.
Theo kết quả ước tính, mặc dù sản lượng một số loại cây trồng có diện tích lớn của tỉnh trong năm
2016 giảm so cùng kỳ như lúa (-2,8%), ngô (-1,1%), sắn (-2,1%), mía (-28,4%), nhưng bù lại các
loại cây có giá trị cao có sản lượng tăng khá như lạc (+13,4%), vừng (+18,5%), rau các loại
(+7,4%) đã tác động tích cực đến giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
Kim ngạch xuất khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 ước tính đạt 730,5 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ.
Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 31,7 triệu USD, chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm
17,7%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 635 triệu USD, chiếm 86,9%, tăng trưởng 5,1%; kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài đạt 63,8 triệu USD, chiếm 8,7%, tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, có 6 nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu chiếm 91,3% kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh, gồm: hàng thuỷ sản; sắn và các sản phẩm từ sắn; quặng và khoáng sản khác; gỗ; sản
phẩm gỗ và hàng dệt, may. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 236,9 triệu USD, tăng 1,3%; hàng dệt,
may đạt 115,1 triệu USD, tăng 32,9%; hàng thuỷ sản đạt 71,1 triệu USD, tăng 5,8%; quặng và khoáng
sản khác đạt 43 triệu USD, tăng 24,9%. Trong khi đó, gỗ đạt 124,2 triệu USD, giảm 6,5%; sắn và các
22


sản

phẩm

từ

sắn


đạt

77

triệu

USD,

giảm

15,1%.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định năm 2016
250

Triệu USD

200
150
100
50
0

Gỗ

Hàng dệt may

Quặng và khoáng sản


Thủy sản

Nhóm hàng
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định năm 2016

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Dù rất nỗ lực nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành CBG-LS tỉnh năm 2016 cũng chỉ
đạt khoảng 361,2 triệu USD, giảm 2,2% so với năm 2015; tỉ lệ giá trị kim ngạch xuất khẩu so với
tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh giảm từ 60% xuống còn 49,5%.
- Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Ngành gỗ năm nay có mức tăng nhẹ do chính sách giảm lượng xuất khẩu dăm gỗ. Thị trường xuất
khẩu gỗ gặp nhiều hạn chế ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong năm nay, diện tích rừng bị giảm do khai thác
quá nhiều dẫn đến sản lượng nội địa giảm mạnh.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang đồ gỗ trong nhà.
+ Gia tăng đầu tư công nghệ chế biến mới, vật liệu mới; đổi mới sáng tạo mẫu mã thiết kế.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất.
+ Liên kết với các hội ngành hàng, phối hợp triển khai thực hiện các dự án trong ngành gỗ
trên cả nước.
Thách thức:
+ Tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn.
23


+ Biến động tỉ giá của các đồng tiền mạnh.
+ Các “rào cản kỹ thuật” của các nước nhập khẩu.

Năm 2017
 Tình hình kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Định.

Tình hình kinh tế:
Tổng sản phẩm (GRDP) của Bình Định theo giá so sánh 2010 đạt 20.955,1 tỷ đồng, tăng
6,54% so với cùng kỳ; trong đó: nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,37% (riêng nông nghiệp tăng 0,49%
cùng kỳ năm trước); công nghiệp và xây dựng tăng 9,75% (riêng công nghiệp tăng 9,44%); dịch vụ
tăng 7,92%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng
và dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản; khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 27,6%;
công nghiệp, xây dựng chiếm 30,6%; dịch vụ chiếm 38,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
chiếm 3,5% (cùng kỳ tương ứng 30,2%-28,6%-37,4%-3,8%).
Kim ngạch xuất khẩu:
Giá trị kim ngạch XK toàn tỉnh năm 2017 ước tính đạt 740 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng
kỳ năm 2016. Trong đó, kinh tế ngoài Nhà nước đạt 651 triệu USD, tăng 6,3%; kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài đạt 59,4 triệu USD, tăng 3,1%... Các nhóm hàng XK chính trong năm gồm: hàng thủy
sản; gạo; mì và các sản phẩm từ mì; quặng và khoáng sản khác; sản phẩm từ chất dẻo; gỗ; sản phẩm
gỗ; hàng dệt, may. Trong đó, XK sản phẩm gỗ đạt 246,9 triệu USD, tăng 10,3%; hàng dệt, may đạt
127,9 triệu USD, tăng 24,4%; hàng thủy sản đạt 77,3 triệu USD, tăng 10,4%; sản phẩm từ chất dẻo
đạt 17,6 triệu USD, tăng 22,5%...

24


Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trọng tâm của Bình Định năm 2017
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng trọng tâm của Bình Định năm 2017
300
250

TriệuUSD

200
150
246.9

100
127.9

50
0

77.3
Gỗ

Hàng dệt may

Thủy sản

17.6
Sản phẩm từ chất dẻo

Ngành hàng

- Tình hình xuất khẩu gỗ của tỉnh:
Năm 2017, tổng giá trị xuất khẩu ngành gỗ đạt 373,2 triệu USD, chiếm 50% tổng giá trị xuất
khẩu toàn tỉnh, tăng 3,4% so với năm 2016, bao gồm: Đồ gỗ ngoài trời, sân vườn đạt 183,99 triệu
USD; Đồ gỗ nội thất đạt 62,9 triệu USD; Dăm gỗ đạt 99,4 triệu USD và gỗ viên nén đạt 20,6 triệu
USD…
Phân tích nguyên nhân tăng giảm trong năm của ngành:
Mức tăng nhẹ của ngành trong năm nay cho thấy thị trường xuất khẩu gỗ đang ở mức ổn định
và chưa có bước phát triển mới. Thị trường cho có nhiều biến động trong năm.
- Lợi thế và thách thức:
Lợi thế:
+ Những hy vọng mới đã được tìm thấy từ trong các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã,
đang và sẽ có hiệu lực.

+ Duy trì và mở rộng được các đơn hàng tại các thị trường mới như khu vực Bắc Mỹ: Hoa
Kỳ, Canada …
Thách thức:
+ Những rào cản về kỹ thuật và thương mại trên thị trường đồ gỗ thế giới.
+ Các vấn đề nòng cốt xung quanh “chiến tranh thương mại” giữa các cường quốc thế giới:
Mỹ - Trung Quốc – EU.
+ Vấn đề chính sách bảo hộ sản xuất nội địa.

25


×